Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 142 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tên tuổi và sự nghiệp văn học của Nhất Linh gắn liền với một tổ chức văn
học đã từng hoạt động sôi nổi, góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX. Chính vì vậy, sáng tác của ông đã trở thành một đối tượng
nghiên cứu của giới học thuật trong nhiều thập niên qua. Với vai trò là thủ lĩnh đồng
thời là một cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh thành công trên cả hai
lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết của Nhất Linh thu hút đặc
biệt sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây
dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí),
chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định văn tài cũng như vị trí của Nhất
Linh trong tiến trình văn học. Trong khi nghiên cứu, luận văn đặc biệt hướng trọng
tâm vào tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật tư tưởng,
nhân vật tâm lí qua hai tiểu thuyết tiêu biểu cho hai chặng đường sáng tác của ông
như Đôi bạn (1938), Bướm trắng (1939).
Sau đây xin điểm qua những thành tựu chính trong nghiên cứu nghệ thuật
xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh. Dù ít ỏi song cũng cho thấy sự quan
tâm của giới nghiên cứu về chủ đề này và có được những thành tựu nhất định.
Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn,
Đặng Tiến trong Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (1965) Văn nghệ số 37 viết:
“Nhân vật Nhất Linh sống trong không gian không phải là hạ giới mà trong không
gian nội tâm; Dũng sống không phải trong mùa thu trước mặt, mà là mùa thu của
lòng chàng, một mùa thu đã đi qua, một mùa thu chưa tới và một mùa thu có thể
không bao giờ có trong trời đất”.
Nguyễn Hoành Khung trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945) có
nhận xét: “Đến Đôi bạn, Nhất Linh lại trở lại với những nhân vật yêu dấu của mình
(…) Tác phẩm đào sâu tâm tư, khát vọng của một lớp thanh niên, không luận đề,
không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm được ấp ủ, gửi gắm tâm sự, phô



2

diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn” [41, 32]. Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu
tiểu thuyết Đôi bạn đã viết: “Tiểu thuyết Đôi bạn là một bữa tiệc tâm lí sang trọng
đôi khi đến mức thừa thãi, hành động của nhân vật và cốt truyện có phần ngưng trệ
và không khí xã hội mờ nhạt hơn so với Đoạn tuyệt. Nhưng đứng về phương diện
nghệ thuật thì Đôi bạn thành công với những nhận xét tâm lí tinh vi, với một thế
giới giầu cảm xúc và đầy thanh sắc, với một ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, giầu
chất thơ …Đặc biệt, Đôi bạn có những thành công trong nghệ thuật xây dựng một
cốt truyện tâm lí trong việc kết hợp tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lí” [37,
375]. Vũ Thị Khánh Dần có nhận xét: “Các nhân vật trong Đôi bạn là những con
người cô đơn (…) Đôi bạn là tiểu thuyết hướng nội” [14, 81]. Với Đỗ Đức Hiểu
trong bài Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh thì cho rằng: “Im lặng, sương mờ, trời
lạnh…đó là âm điệu mạnh, xuyên suốt của Đôi bạn. Như một bản nhạc, như một
bài thơ, truyện có những âm thanh trùng điệp những cảnh đối xứng, và những tiếng
vang từ chương này đến chương khác” [40, 351].
Tiểu thuyết Bướm trắng ra đời ở giai đoạn sau trong sự nghiệp sáng tác của
Nhất Linh. Bùi Xuân Bào trong cuốn Le roman Vietnamien Contemporain, đã chỉ ra
bước phát triển mới và những khám phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết Bướm trắng: “Trong Bướm trắng, tâm hồn một người bệnh bị một tình yêu
vô vọng giày vò, được nghiên cứu thấu đáo mà ta không tìm thấy thí dụ nào trong
các tác phẩm khác của Nhất Linh, cũng như trong tác phẩm của các người đồng thời
với ông. Nếu Bướm trắng đánh dấu một chặng đường mới trong sự phát triển của
Nhất Linh, thì chính là vì tác giả đã từ bỏ dứt khoát ở đấy công thức của tiểu thuyết
luận đề mà cho tới bây giờ vẫn luôn luôn là công thức của ông. Ở đây, sự hư cấu
mơ mộng không tìm cách chứng minh điều gì. Nó chỉ nhằm đi sâu vào tâm hồn một
chàng trai, sinh ra để hưởng niềm vui sống và khao khát hạnh phúc, nhưng một căn
bệnh hiểm nghèo ngăn anh ta không được hưởng những niềm hi vọng chân chính
nhất” [37, 130].

Giống với luận điểm nêu trên của Bùi Xuân Bào, khi khẳng định một thế giới
mới trong sáng tác của Nhất Linh qua Bướm trắng - thế giới nội tâm bên trong,


3

Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) cũng khẳng
định: “Qua Bướm trắng Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lí vào địa hạt
nhân bản muôn thủa với trường hợp bi đát con người bị giằng co giữa tình yêu và
cái chết” [37, 160].
Những ý kiến đánh giá trên có thể coi là bước mở đường cho các nhà nghiên
cứu miền Bắc nhìn nhận và xem xét về tiểu thuyết Bướm trắng giai đoạn sau này.
Phan Cự Đệ, trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt đã có ý kiến nhận định khái quát
về nghệ thuật Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi
bạn và Bướm trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh
vi hơn” [37, 317]. Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn Bướm trắng năm 1989,
Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới cũng như những hạn chế của Bướm
trắng như sau: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật
mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế
những tầng những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người ”
[37, 379].
Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí Văn
học, số 10 - 1996, Đỗ Đức Hiểu cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết hiện đại; nó
không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu ” (Như Don Quichotte, Thuỷ hử, Quả
dưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ… ) mà “phiêu lưu của cái viết”. “Phiêu lưu” ở đây là
những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc, giấc mơ đẹp,
hoảng loạn, cái sống và cái chết …Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là “thế giới
bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lý và cái
phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [37, 382].
Điểm qua một số ý kiến nhận định tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật

của tiểu thuyết Nhất Linh cũng như trong hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng,
chúng tôi thấy:
1- Các ý kiến đánh giá phong phú, đa dạng, nhưng cũng rất phức tạp. Các
nhà nghiên cứu phần lớn đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá nhận định, cố


4

gắng tìm tòi những khám phá và đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình văn học,
nhưng về nghệ thuật tiểu thuyết còn chưa đi sâu.
2- Đối với hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, giới nghiên cứu nhìn
chung khá thống nhất ý kiến ở phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật và những
khám phá, tìm tòi, thể nghiệm của nhà văn Nhất Linh. Họ đều cho rằng đây là một
trong những nét đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Với phạm vi nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi mạnh dạn nêu lên ý kiến: Đôi bạn là một tiểu thuyết luận đề và
ở Đôi bạn, Nhất Linh đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tư
tưởng. Còn Bướm trắng là một bước đột phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu
thuyết, thoát ra khỏi lối xây dựng nhân vật tiểu thuyết cổ điển cũng như tiểu thuyết
luận đề và tâm lí trước đó. Với Bướm trắng, Nhất Linh đã đưa nghệ thuật tiểu
thuyết nước ta phần nào tiếp cận được với tiểu thuyết hiện đại trên thế giới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn tiếp cận tiểu thuyết của Nhất Linh dưới một góc độ thi pháp thể
loại và thi pháp nhân vật nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống từ quan
niệm về tiểu thuyết của Nhất Linh đến các kiểu nhân vật tiểu thuyết của ông cùng
các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật ấy. Qua đó, luận văn muốn chỉ
ra những đóng góp của Nhất Linh đối với sự phát triển của nghệ thuật tiểu thuyết
cũng như trong sự vận động chuyển biến trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật trong tiểu thuyết của ông.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Luận văn khảo sát quan niệm về tiểu thuyết và thực tiễn sáng tác tiểu

thuyết của Nhất Linh.
3.2. Luận văn trình bày những vấn đề lí thuyết về khái niệm nhân vật tư
tưởng, nhân vật tâm lí, trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3.3. Chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tư tưởng, nhân
vật tâm lí nhằm làm nổi bật phong cách của Nhất Linh so với một số tác giả khác
cùng thời.


