Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch thực tế tham quan khu liên hợ xử lý rác thải nam bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.46 KB, 14 trang )

SV: Nguyễn Văn Bằng

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................1
MỞ ĐẦU........................................................................................................2
I.

Lịch sử hình thành khu liên hợp...........................................................3

II. Nội dung tham quan...............................................................................4
III. Kết quả thu được...................................................................................4
1. Giới thiệu về khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương..............4
2. Tổng quan về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.....5
3. Quy trình sản xuất phân compost..........................................................8
KẾT LUẬN..................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................14
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương...........................................4
Hình 2: Bê tông làm từ bùn tái chế............................................................................6
Hình 3: Sản xuất gạch có nung..................................................................................7
Hình 4: Sản xuất gạch không nung............................................................................8
Hình 5: Rác được thu gom và đưa về khu xử lý........................................................8
Hình 6: Rác được phun khử mùi hôi và được đưa lên alu.........................................9
Hình 7: Công nhân đang phân loại rác trên băng chuyền..........................................9
Hình 8: Mùn thô trong quá trình ủ chin...................................................................10
Hình 9: Công đoạn đóng bao sản phẩm...................................................................10
Hình 10: một số sản phẩm phân compost của nhà máy...........................................11

Sơ đồ quy trình sản xuất phân compost.........................................................12

1




SV: Nguyễn Văn Bằng

MỞ ĐẦU
 Qúa trình đô thị hóa, công nghiệp hóa là xu hướng tất yếu trên phạm vi toàn cầu.
quá trình này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ứng dụng cách
thành tựu khoa học – kĩ thuật, công nghệ hiện đại, tạo ra những thị trường rộng
lớn và năng động , tạo điều kiện để phát triển văn hóa – xã hội. Bên cạnh mặt
tích cực đó, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa lại dẫn đến sự gia tăng nhanh
chóng lượng chất thải rắn: rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế…
Nguồn rác thải này nếu không được thu gom, xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm
môi trường, nảy sinh ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.
Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề cấp bách
đối với tất cả các đô thị, trong có có tỉnh Bình Dương.
 Trước thực trạng đó, Bình Dương cũng đã xây dựng một khu liên hợp xử lý rác
thải Nam Bình Dương, đảm nhận việc tiếp nhận và xử lý tất cả rác thải sinh hoạt
từ các khu đô thị, hộ dân, và các khu công nghiệp… Khu liên hợp có nhà máy xử
lý chất thải rắn y tế, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt… Phân loại và tái
chế, lò đốt chất thải rắn nguy hại, nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, hố chôn
an toàn, dây chuyền sản xuất phân compost từ chất thải hữu cơ và các công trình
phụ trợ khác.

