Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Ôn tập Tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.87 KB, 27 trang )

BÀI 1: CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ, Ý THỨC.

II. Cơ sở xã hội của tâm lý:
1. Hoạt động:
a. Khái niệm hoạt động:
- Dưới góc độ tâm lý học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) xung
quanh để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và về phía con người (chủ thể).
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người: hoạt động cho tập thể, gia đình và bản thân; hoạt động vui
chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động nghỉ ngơi,…
- Bằng hoạt động và trong hoạt động, mỗi cá thể hình thành và phát triển năng lực, tính tình và đạo đức của mình.
- Nhìn chung bất kì hoạt động nào của con người cũng đều gồm 2 quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung cho nhau
và thống nhất với nhau:
+ Quá trình thứ I được gọi là quá trình đối tượng hoá (“xuất tâm”), trong đó con người chuyển năng lượng của
mình ra thành sản phẩm lao động. Đây là qt xuất tâm: quá trình này con người bộc lộ tâm lý ra bên ngoài. Trong lao
động thì đó là quá trình chuyển năng lực người thành sản phẩm lao động; trong giao tiếp thành mối quan hệ,…
+ Quá trình thứ II được gọi là quá trình chủ thể hoá (“nhập tâm”), trong đó con người chuyển nội dung của khách
thể vào chủ thể tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách. Đây là quá trình chiếm lĩnh thế giới, hay còn được gọi là quá
trình nhập tâm.
 Hoạt động là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ giữa con người với hiện thực khách quan nhằm thực
hiện những mục đích nhất định.
b. Đặc điểm hoạt động:
- Hành động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng: Hoạt động luôn luôn nhằm tác động vào một cái gì đó, để
thay đổi nó hoặc để tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc mình.
Ví dụ: hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kỹ năng,… để biết, hiểu, tiếp thu và đưa tri thức, kỹ năng vào vốn
liếng kinh nghiệm của bản thân.
- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể:
+ Người lao động là chủ thể của hoạt động lao động.
Ví dụ: Thầy giáo và học sinh là chủ thể của hoạt động dạy – học.
+ Chủ thể lao động có thể là một hoặc nhiều người.
Ví dụ: Thầy hướng dẫ, tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy và học, trò thực hiện hoạt động đó tức là thầy và trò cùng
nhau tiến hành một hoạt động để đi đến một loại sản phẩm là hình thành ở học sinh một nhân cách hoàn chỉnh.


- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích: hoạt động tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc
thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội. Tính mục đích là quy luật điều khiển mọi hoạt động.
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp:
+ Trong lao động, người ta dùng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động, công cụ lao động giữ vai
trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao động, tạo ra tính gián tiếp trong hoạt động lao động.
+ Tương tự, tiếng nói, chữ viết, con số và các hình ảnh tâm lý khác là các công cụ tâm ý được sử dụng để tổ
chức, điều khiển thế giới tinh thần ở mỗi con người.
+ Công cụ lao động và công cụ tâm lý khác đều giữ chức năng trung gian trong hoạt động và tạo ra tính chất gián
tiếp của hoạt động.
c. Phân loại hoạt động:
* Cách chia khái quát nhất là hoạt động được chia làm 2 loại: lao động và giao tiếp:
- Lao động: là thực hiện mối quan hệ giữa người và vật (khách thể với chủ thể). Thông qua hoạt động con người
mới tạo ra của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn được nhu cầu về vật chất và tinh thần, hoạt động lao động là hoạt
động cơ bản của con người.
- Giao tiếp: là thực hiện mối quan hệ giữa người với người (chủ thể với chủ thể).
* Cách chia thứ 2 là dựa theo sự phát triển của cá thể hoạt động được chia làm 3 loại hình hoạt động kế tiếp
nhau: vui chơi, học tập và lao động:
1


- Vui chơi: Hoạt động này thường diễn ra ở giai đoạn trước tuổi đi học. Ở giai đoạn này, cá thể không quan tâm
đến đối tượng của hoạt động.
- Học tập: Trong hoạt động này, con người đã xác định đối tượng của hoạt động một cách cụ thể, nhưng chưa làm
biến đổi được đối tượng đó.
- Lao động: Thông qua hoạt động này, con người đã làm biến đổi đối tượng của lao động.
 Con người có nhiều hoạt động khác nhau, sự phân chia này chỉ là tương đối để nhận biết các hoạt động. Các loại
hoạt động của con người đều có quan hệ mật thiết với nhau.
d. Cấu trúc của hoạt động:
- Hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định. Động cơ là cái quan trọng nhất trong tâm lý con người. Có
động cơ xa và động cơ gần.

+ Động cơ xa là mục đích chung của hoạt động.
+ Động cơ gần (động cơ trực tiếp) là mục đích bộ phận.
- Mục đích bộ phận là mục đích của từng hành động.
- Hành động là bộ phận hợp thành của hoạt động.
+ Mỗi hoạt động có thể gồm một hay nhiều hành động tạo nên. Ngược lại, một hành động có thể tham gia một
hay nhiều hoạt động khác nhau.
+ Hành động nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện cụ thể. Tuỳ mục đích và điều kiện cụ thể nơi
diễn ra hành động mà xác định cách thức cụ thể để giải quyết nhiệm vụ. Cách thức này chính là các thao tác tạo nên
hành động.
+ Mục đích hành động thực hiện được là nhờ thực hiện thao tác. Ngược lại, các thao tác được quyết định bởi
công cụ, điều kiện bên ngoài.
 Cuộc sống con người là một dòng các hoạt động. Dòng hoạt động này bao gồm các hoạt động riêng rẽ theo các
động cơ tương ứng. Hoạt động được hợp thành bởi các hành động theo 1 mục đích nhất định. Hành động do các
thao tác hợp thành và tuỳ thuộc các điều kiện cụ thể. Đó là cấu trúc vĩ mô của hoạt động ở con người.
* Sơ đồ cấu trúc hoạt động:
Hoạt động

Động cơ

Hành động

Mục đích

Thao tác

Điều kiện

2



2. Giao tiếp:
a. Khái niệm giao tiếp:
- Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để thực hiện hoá các quan hệ xã hội giữa
con người với nhau.
- Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý con người.
b. Đặc điểm giao tiếp:
- Đối tượng của giao tiếp là những người khác. Trong khi đó đối tượng của hoạt động là những đối tượng vật chất
hoặc văn hoá, tinh thần và luôn luôn cải biến dưới tác động của con người.
- Trong quá trình giao tiếp không có ai là khách thể giữ vai trò thụ động tuyệt đối, mà đều là chủ thể giữ vai trò
tích cực ở mức độ cao thấp khác nhau. Những người tham gia vào quá trình giao tiếp thường tác động lẫn nhau và
chịu ảnh hưởng của nhau về mặt tâm lý, ý thức.
c. Phân loại giao tiếp:
* Dựa vào phương tiện để giao tiếp: có 2 nhóm chính.
- Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ: Là phương tiện giao tiếp chủ yếu ở con người. Bằng ngôn ngữ, con người có
thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật…
+ Nội dung ngôn ngữ: ý nghĩa của lời, của từ. Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại là khách quan và chủ
quan.
 Khách quan bởi nó không phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của một cá nhân nào.
Ví dụ: không ai dùng từ “cái ghế” để chỉ “cái gậy” và ngược lại.
 Chủ quan bởi có những từ vô thưởng vô phạt, nhưng trong quá trình sử dụng gây phản ứng, những cảm xúc
tích cực hay tiêu cực nào đó. Đây chính là ý cá nhân của ngôn ngữ.
Ví dụ: từ “ma tuý” đối với người nghiện hút không gợi lên cảm giác tiêu cực như ở những người bình thường.
+ Tính chất ngôn ngữ: nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu,… có vai trò rất quan trọng. Người có giọng nói ấm áp, dịu
dàng, quyền rũ làm cho người nghe cảm thấy hài lòng, có cảm tình. Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, giống
giọng. Trước và sau khi nói ra những lời quan trọng phải ngừng một lúc, để cho người nghe chú ý.
+ Điệu bộ khi nói: là những cử chỉ của tay, chân và nét mặt. Thường điệu bộ phụ hoạ theo lời nói để giúp thêm ý
nghĩa. Việc sử dụng điệu bộ khi nói phải phù hợp với phong tục, tập quán, nền văn hoá.
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
+ Nét mặt.
+ Nụ cười.

+ Ánh mắt: phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người ra bên ngoài.
Ánh mắt còn phản ánh cá tính của người đó: người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thằng và trực diện, người nham
hiểm đa nghi có cái nhìn xoi mói, lục lọi,…
+ Các cử chỉ khác: đầu, tay,…
+ Diện mạo: là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được ngư tạng người, trang phục, tóc, đồ trang sức, cách
trang điểm.
+ Những hành vi giao tiếp đặc biệt: ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác tay, bắt tay… Những cái bắt tay nói lên cá
tính và thái độ của 2 người với nhau: cái bắt tay mạnh mẽ chứng tỏ con người có cá tính mạnh, cái bắt tay ẻo lả
thuộc về con người yếu đuối…
+ Đồ vật: bưu ảnh, hoa, đồ lưu niệm,… tất cả đều có ý nghĩa trong việc thiết lập mối quan hệ, biểu hiện tình cảm,
thái độ của những người giao tiếp với nhau.
* Dựa vào tính chất tiếp xúc: chia 2 loại
- Giao tiếp trực tiếp:
+ Các đối tượng trực tiếp gặp gỡ nhau và thường dùng ngôn ngữ nói và biểu cảm để truyền cho nhay những ý
nghĩa và tình cảm của mình.
+ Đây là loại hình giao tiếp có hiệu quả nhất (vì có thể quan sát được những thay đổi của nhau và trên cơ sơ đó thì
điều chỉnh hành vi, thái độ của mình).
+ Điển hình của loại giao tiếp này là các cuộc phỏng ván, đàm thoạt trực tiếp, hội đàm song phương,…
- Giao tiếp gián tiếp:
+ Thông qua các phương tiện trung gian khác như văn bản, thư từ, sách báo, điện thoại, fax,…
+ Hình thức này kém hiệu quả hơn vì phản hồi thông tin chậm. Loại giao tiếp này ít được hỗ trợ bởi những
3


phương tiện phi ngôn ngữ vì vậy các đối tác nhiều khi không hiểu hết khía cạnh của thông tin.
* Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành 2 loại chính:
- Giao tiếp chính thức: Quy trình được các tổ chức thừa nhận (theo quy định của pháp luật) như hội họp, mít tinh,
… loại hình này trong công tác quản trị chiếm một tỷ lệ khá cao, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của
tập thể).
- Giao tiếp không chính thức: không theo sự quy định nào cả, mang tính cá nhân. Trong công tác quản trị cũng rất

