Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy tinh bột sắn Yên Thành đến hoạt động sản xuất lúa của người dân xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại
họ
cK
in
h

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY
TINH BỘT SẮN YÊN THÀNH ĐẾN

SẢN XUẤT LÚA CỦA NGƯỜI DÂN XÃ CÔNG THÀNH,

Đ

HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


T.S. Nguyễn Quang Phục

Nguyễn Thị Trang
Lớp: K46 - Kinh tế TNMT

Huế, tháng 6 năm 2016


Lời Cảm Ơn
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh Tế Huế,
ngoài sự nổ lực của bản thân, cón có sự dạy dỗ tận tình của các quý thầy cô, cơ
quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân, tôi đac hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cho phép được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:

tế
H
uế

T.S Nguyễn Quang Phục – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế.

ại
họ
cK
in
h


Các cán bộ của công ty chế biến tinh bột sắn Yên Thành, cùng toàn thể
các hộ dân xã Công Thành.

Gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, thực tập
và hoàn thành khóa luận này.

Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý kiến của quý thầy

Đ

cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng như giúp tôi
nâng cao năng lực cho quá trình công tác sau này của bản thân.
Xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thò Trang


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4

tế
H

uế

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường.....................................................4
1.1.1.1. Môi trường ..........................................................................................................4
1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường ...........................................................................................5

ại
họ
cK
in
h

1.1.1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường ...............................................................5
1.1.1.4. Các dạng ô nhiễm môi trường ............................................................................7
1.1.2. Lý luận về nước thải ..............................................................................................9
1.1.2.1. Khái niệm nước thải ...........................................................................................9
1.1.2.2. Phân loại nước thải .............................................................................................9
1.2. Lý luận về hiệu quả kinh tế ......................................................................................9
1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ....................................................................................9

Đ

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................10
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................13
1.3.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải của ngành sản xuất nông sản trên thế giới ........13
1.3.2. Tình hình xả thải và xử lý nước thải của ngành sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam ....14
1.3.3. Kinh nghiệm xử lý nước thải tinh bột sắn của một số nhà máy ở Việt Nam .............15
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY TINH
BỘT SẮN YÊN THÀNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA


CỦA

NGƯỜI DÂN XÃ CÔNG THÀNH ............................................................................17
2.1. Đặc điểm cơ bản của xã Công Thành .....................................................................17


2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................17
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................17
2.1.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn ...........................................................................17
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................18
2.1.2.1. Dân số, lao động và mức sống dân cư ..............................................................18
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của xã Công Thành ......................................................20
2.1.2.3. Quy mô, cơ cấu các ngành kinh tế của xã Công Thành. ..................................22
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................23
2.2. Hoạt động sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Yên Thành .....................................25

tế
H
uế

2.2.1. Quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn ......................................................25
2.2.2. Đặc điểm của nước thải nhà máy tinh bột sắn Yên Thành ..................................28
2.2.2.1. Đặc điểm của nước thải nhà máy tinh bột sắn..................................................28
2.2.2.2. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy tinh bột sắn Yên Thành .....................29

ại
họ
cK
in

h

2.2.2.3 Tình hình xử lý chất thải của nhà máy tinh bột sắn Yên Thành........................32
2.3. Đặc điểm của các hộ điều tra ..................................................................................32
2.4. Ảnh hưởng nước thải đến sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu của người
dân xã Công Thành ........................................................................................................34
2.4.1. Ảnh hưởng đến chi phí sản xuất ..........................................................................34
2.4.2. Ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ................................................37
2.4.3. Đánh giá ý kiến của người dân về ảnh hưởng nước thải từ nhà máy đến sản

Đ

xuất lúa ..........................................................................................................................41
2.4.4. Ảnh hưởng đến thu nhập của người dân .............................................................44
2.5. Nghiên cứu sự khác nhau giữa các nhóm phỏng vấn về nguyên nhân về sự
suy giảm năng suất lúa ..................................................................................................46
2.6. Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường ......................................52
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CỦA NGƯỜI DÂN XÃ CÔNG THÀNH .......................................................55
3.1. Định hướng bảo vệ môi trường xã Công Thành.....................................................55
3.2. Một số giải pháp nhằm quản lý và xử lý nước thải của nhà máy để giảm thiểu
tác động tiêu cực đến nông nghiệp và đời sống của người dân xã Công Thành ...........55


3.2.1. Áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý chất lượng môi trường .........................55
3.2.2. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ......................................56
3.2.3. Tuyên truyên, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi
trường ............................................................................................................................57
3.2.4. Các giải pháp để xử lý nước thải nhà máy. ........................................................58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................60