2


SV: Nguyễn Văn Bằng

I. Lịch sử hình thành khu liên hợp
 Cách thành phố Hồ Chí Minh 30km đất đai có độ chất phèn nên đa phần bạc

màu, ít dinh dưỡng nên nhiều cây lương thực chỉ cho năng suất thấp, đời sống
nhân dân khó khăn, có nhiều năm phải đổi rừng lấy lương thực cho dân. Cái ăn
cái mặc còn nhiều khó khăn, nên vấn đề môi trường trong đó có xử lý rác chưa
được chú trọng. Vì lẽ đó, cạnh bên mỗi đo thị đều có bãi rác ôi thêu, mùa mưa thì
phát sinh mùi, ruồi nhặng. Mùa nắng thì có khói bay lan tỏa vào nhà dân. Tất cả
đều gây ô nhiễm môi trường và trực tiếp ảnh hưởng tới người dân sống xung
quanh bãi rác, vì thế tích lũy dần lâu ngày làm cho sự căng thẳng về vấn đề rác
thải ngày một tăng cao.
 Đầu năm 2004, một sự kiện chấn động xảy ra, đồng loạt toàn báo chí đưa tin
thành phố Hồ Chí Minh ớn rác của Bình Dương, điều đó làm cho lãnh đạo hai
địa phương lúng túng. Trước tình hình cấp bách xảy ra, lãnh đạo tỉnh Bình
Dương chính thức đặt quan hệ với thành phố HCM tiếp tục hỗ trợ tiếp nhận rác
thêm 4 tháng để Bình Dương chuẩn bị khu xử lý cho riêng mình. Thế là một lực
lượng hùng hầu các sở, ngành, chính quyền địa phương cùng nhau bàn bạc, thảo
luận tìm địa điểm sử lý rác tập trung. Sau nhiều tháng ngày lựa chọn đề xuất ra
nhiều địa điểm có thể làm nơi xử lý rác và tổ chức đi thực tế theo sự chỉ đạo khẩn
trương của ủy ban nhân dân tỉnh, cuối cùng cũng có một địa điểm được thỏa
thuận với diện tích 75 ha.
 Lúc này, mọi việc đều tập trung lo đền bù đất đai, hoa màu, cây trái, làm hạ tầng
cho giao thông cho phương tiện vận chuyển rác ra vào và hố chôn lấp hợp vệ
sinh, tạm thời có thể tiếp nhận rác. Không có người am hiểu và thời gian để chủ
đầu tư làm đầy đủ thủ tục cho một khu xử lý hoàn chỉnh, tất cả dồn vào khâu tiếp
nhận rác, xong công việc cam kết hỗ trợ tiếp nhận rác của thành phố Hồ Chí
Minh. Và ngày tiếp nhận cũng đã đến, Bình Dương làm lễ động thổ khu liên hợp
xử lý rác thải rắn nam Bình Dương hoành tráng vào tháng 11 năm 2004.
 Sau 8 năm vừa tiếp nhận xử lý vừa xây dựng vừa hoàn thiện các thủ tục pháp lý,
có thể nói cực kỳ phức tạp, khó khăn gian khổ. Với sự nỗ lực không mệt mỏi,
công ty Cấp thoát nước môi trường Bình Dương đã đầu tư vào khu liên hợp xử lý
rác một lực lượng nhân sự có kiến thức, công nhân được đào tạo chuyên môn từ
các trường chuyên nghiệp điều tiết nguồn tài chính khá lớn để mua sắm trang

3


SV: Nguyễn Văn Bằng
thiết bị tiện ích, nhiều thiết bị hiện đại hiệu quả các công cụ cần thiết để người
lao động có điều kiện sản xuất, đảm bảo sức khỏe, bảo vệ và phát huy các trang
thiết bị được đầu tư cho khu liên hợp.

II. Nội dung tham quan
 Xem video tìm hiểu về quá trình hình thành khu liên hợp xử lý chất thải Nam
Bình Dương.
 Tham quan một số công trình của khu liên hợp như: dây chuyền sản xuất phân
compost, lò đốt và một số công trình phụ trợ khác…
 Tìm hiểu về quy trình sản xuất phân compost.

III. Kết quả thu được
1. Giới thiệu về khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương
 Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương là đơn vị trực thuộc công ty cổ
phần nước – môi trường Bình Dương (Biwase).

Hình 1: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương
 Được thành lập ngày 31/08/2004, Xí nghiệp là nơi qui tụ của những kỹ sư,
chuyên viên, công nhân có tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ môi trường, góp
phần làm trong sạch trái đất, đồng thời giúp cho tỉnh Bình Dương ngày càng
phát triển bền vững.
 Địa chỉ: phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là một
khu liên hợp với diện tích 75 ha.
4



SV: Nguyễn Văn Bằng
 Phạm vi hoạt động: hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân
cận.
 Lĩnh vực kinh doanh:
 Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải



nguy hại).
Sản xuất phân compost.
Sản xuất, tái chế, mua bán phế liệu, các sản phẩm từ nguồn rác, thiết bị, vật



tư, dụng cụ.
Thực hiện các dịch vụ công trình đô thị (nạo vét cống rãnh, hút hầm cầu, rửa



đường).
Trồng, chăm sóc và mua bán cây kiểng.

