Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đánh giá thực trạng giáo dục ở việt nam hiện nay, nêu giải pháp phát triển giáo dục đại học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.28 KB, 11 trang )

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Câu 1: Đánh giá thực trạng giáo dục ở Việt Nam hiện nay, nêu giải pháp phát
triển giáo dục đại học Việt Nam.
Thành tựu
 Hệ thống trường lớp và quy mô GD phát triển nhanh
 Thực hiện nền GD toàn dân, đáp ứng nhu cầu HT ngày càng tăng của nhân dân
 Nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của người lao

động.
 Công bằng XH trong tiếp cận GD có nhiều tiến bộ
 Bình đẳng giới trong GD được bảo đảm
 Chất lượng GD & ĐT được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục

vụ cho phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 SV VN đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc tế và khu vực.
 Nhân lực nước ta đã làm chủ được một số công nghệ hiện đại.
 Công tác quản lý GD có bước chuyển biến tích cực.
 Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD tăng nhanh về số lượng, trình độ đào

tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
 CSVC - kỹ thuật của hệ thống GD & ĐT được tăng cường và từng bước hiện

đại hóa.
 Xã hội hóa GD và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan

trọng
Hạn chế
 CL GD chưa tốt


 Chưa đảm bảo được sự công bằng XH


 Chưa bình đẳng giới
 CL của các TS còn hạn chế
 SV không hứng thú, thiếu chủ động
 SV không làm đúng việc làm, thất nghiệp
 Chú trọng vào dạy chữ, chưa chú trọng vào dạy KN
 Hình thức đào tạo tín chỉcòn chưa hiệu quả
 Phân bố các trường ĐH chưa hợp lí
 Chưa chú trọng nhiều KN mềm, thực hành
 SV yếu về ngoại ngữ
 Trường ĐH nghiên cứu nhiều hơn ứng dụng
 Liên kết giữa các trường ĐH và các cơ sở sản xuất
 SL SV chuyên ngành trong 1 lớp rất cao: thiếu cơ hội cho SV bộc lộ khả năng

của mình
 Liên thông của VN quá dễ dàng
 Chất lượng đào tạo chưa cao: thất nghiệp nhiều, không đáp ứng được nhu cầu

công việc,…
 Nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành
 Hội nhập quốc tế
 Đội ngũ GV: chưa đạt chuẩn, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, thiếu tính

sáng tạo, đổi mới
 Phương pháp, kt-đg: thiếu tính thực tiễn
 CSVC thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo


 Tỉ lệ GV/SV chưa hợp lí
 Kiểm định chất lượng còn yếu
 Chương trình đào tạo chưa phù hợp với thực tế

 Nghiên cứu về nhu cầu nhân lực và dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực
 Cán bộ quản lí chưa có chuyên môn
 Gần 10 năm, với 170 trường đại học nâng cấp và thành lập mới, Việt Nam trở

thành nước lập kỷ lục thế giới về tốc độ gia tăng trường ĐH
 Nhưng đào tạo tự phát, thiếu tính dự báo, mất cân bằng giữa các ngành, không

gắn kết với nhu cầu thị trường đã khiến bài toán cử nhân thất nghiệp, càng trở
nên khó tháo gỡ.
 Con số 72.000 cử nhân thất nghiệp mỗi năm, 20% sinh viên tốt nghiệp không

tìm được việc làm... khiến nhiều người không khỏi giật mình.
 Công tác đào tạo đại học, sau đại học bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Nhiều tiêu

cực phát sinh như thương mại hóa giáo dục, sai phạm trong công tác tuyển
sinh, đào tạo...
Nêu giải pháp:
- Thực hành nhiều để đáp ứng được nhu cầu xã hội
- Nâng cao chất lượng của giảng viên và cán bộ quản lý
- Giảm số lương SV/GV
- Tạo mối liên hệ giữa trường học, sinh viên với doanh nghiệp.
- Hội nhập với giáo dục quốc tế, học tập những cái hay của quốc tế để áp dụng vào
Việt Nam.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
- Cài thiện chương trính và giáo trình


- Nâng cao chất lượng kiểm tra và đánh giá

Câu 2: Phân tích xu hướng giáo dục đại học hiện nay. Liên hệ với giáo dục đại

học ở Việt Nam.
Các xu hướng phát triển GDĐH
 1. Đại chúng hóa

Tức là ai cũng có thể học theo nhu cầu của mình.
Còn tại Việt Nam tính đại chúng hóa chưa cao, nhiều người muốn đi học thì
vẫn chưa có trường để học.
 2. Đa dạng hoá

