Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU CĂN HỘ RUBY GARDEN CÔNG SUẤT 420 M3NGÀY ĐÊM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG -TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề Tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
KHU CĂN HỘ RUBY GARDEN
CÔNG SUẤT 420M3/NGÀY ĐÊM

Chuyên ngành:

Kỹ Thuật Môi Trường

GVHD:

TS. Nguyễn Tri Quang Hưng

Thực hiện:

Lê Lưu Ly

Niên khóa:

2011 - 2015

Tp. Hồ Chí Mính, Tháng 6 Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU CĂN HỘ
RUBY GARDEN CÔNG SUẤT 420 M3/NGÀY ĐÊM

Tác giả

LÊ LƯU LY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
T.S NGUYỄN TRI QUANG HƯNG

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 06 Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI
NGUYÊN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ TÊN SV:

LÊ LƯU LY

MSSV: 11127134

NIÊN KHÓA: 2011 – 2015
1 . Tên đề tài:
“THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU CĂN HỘ
RUBY GARDEN CÔNG SUẤT 420 M3/NGÀY ĐÊM”
2. Nội dung khóa luận:




Tổng quan về dự án khu căn hộ cao cấp RUBY GARDEN.
Lựa chọn chọn thông số thiết kế.
Đề xuất và lựa chọn phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải , tiêu chuẩn áp





dụng QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.
Tính toán kinh tế hệ thống xử lý nước thải.
Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ thiết kế.

3. Thời gian thực hiện: Từ 10/02/2015 đến 15/06/2015
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tri Quang Hưng
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2015
Ban Chủ Nhiệm Khoa

Ngày ….. tháng ….. năm 2015
Giảng Viên Hướng Dẫn

T.S NGUYỄN TRI QUANG HƯNG


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian bốn năm học tập để thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp cũng
như khóa luận tốt nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô, người thân, bạn bè và các cơ quan, tổ chức.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục
của ba, mẹ cùng sự giúp đỡ và dìu dắt của người than trong gia đình, tất cả mọi người
trong gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần và là nguồn động lực để tôi vượt qua khó khăn
để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến T.S Nguyễn Tri Quang Hưng, người
thầy đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức và nhiều kinh
nghiệm thực tế hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tri ân đến tất cả các thầy cô Khoa Môi Trường & Tài
Nguyên, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong suốt bốn năm vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong công ty Môi Trường
Tín Đạt đã tạo cơ hội cũng như truyền đạt kinh nghiệm về chuyên môn cho tôi trong
suốt thời gian thực tập tại đó
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể các bạn lớp DH11MT là
những người bạn đã luôn đông hành, giúp đỡ và chia sẽ mọi thứ trong suốt bốn năm
học vừa qua.
Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thủ Đức, ngày 5 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lê Lưu Ly

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

TÓM TẮT KHÓA LUẬN



Đề tài : “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ RUBY
GARDEN công suất 420m3/ngày đêm” được thực hiện trong khoảng thời gian
10/2/2015 đến 15/6/2015.
Đề tài bao gồm những nội dung sau :



Tổng quan lý thuyết, bao gồm :
Tổng quan về dự án khu căn hộ cao cấp RUBY GARDEN.
Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải.
Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp dụng ở một số khu

chung cư hiện nay.
 Lựa chọn và đề xuất hai phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải , tiêu
-

chuẩn áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.
Phương án 1: Nước thải đi qua song chắn rác vào hố thu gom. Từ hố thu gom
nước được bơm lên bể điều hòa rồi bơm qua bể Anoxic , tiếp theo là bể Arotank
sau đó tự chảy vào bể lắng đứng, sau đó qua bể trung gian. Nước thải từ bể
trung gian được bơm qua bồn lọc áp lực sau đó bơm đến bể khử trùng và thải

-

vào nguồn tiếp nhận của TP. Hồ Chí Minh.
Phương án 2: Nước thải đi qua song chắn rác vào hố thu gom. Từ hố thu gom
nước được bơm lên bể điều hòa rồi bơm qua bể MBBR sau đó tự chảy vào bể
lắng đứng, sau đó qua bể trung gian. Nước thải từ bể trung gian được bơm qua
bồn lọc áp lực sau đó bơm đến bể khử trùng và thải vào nguồn tiếp nhận của


TP. Hồ Chí Minh.
 Tính toán chi tiết các công trình xử lý nước thải của 2 phương án thiết kế.
 Tính toán kinh tế chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành quy về
-

1m3 nước thải cho hai phương án thiết kế.
Chi phí xử lý theo phương án 1 là: 5.780 VNĐ
Chi phí xử lý theo phương án 2 là: 4.900 VNĐ

Qua đó lựa chọn phương án để thiết kế bản vẽ
 Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu Căn hộ Ruby
Garden.

