Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Cộng hòa liên bang đức với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu âu 2009 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.08 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

HÀ THANH TÙNG

CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VỚI
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
Ở CHÂU ÂU (2009 – 2015)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa
Lịch Sử, các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này .
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này em gặp rất nhiều khó
khăn và bỡ ngỡ. Nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên Nguyễn Thị
Nga em đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài “Cộng hòa
Liên bang Đức với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu (2009 – 2016)”.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, 25 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Hà Thanh Tùng



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Nguyễn Thị Nga cùng với sự cố gắng của bản thân. Trong quá trình nghiên
cứu em có tham khảo một số tài liệu của một số tác giả (đã nêu trong mục tài
liệu tham khảo).
Em xin cam đoan những kết quả trong khóa luận này là kết quả nghiên
cứu của bản thân không trùng lặp với bất kì kết quả nào khác.
Hà Nội, 25 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Hà Thanh Tùng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu ........................................... 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 3
5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 4
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 4
Chương 1: CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU (2009 –
2015) .............................................................................................................. 5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ............................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm nợ công ............................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm khủng hoảng nợ công .......................................................... 6
1.2. TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU ..................... 7
1.2.1. Nguyên nhân ........................................................................................ 7
1.2.2. Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu ...................................... 18

1.2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công đến các nước ở châu Âu ..... 20
1.3. GIẢI PHÁP THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG Ở MỘT SỐ NƯỚC
CHÂU ÂU ................................................................................................... 33
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 34
Chương 2: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT 35
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU (2009 – 2015) ............ 35
2.1. THÁI ĐỘ CỦA CHLB ĐỨC TRƯỚC CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ
CÔNG CỦA CHÂU ÂU .............................................................................. 35
2.1.1.Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tới nước Đức ....................... 35
2.2.HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN ĐỨC ................... 41
2.4. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM ......................................................................................... 53


KẾT LUẬN .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IMF

Qũy tiền tệ quốc tế

EURO

Đồng tiền chung châu Âu

USD

Đô la Mỹ


VND

Việt Nam Đồng

EU

Liên minh châu ÂU

Eurozone

Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu

ECB

Ngân hàng trung ương châu Âu

NXB

Nhà xuất bản

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời của đồng Euro là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự
thúc đẩy quá trình liên kết giữa các quốc gia châu Âuvề kinh tế chính trị, tiến
tới một cộng đồng châu Âu thống nhất về mọi mặt. Đồng tiền chung ra đời đã
khẳng định được vị thế của nó trong việc hoàn thiện thị trường chung châu
Âu, góp phần xóa bỏ những hàng rào phi thuế quan còn lại, tác động tích cực
đến kinh tế, tài chính, đầu tư của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, trong
suốt hơn một thập kỉ tồn tại, đồng tiền chung châu Âu cũng bộc lộ không ít
yếu kém và có nguy cơ sụp đổ và nguy cơ này có thể trở thành hiện thực khi
khủng hoảng nợ công đang lan ra. Nguyên nhân chính xuất phát từ các quốc
gia trong khối eurozone với tỉ lệ nợ công cao khiến cho các nước này đang
phải chống chọi với một cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng và có thể
vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Sự đổ vỡ của đồng tiền chung có thể không kéo
theo sự sụp đổ của EU nhưng cũng làm đảo lộn cán cân kinh tế chính trị và
môi trường hòa bình của các quốc gia châu Âuvà rất có thể một cuộc suy
thoái mới lại bắt đầu. Không những thế, sự sụp đổ của eurozone sẽ tạo ra một
cú sốc lớn cho nền kinh tế toàn thế giới bởi mức độ liên kết tài chính, ngân
hàng, đầu tư và thương mại ngày càng mạnh. Như vậy, nguy cơ sụp đổ đồng
tiền chung châu Âu xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng
trong khối eurozone sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Vậy những
biện pháp mà cộng đồng châu Âucũng như quốc tế đã thực hiện để cứu sống
đồng euro cũng như vực dậy nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng nợ
công là gì?. Những bài học mà Việt Nam rút ra được trong việc kiểm soát
khủng hoảng nợ sẽ như thế nào? Tại Việt Nam, nợ công đã đáp ứng được nhu
cầu bổ sung vốn và cân đối chi tiêu ngân sách nhà nước.Tình trạng nợ công
của Việt Nam vẫn đang nằm trong giới hạn cho phép tuy nhiên không thể chỉ
nhìn vào tỉ lệ nợ công so với GDP để đánh giá sự an toàn của nền kinh tế mà
1



quan trọng là đánh giá dựa trên sức khỏe của nền kinh tế. Trong những năm
trở lại đây, tỉ lệ nợ công liên tục tăng làm cho yêu cầu nâng cao chất lượng
quản lí nợ của Việt Nam cũng trở nên cấp thiết. Đứng trước những thách thức
đó, Việt Nam nên áp dụng chính sách và biện pháp gì để ngăn chặn ảnh
hưởng xấu của khủng hoảng nợ công châu Âu đến Việt Nam cũng như kiểm
soát khủng hoảng nợ công tại Việt Nam.
Trong cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra đã làm châu Âu khủng hoảng
trầm trọng.Đúng lúc này thì Đức với vai trò đầu tầu của châu Âu đã có những
chính sách nhằm vực dậy nền kinh toàn khối đưa các nước ở đây thoát khỏi
cảnh vỡ nợ.
Ở Việt Nam có rất nhiều để tài nghiên cứu về Khủng hoảng nợ công ở
châu Âu và được mổ sẻ rất kỹ lưỡng.Tuy nhiên lại chưa có đề tài nghiên cứu
cứu vềvai trò của Đức trong giải quyết nợ công ở châu Âu.Vì vậy, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Cộng Hòa Liên bang Đức với cuộc khủng hoảng nợ công ở
châu Âu (2009 – 2016) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu là đề tài được rất nhiều các nhà
nghiên cứu quan tâm bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và tác động đến nhiều nước
trên thế giới có thể kể tới:
Tác giả Đặng Hoàng Linh với tác phẩm“Khủng hoảng nợ công ở châu
Âu và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, do NXB Chính Trị Quốc Gia
xuất bản năm 2014 đã tập trung nghiên cứu ở khủng hoảng nợ công châu Âu
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Tác giả Hoàng Xuân Bình năm 2015 đã công bố công trình nghiên cứu
“Khủng hoảng nợ công: từ lý thuyết tới thực tiễn”, NXB Khoa Học và Kĩ
Thuật cho ta thấy rõ bản chất của nợ công và những tác động tích cực và tiêu
cực của nợ công.