Có nhiều trường, nhiều nghành để cho sinh viên lựa chọn.
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều trường nhiều chuyên nghành đào tạo để sinh
viên lựa chọn để học, nhưng vẫn chưa thể nhiều bằng quốc tế.
 3. Xã hội hóa và tư nhân hoá

Có nhiều trường do tư nhân tổ chức dạy học, nâng cao khả năng tự chủ về tài
chính .
Tại Việt Nam đa số là các trường công lập khá ít các trường tư nhân, nên khả
năng tự chủ là tương đối thấp.
 4. Đảm bảo chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh

Kiểm tra đánh giá được nâng cao, để nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các
trường với nhau
Tại Việt Nam việc kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm nhiều nên việc đảm
bảo chất lượng còn thấp, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu
tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp…


 5. Phát triển mạng lưới các ĐHNC

Nhiều trường có khả năng tự nghiên cứu, đưa các ứng dụng vào thực tế

Tại Việt Nam việc nghiên cứu trong các trường đại học còn yếu, số lượng bài
báo chưa nhiều, đưa các nghiên cứu vào thực tế còn ít
 6. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực

Hợp tác quốc tế được nâng cao, các trường có thể tuyển các sinh viên quốc tế
về học tập tại trường của mình.
Tại Việt Nam việc có sinh viên các nước đến học có khá ít.
2. Xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay
2.1. Đa dạng hoá các mô hình nhà trường và phương thức đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng một xã hội học
tập, chính phủ các nước đã phát triển giáo dục đại học theo hướng đa dạng hoá mô
hình nhà trường và phương thức đào tạo. Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều mô
hình trường đại học. Trường công lập vẫn là loại hình trường phổ biến được tổ chức
và vận hành dưới sự quản lí của nhà nước. Ngoài hệ thống trường công lập còn có các
trường tư thục, bán công, trường liên doanh với nước ngoài, với các tổ chức xã hội,
công ti, doanh nghiệp, trường cao đẳng cộng đồng…
Giáo dục đại học là một nền sản xuất đặc thù. Nền sản xuất này được kết hợp
chặt chẽ bởi 3 yếu tố: giáo dục, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Các chuyên gia
cũng thống nhất rằng phát triển giáo dục đại học hiện nay không phải chỉ về quy mô
và số lượng mà thực chất là vấn đề chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy có
trình độ và uy tín của nhà trường. Trong xu thế phát triển tiến tới nền kinh tế tri thức
và một xã hội thông tin, các chuyên gia phương Tây cho rằng: Thay vì tiền vốn và
sức lao động, tri thức trở thành nhân tố quan trọng nhất, việc sản xuất tri thức sẽ trở
thành hoạt động trọng yếu của nhân loại. Do vậy, đại chúng hoá giáo dục đại học là
bước đi tất yếu để tiến lên nền kinh tế tri thức. Đại chúng hoá và phổ cập giáo dục đại
học chỉ có thể thực hiện bằng các con đường: Thứ nhất, tăng cường chất lượng của
các trường đại học công lập. Thứ hai, phát triển hệ thống các trường đại học ngoài


công lâp (dân lập, tư thục…). Thứ ba, phát huy hệ thống đại học mở và đào tạo từ xa.