hay sử dụng, tác dụng tạo ra bầu không khí vui tươi, thân mật hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện cho giao tiếp chính
thức đạt hiệu quả.
Ví dụ: hai người nói chuyện thân mật với nhau, đó là những câu chuyện tâm sự riêng tư…
* Khi số người tham gia quá trình giao tiếp là số đông, người ta có một loại giao lưu xã hội như quá trình thông
tin đại chúng:
- Chẳng hạn, quá trình thông tin đại chúng nhằm truyền tin tức, thời sự, phổ biến khoa học – kỹ thuật, vui chơi,
giải trí, giáo dục con người,…
- Thông tin đại chúng cũng với tư cách là loại giao lưu, cũng phải thực hiện các chức năng xã hội và chức năng
tâm lý, phải được tiến hành theo quy luật tâm lý – xã hội.
d. Chức năng của giao tiếp:
* Chức năng thuần tuý xã hội: phục vụ các nhu cầu của xã hội hay một nhóm người.
- Chức năng thông tin, tổ chức: người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp
cho hoạt động được thực hiện có hiệu quả.
Ví dụ: giám đốc truyền đạt nhiệm vụ cho nhân viên, ngược lại nhân viên báo cáo kết quả thực hiện cho giám đốc,..
- Chức năng điều khiển:
+ Thể hiện trong khía cạnh tác động lẫn nhau của giao tiếp. Trong giai đoạn giao tiếp, người ta dùng những
phương pháp tác động lẫn nhau như: ám thị, thuyết phuc,… điều khiển người khác.
+ Chức năng này rất quan trọng trong hoạt động quản trị và kinh doanh. Bằng cách hình thức như ra lệnh, thuyết
phúc, tạo dư luận,… nhà quản trị hướng hoạt động của nhân viên vào thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp.
Thông qua đó, nhà kinh doanh có thể thoả thuận được với đối tác về hợp đồng thương mại.
- Chức năng phối hợp hành động: Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức năng, nhiệm vụ khác
nhau. Để cho tổ chức hoạt động có hiệu quả, các bộ phận, các thành viên phải biết phối hợp chặt chẽ với nhau.
- Chức năng động viên, kích thích: Liên quan tới lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp, con
người không chỉ truyền thông tin hay tác động điều khiển lẫn nhau mà còn tạo ra những cảm xúc kích thích hành
động của họ (khen ngợi, động viên kịp thời và đúng lúc).
* Chức năng tâm lý xã hội: là chức năng phục vụ các nhu cầu của từng thành viên trong xã hội, thực hiện nhu cầu
có quan hệ bản thân với người khác.
- Tạo mối quan hệ: giao tiếp giúp co người tạo ra những mối quan hệ với người khác, tránh trạng thái cô đơn, cô
lập.
- Cân bằng cảm xúc: Giao tiếp giúp ta tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải toả được cảm xúc của mình.

- Phát triển nhân cách:
+ Trong giao tiếp, con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm hồn trở nên phong phú, tình cảm và thế giới
quan được hình thành, củng cố và phát triển.
+ Thông qua giao tiếp, những tiêu chuẩn đạo đức, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ,… không chỉ được thể hiện mà
còn được hình thành ở chúng ta.
III. Sự hình thành và phát triển tâm lý:
1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý:
- Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý là sự xuất hiện tính nhạy cảm (hay tính cảm ứng). Nhưng trước khi xuất
hiện tính nhạy cảm, ở sinh vật dưới mức côn trùng (loài nguyên sinh, bọt bể) chưa có tế bào thần kinh hoặc mới có
mạng thần kinh phân tán khắp cơ thể chủ có tính chịu kích thích.
- Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của cơ thể. Đây là cơ sở đầu tiên cho tính cảm ứng, tính nhạy cảm xuất hiện.
4


2. Các thời kỳ phát triển tâm lý:
a. Thời kỳ phát triển cảm giác, tri giác, tư duy (xét theo mức độ phản ánh):
- Thời kỳ cảm giác: xuất hiện ở động vật không xương sống. Ở thời kỳ này, con vật mới có khả năng trả lời từng
kích thích riêng lẻ.
- Thời kỳ tri giác:
+ Bắt đầu xuất hiện ở loài cá. Hệ thần kinh ống với tuỷ sống và vỏ não giúp động vật có khả năng đáp lại một tổ
hợp các kích thích từ ngoại giới chứ không đáp lại từng kích thích riêng lẻ. Khả năng phản ánh mới này gọi là tri
giác.
+ Từ bò sát, chim, động vật có vú, tri giác đạt tới mức độ khá hoàn chỉnh. Đến loài người thì tri giác hoàn toàn
mang một chất mới: con mắt, mũi, tai,… ở con người có “hồn”.
- Thời kỳ tư duy:
+ Tư duy bằng tay: ở loài vượn Oxtralopitec, cách đây 10 triệu năm, vỏ não phát triển trùm lên các phần khác của
não, con vật biết dùng hai “bàn tay” để sờ mó, lắp ráp, giải quyết các tình huống cụ thể trước mắt.
+ Tư duy bằng ngôn ngữ:
 Đây là loại tư duy có chất lượng hoàn toàn mới nảy sinh khi loài người xuất hiện và chỉ có ở con người, giúp

con người nhận thức được bản chất, quy luật của thế giới.
 Nhờ ngôn ngữ mà hoạt động của con người có tính mục đích, tính kế hoạch cao nhất, hoàn chỉnh nhất, giúp
con người không chỉ nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và sáng tạo ra chính bản thân mình.
b. Các thời kỳ bản năng, kỹ xảo, trí tuệ:
- Thời kỳ bản năng (từ loài côn trùng trở đi có bản năng):
+ Bản năng là hành vi bẩm sinh, mang tính di truyền có cơ sở là những phản xạ không điều kiện.
Ví dụ: đứa trẻ sinh ra đã biết khóc, vịt con nở ra đã biết bơi.
+ Bản năng xuất phát trực tiếp từ cơ thể và thoả mãn nhu cầu thuần tuý từ cơ thể.
+ Bản năng là một sức mạnh tự nhiên mà nhờ đó mỗi thế hệ không cần được huấn luyện đặc biệt nào vẫn có thể
làm được những cái mà tổ tiên đã làm.
+ Ở người có các bản năng: tự vệ, sinh dục, dinh dưỡng,… . Bản năng của con người mang đặc điểm lịch sử của
loài người và mang tính chất xã hội. Trong bản năng của con người có sự tham gia của tư duy, lý trí.
- Thời kỳ kỹ xảo:
+ Kỹ xảo là một hành vi mới do cá nhân tự tạo. Hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và
được định hình trong não động vật. Kỹ xảo xuất hiện sau bản năng và trên cơ sở của sự luyện tập.
+ So với bản năng, kỹ xảo có tính mềm dẻo và khả năng biến đổ lớn.
Ví dụ: con ong có bản năng khi sinh ra là biết bay để kiếm nhuỵ hoa. Ta có thể tập cho con ong bay theo một
đường nhất định. Ong thực hiện được thành thục – đó là một kỹ xảo.
- Thời kỳ trí tuệ:
+ Đó là kết quả của quá trình luyện tập, do cá thể tự tạo trong đời sống của nó.
+ Hành vi trí tuệ ở loài vượn người chủ yếu nhằm vào giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan tới việc thoả
mãn những nhu cầu sinh vật của cơ thể.
+ Hành vi trí tuệ của con người sinh ra trong hoạt động, nhằm nhận thức bản chất, các mối quan hệ có tính quy
luật, nhằm thích ứng và cải tạo thực tế khách quan. Hành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi
có ý thức.
3. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể:
- Sự phát triển tâm lý về phương diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác.
Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật khác nhau.
- Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi:
+ Giai đoạn tuổi sơ sinh, hài nhi: tuổi sơ sinh từ 0 – 2 tháng tuổi; tuổi hài nhi từ 3 – 12 tháng tuổi.

+ Giai đoạn tuổi tuổi nhà trẻ 1 – 2 tuổi
+ Tuổi mẫu giáo 3 – 6 tuổi: hoạt động vui chơi là chính.
+ Tuổi đi học 7 – 18 tuổi:
 Thời kỳ đầu (nhi đồng, học sinh tiểu học): 7 – 11 tuổi. Hoạt động chủ đạo là học tập và vui chơi, lĩnh hội nền
tảng tri thức, phương pháp và các chuẩn mực hành vi.
 Thời kỳ giữa tuổi học (thiếu niên, học sinh THCS): 12 – 14, 15 tuổi. Hoạt động chủ đạo là học tập và giao tiếp
nhóm. Ở giai đoạn này xuất hiện nhiều phẩm chất tâm lý mới: nhu cầu tình bạn, nhu cầu tự khẳng định.
5


 Thời kỳ cuối tuổi học (học sinh THPT): 16 – 18 tuổi. Hoạt động chủ đạo là học tập, một số đối tượng đã tham
gia lao động. Ở lứa tuổi này bắt đầu hình thành thế giới quan, định hướng nghề nghiệp.
+ Giai đoạn thanh niên, sinh viên 19 – 25 tuổi: Hoạt động chủ đạo là học tập và lao động, đây là giai đoạn tiếp tục
lĩnh hội các giá trị vật chất của xã hội theo nghề nghiệp hoặc tham gia lao động sản xuất.
+ Giai đoạn tuổi trưởng thành từ 25 tuổi: Hoạt động chủ đạo là lao động và hoạt động xã hội.
+ Giai đoạn tuổi già từ 55 – 60 tuổi trở đi: Hoạt động chủ đạo là nghỉ ngơi (Theo Luật Lao động), trên thực tế vẫn
tham gia các hoạt động lao động. Ở giai đoạn này, phản ứng đã có dấu hiệu chậm dần, độ nhạy cảm của các giác
quan giảm rõ rệt.
------------------------------------------------------------------------------

BÀI 2: Ý THỨC VÀ CHÚ Ý.

I. Ý thức:
1. Khái niệm ý thức:
- Ý thức là cấp độ cao nhất và mang tính chất hội nhập của sự phản ánh tâm lý, là nét đặc trưng cơ bản đối với tâm
lý con người. Ý thức là sự phản ánh sâu sắc của con người về hiện thực khách quan.
+ Là cấp độ cao nhất của sự phản ánh tâm lý: ý thức phản ánh sâu sắc và toàn diện các đối tượng nhận thức, tức là
làm sáng tỏ những tính khách quan và ổn định của các đối tượng, những mặt bản chất, những mối liên hệ của các sự
vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.
+ Là cấp độ mang tính hội nhập của sự phản ánh tâm lý: ý thức còn phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng nhận

thức với nhu cầu của con người, nói lên thái độ của con người đối với đối tượng được nhận thức.
+ Như vậy, nói đến ý thức là nói đến nhận thức sâu sắc và thái độ của con người như là một thực thể xã hội, một
nhân cách.
+ Mặc dù trong tâm lý con người có những hiện tượng tâm lý không được ý thức (điều thấy trong giấc mơ,
những hành vi trong giấc ngủ, thôi miên,…) nhưng về cơ bản, các hiện tượng tâm lý có ý thức vẫn xảy ra nhiều hơn
và giữ địa vị thống trị, đóng vai trò quyết định trong cuộc sống và hoạt động của con người.
2. Cấu trúc của ý thức:
a. Mặt nhận thức của ý thức:
- Bao gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy,… Nhờ cảm giác và tri giác mà bức tranh cảm tính về
thế giới khách quan được nảy sinh trong ý thức.
- Trí nhớ giúp ta tái tạo những biểu tượng của quá khứ trong ý thức.
- Tưởng tượng giúp ta xây dựng những hình tượng của các đối tượng có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất
định.
- Tư duy giúp ta giải quyết những vấn đề đặt ra bằng cách sử dụng những tri thức khái quát.
- Nhìn chung, những hình ảnh cảm tính do các quá trình nhận thức cảm tính tạo nên, những biểu tượng kinh
nghiệm do trí nhớ đem lại sẽ trở thành đối tượng phản ánh của các quá trình nhận thức lý tính (tưởng tượng và tư
duy) làm cho hiện thực khách quan được phản ánh một cách sâu sắc và đầy đủ → ý thức là cấp độ nhận thức cao
nhất, là nhận thức của nhận thức.
- Các quá trình nhận thức giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong ý thức, trong đó nổi bật lên là các quá trình nhận
thức lý tính, đặc biệt là tư duy. Vì vậy, sự rối loạn nghiêm trọng của bất kỳ một quá trình nhận thức nào ắt sẽ dẫn
đến sự rối loạn ý thức.
b. Mặt thái độ của ý thức:
- Đó là những rung cảm, những cảm nghĩ, dẫn đến những hành động, hành vi tương ứng với những đối tượng
được nhận thức.
- Thái độ con người phản ánh các mối quan hệ khách quan, trước hết là các mối quan hệ xã hội, mà người đó gia
nhập vào → trong ý thức của con người có những đánh giá mang tính chất xúc cảm các mối quan hệ giữa người ấy
với những người xung quanh.