5

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hướng trọng tâm vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu
thuyết của Nhất Linh qua những phương diện chủ yếu như: quan niệm về tiểu
thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh, hành trình sáng tạo tiểu thuyết
của Nhất Linh, một số vấn đề về nhân vật của tiểu thuyết, khái niệm nhân vật tư
tưởng, nhân vật tâm lí, các biện pháp xây dựng các kiểu nhân vật ấy, từ đó xác định
phong cách sáng tác và đóng góp của Nhất Linh trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh
qua hai tiểu thuyết tiêu biểu cho các chặng đường sáng tác của ông như Đôi bạn
(1938), Bướm trắng (1939).
Ngoài ra, luận văn còn cố gắng mở rộng liên hệ với các sáng tác khác của
Nhất Linh và một số nhà văn khác, đặc biệt là trong Tự lực văn đoàn để có một cái
nhìn mang tính chất đối sánh và toàn diện hơn nhằm chỉ ra những đóng góp của
Nhất Linh trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật xây dựng các
kiểu nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh, vì vậy, những tài liệu lí luận về thi pháp
thể loại liên quan đến đề tài cũng được quan tâm khai thác.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp phân tích thi pháp
Phương pháp so sánh
Phương pháp lịch sử…


6

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
6.1. Có được những kết luận khoa học về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu
thuyết của Nhất Linh, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác
giả.
6.2. Góp phần giải mã các yếu tố về khái niệm các kiểu nhân vật tư tưởng,
nhân vật tâm lí và các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật ấy trong
văn học.
6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nhất Linh và nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong văn học Việt Nam.


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHẤT LINH – NHÀ ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT
1.1. Nhất Linh - nhà đổi mới tiểu thuyết

1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh
Nhất Linh là nhà lí luận viết tiểu thuyết với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng
một thời như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng, Xóm cầu mới, Dòng sông Thanh
Thuỷ…Điều ấy ai cũng biết nhưng không nhiều bạn đọc biết rằng ông cũng là nhà
viết lí luận về tiểu thuyết với cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, trong đó có trình bày
nhiều quan điểm của ông về thể loại này. Chúng ta trước hết hãy tìm hiểu nội dung
cuốn chuyên khảo đó.
Ở thời kì sáng tác đầu, Nhất linh đã từng trực tiếp hay gián tiếp nói tới quan
niệm về văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng ở một số tờ báo Phong hoá,
Ngày nay. Đặc biệt trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết (1961), Nhất Linh đã nói rõ
về quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của mình. Đây là một
trong ít trường hợp hiếm hoi mà một nhà văn ở nước ta đã trực tiếp nói về cái thể
loại mình đã vận dụng, đã theo đuổi trong sự nghiệp văn chương. “Sau gần bốn
mươi năm kinh nghiệm viết tiểu thuyết, trải qua bao nhiêu phen lầm lỗi và tìm tòi”,
Nhất Linh đã đúc rút ra những kinh nghiệm rồi từ đó đưa ra những bàn luận về cách
viết tiểu thuyết để đạt đến một trình độ nghệ thuật cao. Với Nhất Linh: “Viết để làm
gì, viết về thứ gì thì điều đó không quan trọng mà điều quan trọng là viết có hay
không tức là nghệ thuật có cao không” [7, 11].
Viết và đọc tiểu thuyết là cuốn sách luận bàn về thể loại và cách thức viết tiểu
thuyết của một nhà văn đã từng viết cả chục tác phẩm về thể loại này. Nó gần như
loại sách kinh nghiệm viết văn. Qua đó, Nhất Linh cũng bộc lộ những quan niệm
của mình về thể loại nói riêng và văn học nói chung. Viết và đọc tiểu thuyết xuất
bản năm 1961, đó là một trong những cuốn sách cuối đời của ông. Cuốn Viết và đọc


8

tiểu thuyết được Nhất Linh nói tới ở cả hai phương diện kinh nghiệm lẫn phương
diện lí thuyết khi đưa ra quan niệm về tiểu thuyết. Đây là công trình bàn luận về tiểu
thuyết mà Nhất Linh có mong muốn “giúp đỡ một phần nào vào sự cố gắng của

hàng nghìn, hàng vạn các anh chị em có trí tiến trên đường văn nghệ” [7, 7] nhưng
nó chưa thực sự hoàn chỉnh, có hệ thống, có đôi chỗ lúng túng, trùng lặp, tác giả rút
ra cho mình hơn là cho mọi người. Nó không thật sắc sảo, càng không uyên bác,
nhưng những ý kiến mà Nhất Linh đưa ra là sự chân thành.
Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đã bày tỏ khát vọng là viết được
những cuốn sách hay, qua đó thể hiện quan niệm của ông về một cuốn tiểu thuyết
có giá trị. Thế nào là cuốn tiểu thuyết có giá trị? Đó là những: “cuốn sách có nghệ
thuật cao siêu, bền mãi với thời gian, được đời đời công nhận”. Cụ thể là: “Những
cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài, diễn
được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự
sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn bằng cách dùng
những chi tiết về người và việc để làm hoạt động những nhân vật cùng hành vi, cảm
giác và ý nghĩ của họ. Những cuốn đó cần phải do sự thành thực của tác giả cấu tạo
nên, viết bằng một lối văn giản dị, không giảng giải nhiều, và không phải hay chỉ vì
cốt truyện” [7, 41- 42]; “Việc diễn tả tâm hồn và những sự uẩn khúc của tâm hồn
đó, những ý nghĩ thầm kín của các nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có
giá trị và có sâu sắc hay không một phần lớn là ở việc này” [7, 51], “nhưng cốt
truyện hay mà nhân vật không “sống”, không đúng tâm lí thì cuốn sách nếu không
gọi là xoàng thì cũng chỉ là một cuốn tầm thường, không thể cho là có giá trị được”
[7, 59]. Theo Nhất Linh, những tiểu thuyết có cốt truyện “li kì” nhưng “tâm lí nhân
vật hời hợt”, hoặc có cốt truyện không giống với đời sống thật, nhân vật “nhân tạo”,
các nhà viết tiểu thuyết “gò” đời theo ý riêng của mình ..... thì đều là những tiểu
thuyết “tất phải mai một”. Để viết tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng người viết phải
xác định rõ đối tượng mà mình định viết phải là vấn đề mà mình thích, xây dựng
được đại cương của cốt truyện rồi định hình về các nhân vật (tính tình, hình dáng,