2. Tổng quan về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương
Khu liên hợp xử lý rác nam Bình Dương gồm 2 hạng mục chính:


Khu xử lý rác sinh hoạt tái chế thành phân compost với nhà máy sản xuất phân
compost có công xuất 420 tấn/ngày, và nhà máy xử lý nước rĩ rác với công xuất




480 m3/giờ, yêu cầu xử lý nước rĩ rác đạt loại A.
Khu xử lý rác công nghiệp công nghiệp nguy hại có công xuất xử lý 150
tấn/ngày, rác thải y tế xử lý 300 kg/giờ. Công nghệ chủ yếu là phối trộn đốt, với
công xuất 700 tấn rác sinh hoạt và 80 tấn chất thải công nghiệp/ngày, sau đó xỉ
tro được phối trộn vài bê tông tươi, gạch tự chè, gạch 4 lổ, để trở thành những
vật liệu xây dựng có ích. Nhiệt thu được gtrong quá trình đốt được tận dụng để

phát điện, góp phần làm giảm chi phí mua điện lưới quốc gia.
 Xử lý rác sinh hoạt:


Rác sinh hoạt được các xe vận chuyển đến Khu liên hợp. Sau khi cân xe đưa rác
đến hố tập kết giao lại cho phân xưởng tái chế rác sinh hoạt thành phân compost
(mùn hữu cơ) với nhãn hiệu “Con Voi Bình Dương”.



Trong quá trình phân loại một số rác được gọi là ve chai được tận dụng, chất vô
cơ chuyển sang khu vực vật liệu của bê tông/gạch. Số rác sơ, sợi, vô cơ không
làm phân được được đem chôn, giai đoạn tiếp theo sẽ đưa qua đốt.

 Xử lý rác công nghiệp:
 Xe vận chuyển về tới Khu Liên hợp, qua trạm cân đến phân xưởng đốt giao
nhận, nhập kho, tại đây sẽ phân loại sơ bộ, có những loại có thể tận dụng tái chế
5


SV: Nguyễn Văn Bằng
thì qua kho trữ, các loại khác lên kế hoạch đốt, trước khi đốt rác được băm nhỏ,

phối trộn với bùn thải, qua khâu sấy và sau đó qua lò đốt 2 cấp ở nhiệt độ
1.1000C ÷1.1500C
 Xử lý rác công nghiệp nguy hại:
 Ngay từ khi đưa lên xe là có yếu tố phân loại. Khi về nhập kho cũng để riêng rẻ
tùy theo đặc điểm của chất thải nguy hại, đánh dấu chủ nguồn thải. Sau đó phân
loại, cái gì tận dụng, tái chế được, cái gì có thể phối trộn đốt, đốt như thế nào
cho an toàn... Đa phần rác công nghiệp nguy hại được phối trộn hợp lý và đốt là
phương án sạch nhất. Lò đốt rác công nghiệp nguy hại cũng có 2 cấp, nhiệt độ
đốt từ 1.1000C÷1.1500C.
 Xử lý rác y tế:
 Như chúng ta đã nhìn thấy và cảm nhận, rác y tế hết sức nguy hại và ô nhiễm,
xe chở rác y tế là xe chuyên dùng tuyệt đối kín và dùng thiết bị nâng hạ. Các
thùng rác y tế cho đến khi nhập kho cũng theo băng chuyền, nạp liệu đều bằng
những thiết bị thủy lực, hạn chế người lao động tham gia trực tiếp việc khuân
vác. Người lao động được trang bị bảo hộ tương đối an toàn, giữ vệ sinh, hạn
chế lây nhiễm. Qui trình đốt tương tự như rác công nghiệp nguy hại.
 Sản xuất bê tông tái chế (bê tông bùn):
 Vật liệu ->Kiểm tra-> nghiền sàn tro bùn-> tính tỉ lệ phối trộn cốt liệu -> nạp
vật liệu -> bê-tông thành phẩm.

Hình 2: Bê tông làm từ bùn tái chế
 Xử lý bóng đèn và thiết bị điện tử:
 Thiết bị điện tử bỏ vào rác dường như không đáng kể. Người dân và cơ quan đã
bán cho người đi mua đồng nát tận dụng. Còn các loại bóng đèn thì hủy, đập vỡ
6


SV: Nguyễn Văn Bằng
theo qui trình một cách an toàn. Sau đó các chất thủy tinh được phối trộn vào
vật liệu xây dựng dùng cho phân xưởng bê tông.

