Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bài tập lớn luật dân sự học kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.06 KB, 26 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

I. Phần thứ nhất:
Câu 1: Trên cơ sở các quy định của BLDS 2005, anh/chị cho biết hướng của Toà phúc thẩm
như nêu trên có cơ sở không? Vì sao?
- Trên cở sở các quy định của BLDS 2005, căn cứ vào Điều 645, BLDS 2005 về Thời hiệu
khởi kiện về thừa kế:
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình
hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
- Theo đó, cụ Chừng mất vào ngày 1/2/2005 mà vào đầu năm 2016 thì một trong những người
thừa kế của cụ Chừng mới yêu cầu Toà án chia di sản thì đã quá thời hiệu (kể cả đối với bất
động sản và động sản). Do vậy, hướng giải quyết của Toà phúc thẩm là hợp lý.
Câu 2: Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi yêu cầu chia di sản trên (là động sản)
được tiến hành sau ngày 1/1/2017 và phải áp dụng BLDS 2015 để giải quyết? Vì sao?
- Trên cơ sở BLDS 2015, căn cứ vào Khoản 1, Điều 623, BLDS 2015 quy định về Thời hiệu
thừa kế:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối
với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế
đang quản lý di sản đó.”
- Theo đó, khi yêu cầu chia di sản trên (là động sản) được tiến hành sau ngày 1/1/2017 thì câu
trả lời cho câu hỏi trên không khác. Vì tính từ thời điểm mở thừa kế (1/2/2005) đến ngày yêu
cầu chia di sản (1/1/2017) đã quá 10 năm nên đã hết thời hiệu. Do vậy, hướng giải quyết của
Toà phúc thẩm là hợp lý.
II. Phần thứ hai:
* Trường hợp đại diện hợp lệ:
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện.
1


- Đại diện tại Điều 134, BLDS 2015 và Điều 139, BLDS 2005:
+ Quy định rõ ràng bên đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân:


Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích
của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự.
+ Bãi bỏ cụm từ “chủ thể khác” theo đúng phạm vi điều chỉnh mà ban đầu BLDS 2015 đã đặt
ra: Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện GDDS thông qua người đại diện.
+ Quy định lại nội dung sau: Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực
hiện.
- Tách riêng quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân và đại diện theo pháp luật của
pháp nhân (Điều 136, 137, BLDS 2015 – Điều 141, BLDS 2005):
+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân:
 Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
 Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
 Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định
trên.
 Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
 Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ.
 Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật.
 Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền
đại diện cho pháp nhân theo quy định về thời hạn đại diện và phạm vi đại diện.
- Đại diện theo ủy quyền (Điều 138, BLDS 2015 – Điều 142, BLDS 2005):
Thêm quy định sau bên cạnh các quy định đã được nêu tại BLDS 2005:
Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa
thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
2



liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân.
- Phạm vi đại diện (Điều 141, BLDS 2015 – Điều 144, BLDS 2005) BLDS 2015 quy định
thêm một nội dung mới:
+ Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng
không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện GDDS với chính mình hoặc
với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
+ Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
- Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện (Điều 142,
BLDS 2015 – Điều 145, BLDS 2005): Thêm điều khoản loại trừ đối với trường hợp giao dịch
dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ đối với người được đại diện (tại Khoản 1, Điều 142, BDLS 2015).
- Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
(Điều 143, BLDS 2015 – Điều 146, BLDS 2005):
+ Thêm điều khoản loại trừ trong trường hợp GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với
phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện (Khoản 1, Điều 143, BLDS 2015).
+ Thêm quy định tại Khoản 2, Điều 143, BLDS 2015.
Câu 2: Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập
hợp đồng với Vinausteel?
Trong Quyết định số 08, đoạn cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập hợp đồng với
Vinausteel:
“Bởi lẽ, ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy uỷ quyền cho ông Lê Văn Mạnh – Phó
Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên được thay mặt Công ty thực hiện các giao dịch kinh
tế trong phạm vi ngành nghề kinh doanh (trong thời gian này bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là người
đại diện theo pháp luật của Công ty kim khí Hưng Yên), nên ngày 16/01/2007, ông Mạnh đã đại

