Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thực tế tổ chức và quản lý hoặt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.29 KB, 80 trang )

Lời mở đầu
Từ khi thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo chủ trương đổi mới do Đại
hội Đảng lần VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới toàn diện cơ chế
quản lý để làm cho cơ chế đó thích ứng điều kiện của nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường. Cùng với sự chuyển đổi đó nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện, trong
đó hình thức đấu thầu quốc tế đã được áp dụng để dần dần thay thế cho phương thức
chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ quốc tế.
Hiện tại Việt Nam là một nước đang phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế là mơ ước của toàn dân. Trong bối cảnh đó thì
đấu thầu cạnh tranh là một phương pháp quan trọng trong việc tiếp thu nguồn lực bên
ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Đây là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt
Nam và còn có nhiều điểm cần học hỏi và hoàn thiện để công tác đấu thầu quốc tế thực
sự phát huy hết vai trò của mình trong việc lựa chọn nguồn lực bên ngoài phù hợp nhất
cho sự phát triển của đất nước.
Xuất phát từ vai trò quan trọng công tác đấu thầu ở ở Việt Nam hiện nay nên sau
một thời gian nghiên cứu vấn đề đấu thầu tại Việt Nam em đã quyết định chọn đề tài:
“Đấu thầu trong mua bán quốc tế, thực trạng và giải pháp phát triển tại Việt Nam” là
đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp được
chia làm 3 chương:
-

Chương I: Đấu thầu quốc tế một phương pháp mua sắm có hiệu quả

-

Chương II: Thực tiễn tổ chức và quản lý hoặt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam

-

Chương III: Xu hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật tổ chức và
quản lý đấu thầu quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới.


Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Duy Liên - Phó chủ nhiệm khoa người

đã hướng dẫn chỉ bảo em cặn kẽ trong suốt quá trình làm khoá luận, sự dạy dỗ đào tạo
của các thày cô giáo trong khoa kinh tế ngoại thương – trường đại học Ngoại thương
hơn 3 năm qua đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho em khi nghiên cứu và trình bày
nội dung khoá luận tốt nghiệp.

1


Chương I
Đấu thầu quốc tế một phƣơng thức
mua sắm có hiệu quả
I.

Lý luận chung về đấu thầu

Quá trình ra đời và phát triển của đấu thầu quốc tế
Thuật ngữ đấu thầu đã xuất hiện trong thực tế xã hội từ xa xƣa. Theo từ điển
Việt Nam thì đấu thầu đƣợc giải thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận
bán với điều kiện tốt nhất thì đuợc giao cho làm hoặc đƣợc bán hàng (một
phƣơng thức giao làm công trình hoặc mua hàng)”. Nhƣ vậy bản chất của việc
đấu thầu đã đƣợc xã hội thừa nhận nhƣ là một sự ganh đua (cạnh tranh) để đƣợc
thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
Với sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam, đặc bịêt trong bối cảnh
chuyển đổi từ cơ chế kế hoặch hoá tập chung sang cơ chế thị trƣờng có định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, khi có thị trƣờng đầu vào cũng nhƣ đầu ra thì vấn đề
đấu thầu chẳng những trở thành một công cụ trong quản lý chi tiêu các nguồn
tiền của nhà nƣớc mà nó cũng là một sân chơi cho những ai muốn đƣợc tham gia
đáp ứng nhu cầu mua sắm. Thực tế đó đòi hỏi phải hình thành các qui định, hình

thành một hệ thống pháp lý cho một công việc mới mẻ nhƣng hết sức cần thiết
đối với hoặt động kinh tế hiện nay – đó là hoặt động đấu thầu.
Có thể thấy rằng đấu thầu trong xã hội hiện nay bao quát nhiều nội dung hơn,
nó không chỉ là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng việc cung cấp hàng
hoá, xây dựng các công trình mà bao gồm cả các dịch vụ tƣ vấn. Xét về mặt kinh
tế có thể coi đấu thầu là một dạng mua sắm, đó là quan hệ giữa một bên muốn
giành đƣợc quyền đáp ứng yêu cầu để có đƣợc hợp đồng gắn với lợi nhuận.
Cùng với sự phát triển ngoại thƣơng, hội nhập kinh tế, phát triển của công nghệ
và các tập đoàn lớn, đấu thầu quốc tế trở nên ngày càng phổ biến. Hoạt động đấu
thầu quốc tế tập trung chủ yếu vào lĩnh vực mua sắm hàng hoá, xây dựng, cung
2


cấp máy móc thiết bị, dịch vụ tƣ vấn. Với sự bùng nổ của Internet và công nghệ
thông tin, đấu thầu quốc tế cũng đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực nhƣ phát triển
phần mềm, công nghệ thông tin, mua bán hàng hoá phổ thông. Công nghệ thông
tin đƣợc áp dụng rộng rãi trong đấu thầu quốc tế tạo điều kiện cho quá trình đấu
thầu thực hiện minh bạch và công bằng.

Một số khỏi niệm cơ bản về đấu thầu
Trờn thế giới cú nhiều cỏch định nghĩa đấu thầu khỏc nhau chỳng ta cú thể
hiểu đấu thầu nhƣ sau:
Đấu thầu quốc tế là một phƣơng thức giao dịch đặc biệt trong đú ngƣời mua
(ngƣời gọi thầu) cụng bố trƣớc cỏc điều kiện mua hàng để ngƣời bỏn ( ngƣời dự
thầu)bỏo giỏ cả và cỏc điều kiện trả tiền, sau đú nguời mua sẽ chọn mua của
ngƣời bỏo giỏ rẻ nhất và điều kiện tớn dụng phự hợp hơn cả với những điều
kiện mà ngƣời mua đó nờu.
Theo Quy chế Đấu thầu đƣợc ban hành kốm theo Nghị định số 88/ NĐ- CP
ngày 01-9-1999 của Chớnh phủ thỡ đấu thầu đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Đấu thầu” là quỏ trỡnh lựa chọn nhà thầu đỏp ứng cỏc yờu cầu của bờn mời

thầu.
Đấu thầu là một phạm trự gắn liền với nền kinh tế hàng hoỏ, khụng cú sản xuất,
khụng cú trao đổi hàng hoỏ thỡ khụng cú đấu thầu. Đấu thầu thực chất là một
hỡnh thức để ngƣời mua chọn mua một loại hàng hoỏ nào đú thoả món cỏc tiờu
chuẩn về kỹ thuật đƣợc đặt ra và với mức giỏ cú thể chấp nhận đƣợc, trong điều
kiện cú một ngƣời mua nhƣng lại cú rất nhiều ngƣời bỏn.
“ Đấu thầu trong nước” là cuộc đấu thầu chỉ có nhà thầu trong
nước tham dự
“ Đấu thầu quốc tế” là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nƣớc và ngoài nƣớc
tham dự
1.3 Phân loại đấu thầu
3