1. Kết luận......................................................................................................................60
2. Kiến nghị ...................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

PHỤ LỤC .....................................................................................................................64


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Nồng độ các chất hữu cơ (nhu cầu oxy hóa sinh học)

BPP
BQC

Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền
Bình quân chung

BVMT


Bảo vệ môi trường

BVTV
COD
CBCNV

Bảo vệ thực vật
Nhu cầu oxy hóa học
Cán bộ công nhân viên

ĐTV

Đơn vị tính

GO
HCN
IC
KCN
KCS
N
OECD
P
PPP
QĐ – CP
SL
SP
SS
TCMT
TCVN

TP
TS
TTCN
TTCN- XD
UBND
VA
VSV
WHO

Tổng giá trị sản xuất
Cyanua
Chi phí trung gian
Khu công nghiệp
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nito
Các nước phát triển
Photpho
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Quyết định chính phủ
Số lượng
Sản phẩm
Các chất lơ lửng
Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phố
Tiến sỹ
Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
Uỷ ban nhân dân
Giá trị gia tăng

Vi sinh vật
Tổ chức y tế thế giới

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

BOD5


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1: Quy trình chế biến tinh bột sắn công nghiệp ..................................................27
Sơ đồ 2: Quy trình xử lý nước thải của nhà máy tinh bột sắn Yên Thành ....................31
Biểu đồ 1: Năng suất lúa giảm do dùng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu .............47
Biểu đồ 2: Năng suất lúa giảm do nước thải nhà máy tràn vào.....................................48
Biểu đồ 3: Năng suất lúa giảm là do sâu bệnh ..............................................................49
Biểu đồ 4: Năng suất lúa giảm là do giống lúa .............................................................50

Đ

ại
họ

cK
in
h

tế
H
uế

Biểu đồ 5: Nguyên nhân năng suất lúa giảm là do thay đổi thời tiết ............................51


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu lao động xã Công Thành năm 2014 .....................................................19
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của xã Công Thành 2013- 2015...................................20
Bảng 3: Quy mô, cơ cấu các ngành kinh tế của xã Công Thành từ 2013 - 2015 ..........22
Bảng 4: Tình hình nước thải của nhà máy tinh bột sắn Yên Thành ..............................32
Bảng 5: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ...............................................................33
Bảng 6: Mức chi phí đầu tư cho trồng lúa ở các thôn trước khi có nhà máy ................35
Bảng 7: Mức chi phí đầu tư cho trồng lúa của các thôn sau khi có nhà máy ................36

tế
H
uế

Bảng 8: Hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa trước khi có nhà máy. .............................37
Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa sau khi có nhà máy ................................38
Bảng 10: Mức thiệt hại bình quân trên 1 sào của người dân sản xuất lúa ở Công Thành
do nhà máy tinh bột sắn Yên Thành ..............................................................................40

ại

họ
cK
in
h

Bảng 11: Ý kiến người dân về sự thay đổi năng suất lúa ..............................................41
Bảng 12: Ý kiến người dân về sự thay đổi các yếu tố liên quan đến cây lúa ................42
Bảng 13: Ý kiến của người dân về loại ruộng làm giảm năng suất lúa .........................43
Bảng 14:Ảnh hưởng của nước thải đến thu nhập của người dân ..................................44
Bảng 15: Biểu hiện các tác động môi trường của nước thải nhà máy tinh bột sắn .......45

Đ

Bảng 16: Mức quan tâm của người dân đến bảo vệ môi trường ...................................53


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500m2
1 tạ

= 100kg

1 ha

= 10.000m2 = 20 sào

Đ

ại
họ

cK
in
h

tế
H
uế

1 tấn =1.000kg


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tại miền trung, sắn là một trong những sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế
lớn bởi nó phát triển khá phù hợp với đất đai, khí hậu, thủy văn của khu vực.
Là một trong những ngành kinh tế được đánh giá là quan trọng của đất nước,song
song sự phát triển thì công nghiệp tinh bột sắn cũng tác động phần lớn đến ô nhiễm
môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước thải,chất thải của ngành tinh bột sắn được đánh
giá là gây ô nhiễm lớn đến nguồn nước tự nhiên. Điều này đang gây ra những bức xúc
to lớn của người dân trong vùng với nhà máy đó là môi trường sống của họ đang bị ô
nhiễm, nhất là những ngày trời nắng mùi hôi thối không thể tả nổi, đó là nỗi ám ảnh

tế
H
uế

của người dân nơi đây. Ngoài ra, nguồn nước mặt xung quanh nhà máy đã bị ô nhiễm,
ảnh hưởng không nhỏ đến đồi sống sản xuất của người dân. Do vậy, việc tìm hiểu ảnh
hưởng của nước thải nhà máy để từ đó tìm ra được biện pháp giải quyết hợp lí nhằm
đảm bảo phát triển bền vững.