3



diện cho Công ty kim khí Hưng Yên kí kết hợp đồng mua bán phôi thép số 01/HĐPT/2007/VAHY với Công ty Vinausteel”.
Câu 3: Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel không?
- Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không có trách nhiệm với Vinausteel.
- Vì ông Lê Văn Mạnh có Bản cam kết xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin cam kết
nhận trách nhiệm trả cho Công ty và các bên thứ ba tất cả các khoản nợ và bồi thường thiệt hại
phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng mà ông Mạnh đã kí hoặc từ các giao dịch, hợp đồng của
Công ty được kí kết trước đó. Tuy nhiên, Công ty Vinausteel không tham gia kí kết, không
đồng ý nên không thuộc trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1
Điều 315 Bộ luật dân sự năm 2005.
Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm liên
quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục không?)
Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là thuyết phục. Mặc dù ông Mạnh được uỷ quyền
kí hợp đồng với Vinausteel, nhưng khi Công ty Hưng Yên không giao đủ hàng cho Vinausteel
thì không thể ông Mạnh chịu trách nhiệm hoàn toàn được. Vì đó là trách nhiệm của toàn bộ
công ty Hưng Yên mà ông Mạnh cũng thực hiện giao dịch trong phạm vi cho phép của mình,
không hề vượt quá phạm vi. Nhưng đó là đối với Vinausteel, còn đối với nội bộ công ty Hưng
Yên thì ông Mạnh lại phải chịu trách nhiệm. Theo Khoản 3, Điều 16, Luật Doanh Nghiệp 2014
quy định: “Người đại diện theo uỷ quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ
đông uy quyền do phạm vi các nghĩa vụ quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
uỷ quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền
và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện uỷ quyền”.
Câu 5: Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteel không?
Theo Hội đồng thẩm phán, Công ty Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi
thường thiệt hại cho Vinausteel.

4


Câu 6: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm liên

quan đến Hưng Yên nêu trên.
- Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là thuyết phục.
- Bởi lẽ ông Mạnh đã thực hiện đúng thẩm quyền trong phạm vi cho phép của mình. Căn cứ
vào Khoản 1, Điều 143, BLDS 2015 về Người đại diện theo uỷ quyền. Mặt khác tại Khoản 3,
Điều 16, Luật Doanh Nghiệp cũng quy định: “Người đại diện theo uỷ quyền chịu trách nhiệm
trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông uy quyền do phạm vi các nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông uỷ quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách
nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện uỷ
quyền”.
Như vậy việc công ty Hưng Yên phải chịu trách nhiệm với Vinausteel là thoả đáng.
Câu 7: Nêu ông Mạnh là người đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có
thoả thuận trọng tài thì thoả thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không? Biết rằng điều
lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết tại Toà án (trả lời trên cơ
sở BLDS 2015 và BLDS 2005).
Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có thỏa thuận trọng
tài thì thỏa thuận trọng tài này không ràng buộc Hưng Yên. Vì:
- Bản chất của thỏa thuận trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận
của các bên tranh chấp.
- Điều 19, Luật Trọng tài thương mại 2010 chỉ rõ “thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với
hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện
được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”. Tức là dù thỏa thuận trọng tài được thể
hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản
riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất là hợp đồng nhỏ có nội dung
khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính.
- Khoản 2, Điều 435, BLDS 2005 quy định:

5



“2. Trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong
các quyền sau:
a. Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b. Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
c. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
- Khoản 2, Điều 437, BLDS 2015 quy định:
“2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các
quyền sau đây:
a. Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
b. Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
c. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua
không đạt được mục đích giao kết hợp đồng”.