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

MỤC LỤC
56

DANH MỤC BẢNG

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

6



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

DANH MỤC HÌNH ẢNH

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

7


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với tốc độ gia tăng dân số đến chóng mặt thì việc giải quyết vấn đề
trao đổi mua bán, cung cấp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn hóa , giáo dục… cho người
dân là rất cần thiết và đang được quan tâm đặc biệt là các thành phố lớn. Với thành
phố Hồ Chí Minh- một trong những thành phố lớn nhất cả nước, tình hình kinh tế đang
phát triển vượt bậc. Hiện tại, thành phố đang kêu gọi các thành phần kinh tế tham dự
đầu tư vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó các khu chung cư cao tầng
đang được khuyến khích xây dựng. Khi các khu chung cư này ra đời sẽ mở ra cơ hội
phát triển mọi mặt và nâng cấp thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm với các đô thị hiện
đại trên thế giới.
Cùng với những lợi ích thiết thực thì bên cạnh đó nó cũng phát sinh ra môi
trường một lượng rác thải và nước thải sinh hoạt không hề nhỏ. Nếu không có biện
pháp xử lý trước khi thải ra sông ra biển thì khả năng ô nhiễm chắc chắn sẽ xảy ra vì
khả năng tự làm sạch môi trường là có giới hạn.
Tình hình chung về môi trường hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh là hầu
như các kênh rạch trong thành phố đều bị ô nhiễm. Các chỉ số về chất lượng nước vượt
quá nhiều lần so với quy định cho phép. Theo báo cáo môi trường của quốc gia 2012,

két quả quan trắc của đoạn sông chính trong thành phố các chỉ tiêu về chất lượng nước
vượt từ 1.5-3 lần. Góp phần đáng kể gây nên sự ô nhiễm đó là do nước thải từ các khu
chung cư, khu đô thị trong thành phố chưa được xử lý hoàn chỉnh trước khi thải ra
ngoài môi trường. Do vậy, việc khắc phục ô nhiễm môi trường nói chung là rất quan
trọng.
Qua những vấn đề tôi trình bày ở trên nên tôi chọn đề tài: “ Thiết kế hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ cao cấp RUBY GARDEN công suất

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

420m3/ngày đêm” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp và góp phần vào việc cải thiện chất
lượng môi trường các khu chung cư.
1.2. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Mục tiêu: thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden
công suất 420m3/ngày đêm đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 14:2008/BTNMT loại A.
1.3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN KHÓA LUẬN
1.3.1. Nội dung thực hiện
-

Tìm hiểu, thu thập số liệu về khu chung cư Ruby Garden bao gồm các số liệu

-

về diện tích, số căn hộ. số tầng, diện tích tầng hầm v.v.
Tham khảo các hệ thống xử lý đang được sử dụng hiện nay. Tìm hiểu nguồn


-

phát sinh nước thải, tác nhân gây ô nhiễm và biện pháp hạn chế, xử lý.
Tìm hiểu tính chất nước thải phát sinh. Và các phương pháp xử lý hiện đang

-

được áp dụng.
Phân tích, lựa chọn hệ thống xử lý phù hợp với điều kiện khu dân cư.
Tính toán các phương án đã được đề xuất.
Tính toán kinh tế và lựa chọn phương án.
Bố trí công trình và vẽ mặt bẳng tổng thể hệ thống xử lý nước thải.
Vẽ chi tiết các công trình đơn vị.

1.3.2. Phạm vi thực hiện
Đề tài khóa luận giới hạn trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
cho khu căn hộ Ruby Garden.
Đối tượng xử lý : Nước thải được phân loại thu gom, nước thải từ nhà vệ sinh
được đưa qua bể tự hoại trước khi đưa vào hệ thống xử lý.
Thời gian thực hiện khóa luận : Từ 10/02/2015 đến 15/06/2015.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KHÓA LUẬN
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu về nước thải và tính chất nước thải sinh hoạt. xem xét các hệ thống
xử lý sinh hoạt đang được áp dụng hiện nay.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật môi trường liên quan.
Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải đang được áp dụng.
1.4.2. Phương pháp nghiên khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế tại công trình xây dựng dự án.
Tìm hiểu nguồn phát sinh nước thải trong khu căn hộ.