ại
họ
cK
in
h

Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài:“Ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy
tinh bột sắn Yên Thành đến hoạt động sản xuất lúa của người dân xã Công Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” nhằm biết được mức độ ảnh hưởng của nước thải
nhà máy tinh bột sắn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
Các phương pháp sử dụng:

 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

 Phương pháp chuyên gia,chuyên khảo

Đ

 Phương pháp phân tích thống kê
 Phương pháp ANOVA

Từ mục đích và các thông tin thu thập được, đề tài tập trung nghiên cứu, phân
tích tác động của nước thải nhà máy tinh bột sắn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
của người dân xã Công Thành. Trong đó, chú trọng tới ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất lúa và môi trường địa phương. Tìm hiểu ý thức của người dân với vấn đề bảo vệ
môi trường đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế,cải thiện mức độ ảnh
hưởng của nước thải nhà máy tinh bột sắn Yên Thành.


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, nhân loại đã bước vào kỷ nguyên
mới,kỷ nguyên của nền CNH – HĐH, nền kinh tế phát triển mạnh. Đạt được kết quả
trên là nhờ vào những thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người đã sáng tạo ra. Bên
cạnh thế mạnh của nền CNH-HĐH thì mặt trái của nó là những hiểm họa đối với đời
sống con người cũng như các loài sinh vật trên trái đất. Con người đã dóng lên những
hồi chuông báo động về các hiểm họa môi trường như vấn đề biến đổi khí hậu, sự gia
nhanh đa dạng sinh học,..

tế
H
uế

tăng mực nước biển, sự suy thoái tầng ozon, sự nóng dần lên của Trái đất, sự suy giảm
Nhiều cuộc tranh luận,nhiều hội thảo đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu đưa ra nhằm phân tích nguyên nhân và tìm ra các giải pháp giảm bớt nguy cơ môi

ại
họ
cK
in
h

trường bị ô nhiễm. Môi trường sống bị ô nhiễm bởi rác thải của nền công nghiệp đang
bùng nổ tại các quốc gia đang phát triển. Chính những quốc gia này là nơi để các công
ty nước ngoài có cơ hội tạo ra các bãi rác công nghiệp. Việt Nam chúng ta, một trong

những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển cũng rơi vào tình trạng trên.
Dọc theo chiều dài đất nước có hàng trăm các KCN, khu chế xuất, nhà máy, làng
nghề đang hằng ngày, hằng giờ thải ra hàng triệu tấn thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sống của con người. Điều này đã được các phương tiện thông tin đại

Đ

chúng đưa tin trong thời gian qua.Ví dụ như công ti Vedan thải nước thải chưa được
xử lý ra môi trường làm ô nhiễm sông Thị Vải làm nguồn lợi thủy sản chết dần chết
mòn, kéo theo hàng ngàn hộ dân lâm vào tình cảnh khí khăn.
Tại tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Yên Thành nói riêng, trong những năm
gần đây một số nhà máy và khu chế xuất đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao
về kinh tế và giải quyết được công ăn việc làm cho những người dân tại huyện. Trong
đó, nhà máy tinh bột sắn Yên Thành được xây dựng tại xã Công Thành ngày
16/01/2013 của Công ty máy động lực và máy nông lực tại Nghệ An đã góp phần
không nhỏ giúp đời sống người dân trong huyện được cải thiện.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Bên cạnh những đóng góp tích cực của nhà máy, điều đáng quan tâm ở đây là
những bức xúc của người dân trong vùng về môi trường sống của họ đang bị ô nhiễm,
nhất là những ngày trời nắng mùi hôi thối từ nhà máy đã làm ảnh hưởng đến đời sống
và sức khỏe của người dân nơi đây. Ngoài ra nguồn nước xung quanh nhà máy đã bị ô

nhiễm và làm thay đổi chất lượng nước nông nghiệp tại xã Công Thành. Điều này đã
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của địa
phương.
Từ thực tế trên và bằng kiến thức học tập qua bốn năm trên giảng đường, chúng
tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy tinh bột sắn Yên Thành
An” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu

tế
H
uế

đến hoạt động sản lúa của người dân xã Công thành, huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường, ô nhiễm môi trường và