Thứ tư, xây dựng một hệ thống giáo dục đại học liên thông, chuyển đổi để tạo nên một
sức mạnh tổng hợp, liên hoàn.
Quy mô phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập ngày càng phát triển
ở nhiều nước. Ví dụ, ở Nhật Bản 457 trường tư thục trên tổng số 662 trường đại học
chiếm 69%. Liên Bang Nga hiện có 334 trường ngoài công lập trên tổng số 587
trường đại học chiếm 56,9%. Philippines có 1113 trường cao đẳng và đại học ngoài
công lập trên tổng số 1371 trường, chiếm 81,18%. In đô nê xia có 1200 trường đại học
dân lập trên tổng số 1253 trường, chiếm 95,7%… Việt Nam hiện đã có hơn 30 trường
đại học và cao đẳng ngoài công lập. Trong xu hướng phát triển như hiện nay, trong
thời gian tới ở nước ta sẽ có nhiều trường đại học tư thục mới ra đời ở nhiều lĩnh vực
đào tạo khác nhau.
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đại học đang được chính phủ nhiều nước
khuyến khích phát triển. Ở Trung Quốc, Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức
mở trường ngoài công lập. Nhà nước công nhận giáo dục ngoài công lập là một bộ
phận cấu thành của nền giáo dục quốc dân, là sự nghiệp xã hội công ích. Nhà nước
Trung quốc cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng ra thành lập
trường ngoài công lập trên lãnh thổ Trung Quốc và nhà nước phải tăng cường lãnh
đạo, quản lí các trường này nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ của các trường. Nhà
nước Trung Quốc khuyến khích mọi người mở trường ngoài công lập không chỉ bằng
văn bản pháp quy mà bằng những ưu đãi thực tế về thuế, giao thông, đất đai…
Tình hình giáo dục ngoài công lập ở Liên Bang Nga lại có những đặc điểm khác
Trung Quốc và Việt Nam. Theo luật giáo dục của Nga năm 1992 quy định: Tuỳ theo
hình thức tổ chức hợp pháp mà các tổ chức giáo dục có thể trung ương, chính quyền
địa phương lập trường ngoài công lập. Có 3 điều hoàn toàn dành cho giáo dục ngoài
công lập là các điều 11, điều 36 và điều 46 nói về những quy định hoạt động của giáo
dục ngoài công lập. Ngoài ra còn có các điều luật quy định về thuê đất, tuyên bố phá
sản, mức ngân sách…
Phương thức đào tạo đại học hiện nay ở các nước cũng hết sức linh hoạt và mềm
dẻo theo hướng xây dựng một xã hội học tập. Ngoài hình thức đào tạo chính quy còn
có rất nhiều hình thức khác như đào tạo tại chức, từ xa, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo



tích luỹ tín chỉ, đào tạo liên thông, đào tạo lại, đào tạo trong quá trình làm việc…
Cách thức đào tạo cũng hết sức linh hoạt, học buổi tối, học vào ngày nghỉ, học theo
đợt, học dựa vào công nghệ thông tin… Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và
nhược điểm riêng của nó nhưng đào tạo chính quy vẫn là hình thức đào tạo cơ bản
nhất để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó chính là sự kết hợp giữa quan
điểm đào tạo tinh hoa và đào tạo vì nguồn nhân lực.
Giáo dục đại học sẽ được mở ra hết sức rộng rãi và phổ biến nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Các địa phương có
thể mở trường đại học có thể không mở trường đại học nhưng vẫn thực hiện được giáo
dục đại học cho nhân dân địa phương thông qua các trung tâm giáo dục thường xuyên
liên kết với các trường đại học. Người dân sẽ thuận lợi hơn khi được hưởng quyền
giáo dục đại học ngay chính trên quê hương mình. Thậm chí ở những nơi vùng sâu,
vùng xa thông qua hệ thống mạng vẫn có thể học đại học một cách bình thường.
Đào tạo theo phương thức tích luỹ tín chỉ cũng rất có lợi cho người học. Họ có
thể học bất cứ lúc nào tuỳ theo khả năng và điều kiện của bản thân và có thể học nhiều
bằng đại học khác nhau. Các hình thức đào tạo liên thông cũng có rất nhiều ưu điểm,
nhất là việc tạo cơ hội cho người học nâng cao trình độ chuyên môn của mình theo
một nghề nghiệp mà họ gắn bó, yêu thích…
2.2. Gắn kết quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học và quá trình sản xuất,
kinh doanh trong thực tiễn
Các trường đại học ngày nay không chỉ có chức năng đào tạo mà còn có nhiều
chức năng khác như nghiên cứu khoa học, tham gia vào quá trình sản xuất, kinh
doanh, kết hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo,
tham gia đào tạo lại…
Đành rằng chức năng đào tạo là chức năng quan trọng số 1 của các trường đại
học. Nhưng xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới là gắn quá trình đào
tạo với nghiên cứu khoa học. Các trường đại học có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật
đông đảo, có trình độ cao, đó là lực lượng nghiên cứu khoa học có hiệu quả và chất

lượng. Ngoài lực lượng cán bộ giảng dạy còn có đông đảo sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh cũng có thể tham gia nghiên cứu tạo ra các sản phẩm khoa học nhất
định.