Quan sát, tìm hiểu vị trí thích hợp để lắp đặt hệ thống xử lý dưới tầng hầm.
SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

1.4.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả chất lượng nước đầu ra dựa theo tiêu
chuẩn xả thải QCVN 14:2008/BTNMT loại A.
1.4.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Đánh giá hiệu quả chi phí kinh tế của các phương án từ đó đưa ra phương án
thích hợp.
1.4.5. Phương pháp phân tích và trình bày báo cáo
Thống kê và tính toán các số liệu thu thập được.
Sử dụng công cụ Word để soạn thảo văn bản.
Sử dụng công cụ Microsoft Exel để lập bảng, tính toán.
Sử dụng công cụ Power Poin để trình bày nội dung báo cáo.
Sử dụng phần mềm Auto Cad để trình bày bản vẽ thiết kế.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
Đề tài góp phần vào việc cải thiện tình hình môi trường tại thành phố Hồ Chí
Minh. Góp phần giải quyết vấn đề môi trường các khu chung cư. Giảm thiểu nguồn ô
nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

10



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Chương 2
TỔNG QUAN KHU CĂN HỘ RUBY GARDEN
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CĂN HỘ RUBY GARDEN
 Tên dự án : KHU CĂN HỘ RUBY GARDEN
 Chủ đầu tư: Công ty cổ phần TÂN HOÀNG THẮNG
 Địa chỉ: Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Hình2.1. Phối cảnh của khu căn hộ Ruby Garden
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1 Vị trí địa lý
Căn hộ Ruby Garden tọa lạc góc Trường Chinh và Nguyễn Sỹ Sách, Quận Tân
Bình.
Gần Etown, Khu CN Tân Bình, sân bay, công viên phần mềm Quang Trung.
2.2.2. Điều kiện khí hậu
Có đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia thành hai mùa
rõ rệt:
SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa nắng: Từ tháng 11 đến tháng 3.
Các đặc trưng về khí hậu như sau:
• Nhiệt độ
Trung bình hằng năm là 26,7oC

• Độ ẩm
Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%
• Chế độ gió
Có hai hướng gió chủ đạo gió Tây Nam và Đông Nam. Hướng gió Đông Nam
từ tháng 11– 4. Hướng gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió bình quân 1,8
m/giây, max 30 m/giây.
• Nắng
Nắng: Số giờ nắng 7,2 h/ngày, bình quân năm 1.800-2.000 h.
• Lượng mưa
Mùa mưa từ tháng 05 – 11. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1949 mm/năm,
tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8,9. Lượng mưa lớn nhất là 2718 mm/năm. Lượng
mưa nhỏ nhất 1553 mm/năm. Số ngày mưa trung bình cả năm là 150 ngày.
2.2.3. Giới thiệu quy mô chung cư
 Quy hoạch

Dự án KHU CĂN HỘ RUBY GARDEN được xây dựng trên khu đất có diện
tích 12.319,9 m2 trong đó:
Diện tích hàng lang lộ giới : 804,4 m2
Diện tích đất sử dụng

: 11515,5 m2

Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tự có, vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn
huy động các thành phần kinh tế.
Tổng vốn đầu tư: 388.464.404.000 VNĐ.
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ
 Khối chức năng chính:
- Tầng trệt: Khu thương mại, sảnh dịch vụ, sảnh khách sạn và một phần khu văn
-


phòng của dịch vụ, khách sạn.
Tầng lửng: Khu văn phòng quản lý.
Tầng 2,3: Khu thương mại, shop, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, và một phần khu
văn phòng.

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

-

Tầng 4: Khu dịch vụ: Cinema, trung tâm hội nghị, nhà hàng Âu Á, Café và

-

phục vụ thức ăn nhanh, khu trò chơi. Các khu phụ trợ (bếp, WC) và giao thông.
Tầng 5 – 10: Nhà ở.
Tầng 11 – 12: Căn biệt thự vườn treo
Tầng sân thượng: Khu dịch vụ Café, hồ bơi ngoài trời; Khu phục vụ. Hồ bơi
được thiết kế với kích thước 120m2.



Khối dịch vụ phụ trợ
-

Mặt bằng hầm 1: Khu để xe và sảnh thang


-

Mặt bằng tầng 2-3-4: Khu Karaoke và sảnh. Đường nội bộ chạy bọc xung
quanh khối công trình, cây xanh và thảm cỏ được trồng phía trước và sau công
trình, dọc theo lối xe chạy tạo mỹ quan và bóng mát công trình.



Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước của dự án được chia làm hai hệ thống riêng biệt: thoát nước

thải sinh hoạt và thoát nước mưa.
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:
-

Nước thải từ bồn rửa tay và thoát sàn được thu gom về một tuyến ống chính.

-

Phân và nước thải từ cầu tiểu được thu gom theo tuyến ống riêng.
Tất cả nước thải của công trình được dẫn về bể tự hoại đặt ở tầng hầm.
Sau khi được xử lý tại bể tự hoại, nước thải sẽ tiếp tục được bơm về hệ thống

xử lý nước thải tập trung đặt bên trongi tầng hầm để đạt loại A theo Quy chuẩn nước
thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT và được bơm ra ngoài mạng lưới thoát nước
của Thành phố.
Nước thải được tính toán sao cho:
-


Đảm bảo thoát đủ lưu lượng yêu cầu.

-

Độ dốc đặt ống phải lớn hơn hay bằng độ dốc tối thiểu 1 min, nhằm mục đích
hạn chế sự lắng đọng của bùn cát trong cống gây tắc nghẽn cống.

-

Nước thải sau khi chảy trong cống, ngay khi đạt lưu lượng tối đa cũng không
choáng đầy cống. Mục đích không cho cống chảy đầy và cần khoảng trống
thông hơi để ôxy hóa nước trong cống.
Hệ thống cống thoát nước của khu quy hoạch được thiết kế xây dựng riêng

hoàn toàn ngay từ đầu. Hệ thống cống được thiết kế riêng tự chảy, xây dựng ngầm
dưới đất và đi dọc theo các trục đường chính trong khu quy hoạch.
SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

13


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Giếng xây nổi: Hố ga được xây dựng kín, có nắp đậy, có tác dụng thu gom
nước thải sinh hoạt và thăm kỹ thuật.
Nước thải sinh hoạt của tòa nhà đi riêng một hệ thống cống. Nước thải từ nhà
vệ sinh của mỗi phòng, mỗi căn hộ đều được thu gom về bể tự hoại, sau đó dẫn về hệ
thống xử lý nước thải. Sau khi nước thải đã quy xử lý đạt quy chuẩn sẽ theo đường
cống riêng để đấu nối vào cống thu nước khu vực.
Hệ thống thoát nước mưa: Phương án quy hoạch thoát nước mưa,: Từ bản đồ

địa hình khu vực thực hiện dự án, xác định vị trí đường phân thủy, tụ thủy, khoanh khu
vực và tính toán khẩu độ cống. Nước mưa từ tòa nhà được thoát theo hai cống chính:
-

Nước mưa tầng mái và các khu vực thuộc các tầng cao: Thu gom về các
đường ống DN100, DN150, DN200 để chảy tập trung về hố ga ngoài nhà
trước khi chảy trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực.

-

Nước mưa sàn tầng hầm được thu gom về các hố ga bên dưới tầng hầm và
được các cụm bơm chuyển ra hố ga ngoài nhà để chảy vào hệ thống thoát
nước chung của khu vực.

 Hệ thống PCCC

Hệ thống PCCC của toàn khối công trình sử dụng nguồn nước từ bể chứa nước
ngầm với thể tích bể 160 m 3. Để tăng cường khả năng chữa cháy kịp thời và hiệu quả,
tại mỗi tầng lầu bố trí một hoặc một số họng nước chữa cháy sao cho bán kính phục vụ
mỗi họng ≤ 25m và tại vị trí các họng nước thiết kế hệ thống nút nhấn tự động khởi
động máy bơm chữa cháy.
Tùy theo tính chất, chức năng và không gian của từng tầng mà bố trí hệ thống
đầu báo cháy dạng nhiệt, dạng khói, các nút ấn báo cháy, chuông báo, đèn chiếu sáng
sự cố khẩn cấp. Tất cả các thiết bị đều được kết nối với trung tâm xử lý tín hiệu tại
phòng bảo vệ của toàn công trình.
 Vệ sinh môi trường

Nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý và thu
hồi các loại chất thải có khả năng tái sinh tái chế, do đó việc áp dụng phân loại rác tại
nguồn là cần thiết. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt sẽ do các đội vệ sinh môi

trường trong khu vực dự án kết hợp với địa phương thực hiện.
 Quy hoạch hệ thống cây xanh:

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

14


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Công trình được tổ chức với mô hình hiện đại, với ý tưởng lấy cây xanh cảnh
quan làm trung tâm của công trình, hướng tiếp cận với công trình thuận lợi và hợp lý,
không gian kiến trúc và không gian cảnh quan hòa hợp với nhau thành một tổng thể
không tách rời, tạo mọt điểm nhấn nổi bậc trong việc khai thác tầm nhìn ở mọi góc của
công trình. Diện tích công viên cây xanh của dự án được quy hoạch với tích hơn
3.000m2 (tương đương với 26,05% tổng diện tích)

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

15


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Chương 3
ĐẶC TRƯNG VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3.1. ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3.1.1. Nguồn gốc và lưu lượng nước thải
Nước thải sinh hoạt là nước thải được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục

đichs sinh hoạt công cộng: tắm rửa, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… chúng thường
được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chọ và các công trình công
cộng khác.
Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn
cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của khu
dân cư phụ thuộc vào khả năng cấp nước của nhà máy hay trạm cấp nước hiện có. Các
trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với vùng ngoại thành và
nông thôn, do đó lượng nước thải tính trên đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành
thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở thành phố thường được thoát nước bằng hệ
thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành nông thôn không có
hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên hoặc bằng biện
pháp tự thấm.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư thường được xác định trên cơ sở
nước cấp. Đối với nước ta hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước hiện nay giao động khoảng từ
120 đến 180 l/người/ngày đêm. Thông thường nước thải sinh hoạt lấy từ 90 đến 100%
tiêu chuẩn nước cấp. tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của khu dân cư khoảng từ 100 đến
250 l/người/ngày đêm( đối với nước đang phát triển) và 150 đến 500 l/người/ngày đêm
(đối với nước phát triển).
3.1.2. Thành phần, tính chất nước thải
Các chất chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh
vật.
SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

16


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ chiếm khoảng 50-60% tổng các
chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật như rau, quả, cặn bã thực vật, giấy, ngoài ra

còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu
cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất protein ( 40-60%); hydratcacbon ( 2550%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; các chất béo ( 5-10%); nồng độ chất hữu cơ
trong nước thải dao động khoảng 150-450 mg/L theo trọng lượng khô. Có khoảng 2040% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ure cũng là thành phần chất hữu cơ quan
trọng trong nước thải sinh hoạt.
Nồng độ chất hữu cơ được xác định thông qua các chỉ tiêu BOD và COD. Bên
cạch các chất trên nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp : Các chất hoạt
động bề mặt và điển hình là chất tẩy tổng hợp ( Ankyl Benzen sunfonat- ABS) rất khó
xử lý bằng phương pháp sinh học và gây nên các hiện tượng sủi bọt trong trạm xử lý
cũng như trên bề mặt nguồn tiếp nhận nước thải.
Các chất hữu cơ chiếm 40-42% bao gồm :cát sỏi, axit, bazo vô cơ, chất
khoáng…
Trong nước thải có nhiều vi sinh vật : vi khuẩn, vi nấm, vi rút, rong tảo,trứng,
giun sán… Trong số các dạng vi sinh vật đó có thể có vi trùng gây bệnh. Về thành
phần hóa học, vi sinh vật thuộc nhóm chất hữu cơ.
Bảng 3.1. Tải lượng chất bẩn tính cho một người trong ngày đêm
Tải trọng chất bẩn (g/người.ngày đêm)
Các quốc gia gần gũi với
Theo TCXD 51-84
Chỉ tiêu ô nhiễm
Việt Nam
Việt Nam
Chất rắn lơ lửng ( SS)
70-145
50-55
BOD5
45-54
25-30
COD
72-102
Nito Amonia(N-NH4)

2.4-4.8
7
Nito tổng cộng
6-12
Phopho tổng
0.8-4.0
1.7
Chất hoạt động bề mặt
2.0-2.5
Dầu mỡ
10-30
Nguồn:Giáo trình Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp Lâm Minh Triết
Bảng 3.2. Thành phần đặc trưng của các loại nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu
Nồng độ (mg/l)
Loại mạnh
Loại yếu
Trung bình
SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

17


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Tổng chất rắn (TS)
Chất rắn lơ lửng (SS)
Nitơ tổng số
Nhu cầu oxy sinh hóa