ại
họ
cK
in
h

tác động của môi trường đến con người

- Phân tích tác động của nước thải từ nhà máy tinh bột sắn Yên Thành đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân xã Công Thành.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và xử lý nước thải của nhà máy để giảm
thiểu tác động tiêu cực đến nông nghiệp và đời sống của người dân xã Công Thành.
3. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập thông tin

Đ

+ Phương pháp tổng quan tài liệu (số liệu thứ cấp): Căn cứ vào số liệu được cung
cấp bởi các phòng chức năng của ủy ban nhân dân xã Công Thành, nhà máy tinh bột
sắn Yên Thành.
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu (số liệu sơ cấp): Nghiên cứu tiến hành điều tra,
tìm hiểu ý kiến của các hộ dân ở gần khu vực nhà máy xã Công Thành.
• Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, các mẫu được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
• Nội dung điều tra: Được phản ánh qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn.
+ Phương pháp chuyên gia,chuyên khảo: Là phương pháp quan trọng, có tính
khách quan cao.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

- Phương pháp xử lý thông tin
+ Phương pháp phân tích thống kê
+ Phương pháp tổng hợp so sánh
• Tổng hợp, so sánh sự biến động các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất từ
trước và sau khi có nhà máy
• So sánh các thông số trong nước thải tinh bột sắn với TCMT để biết được

mức độ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân xã Công Thành
+ Phương pháp ANOVA: Dùng phần mềm SPSS để nghiên cứu sự khác biệt giữa
các nhóm trả lời phỏng vấn về nguyên nhân suy giảm năng suất lúa.

tế
H
uế

4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin, số liệu điều tra từ hộ
ở 2 thôn của xã Công Thành: Thôn Ngọc Thượng và thôn Ngọc Hạ.

- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập chủ yếu trong 3

ại
họ
cK
in
h

năm 2013-2015 và điều tra tác động của chất thải từ nhà máy tinh bột sắn đến sản xuất
nông nghiệp của các hộ trong năm 2015.

- Phạm vi về nội dung: Đánh giá ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy tinh bột

Đ

sắn Yên Thành đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân xã Công Thành.

SVTH: Nguyễn Thị Trang


3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1.1. Môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và vất chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản

tế
H
uế

xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và sinh vật”.

Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng
tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và
diễn biến trong một môi trường.

ại
họ
cK

in
h

Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện vật lý, hóa học, sinh
học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống, phát triển của từng cá
nhân và của từng cộng đồng con người. Môi trường sống của con người theo chức
năng được chia thành các loại:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, tồn tại
ngoài ý muốn của con người. Đó là ánh sáng mặt trời,núi sông,biển cả,không khí,

Đ

động, thực vật, đất, nước.

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội
định hướng hoạt động của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô
tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quang ta, cho ta cơ sở để sinh
sống và phát triển.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

4


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường, có
hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Thông thường, sự
an toàn của môi trường được quy định bởi các ngưỡng hay giá trị giới hạn trong tiêu
chuẩn môi trường nên có thể nói:“Ô nhiễm môi trường là sự giảm tính chất môi
trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005):“Ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”.

tế
H
uế

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải) chứa hóa

ại
họ
cK
in
h

chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ

hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.

Tùy vào phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm môi trường toàn cầu, khu vực hay địa
phương. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên, đặc biệt là sinh
vật và sức khỏe con người. Để chống ô nhiễm môi trường chúng ta cần áp dụng các

Đ

công nghệ thân thiện với môi trường và sử dụng các biện pháp xử lý chất thải rắn,
nước thải phải phù hợp và hiệu quả.
1.1.1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống gồm có
các chức năng cơ bản sau đây:
Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật: Trong
cuộc sống hằng ngày, mỗi một người đều cần 1 không gian nhất định để phục vụ cho
hoạt động sống như: Nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất… Như vậy, chức năng này đòi
hỏi môi trường phải có 1 phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không

SVTH: Nguyễn Thị Trang

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

gian này lại đòi hỏi phải đòi hỏi phạt đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố
vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội.

Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người: Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn.
Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá
giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh giấu sự khởi
đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.
Môi trường là nơi chứa đựng các chât phế thải do con người tạo ra trong quá
trình sinh sống: Trong quá trình sinh sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào

tế
H
uế

môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của sinh vật và các yếu tố môi trường
khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt
quá trình sinh địa hóa phức tạp

Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

ại
họ
cK
in
h

Môi trường Trái Đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì chính môi trường Trái Đất là nơi:

- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử Trái Đất, lịch sử tiến hóa của vật chất,
lịch sự xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo

động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất như phản ứng
sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến

Đ

tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…

- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng
ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác.
Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động bên ngoài: Các thành phần
trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh
vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: Tầng ozon trong khí quyển có nhiệm
vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

1.1.1.4. Các dạng ô nhiễm môi trường
a. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của con người và sinh vật, do có sự có mặt của các tác nhân
quá ngưỡng cho phép.
Hiến chương Châu Âu định nghĩa: “Sự ô nhiễm nước là một sự biến đổi nói

chung do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy
hại đối với việc sử dụng của con người cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí cũng như đối với các vật nuôi, các loài hoang dại”.

tế
H
uế

• Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
+ Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ
lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đô thị, khu công nghiệp kéo
theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật,

ại
họ
cK
in
h

vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm không xác
định được nguồn.

• Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp,
hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông
nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải đường biển.
• Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm
hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm phóng xã.

Đ


• Theo vị trí người ta phân biệt: Ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô
nhiễm nước mặt và ô nhiễm nước ngầm.
• Theo nguồn gây ô nhiễm người ta phân biệt
+ Nguồn xác định: Là các nguồn thải chúng ta có thể xác định được vị trí chính
xác như cổng thải nhà máy, khu công nghiệp, đô thị.
+ Nguồn không xác định: Là các chất gây ô nhiễm phát sinh từ những trận mưa
kéo theo bụi bẩn, xói mòn đất đai.
b. Ô nhiễm không khí

SVTH: Nguyễn Thị Trang

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu,
giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Có hai nguồn gây ra ô nhiễm cơ bản đối với môi trường không khí đó nguồn do
thiên nhiên và nguồn do các hoạt động của con người.
• Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên: Phun núi lửa, cháy rừng, bão bụi gây ra do
gió mạnh và bão, các phản ứng hóa học giữa các khí tự nhiên…
• Nguồn gây ra do hoạt động con người: Người ta phân ra
+ Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp: các ống khói của các nhà máy trong quá

tế
H

uế

trình sản xuất do đốt nhiên liệu đã thải vào môi trường các chất khí như: S02; CO2;
CO.. bụi và các khí độc khác. Hoặc là các chất khí bị bốc hơi,rò rỉ thất thoát trong dây
chuyền sản xuất, đã thải vào không khí rất nhiều khí độc hại. Đặc điểm của chất thải
công nghiệp là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung.

ại
họ
cK
in
h

+ Nguồn gây ô nhiễm do giao thông vận tải: Đặc điểm nổi bật của các nguồn
này là tuy nguồn gây ô nhiễm theo đơn vị phương tiện vận tải có quy mô nhỏ nhưng
lại tập trung suốt dọc tuyến giao thông nên tác hại rất lớn.
+ Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người gây ra chủ yếu là do các bếp đun và
các lò sưởi sử dụng nhiên liệu là gỗ, củi, than, dầu hoặc khí đốt.
c .Ô nhiễm đất.

Đất thường là chỗ tiếp cận chủ yếu của tất cả các nguồn thải. Sự thải các chất thải

Đ

rắn ở các đô thị đã sinh ra hàng loạt vấn đề về bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm đất và nước,
phá hủy cảnh quan, chiếm dụng đất làm bãi thải.
Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học: do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp
chưa qua xử lý các mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn,.. đã gây ra các bệnh truyền từ
đất cho cây sau đó sang người và động vật.
Ô nhiễm bởi các tác nhân hóa học: Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp bao

gồm các chất thải cặn bã, các sản phậm phụ do hiệu suất của nhà máy không cao và do
nguồn dư trong thuốc bảo vệ thực vật như phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,..
Ô nhiễm do tác nhân vật lý: Chủ yếu là từ các quá trình sản xuất công nghiệp và
thường mang tính cục bộ.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

+ Nhiệt độ trong đất tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật do làm
giảm hàm lượng oxy và sự phân hủy diễn ra theo kiểu kỵ khí với nhiều sản phẩm trung
gian gây độc cho cây trồng như NH4; H2S ; CH4,.. đồng thời là chai cứng và mất chất
dinh dưỡng.
+ Nguồn ô nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác,
nghiên cứu và sử dụng các chất phóng xạ.
1.1.2. Lý luận về nước thải
1.1.2.1. Khái niệm nước thải
Nước thải là: Nước cấp sau khi được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sản xuất,

tế
H
uế

nước mưa chảy trên mái nhà, mặt đường, sân vườn…Bị nhiễm bẩn trở thành nước
thải, trong nước thải chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ bị phân hủy thối rửa và

chứa nhiều vi trùng gây bệnh và truyền bệnh nguy hiểm
1.1.2.2. Phân loại nước thải

