1
2
NỘI DUNG
III/ Triệu chứng:
IV/ Điều trị bệnh:
I/ Nguyên nhân:
II/ Cách phát hiện:
MỤC TIÊU
3
Bướu cổ là một bệnh rất hay gặp trên thế giới và
ở Việt Nam: tại vùng Đông Nam Á, với dân số 1 tỉ
355 triệu người thì có đến 176 triệu người bị bệnh
bướu cổ. Ở Việt Nam, số người bị bệnh bướu cổ
tăng dần tùy theo vùng sinh sống: từ 4% ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến trên 20% ở
các vùng núi Tây Nguyên.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam
giới.Bệnh bướu cổ đơn thuần có thể lan tỏa khi
toàn bộ tuyến giáp có thể tích to lên. Đôi khi bướu
có thể là bướu nhân, có thể là một nhân đơn độc
hoặc có nhiều nhân, nổi u lên, làm gồ ghề bề mặt
của thân tuyến giáp. Bướu cổ đơn thuần là một
vấn đề tồn tại mang tính chất xã hội, bệnh được
xem như trầm trọng ở chỗ nó có thể dẫn đến hậu
quả thần kinh và tâm thần (chứng đần do bướu
cổ) và là một trong những vấn đề y học-xã hội
quan trọng hiện nay.
4
Phân loại:
Có hai loại bướu cổ thường gặp:
+ Bướu giáp đơn thuần: đơn thuần có nghĩa là ngoài
chuyện tuyến giáp bị phình to ra thì chức năng sản
xuất nội tiết tố của tuyến giáp không bị ảnh hưởng.
Bệnh có tính chất di truyền, có nghĩa là nguy cơ để Bạn
mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có thành viên
nào đó đã bị bướu giáp. Nhìn chung, tiến triển bướu
đơn thuần là tốt. Tuy nhiên, Bạn cần thiết phải được
điều trị sớm và tích cực để phòng tránh các biến chứng
hoặc tình trạng ung thư hóa.
+ Bướu giáp có nhân: có thể có một nhân (đơn
nhân) hoặc nhiều nhân làm cho tuyến giáp phì đại ra
theo nhiều hướng, hình thể khác nhau. Tuy nhiên,
bướu nhân cũng thường không gây ảnh hưởng đến
chức năng sản xuất nội tiết tố của tuyến giáp. Các nhân
giáp có thể lỏng hay đặc, bắt tia phóng xạ hay không
bắt tia phóng xạ.
Ngoài ra còn có bệnh bướu cổ gây chứng lồi mắt:
5
Bệnh bướu cổ gây lồi mắt:
- Là do cơ thể người bị bệnh sản xuất ra một
kháng thể chống lại tổ chức (cơ quan) của chính
mình.
- do Người bị bệnh có những khiếm khuyết trong
kiểm soát hệ thống miễn dịch (khiếm khuyết gen)
dẫn tới việc để hệ thống miễn dịch sinh ra kháng
thể chống lại tổ chức của chính mình.
- Tuy nhiên, không phải tất cả những người có
những khiếm khuyết về gen nêu trên đều bị bệnh
mà chỉ có một số người, trong một số điều kiện
thuận lợi mới phát sinh bệnh. Những điều kiện
thuận lợi dễ làm bệnh phát sinh đó là tình trạng
nhiễm khuẩn (nhiễm vi khuẩn hoặc virus), các
sang chấn tâm lý, giới tính nữ, đặc biệt trong các
giai đoạn có những thay đổi về hormon nữ như
dậy thì, sau đẻ, tiền mãn kinh,... hút thuốc lá.
- Tuy nhiên những người đang được điều trị
bệnh Basedow mà dùng thêm iốt thì việc điều trị
sẽ khó khăn hơn do iốt làm hạn chế tác dụng
của thuốc điều trị.
- Những phụ nữ đang bị bệnh Basedow thường
giảm khả năng phóng noãn (trứng) mà biểu hiện
bên ngoài là vô kinh hoặc kinh không đều, vì vậy
thường rất khó có thai.
6
I/ Nguyên nhân:
- Yếu tố di truyền
- Thiếu hụt I ốt:
+ Thiếu iốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi dễ bị
bệnh nhất là thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ.
+Thiếu iốt là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh bướu cổ và đần
độn.
- Thừa I ốt: các loại rong tảo biển do chứa quá nhiều iôt gây nên tình
trạng quá tải iôt và cũng làm bệnh nhân bị bướu cổ. Chính vì vậy ở
những bệnh nhân bị bệnh bướu cổ, họ thường được khuyên hạn chế
sử dụng các loại thực phẩm này.
- Tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt là thiếu
vitamin A cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bướu cổ.
Chính vì vậy trong khẩu phần ăn của những bệnh nhân bị bướu cổ,
chúng ta phải chú ý bổ sung đầy đủ lượng vitamin A cần thiết.
Dù là do nguyên nhân nào thì bướu cổ đơn thuần thường
xuất hiện ở phụ nữ, nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên, phụ
nữ ở lứa tuổi sinh đẻ...
Trong một số vùng, do ở cách xa biển, lại do phong tục tập
quán của địa phương nên bệnh bướu cổ đơn thuần xảy ra rất nhiều
7
- Bướu cổ là sự tăng thể tích
của tuyến giáp trạng. Có thể
phát hiện bướu cổ to bằng
mắt thường (khi bảo người
bệnh nuốt, tuyến giáp sẽ chạy
ngược lên nhìn rõ hơn) và
bằng cách sờ nắn.
- Nếu tuyến giáp to nhưng
không kèm theo các rối loạn
chức năng như cường giáp
(tay run, mạch nhanh...) hay
thiểu năng giáp (dạ dày lên
xanh xạm, tiếng khàn, lưỡi to
dày, cử động chậm chạp...)
hay dấu hiệu viêm nhiễm thì
đó là bướu cổ đơn thuần.
II/ Cách phát hiện: