Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ổi đài loan tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.72 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

DƢƠNG THỊ THÙY LINH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ỔI ĐÀI LOAN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

DƢƠNG THỊ THÙY LINH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ỔI ĐÀI LOAN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: 43B - Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình học tập và
thực hành của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học và mong muốn của bản thân. Em đã được phân công
thực tập tại Trường ĐHNL – Thái Nguyên với đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống ổi Đài Loan tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban Chủ Nhiệm Khoa
Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dương Trung Dũng đã tạo điều kiện
cho em thực tập tại vườn ổi trong khu cây trồng cạn và cô giáo ThS. Vũ Thị
Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy
cô cùng các bạn đồng khóa đã giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình
thực tập.
Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài của em còn nhiều hạn chế và khó
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô và
các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Dƣơng Thị Thùy Linh


ii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích cây ăn quả ở Việt Nam từ năm 2008 – 2012................... 15
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh thái nguyên năm 2008 ................... 3
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây ổi Đài
Loan. ............................................................................................ 23
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian ra lộc thu .............. 25
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển lộc
thu ................................................................................................ 26
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian ra hoa ................... 28
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ đậu quả ........................ 28


iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tương quan giữa năng suất quả với chiều cao cây .................... 34
Biểu đồ 4.2. Tương quan giữa năng suất quả với đường kính gốc ................ 35
Biều đồ 4.3. Tương quan giữa năng suất quả với số lộc trên cây. ................. 35
Biểu đồ 4.4. Tương quan giữa năng suất quả với số quả trên cây ................. 36
Biểu đồ 4.5. Tương quan giữa năng suất quả với chiều cao quả ................... 37


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

CT

: Công thức

CAQ

: Cây ăn quả

CV% : Hệ số biến động
Đ/C

: Đối chứng

KLTB : Khối lượng trung bình
LSD05 : Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa tại mức ý nghĩa α = 0,05
NSTT : Năng suất thực thu
NS

: Năng suất

STT

: Số thứ tự

TN

: Thí nghiệm



v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 2
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.2. Nguồn gốc và phân loại của cây ổi .......................................................... 4
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố di truyền của ổi ................................................. 4
2.2.2. Phân loại ............................................................................................... 5
2.3. Đặc điểm thực vật học của cây ổi ............................................................ 9
2.3.1. Đặc điểm thực vật học .......................................................................... 9
2.3.2. Đặc điểm sinh thái của cây ổi ............................................................. 10
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 11
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ổi trên thế giới ............................... 11
2.4.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất trong nước ...................................... 13
2.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho ổi ................................................................. 16
2.5.2. Quy trình bón phân ............................................................................. 19
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20



vi

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .................................. 21
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 21
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 22
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 23
4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của ổi Đài Loan......... 23
4.1.1 Chiều cao cây ...................................................................................... 24
4.1.2. Đường kính gốc .................................................................................. 24
4.1.3. Đường kính tán ................................................................................... 24
4.1.4. Sinh trưởng lộc ................................................................................... 25
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến giai đoạn phát triển
của cây ổi Đài Loan ...................................................................................... 27
4.3. Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................. 29
4.4.Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu chất lượng quả ...... 31
4.5. Tương quan một số đặc trưng đặc tính liên quan đến sinh trưởng với
năng suất quả. ............................................................................................... 32
4.5.1. Tương quan giữa năng suất quả với chiều cao cây .............................. 33
4.5.3.Tương quan giữa năng suất quả với số lộc ........................................... 35
4.5.4. Tương quan giữa năng suất quả với số quả trên cây. ........................... 36
4.5.5. Tương quan giữa năng suất quả với chiều cao quả .............................. 37
4.6.6. Tương quan giữa năng suất quả với đường kính quả ........................... 38
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 1
PHỤ LỤC...................................................................................................... 3


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ổi (Pisidium guajava L.) là một loại cây ăn quả rất quen thuộc với
người dân Việt Nam. Ổi được nhiều người ưu chuộng vì không những có giá
trị kinh tế cao, mà còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Theo Vũ Công Hậu
(1996), trong thành phần dinh dưỡng của ổi có chứa tới 50 calo/100g, cao hơn
dưa hấu, đu đủ; hàm lượng protein là 0,7 - 1,9 g/100g; lipit 0,26 - 0,6 g/100g;
vitamin C nhiều gấp 5, 6 lần của cam, ngoài ra còn có vitamin B1, B3,
vitamin A, muối khoáng, Fe, K, P, S, Ca ...[8]. Ngoài dùng ăn tươi, ổi còn
được chế biến thành rất nhiều sản phẩm có giá trị như làm nước ép, mứt ổi,
bánh kẹo... Đặc biệt ổi có tác dụng rất tốt trong việc chữa các bệnh về tim
mạch, đường ruột cũng như có tác dụng chống ung thư.
Trước đây, ở nước ta ổi thường mọc hoang hoặc trồng vườn nhà để lấy
quả ăn. Ngày nay, do nhận thấy giá trị của cây ổi mang lại nên nó được trồng
nhiều và phổ biến hơn ở hầu khắp các vùng trong trong cả nước. Ở các tỉnh
phía bắc, cây ổi đã đem lại thu nhập không nhỏ cho cho người sản xuất tại
một số vùng như Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, phần lớn là các giống ổi địa
phương như: ổi Đào, ổi Mỡ, ổi Đông Dư, ổi Bo, ổi Trắng…tuy nhiên các
giống ổi địa phương đều là giống nhiều hạt, chất lượng quả không cao.
Để giống ổi có được năng suất cao, chất lượng tốt ngoài chất lượng
giống còn chú ý các biện pháp kỹ thuật thâm canh ổi, đặc biệt dinh dưỡng
phân bón. Hiện nay đa số người dân trồng ổi sử dụng phân bón không theo
quy trình cụ thể và không riêng cho từng giống. Chủng loại phân bón cũng
như liều lượng phân bón khác nhau tùy theo từng địa phương và từng nông
hộ. Các biện pháp kỹ thuật bón phân chỉ áp dụng với các giống có diện tích
sản suất lớn còn trồng nhỏ lẻ tại các hộ gia đình hầu như không bón hoặc bón