ại
họ
cK
in
h

Nước thải có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc và tính chất của nó
mà người ta chia nước thải thành các loại chính sau:
- Nước thải sinh hoạt: Là nước sau khi sử dụng vào các mục đích sinh hoạt của
con người như tắm, giặt, vệ sinh, nấu ăn…

- Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất) : Là nước thải từ các nhà máy đang
hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu
- Nước thấm qua: đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách khác

Đ

nhau như qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của các hố ga, hố người.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những
thành phố hiện đại nước mưa được thu gom theo một hệ thống thoát riêng
- Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát
nước của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
1.2. Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản xuất
trong mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả kinh tế là
một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra hay mức lời của đồng vốn.


SVTH: Nguyễn Thị Trang

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo GS.TS
Ngô Đình Giao thì: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh
tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Còn
theo TS Nguyễn Tiến Mạnh thì: “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, phải
biểu hiện trên các góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gianthời gian- số lượng- chất lượng.
Về mặt không gian: Khi xét hiệu quả kinh tế không nên xét một mặt, một lĩnh

tế
H
uế

vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lí trong tổng thể chung.
Về mặt thời gian: Sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét từng
giai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kỳ sản xuất.

Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan thu, chi theo

ại

họ
cK
in
h

hướng giảm đi hoặc tăng thêm.

Về mặc chất lượng: Hiệu quả kinh tế phải đảm bảo sự cân đối hợp lí giữa các mặt
kinh tế, chính trị, xã hội.

Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu
được và chi phí bỏ ra, người ta thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn
chi phí bỏ ra, chênh lệch ngày càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.Về
mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao phản ánh nỗ lực của từng khâu, của mỗi

Đ

cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh năng lực trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.
Sự gắn bó của việc giải quyết yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục
tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù hiệu quả kinh tế
có quan hệ mật thiết với nhau.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
- Tổng giá trị sản xuất (GO)
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong
nông nghiệp trong mội thời gian nhất định, thường là một năm. Là kết quả hoạt động
trực tiếp hữu ích của những cơ sở sản xuất đó.

SVTH: Nguyễn Thị Trang


10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục
GO =∑ 𝑄𝑖𝑃𝑖

Trong đó:

Qi là sản phẩm của loại

Pi là giá sản phẩm của loại i
- Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là những khoản chi phí và dịch vụ
trực tiếp được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm (không thể khấu hao).
Trong đó:

IC =∑ 𝐶𝑗

Cj là khoản chi phí thứ j

- Giá trị gia tăng (VA): Giá trị gia tăng là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã
trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Là một bộ phận

tế
H
uế

giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời ký
nhất định thường là một năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất.


Đ

ại
họ
cK
in
h

VA = GO - IC

SVTH: Nguyễn Thị Trang

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian( GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết việc đầu
tư một đồng chi phí trung gian sẽ thu về được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong
một năm.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian( VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng tron gmoojt năm. Đây
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
- giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất( VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết trong
một đồng giá trị sản xuất tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn
 Các chỉ tiêu đánh giá tác động


tế
H
uế

thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất.
- Để đánh giá nguyên nhân thay đổi năng suất lúa, chúng tôi chia ra các nguyên
nhân sau: Do thu hồi đất để lấy mặt bằng xây dựng, do ô nhiễm nước thải công nghiệp, do

ại
họ
cK
in
h

thời tiết thất thường, do sâu bệnh, do sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón. Các
chỉ tiêu trên được đánh giá theo thang điểm thứ tự: Điểm1: Rất quan trọng; điểm2: Quan
trọng; điểm 3: Ít quan trọng; điểm 4: Không quan trọng; điểm 5: Rất không quan trọng.
- Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến thu nhập của người
dân, chúng tôi đánh giá theo mức độ: tăng, giảm, không đổi.
- Để đánh giá ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy tinh bột
sắn đến môi trường, chúng tôi chọn các chỉ tiêu sau: nước thải chảy ra các cống rãnh
giảm sút.

Đ

có màu đen; nước ở các dòng kênh dẫn vào ruộng nổi phao trắng; số lượng cá tự nhiên
- Để đánh giá ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải của nhà máy tinh
bột sắn đến các yếu tố liên quan đến cây lúa chúng tôi chọn các chỉ tiêu: Lúa không trổ
bông, bờ ruộng bị sạt lở, hạt gạo kém chất lượng, lúa trổ bông không đúng vụ với các

mức đánh giá là có thấy, không thấy và không biết.
- Để đánh giá ý thức của người dân trong việc BVMT, chúng tôi đưa ra hình thức
thành lập quỹ BVMT với các chỉ tiêu để bảo vệ cảnh quan, bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ sức khỏe con người.