2



Đặc biệt đó là việc triển khai đề tài cấp nhà nước kx 01.09/11-15
“Khủng hoảng nợ công ở một số nước Liên Minh châu Âu và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” do PGS.TS.Đinh Công Tuấn, Nguyên Tổng biên tập
Tạp chí nghiên cứu châu Âu làm chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát ở Italia và
Đức trong vòng 10 ngày. Chuyến đi này giúp cho chúng ta có cái nhìn chân
thật và sâu sắc về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài nghiên cứu, hay các luận văn của Học
viện ngoại giao đã được công bố. Đặc điểm chung của các công trình này là
tìm hiểu về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu nói chung, nhưng chưa đi
nghiên cứu về khủng hoảng nợ công ở Đức cũng như những đóng góp của
nước Đức để giải quyết cuộc khủng hoảng trong EU. Do vậy người viết muốn
bổ sung vào khoảng trống đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã diễn ra gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Trong cuộc khủng hoảng nổi lên vai trò của Đức trong việc giải quyết nợ
công của châu Âu.Chính vì vậy, nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng
hoảng và các chính sách của Đức trong giải quyết nợ công là đối tượng
nghiên cứu chính trong bài để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung vào khủng hoảng nợ công ở châu
Âu,đặc biệt là Đức.
Về thời gian: Đề tài lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu là từ khi
cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu bùng nổ ở châu Âu từ cuối năm 2009 cho
đến hết năm 2015.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu

3


Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã dựa trên nhiều nguồn tư liệu
khác nhau bao gồm các công trình sách, báo, luận văn được lưu trữ tại Thư
viện quốc gia Việt Nam, Viện nghiên cứu châu Âu, Học viện ngoại giao...
Ngoài ra còn một số bài viết trên các website uy tín.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử, người viết đã vận dụng nhiềuphương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để thực hiện đề tài nghiên cứu như:
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phân tích, so sánh, xử lí tài liệu.
5. Đóng góp của khóa luận
Về lí luận: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về tác động
của khủng hoảng nợ châu Âu. Qua đó cho thấy được bản chất của nợ công.
Về thực tiễn: Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu và những chính sách
của Đức đã để lại nhiều bài học quý giá cho các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp sẽ là nguồn tư liệu tham khảo
cho việc tìm hiểu về lịch sử thế giới hiện đại nói chung và lịch sử hiện đại
châu Âu nói riêng.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài được
cấu trúc làm 2 chương:
Chương 1: Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu (2009 – 2015)
Chương 2: Cộng hòa Liên bang Đức trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng
nợ công ởchâu Âu (2009 – 2015)

4



Chƣơng 1
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU
(2009 – 2015)
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm nợ công
Nợ công (public debt) là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên,
hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng “nợ công là khoản nợ mà
chính phủ phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó” [3;tr.36].
Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các
thuật ngữ như nợ Nhà nước (State debt) hay nợ Chính phủ (government
debt). Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia (national debt). Nợ
quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm 2 bộ phận là
nợ nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ
công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi. Nói cách khác, nợ công là
toàn bộ các khoản vay nợ của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa
phương tại một thời điểm nào đó. Nợ công phát sinh do các cấp chính quyền
chi tiêu (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư) nhiều hơn thu nên phải vay nợ
để bù đắp chênh lệch thu chi. Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của
thâm hụt ngân sách chính phủ và quy mô nợ công đúng bằng quy mô thâm
hụt ngân sách tích tụ lại qua thời gian. Về nguyên tắc, để bù đắp thâm hụt
ngân sách, các chính phủ phải đi vay trong và ngoài nước chứ không được
phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra lạm phát cao. Tuy nhiên, nợ công ở
một số nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam, còn do chính phủ vay
nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình (thường là các dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng) nên quy mô nợ công thậm chí còn cao hơn nữa. Nguồn để
trả nợ công là các khoản thu trong tương lai bao gồm cả thu ngân sách và thu
từ các dự án đầu tư bằng vốn vay (nếu có). Do rất nhiều chính phủ trên thế