≥1 200
≥ 350
≥ 85
≥ 300

≤ 350
≤ 100
≤ 20
≤ 100

700
250
40
200

(BOD5)
Nhu cầu oxy hóa học

≥ 1 500

≤ 250

500

(COD)
Phốt phát tổng số
≥ 20
≤6
10
Dầu, mỡ

≥ 150
≤ 50
100
Nitơrít NO2
0
0
0
Nitơrát NO3
0
0
0
(Nguồn: Ng.Thị Kim Thái, Lê Hiền Thảo, 1999, Sinh thái học và bảo vệ môi
trường. NXB Xây dựng, Hà Nội).
Bảng 3.3. Thành phần và tính chất nước thải
THÀNH PHẦN
STT

GÂY Ô

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

QCVN
14:2008 BTNMT

NHIỄM
1
pH
6-8

5-9
2
SS
mg/l
50-100
50
3
BOD
mg/l
120-140
30
4
COD
mg/l
250-500
5
N-NO3
mg/l
20-40
30
6
P-PO4
mg/l
4-8
6
7
Tổng coliform
MNP/100ml
3000
Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân- Ngô Thị Nga ,2004

3.1.3. Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm do nước thải:
Ô nhiễm nguồn nước mặt chủ yếu là do tất cả các dạng nước thải chưa qua xử lý
vào nguồn nước làm thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của nguồn nước. Sự có
mặt của các chất độc hại xả vào nguồn nước sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh học tự nhiên
của nguồn nước và kiềm hãm quá trình tự làm sạch của nước.
Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước là:
-

Hạn chế số lượng nước thải ô nhiễm xả vào nguồn nước.
Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải theo quy định bằng cách áp

dụng công nghệ xử lý phù hợp đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước. Ngoài ra việc nghiên

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

18


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

cứu áp dụng công nghệ sử dụng lại nước thải trong chu trình kín có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3.2.1. Phương pháp xử lý cơ học
Xử lý nước thải sinh học nhằm mục đích:
-

Tách những chất không hòa tan, những vật chất lơ lửng có kích thước lớn (rác

-


nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải.
Loại bỏ cặn nặng như: đất cát,kim loại nặng, thủy tinh…
Điều hòa lưu lượng và các chất ô nhiễm trong nước thải.
Phương pháp cơ học loại bỏ được khoảng 60% các chất thải có kích thước
thô,không tan. Là giai đoạn và tạo điều kiện thuận lợi cho các quá phía sau.

3.2.1.1. Song chắn rác và lưới chắn rác
 Song chắn rác

Làm nhiệm vụ giữ các chất có kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ gọi là rác.
Rác thường được chuyển tới máy nghiền rác, sau khi được nghiền nhỏ sẽ được đưa lại
trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn. Bảo vệ bơm, van, đường ống,
cánh khuấy…
Khi song chắn rác kết hợp thiết bị nghiền rác giúp giảm được các bước bên
ngoài (thu gom rác,chuyên chở…), giảm các vấn đề chôn lấp xử lý rác.
Sử dụng máy nghiền rác để nghiền nhỏ giúp giảm công tác vận chuyển rác đến
nơi cần xử lý và giảm diện tích chôn lấp rác khi xử lý.
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các
miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như:
sợi giấy, sau, cỏ, gỗ, lá cây, giấy, nilông, vải vụn, chất thải rắn và các loại rác khác.
Đồng thời bảo vệ các công trình và thiết bị phía sau như bơm, tránh ách tắc đường ống
mương dẫn.
Hình 3.1. Phân loại song chắn rác
Loại chắn rác

Thô
(30-200mm)

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134


Lấy rác thủ công

Lấy rác cơ khí

Tinh
(5-25mm)

Trung bình
(26-29mm)

19

Cố định

Di động


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Hình 3.2. Song chắn rác cơ giới và song chắn rác thủ công

A.

Song chắn rác cơ giới

A. Song chắn rác thủ công

Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn rác được chia thành 2 loại:
-


Song chắn rác thô có khảng cách giữa các thanh từ: 60 ÷ 100mm

-

Song chắn rác mịn có khảng cách giữa các thanh từ: 10 ÷ 25mm
Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải rắn có kích thước lớn trong nước

thải để đảm bảo cho các thiết bị và công trình xử lý tiếp theo. Kích thước tối thiểu của
rác được giữ lại tùy thuộc vào khoảng cách giữa các thanh kim loại của song chắn rác.
SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

20


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Để tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực của dòng chảy người ta phải thường xuyên
làm sạch song chắn rác bằng cách cào rác thủ công hoặc cơ giới. Tốc độ nước chảy (v)
qua các khe hở nằm trong khoảng (0,65m/s ≤ v ≤ 1m/s). Tùy theo yêu cầu và kích
thước của rác chiều rộng khe hở của các song thay đổi.
 Lưới chắn rác

Lưới chắn rác dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các
thành phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước
mắt lưới từ 0,5 ÷ 1,0mm
Lưới chắn rác thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn
(hay còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình đĩa.
Rác thường được chuyển tới máy nghiền rác, sau khi được nghiền nhỏ, cho đổ trở lại
trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân huỷ cặn.