* Trường hợp đại diện không hợp lệ:
Câu 8: Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với Ngân hàng
không được Vinaconex uỷ quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập)?
Trong Quyết định số 10, đoạn cho thấy người xác lập hợp đồng với Ngân hàng không được
Vinaconex uỷ quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập):
“Theo tài liệu do Công ty xây dựng số II Nghệ An xuất trình thì ngày 26/3/2001, Công ty xây
dựng số II có Công văn số 263 CV/XD2.TCKT quy định về việc vay vốn tín dụng của các đơn
vị trực thuộc và ngày 06/4/2001, Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công văn số
064CV/XDII.TCKT gửi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó có nội dung “đề
nghị Ngân hàng Công thương Nghệ An không cho các Xí nghiệp thuộc Công ty xây dựng số II
Nghệ An vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty kể từ ngày 06/4/2001...” và “Các
văn bản của Công ty liên quan tới vay vốn tại Ngân hàng Công thương Nghệ An ban hành trước
ngày 06/4/2001 đều bãi bỏ”, nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn ký Hợp đồng tín dụng số
01/HĐTD cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền”.

6



Câu 9: Trong vụ việc trên, theo Toà giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm với Ngân
hàng về hợp đồng trên không?
- Trong vụ việc trên, theo Toà giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm với Ngân hàng
về hợp đồng trên.
- Tòa án buộc Công ty cổ phần xây dựng 16 - Vinaconex phải trả khoản tiền nợ gốc và lãi cho
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Câu 10: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm (nhất
là trong mối quan hệ với các điều 92, 144 và 145 BLDS).
- Mối quan hệ với Điều 92, BLDS 2005:
+ Khoản 3, Điều 92, BLDS 2005: Xí nghiệp số 4 là đơn vị trực thuộc của Công ty xây dựng số
II Nghệ An. Vì vậy, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân
nên việc Xí nghiệp 4 mà đại diện là ông Tâm – Giám đốc Xí nghiệp kí Hợp đồng với Ngân
hàng với mục đích mua để đầu tư mua máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công là hợp lí.
+ Khoản 5, Điều 92, BLDS 2005 thì Công ty xây dựng số II có các quyền , nghĩa vụ phát sinh
từ giao dịch dân sự do chi hánh xác lập, thực hiện tức là có quyền quyết định cho chi nhánh số 4
vay hoặc không vay nhưng trong bản ánthì Công ty xây dựng số II Nghệ An đã có quyết định số
02/QĐ-CT ngày 9/2/2001 vè việc phê duyệt dự án và đề nghị của Xí nghiệp số 4. Tiếp đến ngày
25/2/2001, Tổng Công ty xây dựng số II Nghệ An có văn bản số 23 CV/TCT thông báo cho chi
nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An biết việc công ty đồng ý cho Xí nghiệp xây dựng 4
trực tiếp vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An nên Công ty xây dựng số II
phải chịu trách nhiệm là hợp lí.
- Mối quan hệ với Điều 144, BLDS 2005 thì ông Tâm là người đại diện xác lập, thực hiện giao
dịch vì lợi ích của công ty để nâng cấp năng lực thi công nên hướng giải quyết của Tòa là hợp
lí.
- Mối quan hệ với Điều 145, BLDS 2005 thì ông Tâm là người đại diện không hợp lệ nhưng
trong quá trình vay vốn thì đã được sự đồng ý của công ty xây dựng số II. Bản án cũng không
đưa ra rõ ông tâm có nhận được công văn phản đối của ông Thuận hay không nhưng ngày

7



14/5/2001 ngân hàng kí hợp đồng tín dụng cho xí nghiệp 4 vay tiền, thời điểm này ông Tâm là
đại diện không hợp lệ. Nhưng xét 3 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nếu ông Tâm và ngân hàng đều không nhận được công văn phản đối thì
quyết định của Tòa là hợp lí.
+ Trường hợp 2: Nếu xét ông Tâm là người nhận được công văn phản đối từ cấp trên nhưng
vẫn kí hợp đồng với ngân hàng mà ngân hàng không biết thì ông Tâm và ông Toản phải chịu
trách nhiệm.
+ Trường hợp 3: Nếu cả 2 bên cùng biết về công văn phản đối mà vẫn xác lập thì đại diện chi
nhánh số 4 và ngân hàng liên đới giải quyết.
Câu 11: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng phản
đối hợp đồng (yêu cầu huy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện)
thì phải xử lý như thế nào? Vì sao?
Nếu hoàn cảnh tương tự như trong quyết định số 10 nhưng phía Ngân hàng phản đối hợp
đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện) thì căn
cứ vào Điều 145, BLDS 2005 xét 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu công ty Vinaconex đồng ý hoặc biết mà không phản đối hợp đồng thì giao
dịch do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
Vinaconex.
- Trường hợp 2: Nếu công ty Vinaconex không đồng ý hợp đồng thì giao dịch do người đại diện
Vinaconex không có quyền đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của Vinaconex và
người đại diện đó phải có nghĩa vụ bồi thường cho Ngân hàng.
Câu 12: Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi áp dụng BLDS 2015?
- Câu trả lời trên không khác khi áp dụng BLDS 2015.
- Căn cứ vào Điều 142, BLDS 2015, xét hai trường hợp:
+ Nếu công ty Vinaconex đã công nhận giao dịch hoặc biết mà không phản đối trong một thời
hạn hợp lý hoặc có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc

8



người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện thì công ty
Vinaconex phải chịu trách nhiệm và bồi thường cho Ngân hàng.
+ Nếu công ty Vinaconẽ không công nhận hoặc phản đối giao dịch thì người đại diện của
Vinaconex mà không có quyền đại diện phải có trách nhiệm bồi thường cho Ngân hàng.

III. Phần thứ ba:
* Hình thức sở hữu tài sản:
Câu 1: Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với
bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu
trả lời?
- Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà
Thẩm.
- Đoạn của Quyết định số 377 cho câu trả lời:
“Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông
Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã
chuyển vào miền Nam công tác và được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không
có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn nhà này nên ông Lưu
có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên”.
Câu 2: Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu riêng của
ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà.
- Đoạn của Quyết định 377 cho câu trả lời:
“Còn bà Thẩm cho căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích 101 m2 đất là tài sản
chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của bà Xê”.

9



Câu 3: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông
Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả
lời?
- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của ông Lưu.
- Đoạn của Quyết định 377 cho câu trả lời:
“Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được
ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu
đã chuyển vào miền Nam công tác và được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm
không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn nhà này nên
ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên”.
Câu 4: Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao?
- Theo nhóm em thì giải quyết của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là chưa hoàn toàn hợp lí.
- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung”.
Theo đó, căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt là tài sản mà ông Lưu hình thành trong thời kỳ
hôn nhân với bà Thẩm, do đó căn nhà đó là tài sản chung của ông Lưu và bà Thẩm.
- Căn cứ theo Khoản 2 và 3, Điều 219, BLDS 2005 quy định về Sở hữu chung của vợ chồng:
“2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người;
có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung”.
Theo đó, ông Lưu và bà Thẩm có quyền ngang nhau đối với căn nhà 150/6A Lý Thường Kiệt.
Do vậy, ông Lưu không có quyền định đoạt toàn bộ căn nhà.

10



Câu 5: Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể di chúc
định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
- Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu không thể di chúc định
đoạt toàn bộ căn nhà này.
- Căn cứ theo Khoản 2 và 3, Điều 219, BLDS 2005 quy định về Sở hữu chung của vợ chồng:
“2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người;
có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung”.

* Thời điểm mở thừa kế và diện thừa kế:
Câu 6: Ông Lưu chết vào thời điểm nào? Đến thời điểm nào thì hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu
chia di sản của ông Lưu? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
- Ông Lưu chết vào năm 2003.
- Di sản của ông Lưu là một căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt (bất động sản), do đó:
+ Nếu áp dụng quy định của Điều 645, BLDS 2005:
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình
hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Theo đó, đến năm 2013 thì hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông Lưu.
+ Nếu áp dụng quy định của Khoản 1, Điều 623, BLDS 2015:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối
với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Theo đó, đến năm 2033 thì hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông Lưu.
Câu 7: Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu không ? Vì
sao?
- Bà Thẩm và chị Hương thuộc hàng thừa kế của ông Lưu. Vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông
Lưu và chị Hương là con đẻ của ông Lưu nên căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 676, BLDS
11



