Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.4 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

Nhận xét của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Nhận xét của Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo quận.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

1


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................................. 3
2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................................................ 3
3.Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................................... 4
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI............................................................................................................................... 4
1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài ............................................................. 4
1.1 Về phía giáo viên ......................................................................................................................... 4
1.2. Về phía học sinh.......................................................................................................................... 5
1.3. Một số khó khăn khác ................................................................................................................ 5
2. Khảo sát thực tế................................................................................................................................... 5
2.1 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. .......................................................... 5
2.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện ............................................................................................ 6
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KỸ NĂNG NHẬN DẠNG VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 9 ..................... 6
1. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ ............................................................................................................... 6

1.1 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình tròn ........................................................................................ 7
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam. .............................. 7
1.2 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình cột .......................................................................................... 7
1.3 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường - đồ thị ................................................................................ 7
1.4 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ miền ............................................................................................... 7
2. Kĩ năng vẽ biểu đồ............................................................................................................................... 8
2.1 Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn........................................................................................................ 8
2.2 Kĩ năng vẽ biểu đồ cột................................................................................................................... 9
2.3 Kĩ năng vẽ biểu đồ đường - đồ thị ............................................................................................ 11
2.4 Kĩ năng vẽ biểu đồ miền ............................................................................................................ 12
3. Kết quả đạt được ............................................................................................................................... 13
4. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................................................... 14
IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 14
1. Kết luận .......................................................................................................................................... 14
2. Kiến nghị ............................................................................................................................................ 15
2.1 Đối vơí ngành .............................................................................................................................. 15
2.2 Đối với giáo viên ......................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 16

Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

2


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chương trình Địa lí lớp 9 có nội dung học về Địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội Việt Nam
nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh
tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí tỉnh, thành phố
nơi em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm
vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn
tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hiệu quả
nhất…Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình Địa lí 9 THCS mới đòi hỏi kĩ năng
vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9
THCS cũ.
Vì vậy, việc rèn luyện những kĩ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời
cũng chuẩn bị kĩ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất nhiều kĩ năng cơ
bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy môn Địa lý 9. Một trong những kỹ
năng quan trọng đó là “Kĩ năng vẽ biểu đồ ”. Đây là kĩ năng rất cơ bản, cần thiết khi học
Địa lý nói chung và Địa lí 9 nói riêng, nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được
về đặc điểm của một đối tượng địa lí: cơ cấu, tình hình phát triển… Đây cũng là nội dung
được làm nhiều trong các tiết thực hành.
Trong thực tế, đa số học sinh chưa thành thạo kĩ năng nhận biết dạng và vẽ đúng biểu
đồ, phần lớn học sinh lúng túng trong cách nhận dạng biểu đồ. Với kinh nghiệm của bản
thân tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh
nghiệm về vấn đề: “Một số kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9”.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một số phương pháp giải quyết vấn đề
cụ thể mà bản thân đã áp dụng thành công trong việc giảng dạy trong những năm vừa qua.
2. Cơ sở lý luận
Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện
tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…), mối tương quan về độ lớn
giữa các đại lượng (như so sánh về sản lượng lương thực của các vùng…) hoặc cơ cấu
thành phần của một tổng thể (ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế).
Người thực hiện: Vũ Thị Hà


Năm học 2014 – 2015

3


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu
hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để
tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ ( thể hiện động thái phát triển, so sánh tương
quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu). Sau đó, căn cứ vào chủ đề đã được xác định lựa chọn
loại biểu đồ thích hợp nhất.
3.Cơ sở thực tiễn
Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan làm cho
học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú học tập. Trong dạy học Địa lí ,
việc u cầu học sinh vẽ biểu đồ là một nội dung khơng thể thiếu được khi làm các bài tập
và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em hình thành được các kĩ năng, hiểu rõ
được được cơng dụng của từng loại biểu đồ và từ đó nắm vững cách phân tích , khai thác
những tri thức Địa lí.
Trong chương trình Địa lí lớp 9 thì số lượng biểu đồ, được đưa vào với nội dung rất lớn.
Mục đích là từ số liệu thống kê, biểu đồ học sinh đưa ra được kiến thức cần lĩnh hội .Và
phải từ bảng số liệu học sinh nhận dạng được các loại biểu đồ và chọn 123
dạng biểu đồ thích hợp để vẽ với nội dung kiến thức.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1.1 Về phía giáo viên