Có nhiều cách thức phân loại đấu thầu khác nhau tuỳ theo vào các tiêu thức đã
định. Sau đây là sự phân loại đấu thầu theo một số tiêu thức chính:

 Căn cứ vào tính chất và nội dung của gói thầu
* Đấu thầu xây lắp:
Đây là hình thức đấu thầu đƣợc áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, đƣợc áp
dụng trong ngành xây dựng cơ bản mà nội dung của gói thầu xây dựng bao gồm
việc tổ chức xây dựng các công trình hạng mục công trình và lắp đặt các trang
thiết bị.
Thực tế tại Việt nam những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc hay sử
dụng vốn vay ƣu đãi của các tổ chức quốc tế ( WB, IMF, ADB, ...) thƣờng kèm
theo điều kiện là phải tổ chức đấu thầu
* Đấu thầu mua sắm hàng hoá:
Có thể hiểu đấu thầu mua sắm hàng hoá là hình thức mua hàng thông qua mời
thầu nhằm lựa chọn thƣơng nhân dự thầu đáp ứng dƣợc các yêu cầu về giá cả
điều kiện kinh tế, kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra.

Thực chất đây là hình thức cạnh tranh bán. Đối với bên mời thầu đây là hình
thức chọn hàng hoá, nhà cung cấp, giá cả và các điều kiện khác tối ƣu nhất. Với
nhà thầu thực chất đây là một hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Trong đấu thầu mua sắm hàng hoá bao còn gồm các hình thức sau:
- Chào hàng cạnh tranh : Hình thức này đƣợc áp dụng đối với mua sắm hàng
hoá có giá trị nhỏ hơn 2 tỷ VNĐ với yêu cầu kỹ thuật giản đơn và giá cả là yếu
tố quyết định để lựa chọn nhà thầu.
- Mua sắm trực tiếp : Hình thức này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp bổ sung
hợp đồng cũ đã thực xong dƣới 1 năm hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều
kiện chỉ định thầu có nhu cầu tăng thêm số lƣợng hàng hoá hoặc khối lƣợng
công việc mà trƣớc đó đã đƣợc tiến hành đấu thầu nhƣng phải bảo đảm không
đƣợc vƣợt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trƣớc đó.
4


- Tự thực hiện : hình thức này chỉ đƣợc áp dụng khi chỉ định thầu có đủ năng lực
để thực hiện có nghĩa là chủ đầu tƣ tự chỉ định mình.
- Mua sắm đặc biệt : Đây là hình thức đƣợc áp dụng đối với các ngành hết sực
đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu đƣợc.
* Đấu thầu tuyển chọn tư vấn:
Nội dung của gói thầu là hoạt động cung ứng các yêu cầu về kiến thức kinh
nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét quyết định kiểm tra
quy trình chuẩn bị vào thực hiện dự án, cụ thể nhƣ: lập báo cáo nghiên cứu khả
thi, thẩm định thiết kế lập ra dự toán, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá,
giám sát thi công xây dựng, lắp đặt trang thiết bị ….
* Đấu thầu tuyển chọn đối tác đầu tư:
Thƣc hiện đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tƣ trở lên cùng muốn tham gia dự án
hoặc Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu.
 Căn cứ vào cách thức mở thầu
Có thể chia đấu thầu thành ba loại:

* Đấu thầu một túi hồ sơ :
Là phƣơng thức mà nhà thầu nộp hồ sơ mời thầu trong một túi hồ sơ. Đề xuất về
tài chính và đề xuất kỹ thuật bỏ chung vào một túi hồ. Phƣơng thức này đƣợc áp
dụng cho đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
* Đấu thầu hai túi hồ sơ:
Là phƣơng thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất tài chính nằm
trong hai túi hồ sơ riêng biệt trong cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ
thuật sẽ đƣợc xem xét trƣớc để đánh giá. Phƣơng thức này chỉ đƣợc áp dụng đối
với đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn.
* Đấu thầu hai giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ để đề xuất về kỹ thuật và
phƣơng án tài chính ( Chƣa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ
5


thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để
nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ mời thầu chính thức của mình.
Giai đoạn 2 : Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn 1 nộp
hồ sơ mời thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã đƣợc bổ sung hoàn chỉnh
trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ
nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng cho các trƣờng hợp nhƣ : đấu thầu
mua sắm hoặc xây lắp có giá trị từ 500 tỷ trở lên; Các gói thầu mua sắm hàng
hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ
về kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp; dự án thực hiện chìa khoá
trao tay.
 Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu
* Đấu thầu mở rộng ( cạnh tranh rộng rãi )
Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lƣợng nhà thầu tham gia. Bên mời
thầu thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phƣơng

tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trƣớc khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Đây là hình thức chủ yếu đƣợc áp dụng trong đấu thầu.
* Đấu thầu cạnh tranh hạn chế:
Là hình thức hạn chế số lƣợng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu xác định trƣớc
danh sách các nhà thầu đƣợc tham gia và hồ sơ mời thầu chỉ đƣợc bán cho các
nhà thầu này mà thôi. Hình thức này chỉ đƣợc xem xét áp dụng khi có một trong
các điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của gói
thầu;
- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế;
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
* Đấu thầu canh tranh hạn chế đến mức tối đa hay còn gọi là chỉ định thầu:
6


Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thƣơng
thảo hợp đồng. Quy chế đấu thầu cuă Việt Nam có qui định những hình thức
sau đây đƣợc áp dụng
- Trƣờng hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, chủ dự án cần xác định
khối lƣợng và giá trị tạm tính, sau đó phải lập đầy đủ hồ sơ, dự toán đƣợc
trình duyệt theo quy định
- Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật quốc
phòng.
- Gói thầu có giá trị dƣới l tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, dƣới 500 triệu
đồng đối với tƣ vấn.
- Gói thầu có tính chất đặc biệt chẳng hạn cơ quan tài trợ yêu cầu, có kỹ thuật
và công nghệ phức tạp hoặc yêu cầu đột xuất.
- Phần vốn ngân sách dành cho dự án của các cơ quan hành chính sự nghiệp
để nghiên cứu quy hoặch phát triển nghành, quy hoặch chung xây dựng đô
thị và nông thôn.