2005 quy định về Hàng thừa kế theo pháp luật thì họ là những người thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của ông Lưu.
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết;”
- Bà Xê không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu. Vì bà Xê không là vợ hợp pháp của
ông Lưu, do vậy, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 676, BLDS 2005 thì bà Xê không
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.
Câu 8: Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có
khác không? Vì sao?
- Nếu ông Lưu và bà Xê kết hôn năm 1976 thì câu trả lời trên có khác, bà Xê được hưởng thừa
kế và thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.
- Vì căn cứ vào Điểm a, Khoản 4, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định Về người
thừa kế theo pháp luật:
“a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977- ngày công bố danh
mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với
cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không
bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng
thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả
các người vợ.”
Theo đó, bà Xê và ông Lưu sống với nhau vào cuối năm 1976, hai người sống ở miền Nam
(Tiền Giang) cho nên đã thuộc trường hợp của Điểm a, Khoản 4 của Nghị quyết này. Do vậy,
ông Lưu và bà Xê là vợ chồng hợp pháp, được hưởng thừa kế của nhau và bà Xê thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của ông Lưu.
Câu 9: Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì sao?
- Trong vụ việc này, chị Hương được chia di sản của ông Lưu.
12



- Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 676, BLDS 2005 về Hàng thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết;”
Theo đó, chị Hương là con đẻ của ông Lưu nên chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
ông Lưu. Do vậy, chị Hương được chia di sản của ông Lưu.
Câu 10: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài
sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời.
- Theo pháp luật hiện hành, người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người
quá cố để lại khi: Người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và
còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Căn cứ vào Điều 635, BLDS 2005 về Người thừa kế:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và
còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Câu 11: Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của
ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?
- Tại quyết định số 08, những người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu đất tranh chấp sau
khi ông Hà chết 12/5/2008.
- Bởi vì, sau khi người để lại di sản di sản chết thì người thừa kế có quyền và nghĩa vụ đối với
di sản đó theo quy định tại Điều 635, BLDS 2005 về Người thừa kế.

* Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Câu 12: Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản
của ông Lưu cho bà Xê?
13



Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông
Lưu cho bà Xê:
“Việc ông Lưu lập văn bản để là “Di chúc” ngày 27-7-2002 là thể hiện ý chí của ông Lưu để
lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật”.
Câu 13: Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
- Căn cứ theo Điều 669, BLDS 2005 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,
trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những
người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
- Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, đồng thời không còn khả năng lao động, do đó, bà
Thẩm thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản
của ông Lưu.
- Chị Hương là người đã thành niên và có khả năng lao động, do đó, chị Hương không thuộc
diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu.
- Bà Xê không là vợ hợp pháp của ông Lưu, do đó, bà Xê không thuộc diện được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu.
Câu 14: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho
câu trả lời?

14


- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào

nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu và
không còn khả năng lao động.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao
động, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu
mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu”.
Câu 15: Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?
- Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu.
- Căn cứ theo Điều 669, BLDS 2005 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,
trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những
người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
- Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu nên đã thoả mãn Khoản 1 của Điều luật trên mà không
cần phải có yếu còn hay không còn khả năng lao động. Do đó, bà Thẩm thuộc diện được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu.
Câu 16: Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản
tiền là bao nhiêu? Vì sao?
- Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền bằng
hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật là: 600 triệu × × = 200 triệu đồng.
15


- Căn cứ theo Điều 669, BLDS 2005 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di

chúc:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,
…”.
Do vậy, bà Thẩm sẽ được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế, tức 200 triệu đồng.
Câu 17: Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được
chấp nhận không? Vì sao?
- Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp
nhận.
- Bởi vì lúc đầu khi bà Thẩm và ông Lưu kết hôn tài sản chung của vợ chồng là một căn nhà số
150/6A Lý Thường Kiệt, diện tích 101 m2, thành phố Mĩ Tho. Mặc dù sau năm 1975 ông Lưu
đã vào miền Nam công tác và căn nhà được tạo lặp bằng nguồn thu của ông Lưu, tuy nhiên
trước đó nó vẫn là tài sản chung của bà Thẩm và ông do đó bà Thẩm có quyền chia di sản bằng
hiện vật là nhà và đất thuộc phần di sản trên.
Câu 18: Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho thấy bà
Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?
Trong Bản án số 2493, đoạn của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ
Khánh:
“Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lầm (chết năm 1938) có 2 con là bà Nguyễn Thị Khót
sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932. Cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt (chết năm
1973) có 01 con là ông Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930”.
Câu 19: Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
- Người được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ di sản tranh chấp là ông Nhật.