Khối lượng kiến thức nhiều, thời gian thì có hạn do đó nhiều giáo viên đã lúng

túng trong khâu lựa chọn kiến thức cơ bản để tổ chứcđối với tiết ôn tập, thực hành sao
cho hợp lí.
 Một số giáo viên còn mang nặng thói quen sử dụng phương pháp cũ đã áp đặt
cho học sinh bằng một loạt câu hỏi mang tính tự luận làm cho tiết ôn tập, thực hành
trở nên đơn điệu, kém hiệu quả.
 Một bộ phận không nhỏ giáo viên (nhất là giáo viên mới ra trường) quá ôm đồm
kiến thức và mở rộng bài dạy chủ yếu bằng phương pháp giảng thuật tràn lan nên
không chốt lại được những vấn đề cơ bản làm cho học sinh không nắm được bài.
Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

4


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

 Giáo viên thường chuẩn bò rất sơ sài các đồ dùng dạy học, chưa phát huy hết
chức năng của ĐDDH, chỉ xem đó là phương tiện để minh họa.
 Đặc biệt, trong chương trình quy đònh những tiết ôn tập, thực hành chưa có một
tài liệu nào hướng dẫn cụ thể việc thực việc hiện. Đây là vấn đề khó khăn trong khâu
soạn giảng của giáo viên.
1.2. Về phía học sinh
 Tiết thực hành học sinh chưa có kĩ năng vẽ biểu đồ và chưa nhận dạng được dạng biểu
đồ nào cho đúng.

 Do phân luồng học sinh nên chất lượng các em chưa tốt.
 Một số em chưa thực sự đam mê môn đòa lí nên tinh thần xây dựng bài trong tiết
học ôn tập, thực hành chưa cao ảnh hưởng đến kết quả chung của cả lớp.
1.3. Một số khó khăn khác
 Các bậc phụ huynh chưa có sự nhìn nhận và đánh giá đúng mức về môn học đòa lí
nói chung và tiết ôn tập, thực hành nói riêng nên đã tạo thói quen và tác động
không tốt đến thái độ học tập của học sinh.
 Trang thiết bò phục vụ cho tiết ôn tập, thực hành còn nhiều thiếu thốn (VD: các loại
biểu đồ đồ, tranh ảnh Đòa lí, các tài liệu hướng dẫn ôn tập, thực hành…).
Tóm lại: Từ những khó khăn khách quan lẫn chủ quan trên đây tôi nhận thấy cần phải
co ùsự đònh hướng đúng đắn hơn cho tiết ôn tập, thực hành đòa lí.Vì vậy, tôi viết đề tài
này với hy vọng góp một phần nhỏ giúp có hiệu qua trong tiếtû ôn tập, thực hành đòa lí.
2. Khảo sát thực tế
2.1 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Đây là 1 số lỗi thường gặp của học sinh khi tiến hành vẽ biểu đồ:
- Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên khơng đúng và thiếu.
- Thiếu phần chú giải hoặc phần chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt.

Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

5


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

- Đối với biểu đồ hình tròn: chia tỉ lệ không đúng; số ghi trong biểu đồ không ngay ngắn,

rõ ràng và viết chữ vào trong biểu đồ.
- Đối với biểu đồ cột: Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thẩm mĩ; cột đầu tiên vẽ sát trục;
trên các cột không ghi giá trị; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác hoặc theo
khoảng cách giữa các năm; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục.
- Đối với biểu đồ đường- đồ thị: Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thẩm mĩ; cột đầu tiên
không vẽ sát trục; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn
vị trên hai đầu trục.
- Đối với biểu đồ miền: Vẽ khung hình chữ nhật không cân đối, thẩm mĩ; chia tỉ lệ năm
trên trục ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục.
2.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Biết xác định

Chưa biết cách

và vẽ đúng

xác định

43

29

14

92

40

12


28

93

39

17

22

94

29

10

19

95

30

5

25

Lớp

Tổng số học sinh


91

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KỸ NĂNG NHẬN DẠNG VÀ VẼ BIỂU
ĐỒ ĐỊA LÍ 9
1. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ
Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để vẽ
biểu hiện nhiều chủ thể khác nhau. Nếu đề ra yêu cầu vẽ cụ thể biểu đồ gì thì chỉ cần đọc
kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện đúng yêu cầu.
Đối với đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ biểu đồ gì mà chỉ yêu cầu vẽ dạng thích
hợp nhất thì cần phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện. Đây là dạng đề khó nên học
sinh muốn làm được cần có phương pháp phân tích để nhận dạng thích hợp. Để nhận được
dạng biểu đồ học sinh cần đọc kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý, một số yếu tố cơ bản
từ đề bài để xác định đúng dạng cần vẽ, cụ thể:
Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

6


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

1.1 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình tròn
- Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của một tổng thể và qui mô của đối
tượng cần trình bày. Chỉ được thực hiện khi giá trị tính của các đại lượng được tính
bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu, qui mô, tỉ trọng, tỉ lệ.
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam.

1.2 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình cột
- Dạng biểu đồ này sử dụng để chỉ khác biệt về qui mô khối lượng của một hay một
số đối tượng địa lý hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản lượng,
số lượng.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của một số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ biểu
đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, than…) của một số địa phương qua một hoặc các năm.
1.3 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường - đồ thị
- Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trính phát
triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát
triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát
triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm.
1.4 Kĩ năng nhận dạng biểu đồ miền

- Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện tích. Loại biểu này thể hiện được cả cơ cấu và
động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc hình
vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu và có nhiều mốc thời
gian ( từ 4 mốc thời gian trở lên ).
Ví dụ: Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002.

Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

7



Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

2. Kĩ năng vẽ biểu đồ
2.1 Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn

Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như; tỉ đồng, triệu người…
thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: % ).
- Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để đảm
bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ.
- Bước 3: Chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành phần
theo trong đề ra.
Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 3600 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với 3,60
trên hình tròn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều
quay của kim đồng hồ.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ phải ngay ngắn, rõ
ràng không nghiêng ngã; lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ nên ghi ở bên dưới biểu
đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên, sau đó ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm

1990

2002

Tổng số

9040,0


12831,4

Cây lương thực

6474,6

8320,3

Cây công nghiệp

1199,3

2337,3

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

1366,1

2173,8

Các nhóm cây

Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm
1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xử lý số liệu:
Năm

1990


2002

Tổng số

100%

100%

Cây lương thục

71,6%

64,8%

Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

Các nhóm cây

8


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

Cây công nghiệp

13,3%


18,2%

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

15,1%

17%

Giáo viên hướng dẫn: 100%= 3600
3600
1%= 100 =3,60
1%= 3,60
Năm 1990: 71,6%x 3,60= 257,80

Năm 2002: 64,8% x 3,60= 233,30

13,3%x 3,60= 47,90

18,2% x 3,60= 65,50

15,1% x 3,60= 54,30

17% x 3,60= 61,20

- Bước 2: : Xác định bán kính của hình tròn năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm
2002 có bán kính
là 24mm
- Bước 3 và 4:


Năm 1990

Năm 2002

Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 1990 và 2002
Chú thích:

2.2 Kĩ năng vẽ biểu đồ cột
Các bước tiến hành:
Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

9


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

- Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc cho cân đối giữa hai trục.
+ Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mũi tên, có mốc ghi cao hơn
giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số (nghìn tấn, tỉ đồng...) và phải cách
đều nhau.
+ Trục hoành (trục ngang) thể hiện các năm hoặc đối tượng khác: có mũi tên và ghi rõ
danh số. Nếu trục ngang thể hiện năm thì chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời gian
ghi trong bảng số liệu.
- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của trục
đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật.
- Bước 3:

+ Vẽ theo đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao hoặc ngược lại,
trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại.
+ Không nên vạch 3 chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm rà,
cột bị cắt thành nhiều khúc không có thẩm mỹ.
+ Cột đầu tiên phải cắt trục từ 1 đến 2 ô vở.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: ghi các số liệu tương ứng vào các cột, vẽ ký hiệu và lập bản
chú giải, ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Dựa vào bảng 26.3
Các tỉnh,

Đà

Quảng Quảng

thành phố

Nẵng

Ngãi

Diện tích

0,8

5,6

Bình

Phú


Khánh

Ngãi

Định

Yên

Hòa

1,3

4,1

2,7

6,0

Ninh

Bình

Thuận Thuận
1,5

1,9

(nghìn ha)
Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.


Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

10


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

Biểu đồ diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (2002)
* Một số dạng biểu đồ cột thường gặp: Biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ
cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại: cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại
lượng), biểu đồ thanh ngang.
Lưu ý: Trong biểu đồ các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải
bằng nhau. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách giữa các cột bằng nhau hoặc cách
nhau theo đúng tỉ lệ. Ở dạng này thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng
hơn cả bởi vì nó cho thấy sự khác biệt về quy mô số lượng giữa các năm hoặc đối tượng
cần thể hiện.
2.3 Kĩ năng vẽ biểu đồ đường - đồ thị

Các bước tiến hành:
- Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ, chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác.
+ Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mũi tên, có mốc ghi cao hơn
giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số (nghìn tấn, tỉ đồng...)
+ Trục hoành (trục ngang) thể hiện năm và chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời
gian ghi trong bảng số liệu.

- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của trục
đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật.
- Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu
toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến
tỉ lệ (cần đúng với tỉ lệ cho trước ). Thời điểm năm đầu tiên nằm dưới chân trục đứng.
- Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi số liệu vào biểu đồ, chú giải, ghi tên biểu đồ.)
Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

11


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

Ví dụ: Dựa vào bảng 22.1
Tiêu chí

Năm

1995

1998

2000

2002


Dân số

100

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100

117,7

128,6

131,1

Bình quân lương thực theo đầu người

100

113,8

121,8

121,2


Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương
thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.

* Lưu ý:
- Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu
riêng biệt và có chú giải kèm theo.
- Nếu phải nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì
phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số
liệu tinh (số liệu tương đối - với cùng đơn vị thống nhất là: %). Ta thường lấy số liệu năm
đầu tiên ứng với 100%, số liệu các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên.
2.4 Kĩ năng vẽ biểu đồ miền
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xử lý số liệu. (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, triệu
người… thì ta phải chuyển sang số liệu tương đối là % ).
Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

12


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

- Bước 2:
+ Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật. Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ %, cạnh ngang thể hiện
khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (khoảng cách các năm phải
tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu.)
+ Quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm (để tiện cho đo vẽ).

Bước 3: Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu. Năm đầu tiên phải sát với cạnh đứng.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ. (Tương tự như cách vẽ biểu đồ hình tròn ).
Ví dụ: Cho bảng số liệu 16.1: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002 (%)
1991

1993

1995

1997

1999

2001

2002

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0 100,0

100,0


Nông, lâm, ngư nghiệp

40,5

29,9

27,2

25,8

25,4

23,3

23,0

Công nghiệp- xây dựng

23,8

28,9

28,2

32,1

34,5

38,1


38,5

Dịch vụ

35,7

41,2

44,0

42,1

40,1

38,6

38,5

Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002

3. Kết quả đạt được
Với những phương pháp đã thực hiện nêu trên trong quá trình giảng dạy Địa lý 9 đã có sự
tiến bộ như sau:
- Trong việc làm bài tập vẽ biểu đồ Địa lí, đa số học sinh đã xác định và vẽ đúng yêu cầu
của đề bài, biểu đồ có tính trực quan và tính thẫm mĩ cao.
Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015


