Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề cương ôn thi quản trị doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.77 KB, 11 trang )

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
1. Giải thích tính hệ thống của doanh nghiệp từ đó nhà quản trị cần chú ý vấn đề gì
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?
Trả lời:
* Giải thích tính hệ thống của doanh nghiệp
Bản thân kinh doanh có thể được coi như một hệ thống tổng thể bao gồm những
hệ thống cấp dưới nhỏ hơn là các ngành kinh doanh, mỗi ngành kd được tạo thành bởi
nhiều công ty có quy mô khác nhau, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Mỗi công
ty lại bao gồm nhiều hệ thống cấp thấp hơn như sản xuất, marketing và tài chính…
Về cơ bản, một hệ thống kd nhận được các yếu tố nhập lượng từ môi trường, nó
chế biến các yếu tố này sau đó sản xuất ra các xuất lượng cho hệ thống xã hội. Quá trình
này có thể tóm tắt qua sơ đồ:
DN nhận các nhập
lượng và hđ trong
mt tự nhiên, luật
pháp, chính trị, kte,
kỹ thuật và các áp
lực XH

DN Chế biến các
nhập lượng bằng PP
hiệu quả nhất, bằng
cách kết hợp các
nguồn lực, khuyến
khích người lao động
và áp dụng các kỹ
thuật hợp pháp

DN sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ để
thỏa mãn các nhu cầu,


đồng thời cũng tạo ra
các lợi ích kinh tế, xã
hội nâng cao mức
sống của xã hội.

Như vậy doanh nghiệp là một
hệ thống sản xuất hàng hóa và dịch vụ để thỏa mẵn các nhu cầu của xã hội. Theo cách
hiểu định nghĩa mang tính hệ thống này, chúng ta có thể thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa
doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.


DN là một tổ chức chặt chẽ mang tính hệ thống rõ rệt

Môi trường kinh doanh (Kinh tế, chính trị, xã hội, TN, KHKT, VHXH, Pháp luật…)

Đầu vào
Vốn
Nhân lực
KHKT
Máy móc thiết bị
Nguyên liệu đất đai
Thông tin

Quá trình
-TCSX, chế biến
- Quản lý điều hành

Đầu ra
SP hàng há
Dịch vụ

Tiêu thụ
Lợi nhuận

Môi trường kinh doanh (Khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cc, nhà pp,…)

* Để nâng cao năng lực cạnh tranh nhà quản trị cần chú ý những vấn đề sau:
- Quản trị vật tư: Phát triển nhu cầu vật tư, tính toán vật tư tồn kho, mua sắm, nhập kho
bảo quản, cấp phát vật tư…
- Quản trị sản xuất: Hoạch định chương trình, xây dựng kế hoạch sản xuất, điều khiển
quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng, giữ gìn bản quyền, bí quyết…
- Quản trị marketing: thu thập thông tin thị trường, hoạch định chính sách sản phẩm giá
cả, phân phối và xúc tiến bán hàng.
- Quản trị nhân lực: lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân sự, bố trí, đánh giá và phát
triển nhân viên.
- Quản trị tài chính kế toán: tài chính( huy động và sử dụng vốn), kế toán (lỗ lãi, báo cáo)

- Quản trị nghiên cứu và phát triển: thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và
thẩm định các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng.
- Quản trị thông tin: chọn lọc và xử lý thông tin, kiểm tra, giám sát thông tin.
- Quản trị hành chính pháp chế: thực hiện các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài DN,
các hoạt động quần chúng, hoạt động hành chính phúc lợi DN.
Để đảm bảo tính hệ thống thì công tác quản trị fai thực hiện đồng đều ở tất cả các
lĩnh vực, tất cả các khâu của quy trình kinh doanh và tất cả các đối tượng tác động vào
quá trình đó.