9

cử chỉ, lời nói của nhân vật), xác định được các việc xảy ra, tìm chi tiết về người, về

việc, về phong cảnh, xác định được lối hành văn, giọng văn, viết về loại gì…
Để viết một cuốn tiểu thuyết có giá trị cần những yêu cầu nào đối với người
viết? Nhất Linh cho rằng một người muốn viết một cuốn tiểu thuyết hay và lâu bền
trước hết phải biết rõ mình định viết về cái gì. Đối với ông, điều quan trọng là:
“mình chọn đề tài nào cần nhất là mình phải thành thực nghĩa là chính trong thâm
tâm, mình thấy thích viết đề tài đó, quả thực mình tự thấy mình cảm động trước
những cảnh về đề tài đó. Hơn nữa mình đoán thấy trong đề tài đó có nhiều cái hay”
[7, 46]. Sự thành thực và có những rung động thực sự trong việc lựa chọn đề tài
được Nhất Linh đặc biệt coi trọng. Nhà văn có thể viết về bất kì đề tài nào miễn là
trong thâm tâm mình thích. Cần tránh nhất là theo thời, đừng để những sự chiều
lòng độc giả, cái hám danh nhất thời làm mất đi lương tâm nghề nghiệp. Quan niệm
này của Nhất Linh giống với Thạch Lam. Cả hai đều coi sự thành thực của nhà văn
và sự tri ân của người đọc là điều kiện tạo sự lâu bền rộng rãi và sâu sắc của tiểu
thuyết. Thạch Lam từng nhiều lần gióng lên hồi chuông cảnh báo: Những nhà văn
nào ồ ạt theo thời chỉ tạo ra được những tác phẩm mỏng manh bởi họ chỉ nghe theo
tiếng gọi của sự háo hức, lòng hám danh, sự chiều chuộng công chúng. Chỉ có
những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn trong đó nhà văn biết đi qua những
phong trào sáng tác nổi lên rầm rộ nhất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt
của loài người, thì những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi. Các tác phẩm “thi
nhau ra đời như bươm bướm nở ngày mùa, như chuồn chuồn vỡ tổ”, là kết quả của
sự nông nổi, hời hợt bề ngoài của các phát triển xã hội và sự thiếu thành thực của
nhà văn thì tất yếu số phận của nó sẽ nhanh chóng chết yểu, chìm vào quên lãng.
Sau khi tìm được đề tài tâm đắc tạo được hứng thú cho sự sáng tạo nghệ
thuật thì bước tiếp theo là “nghĩ qua cốt truyện”. Với Nhất Linh thì cốt truyện của
một tiểu thuyết “không cần lắm”. Cốt truyện không cần và không nên sắp đặt chặt
chẽ quá vì tiểu thuyết là “thứ sách để tả cuộc đời” mà sự thực thì đời người rất linh
động, phức tạp, lộn xộn, sự sống luôn vận động, phập phồng, biến hoá, không có sự


10


xếp đặt chặt chẽ nào cả. Tiểu thuyết phải đi theo dòng đời, với sự phát triển theo
lôgic nội tại và theo quy luật tự nhiên, không cần đăng đối gọn gàng.
Xét đến cùng, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng đều là sự miêu tả
hữu hạn cái thế giới vô hạn là cuộc đời. Hình tượng văn học phải được bắt đầu và
kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật cũng phải được nhìn ở một góc độ nào đó.
Nhà văn phải hiểu được cách thức mà nhân vật - con người trong tác phẩm giao tiếp
với nhau, với thế giới xung quanh và với chính bản thân họ, cách họ sống, họ suy
nghĩ và hành động, điều họ quan tâm trong cuộc đời. Mối quan hệ logic giữa tất cả
những điều đó tạo nên mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác
giả xuất phát để khắc hoạ những hình tượng cụ thể cũng như xây dựng kết cấu tác
phẩm. Nhất Linh cho rằng: “Không nên xếp đặt quá, việc xảy ra còn tuỳ theo tâm
trạng của nhân vật. Nếu đã xếp đặt thì cần phải viết có nghệ thuật để việc ấy tự
nhiên” [7, 47].
Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật. Nói đến
tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Nhất Linh trong tác phẩm Viết và đọc
tiểu thuyết cho rằng viết tiểu thuyết là tả cuộc đời mà trong đó hầu hết là tả con
người, mà con người trong tiểu thuyết, không gì khác đó chính là nhân vật tiểu
thuyết. Cho nên, trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đặc biệt quan tâm đến vấn
đề nhân vật và đã đưa ra quan niệm của mình về cách xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết.
Nhất Linh nói rõ về hai kiểu nhân vật tiểu thuyết trong sáng tác của ông:
nhân vật của tiểu thuyết luận đề và nhân vật của tiểu thuyết tâm lí. Trong thời viết
tiểu thuyết luận đề, mà viết tiểu thuyết luận đề “là cái lầm lớn nhất trong đời văn sĩ
của tôi” [7, 17], Nhất Linh đã sử dụng nhân vật để minh họa cho luận thuyết tư
tưởng của mình, biến nhân vật tiểu thuyết thành luận điểm minh chứng cho một
luận đề có sẵn. Ông nói rõ: “Độ ấy tôi chỉ coi nhân vật như những quân cờ để đánh
một ván bài, họ không phải là cái chính và chỉ dùng những chi tiết nào lợi cho cái ý
chứng tỏ của mình không theo sát cuộc đời thực là mục đích chính của tiểu thuyết
mà đổi cuộc đời thực đi để lại cho luận đề của mình” [7, 18 - 19]. Đây là một điều



11

“lầm lỗi” và sau này Nhất Linh cũng giống như Võ Phiến đã nhận ra: “Nhân vật tiểu
thuyết vốn hèn lắm, họ không chịu hi sinh cho cốt truyện, cho luận đề, cho ý tưởng
cao đẹp nào cả (…) Ép họ hi sinh như thế thì họ chết non không kịp thành nhân
dạng, đã thiệt hại cho họ mà “việc lớn” cũng không thành” [58, 81]. Vì thế, trong
Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đã đưa ra những quan niệm về nhân vật và nghệ
thuật xây dựng nhân vật mà theo ông là “đúng đắn”.
Theo Nhất Linh, muốn tạo dựng được các nhân vật, các tiểu thuyết gia “phải
để ý quan sát con người và diễn tả cả bề ngoài lẫn bên trong thế nào cho những
nhân vật đó đúng sự thực, có vẻ sống, linh động, không giống hẳn nhau như những
tượng đúc một khuôn và cũng không lờ mờ [7, 50]. Nhất Linh quan niệm: “Không
thể nào viết truyện hay, nếu nhân vật chỉ lờ mờ trong óc” [7, 49]. Vì thế, theo Nhất
Linh, để cho nhân vật “sống”, “linh động”, cụ thể, có nét riêng, thì trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật, nhà viết tiểu thuyết phải chú ý và khéo diễn tả bốn yếu tố: “tính
tình, cử chỉ, lời nói, hình dáng”. Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tính
cách nhân vật tiểu thuyết. Vì quan niệm một tiểu thuyết có giá trị và sâu sắc, phần
lớn là ở việc diễn tả tâm hồn, những sự uẩn khúc của tầm hồn và ý nghĩ thầm kín
của các nhân vật, nên với Nhất Linh, các nhân vật không chỉ được chú ý quan sát,
miêu tả ở vẻ bề ngoài mà còn được đi sâu khám phá, phân tích ở thế giới nội tâm
sâu kín bên trong với những trạng thái tâm lí tinh tế, phức tạp nhất. Nhà văn không
những diễn tả việc xảy ra hoặc cử chỉ bề ngoài của nhân vật, mà phải đi sâu vào
tâm hồn nhân vật.
Về tính tình của nhân vật, theo Nhất Linh, mỗi nhân vật có một tính khác
nhau, kể cả những nhân vật có tính chung thì cũng mỗi người một lối khác. Tính nết
của nhân vật cũng không nên bất biến như nhân vật trong tiểu thuyết luân lí truyền
thống. Tiểu thuyết luân lí truyền thống thuộc loại hình văn học miêu tả nhân vật và
tiếp cận đời sống theo nguyên tắc lí tưởng hoá mà “có thể thay đổi theo thời gian và

hoàn cảnh”. Nhà văn phải tìm kiếm những cái riêng biệt của từng tính nết, thể hiện
được sự phong phú, phức tạp trong tâm hồn nhân vật.