5



giới có thâm hụt ngân sách, kể cả ngân sách chính phủ ở các nước công
nghiệp phát triển, nên vấn đề nợ công rất phổ biến trên toàn cầu và thực tếđã
diễn ra nhiều cuộc khủng hoảng nợ công khi chính phủ quốc gia nào đó không
thể trả nợ đúng hạn, cả nợ gốc và nợ lãi, nên phải tuyên bố phá sản quốc gia
hoặc cầu cứu sự trợ giúp quốc tế. Nói như thế để khẳng định một điều, nợ
công là vấn đề bình thường, tồn tại thường xuyên và lâu dài trong đời sống
hiện đại, còn vấn nợ công có trở thành vấn đề khủng khoảng nợ công hay
nghiêm trọng hơn là vỡ nợ công hay không lại là vấn đề khác, và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố.
1.1.2. Khái niệm khủng hoảng nợ công
Như vậy, xét trên bình diện lý thuyết cũng như thực tế cho thấy, đi vay và
nợ công là vấn đề bình thường để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi chính
phủ quốc gia. Điều đó có nghĩa là chẳng có nước nào không đi vay và không
bị mắc nợ, chỉ khác nhau ở chỗ vay ít hay vay nhiều, nợ ít hay nợ nhiều và
quản lý và sử dụng các khoản đi vay đó như thế nào mà thôi.
Thời gian qua các nước giàu đã vay nợ với tốc độ chóng mặt do suy thoái
kinh tế, các khoản chi tăng vùn vụt bởi các hoạt động giải cứu, hỗ trợ thất
nghiệp và những nỗ lực kích thích kinh tế. Theo thống kê của IMF mỗi giây
trôi qua, mỗi người dân trên thế giới lại phải gánh khoản nợ lớn hơn, và hiện
thế giới chúng ta đang nợ hơn 39 nghìn tỷ USD [3; tr.36]. Nhiều năm trở lại
đây, nợ công đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nền tài chính ở các quốc gia
phát triển và mới nổi, trong đó, nợ công tích tụ ngày càng lớn và tập trung chủ
yếu ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản ở ngưỡng trên 100 % GDP, thậm chí ở
Nhật Bản còn trên 200 %GDP [3; tr.36].
Các học giả kinh tế trên thế giới quan niệm, khủng hoảng tài chính thường
xuất phát từ 3 khu vực: khủng hoảng tiền tệ (tỷ giá hối đoái) như từng xảy ra
ở Thái Lan năm 1997, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ công.

6



Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được châm ngòi từ tín
dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ, hoành hành thế giới suốt 3 năm tưởng
chừng đã tạm yên, bước sang năm 2011 lại được châm thêm mồi lửa khủng
hoảng nợ công, từ đó bộc lộ những ảnh hưởng mang tầm vóc sâu rộng và
nguy hiểm đối với nền tài chính toàn cầu, đến nỗi nhiều ý kiến cho rằng, thế
giới sắp phải đón một “siêu bão” tài chính mới.
Như vậy, thực chất “khủng hoảng nợ công xuất phát từ vấn đề mất cân đối
giữ thu và chi ngân sách quốc gia” [3; tr.37]. Chi tiêu ngân sách tăng mạnh
và các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp so với nhu cầu chi khiến
cho ngân sách thâm hụt nặng nề. Thâm hụt ngân sách kéo dài khiến nợ công
gia tăng. Khủng hoảng nợ công xảy ra ở một số quốc gia là kết quả của các
điều kiện bất lợi về kinh tế như lãi xuất tăng cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu
giảm và những cú sốc trên thị trường thế giới.
1.2. TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU
1.2.1. Nguyên nhân
1.2.1.1.Thực trạng nợ công ở các nước châu Âu
Theo thống kê, cho đến cuối năm 2010 nợ công của các nước trên thế giới
lên đến 35.091 tỷ USD, lớn hơn tổng số tài sản của 7 nước giàu nhất thế giới
tạo ra năm 2008 [13; tr.70]. Điều đó chứng tỏ nợ công không còn là một vấn
đề bình thường nữa nếu không có giải pháp ngăn chặn sẽ bùng nổ khủng
hoảng nợ công.Hầu hết các nhà phân tích đều cảnh báo: không nên xem
thường khủng hoảng nợ công; Bởi nếu không được phòng ngừa và cứu trợ kịp
thời, sẽ nổ ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và lan truyền nguy hiểm tới chất
lượng tài sản hệ thống ngân hàng thương mại do phần lớn trái phiếu chính
phủ phát hành đều được nắm giữ.
Khủng hoảng nợ công đã bùng phát ở châu Âu bắt đầu từ Hy Lạp. Từ cuối
năm 2009 Hy Lạp đã rơi vào tình trạng nguy hiểm về tài chính công, với thâm
hụt ngân sách đạt mức 12,7% GDP, gấp hơn 4 lần giới hạn cho phép của một

7


quốc gia thuộc Khu vực đồng Euro. Mức thâm hụt này cùng với khoản nợ
công trị giá 300 tỉ Euro, chiếm 125% GDP, gấp hơn hai lần mức quy định của
EU , đã lên tới 134 % (tức 326 tỉ Euro) vào năm 2010 [13; tr.70], đã thực sự
cho thấy tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp. Nguy
hiểm hơn, nền kinh tế lớn tứ 27 thế giới này rất có thể biến thành kíp nổ của
toàn hệ thống tài chính, tiền tệ châu Âuvà thậm chí toàn cầu. Hầu hết các
chuyên gia đều có chung những nhận định, nếu Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ
nợ quốc gia, những nước khác như Bồ Đào Nha, Italia, Ireland, Tây Ban Nha
cũng sẽ cùng chung số phận, bởi vì tỷ lệ nợ của các nước này lần lượt là
75,2%, 115,5%,63,7% và 59,5%GDP, cao hơn mức quy định chung của EU
là 60% [13; 70].
Trước tình trạng nguy hiểm như vậy, để tránh bị vỡ nợ, chính phủ các
nước này đã cần đến sự giúp đỡ của EU và IMF. Trên thực tế,Ngân hàng
Trung ương châu Âu(ECB) và IMF đã cùng các nước thành viên Eurozone
đưa ra gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro (lần 1) và 158,6 tỉ Euro (lần 2) đối với
Hy Lạp;85 tỉ Euro đối với Ireland và 78 tỉ Euro đối với Bồ Đào Nha, (riêng
Tây Ban Nha đã không nhận gói cứu trợ) [13; tr.70]. Đổi lại các nước trên đều
buộc phải cam kết thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội khắc khổ, “thắt
lưng, buộc bụng”, cải tổ cơ cấu kinh tế tương ứng. Họ phải cam kết tiết giảm
chi tiêu ngân sách triệt để, bao gồm cắt giảm hưu trí, lương hưởng tại khu vực
công (không tăng lương tháng thứ 13, không thưởng cho công chức), hạn chế
nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ (như ban hành thêm một số sắc thuế mới đối
với các mặt hàng thuốc lá, rượu,xăng dầu và mỹ phẩm cao cấp nhập khẩu),
giảm bớt chi phí cho bảo hiểm xã hội, và thẳng tay với nạn tham nhũng và
lãng phí, phấn đấu sớm hạ thâm hụt ngân sách về mức quy định của EU.
Đồng thời , IMF cũng đã cùng với EU thuyết phục các ngân hàng tư nhân
chủ nợ xóa nợ cho các con nợ lớn, trước hết là Hy Lạp. Kết quả là ngày