Câu 2: Doanh nghiệp cần phải làm gì, bằng cách nào để có được lợi nhuận
cao một khách hàng ?
Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận đạt được. Có rất
nhiều cách để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, trong đó việc đạt lợi nhuận cao trên một

khách hàng là cách tăng trưởng hiệu quả và đem lại cho Doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất.
Có rất nhiều cách thức để danh nghiệp áp dụng nhằm đạt được lợi nhuận cao trên một
khách hàng:
Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp phải doanh nghiệp phải xác định được vị trí
hiện tại của mình trên thị trường(cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu), mối quan hệ
với khách hàng, nhà cung cấp, với đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường để từ đó
đầu tư để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ:
+ Xác định lợi thế cạnh tranh thật độc đáo của doanh nghiệp và giới thiệu với
khách hàng những lợi thế cạnh tranh riêng có đó để khách hàng có thể chọn mua sản
phẩm
+ Chú trọng vào dịch vụ và giá trị để thuyết phục khách hàng mua hàng.
+ Đầu tư vào công nghệ để tăng tính hiệu quả và giảm chi phí.
+ Cung cấp một chuỗi các sản phẩm/dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu, khẩu
vị và sở thích
+ So với chi phí “mua” khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện hữu ít tốn kém
hơn nhiều. DN cần làm tốt công tác theo dõi tỉ lệ khách hàng quay lại và số lần họ mua
trong một tháng hay một năm. Doanh nghiệp tập trung tìm kiếm nhóm khách hàng giá
trị nhất và làm hài lòng nhóm khách hàng ấy.
Thứ hai, một doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận trên một khách hàng cần
tăng tỷ lệ mua hàng trên một khách hàng, hay nói cách khác là biến khách hàng tiềm
năng thành khách hàng thật sự của mình thông qua những hình thức bán hàng,
khuyến mãi, hậu mãi..., như:
+ tập trung nỗ lực vào quảng cáo truyền miệng, khuyến khích khách hàng hiện
hữu giới thiệu bạn bè để nhận quà tặng.
+ Đưa ra hình thức thanh toán đa dạng, chẳng hạn như: trả góp trong 6 tháng, 12
tháng hay 24 tháng không trả lãi
+ Chấp nhận các phương thức chi trả khác nhau như tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ
ATM
+ Có chính sách bảo hành tốt
+ Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng tốt về chuyên môn, chăm sóc khách hàng

và kỹ năng bán hàng tốt và có thể thuyết phục khách hàng, đưa ra những lý do khách cần
mua hàng của công ty bạn. Đặc biệt, Đội ngũ nhân viên phải có thái độ niềm nở, lịch sự
với năng lượng tích cực
+ Đầu tư vào quảng cáo bằng nhiều hình thức hiệu quả, thiết thực để sản phẩm
của mình đến với khách hàng


+ Áp dụng những kiểu cách bán hàng đã được chứng minh là thành công, Đưa ra
nhiều lời khuyên bổ ích miễn phí khiến khách hàng cảm thấy muốn mua
+ Bao bì đẹp, bắt mắt
+ Sử dụng băng hình giới thiệu sản phẩm
+ Nhanh chóng liên hệ lại với khách hàng. Chủ động lấy ý kiến của những người
không mua hàng để điều chỉnh sản phẩm hay phương thức bán hàng
+ Tặng hàng mẫu hoặc cho dùng thử cho KH để họ có thể biết về sản phẩm của
mình
Thứ ba, Sau khi tăng tỷ lệ mua hàng trên một khách hàng bước tiếp theo là cần
tăng số tiền mua hàng trung bình của khách. Có một số cách doanh nghiệp có thể áp
dụng:
+ Đóng gói nhiều sản phẩm với nhau (Ví dụ: một gói 4 sản phẩm)
+ Đặt ra chỉ tiêu về số tiền mua trung bình trên mỗi đầu khách cho nhân viên bán
hàng
+ Làm tốt công tác tư vấn (phân tích nhu cầu khách hàng)
+ Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, như: Khuyến mãi “Mua 1 tặng 1”, Khuyến
mãi “Trả tiền ba món có được bốn món”, Tặng quà/giảm giá nếu mua trên mức nào đó
+ thực hiện Bán những sản phẩm/dịch vụ kèm theo
+ Cung cấp dịch vụ giao hàng tại nhà để khuyến khích khách hàn mua nhiều hàng
hơn
Câu 3: Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính trong doanh nghiệp? Cho ví dụ
minh họa?
Phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo

cáo tài chính của doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của doanh
nghiệp, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
Phân loại tỷ số tài chính
Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 loại:
- Các tỷ số về khả năng thanh toán[cần dẫn nguồn]: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về cơ cấu tài chính[1] : Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để
sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về hoạt động[1]: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ
chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về doanh lợi[1]: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp,
hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh.
- So sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính, để thấy được tình
hình tài chính được cải thiện hoặc xấu đi như thế nào để có biện pháp kịp thời.


- So sánh kì này, với mức trung bình của ngành nghĩa là so sánh với những doanh nghiệp
cùng loại để thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở hiện trạng tốt hơn hay xấu
hơn, được hay chưa được.
Điều kiện
Cần tìm hiểu đối tượng phục vụ cho việc phân tích các tỷ số tài chính
- Đối tượng bên ngoài: chủ nợ ngắn hạn chú trọng các tỷ số thanh khoản, chủ nợ dài hạn
chú trọng các tỷ số cơ cấu tài chính, nhà đầu tư chú trọng khả năng sinh lời vàcác tỷ số
về doanh lợi, cơ quan chính quyền chú trọng kiểm soát, năn ngừa rủi ro.
- Đối tượng bên trong: tổ chức quản trị, bộ phận kế hoạch, bộ phận kiểm soát…nhằm
hoàn trả nợ đến hạn và đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Yêu cầu đối với bảng báo cáo tài chính được sử dụng khi phân tích tỷ số tài chính
- Trung thực, đúng biểu mẫu, chính xác và thống nhất số liệu, đúng hạn định.

So sánh chỉ tiêu trung bình ngành: là những tiêu chuẩn được đánh giá là tốt cho những
doanh nghiệp cùng loại.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các tỷ số trung bình ngành chưa được thống kê, thì
khi phân tích các nhà phân tích tài chính có thể đưa ra những tỷ số tài chính mẫu mà
được đánh giá tốt hoặc Dn hoạt động kinh doanh hiệu quả với tình hình tài chính lành
mạnh, từ đó chọn tỷ số tài chính làm thước đo, tiêu chuẩn tiến hành so sánh.
Ưu - Nhược điểm
Ưu điểm
Đánh giá hiệu quả và hiệu năng hoạt động kinh doanh của công ty.
Các tỷ số về cơ cấu tài chính: phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời
hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu năng sử dụng các tài nguyên của công ty.
Hướng dẫn dự báo và lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh; ra quyết định đầu tư
tài trợ vốn; đối phó với thị trường tài chính xác định rủi ro và lợi nhuận.
Nhược điểm
Không nhận ra những báo cáo tài chính không chính xác.
Yếu tố thời gian chưa được đề cập.
Khó kết luận tình hình tài chính tốt hay xấu.
Không thể hoạch định khả thi đối với những doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực.
Biện pháp khắc phục
Nên tiến hành nhiều phương pháp phân tích so sánh khác nhau trong cùng 1 lúc:
+ phân tích tỷ số tài chính theo thời gian.
+ phân tích tỷ số so sánh với đối thủ cạnh tranh.
+ phân tích mức độ biến động trong các bảng báo cáo tài chính.
Ví dụ minh họa:


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2015::
CHỈ TIÊU
2015

TÀI SẢN
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN
59.319
I-Tiền và các khoản tương đương tiền
4.094
II-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
III-Các khoản phải thu
36.376
1-Phải thu của khách hàng
35.641
2-Trả trước cho người bán
1.821
3-Phải thu nội bộ ngắn hạn
9
5-Các khoản phải thu khác
701
6- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(1.795)
IV-Hàng tồn kho
18.849
V-Tài sản ngắn hạn khác
B-TÀI SẢN DÀI HẠN
23.249
II-Tài sản cố định
11.600
1-Tài sản cố định hữu hình
11.600
Nguyên giá
40.517
Giá trị hao mòn lũy kế(*)