- Gói thầu tƣ vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của dự ácn đầu
tƣ.
Trong trƣờng hợp chỉ định thầu cần phải xác định rõ 3 nội dung nhƣ lý do chỉ
định thầu, kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu đƣợc
đề nghị phê duyệt, và giá trị và khối lƣợng đã đƣợc ngƣời có quyền phê duyệt
làm căn cứ cho chỉ định thầu.
1.4 Các qui trình đấu tiêu biểu trên thế giới
Trên cơ sở đƣợc chủ dự án sẽ tiến hành triển khai thực hiện cho từng gói thầu theo
hình lựa chọn các nhà thầu xác định. Quy trình đấu thầu gồm bẩy giai đoạn, hiện tại

WB, ADB và Việt Nam đều áp dụng quy trình này. Có thể mô tả khái quát
những công việc mà nhà thầu và Bên mời thầu phải thực hiện trong suốt quá
trình thực hiện công tác đấu thầu thông qua sơ đồ sau:

7


Trình tự đấu thầu cho một gói thầu
Lập hồ sơ mời thầu
Chuẩn
bị đấu thầu
Chuaaa

Thông báo mời thầu
Sơ tuyển

Phát hành HSMT
Tổ chức đấu thầu

Lập tổ chuyên gia xét thầu

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
chi tiết

Đánh giá sơ bộ
Xét thầu

Đánh giá chi tiết
Báo cáo kết quả đánh giá

Tính pháp lý
Thẩm định và phê duyệt kết
quả đấu thầu

Quy trình
Kết quả đấu thầu (được và tồn tại)

Tên nhà thầu
Công bố kết quả đấu thầu

Giá trúng thầu
Loại hợp đồng

8


Chi tiết hoá
Hoàn thiện hợp đồng
Các xem xét khác

Ký hợp đồng


Việt Nam cũng áp dụng quy trình đấu thầu này, theo NĐ 88/CP và NĐ 14 CP
những bƣớc cụ thể nhƣ sau:
Bước 1 : Chuẩn bị đấu thầu
(1) Lập hồ sơ mời
thầu

* Căn cứ :
-

Báo cáo Nghiên cứu khả thi

-

Kế hoặch đấu thầu đƣợc duyệt

-

Dự toán

-

Các quy định có liên quan

* Nội dung :
-

Yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, rõ ràng, khách quan,
phù hợp với các căn cứ


-

Cơ cấu: Đầy đủ thông tin về mặt kỹ thuật, tài
chính, thƣơng mại, Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ
dự thầu và các nội dung khác cần thiết.

(2) Thông báo

-

Đấu thầu rộng rãi/sơ tuyển

mời thầu

-

Báo phổ thông hàng ngày, 3 kỳ liên tục

(3) Sơ tuyển

-

Phạm vi : Gói hàng hoá từ 300 tỷ đồng trở lên, gói
xây lắp từ 200 tỷ đồng trở lên

-

Các bƣớc sơ tuyển gồm : lập hồ sơ mời thầu, lập
tiêu chuẩn đánh giá, tiếp nhận và đánh giá hồ sơ
mời thầu, trình duyệt kết quả đấu thầu, thông báo

kết quả đấu thầu.
9


Bước 2 : Tổ chức đấu thầu
(1) Lập tổ

-

Thành phần tổ

chuyên gia

-

Tiêu chuẩn

-

Nhiệm vụ

Bên mời thầu đề xuất, ngƣời có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền chấp thuận, sau đó bên mời thầu ra quyết định thành lập.
(2) Phát hành

- Cung cấp miễn phí hồ sơ mời thầu hoặc bán hồ sơ mời thầu

hồ sơ mời thầu không quá 500,000 VNĐ
(3) Giải đáp


-

Thông qua hội nghị

thắc mắc

-

Trả lời bằng văn bản

(4) Xây dựng

-

Đối với tuyển chọn tƣ vấn : Thang điểm kỹ thuật và

tổ chức đấu

thang điểm tổng hợp là 100,1000 điểm

thầu chi tiết

-

Đối với hàng hoá và xây lắp : thang điểm kỹ thuật là
100,1000 điểm vâ cách xác định đánh giá

Bước 3 : Xét thầu
1. Tƣ vấn


* Đánh giá kỹ thuật : nhà thầu đáp ứng yêu cầu nếu đạt điểm tối
thiểu hơn 70%
* Đánh giá tổng hợp : điểm kỹ thuật và điểm tài chính
* Xếp hạng để thƣơng thảo hợp đồng với nhà thầu có điểm tổng
hợp cao nhất

2. Đối với

* Phƣơng pháp đánh giá : theo phƣơng pháp Giá đánh giá, 2

hàng hóa và

bƣớc:

xây lắp

-

Bƣớc 1 : kiểm tra chọn danh sách ngắn

-

Bƣớc 2 : Xác định giá đánh giá để xếp hạng

* Trao cho nhà thầu nếu :
-

Đáp ứng cơ bản yêu cầu hồ sơ mời thầu

-


Có giá đánh giá thấp nhất

Có giá dự thầu nhỏ hơn giá gói thầu đƣợc duyệt
3. Gói thầu

* Đánh giá kỹ thuật : Đạt/Không đạt

quy mô nhỏ

* Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi và sai lệnh thấp nhất.
10


Bước 4: Thẩm định và phê duyệt
1. Nội dung thẩm

-

Căn cứ pháp lý

định

-

Quy trình đấu thầu

-

Kết quả đấu thầu ( kinh nghiệm năng lực, khả

năng đáp ứng của nhà thầu, giá đề nghị trúng
thầu)
Thẩm định không phải là đánh giá lại Hồ sơ mời

-

thầu
2. Cơ quan và thời

-

Bộ KHĐT thẩm định ( tối đa là 30 ngày)

gian thẩm định

-

Đơn vị giúp việc liên quan ( Tối đa là 20 ngày)

-

Đối với gói thầu quy mô nhỏ ( tối đa là 7 ngày)

3. Phê duyệt

Ngƣời có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền.

Bước 5 : Công bố trúng thầu
(1) Điều kiện


-

Có quyết định của ngƣời có thẩm quyền hoặc cấp
có thẩm quyền.

(2) Nội dung

-

Có hay không có nhà thầu trúng thầu

-

Tên nhà thầu trúng thầu

-

Giá trúng thầu

-

Loại hợp đồng

Bước 6 . Hoàn thiện hợp đồng
(1) Thời gian
(2) Nội dung

Không quá 30 ngày kể từ khi có thông báo trúng thầu
-


Giải quyết các nội dung tồn tại

-

Chi tiết hoá các chi phí

-

Nghiên cứu sáng kiến, giải pháp tối ƣu do nhà
thầu đề xuất

(3) Nguyên tắc

-

Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời
thầu

-

Giá ký hợp đồng phải nhỏ hơn hoặc bằng giá
trúng thầu đã duyệt
11


(4) Gói thầu nhỏ

Không cần phƣơng thảo hoàn thiện

Bước 7. Ký hợp đồng

(1) Điều kiện

-

Sau khi thƣơng thảo hoàn thiện hợp đồng

-

Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu

-

Có bảo lãnh thực hiện hợp đồng( trƣớc ki ký hợp
đồng hoặc hợp đồng có hiệu lực)

(2) Hình thức

-

Công khai

-

Đại diện có thẩm quyền của bên mời thầu và nhà
thầu.