16


Câu 20: Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ
Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

- Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên của cụ Khánh
- Đoạn của bản án cho câu trả lời:
“Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa kế bà Khót đã 71
tuổi, ông Tâm 68 tuổi lại là thương binh 2/4, thấy tại Điều 140, 145 của Bộ luật lao động năm
1994 quy định độ tuổi lao động của người Việt Nam là từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ
15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ”.
Câu 21: Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc không ? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc.
- Đoạn của bản án cho câu trả lời:
“Bà Khót có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được hưởng chế độ chính
sách của nhà nước theo diện người có công với cách mạng khoảng 400.000 đồng; còn ông Tâm
tuy là thương binh 2/4, theo quy định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông
đã được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hàng tháng ông lãnh hơn 2.000.000 đồng nên
Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà Khót, ông Tâm về
người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể mỗi người được
hưởng là 400.000.000 đồng”.
Câu 22: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
- Hướng giải quyết của Toà án là hợp lí.
- Vì ông Tâm và bà Khót không thuộc trường hợp của Điều 669, BLDS 2005 về Người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Thêm vào đó, ông Tâm và bà Khót có nhận được một
khoản tiền trợ cấp, do vậy việc Toà án không xếp ông Tâm và bà Khót vào trường hợp thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
17


Câu 23: Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động? Vì
sao?

- Hướng giải quyết trên sẽ khác khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động.
- Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Tẩm phán Toà án nhân dân tối cao
không định nghĩa nhưng đưa ra một số trường hợp được coi là “mất khả năng lao động”:
“1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có
người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột
sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi
thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại”.
Câu 24: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.
- Giống:
+ Là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu, chuyển giao quyền sở hữu tài sản giữa các chủ thể.
+ Đều thể hiện ý chí cá nhân.
+ Tặng cho BĐS và di chúc về hình thức đều phải được lập thành văn bản ( kể cả di chúc
miệng cũng được người làm chứng ghi chép lại bằng văn bản).
- Khác nhau:
+ Di chúc chỉ là ý chí của người để lại di sản; tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên.
+ Tặng cho tài sản là việc chuyển giao khi người tặng còn sống, còn di chúc chuyển giao
quyền sở hữu cho người thừa kế sau khi người để lại di sản chết.
Câu 25: Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà, trước khi
chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì bà Thẩm có được
hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?
- Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản cho bà Xê bằng di chúc mà trước khi chết ông Lưu làm
hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì bà Thẩm không được hưởng một phần
di sản của ông Lưu.
18


* Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản:
Câu 26: Theo BLDS, những nghĩa vụ nào của người để lại di sản được ưu tiên thanh toán?
- Theo Điều 683, BLDS 2005 quy định về Thứ tự ưu tiên thanh toán:

“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự
sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác”.
- Theo Điều 658, BLDS 2015 về Thứ tự ưu tiên thanh toán:
“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự
sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
19


10. Các chi phí khác”.
Câu 27: Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành
không?

- Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
- Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu và có người con chung là bà Hương. Do vậy, hiển
nhiên ông Lưu phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương trong thời gian đó.
Câu 28: Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ
đến khi trưởng thành?
Đoạn của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi
trưởng thành:
“Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người
trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần
xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu
để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)”.
Câu 29: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho
bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung
không?
- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm
từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung.
- Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, nay đã già yếu, không còn khả năng lao động nên theo
quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu không phụ
thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu.
Mặt khác, bà Thẩm có công nuôi dưỡng trực tiếp đứa con chung từ nhỏ cho đến khi trưởng
thành từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác.