12/3/2012, sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, chính phủ Hy Lạp tuyên bố
8


đạt được thỏa thuận hóa đổi nợ khổng lồ với giới đầu tư tư nhân.Theo đó, có
tới 85,8 % số nhà đầu tư tư nhân đồng ý xóa 50%, tức 142 tỉ Euro cho Hy
Lạp, tăng tỉ lệ vốn an toàn tối thiểu của các ngân hàng khu vực lên 9 % và
chuyển 177 tỉ Euro (tương đương 234 tỉ USD) [13; tr.71] tiền nợ đến hạn
thanh toán sang nợ dài hạn trong 30 năm tới. Ngoài các chủ nợ tư nhân , 69 %
các chủ nợ quốc tế cũng đồng ý sơ bộ về thỏa thuận “xóa và hoán đổi nợ” của
Hy Lạp. Trong khi đó, các ngân hàng và quỹ hưu trí cũng sẽ gánh chịu phần
thua lỗ lên tới 75 % từ các khoản đầu tư của mình ở các quốc gia hiện đang
gặp khó khăn tài chính này. Liền sau đó, ngày 15/3/2012, IMF cũng quyết
định cấp cho Hy Lạp khoản vay 28 tỉ Euro (36 tỉ USD ) trong vòng 4 năm, và
các nước láng giềng châu Âu của Hy Lạp chính thức trao cho nước này một
khoản cứu nguy mới , gói cứu trợ thứ 2 trong vòng 2 năm trị giá 130 tỉ Euro (
172 tỉ USD ). Để kịp thời giúp nước này thanh toán khoản vay 14,5 tỉ Euro
đến hạn vào ngày 20/3/2012, ngày 20/3, Hy Lạp đã nhận được khoản giải
ngân đầu tiên trị giá 7.5 tỉ Euro (9.9 tỉ USD) của gói cứu trợ mới trên, trong
đó 5,9 tỉ Euro từ các nước thuộc Eurozone và 1,6 tỉ Euro từ IMF [13; 71].
Quyết định quan trọng này của EU và IMF đã nhận được sự đánh giá tích cực
của dư luận quốc tế và phản ứng tích cực từ thị trường tài chính. Trước hết,
mối lo ngại Hy Lạp có thể bị vỡ nợ ngay trong 3 tháng đã bị lùi lại phía sau.
Trong khi các khoản cứu trợ bắt đầu được rót cho Hy Lạp, các cơ quan xếp
hạng tín nhiệm nợ của nước này, Standard & Poor „s ngày 15/3 đã đánh giá
độ tín nhiệm của số trái phiếu mới của Hy Lạp được phát hành sau thỏa thuận
hoán đổi nợ ở mức CCC. Trước đó, Fitch Ratings vào ngày 13/3 cũng đã nâng
mức tín nhiệm của Hy Lạp từ “vỡ nợ hạn chế” lên B, với triển vọng ổn định.
Đây là lần đầu tiên xếp hạng của Hy Lạp được nâng lên kể từ khi khủng
hoảng nợ bắt đầu từ cuối năm 2009 và cũng là lần đầu tiên Fitch nâng xếp

hạng của Hy Lạp từ cuối năm 2003. Fitch cho rằng thỏa thuận hoán đổi nợ đã
giúp Hy Lạp bớt đi mối lo về nợ nần cũng nhu giảm nguy cơ tái diễn những
9


khó khăn ngắn hạn trong thanh toán nợ. Cùng với đó , triển vọng kinh tế - tài
chính của Hy Lạp cũng được nhận định tương đối lạc quan. Sau khi thông qua
khoản hỗ trợ mới cho Hy Lạp IMF nhận định đất nước đang gánh trên vai
núi nợ lớn này sẽ thoát khỏi suy thoái vào 2014 . IMF dự báo kinh tế Hy Lạp
sẽ giảm 4,8% trong năm 2012 , không tăng trưởng trong năm 2013 và tăng 2
,5 % vào 2014. Thiết chế cho vay này cũng nhận định mức nợ của Hy Lạp sẽ
tăng từ 163% GDP vào năm 2013, song sau đó sẽ từng bước giảm xuống
116,5% GDP vào năm 2020, trong khi mục tiêu là 120 % GDP [13 tr.71]
Cùng với những tiến triển tại Hy Lạp, quốc gia có gánh nợ công “đáng sợ”
nhất khu vực Eurozone, những số liệu mới công bố về các nền kinh tế trong
khu vực, từ nền kinh tế đầu tàu là Đức đến quốc gia cũng có vấn đề nợ công
như Italia, hay các nước đã từng nhận cứu trợ là Ailen và Bồ Đào Nha đang
có những tiến triển và triển vọng nhất định, nguy cơ về cuộc khủng hoảng nợ
công ở châu Âu tạm thời lắng xuống. Tuy vậy, muốn có thể hiểu và khẳng
định được xem liệu khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và rộng hơn là Eurozone
chỉ là tạm lắng hay thực sự đã qua, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của
các khoản nợ công của các quốc gia đã hình thành như thế nào?
1.2.1.2. Nguyên nhân của nợ công châu Âu
Thứ nhất, việc gia nhập vào EU và Eurozone khiến cho các nước thành
viên phải từ bỏ chính sách tiền tệ riêng của mình.
Eurozone là từ để chỉ khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền
Euro.Điều kiện để trở thành thành viên của Eurozone là quốc gia đó phải là
thành viên của EU. Tuy nhiên, Eurozone là một ý tưởng rất táo bạo của các
chính khách Châu Âu nhằm thống nhất tiền tệ giữa các quốc gia EU. Ý tưởng
xuất phát từ tham vọng biến EU thành một siêu quốc gia với đồng tiền thống