Hình 3.3. Lưới chắn rác dạng thùng quay

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

21


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

3.2.1.2. Bể lắng cát và sân phơi cát
 Bể lắng cát

Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp
chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn chủ yếu là cát có trong nước thải, các tạp chất này
không có lợi đối với các thiết bị công nghệ trong quy trình do khả năng gây tắc nghẽn
hệ thống. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô ở sân phơi cát sau đó có thể tận dụng lại
cho mục đích xây dựng.
Bể lắng cát nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải. Trong
nước thải, bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của
các công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng
cặn trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng
tần số làm sạch các bể này. Vì vậy trong các trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng cát.
Bể lắng cát thường được đặt phía sau song chắn rác và trước bể lắng sơ cấp.
Đôi khi người ta đặt bể lắng cát trước song chắn rác, tuy nhiên việc đặt sau song chắn
có lợi cho việc quản lý bể lắng cát hơn. Trong bể lắng cát các thành phần cần loại bỏ
lắng xuống nhờ trọng lượng bản thân của chúng. Ở đây phải tính toán thế nào để cho
các hạt cát và các hạt vô cơ cần giữ lại sẽ lắng xuống còn các chất lơ lửng hữu cơ khác
trôi đi.
Chú ý thời gian lưu tồn nước nếu quá nhỏ sẽ không bảo đảm hiệu suất lắng, nếu
lớn quá sẽ có các chất hữu cơ lắng. Các bể lắng thường được trang bị thêm thanh gạt

chất lắng ở dưới đáy, gàu múc các chất lắng chạy trên đường ray để cơ giới hóa việc
xả cặn.Có ba loại bể lắng cát chính: bể lắng cát theo chiều chuyển động ngang của
dòng chảy (dạng chữ nhật hoặc vuông), bể lắng cát có sục khí hoặc bể lắng cát có
dòng chảy xoáy (bể lắng cát ly tâm).
 Sân phơi cát

Cặn xả ra từ bể lắng cát còn chứa nhiều nước nên phải phơi khô ở sân phơi cát
hoặc hố chứa cát đặt ở gần bể lắng cát. Chung quanh sân phơi cát phải có bờ đắp cao
1~ 2m. Kích thước sân phơi cát được xác định với điều kiện tổng chiều cao lớp cát
chọn bằng 3 ~ 5 m/năm. Cát khô thường xuyên được chuyển đi nơi khác. Khi đất thấm
tốt (cát, đá cát) thì xây dựng sân phơi cát với nền tự nhiên. Nếu là đất thấm nước kém
hoặc không thấm nước (sét) thì phải xây dựng nền nhân tạo. Khi đó phải đặt hệ thống
ống ngầm có lỗ để thu nước thấm xuống. Nước này có thể dẫn về trước bể lắng cát.
SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

22


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

3.2.1.3. Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải nhằm đảm
bảo hiệu suất xử lý cho các công trình tiếp theo. Trong bể điều hòa có thể lắp đặt hệ
thống sục khí, ngoài tác dụng khuấy trộn điều hòa lưu lượng và nồng độ còn có tác
dụng giảm bớt mùi cho nước thải.
Có hai loại bể điều hòa:
-

Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng nằm trực tiếp trên dòng chuyển động của


-

dòng chảy.
Bể điều hòa lưu lượng là chủ yếu, có thể nằm trực tiếp trên đường vận chuyển
của dòng chảy hay nằm ngoài đường đi của dòng chảy.
Để đảm bảo chức năng điều hòa lưu lượng và chất lượng của dòng chảy ta cần