20


Câu 30: Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải
thích giải pháp trên của Tòa án.
- Giải pháp của Toà án căn cứ vào Điều 669 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Khoản 2, Điều
683 của Bộ luật này.
Điều 669 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật,trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản nhỏ hơn hai phần ba suất
đó,trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những
người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên,cha,mẹ,vợ,chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
- Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, đã già yếu không có khả năng lao động và là người
thừa kế ở hàng thứ nhất. Trong di chúc ông Lưu đã để lại toàn bộ tài sản cho bà Xê. Bà Thẩm
không được hưởng phần di sản nào. Bà Thẩm không thuộc trường hợp từ chối nhận di sản theo
quy định tại Điều 642 và không phải là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại
khoản 1 Điều 643 của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Do đó, căn cứ vào Điều 699 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì bà Thẩm được hưởng di sản của
ông Lưu không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
- Đứa con chung của bà Thẩm và ông Lưu được bà Thẩm trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ cho đến
khi trưởng thành trong suốt quá trình ông Lưu vào miền Nam công tác.
- Trường hợp này có thể xem xét dưới góc độ tiền cấp dưỡng còn thiếu của ông Lưu. Khi còn
sống,ông Lưu chưa thực hiện hết nghĩa vụ cấp dưỡng cho người thân thích của mình, cụ thể là
đứa con chung từ khi vào miền Nam sinh sống cho đến khi con trưởng thành.
Do vậy, căn cứ khoản 2 Điều 683 của Bộ luật Dân sự năm 2005, nếu bà Thẩm có yêu cầu,
phải trích từ khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung cho bà Thẩm.

IV. Phần thứ tư:
21


Câu 1: Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời
điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
- Về thời điểm thay đổi, huỷ bỏ di chúc: có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào
bất cứ lúc nào.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 662, BLDS 2005 về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:
“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào”.
Và Khoản 1, Điều 664, BLDS 2005 về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của
vợ, chồng:
“1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào”.
- Về cách thức thay đổi, huỷ bỏ di chúc:
+ Đối với di chúc của cá nhân: theo quy định tại Khoản 2 và 3, Điều 662, BLDS 2005:
“2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung
có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn
nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước
bị huỷ bỏ”.
+ Đối với di chúc chung của vợ, chồng: theo quy định tại Khoản 2, Đêù 664, BLDS 2005:
“2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được
sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di
chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.
- Về hình thức thay đổi, huỷ bỏ di chúc.
+ Theo quy định tại Khoản 5, Điều 667, BLDS 2005: Nếu một người để lại nhiều bản di chúc
thì bản sau cùng sẽ có hiệu lực pháp luật. Do vậy, nếu người lập di chúc không thuộc trường
hợp bắt buộc phải công chứng di chúc (không bị nhược điểm về thể chất, tinh thần) thì có thể
thay đổi, huỷ bỏ di chúc sau thời điểm lập di chúc công chứng. Theo quy định tại Khoản 5,
Điều 667, BLDS 2005 thì di chúc sẽ có hiệu lực (do được lập sau).
+ Còn nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải đi công chứng thì chỉ khi được công chứng thì di
chúc mới có hiệu lực theo Khoản 3, Điều 56, Luật Công chứng 2014 về Công chứng di chúc:

22


“3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung,
thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào

công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang
được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ
chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di
chúc đó”.
Câu 2: Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập
di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao?
- Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di
chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc).
- Vì trong thực tiễn, trong trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản của mình thay thế di
chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị huỷ bỏ. Điều này đã được thể hiện tại Khoản 3,
Điều 662, BLDS 2005 về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc:
“3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị
huỷ bỏ”.
- Trong thực tiễn đã có vụ việc cho thấy được nội dung này: Ngày 1/7/1990, cụ Tảng lập di
chúc để lại tài sản cho các con. Tuy nhiên, ngày 15/9/1992, cụ lại lập một bản di chúc khác.
Toà giám đốc thẩm đã công nhận di chúc năm 1992 có hiệu lực và di chúc năm 1990 không
còn hiệu lực1.
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của
di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?
- Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không phải tuân thủ hình thức của di
chúc bị thay đổi hay hủy bỏ.
- Trong thực tiễn đã có vụ việc: Ngày 9/11/1998, bà Nượu có lập di chúc tại Phòng công
chứng. Ngày 7/9/1999, bà Nượu lập di chúc tại Uỷ ban nhân dân phường. Như vậy, di chúc sau
không có hình thức như di chúc trước và Toà vẫn cho rằng di chúc này thay cho di chúc cũ2.
1
2

Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/8/2011 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.
Bản án số 61/2009/DS-PT ngày 9/1/2009 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.