II. Đấu thầu một phƣơng thức mua sắm có hiệu quả
1/ Sự cần thiết áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hoá :
Các tổ chức doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nƣớc tiến hành mua sắm
chịu một trách nhiệm đặc biệt là đảm bảo không lãng phí vốn của công. Dù

vốn đó là vốn lƣu động bình thƣờng hay từ nguồn vốn do Ngân sách nhà
nƣớc cấp thì các cơ quan thực hiện mua sắm cũng phải sử dụng vào đó để
mua sắm đƣợc hàng hoá dịch vụ đúng nhƣ mục tiêu đã định; đúng thời điểm
cầm mua với một đồng vốn bỏ ra mua sắm.
2/ / Lợi ích của đấu thầu mua sắm hàng hoá :
 Đối với Nhà nước :
Thông qua đấu thầu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập
trung tránh đƣợc sự lãng phí không đáng có trong quá trình thực hiện dự án
do có sự móc ngoặc giữa bên A và bên B. Nguồn lực của nhà nƣớc do tiền
thuế của doanh nghiệp và nhân dân đóng. Do đó đối mọi chính phủ việc sử
dụng nguồn lực này hiệu quả tiết kiệm đúng mục đích là điều kiện tiên quyết
và một trong những biện pháp đó là thực hiện đấu thầu minh bạch công khai.
Hầu hết các nƣớc đề có qui định chi tiết về đấu thầu khi sử dụng nguồn tiền
công quĩ. Một số nƣớc nhƣ Mỹ, Anh, Sovenia v.v. còn có cơ quan mua sắm
12


quốc gia độc lập chịu trách nhiệm ban hành văn bản pháp qui về mua sắm
công và giám sát hoạt động mua sắm công của các cơ quan và doanh nghiệp
nhà nƣớc. Việc qui chế đấu thầu rõ ràng minh bạch cơ quan giám sát độc lập
là những yếu tố quan trọng trong việc giúp một số nƣớc đảm bảo tiết kiệm
trong việc mua sắm công.
Tại Việt Nam chúng ta có nhiều văn bản pháp qui thể chế hoá hoạt động
mua sắm công trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc. Hoạt động đấu
thầu cũng đã đƣợc sử dụng rộng rãi và bƣớc đầu có kết quả nhất định. Theo
báo cáo của Bộ KHĐT và Diễn đàn doanh Nghiệp ngày 28/3/2003 việc áp
dụng đấu thầu cạnh tranh rộng rãi bắt đầu từ năm 1996 đã cho thấy mức tiết
kiệm đáng kể vốn đầu tƣ công cộng. Năm 1999 đã tiết kiệm tới 14% so với
dự toán trƣớc thầu. Mỗi năm chúng ta mua sắm theo qui chế đấu thầu (từ các
nguồn vốn khoảng 3 tỷ USD) nghĩa là tiết kiệm ở khâu đấu thầu vào khoảng

trên dƣới 300 triệu USD /năm.
Đấu thầu còn mang lại cho Nhà nƣớc những đầu tƣ mới về công nghệ,
trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ thiết thực cho quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá. Đấu thầu minh bạch tạo điều kiện cho các nhà thầu cạnh
tranh lành mạnh và đƣa ra những phƣơng án công nghệ thiết bị các điều kiện
thƣơng mại và tài chính cạnh tranh nhất để chủ đầu tƣ lựa chọn. Qua đó chủ
đầu tƣ (trƣờng hợp mua sắm công chủ đầu tƣ chính là các cơ quan/doanh
nghiệp nhà nƣớc) có thể chọn đƣợc phƣơng án và điều kiện hợp lý nhất.
Tránh hiện tƣợng ép giá do các nhà thầu phải cạnh tranh để bán hàng, cung
cấp dịch vụ. Tại Việt Nam mặc dù còn có nhiều công trình còn có vấn đề,
nhƣng tác dụng của đấu thầu trong việc lựa chọn máy móc thiết bị phục vụ
cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc là không thể phủ nhận.
Công trình nhƣ nhà máy xi măng, đIửn, cầu đƣờng v.v… phần lớn là kết quả
đấu thầu quốc tế, đã đang và sẽ phát huy tác dụng to lớn đối với nền kinh tế
đất nƣớc.
* Đối với chủ đầu tư:
13


Việc áp dụng đấu thầu cạnh tranh công khai là phƣơng thức thích hợp
nhất để lựa chọn đƣợc nhà thầu có năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu của mình
về kỹ thuật, đảm bảo chất lƣợng và kế hoạch đặt ra, đồng thời cũng có đƣợc
giá thành và điều kiện tín dụng hợp lý nhất, tiết kiệm vốn đầu tƣ cơ bản,
thực hiện đúng tiến độ công trình. Đấu thầu cũng có thể chống tình trạng độc
quyền về giá cả của nhà thầu.
Nhƣ trình bày ở phần trên qua cạnh tranh đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tƣ
lựa chọn đƣợc phƣơng án công nghệ, tài chính và thƣơng mại phù hợp nhất
và tránh tình trạng ép giá. Tài liệu mời thầu do chủ đầu tƣ chuẩn bị là cơ sở
cho các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu thể hiện ý chí và nguyện vọng của
chủ đầu tƣ đối với yêu cầu thiết bị, công nghệ, tài chính và thƣơng mại. Qua

đấu thầu trình độ năng lực của các nhà thầu thể hiện rõ qua quá trình cạnh
tranh. Do đó có thể nói đấu thầu minh bạch giúp chủ đầu tƣ lựa chọn đƣợc
thiết bị, công nghệ, điều kiện thƣơng mại tín dụng phù hợp nhất. Tuy nhiên
việc này còn phụ thuộc vào chính bản thân chủ đầu tƣ và đội ngũ tƣ vấn giúp
việc có công tâm, đủ trình độ và khả năng để đánh giá các nhà thầu hay
không.
* Đối với nhà thầu:
Đấu thầu là hình thức bảo đảm công bằng và cơ hội tƣơng đối cho tất cả
các nhà cung cấp tiềm năng. Thông qua đấu thầu kích thích các nhà thầu
nâng cao trình độ, nâng cao chất lƣợng uy tín sản phẩm của mình trên thị
trƣờng. Sự cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu đã buộc các nhà thầu phải
vƣơn lên trong hoặt động kinh doanh của mình, phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ
thị trƣờng sao cho sản phẩm khi mình chào phải phù hợp với ngƣời mua về
mặt giá cả, tính năng sử dụng và điều kiện khí hậu thời tiết của nƣớc sở tại.
Cũng nhờ đó các nhà thầu phải luông đổi mới mình và phải tích luỹ nhiều
kinh nghiệm để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí để có thể cạnh
tranh đƣợc ở nhiều nƣớc trên thế giới. ở Việt Nam nói riêng nhờ có đấu thầu
mà các nhà thầu nhƣ TCT Xây Dựng Trƣờng Sơn, TCT xây dựng Hà Nội,
14