Thực tiễn cho thấy các trường đại học đã có nhiều cống hiến trong nghiên cứu
khoa học. Nhiều cán bộ giảng dạy trường đại học trên thế giới nhận những giải thưởng
nghiên cứu khoa học cao quý như giải Nôben. Các công trình nghiên cứu trong các
trường đại học đã góp phần tích cực thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển. Việc nghiên
cứu khoa học trong các trường đại học có rất nhiều lợi ích, trong đó ngoài lợi ích phát
triển khoa học còn có một giá trị trực tiếp đó là nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao
chất lượng đào tạo… Hai hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ mật thiết
cho nhau, tương tác với nhau để nâng cao vai trò, vị thế của nhà trường đại học trong
xã hội, nhất là vai trò phát triển văn hoá, khoa học kĩ thuật, công nghệ, phát triển kinh
tế xã hội.
Quá trình đào tạo trong các trường đại học còn phải liên kết với quá trình sản
xuất, kinh doanh, phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của xã hội. Việc liên kết
này vừa làm cho quá trình đào tạo gắn với thực tiễn, làm cho quá trình đào tạo cập
nhật được với sự tiến bộ của sản xuất xã hội, làm cho lí thuyết gắn với thực hành, vừa
phát huy vai trò của các cơ sở sản xuất trong quá trình đào tạo. Nhà trường có thể mời
các chuyên gia, kĩ sư, thợ bậc cao ở các cơ sở sản xuất tham gia vào quá trình đào tạo,
làm cho quá trình đào tạo hiệu quả và thiết thực hơn. Việc gắn kết quá trình đào tạo
với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội là một xu hướng tiên tiến trong quá
trình đào tạo hiện nay.
Việc gắn kết quá trình đào tạo với sản xuất, dịch vụ không chỉ với các cơ sở của
xã hội mà nhà trường còn có cơ sở riêng để phục vụ trực tiếp quá trình đào tạo. Hiện
nay ở Hoa Kì, bất cứ trường đại học hay cơ sở đào tạo nghề nào cũng có những cơ sở
sản xuất, dịch vụ riêng của mình để nhằm tăng kinh phí cho quá trình đào tạo và có
điều kiện để rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Những cơ sở sản xuất và dịch vụ của
nhà trường đã mang lại một nguồn kinh phí đáng kể để phát triển đào tạo.

Chính quá trình kết hợp này mà sinh viên sau khi đào tạo ra trực tiếp lao động
sản xuất không bị bở ngỡ, lúng túng, họ có thể bắt nhịp ngay vào công việc của mình.
Đây là vấn đề chúng ta cần phải học tập và phát huy trong quá trình đào tạo ở các
trường đại học và dạy nghề hiện nay. Nhiều ngành kĩ thuật hiện nay, sinh viên của
chúng ta đào tạo ra không thể vào làm ngay được mà phải đào tạo lại trong thời gian
đầu học việc. Nguyên nhân là trong quá trình đào tạo của chúng ta chưa gắn với quá


trình sản xuất. Sinh viên ít được thực hành nghề nghiệp của mình và hầu như không
gắn những lí thuyết học được với sản xuất thực tiễn.
2.3. Quốc tế hoá giáo dục đại học
Trong thời buổi toàn cầu hoá và sự hội nhập của các nước với khu vực và thế
giới là tất yếu thì không chỉ toàn cầu hoá về mặt thương mại mà toàn cầu hoá mọi mặt
trong đó có giáo dục - đào tạo. Sự toàn cầu hoá về lực lượng lao động đòi hỏi các
nước phải có những chính sách điều chỉnh trong quá trình đào tạo, nhất là giáo dục đại
học và nghề nghiệp để đào tạo ra những người có thể tham gia vào quá trình sản xuất
của khu vực và thế giới.
Hiện nay có nhiều nước thực hiện quốc tế hoá giáo dục đại học. Quá trình thực
hiện quốc tế hoá rất đa dạng như liên kết đào tạo với nhiều trường đại học nổi tiếng,
nhờ đào tạo cán bộ, mời thỉnh giảng, nhập khẩu nội dung, chương trình đào tạo, mời
cơ quan đánh giá ngoài kiểm định, đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tự
kiểm định, đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế… Nhiều nước trên thế giới đã tách quá
trình đào tạo và quá trình đánh giá thành hai quỏ trỡnh riêng biệt nhau. Cơ quan đánh
giá hoàn toàn độc lập với cơ quan đào tạo. Nhiều trường hợp, các trường đại học danh
tiếng đã mời các cơ quan đánh giá, kiểm định có uy tín trên thế giới tiến hành kiểm
định chất lượng đào tạo. Ví dụ, một số trường đại học Xingapore đã mời tổ chức kiểm
định đánh giá của Hoàng gia Anh sang đánh giá độc lập…
Năm 1995, Liên minh Toàn cầu về Chuyển đổi Giáo dục Quốc gia (GATE) được
thành lập tập trung vào giải quyết các vấn đề có liên quan đến chất lượng và việc
chuyển đổi giáo dục giữa các quốc gia. GATE đã soạn thảo một số nguyên tắc và quy