(28.916)
III-Bất động sản đầu tư
IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
10.293
V-Tăi sản dăi hạn khâc
1.355
3- Tài sản dài hạn khác
1.355
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
82.568
NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ
47.608
I-Nợ ngắn hạn
43.992
1-Vay và nợ ngắn hạn
26.664
2-Phải trả cho người bán
13.152
3-Người mua trả tiền trước
361
4-Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
316
7-Phải trả nội bộ
9-Các khoản phải trả phải nộp khác
3.498
II-Nợ dài hạn
3.616
4- Vay và nợ dài hạn
3.616

B- VỐN CHỦ SỞ HỮU
34.960
I-Vốn chủ sở hữu
34.960
1-Vốn đầu tư của chủ sở hữu
33.020
7-Quỹ đầu tư phát triển
707
8- Quỹ dự phòng tài chính
220
10- Lợi nhuận chưa phân phối
1.012
II-Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
82.568
KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2014-2015 :
CHỈ TIÊU

2015


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

73.056
104
72.952
64.037
8.914
20
1.748
1.748
6.491
695
0
0
0
695
153
542

Chỉ tiêu
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán tức thời

Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay các khoản phải thu

Công thức tính
TSNH/Nợ ngắn hạn
(TSNH - HTK)/Nợ ngắn hạn
Tiền và TĐ tiền/Nợ ngắn hạn
Doanh thu thuần/TSNH bình quân
Giá vốn hàng bán/HTK bình quân
DTT/Các khoản phải thu bình quân

Hiệu suất sử dụng TSCĐ
DTT/Tổng TS
Tốc độ tăng trưởng DTT
Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
Hệ số Nợ dài hạn/Vốn CSH
Hệ số nợ
Hệ số tài sản cố định/VCSH
Tốc độ gia tăng tài sản

DTT/Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
DTT/TTS bình quân

6,66
0,88
-6,61
57,66%
10,3%
1,36%

33,2%
28,15%

(DTT kỳ này - DTT kỳ trước)/DTT kỳ trước

Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
TSCĐ/Vốn chủ sở hữu
(TS Ckỳ-TS đầu kỳ)/TS đầu kỳ
Chỉ tiêu

Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
LN gộp/Doanh thu thuần
LNST/Tổng TS bình quân (ROA)
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng
LNST

2015
1,35
0,92
0,093
1,43
5,2
2,12

2015
72.951

542
12,2%
0,74%

Công thức tính
(LN ST kỳ hiện tại - LN ST kỳ
trước)/LN ST kỳ trước

2015
1,69%


Câu 4: Trình bày phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp,
cho ví dụ minh họa?
Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Nhu cầu về vốn lưu động phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động sàn xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh để chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thích hợp. Trong
ngắn hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng 1 số phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
đơn giản sau:
1. Phương pháp phần trăm theo doanh thu
Theo phương pháp này doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
-Tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản theo doanh thu ở năm
hiện tại.
+Các khoản mục của phần tài sản có mối quan hệ trực tiếp với doanh thu. Vì vậy, chia
các khoản mục của phần tài sản trên bảng tổng kết tài sản cho doanh thu, xác định tỷ lệ
phần trăm của các khoản mục này theo doanh thu.
+Chia các khoản mục của phần nguồn vốn có mối quan hệ với doanh thu cho doanh thu,
xác định tỷ lệ phần trăm của các khoản mục này theo doanh thu. Vì chỉ một số khoản
mục của nguồn vốn có quan hệ trực tiếp với doanh thu.