12

Theo Nhất Linh, hình dáng nhân vật: “nếu cần cũng nên tả tỉ mỉ nhưng
không nên tả ngay vào một lúc”. Nhà văn không nên tự ý phê bình người và việc
trong truyện như các nhà tiểu thuyết luân lí nước ta. Nhân vật được đánh giá như
thế nào, đẹp hay xấu, đáng yêu hay đáng ghét là do nhân vật trong truyện nhìn lẫn
nhau và do cảm nhận riêng của độc giả. Cử chỉ, động tác, điệu bộ của nhân vật rất
phong phú thể hiện những chuyển biến tinh vi trong tâm hồn nhân vật với các trạng
thái tâm lí phức tạp. Có những cử chỉ rất tế nhị, cỏn con nhưng nếu nhà văn biết
dùng đúng lúc đúng chỗ thì có thể mở cửa cho cả độc giả thấy cả tâm hồn của nhân
vật. Vì vậy, nhà văn phải chú ý quan sát từng cử chỉ nhỏ của nhân vật, “phải để ý tả
cử chỉ của nhân vật trước việc xảy ra và nếu có thể tả thêm những cử chỉ riêng biệt
của từng người” [7, 54].
Nhân vật có thể lấy nguyên mẫu ở con người trong cuộc đời thực, trong
chính bản thân tác giả hoặc lấy ở mỗi người một ít. Nhân vật tiểu thuyết phải được
miêu tả như những con người bình thường với tất cả những hay, dở, ưu điểm,
khuyết điểm. Quan niệm như thế, Nhất Linh đã đối lập với quan niệm về “vai chính
hoàn toàn” của tiểu thuyết luân lí, đòi hỏi tiểu thuyết phải miêu tả nhân vật như
những con người tận thiện, tận mĩ: Trai thì trung hiếu, nhân, trí, dũng đủ cả mọi
đức; gái thì tiết trinh, công, dung, ngôn, hạnh chẳng thiếu đức gì. Cũng giống như
quan điểm của Thạch Lam cho rằng: “cái khuynh hướng của tiểu thuyết bây giờ là
hết sức gần sự sống, để được linh hoạt và thật như cuộc đời”, Nhất Linh nói: “Viết
tiểu thuyết là tả sự thực, vậy không nên sợ sự thực” [7, 55] nên Nhất Linh đã xoá bỏ
nguyên tắc lí tưởng hoá trong quan điểm tiếp cận con người và nguyên tắc miêu tả
nhân vật. Vì thế, trong tiểu thuyết của mình, Nhất Linh đã để các nhân vật hiện lên
với đầy đủ những tính tốt - xấu, có mối liên lạc mật thiết với xã hội và những người

xung quanh, có tất cả những hèn yếu và băn khoăn của người đời, người đọc có thể
thấy hình ảnh của mình ở những nhân vật ấy. Nhà văn chỉ có thể diễn tả đúng tâm lí
nhân vật khi quan sát cả đến hoàn cảnh xung quanh nhân vật. Nhất Linh đã để tâm lí
và tính cách nhân vật tự bộc lộ qua hành vi của nó, đã làm sống lại trong tiểu thuyết


13

cái khí bao bọc lấy nhân vật. Kết thúc truyện không còn là cảnh đoàn viên, nhân vật
có thể thất bại trước khó khăn, thử thách của cuộc đời.
Nhất Linh quan niệm, nhân vật thuộc hạng nào cũng có giá trị như nhau,
người chỉ là người, không phân biệt địa vị và chức vụ. Nhân vật chính hay phụ cũng
phải để ý ngang nhau, phải miêu tả cho nhân vật chính hay phụ cũng đều “sống” và
“linh động”.
Về cách diễn đạt trong văn chương, Nhất Linh cho rằng: “Văn ấy trước hết
phải thật giản dị… Giản dị là viết như lời nói thường, càng giản dị, càng không có
văn chương càng hay …Nên tránh hết cả mọi câu cầu kì…Nên tránh những câu
đăng đối …Nên tránh những câu du dương và trống rỗng…Văn tức là chọn cho thật
đúng chữ để diễn tả cái mình định nói…Văn tức là xếp đặt chữ, hoặc xếp đặt câu
theo một thứ tự nào để chữ và câu diễn tả đúng cái ý mình định diễn tả. Gọt giũa
văn không phải là làm cho câu văn kêu hay du dương hơn, gọt giũa tức là chọn chữ
đặt câu cho diễn tả các việc và chi tiết được đúng và linh động” [7, 75].
Quan niệm này khác hẳn quan niệm của Nhất Linh trước khi đi du học. Lúc
ấy, ông chỉ thích viết những câu đăng đối, du dương, nghe êm tai nhưng khuôn sáo.
Ông coi Truyện Kiều là khuôn mẫu để noi theo. Khi học trung học, từ năm đầu ban
Thành Chung, Nhất Linh đã tham gia bình luận Truyện Kiều trên báo Nam Phong.
Theo ông: “Truyện Kiều thực là một tấm gương luân lí thiên cổ” và: “Ngẫu nhiên
Kiều, kể đã hơn 100 năm rồi, cũng chưa có sách nào hay bằng. Cái đặc tài của cụ
Nguyễn Du về đường văn chương như vậy ở nước ta thật là không ai (…). Nói đến
cái hay của Kiều thì chưa biết thế nào mà kể được” [37, 36]. “Ta chỉ nên nhận rằng

văn chương Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chương quốc ngữ, và người nào
làm văn cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều” [37, 36]. Hai tác phẩm đầu
tay của ông là tiểu thuyết Nho phong (1924) và tập truyện ngắn Người quay tơ
(1926) có sự ảnh hưởng Truyện Kiều nói riêng và văn học cổ điển nói chung rất rõ.
Đó là tư tưởng đạo nghĩa phu phụ, lối kể truyện của văn xuôi trung đại, câu văn
đăng đối du dương.


14

Giờ đây, ông vui mừng khi thấy các nhà văn trở về lối viết giản dị, dùng
những câu, những chữ rất thông thường mà vẫn tả được đúng cảm giác chân thành
và những ý tưởng phức tạp, uẩn khúc hoặc những điều sâu sắc, ý nhị trong tâm hồn
nhân vật. Trên con đường văn nghệ, Nhất Linh luôn chủ động học tiếng Việt, luyện
tiếng Việt. Tường Hùng trong bài viết “Một vài nét về chân dung Nhất Linh” in trên
Tạp chí Văn số 61 ngày 01 tháng 7 năm 1966 đã xác nhận: “Thường Nhất Linh rất
ghét các câu quá tây, những câu bí hiểm đầy chữ khó hiểu, những sáo rỗng. Ông
chủ trương một lối văn hoàn toàn Việt Nam và thực giản dị”. Khát vọng xây dựng
một lối văn thật có tính cách An Nam, giản dị, ít chữ nho, nhưng sự thay đổi về đối
tượng phản ánh, chuyển từ những vận động xã hội sang thế giới nội tâm sâu kín của
con người đã chi phối lớn đến việc lựa chọn ngôn ngữ trong các tác phẩm của Nhất
Linh ngay từ thời kì đầu sáng tác tiểu thuyết. Nó đã khiến ông có được những bước
tiến dài trong cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, chuyển từ ngôn ngữ mang đậm
dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại (trong Nho Phong và Người quay tơ) sang ngôn
ngữ hiện đại (trong các tiểu thuyết Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn,
Bướm trắng, tập truyện ngắn Tối tăm và hai tác phẩm viết chung với Khái Hưng:
Gánh hàng hoa và Đời mưa gió…).
Với kiến thức sâu rộng về văn hoá, văn học phương Tây và ý thức về một
nền văn chương mang đậm tính dân tộc, Nhất Linh đã tạo cho mình một lối văn
hiện đại với cách diễn đạt trong sáng, tinh tế, giầu chất thơ, chất hoạ. Ngôn ngữ của