SVTH: Nguyễn Thị Trang

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải của ngành sản xuất nông sản trên
thế giới
Thái Lan là nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất thế giới. Ở Thái Lan có khoảng
10.000 nhà máy công nghiệp thực phẩm. Do đó, vấn đề xử lý nước thải là một vấn đề
không nhỏ nên Thái Lan đã đầu tư nghiên cứu và đưa ra mô hình sản xuất khí sinh học
dựa trên nước thải của các nhà máy công nghiệp thực phẩm.
Các nhà máy không chỉ tiêu thụ tài nguyên, chẳng hạn như điện và dầu nhiên liệu
mà còn tạo ra nhiều chất thải từ nguyên liệu và sử dụng nước. Ngành công nghiệp tinh

tế
H
uế

bột sắn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan. Theo báo cáo của Trung
tâm Quốc gia Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Thái Lan( BIOTEC) thì 60 nhà

máy tinh bột sản xuất 1,7 triệu tấn tinh bột khoai mì phục vụ cho nhu cầu trong nước
và xuất khẩu, trị giá 22.000 triệu baht.

ại
họ
cK
in
h

Xử lý nước thải thường được xử lý trong hệ thống ao mở. Có một số nhược điểm
của hệ thống ao mở là hiệu quả thấp, mùi hôi và không thân thiện với môi trường. Do
đó phải dùng các hóa chất để xử lý. Chi phí hóa chất sử dụng cho xử lý nước thải rất
tốn kém, 200.000 baht/ tháng hoặc cao hơn. Hóa chất thường gây ô nhiễm thông qua
nước thải chảy vào các nguồn tài nguyên nước thiên nhiên. Điều đó gây ra các cuộc
tranh luận thương mại quốc tế.

Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Thái Lan

Đ

(BIOTEC) hỗ trợ các nghiên cứu “ Xử lý và sử dụng nguồn nước thải từ công nghiệp
thực phẩm” của Đại học King Mongkut với công nghệ Thoburi, các nhà nghiên cứu
tìm ra rằng tỷ lệ kỵ khí cố định trong lò phản ứng phù hợp cho xử lý nước thải từ công
nghiệp, nông nghiệp. Do đó sử dụng các hệ thống đóng không có vấn đề về mùi, hiệu
quả đạt được lại cao và chỉ cần một nửa diện tích sử dụng, số tiền hóa chất được sử
dụng trong hệ thống giảm.
Công nghệ xử lý nước và tạo ra nguồn năng lượng thay thế hữu ích thể hiện ở các
nhà máy công nghiệp. Mộthà máy sản xuất tinh bột gạo, đặt tại tỉnh Nakorn Pathom,
xây dựng hệ thống xử lý nước theo mô hình trên và có kết quả là đã loại bỏ 80-90 %
chất hữu cơ. Diện tích xây dựng giảm được khoảng một phần ba. Mùi hôi làm phiền


SVTH: Nguyễn Thị Trang

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

những người sống xung quanh nhà máy đã giảm. Ngoài ra, giảm hơn 80% hóa chất sử
dụng trong hệ thống mở. Công nghệ xử lý này ra đời từ năm 2000 và đã đem lại hiệu
quả cao cho ngành công nghiệp thực phẩm ở Thái Lan.
1.3.2. Tình hình xả thải và xử lý nước thải của ngành sản xuất tinh bột sắn ở
Việt Nam
Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 3 thế giới, sau Thái Lan và
Indonesia. Năm 2010, diện tích đất trồng sắn đạt 445.900 ha, sản lượng tinh bột sắn
đạt 7.714.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc cà Đài
Loan. Cùng với diện tích sắn được nâng lên, năng suất thu hoạch sắn cũng như sản

tế
H
uế

lượng tinh bột sắn được sản xuất cũng như tăng lên theo thời gian. Việt Nam hiện nay
đang tồn tại 3 quy mô sản xuất tinh bột sắn điển hình như sau:
- Quy mô nhỏ( hộ và liên hộ)

Đây là quy mô có công suất 0,5 -10 tấn tinh bột sản phảm/ngày. Số cơ sở chế biến


ại
họ
cK
in
h

sắn quy mô nhỏ chiếm 70-74%. Công nghệ thủ công, thiết bị tự tạo hoặc do các cơ sở cơ
khí địa phương chế tạo. Hiệu suất thu hồi và chất lượng tinh bột sắn không cao.
- Quy mô vừa.