bố trị hệ thống, thiết bị khuấy trộn để phân bố đều nồng độ chất bẩn trong nước thải
trên toàn thể tích của bể và để ngăn ngừa cặn lắng, pha loãng nồng độ các chất độc hại
nếu có. Nhằm loại trừ hiện tượng bị sốc về chất lượng trước khi đưa vào công trình
sinh học.
3.2.1.4. Bể lắng I
Bể lắng I làm nhiệm vụ tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng
lượng riêng của nước và chất lơ lững nặng hơn sẽ lắng xuống đáy còn chất lơ lững nhẹ
hơn sẽ nổi lên mặt nước, dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng
và váng nổi lên công trình xử lý cặn. Hàm lượng chất lơ lững sau bể lắng đợt I cần đạt
là < 150(mg/l).
3.2.1.5. Bể vớt dầu mỡ
Thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ, nhằm tách các tạp
chất nhẹ, đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu
mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi.
3.2.2. Phương pháp xử lý hóa lý
Trong dây chuyền công nghệ xử lý, công đoạn xử lý hóa lý thường được áp
dụng sau công đoạn xử lý cơ học. Phương pháp xử lý hóa lý bao gồm các phương
pháp hấp phụ, trao đổi ion, trích ly, chưng cất, cô đặc, lọc ngược... Phương pháp hóa lý
được sử dụng để loại khỏi dịch thải các hạt lơ lửng phân tán, các chất hữu cơ và vô cơ
hòa tan, có nhiều ưu điểm như:
-

Loại được các hợp chất hữu cơ không bị oxy hóa sinh học.


SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

23


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

-

Không cần theo dõi các hoạt động của vi sinh vật.
Có thể thu hồi các chất khác nhau.
Hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn.
Tuyển nổi
Là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia

của hai pha khí - nước và xảy ra khi có năng lượng tự do trên bề mặt phân chia, đồng
thời cũng do các hiện tượng thấm ướt bề mặt xuất hiện theo chu vi thấm ướt ở những
nơi tiếp xúc khí - nước.
-

Tuyển nổi dạng bọt: Được sử dụng để tách ra khỏi nước thải các chất không tan

-

và làm giảm một phần nồng độ của một số chất hòa tan.
Phân ly dạng bọt: Được ứng dụng để xử lý các chất hòa tan có trong nước thải,
ví dụ như chất hoạt động bề mặt.
Ưu điểm: Phương pháp tuyển nổi là có thể thu cặn với độ ẩm nhỏ, có thể thu


tạp chất. Phương pháp tuyển nổi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp
như: tơ sợi nhân tạo, thực phẩm
Hình 3.4. Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn

Trích ly
Tách các chất bẩn hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung một chất dung
môi không hoà tan vào nước, nhưng độ hoà tan của chất bẩn trong dung môi cao hơn
trong nước.
Hấp phụ
Hấp phụ là thu hút chất bẩn lên bề mặt của chất hấp thụ, phần lớn là chất hấp
phụ rắn và có thể thực hiện trong điều kiện tĩnh hay động.

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

24


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu căn hộ Ruby Garden công suất 420m3/ngày đêm

Quá trình hấp phụ là một quá trình thuận nghịch, nghĩa là chất hấp thụ có thể bị
giải hấp phụ và chuyển ngược lại vào chất thải. Các chất hấp thụ thường được sử dụng
là các loại vật liệu xốp tự nhiên hay nhân tạo như tro, mẫu vụn than cốc, than bùn
silicagen, keo nhôm, đất sét hoạt tính,... và các chất hấp phụ này còn có khả năng tái
sinh để tiếp tục sử dụng.
Chưng bay hơi
Là chưng nước thải để các chất hoà tan trong đó cùng bay hơi lên theo hơi
nước. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi dễ hình thành các lớp riêng biệt
và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
Trao đổi ion
Là phương pháp thu hồi các Kation và Anion bằng các chất trao đổi ion. Các

chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu lọc nhân tạo. Chúng
không hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion.
Tách bằng màng
Là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng
bán thấm, đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.
3.2.3 Phương pháp xử lý sinh học
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt đông của vi sinh
vật để oxy hóa các liên kết hữu cơ phân tán dạng keo và dạng hòa tan có trong nước
thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng
như: cacbon, nito, phosphor…vi sinh vật sử dụng vật chất này để kiến tạo tế bào cũng
như tích lũy năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển chính vì vậy sinh khối
của vi sinh vật không ngừng tăng lên.


Trên cơ sở đó có thể phân loại như sau:

-

Quá trình sinh học hiếu khí.

-

Quá trình sinh học kỵ khí.
Ngoài ra còn có 2 quá trình phụ

-

Quá trình thiếu khí.

-


Quá trình tuỳ nghi.
Các công trình xử lý sinh học phân thành 2 nhóm:

SVTH: Lê Lưu Ly_11127134

25


×