LILAMA, VINACONEX đều đã trƣởng thành và thƣờng xuyên có tên trong
danh sách trúng thầu kể cả các dự án lớn do WB, ADB hay JBIC tài trợ.
3/ Tính chất của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá :
3.1 Tính bình đẳng :
Tính bình đẳng đƣợc thể hiện ở chỗ mọi nhà thầu đều đƣợc đối xử một
cách công bằng để tạo đƣợc một môi trƣờng cạnh tranh hoàn hảo nhất. Mọi
nhà thầu đều đƣợc bên mời thầu cung cấp những thông tin liên quan một
cách đầy đủ nhất và giống nhất, họ đều chịu một cơ chế thẩm định và một
thang điểm thống nhất, mọi hình thức móc ngoặc, thiên vị đều vi phạm

nguyên tắc đấu thầu.
Chỉ khi nào đấu thầu thoả mãn tính bình đẳng thì nhà thầu mới có đƣợc
một môi trƣờng cạnh tranh thực sự và mới đem lại lợi ích thực sự cho chủ
đầu tƣ cũng nhƣ các nhà thầu.
3.2- Tính nhất quán :
Trong đấu thầu mọi quyết định đƣa ra đều không thể sửa đổi đƣợc sau khi đã
hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, các đề xuất của nhà thầu sẽ đƣợc niêm phong giữ
kín cho đến ngày mở thầu. Nộp thầu và mở thầu là những thời điểm quan
trọng rất dễ bị lạm dụng trong quá trình đấu thầu mua sắm. Do vậy những
vấn đề này phải đƣợc công khai và nhà thầu phải đƣợc mời hoặc đƣợc phép
tham dự buổi thầu.
Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ
một số nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu, đặc biệt là giá dự thầu.
3.3- Tính bảo mật :
Để đạt đƣợc sự cạnh tranh bình đẳng, tất cả các đề xuất về tài chính, về
kỹ thuật của nhà thầu đều đƣợc giữ bí mật tuyệt đối, không ai trong hội đồng
xét thầu đƣợc phép lấy hoặc sao chép hồ sơ dự thầu sau khi đã đến tay chủ
đầu tƣ…
3.4- Tính có thể tiếp cận được :
15


Bên mời thầu có tinh thần thiện chí, luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu
tiếp cận đƣợc tới hợp đồng. Cụ thể là : Bên mới thầu luôn sẵn sàng giải đáp
thắc mắc của nhà thầu một cách nhanh chóng đầy đủ bằng văn bản.
3.5- Tính hình thức :
Đấu thầu là một qui trình phải làm theo đúng mọi thủ tục và thông lệ có
tính qui luật cao mà bên mời thầu và nhà thầu phải tuân theo để đảm bảo
không có một sai phạm nào về hành chính, kỹ thuật ảnh hƣởng đến kết quả
đấu thầu.

3.6- Tính khách quan :
Để lựa chọn nhà thầu tối ƣu, ngoài giá cả, bên mời thầu cần phải xem
xét các yếu tố khác nhƣ tính năng kỹ thuật, phƣơng thức thanh toán, điều
kiện bảo hành ... Các tiêu chí đánh giá khách quan phải đƣợc vạch ra trong
tài liệu đấu thầu, nó cần đƣợc áp dụng một cách khách quan và thƣờng kèm
theo một thang điểm đƣợc lƣợng hoá.

4- Một số nguyên tắc của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá
Đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hoá nói riêng: Theo hiệp
hội quốc tế các kỹ sƣ tƣ vấn (FIDIC) tuân theo một số nguyên tắc sau :
4.1- Nguyên tắc cạnh tranh công khai với điều kiện ngang nhau :
Mỗi cuộc đấu thầu đều phải thực hiện với sự tham dự của một số nhà
thầu có đủ năng lực để tiến hành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện
đặt ra với các đơn vị trúng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang
bằng nhau nhất thiết không có sự phân biệt đối xử.
4.2- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ :
Các nhà thầu phải nhận đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết
và có hệ thống về qui mô, khối lƣợng qui cách, yêu cầu chất lƣợng công
trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện.
4.3- Nguyên tắc đánh công bằng :
16


Các hồ sơ dự thầu phải đƣợc đánh giá một cách không thiên vị theo
cùng một chuẩn mực và đƣợc đánh giá bởi hội đồng xét thầu có đủ tƣ cách
và năng lực. Lý do để đƣợc chọn hay bị loại phải đƣợc giải thích đầy đủ để
tránh sự ngờ vực.
Việc tuân thủ các nguyên tắc nói trên và nỗ lực nghiêm túc của mỗi bên
đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các
yêu cầu về chất lƣợng, tiến độ tài chính của dự án và do đó đảm bảo đƣợc

các lợi ích chính đáng cho cả bên mời thầu và nhà thầu góp phần tiết kiệm
các nguồn lực xã hội.
Bên cạnh những nguyên tắc do FIDIC quy định WB và ADB cũng có
một số nguyên tắc sau đây đối với dự án tài trợ của mình. Theo Ngân Hàng
Pháp triển Châu á (ADB) thì đấu thầu quốc tế phải : Có nguồn gốc rõ ràng,
đạt tính kinh tế và hiệu quả, các bên tham gai phải có cơ hội đầy đủ, công
bằng và bình đẳng.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì đấu thầu quốc tế phải có gói thầu
thích hợp, thông báo sớm không phân biệt đối xử, có thể tiếp cận đƣợc,
trung lập , đủ thủ tục, bí mật, kiên định, khác quan, không có đàm phán
trƣớc khi trao hợp đồng.

III. Những khó khăn tồn tại trong đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và với xu hƣớng hội
nhập và toàn cầu hoá hoạt động mua sắm quốc tế nói chung và đấu thầu
quốc tế nói riêng sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên một tồn tại lớn
nhất trong hoạt động đấu thầu quốc tế cần khắc phục đó là tệ tham nhũng
trong đấu thầu. Việc tham nhũng không chỉ xảy ra tại những nƣớc đang phát
triển mà ở cả những nƣớc phát triển với mức độ ngày càng tinh vi khó phát
hiện. Với hàng tỷ USD mua sắm hàng năm tệ tham nhũng gây thiệt hại to
lớn cho các công ty, chính phủ và ngƣời dân.