nhất, chính sách chung và cơ quan tài phán chung. Một đồng tiền chung vừa
giúp cho việc buôn bán trong nội khối EU trở nên dễ dàng, vừa thủ tiêu lợi thế
cạnh tranh của các quốc gia duy trì tỷ giá hối đoái thấp cho đồng tiên của
10


mình, tạo nên công bằng cho việc xuất khẩu của các quốc gia EU… Dễ hiểu
khi ý tưởng này không được 100% các quốc gia EU tán thành. Bởi vì một bất
lợi trước mắt của việc gia nhập Eurozone đó là việc Ngân hàng trung ương
của quốc gia đó, nơi phát hành tiền tệ, trở nên mất quyền lực và biến thành
một cơ quan thực thi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu
Âu (ECB) đặt tại Frankfurt am Main, Đức. Trước sự không thống nhất này,
nhiều quốc gia đã sử dụng quyền opt out (đứng ngoài) để duy trì quyền thành
viên EU nhưng không trở thành thành viên của Eurozone. Như vậy, xuất hiện
hai dạng quốc gia trong EU:
Các quốc gia thuộc Eurozone: bao gồm các quốc gia đề xuất ý tưởng là
Pháp, Đức, Ý, Benelux và các quốc gia nhận thấy thương mại nội khối EU
quan trọng hơn tự chủ về chính sách tiền tệ. Có tất cả 17 trên 27 quốc gia
thuộc EU đã trở thành thành viên của Eurozone.
Các quốc gia đứng ngoài Eurozone: tôi mượn lời của anh Hassan là
một anh chủ tiệm Kebap người Iraq ở Kobenhavn nói về lý do tại sao Đan
Mạch lại chọn đứng ngoài Eurozone: “Các quốc gia trong EU không đồng
đều về xuất phát điểm thì đó là sự ngu xuẩn khi đặt đồng tiền nước mình
ngang giá với bọn họ. Để rồi phải nai lưng ra gánh cả một nền kinh tế châu
Âu như Đức và Pháp bây giờ.” Mười quốc gia EU hiện không sử dụng đồng
Euro bao gồm Anh (đồng pound), Thuỵ Điển (krona), Đan Mạch (krone),
Bulgaria (lev), Romania (leu), Hungary (forint), Cộng hoà Czech (koruna),
Latvia (lats), Lithuania (litas), và Balan (zloty). Croatia sắp gia nhập nên vẫn
sử dụng đồng tiền riêng là kuna.
Một vấn đề nữa khá lý thú và bắt đầu xuất hiện từ sau cuộc khủng

hoảng kinh tế toàn cầu đó là vấn đề ra khỏi Eurozone của Hy Lạp. Trong cơn
rối ren của cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã từng đề xuất được ra khỏi
Eurozone. Tuy nhiên, Hiệp ước Maastricht ghi rõ rằng các quốc gia khi đã
gia nhập Eurozone thì không thể chọn việc ra khỏi nó. Cách duy nhất để Hy
11


Lạp ra khỏi Eurozone đó là phải ra khỏi EU hoặc thuyết phục tất cả các quốc
gia còn lại bỏ phiếu sửa Hiệp ước Maastricht để cho phép Hy Lạp ra khỏi
Eurozone. Đề xuất của Hy Lạp tưởng như bất khả thi nhưng đủ để làm dấy
lên quan ngại của giới tài chính, ngân hàng châu Âu về những hệ quả pháp lý
liên quan đến các hợp đồng vay được quy đổi bằng Euro với Hy Lạp.
Thứ hai, các nước thành viên Eurozone có cơ hội tiếp cận các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng, nhưng sự yếu kém trong quản lý vốn vay
cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các nước này lâm vào
tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.
Gia nhập khu vực đồng tiền chung Euro năm 2001 là cơ hội lớn để các
quốc gia thành viên, trong đó có Hy Lạp, có thể tiếp cận với thị trường vốn
quốc tế. Đáng buồn thay , đây lại là một trong những nguyên nhân khiến các
quốc gia này làm vào cảnh “chúa chổm”.
Dễ dàng hút vốn đầu tư nước ngoài trong gần một thập kỷ qua, chính
phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỉ đô la. Số tiền này lẽ
ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu
hợp lý. Nhưng điều này không xảy ra, nhà chức trách dường như đã “ngủ
quên” trên núi tiền có được nhờ vay nợ. Nói đúng hơn, chính phủ Hy Lạp chỉ
biết chi tiêu (phần lớn cho cơ sở hạ tầng)chứ hầu như không quan tâm đến các
kế hoạch trả nợ. Một ví dụ dễ thấy nhất là công tác tổ chức Olimpic 2004 – kì
Thê vận hội hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử. Chi 12 tỉ
Euro ( cao hơn 10 tỉ so với dự kiến) nhưng không cho phép bất cứ một biển
hiệu quảng cáo nào được xuât hiện trên đường phố, chính phủ Hy Lạp đã

khiến ngân sách quốc gia năm 2004 thâm hụt 6,1%(so với GDP) trong khi
giới hạn mà khối EU cho phép là 3%. Không chỉ chi phí cơ sở hạ tầng, quỹ
lương của khối dịch vụ công ty Hy Lạp đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm
qua. Trong khi đó, nguồn thu không được cải thiện sau hàng loạt biện pháp
cắt giảm thuế để kích thích đầu tư. Những bất ổn nội tại của kinh tế Hy Lạp
12