ước hoạt động thực tiễn mà các cơ sở giáo dục và đào tạo đại học nên dựa vào để xây
dựng một quy trình tuân thủ bằng pháp lí theo những nguyên tắc trên. Mặc dù các
nguyên tắc được sử dụng rộng rãi và được quan tâm nhiều trong dịch vụ xác nhận,
song việc tiếp nhận của dịch vụ vẫn còn thấp do nhiều người đặt vấn đề đây là một tổ
chức mang tính thương mại.
Trong thực tế, nhiều trường gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến GATE chứ không
phải là yêu cầu xem xét, đánh giá chuyển đổi giáo dục quốc gia trên phạm vi rộng về
chất lượng giảng dạy và các chuẩn của trường. Vì vậy, có thể đề xuất ra loại dịch vụ
nhằm đáp ứng những nhu cầu nói trên. Dịch vụ này sẽ đưa lại những lợi ích lớn lao


cho các trường muốn đóng góp vai trò quan trọng vào bối cảnh quốc tế. Dịch vụ này
đặc biệt quan trọng đối với những nước không có cơ quan đảm bảo chất lượng hay cơ
quan kiểm định có uy tín quốc tế cao.
Cách đây vài năm, Hiệp hội các trường Đại học Châu Âu (Association of
European Universities) đưa ra một dịch vụ kiểm định đối với các thành viên hiệp hội
là CRE. Dịch vụ này rất phổ biến khi các trường đại học lựa chọn phạm vi kiểm định
phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Việc kiểm định trở thành một hoạt động cố vấn quản
lí được các chuyên gia quản lí về học thuật thực hiện. Cũng giống như GATE, CRE
hoạt động dựa trên cơ sở tự chi trả chi phí, (ngân sách thu từ hoạt động kiểm định,
đánh giá do các cơ sở đào tạo thuê).
IQR là chương trình quản lí nhà trường trong giáo dục đại học của OECD. Hiện
nay cùng với CRE và Hiệp hội Hợp tác Kiểm định đưa ra kiểm định các quy trình và
tiến bộ của một trường đại học trong quá trình quốc tế hoá. Cho đến nay hoạt động
này vẫn tiếp tục được phát triển và đem lại nhiều lợi ích.
Hiện nay nhiều chính phủ đang thúc đẩy sự thừa nhận song phương về chất
lượng đào tạo và hoạt động các cơ quan đảm bảo chất lượng. Hiệp ước Washington
tạo ra sự thừa nhận lẫn nhau trong các hoạt động của 8 cơ quan kiểm định và tổ chức
mạng lưới quốc tế bảo đảm chất lượng trong giáo dục đại học. Công nhận song
phương cũng đang vấp phải những thách thức và nhiều vấn đề đặt ra. Ví dụ, cơ quan

chuyên đánh giá chương trình và cơ quan khác đánh giá cơ sở giáo dục đào tạo có
công nhận các hoạt động của nhau không? Hoặc giải quyết như thế nào khi các cơ sở
giáo dục và đào tạo độc lập không sẵn sàng cấp tín chỉ cho một sinh viên học tập ở
một trường khác có kết quả đánh giá của cùng một cơ quan kiểm định về chất lượng
đào tạo…
Việc quốc tế hoá giáo dục đại học không chỉ là phương thức nâng cao chất lượng
đào tạo, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau mà còn nhằm vào việc thực hiện toàn cầu hoá
lực lượng lao động tiến tới toàn cầu hoá mọi mặt của cuộc sống xã hội.
Người ta lo ngại việc quốc tế hoá giáo dục đại học sẽ ảnh hưởng quá trình giữ
gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Việc lo ngại là có lí nhưng không thể ngăn cản
được xu thế này. Bất cứ quá trình nào cũng có hai mặt của nó là tích cực và tiêu cực,
như cơ chế thị trường chẳng hạn. Vấn đề đặt ra là chúng ta chọn con đường nào có lợi


nhiều nhất, tìm phương thức phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Đó mới là
cách phát triển khôn ngoan, vừa hội nhập quốc tế, vừa giữ gìn được bản sắc của dân
tộc mỡnh.



×