2. Phương pháp dựa vào chu kỳ vận động của vốn lưu động
Khi phân tích quá trình vận động của vốn lưu động, có thể xác định được chu kỳ vận
động của vốn lưu động bằng công thức:
Chu kỳ luân chuyển = Thời gian luân chuyển + Tgian thu hồi
của vốn lưu động (T) của nguyên vật liệu
các khoản fai thu

- tgian thanh toán
các khoản fai trả

-Thời gian luân chuyển nguyên vật liệu là thời gian trung bình để chuyển nguyên vật liệu
thành sản phẩm và tiêu thụ những sản phẩm đó. Thời gian luân chuyển của nguyên vật
liệu được xác định bằng công thức:

Thời gian luân chuyển
của nguyên vật liệu

=

Hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán BQ ngày

-Thời gian thu hồi các khoản phải thu là thời gian trung bình để chuyển các khoản phải
thu của doanh nghiệp thành tiền mặt. Thời gian thu hồi các khoản phải thu được tính
bằng công thức:
Tgian thu hồi
Các khoản phải thu

= các khoản phải thu bình quân
Doanh thu BQ ngày



-Thời gian thanh toán các khoản phải trả là thời gian trung bình từ khi mua nguyên vật
liệu và lao động đến khi thanh toán các khoản phải trả này.
Thời gian thanh toán
Các khoản phải trả

= các khoản phải trả bình quân
Giá vốn hàng bán BQ ngày

Khi đã xác định được chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động, doanh nghiệp có thể tính
được nhu cầu vốn lưu động cần tài trợ bằng công thức:
Ví dụ minh họa:
XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
CHỈ TIÊU
Thực hiện 2015
Kế hoạch 2016
Giá trị Tổng sản lượng CN
86.213
90.000
Doanh thu thuần
73.055
84.000
LN SXKD trước thuế
695
900
Thuế TNDN
152
198
Thực hiện nghĩa vụ Ngân Sách

3.172
3.600
Thu nhập BQ tháng/NLĐ
7,69
8,84
Vòng quay vốn lưu động
1,43
1,81
Khấu hao TSCĐ
2.631
2.640
Vốn tự có
15.327
Vốn huy động và chiếm dụng khác
5.441

Chi phí SX cần thiết = Sản lượng thực hiện - KHCB – Thuế - Lợi
nhuận định mức
= 90.000 – 2.640 – 900 = 86.460 (trđ)
Vốn tự có:
15.327 trđồng

Vốn huy động khác:
5.441 trđồng

Nhu cầu vay vốn = (Chi phí SX cần thiết/ Vòng quay VLĐ) - Vốn
tự có - Vốn huy động khác
= 86.460/1,81 – 15.327 – 5.441
= 27.000(trđ)
Câu 5 Nội dung hình thức tiền lương trong doanh nghiệp

1. Hình thức tiền lương theo thời gian: Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời
gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định theo 2 cách: Lương
thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng
- Lương thời gian giản đơn được chia thành:
+Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định
gồm tiền lương cấp bặc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương tháng thường được áp
dụng trả lương nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân
viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất.


+Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc
theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả CNV, tính trả lương
cho CNV trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng.
+Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong
ngày theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.
- Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn
kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tuy
nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả
lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất,
kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người lao động tự giác làm việc, làm
việc có kỷ luật và năng suất cao.
1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Hình thức lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động được tính theo
số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong
được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định
mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm trả, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ.
1.2.2.1. Theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động
được tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá

lương sản phẩm. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương
phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm.
+ Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lưong theo sản phẩm trực
tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất ( thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng
tăng suất lao động, năng cao chất lượng sản phẩm ).
+ Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho người
lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến
căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. Hình thức này nên áp dụng ở những
khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên
công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động.
1.2.2.2. Theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các
công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên
vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết
quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
1.2.3. Theo khối lượng công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng
cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như: khoán bốc
vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm.


1.2.4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: Ngoài tiền lương, BHXH, công
nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác được hưởng khoản tiền thưởng,
việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành
Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét A,B,C và hệ
số tiền thưởng để tính.
Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng
năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định.




×