ông đã đạt đến đỉnh cao của văn học lãng mạng 1930 - 1945 trong việc đi sâu khám
phá tâm hồn con người, đặc biệt trong lĩnh vực tình yêu. Nhất Linh đã đem đến cho
người đọc đương thời một lối văn mới mẻ, cuốn hút, vượt qua ngôn ngữ văn
chương trước đó chưa thoát khỏi tính chất ước lệ khuôn sáo, đăng đối của câu văn
trung đại, cách diễn đạt bóng bảy, cầu kì với các sáo ngữ, các từ Hán Việt hoặc còn
mộc mạc, chưa trau chuốt, chưa tạo được sự hấp dẫn với đông đảo bạn đọc thành
thị. Quá trình chuyển biến trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh phản ánh sự
phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc, chuyển từ ngữ giao thời với những “ngổn
ngang”, “hỗn độn” cũ - mới, với những lủng củng, rườm rà sang ngôn ngữ hiện đại


15

với cách diễn đạt trong sáng uyển chuyển, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ và tâm
hồn người Việt Nam. Lối văn của Nhất Linh rất thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời. Ông
không trau chuốt như Khái Hưng, nhưng tự nó đã có nhịp điệu, đã du dương.
Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh phát triển theo thời gian sáng tác, ngày
càng đạt tới đặc điểm hiện đại trong việc khám phá và biểu hiện thế giới tâm hồn
con người với đầy những uẩn khúc và mâu thuẫn. Ông cũng khẳng định rằng: “mỗi
người có một lối văn khác biệt, không ai giống ai. Tâm hồn nhà văn, ý tưởng cùng
sở thích riêng của từng nhà văn không ít thì nhiều cũng biểu lộ ra trong lối hành văn
[7, 79]. Nhất Linh rất để tâm đến giọng điệu của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng
được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc
điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay xuồng xã, ngợi ca hay châm
biếm…
Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nói rõ nhà văn nào khi viết cũng
phải xác định được giọng văn sở trường của mình, định viết văn theo giọng nào,
không nên bắt chước ai. Và với ông, giọng điệu tuyệt đích mà ông hướng đến là:
“viết giản dị mà không lạt lẽo, rất bình thường mà vẫn sâu sắc, giọng điệu hơi điểm

một chút khôi hài rất nhẹ, kín đáo” [7, 82]. Trong thực tế, ông chưa thấy nhà văn
nào đạt được tới điều “tuyệt đích” đó. Nhưng việc xác định rõ được hướng đi cho
văn phong của mình sẽ chi phối đến việc lựa chọn ngôn ngữ của mình trong quá
trình sáng tác.
Trương Chính trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 cho rằng:
“Về nghệ thuật, trong Tự lực văn đoàn phải công nhận Nhất Linh là cây bút vững
vàng nhất. Cách bố trí truyện, cách sáng tạo nhân vật, cách sử dụng cảnh vật xung
quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật, các nhà văn trong Tự lực văn đoàn đều ít
nhiều chịu ảnh hưởng của ông cả” [38, 239]. Bạch Năng Thi đã không quá lời khi
nhận xét: “Trong Tự lực văn đoàn, nghệ thuật của Nhất Linh là vững vàng nhất. Các
nhà văn của nhóm này, học hỏi nhiều ở văn học Tây phương, có một trình độ tương
tự nhau, cùng chung một quan niệm sáng tác. Họ chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của


16

Nhất Linh, người đứng đầu nhóm. Cho nên có thể nói rằng những ưu điểm của Nhất
Linh, của Khái Hưng về cách xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật, phân tích tâm
lí, hành văn, ấy cũng là những ưu điểm của Nhất Linh” [38, 226]. Do đó, những
quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh là những ý
kiến tâm huyết của một nhà văn tài năng, giàu kinh nghiệm sáng tạo thể loại này.
1.1.2. Hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Nhất Linh
Nhất Linh bắt đầu sáng tác từ những năm 20, thành công hơn cả ở những
năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút của mình vào đầu những năm 60 của thế kỷ
XX. Trong quá trình đó, các tác phẩm của ông, chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết “biến
đổi rất mau” về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật. Nhà nghiên
cứu Vũ Ngọc Phan nhận định: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho phong cho đến những
tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau.
Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu
thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng ra rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm

hồn người ta” [55, 234].
Với những kiến thức thâu nhận được từ nền văn minh, văn hoá phương Tây,
cộng với kỳ vọng xây dựng một nền văn chương mang đậm tính cách An Nam cùng
với đó là tài năng và cá tính sáng tạo nghệ thuật, luôn tìm tòi để đổi mới thể loại
tiểu thuyết, Nhất Linh đã có những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết. Tiểu thuyết
của Nhất Linh qua các chặng đường sáng tác đã có những bước tiến dài, gặt hái
được nhiều thành công với nhiều đổi mới từ nội dung tư tưởng, đề tài, cốt truyện
đến cách hành văn, ngôn ngữ nghệ thuật …Ông đã đi từ kinh nghiệm viết tiểu
thuyết cũ, cách tân thể loại, phong cách, làm cho tiểu thuyết trở nên hiện đại. Ông
đã trở thành một tiểu thuyết gia tài năng, một “cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn”.
Với ý thức cách tân đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết không ngừng, qua các tác
phẩm, bút pháp nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh ngày càng tiến bộ. Nguyễn
Lương Ngọc nhận định: “Từ Nho phong đến Lạnh lùng, nghệ thuật của ông đi dần
tới sự đơn giản hoàn mỹ…Nhận rõ tâm lí của loài người, tưởng ở nước ta có lẽ ông
đứng vào bậc nhất các nhà văn hiện đại …Theo với óc nhận xét chặt chẽ của ông,


17

lời văn ông cũng thu hình lại, chắc, đẹp, vì đã thực thà như những tâm hồn ông tả”
[53, 62]. Nhận xét về quá trình sáng tác của Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan khẳng định:
“Nhất Linh là tiểu thuyết gia có khuynh hướng về cải cách: Tiểu thuyết của ông
biến hoá mau lẹ từ tiểu thuyết cổ lỗ đến tiểu thuyết tình cảm, rồi đi thẳng vào tiểu
thuyết luận đề. Trong loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết của Nhất Linh chiếm địa
vị cao hơn cả” [55, 801].
Phạm Thế Ngũ gọi Nhất Linh là một người có “não cách mạng”. Điều này
không chỉ đúng với khuynh hướng chính trị mà còn đúng với cả khuynh hướng sáng
tác văn học. Nhất Linh luôn có ý thức phủ định chính mình để tìm kiếm cái mới cho
nghệ thuật. Nhất Linh luôn ấp ủ những cuốn tiểu thuyết đích thực. Theo quan niệm
của ông, những cuốn tiểu thuyết không để cái thích riêng của mình nó huyễn hoặc,

làm hoa mắt và quên đi sự tìm tòi cái đích thực. Trong Viết và đọc tiểu thuyết
(1961), Nhất Linh đã nói về những “lầm lẫn” trong đời viết của mình: “Để cái ý
định viết hay xuống dưới cái ý định viết để làm gì, viết về thứ gì, viết về nghị luận,
triết lí vv… thì cố nhiên là mình viết để làm một cái gì rồi. Nhưng viết tiểu thuyết
khác, tiểu thuyết nó có mục đích của nó” [7, 19].
Nhất Linh là một con người làm việc nghiêm túc và say mê, không bào giờ
hoàn toàn hài lòng về cái mình đã viết. Có những tác phẩm mà ông viết đến năm
sáu lần. Vậy mà khi đã xếp chữ tại nhà in, Nhất Linh còn sửa đi sửa lại. Với việc
chọn bài để đăng báo, ông cũng đặt tiêu chí đầu tiên là phải hay, phải giá trị. Nhất
Linh không bao giờ vì tình hoặc vì nể ai mà đăng một bài văn hoặc một bài thơ mà
ông cho là không hay, không giá trị. Ông không chỉ mang “triết lí tuyệt hảo trong
cuộc đời” mà trong cả văn chương nghệ thuật. Nhất Linh có khát vọng về một sự
nghiệp văn chương hơn người. Ông không muốn sống cuộc đời của một công chức
nhà nước bảo hộ: “Sáng vác ô đi, tối vác về”. Ông đã từng tâm sự với Hồ Trọng
Hiếu: “Tôi không có ý trở thành ông tham, ông đốc…như ai. Nguyện vọng tha thiết
của tôi là được viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình, sống bằng nghề tự
do ngoài vòng kiềm toả” [37, 522]. Vì ý thức trách nhiệm cao với công cuộc hiện
đại hoá nền văn chương nước nhà cộng với niềm say mê và tài năng nghệ thuật mà