6



- Nhận thức và thái độ tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên ý thức trọn vẹn ở mỗi người. Tuy nhiên
mỗi thành tố đều tương đối độc lập với nhau. Vì thế trong ý thức từng người có khi xảy ra mâu thuẫn giữa nhận
thức và thái độ, gây nên sự không nhất quán trong ý thức.
Ví dụ: về nhận thức, ta hiểu đúng ý nghĩa và vai trò của lao động sản xuất, nhưng về thái độ đôi khi ta lại không yêu
thích lao động sản xuất.
c. Mặt năng động của ý thức:
- Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá
trình con người vận dụng những hiểu biểu và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và bản thân.
- Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Hoạt động làm cho ý thức của con người trở nên sâu
sắc hơn. Nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí,… đều có vị trí nhất định trong cấu trúc của ý thức.
3. Cấp độ của ý thức:
a. Cấp độ chưa ý thức:
- Đây là loại hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được, dưới góc độ tâm lý học được gọi là vô thức.
- Vô thức là loại hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình;
điều khiển những hành vi mang tính bản năng, không phủ định và tính không nhận thức được của con người.
- Đặc điểm của vô thức:
+ Chủ thể không nhận thức được các hành vi, cảm nghĩ của mình.
+ Chủ thể không đánh giá, kiểm soát được hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử.
+ Vô thức không có chủ định. Sự xuất hiện hành vi vô thức thường bất ngờ, đột ngột, xảy ra trong một thời gian
ngắn.
- Vô thức gồm nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau của tầng không ý thức:
+ Vô thức ở tầng bản năng (bản năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục), mang tính bẩm sinh, di truyền.
+ Có những hiện tượng vốn là có ý thức nhưng do được lặp đi lặp lại nhiều lần mà chuyển thành dưới ý thức – là
tiềm thức.
Ví dụ: một số kỹ xảo, thói quen do được luyện táp đã thành thực, trở thành “tiềm thức” một dạng tiềm tàng, sâu
lắng của ý thức (không cần sự tham gia của ý thức).
b. Cấp độ ý thức và tự ý thức:
- Cấp độ ý thức: chủ thể nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi, có khả năng kiểm soát và làm
chủ hành vi.

- Tự ý thức:
+ Là mức độ phát triển cao của ý thức, bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba.
+ Tự ý thức biểu hiện ở các đặc điểm sau: cá nhân tự nhận thức về bản thân, có thái độ đối với bản thân, tự nhận
xét, tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác…
c. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể:
- Ở cấp độ này, con người xử sự không đơn thuần dựa trên nhu cầu, lợi ích của cá nhân mà xuất phát từ lợi ích
của nhóm, của tập thể, cộng đồng.
4. Chức năng của ý thức:
- Ý thức có chức năng quan trọng hàng đầu là hình thành các mục đích của hoạt động, vạch ra phương pháp hoạt
động, động viên ý chí, vượt khó khăn trong quá trình hoạt động, điều chỉnh các khâu hành động của hoạt động,…
- Ý thức làm tách bạch rõ ràng chủ thể và khách thể, tách những cái gì thuộc về “cái tôi” ra khỏi những gì thuộc về
“cái không tôi”.
+ Chỉ có con người mới có năng lực tách bản thân ra khỏi thế giới xung quanh trong ý thức của mình.
+ Năng lực này được hình thành trên cơ sở tự nhận thức, tức là con người hướng hoạt động nhận thức của mình
vào việc nghiên cứu bản thân, nhằm tự đánh giá thái độ, hành vi và năng lực của mình, cũng như toàn bộ bản thân.
+ Năng lực tách “cái tôi” ra khỏi “cái không tôi” ở từng người được hình thành trong quá trình giao lưu bằng cách
dùng những người khác làm tấm gương để soi rọi mình, để nhận ra những khác biệt của mình so với những người
khác → Đó là con đường mà mỗi người đều phải trải qua trong thời kỳ thơ ấu. Con đường ấy chính là quá trình
hình thành năng lực tự ý thức ở mỗi người.
5. Sự hình thành và phát triển ý thức:
a. Sự hình thành ý thức của con người (về phương diện loài):
7


* Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức loài người:
- Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao
động tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Ý thức con người được hình thành và thể hiện trong quá
trình lao động.
- Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức so sánh sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà
mình đã hình dung ra trước đó để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó. Như vậy có thể nói, ý thức được hình thành và

biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do
mình làm ra.
* Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức:
- Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý
của sản phẩm (sản phẩm và cách làm ra sản phẩm). Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ 2) giúp con người
có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành các thao tác hành động lao động để làm ra sản phẩm. Ngôn
ngữ giúp con người phân tích, so sánh, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra so với sản phẩm mà mình hình dung lúc
ban đầu.
- Hoạt động lao động là hoạt động tập thể, mang tính xã hội. Trong lao động, nhờ ngôn ngữ mà con người thông
báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp hoạt động để tìm ra sản phẩm chung. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà
con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác trong lao động chung.
b. Sự hình thành ý thức cá nhân:
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân.
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với cá nhân khác, với xã hội.
- Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội. Tri thức là hạt
nhân của ý thức. Nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội là tri thức của loài người đã tích luỹ được. Đó là nền tảng của ý
thức cá nhân. Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, dạy học và giao tiếp xã hội,
mỗi cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức cá nhân.
- Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của cá nhân.
Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình (tự ý thức) trên cơ sở
đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
II. Chú ý – điều kiện tâm lý của hoạt động có ý thức:
1. Khái niệm chú ý:
- Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm đối tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện
thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
- Đối tượng của chú ý là thế giới bên ngoài hoặc bên trong của cá nhâ. Đối tượng của chú ý cũng chính là đối
tượng của hoạt động tâm lý mà nó đi kèm.
- Chú ý không tạo ra sản phẩm độc lập của mình mà nó được xem như là một trạng thái tâm lý “đi kèm” với hoạt
động tâm lý khác, giúp cho hoạt động đó đạt kết quả tốt.
Ví dụ: chú ý đi kèm với hoạt động nhận thức: chăm chú nhìn, lắng tai nghe, tập trung suy nghĩ,…

2. Các loại chú ý:
a. Chú ý không phủ định:
- Là loại chú ý xuất hiện một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra từ trước, không cần sự nỗ lực, cố gắng của
chủ thể.
- Chú ý không phủ định xuất hiện chủ yếu do tác động từ bên ngoài gây ra và phụ thuộc vào đặc điểm của kích
thích như cường độ, tính mới lạ, tính tương phản và nhất là tính hấp dẫn của đối tượng đối với chủ đề.
- Loại chú ý này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững và khó duy trì lâu dài.
b. Chú ý có phủ định:
- Là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực, cố gắng của chủ thể.
- Loại chú ý này phụ thuộc chủ yếu vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động mà nó đi kèm, không phụ
thuộc vào đặc điểm của kích thích.

8


- Loại chú ý này có liên quan cahwjt chẽ với hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ 2, với ý chí, tình cảm, xu hướng
của bản thân.
- Để duy trì chú ý có phủ định, phải có một số điều kiện sau:
+ Về mặt khách quan: tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận tiện cho hoạt động. Loại bỏ hoặc giảm bớt tối đa
những kích thích không liên quan đến nhiệm vụ.
+ Về mặt chủ quan: phải xác định mục đích rõ ràng, dự kiến trước được những khó khăn và cố gắng, nỗ lực để
vượt qua. Mặt khác, phải tổ chức tốt các hành động để đảm bảo hoạt động có kết quả.
c. Chú ý sau phủ định:
- Là loại chú ý vốn ban đầu có chủ định, nhưng sau đó do những nguyên nhân nào đó, sự chú ý vẫn tiếp tục diễn
ra mà không cần sự nỗ lực của chủ thể nữa.
- Đây là loại chú ý thể hiện tính tích cực của con người, giúp con người hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý:
a. Sức tập trung chú ý:
- Là khả năng chú ý một phạm vi tương đối hẹp nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất.
- Số lượng đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý. Khối lượng chú ý phụ thuộc vào đặc điểm của

đối tượng cũng như nhiệm vụ và đặc điểm của hoạt động.
- Tập trung chú ý cao độ có thể dẫn đến tình trạng đãng trí.
b. Sự bền vững của chú ý:
- Là khả năng duy trì lâu dài sự chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động.
- Ngược lại với sự bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý. Phân tán chú ý diễn ra theo chu kỳ có xen kẽ của sự
bền vững chú ý gọi là sự giao động của chú ý.
c. Sự phân phối chú ý:
- Là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định.
- Điều kiện để có thể phân phối chú ý là trong những hoạt động cùng tiến hành một lúc, phải có những hoạt động
quen thuộc.
d. Sự di chuyển chú ý:
- Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động.
- Di chuyển chú ý dễ dàng khi đối tượng mới hấp dẫn hơn, do đã hoàn thành nhiệm vụ trước đây, đặc biệt là do
đối tượng mới quan trọng hơn, ý nghĩa hơn.
 Những thuộc tính cơ bản trên của chú ý có mối quan hệ bổ sung cho nhau. Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ
vai trò tích cực hay không tuỳ thuộc vào việc ta biết sử dụng từng thuộc tính hay phối hợp các thuộc tính theo yêu
cầu của hoạt động.
------------------------------------------------------------------------------

BÀI 3: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC.