Đây là các doanh nghiệp có công suất dưới 50 tấn tinh bột/ ngày. Số cơ sở chế
biến sắn quy mô vừa chiếm 16-20%. Đa phần các cơ sở đều sử dụng các thiết bị chế
tạo trong nước nhưng có khả năng hoạt động ổn định và chất lượng sản phẩm không
thua kém gì ở các cơ sở nhập thiết bị của nước ngoài.

Đ

- Quy mô lớn

Với quy mô này gồm các doanh nghiệp có công suất trên 50 tấn tinh bột sản
phẩm/ ngày. Số cơ sở chế biến sắn quy mô lớn chiếm khoảng 10% tổng số các cơ sở
chế biến cả nước với công nghệ và thiết bị nhập khẩu từ Châu Âu, Trung Quốc, Thái
Lan. Đó là công nghệ tiên tiến hơn, có hiệu quả thu hồi sản phầm cao hơn, đạt chất
lượng sản phẩm cao hơn và ít sử dụng nước hơn so với công nghệ trong nước.
Tới nay, cả nước ta đã có hơn 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô lớn, công
suất từ 50 - 200 tấn tinh bột sắn/ ngày và trên 4000 cơ sở chế biến thủ công. Hiện tại
tổng công suất của nhà máy sắn quy mô công nghiệp đã và đang xây dựng có khả năng
chế biến khoảng 40% sản lượng sắn cả nước.

SVTH: Nguyễn Thị Trang


14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

1.3.3. Kinh nghiệm xử lý nước thải tinh bột sắn của một số nhà máy ở Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta có hàng chục nhà máy với quy mô tương đối lớn với công
suất 50 – 200 tấn tinh bột sắn/ ngày. Đặc biệt, nước thải hôi thối gây ô nhiễm nghiêm
trọng là tình trạng chung của nhiều nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản hiện nay.
Trước đây, nước thải ở đây được xử lý bằng phương pháp “ Truyền thống” là hồ chứa
để chất thải thẩm thấu hay bay hơi tự nhiên. Hiệu quả là nguồn nước và không khí của
vùng chung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
Hiện nay, phương pháp xử lý bằng men vi sinh Biological của một kỹ sư ở
Quảng Bình nghiên cứu và ứng dụng. Phương pháp này không chỉ trả lại cho môi

tế
H
uế

trường trong sạch cho riêng nhà máy mà còn đến những người dân sống trong vùng bị
ảnh hưởng, đồng thời còn tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn cho nhà máy.
Công nghệ xử lý của ông Nguyễn Tỷ: Đây là loại men Biological, là chế phẩm sinh
học bao gồm các vi sinh vật có lợi như Protazam, Lipasa, Xenlulozo, Amylaza… giúp

ại
họ
cK

in
h

phân giải các chất hữu cơ có chứa đạm, đường, xenlulozo, khử hết mùi hôi nước thải.
Men Biological không độc hại về mặt sinh học, không ăn mòn các công trình xây dựng.
Theo ông Nguyễn Tỷ, phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các cơ sở chế
biến nông lâm, hải sản. Với phương pháp này, nó vừa hiệu quả, đơn giản mà lại rẻ,
phù hợp với nguồn vốn của nhiều cơ sở chế biến.Gỉai pháp xử lý chất thải bằng men vi
sinhc của ông Tỷ còn có vượt trội hơn các phương pháp dùng hóa chất hay cơ học là
không để lại di chứng tác hại môi trường.

Đ

Ngoài ra, còn có phương pháp xử lý nước thải tinh bột sắn đem lại hiệu quả cao
đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí, phương pháp đó có tên là: “ Hệ thống xử lý
nước thải theo cơ chế phát triển sạch do tập thể kỹ sư thuộc Công ty cổ phần Nông sản
Thực phẩm Quãng Ngãi do ông Vũ Lam Sơn làm chủ nhiệm.
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam, áp dụng giải pháp xử lý nước thải bằng
bể CIGAR (bể được tạo thành bằng cách phủ bạt toàn bộ bề mặt hồ kỵ khí). Bởi hầu
hết các nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở nước ta đều đang xử lý nước thải bằng hệ
thống hồ sinh học hở, không thu hồi khì biogas để sấy tinh bột sắn hoặc phát điện. Hệ
thống đốt khí biogas thừa được thiết kế kiểu mới (đốt kín) so với các hệ thống đốt khí
biogas hiện có. Hiệu suất đốt trên 99% đảm bảo đốt cháy toàn bộ lượng khí biogas

SVTH: Nguyễn Thị Trang

15



×