18

Nhất Linh luôn tìm tòi để đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Ông không còn “dừng lại
ngay tại ngưỡng cửa của tiểu thuyết hiện đại” như Tản Đà nữa mà đã thực sự có
những cách tân đổi mới và hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết. Đổi mới và hiện đại tiểu
thuyết của Nhất Linh thể hiện rõ rệt trong bước chuyển từ Nho phong đến các tiểu
thuyết sau này như Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, hai tiểu thuyết viết chung với
Khái Hưng là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió rồi Đôi bạn, Bướm trắng, Xóm cầu
mới, Dòng sông Thanh Thuỷ...
1.1.2.1. Giai đoạn sáng tác trước tiểu thuyết Đôi bạn

Trước năm 1932, Nhất Linh theo quan niệm văn học theo cách nhìn của các
nhà nho: Văn gắn với đạo, với mệnh trời, “Văn dĩ tải đạo”, “Văn dĩ hướng đạo”,
“Văn dĩ quán đạo”. Ông noi gương các nhà nho tiền bối như Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,
Nguyễn Khuyến … dùng văn chương để thể hiện cốt cách, ý chí giáo dục đạo đức,
truyền tải tư tưởng đạo lí theo quan niệm của thánh hiền và thuyền văn chương
trước tiên là để chở đạo. Văn học trước hết có chức năng truyền đạt, rồi mới đến
việc phát hiện, khám phá. Đối tượng văn học không phải là cuộc sống thực mà là
khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo phong kiến và đạo đức truyền thống, đạo nho.
Đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của người quân tử; là công, dung, ngôn, hạnh của
người phụ nữ.
Ông quan niệm cái đẹp là hoàn hảo, toàn diện, tuyệt đối, thống nhất với cái
có ích, đề cao cái đẹp nội dung hơn hình thức. Cuộc sống được đánh giá qua con
mắt đạo lí, nhân vật được xác định theo chuẩn mực đạo đức của lễ giáo phong kiến,
phân chia thành hai tuyến nhân vật đối lập nhau rõ rệt như: tốt - xấu, thiện - ác,
trung hiếu, tiết nghĩa - bất trung, bất nghĩa, thật thà - gian dối …Tâm lí nhân vật
chưa trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp của văn học, hành động của nhân vật
được quan tâm miêu tả nhiều hơn đời sống tâm lí của nó. Cốt truyện, diễn biến sự
kiện có vai trò đặc biệt quan trọng… Văn học chú trọng chức năng giáo dục, theo
đuổi đạo lí có tính chất quy phạm, khuôn mẫu. Tiểu thuyết Nho phong (1926) và tập
truyện ngắn Người quay tơ (1927) đã thể hiện khá rõ những quan niệm trên.


19

Năm 1926, Nho phong lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn, Phạm Thế Ngũ
gọi Nho phong cũng như Người quay tơ là giai đoạn cựu Nho của Nhất Linh. Nho
phong là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nhất Linh, dài 124 trang, được viết năm 1924
- 1925, xuất bản 1926. Viết Nho phong, Nhất Linh ảnh hưởng rất rõ tư tưởng của
các nhà văn trước ông. Truyện còn bộc lộ nhiều hạn chế và sự non nớt của tác giả

trong bước thử nghiệm ở thể loại tiểu thuyết. Nhiều đoạn trong Nho phong dường
như được xây dựng theo tình tiết Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hành văn có nhiều
câu láy Kiều, nhiều câu biền ngẫu du dương, cách dùng từ ngữ còn mang tính ước
lệ, có nhiều sáo ngữ, nhiều từ cổ. Nhất Linh còn chưa vượt qua được lối hành văn
lúc đó, còn tiếp thu lối văn xuôi truyền thống, ảnh hưởng nhiều ở Truyện Kiều, ở
thơ nôm: Từ đề tài trung, hiếu, tiết, nghĩa đến chủ đề, nội dung, tư tưởng, cốt
truyện, cách xây dựng nhân vật …Tiểu thuyết Nho phong không khác gì tiểu thuyết
cổ điển, lấy nguyên tắc đạo Nho định đoạt số phận người phụ nữ, thuyết giáo đạo
đức, đạo Khổng. Cốt truyện Nho phong được triển khai theo lối các truyện thơ.
Ngôn ngữ trong Nho phong mang đậm dấu ấn ngôn ngữ trong văn xuôi trung đại.
Câu văn đăng đối, nhịp nhàng mang dáng dấp của câu văn biền ngẫu. Từ ngữ miêu
tả tâm trạng nhân vật vay mượn ở Truyện Kiều, ở thơ nôm. Tác phẩm chỉ chú trọng
các sự kiện, hành động với nội dung cốt yếu, không có yếu tố “thừa” với mục đich
“tải đạo”, coi trọng tính tư tưởng. Truyện được kể theo trình tự thời gian, kết thúc
có hậu và khép kín, chia thành hai tuyến nhân vật tốt - xấu rõ rệt. Hai nhân vật
chính là Lê Nương và Dương Văn mang dáng vẻ của Thuý Kiều và Kim Trọng
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đúng như Thanh Lãng nhận xét: “Với những
tác phẩm ra đời trước năm 1932, Nhất Linh còn là anh học trò ngoan ngoãn của
trường cổ điển, lấy đạo đức nho giáo làm căn bản cho tư tưởng, lấy lối văn nhịp
nhàng du dương, hoa lệ làm thước đo giá trị nghệ thuật. Hơn thế, lời văn còn đặc sệt
những hồi ức, những sáo ngữ của các tác phẩm cổ điển, nhất là Truyện Kiều” [43,
573].
Năm 1927, được sự giúp đỡ của Hội du học bảo hộ - một tổ chức của các
quan đại thần Huế - Nhất Linh đã sang Pháp du học. Trước khi du học, Nhất Linh