I. Nhận thức cảm tính:
1. Cảm giác:
a. Khái niệm và đặc điểm của cảm giác:
* Khái niệm cảm giác:
- Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan hoặc trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác
tương ứng của con người.
- Cảm giác mang tính xã hội do bản chất xã hội của loài người quy định, thể hiện ở chỗ:
+ Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không chỉ là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng có sẵn

trong tự nhiên mà bao gồm những sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) do con người tạo ra, trong đó tích đọng chức
năng người, chức năng xã hội, tức là nó có bản chất xã hội.
9


+ Cơ thể sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn bởi hệ thống tín hiệu thứ nhất mà gồm cả các cơ
chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai – một đặc trưng xã hội của loài người.
+ Cảm giác của con người không phải là mức độ nhận thức duy nhất và cao nhất như ở một số loài động vật, tức
là cảm giác của con người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác (ý thức, ý chí, tư duy,…).
+ Quá trình rèn luyện, hoạt động (đặc biệt là lao động và giao tiếp) của con người là những phương pháp đặc thù
của xã hội giúp hình thành và phát triển cảm giác.
+ Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của cuộc sống xã hội.
→ Giúp phân biệt cảm giác của con người so với cảm giác của loài vật.
* Đặc điểm của cảm giác:
- Là một quá trình tâm lý, nghĩa là có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Cảm giác nảy sinh,
diễn biến khi sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan hoặc một trạng thái nào đó của cơ thể đang trực tiếp tác
động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác mất đi.
- Cảm giác chỉ mới phản ánh riêng rẽ từng thuộc tính sự vật, hiện tượng thông qua từng cơ quan cảm giác riêng
rẽ. Cảm giác chưa phản ánh một cách trọn vẹn, đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Mỗi kích thích tác
động và cơ quan cảm giác tương ứng chỉ tạo cho ta một cảm giác tương ứng đó mà thooi. Do đó nhận thức về một
sự vật, hiện tượng nào đó thông qua một cảm giác cụ thể còn rất mơ hồ, chưa rõ ràng.
- Cảm giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp. Muốn có cảm giác thì sự vật, hiện tượng phải trực tiếp
tác động đến các cơ quan tương ứng của con người. Mỗi cơ quan cảm giác chỉ có thể tiếp nhận 1 số loại kích thích
nhất định. Nếu kích thích tác động đến cơ quan cảm giác không có khả năng tiếp nhận nó hoặc không tác động trực
tiếp đến các cơ quan cảm giác có khả năng tiếp nhận nó thì đều không tạo ra cảm giác được.
- Cảm giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể. Hình ảnh của cảm giác bao giờ cũng thuộc về một sự
vật, hiện tượng nhất định. Trong hiện thực có thể có nhiều sự vật, hiện tượng giống nhau, cùng một lúc tác động
đến con người, nhưng cảm giác bao giờ cũng chỉ phản ánh một thuộc tính của sự vật, hiện tượng cụ thể trong hiện
thực khách quan dó.
b. Phân loại cảm giác:

* Cảm giác bên ngoài: là những nguồn kích thích từ bên ngoài cơ thể gây ra. Bao gồm:
- Cảm giác nhìn (thị giác): là loại cảm giác cho biết những thuộc tính về hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, độ
sáng,… của đối tượng. Cảm giác nhìn thường chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc thu thập thông tin từ thế giới
bên ngoài (83%).
- Cảm giác nghe (thính giác, 11%): là loại cảm giác cho biết những thuộc tính về âm thanh, âm sắc của đối tượng.
- Cảm giác ngửi (cảm giác mùi – khứu giác, 3,5%): là loại cảm giác cho biết những thuộc tính về mùi của đối
tượng.
- Cảm giác nếm (cảm giác vị - vị giác, 1%): là loại cảm giác cho biết những thuộc tính về vị của đối tượng.
- Cảm giác da (xúc giác, 1,5%): là loại cảm giác cho biết những thuộc tính về nhiệt độ, áp suất, độ rắn, bề mặt tiếp
xúc của sự vật, hiện tượng.
* Cảm giác bên trong: là những cảm giác do nguồn kích thích từ bên trong cơ thể gây ra. Bao gồm:
- Cảm giác cơ thể: là loại cảm giác cho biết tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể (đói, khát,
khó thở, no, không an tâm,…). Cảm giác do quá trình trao đổi chất ở môi trường bên trong cơ thể tạo ra khi những
tễ bào thần kinh thụ cảm ở những cơ quan bên trong cơ thể bị kích thích.
- Cảm giác thăng bằng: là loại cảm giác cho biết vị trí, phương, chiều của đầu ta so với phương của trọng lực (mất
thăng bằng, quay cuồng,…). Cơ quan thụ cảm của cảm giác thăng bằng nằm tại thành của một hệ thống gồm 3 ống
hình bán khuyên ở tai trong và có liên quan chặt chẽ với nội quan.
- Cảm giác vận động: là loại cảm giác cho biết tình trạng vận động của một phần nào đó hoặc toàn bộ cơ thể (cử
động của các bộ phận trong cơ thể).
c. Vai trò của cảm giác:
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực
tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Nhờ phản ánh được các thuộc tính của sự vật, hiện tượng mà con người
định hướng cho hoạt động của mình để tồn tại và thích ứng với môi trường xung quanh.
- Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn. Nếu không có cảm giác thì cũng
sẽ không có bất kỳ một quá trình nhận thức hay hoạt động tâm lý nào cả ở con người.
10


- Cảm giác là một điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động
thần kinh của con người được bình thường. Hoạt động của hệ thần kinh thực chất là hoạt động phản xạ bao gồm

quá trình: hưng phấn và ức chế. Khi kích thích tác động đến các cơ quan cảm giác, các tế bào thần kinh cảm nhận
tiếp nhận chúng tạo ra quá trình hưng phấn lớn hơn quá trình ức chế (mất cân bằng). Chính nhờ việc hình thành
hình ảnh của cảm giác sẽ giúp cho hoạt động của hệ thần kinh trở lại trạng thái cân bằng.
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện tượng khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người khuyết tật.
Khi một cơ quan cảm giác nào đó không hoạt động thì việc nhận thức thế giới khách quan bằng con đường tổ hợp
các cảm giác đồng thời có được để hình thành tri thức là rất khó khăn.
d. Các quy luật cơ bản của cảm giác:
* Quy luật về ngưỡng cảm giác:
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó cường độ kích thích có thể gây ra được cảm giác hoặc thay đổi được cảm
giác.
- Có 2 loại ngưỡng cảm giác:
+ Ngưỡng tuyệt đối:
 Ngưỡng tuyệt đối dưới: là cường độ kích thích tối thiểu, đủ để gây ra được cảm giác. Ngưỡng tuyệt đối dưới
của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có λ > 390 nm và của cảm giác nghe là những sóng âm có f > 16 Hz.
 Ngưỡng tuyệt đối dưới: là cường độ kích thích tối đa còn có thể gây ra được cảm giác. Ngưỡng tuyệt đối trên
của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có λ < 780 nm và là những sóng âm có f < 20 000 Hz.
+ Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân
biệt được sự khác biệt giữa chúng.
 Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt ở các cá nhân khác nhau là khác nhau, thậm chí chúng có thể thay đổi
theo từng lúc trong mỗi cá nhân. Trong sự tương quan với tính nhạy cảm thì ngưỡng tuyệt đối dưới và ngưỡng sai
biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm càng cao và ngược lại.
- Vùng phản ánh tối ưu: là vùng mà ở đó, cường độ kích thích tạo ra được cảm giác rõ ràng nhất. Vùng phản ánh
tối ưu của cảm giác nhìn là những sóng ánh ánh có λ khoảng 560 nm và của cảm giác nghe là những sóng âm có
f khoảng 1000 Hz.
* Quy luật về sự thích ứng của cảm giác:
- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích:
khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng.
Ví dụ: Khi từ ngoài sáng (cường độ ánh sáng mạnh) bước vào phòng tối (cường độ ánh sáng yếu) thì lúc đầu ta
không nhìn thấy, nhưng sau đó một thời gian mới nhìn thấy được.
- Mỗi độ thích ứng của mỗi loại cảm giác là khác nhau: có loại cảm giác thích ứng nhanh (cảm giác nhìn, cảm

giác ngửi), có loại cảm giác thích ứng chậm (cảm giác thăng bằng, cảm giác nghe, cảm giác đau).
- Một dạng đặc biệt của sự thích ứng trong cảm giác là cảm giác có thể mất hẳn khi kích thích tác động liên tục
trong khoảng thời gian tương đối dài với cường độ kích thích không (hay ít) thay đổi.
Ví dụ: khi mới bước vào phòng có cường độ ánh sáng yếu ta cảm thấy tối, nhưng khi ở lâu ngày thành quen và sẽ
không cảm thấy tối nữa.
- Khả năng thích ứng của các loại cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, tính chất nghề nghiệp và sự
rèn luyện,…
- Nhờ có tính thích ứng, cảm giác con người có thể phản ánh những kích thích có cường độ biến đổi trong một
phạm vi lớn.
+ Nếu tính nhạy cảm tăng lên nhiều, cảm giác của con người trở nên nhạy bén và tinh tế.
Ví dụ: mắt của người thợ nhuộm lành nghề có thể phân biệt được trên 60 màu đen khác nhau, hàng trăm màu đỏ,.
+ Nếu tính nhạy cảm giảm đi, con người trở nên chai dạn, giúp họ chịu đựng được những kích thích mạnh và lâu.
Ví dụ: người công nhân đốt lò hoặc luyện kim có thể làm việc hàng giờ trong điều kiện nhiệt độ 500C – 800C; người
thợ lặn chịu đựng được áp suất của nước tới 2 atm trong vài chục phút;…
* Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác:
- Một kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này sẽ làm xuất hiện hoặc tăng độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác
khác và ngược lại. Như vậy, cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại, làm thay đổi tính nhạy cảm
của nhau.

11


- Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau trên những cảm giác cùng
loại hoặc khác loại.
- Tương phản là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại, là sự thay đổi cường độ hoặc
tính chất của cảm giác dưới dạng ảnh hưởng của những kích thích xảy ra trước đó hoặc đồng thời.
- Có 2 loại tương phản:
+ Tương phản đồng thời: là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại và diễn ra vào
cùng một thời điểm.
Ví dụ: một tờ giấy xám được đặt trên nền màu đen sẽ cảm thấy nó trắng hơn bản thân nó khi đặt trên nền trắng.

+ Tương phản nối tiếp: là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại nhưng diễn ra vào
những thời điểm kế tiếp nhau.
Ví dụ: Khi bước vào phòng máy lạnh một lúc rồi bước ra, ta cảm thấy không khí bên ngoài nóng hơn lúc trước khi
ta bước vào phòng máy lạnh.
- Trong sự tác động qua lại giữa các cảm giác, chúng ta có thể còn gặp trường hợp “loạn cảm giác”, xảy ra khi có
sự kết hợp một cách vững chắc giữa một số cơ quan cảm nhận và phân tích đến mức khi gây ra cảm giác này sẽ làm
xuất hiện cảm giác khác → nên thận trọng khi nhận thức thế giới khác quan ở mức độ cảm giác.
* Quy luật “bù trừ”:
- Khi một cảm giác nào đó bị yếu đi hay mất hẳn thì độ nhạt cảm của một số cơ quan cảm giác khác tăng lên rõ
rệt để tiếp nhận nhiều thông tin hơn như là để “bù” vào “khoảng trống” do cảm giác đó để lại.
Ví dụ: Người mù thường có cảm giác nghe hoặc cảm giác rung (cảm giác da) tốt hơn người bình thường.
- Khả năng bù trừ cũng phụ thuộc vào sự rèn luyện kiên trì, có phương pháp đúng đắn của mỗi cá nhân trong cuộc
sống và trong hoạt động hàng ngày.
* Quy luật “sức ỳ” và “quán tính” của cảm giác:
- Khi kích thích bắt đầu tác động, không phải chúng ta lập tức có ngay cảm giác và không phải khi kích thích
ngừng tác động thì chúng ta mất ngay cảm giác.
- Khoảng thời gian từ khi kích thích bắt đầu tác động đến khi xuất hiện hình ảnh của cảm giác ở trong đầu chúng
ta được gọi là khoảng thời gian trước cảm giác (giai đoạn ẩn) hay “sức ỳ” của cảm giác.
Ví dụ: giai đoạn ẩn của cảm giác đua là 370 ms, của cảm giác vị là 50 ms.
- Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi mất hẳn hình ảnh của cảm giác được gọi là khoảng
thời gian sau cảm giác hay “quán tính” của cảm giác.
- “Sức ỳ” hay “quán tính” của cảm giác phụ thuộc vào từng loại cảm giác và từng cá nhân.
2. Tri giác:
a. Khái niệm tri giác:
- Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng
trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta.
b. Đặc điểm tri giác:
- Tri giác là một quá trình tâm lý, tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
- Tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Đặc điểm này thể hiện sự
phản ánh mức độ cao hơn của tri giác so với sự phản ánh của cảm giác.