17


Tham nhũng có nhiều dạng khác nhau, dễ hình dung nhất là việc một
nhà thầu có thể chuyển tiền cho các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định
thắng thầu, bỏ tiền vào tài khoản bí mật tại nƣớc ngoài, tặng cổ phiếu công
ty hoặc cấp học bổng cho ngƣời thân quen v.v. Tuy nhiên việc thanh toán
trực tiếp giữa nhà thầu và chủ đầu tƣ chỉ là một trong nhiều hình thức tham

nhũng. Tham nhũng có thể xảy ra ngay trong giai đoạn ban đầu của quá trình
mua sắm nhƣ việc cố gắng đƣa tên công ty vào danh sách nhà thầu hạn chế,
hay khuyến khích chủ đầu tƣ đƣa ra điều kiện kỹ thuật để lựa chọn một nhà
thầu.
Việc tham nhũng không chỉ diễn ra giữa nhà thầu và chủ đầu tƣ mà
còn sảy ra giữa những nhà thầu với nhau qua việc câu kết và cùng nâng giá
thầu. Chủ đầu tƣ đôi khi không biết việc này. Các công ty có thể thoả thuận
trƣớc về việc chào giá của từng bên, ai sẽ thắng thầu và lợi nhuận sẽ đƣợc
chia ra sao. Khả năng này có thể xảy ra khi chỉ có một số ít công ty tham gia
dự thầu và họ biết trƣớc những công ty nào sẽ dự thầu.
Tham nhũng đặc biệt nguy hại trong đấu thầu vì toàn bộ chi phí đều
phải tính vào giá thầu. Trong trƣờng hợp câu kết giữa các nhà thầu chắc
chắn giá thầu sẽ bị nâng cao. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các nhà
thầu có nhiều cách để bù đắp chi phí nhƣ tính giá cao, sử dụng vật tƣ có chất
lƣợng thấp hơn hay giao hàng với model khác chi phí thấp hơn, hoặc cố
gắng thay đổi hợp đồng và phạm vi cung cấp để tăng giá. Tại Việt Nam
chúng ta có hiện tƣợng các nhà thầu bỏ giá với mức thấp dƣới chi phí để có
hợp đồng sau đó thay đổi điều kiện, phạm vi cung cấp để tăng giá.
Để khắc phục nạn tham nhũng trong đấu thầu quốc tế nhiều tổ chức quốc tế
(Nhƣ WB, ADB, v.v…) có qui định đấu thầu nghiêm ngặt nhằm đảm bảo
tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu. Vào năm 1993 Liên
hợp quốc UNCITRAL phê chuẩn Luật mẫu về mua sắm hàng hoá và Xây
dựng nhằm giúp các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển và đang
chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, đánh giá và hoàn thiện các qui định về
18


mua sắm của mình. Luật mẫu của UNCITRAL tƣơng tự nhƣ qui định của
các tổ chức đa phƣơng khác gồm những nguyên tắc cơ bản của đấu thầu, các
qui trình về hành chính và tƣ pháp ra các quyết định về đấu thầu. Đây là

bƣớc tiến đầu tiên để xây dựng các qui chế và qui trình đấu thầu quốc tế
thống nhất. Vào năm 1994, một phần thoả thuận về thuế quan và mậu dịch
của GATT có bao gồm thoả thuận về mua sắm của chính phủ. Thoả thuận
này có hiệu lực vào năm 1996 đối với các nƣớc tham gia ký kết và thƣờng
đƣợc gọi là qui chế mua sắm của WTO.
Để khắc phục nạn tham nhũng trong đấu thầu quốc tế, OECD khuyên khích
các nƣớc áp dụng Luật chống tham nhũng qui định việc hối lộ các quan chức
chính phủ trong hay ngoài nƣớc đều là tội phạm hình sự và bị trừng trị
nghiêm minh. Tuy nhiên, việc chống tham nhũng trong đấu thầu không chỉ
cần có các qui định mua sắm tốt mà cần sự phối hợp giữa các bên, cần có cơ
chế giám sát và kiểm toán hiệu quả, một hệ thống toà án trung thực. Các cán
bộ mua sắm cần đƣợc đào tạo, trả thù lao tƣơng xứng và không bị ảnh hƣởng
từ các thế lực chính trị. Ngoài việc hoàn thiện về luật pháp, cải cách hành
chính và tƣ pháp, một xu hƣớng chung trên thế giới để giảm tham nhũng
trong mua sắm là việc đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động đấu
thầu, tạo điều kiện thực sự để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

19


Chương II
Thực tế tổ chức và quản lý hoặt động đấu thầu
quốc tế tại Việt Nam

I-

Vai trò đấu thầu quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam
Là một nƣớc đang phát triển đang tiến hành công cuộc hiện đại và công

nghiệp, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu rất lớn máy móc thiết bị và công nghệ

của nƣớc ngoài, các dịch vụ tƣ vấn và nguồn tài chính ngoài nƣớc. Chiến lƣợc
phát triển của Việt Nam nêu rõ Việt Nam tận dụng tối đa nguồn lực ngoài
nƣớc cho phát triển. Đấu thầu quốc tế có thể là một cách để Việt Nam có thể
lựa chọn cho mình những máy móc thiết bị, công nghệ, dịch vụ tƣ vấn phù hợp
với chi phí hợp lý qua sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam khi khu vực nhà nƣớc chiếm tỷ trọng rất lớn
trong nền kinh tế quốc dân và trong những ngành kinh tế trọng điểm, thì vai
trò của đấu thầu quốc tế là đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lực
của quốc gia đƣợc sử dụng hiệu quả, minh bạch. Việc này không chỉ giúp hạn
chế tham nhũng và lãng phí mà còn tạo cơ hội cho các nhà thầu cạnh tranh
thực sự lành mạnh và bình đẳng, từ đó giúp chủ đầu tƣ có cơ hội chọn đƣợc
nhà thầu phù hợp nhất với chi phí hợp lý nhất.
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, các quan hệ kinh tế ngày càng mật
thiết và cùng với nó là những cam kết đa và song phƣơng ràng buộc quan hệ
thƣơng mại, kinh tế và đầu tƣ giữa các thành viên. Đời sống kinh tế quốc tế
đƣợc thực hiện theo nguyên tắc quốc tế. Một trong những nguyên tắc đó là đấu
thầu chính phủ phải minh bạch. Nguyên tắc này đã đƣợc WTO nghiên cứu
triển khai áp dụng đối với các nƣớc thành viên từ năm 1996 1. Khi Việt Nam
tham gia vào các tổ chức quốc tế nhƣ WTO, minh bạch về chính sách nói
chung và đấu thầu chính phủ nói riêng sẽ là một điều kiện để Việt Nam có thể
gia nhập WTO.