20

đã nung nấu một con đường nghệ thuật khác hẳn với đương thời. Từ Pháp trở về,
những hiểu biết về nền văn học phương Tây, đặc biệt văn học Pháp và những kiến

thức mới mẻ về khoa học, xã hội, về nghề báo đã giúp Nhất Linh có những thay đổi
trong quan niệm về xã hội và văn chương, là cơ sở cho sự đổi mới về quan điểm
sáng tác, nghệ thuật tiểu thuyết nói riêng. Ông thấy rằng không thể viết như trước
mà phải đổi mới cách viết. Đúng như Phạm Thế Ngũ nhận xét: “Năm 1930, Nguyễn
Tường Tam 24 tuổi trở về nước, với trong đầu óc một chân trời mới, những quan
niệm thay đổi hẳn về xã hội và văn chương. Con người Nho phong đã nhường chỗ
cho nhà “cách mạng xã hội”. Nhà văn chỉ biết khâm phục Truyện Kiều thấy cần
phải đổi mới cái không khí văn học do phái Nam Phong thổi ra từ trên 10 năm nay”
[38, 11].
Đến Nắng thu (dài 80 trang, được viết từ năm 1934) đã thể hiện một bước
đổi mới rõ rệt trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Sau khi du học ở Pháp về, do ảnh
hưởng của tư tưởng tự do dân chủ, tư tưởng triết học của F.Nietzsche, A. Gide, ảnh
hưởng của nền văn hoá, văn học phương Tây, Nhất Linh có hoài bão tiến hành
những cải cách để đổi mới văn hoá xã hội theo Âu Tây. Trong lĩnh vực văn học,
Nhất Linh chủ trương hiện đại hoá và ủng hộ phong trào hiện đại hoá dân tộc. Nắng
thu đã thể hiện những đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh. Cách mô tả
tình yêu trong Nắng thu không còn dấu vết của những quan niệm cổ hủ, khuôn phép
của đạo nho, không còn là câu chuyện tình ái trung hậu, thanh cao của đôi trai gái
nước ta thuở xưa như trong Nho phong nữa. Nếu như trong Nho phong, bối cảnh
tình yêu của Dương Văn và Lê Nương chủ yếu ở trong nhà, thiên nhiên ít là bối
cảnh của tình yêu (chỉ có hai đoạn tả cảnh thiên nhiên) thì ở Nắng thu, Nhất Linh
đặc biệt chú ý miêu tả những bức tranh thiên nhiên, làm nền và tạo khung cảnh lãng
mạn cho câu chuyện tình yêu của Phong và Trâm. Ở Nắng thu, Nhất Linh đã rất chú
ý miêu tả thế giới nội tâm nhân vật với những bước chuyển biến phong phú, đa
chiều. Nhân vật trong Nắng thu không chỉ cảm nhận thế giới bên ngoài, thế giới nội
tâm bằng cảm giác, mà các cảm giác ấy còn diễn biến không ngừng qua các chặng
đường của tình yêu. Kết cấu hành văn đổi mới, hiện đại, thể hiện một bước tiến


21


vượt bậc so với Nho phong. Câu chuyện mặc dù được kể theo trình tự thời gian, tác
giả có nhắc đến thời gian “hơn một năm”, “gần ba năm”, nhưng điều tác giả quan
tâm là thời gian tâm lí, là những chuyển biến của tâm hồn nhân vật xoay quanh chủ
đề tình yêu. Nhất Linh đã từ bỏ những câu văn biền ngẫu du dương để viết những
câu văn trong sáng, mạch lạc, giản dị, tự nhiên…
Rõ ràng, từ Nho phong đến Nắng thu đã đánh dấu một chặng đường đổi mới
rõ rệt, toàn diện của Nhất Linh ở thể loại tiểu thuyết: Từ quan điểm nghệ thuật đến
nội dung tư tưởng, đề tài đến kết cấu, hành văn …Từ miêu tả con người “vô ngã”
của đạo đức nho giáo, coi trọng luân thường đạo lí đến con người cá nhân của xã
hội tư sản mang những tư tưởng tự do, dân chủ, đối lập với gia đình, xã hội phong
kiến.
Đoạn tuyệt được đăng báo Phong hoá từ năm 1934, xuất bản năm 1935;
Lạnh lùng đăng báo Ngày nay năm 1937, xuất bản năm 1937. Đây là hai tiểu thuyết
luận đề nổi tiếng và cũng là một thành công rực rỡ của Nhất Linh. Nếu như tiểu
thuyết đầu tiên của ông là Nho phong (1926) vẫn còn viết theo lỗi cũ, với câu văn
biền ngẫu như hầu hết sáng tác của thập kỷ hai mươi thì đến Đoạn tuyệt (1934),
Lạnh lùng (1936), Nhất Linh đã thực sự hiện đại hoá tiểu thuyết của chính mình và
của văn đoàn. Khẳng định giá trị của Đoạn tuyệt, trong tác phẩm Dưới mắt tôi
(1939), Trương Chính đề cao nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đây: “Đoạn tuyệt là
một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã
hội, nó còn có một giá trị tâm lí không ai chối cãi được. Ông Nhất Linh đã dùng
một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng
của nhân vật trong truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ” [12, 18]. Với Lạnh
lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không thể lọt qua trí quan sát của ông, những tư
tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa. Người trong truyện vì thế
mà linh động” [12, 27].
Ở Nho phong và Người quay tơ, tác giả miêu tả nội tâm nhân vật bằng ngôn
ngữ mộc mạc, có phần đơn điệu. Song đến Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, Nhất Linh đã
rất chú ý đến thế giới cảm giác của con người, đến thế giới nội tâm nhân vật. Tiếp



22

thu những thành tựu của tiểu thuyết phương Tây, Nhất Linh đã mô tả khá tinh tế
những trạng thái phức tạp của tình cảm. Việc miêu tả tâm lí đã trở thành một thủ
pháp nghệ thuật giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới bên trong sâu kín và phức
tạp của tâm hồn con người. Ông đã có nhiều biện pháp để miêu tả tâm lí nhân vật
như: qua lời của người trần thuật ở “tiêu cự” gần, qua khung cảnh thiên nhiên, qua
ngôn ngữ nửa trực tiếp và đặc biệt qua biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm của
nhân vật.
Với quan niệm coi con người là những cá nhân được đặt trong mối quan hệ
đối lập với xã hội, các tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Lạnh lùng của Nhất Linh đã xây
dựng con người là những cá thể toàn vẹn, các nhân vật đã có nét tính cách riêng, có
đời sống nội tâm riêng và có ngôn ngữ mang nét riêng. Ngôn ngữ của nhân vật
trong các tác phẩm này đã được cá tính hóa phù hợp với tính cách nhân vật. Đây là
một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại mà trước đó trong Nho
phong và Người quay tơ chưa có được.
Đoạn tuyệt và Lạnh lùng có sự đổi mới về kết cấu và cốt truyện. Khác với
Nho phong và Nắng thu, Đoạn tuyệt và Lạnh lùng được kết cấu theo quy luật tâm lí,
không theo trình tự thời gian. Nhất Linh đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí của nhân
vật. Cốt truyện Đoạn tuyệt khá giản dị. Phần 1: Mối tình Loan Dũng, họ chia tay.
Phần 2: Loan bước vào quãng đời bất hạnh. Phần 3: Loan ra khỏi cơn ác mộng và
trở về với Dũng.
Vốn là cây bút sở trường với loại hình tiểu thuyết luận đề nhưng “Với Lạnh
lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh hoạ cho một
luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lí, tình cảm, ở đây
là tâm lí ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục” [41, 32].
Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau
“càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [43,

747], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu
thuyết Lạnh lùng là: “tâm lí ái tình được ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu


23

(…) Người ta thấy ảnh hưởng của Proust và Freud nữa trong cái bút pháp của tác
giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung” [50, 463] .
Lạnh lùng có rất ít sự việc. Các diễn biến sự việc được miêu tả đơn giản, chủ
yếu là diễn biến trong thế giới nội tâm với những suy tư thầm kín, những rung động,
khát khao trong lòng người goá phụ trẻ. Ở Lạnh lùng, trình độ tiểu thuyết của Nhất
Linh đã đạt đến “già dặn thành thục”, luận đề hoà nhập với tiểu thuyết trong dòng
tâm lí của nhân vật. Mạch luận đề không lộ liễu, nó như chìm trong diễn biến cốt
truyện, toát ra trong hành động, suy nghĩ, lời nói của nhân vật một cách tự nhiên.
Từ Đoạn tuyệt đến Lạnh lùng, Nhất Linh lại tiến thêm một bước đổi mới,
cách miêu tả hành động, phân tích tâm lí nhân vật ngày càng sâu sắc hơn. Từ kết
cấu đan xen, tương ứng (ở Đoạn tuyệt) rất phương Đông đến kết cấu hoà nhập (ở
Lạnh lùng) đi sâu vào tâm lí ái tình rất phương Tây. Đoạn tuyệt và Lạnh lùng có
cách mở đầu và kết thúc tác phẩm, ngôn ngữ và lối hành văn rất hiện đại. Ngôn ngữ
trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng trong sáng, chính xác, thơ mộng, giàu hình ảnh, âm
thanh. Đoạn tuyệt khá thành công trong ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, ngôn
ngữ kể chuyện.
Tóm lại, về nghệ thuật thì nói chung, “Từ Nho phong đến Lạnh lùng, nghệ
thuật của ông đi dần tới sự đơn giản hoàn mỹ” [53, 62]. Và nói riêng từ Đoạn tuyệt
đến Lạnh lùng, Nhất Linh đã góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam tiến thêm vào con
đường hiện đại hoá: từ kết cấu, cốt truyện không theo trình tự thời gian mà theo quy
luật và diễn biến tâm lí, bước đầu đi vào thế giới nội tâm nhân vật đến kết thúc hé
mở, để ngỏ; từ kĩ thuật sử dụng những khoảng trống, những đoạn ngưng nghỉ đến
sử dụng kí hiệu ngôn ngữ, nhấn mạnh thời gian hiện tại….
1.1.2.2. Giai đoạn sáng tác sau tiểu thuyết Đôi bạn đến 1945

Năm 1937, Nhất Linh viết Đôi bạn. Đây là một tác phẩm đánh dấu sự bắt
đầu chuyển biến của Nhất Linh từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lí, từ
những vấn đề đấu tranh xã hội sang những ám ảnh hiện sinh, những điều mà đến
tiểu thuyết Bướm trắng sẽ được Nhất Linh làm rõ hơn.


24

Các tiểu thuyết của Nhất Linh qua các giai đoạn đã thể hiện cuộc hành trình
đi từ những vấn đề xã hội đến thế giới nội tâm. Hành trình đó là sự vận động,
chuyển hóa từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lí trong sự nghiệp sáng tác
văn học của Nhất Linh. Từ chỗ tâm lí chưa phải là đối tượng nghệ thuật chính mà
đối tượng quan tâm hàng đầu là các vấn đề xã hội với cuộc xung đột mới - cũ, đấu
tranh đòi giải phóng tự do cá nhân khỏi những kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến, đấu
tranh cho những giá trị tự do, dân chủ và nhân văn với nhu cầu giải phóng thân thể
và giải phóng tâm hồn, khát vọng tìm kiếm lí tưởng và cải cách xã hội…đến chỗ
tâm lí trở thành một đối tượng trực tiếp hơn, kết hợp linh hoạt với tính luận đề và
sau cùng, tâm lí trở thành đối tượng trọng tâm chi phối toàn bộ kết cấu của tiểu
thuyết, trở thành thủ pháp chính trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh.
Đây cũng là con đường chung của nhiều nhà văn đương thời và là đặc điểm khiến
cho một số nhà phê bình coi Nhất Linh là nhà văn có chủ trương, có thái độ làm văn
nghệ thuần túy. “Với Nho phong, Người quay tơ, Nhất Linh đã viết một thứ tiểu
thuyết tình cảm. Nghệ thuật trong tiểu thuyết ấy tuy có kém, nhưng là thái độ thuần
văn nghệ. Từ 1932 đến 1938, Nhất Linh hướng văn nghệ đi vào con đường tranh
đấu: toàn bênh vực với đả phá. Nhưng từ 1938 trở đi, Nhất Linh lại có chiều hướng
thuần văn nghệ” [42, 742 - 743]. Vũ Ngọc Phan đã nhận ra sự vận động trong tiểu
thuyết của Nhất Linh: “từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết
luận đề đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hóa ấy chứng ra rằng mỗi ngày ông càng
muốn đi sâu vào tâm hồn người ta” [55, 234].
Cốt truyện của Đoạn tuyệt, Lạnh lùng còn mở ra đến các vấn đề xã hội

nhưng cốt truyện của Đôi bạn, Bướm trắng thì có khuynh hướng thu vào những
vòng tròn tâm lí hướng tâm. Có nhà nghiên cứu đã nhận định: “Sau Lạnh lùng, Nhất
Linh xem chừng chán lối tiểu thuyết luận đề xã hội mà trở về khai sâu mạch tâm tư
cá nhân đã thấy ở nhiều tác phẩm về trước…Hai tiểu thuyết dài Đôi bạn và Bướm
trắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín. Trong các truyện
này, ta lại thấy ông trở về cái nhìn hướng nội, tiếp tục nét bút của Giấc mông Từ
Lâm và Nắng thu, mô tả người thanh niên thế hệ day dứt bởi nỗi băn khoăn, tâm


25

hồn chia sẻ giữa tình yêu, nghệ thuật và cách mạng”. Phan Cự Đệ, trong Lời giới
thiệu cuốn Đoạn tuyệt đã có ý kiến nhận định khái quát về nghệ thuật của Đôi bạn
và Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi bạn và
Bướm trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh vi hơn”
[17, 317].
Trong suy nghĩ khi viết tiểu thuyết, Nhất Linh luôn phê phán sự gò ép, giả
tạo của tiểu thuyết luận đề, bày tỏ quan niệm về một tác phẩm hay, hấp dẫn người
đọc và có giá trị trong mọi thời đại là tác phẩm phải: “tả đúng sự thực cả bề trong
lẫn bề ngoài, diễn được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi
thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn
bằng cách dùng những chi tiết về người và việc để làm hoạt động những nhân vật
cùng hành vi, cảm giác và ý nghĩ của họ” [7, 41- 42]. Vì thế, trong các tiểu thuyết
Đôi bạn và Bướm trắng, ta lại thấy ông trở về với cái nhìn hướng nội vào hiện thực
tâm lí, vào thế giới bên trong thầm kín của con người, yếu tố tâm lí được quan tâm
nhiều trong cốt truyện.
Ở Đôi bạn, Nhất Linh đi xa hơn. Ông không dựa trên tình tiết, không dựa
trên cốt truyện để xây dựng tiểu thuyết nữa. Nhất Linh đi sâu vào địa hạt phân tích
nội tâm, xây dựng nghệ thuật trên sự tinh vi của nhận thức. Cốt truyện của Đôi bạn
là một cốt truyện không có truyện, được phát triển theo dòng tâm lí của nhân vật.

Truyện có rất ít sự việc, chỉ xoay quanh những cảm xúc, suy nghĩ day dứt của Dũng
về lí tưởng, cuộc sống, bạn bè, tình yêu…Hoạt động của nhân vật không nhiều, tác
giả chỉ chú trọng diễn tả cuộc vận động trữ tình trong tâm hồn nhân vật. Cốt truyện
được nới lỏng lẻo hơn các tác phẩm trước đây của Nhất Linh, giây liên lạc mỗi
chương với nhau rất hờ hững.
Nếu như ở Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, kết cấu mới chỉ hé mở thì kết cấu của
Đôi bạn là kết cấu mở hoàn toàn. Đây là lối kết cấu của các tiểu thuyết hiện đại trên
thế giới và là một bước tiến mới của Nhất Linh. Ngôn ngữ của Đôi bạn trong sáng,
giàu chất thơ, chất nhạc, chất hoạ và khá đa dạng: ngôn ngữ của Dũng mơ mộng,
bóng bảy; của Trúc và Tạo khôi hài; của Hà thì lại hồn nhiên, vô tư…Đôi bạn còn


×