- Muốn có hình ảnh của tri giác thì sự vật, hiện tượng phải trực tiếp tác động đến các cơ quan cảm giác tương ứng
của con người. Nó thể hiện tính trực quan trong sự phản ánh của nhận thức cảm tính.
- Hình ảnh của tri giác bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định. Đặc điểm này thể hiện tính cụ thể
trong sự phản ánh của nhận thức cảm tính.
c. Phân loại tri giác:
* Dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác: chia thành các loại
- Tri giác nhìn.
- Tri giác nghe.
- Tri giác ngửi (tri giác mùi).
- Tri giác nếm (tri giác vị).
- Tri giác sờ mó.
* Dựa vào mục đích khi tri giác: có hai loại tri giác
12


- Tri giác không chủ định:
+ Là loại tri giác mà khi tri giác chúng ta không đặt ra mục đích từ trước, do đó quá trình tri giác diễn ra một
cách nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Loại tri giác này thường xuất hiện do đặc điểm của đối tượng tri giác có những yếu tố đặc biệt (mới, lạ, cường
độ mạnh, gây xúc cảm mạnh,…).
- Tri giác có chủ định:
+ Là loại tri giác mà chúng ta đặt ra mục đích trước khi tri giác, do đó cần sự hỗ trợ của chú ý, tư duy, tưởng
tượng, ý thức,… trong quá trình tri giác dẫn đến sự căng thẳng và mệt mỏi đối với hoạt động của hệ thần kinh.
+ Loại tri giác này thường xuất hiện do những yếu tố mang tính chất chủ quan từ chủ thể của tri giác (nhu cầu,
hứng thú, sở thích,…)
* Dựa vào đặc điểm của đối tượng tri giác: chia làm 4 loại
- Tri giác những thuộc tính không gian:
+ Là tri giác cả cái không gian của sự vật, hiện tượng, bao gồm các thuộc tính của sự vật, hiện tượng và các quan
hệ của sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng khác trong cùng không gian đó.
+ Đây là loại tri giác có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và điều khiển hành động của con người.

+ Các loại cảm giác nhìn, cảm giác da & cảm giác vận động có vai trò lớn trong việc định hình loại cảm giác này.
- Tri giác những thuộc tính thời gian:
+ Là loại tri giác cho ta biết độ nhanh, nhịp điệu, tính liên tục hay gián đoạn của các sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan.
+ Không có một cơ quan phân tích độc lập và mang tính chuyên biệt để tri giác thời gian. Loại tri giác này được
tiến hành bằng sự tổ hợp của các cơ quan phân tích được liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất.
+ Cơ sở quan trọng nhất của loại tri giác này là nhịp điệu của các quá trình vận động trong vũ trụ và nhịp điệu
của các quá trình sinh học diễn ra ở con người.
+ Có 2 loại thời gian cơ bản: thời gian vật lý (là loại thời gian mà con người quy ước với nhau nên nó giống nhau
ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc) và thời gian tâm lý (là thời gian theo cảm nhận và đánh giá chủ quan của mỗi con
người, nó phụ thuộc vào đặc điểm đời sống tâm lý ở mỗi người và có tính co giãn rất lớn).
- Tri giác những thuộc tính vận động:
+ Là tri giác sự vận động, biến đổi (vị trí, hướng, tốc độ) của sự vật, hiện tượng trong không gian sau một khoảng
thời gian nhất định.
+ Là sự kết hợp của 2 loại tri giác: tri giác những thuộc tính không gian và tri giác những thuộc tính thời gian.
+ Tri giác vận động không chỉ là hình thức tri giác những sự vật, hiện tượng đang biến đổi trong không gian mà
cả trong trường hợp tri giác một đối tượng đứng im tương đối trong không gian còn chủ thể tri giác lại vận động
biến đổi trong không gian đó.
- Tri giác xã hội (tri giác con người bởi con người):
+ Là sự nhận thức lẫn nhau giữa các chủ thể trong quá trình giao tiếp trực tiếp. Đối tượng tri giác cũng là con
người với tư cách là một chủ thể, một nhân cách.
+ Quá trình tri giác con người bởi con người được tiến hành từ việc xem xét các đặc điểm, biểu hiện bên ngoài để
từ đó đánh giá về những đặc điểm tâm lý bên trong của đối tượng.
+ Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những đặc điểm bên ngoài với bản chất tâm lý bên trong của con người là mối
quan hệ hết sức phức tạp và không phải bao giờ cũng có sự thống nhất với nhau.
d. Vai trò của tri giác:
- Là thành phần chính của nhận thức cảm tính, bởi vì tri giác mang lại hình ảnh rõ ràng hơn về đối tượng so với
hình ảnh mà cảm giác đem lại về đối tượng. Sản phẩn của quá trình nhận thức cảm tính chủ yếu là hình ảnh của tri
giác.
- Tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường

xung quanh. Cảm giác cũng đóng vai trò định hướng cho hoạt động xung quanh nhưng sự định hướng của cảm giác
còn mơ hồ chứ không được rõ ràng như sự định hướng của tri giác, bởi vì tri giác mang lại cho con người một hình
ảnh rõ ràng, đầy đủ và trọn vẹn hơn so với hình ảnh của tri giác.
- Hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là quan sát, điều này đã làm cho tri giác của
con người khác xa so với động vật.
+ Thông qua quá trình quan sát trong hoạt động và nhờ rèn luyện, năng lực quan sát của con người được hình
thành.
13


+ Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng những đặc điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật,
hiện tượng, cho dù những đặc điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ như là thứ yếu.
+ Năng lực quan sát không phải là cái bẩm sinh và ở mỗi người có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào từng loại tri
giác và những đặc điểm nhân cách của chủ thể tri giác.
e. Các quy luật cơ bản của tri giác:
* Quy luật về tính đối tượng của tri giác:
- Tri giác phản ánh các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khác quan không phải dưới hình thức tập hợp đơn thuần
các cảm giác riêng lẻ về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Các cảm giác này liên kết với nhau trong một cấu
trúc chỉnh thể của một sự vật, hiện tượng cụ thể. Như vậy, mỗi hành động tri giác của con người luôn nhằm vào
một đối tượng nhất định nào đó. Đó là tính đối tượng của tri giác.
- Tính đối tượng có vai trò rất quan trọng trong sự định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
* Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác:
- Trong quá trình tri giác, các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng được phản ánh trong một kết cấu chặt chẽ
theo một cấu trúc xác định. Sự tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở hoạt động phối hợp của nhiều cơ quan phân
tích để tạo ra hình ảnh trọn vẹn về đối tượng.
- Tính trọn vẹn của tri giác có được một mặt là do bản thân sự vật, hiện tượng có cấu trúc trọn vẹn, một mặt là do
hoạt động hệ thần kinh mang tính hệ thống (quy luật hoạt động theo hệ thống của hệ thần kinh).
- Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của chủ thể của quá trình tri giác.
* Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:
- Tri giác chỉ phản ánh một vài sự vật, hiện tượng trong vô số sự vật, hiện tượng cùng một lúc tác động trực tiếp

vào các cơ quan cảm giác tương ứng của con người. Đó là tính lựa chọn của tri giác.
- Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của tri giác: tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.
→ Sự vật nào càng được phân biệt với bối cảnh thì càng được ta tri giác dễ dàng, đầy đủ hơn và ngược lại.
- Sự lựa chọn trong tri giác không mang tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể hoán đổi cho
nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ thể và những yếu tố khách quan bên ngoài.
- Ứng dụng: trang trí, kiến trúc, nguỵ trang, quảng cáo, dạy học,…
* Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác:
- Khi tri giác một sự vật, hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình, con người có thể gọi được tên
hoặc chỉ ra ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện tượng đó hoặc ít nhất chúng ta cũng cố tìm ra trong đó một sự giống
nhau nào đó với những đối tượng mà ta đã biết để xếp nó vào một nhóm, một loại sự vật, hiện tượng đã biết gần gũi
nhất với nó khi chưa biết tên của sự vật, hiện tượng ấy. Đó là tính ý nghĩa của tri giác.
- Nếu ta tri giác được càng nhiều thuộc tính của đối tượng thì việc gọi tên của đối tượng càng chính xác hoặc càng
xác định đúng ý nghĩa, công dụng của nó.
- Tính ý nghĩa phụ thuộc vào vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng ngôn ngữ và tư duy của chủ thể.
* Quy luật về tính ổn định của tri giác:
- Khi xuất hiện những điều kiện khác nhau (như vị trí của sự vật, hiện tượng so với người tri giác, khoảng cách
của sự chiếu sáng, góc độ tác động đến chủ thể tri giác hoặc sự ảnh hưởng của những vật khác) làm cho hình thức
của sự vật, hiện tượng biến đổi đi, trở nên phức tạp, con người vẫn có khả năng tri giác thế giới xung quanh một
cách ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc,… Đó là tính ổn định của tri giác.
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng một cách tương đối ổn định khi điều kiện tri
giác thay đổi.
- Tính ổn định phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của sự vật, hiện tượng tương đối ổn định trong mộ thời điểm, thời
gian ổn định; cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm con người về đối tượng,….
- Tính ổn định không là cái bẩm sinh, mà nó được hình thành trong đời sống cá thể, là điều kiện cần thiết để định
hướng trong đời sống và trong hoạt động thực tiễn của con người giữa thế giới đa dạng và biến đổi vô tận.
* Tổng giác:
- Tri giác là “phản ánh” hiện thực khách quan thông qua “lăng kính” của đời sống tâm lý. Nghĩa là, ngoài vật kích
thích bên ngoài và những thuộc tính của chúng, tri giác còn chịu sự quy định bởi các nhân tố trong bản thân chủ thể
tri giác như nhu cầu, sở thích, thái độ, tình cảm, động cơ, mục đích.
14