13


Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

- Học sinh hứng thú hơn với môn học Địa lí, đặc biệt với các bài tập thực hành vẽ biểu đồ.
Chất lượng bộ môn được nâng cao.
- Thông qua việc nhận dạng và vẽ biểu đồ Địa lí giúp giáo viên kiểm tra được kiến thức,
kỹ năng của học sinh. Từ đó thấy rõ những khó khăn, sai lầm thường gặp của học sinh
trong việc làm bài tập vẽ biểu đồ địa lí của học sinh để khắc phục kịp thời.
Biết xác định

Chưa biết cách

và vẽ đúng

xác định

43

43

0

92

40


33

7

93

39

35

4

94

29

22

7

95

30

20

10

Lớp


Tổng số học sinh

91

4. Bài học kinh nghiệm
- Trong vẽ biểu đồ Địa lí, phương pháp và dấu hiệu nhận dạng biểu đồ là yếu tố quan
trọng hàng đầu. Vì vậy để vẽ tốt biểu đồ Địa lí học sinh phải nắm vững kĩ năng nhận dạng
và các bước vẽ cụ thể đối với từng loại biểu đồ.
- Giáo viên cần chọn những bài tập phù hợp với từng dạng biểu đồ và có độ khó nâng cao
dần cho học sinh thực hành.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình dạy học nhưng sẽ không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
đồng nghiệp để những kinh nghiệm của bản thân được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn
cao hơn.
IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng tiết thực hành yêu cầu giáo viên phải biết lựa chọn các dạng vẽ biểu đồ
phù hợp với yêu cầu của bài và có phương pháp giúp học sinh kĩ năng và nhận dạng vẽ
biểu đồ và để đạt hiệu quả cao hơn thì học sinh phải soạn bài ở nhà theo hướng dẫn của
giáo viên.

Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

14


Sáng kiến kinh nghiệm:


Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

2. Kiến nghị
Để đạt được hiệu qủa cao trong tiết thực hành nói riêng và của cả chương trình học
nói chung tôi có những kiến nghò sau:
2.1 Đối vơí ngành
Cần cấp phát một số tài liệu hướng dẫn về tiết thực hành để giáo viên tham khảo.
2.2 Đối với giáo viên
- Tận dụng triệt để và thao tác thường xuyên các đồ dùng dạy học.
- Nghiên cứu chương trình dài hạn thì mới có thể chủ động đưa ra nội dung thực
hành phù hợp.
- Nên trao đổi với đồng nghiệp, nghiên cứu thêm tài liệu .Bài dạy sẽ mang tính
thuyết phục hơn nếu giáo viên gắn nó với thực tiễn.
- Là một phương pháp trực quan sinh động. Tạo được sự dhú ý và gây hấp dẫn
cho học sinh phát huy tối đa tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh, kích
thích tư duy và ngôn ngữ của học sinh giúp các em nhớ và hiểu địa lý khắc sâu kiến
thức và dần dần sẽ yêu thích môn học hơn.
Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi đã rút ra trong qúa trình giảng dạy, do
đó có nhiều thiếu sót mong sự đóng góp cuả các quý đồng nghiệp.

Người thực hiện
Vũ Thị Hà

Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

15



Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

Tham khảo một số tài liệu thuộc bộ môn: Sách hướng dẫn giảng dạy Đòa lí
THCS, phương pháp sử dụng bản đồ,sách GV các lớp(kể cả mới và cũ)

-

Dự giờ đồng nghiệp dạy các tiết thực hành và ôn tập Đòa lí.

-

Thử nghiệm một số tiết ôn tập và thực hành với việc áp dụng nhiều phương
pháp khác nhau tùy theo các đối tượng học sinh ở mỗi lớp.

Người viết

Vũ Thị Hà

Người thực hiện: Vũ Thị Hà

Năm học 2014 – 2015

16




×