23


Điều đó có nghĩa là di chúc trước có thể bị huỷ bỏ bởi di chúc sau cho dù có di chúc sau không
có cùng hình thức đối với di chúc trước.
Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định trên
liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc.
Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa án trong ba Quyết định trên là thỏa đáng. Vì các bản di
chúc trong ba Quyết định trên đều không thể hiện được rõ ràng ý chí của người để lại di sản, vi
phạm về cách thức thay đổi, hủy bỏ di chúc, cho nên không thể khẳng định các di chúc trên là
hợp pháp được. Cụ thể, Tòa án đã xử lí như sau:
- Đối với Quyết định số 619: Yêu cầu xem xét bản di chúc thừa kế nhà ở của bà Lan có tuân
thủ các quy định của pháp luật không, đồng thời, cần làm rõ vấn đề vì sao Đơn hủy di chúc lại
không phải bà Lan viết mà lại do cháu Nguyệt Anh (con của chị Thu) viết hộ, xác định bà Lan
có là người biết chữ không và nội dung đơn này có đúng ý chí của bà Lan không.
- Đối với Quyết định số 767: Cần xác định di chúc lập ngày 7/3/1999 có thể hiện đúng ý chí
của ông Trượng, bà Tào không. Nếu có thì cần làm rõ việc hai cụ đã thay đổi di chúc lập ngày
1/3/1979 bằng di chúc lập ngày 7/3/1999.
- Đối với Quyết định số 194: Thừa nhận di chúc do ông Môn lập ngày 15/5/1998 có hiệu lực
một phần với tài sản của ông và đề nghị Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm nên căn cứ vào Biên
bản cuộc họp của gia đình cụ Môn để xem xét phần di sản của bà Giang nên chia thế nào cho
phù hợp.
Câu 5: Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Toà án xác định đi chúc là có điều kiện?
Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?
- Đoạn cho thấy, trong Quyết định số 363, Toà án xác định đi chúc là có điều kiện:
“Như vậy, di chúc này thuộc loại di chúc có điều kiện, khi xem xét công nhận di chúc hay
không, phải xem xét những điều kiện được nêu trong di chúc có được đảm bảo thực hiện hay
không”.

24



- Điều kiện của di chúc này: bà Nguyễn Thị Sáu và Bà Nguyễn Thị Lên có trách nhiệm thờ
cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng
ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già.
Câu 6: Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt Nam?
- Pháp luật về thừa kế của Việt Nam hiện nay chưa công nhận “di chúc có điều kiện”, tức là
nếu người lập di chúc vẫn đưa ra những điều kiện mà người hưởng di sản phải đáp ứng thì mới
được hưởng phần di sản đó thì coi như phần “điều kiện” của di chúc đó không có hiệu lực pháp
luật. Chính vì lẽ đó, có lẽ trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, khó có thể tìm được văn
bản nào quy định về vấn đề “di chúc có điều kiện”.
Câu 7: Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng.
Do không có quy định cụ thể về di chúc có điều kiện nên nó để lại một số hệ quả pháp lý khi
điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng như sau:
- Nếu điều kiện để hưởng di chúc nhằm bảo vệ một chủ thể thì khi điều kiện đó bị vi phạm thì
tài sản tất nhiên không thuộc về người hưởng thừa kế mà phần di sản đó sẽ được chuyển giao
quyền sở hữu lại cho người được bảo vệ.
- Nếu điều kiện di chúc không nhằm bảo vệ cho chủ thể nào thì khi điều kiện di chúc bị vi
phạm phần di sản đó người thừa kế theo di chúc sẽ không được hưởng mà sẽ chia di sản theo
pháp luật.
Trên thực tế, việc xử lý vụ việc có liên quan đến di chúc có điều kiện phụ thuộc vào Thẩm
phán rất nhiều do không có căn cứ pháp lý. Và hầu hết, trong các vụ việc, di chúc có điều kiện
vẫn được ngầm chấp nhận. Vì thế, nếu điều kiện không được đáp ứng thì sẽ có các hướng xử lý
như trên.
Câu 8: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật hoá trong
BLDS không? Nếu luật hoá thì cần luật hoá những nội dung nào?)

25



×