 Xử lý giấy vụn, giấy văn phòng:
 Công ty thu giấy vụn, giấy văn phòng được bảo quản theo chế độ mật. Sau khi
quan hệ với nhà máy sản xuất giấy, vào thời điểm thích hợp hai bên cùng thống
nhất có thể xeo. Giấy được xuất kho bán cho nhà máy giấy và sau khi qua cân
nhà máy giấy, xe chở giấy cũ đến thẳng hố xeo hủy ngay. Sau khi giấy phân
hủy hết nhân viên giao giấy cùng ký xác nhân với nhà máy hoàn tất qui trình
giao/hủy
 Phân xưởng gạch có nung:
 Với những nỗ lực không ngừng, công ty đã nghiên cứu phối trộn lượng tro trên
vào hỗn hợp của vật liệu bê tông và hóa rắn lượng tro trên thành những sản
phẩm bê tông hữu ích. Công ty đã đầu tư một trạm trộn bê tông tươi công suất
60m3/giờ và kèm theo xe vận chuyển chuyên dụng. Sản phẩm làm ra được thị
trường chấp nhận.

Hình 3: Sản xuất gạch có nung
 Phân xưởng gạch không nung:
 Để góp phần làm phong phú sản phẩm xây dựng, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm
và giải quyết nguồn xỉ tro, công ty đã phối trộn thành công xỉ tro làm nguyên
liệu cho gạch tự chèn, gạch không nung như gạch terazo 30cm x 30cm,
40cmx40cm hay gạch tự chèn kiểu con sâu 11cm x 22cm, gạch phục vụ sân đỗ
xe v.v. . . . với mẫu mã, hình dáng, màu sắc khá đa dạng, phong phú.

7


SV: Nguyễn Văn Bằng

Hình 4: Sản xuất gạch không nung
3. Quy trình sản xuất phân compost
 Đầu tiên, rác được thu gom ở các hộ dân, đô thị, công nghiệp… Được đưa đến

khu liên hợp xử lý rác nam Bình Dương, xe chở rác xẽ được qua trạm cân để cân
khối lượng rác đầu vào.

Hình 5: Rác được thu gom và đưa về khu xử lý
 Rác sẽ được đưa vào phân loại rồi cho vào hai hố tiếp nhận, trong mỗi hố có một
máy và đường ống để xịt khử mùi hôi của rác (hóa chất được sử dụng L2100
CHP, tỉ lệ pha 1/600).

8


SV: Nguyễn Văn Bằng

Hình 6: Rác được phun khử mùi hôi và được đưa lên alu
 Sau đó, rác trong hai hố sẽ được hai gàu ngậm với công xuất 1,5 đến 2 tấn cọp
đưa lên cho vào máy xé rác kích thước lớn (alu). Rác được xé xong, theo băng


chuyền đến máy phân loại, có hai loại:
Một loại nhỏ hơn 9 cm qua thiết bị tách nilon và theo băng chuyền đưa đến đưa
đến ngăn chứa rác hữu cơ. Trước khi rác hữu cơ được rơi vào ngăn chứa, trên
băng chuyền có một vòi xịt hóa chất, hóa chất được dùng là Ilsol 268 nhằm tăng
nhanh quá trình phân hủy của chất hữu cơ. Rác hữu cơ được ủ hiếu khí, lên men
trong 21 ngày trong 48 ngăn chứa. Trên trần có các ống dẫn khí để hút các khí
và mùi hôi dẫn đến lò đốt để đốt xử lý.

Hình 7: Công nhân đang phân loại rác trên băng chuyền


Còn rác lớn hơn 9 cm sẽ được giữ lại và theo băng chuyền đưa đi phân loại, giữ

lại những phế liệu có thể tái chế được như kim loại… và trên băng chuyền có
những công nhân đứng phân loại rác như bao nilon, tao tải … để riêng vào từng
ô. Còn những thứ không tái chế được đưa đi xử lý và đưa đi chôn lấp hợp vệ
sinh.
9


SV: Nguyễn Văn Bằng
 Rác hữu cơ sau khi được ủ 21 ngày, sẽ được đưa sang nhà ủ chín 19 ngày, được
chia thành từng hàng, có 5 hàng, mỗi hàng có 2 mẽ, mỗi mẽ có 4 luống. 10 ngày
đầu, cứ 2 ngày đảo lên 1 lần. Sau khi ủ xong sẽ đưa đến nhà tinh chế, những thứ
còn sót lại như bao nilon không tinh chế được sẽ đem đi đốt. sau khi tinh chế và
phân loại, phân loại thành mùn tinh và mùn thô, mùn thô được ủ tiếp 19 ngày
cộng với nước rĩ rác, tiếp tục tuần hoàn thành mùn tinh.