20


Ngoài ra, đấu thầu theo tiêu chuẩn quốc tế là một điều kiện tiên quyết để
Việt Nam có thể tận dụng đƣợc nguồn lực tài chính của các tổ chức tài trợ. Các
nhà tài trợ đa phƣơng nhƣ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á,
cũng nhƣ song phƣơng đều yêu cầu việc sử dụng nguồn lực tài chính của họ
theo nguyên tắc mua sắm riêng theo tiêu chuẩn đấu thầu quốc tế. Việt Nam chỉ

có thể sử dụng nguồn lực quan trọng này nếu công tác đấu thầu quốc tế trong
những dự án liên quan phải phù hợp với qui định của nhà tài trợ.
Thực tế Việt Nam đã sử dụng đấu thầu trong hầu hết những ngành kinh
tế trọng điểm nhƣ điện, dầu khí, hàng không, xây dựng v.v… Đấu thầu đƣợc
sử dụng cho nhiều mục đích từ chọn nhà thầu, cung cấp thiết bị và xây dựng,
chọn tƣ vấn, chọn nhà cung cấp tài chính, chọn đối tác đầu tƣ cho dự án BOT
quan trọng. Đấu thầu quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng đất nƣớc qua các công
trình lớn nhà máy điện, nhà máy xi măng v.v… những công trình này đã đang
và sẽ phát huy tác dụng đối với nền kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh đó ta thấy
nhiều vụ việc đấu thầu không minh bạch đã đƣợc báo chí nên ra nhƣ vụ kiện
về chọn nhà thầu cho sân vận động quốc gia, một số công trình chậm so với
tiến độ dẫn đến lãng phí v.v… Tóm lại, đấu thầu quốc tế có vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và tận dụng nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế đất
nƣớc. Đồng thời đấu thầu minh bạch, công bằng giúp Việt Nam sử hiệu quả
nguồn lực hạn hẹp của quốc gia và hội nhập quốc tế. Công tác đấu thầu bƣớc
đầu đã phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế đất nƣớc, tuy nhiên đây là một
lĩnh vực chúng ta còn có rất nhiều điểm cần hoàn thiện.
II - Hoặt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam trong những năm qua
1- Sự phát triển và những thành tựu đạt được trong đấu thầu quốc tế
tại Việt Nam
1.1- Một hệ thống văn bản pháp lý về công tác đấu thầu đã hình thành.
Việt Nam đã ban hành những quy chế riêng về quản lý xây dựng cơ bản
và chi tiêu thƣờng xuyên. Bắt nguồn từ quy chế do một bộ ban hành ( Bộ xây
21


dựng) quy định thực hiện cho 1 lĩnh vực ( xây lắp) vào năm 1990, đến nay quy
chế đấu thầu do Chính phủ ban hành và bao trùm 3 lĩnh vực không chỉ xây lắp
mà còn cả cung cấp hàng hoá và tuyển chọn tƣ vấn.

Một số nội dung tích cực của quy chế đấu thầu hiện hành là:
 Đối tƣợng áp dụng : qui chế đấu thầu đã đƣợc áp dụng rộng rãi đối với
các dự án đầu tƣ mà quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng quy định phải
thực hiện đấu thầu. Các dự án mà tổ chức kinh tế nhà nƣớc tham gia tƣ
30% trở lên, các dự án sử dụng nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế
hoặc của nƣớc ngoài thực hiện theo điều ƣớc ký kết giữa hai bên. Quy
định này còn áp dụng với với việc mua sắm đồ dùng, vật tƣ trang thiết bị
phƣơng tiện làm việc của cơ quan nhà nƣớc đoàn thể, doanh nghiệp nhà
nƣớc, lực lƣợng vũ trang.
 Hình thức lựa chọn nhà thầu phong phú : gồm 7 hình thức cụ thể là Đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh,
mua sắm trực tiếp, tự thực hiện và mua sắm đặc biệt
 Phƣơng thức đánh giá : ngoài sử dụng hệ thống điểm theo truyền thống,
đã bắt đầu sử dụng giá đánh giá trong đấu thầu xây lắp và hàng hoá. Đây
là phƣơng pháp có tính chất thuyết phục và phù hợp với quy định đấu
thầu trên thế giới.
 Quy định các mốc tối đa và tối thiểu đối với một số khâu chủ yếu thuộc
quá trình đấu thầu.
 Thực hiện việc phân cấp trong đấu thầu và cơ chế 2 bƣớc : Xét thầu và
thẩm định kết quả thầu.
 Các mục tiêu : Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
1.3- Nâng cao năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu của các nhà thầu
trong nước
Sự cạnh tranh trong đấu thầu đã buộc các nhà thầu trong nƣớc phải tự
vƣơn lên. Vào những năm 1995, 1996 trong các cuộc đấu thầu quốc tế (thuộc
22


lĩnh vực xây lắp) các nhà thầu trong nƣớc thƣờng tham gia với tƣ cách là thành
viên trong một liên danh do một nhà thầu nƣớc ngoài đứng đầu hoặc luôn sẵn