thực sự biến thành cơn bạo bệnh khi cơn bão khủng hoảng kinh tế thế giới
2008 – 2009 tràn qua quốc gia Nam Âu này . Cuối tháng 9/2009 , chỉ vài tuần
trước khi bị đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4 /10/2009, chính quyền
của thủ tướng Costas Karamanlis cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 của
nước này ở mức 6 – 8 % so với GDP . Tình trạng quản lý và điều hành kém
nền kinh tế như vậy không chỉ là câu chuyện riêng của Hy Lạp mà chúng ta
có thể quan sát thấy ở nhiều nước châu Âu khác.
Thứ ba, do Eurozone sử dụng chính sách lãi suất thấp từ 0% - 0,25%
nên đã khuyến khích các nước vay nợ tràn lan, khó kiểm soát dẫn đến đầu tư
tràn lan, chi tiêu bừa bãi, gây nợ công cao.
Thứ tư, nền kinh tế các nước thành viên trong Eurozone tăng trưởng
chậm, sức cạnh tranh kém, năng suất lao động thấp, thất nghiệp cao, nền kinh
tế trì trệ, không phát triển.
Thứ năm, do rủi ro nợ công cao và các khoản vay nợ nước ngoài chiếm
tỷ trọng lớn, tỷ lệ nợ xấu lớn, vay nợ đầu tư tràn lan vào thị trường bất động
sản, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, vào chi tiêu công (an ninh
quốc phòng, đầu tư vào các công trình như sân bay, cầu cảng, đường xá, sân
vận động…).
Thứ sáu, mặc dù trình độ kinh tế của các nước trong EU và khu vực
đồng tiền chung Eurozone là rất khác nhau, nhưng các nước này vẫn phải đảm
bảo mục tiêu duy trì các dịch vụ công và chế độ an sinh xã hội ở mức khá cao.
Thứ bảy, Do bệnh thành tích năm 1996 để chuẩn bị cho việc ra mắt

đồng Euro, Hội đồng Châu Âuđã họp tại Dublin để thảo luận các vấn đề cân
thiết.EU đã kí Hiệp ước Maastricht quy định: Để tham gia Khu vực đồng
Euro, các nước thành viên phải tuân thủ hai điều kiện tài chính nghiêm ngặt:
một là duy trì mức thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức 3% GDP, hai là tổng
nợ công không vượt quá 60% GDP quốc gia. Mười một thành viên sáng lập
lúc bấy giờ vẫn ấn định giờ G là ngày 1/1/1999 cho việc ra mắt đồng Euro,
13


bất chấp việc chưa có quốc gia nào trong Khối lúc bấy giờ có thể đáp ứng các
tiêu chí trên. Thậm chí, lúc đó Bỉ còn có tổng nợ quốc gia lên 131%GDP , gấp
2,2 lần mức cho phép.
Thứ tám, thiếu sót cơ cấu của hiệp ước Maastricht, cuộc khủng hoảng nợ
công ở Khu vực đồng Euro và sự sụt giảm của đồng tiền này còn bộc lộ nhiều
thiếu sót mang tính cơ cấu của hệ thống đồng tiền chung châu Âu. Biện pháp
khắc phục đang nằm trong tay chính các thành viên của hệ thống đó.
Trong “thời bình”, việc duy trì cam kết giữ mức thâm hụt ngân sách
nhà nước ở mức 3% GDP và tổng nợ công không vượt quá 60% GDP, không
gặp khó khăn gì đặc biệt, nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh – tài chính kéo
dài nhu từ cuối năm 2008 đến nay, hầu hết các nước tham gia hệ thống đồng
Euro đã buộc phải “phá rào” trước cả hai điều khoản nói trên, do buộc phải
chi những khoản tiền khổng lồ để cứu nguy ngành ngân hàn , và qua đó cứu
nguy nền kinh tế. Đặc biệt đáng lo ngại là mức thâm hụt ngân sách của 4
nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ailen và Hy Lạp đã lên tới 9 – 14% vượt xa
quy định của hiệp ước Maastricht
Hy Lạp là mắt xích yếu trong sợi dây chuyền Eurozone. Trước khủng
hoảng, nước này có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong khối EU nhờ tâp trung
phát triển các ngành dịch vụ, ngân hàng, du lịch và địa ốc. Tuy nhiên, kinh tế
ngầm chiếm tới 30% GDP và sản xuất kém phát triển nên nước này luôn phải
nhập siêu. Khủng hoảng nổ ra, nợ công lên tới 115 % (gấp đôi so với quy

định của hiệp ước Maastricht) và thâm hụt ngân sách quốc gia lên tới 14 %
GDP (cao hơn quy định 3,5 lần)[8; tr.26]. Khả năng thanh toán nợ của chính
phủ Hy Lạp bị nghi ngờ, các nhà đầu tư vội vã rút vốn khỏi Hy Lạp và không
cho chính phủ nước này vay thêm tiền.
Mặc dù kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm 3% GDP của 16 nước thành viên
Khu vực đồng Euro, nhưng cũng đủ để đe dọa tính vững chắc của toàn Khối.
Người ta lo ngại hiệu ứng domino sẽ dẫn tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và
14