Hình 8: Mùn thô trong quá trình ủ chín
 Sau khi thành mùn tinh, mùn tinh sẽ theo băng chuyền đến máy phối trộn để bổ
xung dinh dưỡng. Ở đây, đầu tiên là kiểm tra chất lượng mùn compost tinh trước
và sau khi bổ sung thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ thích hợp cho từng loại cây
trồng. Tuỳ vào loại cây và giai đoạn bón cho cây để có tỉ lệ phối trôn N, P, K phù
hợp.

Hình 9: Công đoạn đóng bao sản phẩm
 Tiếp theo là đến dây chuyền đóng bao, đóng bao theo các trọng lượng khác
nhau: 10kg, 20kg, 25kg, 30kg, 50kg, … theo đúng mẫu mã quy định, lưu kho và
đến tay người tiêu dùng.
10


SV: Nguyễn Văn Bằng


Hình 10: một số sản phẩm phân compost của nhà máy

11


SV: Nguyễn Văn Bằng
Sơ đồ quy trình sản xuất phân compost:
Nguyên liệu tinh chế
mùn compost

Phễu nạp liệu

Sàng thùng quay

Chất thải trơ

Thiết bị tách
nilon

Sàng rung

Mùn compost
thô

nilon

Chôn lấp
hoặc đốt


Tái chế

Kim loại

Đá, sỏi



Thiết bị tách từ

Thiết bị phân
loại trọng lực

Thiết bị phối
trộn phụ gia
(N,P,K,…)

Mùn compost tinh

Máy đóng bao

Phân hữu cơ

Tiêu thụ sản
phẩm

Các yếu tố ảnh hưởng dến quá trình sản xuất phân compost như: Vi sinh vật,
kích cỡ của rác, tỷ lệ C/N, độ ẩm, nhiệt độ, pH, oxy, các mầm bệnh….
12



SV: Nguyễn Văn Bằng

KẾT LUẬN
Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Bình Dương từ khi đi vào hoạt động đến nay đã
góp
phần không nhỏ trong việc giảm bớt gánh nặng ô nhiễm rác thải, cải thiện môi
trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, nó còn đem lại nguồn lợi không hề
nhỏ cho nhà máy từ việc tái chế rác thải từ các phế liệu, sử dụng rác hữu cơ làm
phân compost, dùng tro sau khi đốt rác thải để làm ra những sản phẩm có ích cho đời
sống như: gạch xây, gạch lót, bê tông tái chế…Hi vọng trong thời gian tới khu liên
hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương sẽ phát triển hơn nữa để tỉnh Bình Dương có
được một môi trường trong lành, sạch, đẹp hơn.
Qua chuyến tham quan nhận thức này, em đã thu nhận cho mình rất nhiều
kiến thức thực tế và bổ ích, đồng thời em cũng nhận thấy rằng ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn là một thực trạng xấu đang xảy ra ở nhiều đô thị nói
chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Nếu ý thức của người dân không được
cải thiện nhiều, doanh nghiệp không có các biện pháp tận dụng nguồn phế
liệu, rác thải để tái sản xuất và dây chuyền công nghệ xử lý rác thải không
được nâng cao thì chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng: Một ngày nào đó
thì tỉnh sẽ không còn quỹ đất để chôn rác nữa!
Lời cảm ơn!
Em xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa công nghệ sinh học và khu liên hợp xử lý
chất thải rắn Nam Bình Dương đã tạo điều kiện cho chúng em có một buổi đi tham
quan bổ ích. Đặc biệt em xin cám ơn thầy Nguyễn Thanh Phong, cô Nguyễn Mộng
Nghi và anh chị hướng dẫn của xí nghiệp đã hướng dẫn chúng em tận tình giúp
chúng em có được những kiến thức khách quan và thực tế mà trên sách vở không có
được.

13



SV: Nguyễn Văn Bằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO



/>Hình ảnh từ google.com.vn

14



×