- Sự phụ thuộc hình ảnh của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ
được gọi là hiện tượng tổng giác.
- Hình ảnh khi tri giác về cùng một đối tượng của nhiều người khác nhau thường không giống nhau do họ có mục
đích, nhu cầu, hứng thú, tâm trạng,… khác nhau. Vì vậy, có đôi khi chúng ta tri giác sai lệch về sự vật, hiện tượng
mà nguyên nhân là do các yếu tố chủ quan từ bản thân chủ thể tri giác.
* Ảo ảnh tri giác:
- Ảo ảnh là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con người.
- Là hiện tượng có tính quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người bình thường và có ở tất cả các loại tri giác.
- Có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra ảo ảnh tri giác: nguyên nhân vật lý, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân
tâm lý.
- Ứng dụng: trong kiến trúc, trang trí, trang điểm, hội hoạ, kinh doanh,… để phục vụ cho những mục đích nhất
định của con người.
II. Nhận thức lý tính:
1. Tư duy:
a. Khái niệm tư duy:
- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc về bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Tư duy của con người mang bản chất xã hội. Biểu hiện:
+ Mọi hành động của tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đây đã tích luỹ.
+ Tư duy sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra với tư cách là phương tiện biểu đạt, khái quát và giữ
gìn các kết quả hoạt động nhận thức của loài người.
+ Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội, nghĩa là ý nghĩ của con người được hướng vào việc giải
quyết các nhiệm vụ cấp thiết của giai đoạn lịch sử đó.
+ Bề rộng của sự khái quát, chiều sâu của việc phát hiện ra bản chất của các sự vật hiện tượng được quy định
không chỉ bởi những khả năng của cá nhân, mà còn bởi kết quả hoạt động nhận thức mà loài người đã đạt được, bởi
trí tuệ của nhiều người. Hay nói cách khác, tư duy mang tính tập thể.
+ Tư duy là để giải quyết nhiệm vụ vì vậy nó có tính chất chung của loài người.
b. Đặc điểm của tư duy:

* Tính “có vấn đề” của tư duy:
- Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ, những phương pháp hành
động cũ đó, con người không đủ để giải quyết , để nhận thức, con người phải đi tìm cái mới. Những tình huống như
vậy được gọi là “tình huống/hoàn cảnh có vấn đề”.
- Hoàn cảnh có vấn đề kích thích con người tư duy. Tuy nhiên không phải hoàn cảnh có vấn đề nào cũng kích
thích được hoạt động tư duy.
- Muốn nảy sinh quá trình tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề đó phải được chủ thể nhận thức đầy đủ và chuyển thành
nhiệm vụ tư duy của chủ thể, nghĩa là xác định được cái đã biết, cái gì đã cho và cái gì chưa biết cần phải tìm và có
nhu cầu, nguyện vọng và khả năng tìm kiếm nó.
* Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
- Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ
lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng rồi treen cơ sở đó mà khái quát các sự vật,
hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại,…
Ví dụ: cá thì có đặc trưng chung là sống dưới nước.
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà
còn nhìn xa vào tương lai, nghĩa là phải giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này.
* Tính gián tiếp của tư duy:
- Thể hiện ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả
nhận thức (quy tắc, công thức, khái niệm, quy luật,…) vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát,
…) để nhận thức được cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hiện tượng.
15


- Trong quá trình tư duy, con người còn sử dụng những công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế, máy móc,…) để
nhận thức những đối tượng khi không thể tri giác trực tiếp.
- Nhờ tính gián tiếp mà tư duy con người đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người.
* Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ:
- Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ. Chúng thống nhất nhưng không đồng nhất, cũng không tách rời
nhau: tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ và ngược lại.
- Bởi vì trong quá trình tư duy, thành phần chủ yếu của nó là ý, là khái niệm. Không có sự vận động của từ và

khái niệm, con người không thể tư duy được, đồng thời muốn biểu đạt những suy nghĩ của mình, con người phải
dùng đếm từ và khái niệm. Nói cách khác, quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là quan hệ giữa nội dung và hình thức.
* Tư duy gắn liền với nhận thức cảm tính:
- Mặc dù ở mức độ nhận thức cao hơn, nhưng tư duy không tách rời nhận thức cảm tính.
- Nhận thức cảm tính là nguồn cung cấp tư liệu do tư duy.
- Ngược lại, tư duy lại ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính.
- Nhờ tư duy mà con người tri giác nhanh chóng, chính xác hơn. Tư duy ảnh hưởng tới sự lựa chọn, tính ổn định,
tính có ý nghĩa của tri giác.
c. Các loại tư duy:
* Dựa theo lịch sử hình thành và phát triển của tư duy: có 3 loại:
- Tư duy trực quan hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các
tình huống và nhờ các hành động được diễn ra bởi các thao tác chân tay cụ thể, nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể. Loại tư duy này có ở cả người và động vật.
- Tư duy trực quan hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ các tình
huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
- Tư duy trừu tượng: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sử dụng các khái niệm, các
kết cấu logic, tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Loại tư duy này thường thấy ở những người trưởng thành, đặc biệt
là những người lao động tri óc.
* Dựa vào hình thức biểu hiện nhiệm vụ và phương pháp giải quyết vấn đề: có 3 loại.
- Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra một cách trực quan, dưới hình thức hành động cụ thể,
phương thức giải quyết là những hành động thực hành.
- Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải
quyết nhiệm vụ cũng dựa trên những hình ảnh trực quan đã có.
- Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra và giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những
khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận.
* Dựa vào mức độ sáng tạo: có 2 loại.
- Tư duy Angorit: là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc logic có sẵn theo một khuôn ẫu nhất
định. Nó có cả ở con người và máy móc.
- Tư duy Oritxtic: là loại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động, linh hoạt, không theo một khuôn mẫu cứng nhắc
nào cả và có liên quan đến khả năng trực giác và khả năng sáng tạo của con người.

d. Các thao tác của quá trình tư duy:
* Phân tích và tổng hợp:
- Phân tích: là thao tác trí tuệ dùng để tách đối tượng ra thành từng mặt, từng bộ phận khác nhau nhằm xem xét
chúng một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
- Tổng hợp: là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất các bộ phận vừa mới được phân tích nhằm xem xét đối tượng một
cách khái quát hơn.
- Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại mật thiết và thống nhất với nhau; phân tích được tiến hành theo hướng
tổng hợp và tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.
* So sánh:
- Là thao tác trí tuệ dùng để xác định sự giống nhau hay không giống nhau, bằng nhay hay không bằng nhau,
đồng nhất và không đống nhất giữa các bộ phận của một sự vật, hiện tượng hoặc giữa sự vật, hiện tượng này với sự
vật, hiện tượng khác.
16


- Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp rất quan trọng ở giai đoạn đầu của quá trình
nhận thức thế giới xung quanh.
* Trừu tượng hoá và khái quát hoá:
- Trừu tượng hoá: là thao tác trí tuệ dùng để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu
để giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
- Khái quát hoá: là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau nhưng có chung những thuộc tính,
liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một loại, một phạm trù nào đó.
* Cụ thể hoá:
- Là thao tác trí tuệ dùng để đưa những cái chung, cái trừu tượng về các trường hợp cụ thể. Cái chung, cái trừu
tượng có thể là một khái niệm, một công thức, một định lý, định luật hay một học thuyết,…
- Khi xem xét thao tác của tư duy trong một hành động tư duy cụ thể, cần chú ý:
+ Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ của
tư duy quy định.
+ Trong thực tế tư duy, các thao tác đó đan xen vào nhau chứ không theo trình tự máy móc nêu trên.
+ Tuỳ theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả

các thao tác trên.
e. Các giai đoạn của quá trình tư duy: có 5 giai đoạn.
- Giai đoạn nhận thức có vấn đề:
+ Trước hết phải có hoàn cảnh có vấn đề. Nó chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã có, đã biết với cái
chưa có, chưa biết,…).
+ Khi gặp hoàn cảnh có vấn đề, chủ thể tư duy nhận thức nó và đặt ra vấn đề cần giải quyết, trên cơ sở đó đề ra
nhiệm vụ của quá trình tư duy.
- Giai đoạn xuất hiện các liên tưởng:
+ Là giai đoạn huy động các tri thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề làm xuất hiện trong đầu chủ thể tư
duy những mối liên tưởng xung quanh vấn đề cần giải quyết.
+ Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm, liên tưởng này tuỳ thuộc vào nhiệm vụ đã xác định.
- Giai đoạn sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết:
+ Chủ thể tư duy gạt bỏ những liên tưởng không cần thiết, đưa ra những phương án giải quyết có thể có đối với
nhiệm vụ tư duy.
+ Kết quả của tư duy phụ thuộc vào tính đa dạng của các giả thuyết được đề ra.
- Giai đoạn kiểm tra giả thuyết:
+ Việc kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu óc hay trong hoạt động thực tiễn.
+ Kết quả của việc kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hoá giả thuyết.
+ Nếu tất cả các giả thuyết đều bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu từ đầu.
- Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ: Khi giả thuyết đã được khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu
trả lời cho vấn đề được đặt ra.

17


* Sơ đồ của K.K.Platonov về các giai đoạn của quá trình tư duy:
Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng


Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả tuyết

Kiểm tra giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Khẳng định
Chính xác
hoá

Phủ định

Giải quyết
vấn đề

Hành động tư
duy mới

18


f. Sản phẩm của tư duy:
- Khái niệm:
+ Là tri thức đã được khái quát hoá về toàn bộ một nhóm, một loại sự vật cùng có chung những dấu hiệu và bản
chất nhất định.
+ Khái niệm bao giờ cũng được biểu diễn bằng từ và bao hàm những nội dung nhất định. Những nội dung này có
thể thay đổi theo sự phát triển của lịch sử, của khoa học kỹ thuật,… .
- Phán đoán:
+ Thường là một sự nhận định, một sự khẳng định về một thứ gì đó. Nó có thể là một khái niệm, hoặc một sự liên
hệ nhất định của các khái niệm với nhau.

+ Phán đoán có thể đơn giản, có thể phức tạp, cũng có thể đúng hoặc sai.
- Suy lý: là một phán đoán được rút ra từ một hoặc nhiều phán đoán khác. Có 2 loại suy lý:
+ Suy lý quy nạp là từ những phán đoán riêng biệt, cụ thể rút ra được một phán đoán chung.
+ Suy lý diễn dịch là từ một phán đoán chung rút ra những phán đoán riêng, cụ thể.
g. Các phẩm chất cá nhân của tư duy:
* Những phẩm chất tư duy tích cực:
- Tính khái quát và sâu sắc của tư duy: Là phẩm chất trí tuệ giúp cho con người có thể bao quát được phạm vi
rộng lớn của tri thức và nắm được mối liên hệ giữa nhiều lĩnh vực, có thể đi sâu vào nhiều đối tượng nhận thức để
tìm ra cái mới, cái bản chất, cái cốt lõi của vấn đề.
- Tính linh hoạt của tư duy: Là phẩm chất trí tuệ giúp cho con người có thể thay đổi kế hoạch hoặc giải pháp đã
được xác định nếu không còn phù hợp nữa.
- Tính độc lập của tư duy: Là phẩm chất giúp con người tuự tìm ra cách giải quyết vấn đề, biến tri thức thành vốn
riêng của mình.
- Tính nhanh chóng của tư duy: Là khả năng giải quyết được vấn đề trong một thời gian ngắn.
- Tính phê phán của tư duy: Là khả năng đánh giá một cách khách quan những ý nghĩ của mình và của người
khác.
* Những phẩm chất tiêu cực của tư duy: Ngoài phẩm chất tích cực, tư duy còn có những phẩm chất tiêu cực như
tính hẹp hòi, tính hời hợt của tư duy, tính ý lại của tư duy, tính chậm chạp của tư duy…
2. Tưởng tượng:
a. Khái niệm tưởng tượng:
- Là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xâu
dựng những biểu tượng mới trên cơ sở những hình ảnh, biểu tượng đã có.
b. Vai trò của tưởng tượng:
- Trong hoạt động nhận thức của con người: đều có sự tham gia tưởng tượng; nó là cơ sở để tiếp thu tri thức, là cơ
sở của sự sáng tạo.
- Trong hoạt động của con người: tưởng tượng tạo ra sản phẩm trung gian của lao động, làm cho lao động của con
người khác hẳn với những hành vi của động vật.
- Trong đời sống tinh thần của con người: những biểu tượng của tưởng tượng liên quan đến xúc cảm và có thể trở
thành một trong những nguồn gốc làm xuất hiện tình cảm sâu sắc, bền vững, làm chỗ dựa tinh thần cho con người.
c. Các loại tưởng tượng:

* Dựa vào sự chủ động của tưởng tượng: chia làm 2 loại
- Tưởng tượng không chủ định: là loại tưởng tượng một cách tự nhiên, không đặt ra mục đích từ trước, không cần
phải cố gắng hay tập trung ý thức để tưởng tượng.
- Tưởng tượng có chủ định: là loại tưởng tượng theo một mục đích đặt ra từ trước, có kế hoạch và phương pháp
nhất định nhằm tạo ra biểu tượng của tưởng tượng. Gồm:
+ Tưởng tượng tái tạo: là loại tưởng tượng tạo nên những biểu tượng chỉ mới đối với cá nhân đó chứ không mới
đối với loài người, hoặc tạo ra biểu tượng dựa trên sự mô tả của người khác.
+ Tưởng tượng sáng tạo: là loại tưởng tượng tạo nên những biểu tượng một cách độc lập, mới đối với cá nhân đó
và mới đối với người khác. Đây là một mặt không thể thiếu được trong mọi hoạt động sáng tạo.
* Dựa vào tính tích cực của tưởng tượng: có 2 loại
19


- Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo nên những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra
những chương trình không được thực hiện. Đây là loại tưởng tượng chỉ để thay thế cho hành động mà không thúc
đẩy hành động.
- Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo nên những hình ảnh có thể thể hiện trong đời sống. Nó định
hướng cho hành động, thúc đẩy con người hành động, biến tưởng tượng thành hiện thực.
* Ước mơ và lý tưởng:
- Ước mơ:
+ Là loại tưởng tượng hướng về tương lai chứ không hướng vào những hoạt động của hiện tại, biểu hiện những
mong muốn, ước ao của con người.
+ Loại tưởng tượng này có thể có lợi khi nó thúc đẩy con người vươn lên nhưng cũng có thể có hại khi nó không
thực tế, viễn vông.
- Lý tưởng: là loại tưởng tượng hướng về tương lai nhưng có tính tích cực và tính hiện thực cao hơn ước mơ. Nó
là mục tiêu cao đẹp, hình ảnh mẫu mực thúc đẩy con người vươn lên.
d. Các cách tạo ra biểu tượng của tưởng tượng:
- Chắp ghép (kết dính): phương pháp ghép các bộ phận của nhiều đối tượng lại với nhau thành một biểu tượng
mới.
- Liên hợp: cũng giống như chắp ghép nhưng các bộ phận của các đối tượng ban đầu được cải tổ cho phù hợp với

cấu trúc mới.
- Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay các thành phẩm của nó): từ những hình ảnh của tri giác, làm thay
đổi kích thước hay số lượng các bộ phận của chúng.
- Nhấn mạnh: là cách tạo ra biểu tượng mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất
nào đó, một mối quan hệ nào đó của một vài đối tượng này với các đối tượng khác. Tranh biếm hoạ là một biến
dạng của phương pháp này.
- Điển hình hoá: là phương pháp sáng tạo biểu tượng trên cơ sở tổng hợp một cách sáng tạo các thuộc tính điển
hình là cái đại diện cho hàng loại đối tượng.
- Loại suy (mô phỏng, tương tự): là phương pháp sáng tạo ra biểu tượng trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những
chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực.
------------------------------------------------------------------------------

BÀI 4: NGÔN NGỮ VÀ TRÍ NHỚ.

I. Ngôn ngữ:
1. Khái quát chung về ngôn ngữ:
2. Hoạt động ngôn ngữ:
II. Trí nhớ:
1. Khái niệm trí nhớ:
2. Vai trò của trí nhớ:
3. Các loại trí nhớ:
4. Các giai đoạn của quá trình trí nhớ:
5. Sự quên:
-----------------------------------------------------------------------------20


BÀI 5: XÚC CẢM – TÌNH CẢM.

I. Khái quát chung:
1. Xúc cảm – tình cảm là gì?

- Xúc cảm – tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan có liên quan đến sự thoả mãn hay
không thoả mãn nhu cầu của cá nhân.
- Xúc cảm – tình cảm là những rung động thể hiện thái độ của con người đối với những sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà con người nhận thức được, là sự phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ với nhu
cầu và động cơ của họ.
+ Xúc cảm – tình cảm là thái độ của cá nhân. Thực chất, đó là những rung động bên trong trước biến cố hoàn
cảnh cũng như trạng thái cơ thể.
Ví dụ: khi đủ điểm vào Đại học Luật thấy sung sướng tuyệt vời.
+ Xúc cảm – tình cảm có được là do hiện tượng khách quan tác động. Các hiện tượng trong hiện thực khách quan
gồm có: hiện tượng trong tự nhiên (mưa, nắng, cây, cỏ,…), hiện tượng trong xã hội (con người, chế độ chính trị,
kinh tế, các quan hệ xã hội,…), hiện tượng xảy ra trong bản thân (đói, khát, vui vẻ, buồn bực,…)
+ Chỉ những đối tượng nào liên quan dến việc thoả mãn hay không thoả mãn hay không nhu cầu của con người
mới tạo nên xúc cảm, tình cảm.
* So sánh phản ánh nhận thức (hoạt động nhận thức) và phản ánh cảm xúc:
- Giống nhau:
+ Đều là hiện tượng tâm lý của con người.
+ Đều phản ánh hiện thực khách quan, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội – lịch sử.
- Khác nhau:
Phản ánh nhận thức
Phản ánh cảm xúc:
Đối tượng phản ánh Những thuộc tính và các mối liên hệ của
Mỗi liên hệ giữa hiện thực khách quan
bản thân hiện thực khách quan.
với nuu cầu, động cơ của con người.
Phạm vi phản ánh
Rộng, hầu hết cách hiện tượng tác động vào Có tính lựa chọn và hẹp hơn.
cơ quan cảm giác của con người.
Hình thức phản ánh Bằng hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, phạm Dưới hình thức những rung cảm, xao
trù, quy luật,…
xuyến, bồi hồi,…

Mức độ phản ánh
Ít đậm nét hơn
Đậm nét hơn.
Quá trình phản ánh Đơn giản, ít phức tạp hơn.
Lâu dài, phức tạp.
- Nhận thức và tình cảm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức là nguyên nhân, là cơ sở để hình thành tình
cảm. Tình cảm khi đã hình thành thì tác động trở lại nhận thức, làm cho quá trình nhận thức diễn ra tích cực hoặc
tiêu cực hơn, thậm chí sai lệch đi.
2. Vai trò của xúc cảm – tình cảm:
- Là động lực chi phối hoạt động của con người; giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại, nhưng cũng có
thể làm cản trở hoạt động của con người. Tình cảm có ý nghĩa đặc biệt trong việc sáng tạo.
Ví dụ: Trạng thái “dâng trào cảm xúc” của các nhà thơ, nhà văn, người hoạ sĩ,… giúp cho họ có những tác phẩm,
những sáng tác nghệ thuật hay và đều có liên quan chặt chẽ với tình cảm hoạt động.
- Là tăng hoặc giảm sức mạnh vật chất và tinh thần của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh lý
của cơ thể, đến sức khoẻ của con người.
- Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công việc sáng tạo. Chúng thường xác định hành vi của con người, xác định
việc xây dựng mục đích này hay mục đích khác trong cuộc sống con người.
- Có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức của con người. Là động lực thúc đẩy và chi phối nhận thức,
kích thích con người tìm tòi, sáng tạo.
3. Những biểu hiện của xúc cảm – tình cảm:
a. Những động tác biểu hiện ra bên ngoài:
- Lời nói:

21


+ Là phương tiện biểu cảm quan trọng sâu sắc và chỉ có ở riêng con người. Qua lời nói con người biểu thị cảm
xúc, tình cảm của mình bằng cách diễn đạt…
Ví dụ: Khi vui vẻ thì ngữ điệu trở nên nhiệt thành, tiếng nói trở nên thoáng đạt, trong trẻo, diễn cảm. Ngược lại, khi
sợ hãi hay buồn rầu thì âm điệu của tiếng nói chậm lại, lời nói bị ngắt quãng.

+ Qua lời nói, con người truyền những cảm xúc của mình đến người khác, tạo ra ở họ những rung cảm như mình.
Như vậy, lời nói không chỉ là phương tiện để truyền cảm, mà còn là phương tiện để con người đồng cảm với nhau.
- Nét mặt:
+ Là phương tiện biểu đạt rõ nét và thường phơi bày chân thực nhất tình cảm, qua nét mặt chúng ta đọc được
nhiều ở người đang giao tiếp với thái độ của họ.
Ví dụ: nụ cười thường thể hiện niềm vui; nghiến chặt hai hàm răng và nhíu lông mày nói lên sự phẫn nộ, tức giận.
+ Tuy nhiên, những hoạt động biểu cảm bằng nét mặt không chỉ được sử dụng như là một phương tiện biểu hiện
trạng thái cảm xúc thật sự mà còn được sử dụng như là một phương tiện để nguỵ trang các trạng thái cảm xúc đó.
Ví dụ: Cười trong đau khổ hay những giọt nước mắt sung sướng...
- Điệu bộ: Thông qua các động tác của tay chân, qua sự thay đổi tư thế của thân thể, những xúc cảm, tình cảm
được bộc lộ rõ rệt.
Ví dụ: Khi vui vẻ sảng khoái thì bước chân đi mau lẹ, hai tay vung nhịp nhàng, còn khi người ta đặt tay lên ngực
hay ôm lấy bụng là tỏ sự đau khổ, hai tay đặt sau gáy và dáng cúi xuống phía trước, bước đi chậm chạp là thể hiện
sự hối tiếc…
b. Những thể hiện đa dạng của thân thể:
- Là những biến đổi đa dạng trong hoạt động và trạng thái của các nội quan (trong đa số trường hợp, những biến
đổi này đều kéo theo những biến đổi thấy đang có xúc cảm trong diện mạo bên ngoài của con người đang có xúc
cảm “đỏ mặt tía tai”, “mặt vàng như nghệ”…).
II. Các mức độ của xúc cảm – tình cảm:
1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác:
- Là những xúc cảm thoáng qua, mơ hồ, ít được con người ý thức đầy đủ, rõ ràng.
- Mang tính chất cụ thể, nhất thời, không mạnh mẽ và do một thuộc tính của sự vật, hiện tượng gây ra.
- Gắn liền với một cảm giác nhất định và thể hiện thái độ của con người khi có cảm giác.
2. Xúc cảm:
- Là một mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó; do những sự vật,
hiện tượng trọn vẹn tác động gây nên.
- Là những rung cảm ngắn, nhất thời, hay thay đổi, không ổn định.
- Đặc điểm:
+ Xảy ra nhanh chóng, mạnh mẽ và rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác.
+ Do những sự vật, hiện tượng trọn vẹn gây ra.