sàng làm thầu phụ.
Vài năm gần đây tình hình thay đổi hẳn. Các nhà thầu trong nƣớc luôn
thắng thầu trong các cuộc đấu thầu quốc tế thuộc nguồn vốn của WB, ADB,
JBIC. Tên các nhà thầu nhƣ TCT Xây dựng Công trình giao thông (Cienco1,
4, 5, 6, 8) TCT Xây dựng Trƣờng Sơn, TCT xây dựng Hà Nội, VINACONEX,
LILAMA, LICOGI, Bạch Đằng… thƣờng xuyên có tên trong danh sách trúng
thầu.
1.3 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn (trong nước và tài trợ ODA) được nâng cao
Theo báo cáo của Bộ KHĐT và Diễn đàn doanh Nghiệp ngày 28/3/2003
việc áp dụng đấu thầu cạnh tranh rộng rãi bắt đầu từ năm 1996 đã cho thấy
mức tiết kiệm đáng kể vốn đầu tƣ công cộng. Năm 1999 đã tiết kiệm tới 14%
so với dự toán trƣớc thầu. Mỗi năm chúng ta mua sắm theo qui chế đấu thầu
(từ các nguồn vốn khoảng 3 tỷ USD) nghĩa là tiết kiệm ở khâu đấu thầu vào
khoảng trên dƣới 300 triệu USD /năm. Trong đó một tỷ lệ không nhỏ là từ
nguồn ODA mà nhờ đấu thầu mới giải ngân đƣợc. Mặc dù thời gian còn ngắn
và hiểu biết về đấu thầu cạnh tranh còn hạn chế nhƣng những kinh nghiệm đã
học đƣợc về thủ tục và quy trình mua sắm hiện đại đƣợc áp dụng rộng rãi
trong các dự án ODA. Mức giải ngân ODA tăng từ khoảng 40 triệu USD năm
1993 đến hơn 1,6 tỷ USD trong năm 2000. Các năm sau 2001, 2002 đều đạt
mức tiết kiệm bình quân khoảng 10% - 12% tức là khoảng từ 100 đến 300
triệu USD so với dự toán chính thức trƣớc khi đấu thầu.
Nhà thầu đƣợc lựa chọn qua đấu thầu, đƣợc đánh giá qua yêu cầu về
năng lực, kinh nghiệm, các yêu cầu cụ thể của hồ sơ mời thầu và dựa trên cơ
sở tiêu chí đánh giá nên đảm bảo năng lực thực hiện dự án. Thêm vào đó hợp
đồng đƣợc ký giữa hai bên đã tránh đƣợc phát sinh tuỳ ý, công trình hoàn
thành đúng tiến độ do trách nhiệm của hai bên đƣợc xác định rõ ràng. Có thể
thấy minh hoạ một số công trình qua đấu thầu đƣợc hoàn thành tốt : Cầu Mỹ
23



Thuận, Đƣờng 5, Đƣờng Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha
Trang, Các nhà máy điện Phú Mỹ 2-1, 2-1 mở rộng, Phú Mỹ 1.
1.4- Năng lực đấu thầu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, việc đấu thầu
được phân cấp và chuyên sâu
Khuôn khổ quản lý nguồn lực cho đấu thầu không ngừng phát triển tại
Việt Nam đã thừa nhận các chính sách và thông lệ đấu thầu mua sắm công tốt
là một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm quản lý tốt. Một số lớn cán bộ đã
tham dự những khoá đào tạo ngắn hạn về đấu thầu mua sắm, trong đó có nhiều
khoá đƣợc sự hỗ trợ tích cực của Bộ KHĐT, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng
phát triển Châu á. Nhờ những khoá đào tạo này và đặc biệt là những kinh
nghiệm quý báu mà các cán bộ đấu thầu các cấp và cộng đồng các nhà thầu
trong nƣớc có đƣợc thông qua hoặt động đấu thầu thực tế của họ trong các dự
án phát triển, năng lực đấu thầu của Việt Nam đƣợc tăng cƣờng đáng kể. Văn
phòng xét thầu của bộ KHĐT đã và đang là cơ quan đi đầu trong việc thúc đẩy
những cải cách này.
Việc phân cấp trong đấu thầu cũng ngày càng đƣợc chuyên sâu. Nhiều
nội dung thuộc quá trình đấu thầu đƣợc giao cho các bộ và địa phƣơng, hiện
tại Thủ tƣớng Chính phủ chỉ còn xem xét phê duyệt một số nội dung nhƣ :
-

Kế hoặch đấu thầu các dự án nhóm A gồm các ngành nhƣ công
nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, chế tạo máy, xi măng, luyện kim,
khai thác chế biến khoáng sản, giao thông.

-

Kết quả đấu thầu các gói có trị giá lớn thuộc nhóm A (từ 50 tỷ trở
lên).

-


Chỉ định các gói thầu thuộc dự án nhóm A có giá trị từ 1 tỷ trở lên.
Hội đồng xét thầu trƣớc đây đƣợc thay thế bằng chuyên gia đủ năng lực

để xét thầu. Thêm vào đó là báo chí thƣờng xuyên các thông tin liên quan tới
đấu thầu khiến công luận cũng rất quan tâm tới các quy định và tình hình thực
hiện, những tồn tại và phƣơng hƣớng khắc phục trong đấu thầu.
24


Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong công tác đấu thầu đã mang
lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam, hoặt động đấu thầu vấn còn
nhiều vấn đề cần giải quyết
2- Những khó khăn, tồn tại trong công tác đấu thầu quốc tế tại Viêt Nam.
2.1 Khuôn khổ pháp lý và điều hành
Thứ nhất ta cần xét đến là văn bản pháp luật hiện hành cho việc đấu thầu
quốc tế còn nhiều bất cập. Những thay đổi do Chính phủ thực hiện trong nỗ
lực hình thành một khuôn khổ pháp luật đấu thầu rất ấn tƣợng. Tuy nhiên một
điều rõ ràng là những nỗ lực này còn nhiều manh mún và phân tán. Kết quả là
hoặt động đấu thầu mua sắm công đƣợc hƣớng dẫn bởi nhiều văn bản pháp lý
chồng chéo nhau, gây ra nhiều lúng túng và lẫn lộn. Công việc soạn thảo và
ban hành Pháp lệnh đấu thầu mua sắm mới là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên
một điều chƣa rõ là liệu các công cụ pháp luật có các khoản liên quan hiện
hành có hết hiệu lực khi pháp lệnh đấu thầu đƣợc ban hành; hoặc các văn bản
và các điều khoản liên quan có đƣợc loại bỏ dần đi khi những văn bản hƣớng
dẫn mới và văn bản dƣới luật tƣơng ứng với pháp lệnh mới đƣợc ban hành.
Ngoài các văn bản pháp qui chính về đấu thầu, vì lý do lịch sử, Luật Thƣơng
mại năm 1997 cũng có một phần về đấu thầu. Nội dung này có vẻ dựa vào qui
chế đấu thầu 1996 (nghị định 43CP - đã đƣợc thay thế bằng nghị định
88/1999/NĐ- CP). Vì Luật Thƣơng mại cũng cũng qui định các phƣơng pháp

đấu thầu và thủ tục sơ tuyển, nên rõ ràng trùng lặp với dự thảo Pháp lệnh đấu
thầu. Thứ bậc về thẩm quyền Luật là trên pháp lệnh. Vì vậy có lẽ là những qui
định tại Luật Thƣơng mại sẽ không thể bị thay đổi bởi quy định của Pháp lệnh
mới.
Một văn bản pháp luật nữa có liên quan đến đấu thầu là quyết định
1037/2000/QD-BLDTBXH của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội ban hành
vào tháng 10 năm 2000 về lƣơng của tƣ vấn và ngƣời Việt Nam làm việc trong
các hợp đồng với doanh nghiệp nƣớc ngoài. Quyết định này không phù hợp
25


×