Ailen, nhất là khi không thấy hi vọng nhanh chóng đảo ngược thế cờ ở Hy
Lạp.Yếu kém thanh khoản của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ailen
làm lộ ra thiếu sót mang tính cơ cấu trong chính sách tiền tệ chung châu
Âuvới chủ trương một đồng Euro mạnh. Nếu các chính phủ cắt giảm chi tiêu
để trở về với Hiệp ước Maastricht thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm
tiêu tan những nỗ lực vực dậy nền kinh tế và làm tăng thất nghiệp, từ đó khởi
động quá trình giảm phát trên phạm vi toàn châu Âu. Còn nếu để các chính
phủ tự ý quyết định mức thâm hụt ngân sách và công nợ của họ thì Hiệp ước
Maastricht có nguy cơ tan vỡ.
Tóm lại , Hiệp ước Maastricht chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa cái
toàn thể và cái bộ phận. Chính sách tiền tệ chung của toàn Khối ngày càng tỏ
ra không phù hợp với những chính sách tài khóa phân tán của từng chính phủ
riêng biệt .Tốc độ hội nhập nhanh chóng về mặt kinh tế - tài chính của châu
lục đang bị sự chậm trễ của hội nhập chính trị - hành chính cản trở. Nói như tỉ
phú Soros, điểm yếu của Hiệp ước Maastricht là ở chỗ châu Âucó Ngân hàng
Trung ương chung, nhưng lại thiếu một Bộ Tài chính chung [8; tr.27].
Cuối cùng, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu từ năm 2008 tới năm 2009.
Vấn đề nợ công châu Âu chỉ nhận được sự quan tâm khá khiêm tốn.
Thay vào đó, sự chú ý được dồn vào những hành động của Ngân hàng Trung

ương châu Âu nhằm giải quyết cú sốc tài chính toàn cầu. Song song với các
ngân hàng trung ương chủ chốt khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt
giảm mạnh lãi suất ngắn hạn, cung cấp thanh khoản đồng Euro và thực hiện
những giao dịch trao đổi tiền tệ để giúp các ngân hàng châu Âu mở rộng quy
mô tiếp cận nguồn vốn bằng đồng Đô-la.
Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này lại tạo ra những tác
động bất đối xứng lên toàn khu vực đồng Euro. Dòng vốn qua lại biên giới
các nước đã cạn khô vào cuối năm 2008, với việc các nhà đầu tư mang tiền
15


trở về thị trường cố quốc và đánh giá lại mức độ chịu tác động từ thị trường
quốc tế của mình (Milesi-Ferretti và Tille 2011). Quá trình này đã ảnh hưởng
rất lớn đến những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào dòng vốn từ nước ngoài,
nhất là vốn được huy động trên các thị trường nợ ngắn hạn quốc tế. Bên trong
khối Euro, Ai-len là ví dụ điển hình nhất: Sự phụ thuộc quá lớn của hệ thống
ngân hàng Ai-len vào việc huy động vốn quốc tế ngắn hạn đã khiến chính phủ
nước này phải đưa ra gói bảo đảm nợ kéo dài 2 năm cho những ngân hàng
đang nợ nần vào cuối tháng 9 năm 2008 (Honohan 2010; Lane 2011).
Nhìn chung, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã dẫn đến việc
đánh giá lại giá cả tài sản và những kỳ vọng tăng trưởng, đặc biệt đối với
những nước có biểu hiện mất cân bằng vĩ mô. Ví dụ, Lane và Milesi-Ferretti
(2011) chỉ ra rằng thâm hụt cán cân vãng lai và tỉ lệ tăng trưởng của tín dụng
trong nước trước khủng hoảng có tương quan đáng kể tới quy mô suy giảm
tổng sản phẩm và chi tiêu từ năm 2007 đến năm 2009, trong khi Lane và
Milesi-Ferretti (sắp xuất bản) cũng cho thấy những thâm hụt cán cân vãng lai
“trên mức bình thường” suốt những năm 2005 đến 2008 có mối liên quan đối
với sự đảo chiều (reversal) mạnh mẽ của cán cân vãng lai và tiết kiệm chi tiêu
những năm 2008-2010. Sự chấm dứt cuộc bùng nổ tín dụng cũng rất phiền
toái đối với Ai-len và Tây Ban Nha, bởi ngành xây dựng của những nước này

đã tăng trưởng một cách quá nhanh. Sự suy giảm đột ngột của ngành xây
dựng là một cú sốc rất lớn đối với hoạt động kinh tế trong nước, trong khi đó,
những dự án bị bỏ dở và giá bất động sản giảm mạnh có thể dẫn đến những
khoản thua lỗ lớn cho những ngân hàng thực hiện số lượng lớn các khoản vay
thế chấp bằng bất động sản.
Tuy thế, thị trường nợ công khối Euro vẫn tương đối bình lặng trong
năm 2008 và gần như cả năm 2009. Suốt giai đoạn này, vấn đề quan tâm bậc
nhất là tính ổn định của hệ thống ngân hàng toàn bộ khu vực đồng tiền chung,
trong khi những rủi ro tài khóa của từng nước cụ thể không được chú trọng
16


bằng. Hơn nữa, tỉ lệ nợ công trước khủng hoảng tương đối thấp của Ai-len và
Tây Ban Nha đã phần nào đưa ra sự trấn an rằng những nước này có thể chịu
đựng được những chi phí tài khóa tiềm tàng nếu xảy ra khủng hoảng ngân
hàng ở quy mô trung bình. Nhu cầu đối với nợ công của các nước khối Euro
cũng bị đẩy lên cao bởi các ngân hàng vốn đánh giá trái phiếu chính phủ như
là vật thế chấp tín nhiệm cao cho những khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng
Trung ương châu Âu (Buiter và Sibert 2006).
Cuối năm 2009, khủng hoảng nợ công châu Âu bước vào một giai đoạn
mới. Cũng thời điểm này, một số nước châu Âu đã báo cáo mức tăng tỉ lệ
thâm hụt trên GDP cao hơn dự kiến. Ví dụ, thu ngân sách của Ai-len và Tây
Ban Nha đã giảm nhanh hơn rất nhiều so với GDP, bởi tính nhạy cảm cao của
ngân sách thu từ thuế đối với sự giảm sút của hoạt động xây dựng và giá cả tài
sản. Thêm vào đó, quy mô của cuộc suy thoái và sự tăng lên của các ước tính
thua lỗ ngành ngân hàng vì nợ xấu ở một số nước cũng đã có những ảnh
hưởng gián tiếp tiêu cực đến giá trị của trái phiếu chính phủ, vì các nhà đầu tư
cho rằng một ngành ngân hàng sa sút sẽ tạo ra những rủi ro tài chính (Mody
và Sandri 2012).
Tuy nhiên, tin tức gây chấn động nhất lại bắt nguồn từ Hy Lạp. Sau

cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 năm 2009, chính phủ mới tuyên bố con số
dự báo thâm hụt ngân sách đã được điều chỉnh là 12.7% của GDP – nhiều hơn
gấp đôi so với ước tính trước đây là 6.0%.2 Thêm vào đó, ngân sách các năm
trước của Hy Lạp cũng được điều chỉnh lại và cho thấy những khoản thâm hụt
đáng kể. Tiết lộ về sự vi phạm nghiêm trọng các quy định tài chính của khối
Euro trong trường hợp của Hy Lạp đã hình thành nên dòng quan điểm về yếu
tố chính trị nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, đổ lỗi nguyên nhân
chủ yếu của khủng hoảng chính là sự vô trách nhiệm trong sử dụng ngân sách
chính phủ của những quốc gia khu vực ngoại vi, mặc dù sự mất cân bằng về
nền tảng tài chính và vĩ mô là những yếu tố quan trọng hơn.
17


1.2.2. Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu
Thế giới bắt đầu run sợ với khủng hoảng nợ công tại châu Âu khi chính
phủ mới của Hy Lạp vào ngày 5/11/2009 công bố mức thâm hụt ngân sách
12,7%[3;39] GDP, gấp 4 lần mức cho phép của eurozone.
So sánh rủi ro nợ công các nƣớc
Quốc gia

nƣớc Nợ

Thâm hụt

Nợ

ngân sách Nợ/GDP

ngoài


2010(%G

tổng nợ)

2010

ngắn Tài khoản

(% hạn(%
GDP)

DP)

vãng
2010(%
GDP)

Hy Lạp

- 12,2

124,9

77,5

20,8

-10.0

Bồ Đào Nha


- 8,0

84,6

73,8

22,6

-9.9

Ireland

- 14,7

82,6

57,2

47,3

-1.7

Italy

- 5,3

116,7

49,0


5,7

-2,5

Tây Ban Nha

- 10,1

66,3

37,0

5,8

-6,0

Anh

- 12,9

80,3

22,1

3,3

-2,0

Mỹ


- 12,5

93,6

26,4

8.3

-2,6

Nguồn:Tapchitaichinh.vn
Hy Lạp là một trong những mắt xích tương đối yếu của khu vực đồng
tiền chung châu Âu. Tưởng chừng gia nhập EU sẽ là điều kiện giúp Hy Lạp
có thể vay với lãi suất thấp cùng với những khoản vay khổng lồ. Nhưng việc
này lại đem tới lạm phát, dẫn tới tình trạng leo thang của giá cả. Đi cùng với
đó, cuộc khủng hoảng năm 2008 càng khiến nền kinh tế của nước này thêm
nguy khốn. Để chấp nhận gói cứu trợ 110 tỷ euro của EU và IMF, chính phủ
Hy Lạp đã phải đưa ra một loạt các biện pháp hà khắc “Thắt lưng buộc bụng”:
khu vực công cắt giảm tối thiểu 1000 euro các khoản thưởng cuối năm, cắt
hoàn toàn cho những người có lương từ 3000 euro mỗi tháng, giảm 8% trợ
cấp, 3% chi tiêu công… cũng như phải tăng thuế VAT, thuế đánh vào các mặt

18

lai


hàng xa xỉ, các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng để tăng nguồn thu
cho ngân sách. Chính việc áp dụng những chính sách này đã làm dấy lên làn

sóng phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Ngày 5/5/2010, mọi hoạt động đã
hoàn toàn tê liệt vì đình công. Tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Mặt khác,
điều này còn ảnh hưởng tới sức mua của các hộ gia đình vì gánh nặng lại càng
đè nặng hơn lên vai người dân, điều này khiến cho Hy Lạp càng lâm vào tình
thế hiểm nghèo: sức mua giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng…
Cuộc khủng hoảng nợ này còn làm mất niềm tin của các nhà đầu
tư.Chưa hết, kế hoạch giải cứu Hy Lạp mờ mịt khiến các nhà đầu tư lo sợ, bán
ồ ạt trái phiểu chính phủ. Điều này sẽ khiến lãi suất cho những đợt phát hành
nợ sắp tới leo thang không ngừng. Và nếu Hy Lạp lại có thể tiếp tục vay được
vốn thì lãi phải trả là rất lớn. Gánh nặng nợ nần sẽ càng căng thẳng. Thực tế
này càng tác động tiêu cực vào niềm tin của thị trường cũng như sẽ khiến Hy
Lạp sa chân vào vòng xoáy nợ nần.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã kéo theo mối lo ngại về một
hiệu ứng khủng hoảng domino lan rộng khắp Châu Âu. Sau Hy Lạp, các nước
như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len và Ý là những nước phải đối mặt với
nguy cơ khủng hoảng nợ công. Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20%,
thâm hụt ngân sách trên 10% GDP; Bồ Đào Nha có thâm hụt ngân sách và
thâm hụt thương mại ở mức cao, tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, nợ công của Ý
chiếm 106,1% GDP (năm 2008). Thực tế đã cho thấy, sau Hy Lạp, Ai-len đã
phải cầu cứu sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu EU và Quỹ tiền tệ quốc tế
IMF để giải quyết khủng hoảng nợ của nước này.
Khủng hoảng lan rộng ở khắp các quốc gia thành viên Eurozone đã
khiến đồng Euro mất giá khá mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ. Sự mất giá của
đồng Euro khiến cho đồng tiền chung châu Âu trở thành tầm ngắm của các
quỹ đầu cơ, các ngân hàng và định chế tài chính muốn được sinh lời từ việc
bán khống. Bằng cách vay và ồ ạt bán khống đồng Euro, các đối tượng này
19



×