+ Có tính khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác.
- Tuỳ theo cường độ, tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp, người ta chia xúc ra thành hai loại:
+ Xúc động:
 Là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra xúc động, con
người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình. Xúc động diễn ra
dưới hình thức những quá trình theo từng “cơn”.
 Nguyên nhân: là do những kích thích quá mạnh làm cho những rung động ở trung khu ở vỏ não bị hưng phấn
hay ức chế vượt ngưỡng, lan toả rất mạnh, làm mất khả năng phân tích, tổng hợp, dẫn đến những thay đổi đột ngột
về sinh lý trong cơ thể.
 Kiểu loại thần kinh có ảnh hưởng nhất định đến quá trình xúc động diễn ra ở mỗi người. Những khả năng tự
chủ, tự kiềm chế khi xúc động chủ yếu là do rèn luyện và kinh nghiệm sống của từng người.
+ Tâm trạng:
 Là một dạng khác của xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong khoảng thời gian tương
đối dài, đôi khi con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó.

22


 Là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt đông của con người,
có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của con người trong một thời gian khá dài.
 Nguyên nhân: có thể do những sự kiện, biến cố xảy ra trong đời sống xã hội hay đời sống cá nhân mỗi người
gây nên như tình hình xã hội, đất nước, đơn vị,… thực trạng các mối quan hệ ngoài xã hội. Tình trạng sức khoả
cũng ảnh hưởng đến tâm trạng con người.
- Trạng thái cảm xúc đặc biệt gọi là trạng thái căng thẳng (Stress): là những trạng thái cảm xúc nảy sinh trong
những tình huống nguy hiểm, phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong điều kiện phải
quyết định những hành động nhanh chóng và trọng yếu….
3. Tình cảm:
- Là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân.
- Mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách. So với các mức độ của đời sống tình cảm đã nêu trên
thì tình cảm có tính khái quát hơn, ổn định hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn.

a. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm:
- Tính nhận thức:
+ Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng.
+ Nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là 3 yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận thức được xem
là “cái lý” của tình cảm, làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
- Tính xã hội:
+ Tình cảm chỉ có ở con người, mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và được hình thành trong môi
trường xã hội.
+ Khi nói bản chất con người là những mối quan hệ xã hội được ghi đậm trong đó tức là nó đã hàm chứa những
tình cảm, đạo đức, tình bạn, tình đồng chí, tình yêu tổ quốc, quê hương,… được nảy sinh trong quá trình con người
tham gia cải tạo xã hội, vào các hoạt động giao lưu giữa con người với nhau.
- Tính ổn định: Tình cảm là những thái độ ổn định của con người của con người đối với hiện thực xung quanh và
với bản thân. Vì thế mà tình cảm là thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người.
Ví dụ: tình thương yêu con của người mẹ là một thái độ ổn định.
- Tính chân thực: được thể hiện ở chỗ, tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, cho dù người ấy
có cố tình che giấu bằng những “động tác giả” bên ngoài.
- Tính đối cực:
+ Gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của con người. Cùng một thời điểm, ở con người có rất nhiều nhu cầu,
nhưng khả năng thoả mãn nhu cầu là có hạn → một nhu cầu được thoả mãn còn một số nhu cầu khác thì không
→ tạo ra 2 loại cảm xúc đối lập nhau trong đời sống tinh thần của mỗi con người.
Ví dụ: vui buồn – yêu ghét, can đảm – sợ hãi,…
+ Đời sống tình cảm của con người không thể chỉ bao gồm những tình cảm thuộc cùng một phía.
Ví dụ: Thiếu sự rung động tương phản thì sẽ dẫn đến sự bão hoà và buồn tẻ.
Thiếu sự “vui sướng và tình yêu” thì không làm cái gì nên chuyện.
Thiếu sự tức giận và căm thù sẽ không thể có tính kiên định và vững vàng trong việc đấy tranh chống cái ác.
* Phân biệt xúc cảm và tình cảm:
Xúc cảm
- Có cả ở người và động vật.
- Là một quá trình hoặc trạng thái tâm lý.
- Xuất hiện trước.

- Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.
- Luôn ở trạng thái hiện thực.
- Thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ thể định
hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư
cách là một cá thể).
- Gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng.

Tình cảm
- Chỉ có ở con người.
- Là một thuộc tính tâm lý.
- Xuất hiện sau.
- Có tính xác định và ổn định.
- Thường ở trạng thái tiềm tàng.
- Thực hiện chức năng xã hội (giúp con người định hướng
và thích nghi với môi trường xã hội với tư cách là một
nhân cách).
- Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với hệ thống tín hiệu
thứ hai.

23


b. Phân loại tình cảm:
- Tình cảm cấp thấp: chủ yếu có ý nghĩa sinh học, liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu
sinh học: ăn, uống, ngủ, sinh lý…
- Tình cảm cấp cao: là loại tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn hay không những nhu cầu tinh thần, nó mang
tính xã hội sâu xắc. Gồm:
+ Tình cảm trí tuệ:
 Là loại tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc. Chúng liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả
mãn nhu cầu nhận thức của con người.

 Được biểu hiện ở sự ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học, sự nhạy cảm với cái mới,…
+ Tình cảm đạo đức: là loại tình cảm liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu đạo đức của con
người. Nó thể hiện thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo đức, hành vi đạo đức (tình bạn, tình mẫu tử,…)
+ Tình cảm thẩm mỹ:
 Là loại tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu cái đẹp.
 Thể hiện thái độ thẩm mỹ của con người với hiện thực xung quanh và ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá cái đẹp,
đến thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân.
+ Tình cảm hoạt động: là loại tình cảm liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu về việc thực
hiện một loại hoạt động nhất định; thể hiện thái độ của con người đối với hành động đó.
+ Tình cảm mang tính chất thế giới khách quan:
 Là mức độ cao nhất của tình cảm con người;
 Có tính bền vững và tính ổn đinh, tính khái quát cao, tính tự giác và tính ý thức cao, và trở thành nguyên tắc
trong thái độ và hành vi của cá nhân (tinh thần yêu nước, lòng tương thân tương ái,…)
 Tất cả các loại tình cảm cao cấp kể trên không tồn tại một cách độc lập mà có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau,
không tách rời nhau.
- Còn có một dạng tình cảm đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá dài và được ý thức rất rõ ràng –
đó là say mê. Có những say mê tích cực (say mê học tập, say mê nghiên cứu,…) và có những say mê tiêu cức
thường gọi là đam mê (cờ bạc, rượu chè,…).
III. Quy luật của xúc cảm – tình cảm:
1. Quy luật về sự hình thành tình cảm:
- Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại do quá trình tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá
mà thành.
Ví dụ: tình cảm của con cái đối với cha mẹ là do các cảm xúc dương tính do cha mẹ đem lại trong quá trình lớn
khôn của trẻ tạo thành.
- Quy luật này cho ta thấy: muốn hình thành tình cảm thì phải bắt đầu bằng những cảm xúc. Không có cảm xúc,
không có rung động thì không thể có tình cảm. “Người thực, việc thực” là kích thích dễ gây cảm xúc rung động
nhất.
2. Quy luật “lây lan”:
- Xúc cảm – tình cảm của người này có thể truyền, “lây” sang người khác. Trong đời sống hằng này, ta thường
thấy các hiện tượng vui “lây”, buồn “lây”, “đồng cảm”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,…

- Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. Tình cảm của tập thể, tâm trạng của xã
hội được hình thành trên cơ sở của quy luật này.
- Quy luật “lây lan” có ý nghĩa to lớn trong hoạt động tập thể của con người (học tập, lao động, chiến đấu…).
3. Quy luật “thích ứng”:
- Tình cảm có sự thích ứng. Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không đổi, thì
cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là sự “chai sạn” của tình cảm.
- Trong cuộc sống, hiện tượng “xa thương, gần thường” là do quy luật này gây nên.
4. Quy luật “tương phản”:
- Là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm tích cực hay tiêu cực thuộc cùng một loại (đau khổ và sung
sướng, ghét và yêu,…)
- Một xúc cảm, tình cảm nào đó có thể làm tăng cường hoặc suy yếu một xúc cảm, tình cảm khác đối cực với nó.
24


- Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, người ta thường sử dụng quy luật này, biện pháp “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn
cố, tri tân”,…
5. Quy luật “di chuyển”:
- Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.
- Hiện tượng “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm” là những biểu hiện của quy luật này.
- Quy luật này nhắc nhở phải chú ý kiểm soát thái độ, cảm xúc của mình, làm cho nó mang tính chất chọn lọc, tích
cực, tránh “giận cá chém thớt”, cũng như tránh tình cảm “tràn lan”, “không biên giới”.
6. Quy luật “pha trộn”:
- Trong cùng một thời điểm và đối với cùng một đối tượng có thể cùng tồn tại hai hay nhiều cảm xúc khác nhau,
thậm chí đối lập nhau. Chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau.
Ví dụ: Sự pha trộn giữa cảm xúc lo âu và tự hào ở những vận động viên leo núi, thám hiểm,....
Sự ghen tuông trong tình cảm vợ chồng cũng là sự pha trộn giữa yêu và ghét.
------------------------------------------------------------------------------

BÀI 6: Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ.


I. Ý chí:
1. Khái niệm ý chí:
- Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở khả năng thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có
sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục những khó khăn, trở ngại.
2. Đặc điểm của ý chí:
- Là một “điểm” hội tụ của nhận thức và tình cảm hướng vào hoạt động của con người, khi nhận thức càng sâu sắc
và tình cảm càng mãnh liệt thì ý chí càng cao.
- Là một phẩm chất tâm lý cá nhân, một thành tố cấu thành nhân cách con người.
- Là 1 hiện tượng tâm lý, cũng là sự phản ánh các điều kiện của hiện thực khách quan dưới hình thức các mục đích
của hành động.
- Là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, bởi vì ở đó con nguời tự ý thức
được mục đích của hành động, có sự đấu tranh giữa các động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua khó khăn,
trở ngại để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
- Là hình thức tâm lý điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Sở dĩ như vậy vì ý chí kết hợp
được trong mình cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm đạo đức.
- Được hình thành và biến đổi tuỳ theo những điều kiện xã hội – lịch sử, tuỳ theo điều kiện vật chất của đời sống
xã hội.
3. Vai trò của ý chí:
- Nhờ ý chí mà con người tổ chức được mọi hoạt động của mình một cách hợp lý và có ích nhất.
- Nhờ có ý chí mà con người có thể cải tạo được tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình.
- Nhờ có ý chí mà con người có thể sáng tạo ta được những giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu ngày
càng cao của xã hội loài người.
- Nhờ có ý chí mà hoạt động tâm lý của con người mang một nội dung và ý nghĩa hoàn toàn khác, hơn hẳn về chất
so với tâm lý của động vật.
3. Các phẩm chất của ý chí:
- Tính mục đích:
+ Là kỹ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần và xa, mục đích
bộ phận và mục đích tổng thể cuộc đời, biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy.
+ Tính mục đích ở người lớn phụ thuộc trước hết vào thế giới khách quan và những nguyên tắc đạo đức của họ.
Trong xã hội có giai cấp, tính mục đích mang tính giai cấp. Bởi vậy cần phải xem xét phẩm chất ý chí không phải ở

mặt hình thức mà ở mặt nội dung.
- Tính độc lập:
25


×