2

phân theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu gây lãng phí mà hiệu quả
đạt được không cao. Chính vì vậy nhằm góp phần giúp người dân có được
công thức bón phân hợp lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và chất
lượng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp
phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ổi Đài Loan
tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và
năng suất của giống ổi từ đó đưa ra mức phân bón phù hợp với điều kiện canh
tác tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ổi qua các
công thức bón phân.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất từ đó
đưa ra công thức bón phân phù hợp nhất, áp dụng vào sản xuất.
- Theo dõi các đặc trưng, đặc tính có liên quan đến sinh trưởng, các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất từ đó phân tích tương quan giữa các yếu
tố đó với năng suất quả để chọn ra các chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động lên cây ổi.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử
dụng các loại phân bón thích hợp cho cây ổi trên địa bàn Thái Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tài liệu cho công tác nghiên
cứu khoa học của sinh viên, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về cây
ổi tại Trường.



3

1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết luận của đề tài là cơ sở quan trọng để trọn được tổ hợp phân bón
hợp lý, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng trọt cho giống ổi Đài
Loan, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất cho
người dân.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Trong những năm gần đây các ngành chế bến và xuất nhập khẩu trái cây
phát triển mạnh, nó đã trở thành ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam. Phong trào kinh tế làm vườn đồi đang được chú trọng và ngày
càng phát triển, đặc biệt là cây ổi với diện tích, năng suất, sản lượng tăng liên
tục trong thời gian qua.
Có nhiều yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng như giống, đất đai,
chăm sóc, tỉa cành...trong đó phân bón cũng là một yếu tố quan trọng, nó có
tác động mạnh đến đến diện tích cũng như thu nhập của người nông dân. Mỗi
vùng với điều kiện sinh thái, đất đai, kinh tế xã hội khác nhau thì việc bón
phân cho ổi như thế nào mang lại hiệu quả kinh tế cao là điều mà các nhà
khoa học và người nông dân rất quan tâm. Để giống cho năng suất cao, chất
lượng tốt, có khả năng chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì cần phải có
quy trình bón phân hợp lý.
Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất của giống ổi Đài Loan là cơ sở quan trọng trong việc xây

dựng quy trình bón phân chuẩn cho ổi tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nguồn gốc và phân loại của cây ổi
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố di truyền của ổi
Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava. Theo Morton, J. 1987
(Brazilian Guava), hầu hết các loại ổi trồng đều phân bố khá rộng, loài P.
guineense được tìm thấy từ phía bắc Argentina và Pêru tới phía Nam Mexicô.
Ở Argatala, Ấn Độ cây ổi mọc nhiều và được coi như một loài cây dại [12].
Theo tác giả Vũ Công Hậu (1990), cây ổi là cây ăn quả nhiệt đới có
nguồn gốc ở châu Mỹ và được tập trung chủ yếu ở Brazil hoặc đảo Anti [3].


5

Cây ổi hiện đã thích nghi được và trồng phổ biến ở tất cả các xứ nóng.
Hơn nữa nó đã là cây nửa dại, ở một số nơi nó là một thứ cây dại cần phải phá
bỏ. Không chỉ các nước nhiệt đới mà cả các vùng á nhiệt đới ví dụ các nước
xung quanh biển địa Trung Hải, phía Nam nước Pháp, Florida, California của
Mỹ đều đã trồng khá phổ biến.
2.2.2. Phân loại
Cây ổi (Psidium guajava L.) giới (regnum): Plantae; bộ (ordo):
Myrtales; thuộc họ Myrtaceae; chi (genus): Psidium; loài (species): P.guajava
Tên gọi khác: Phan thạch lựu (vị thuốc), kê thỉ quả (vị thuốc)
Tên tiếng Anh: Apple guava, Common guava.
Tên tiếng Pháp: Goyavier.
Tên khoa học: Psidium guajava L.
Tên đồng nghĩa: Psidum guajava var pyriferum L.
Psidum guajava var pomiferum L.
Các loài tương cận:
Ổi dâu tây (P. littorale var. cattleianum) ở Hawaii
Ổi chanh (Psidium littorale var. littorale) ở Hawaii

Ổ tím (Psidium rufum)
Phân loại khoa học (Scientific classification)
- Theo hệ thống APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) (2003) bộ sim
hay bộ đào kim nương (Myrtales) chứa 11 họ với 380 chi và trên 11.000 loài.
- Hệ thống APG III công bố tháng 10 năm 2009 công nhận bộ này có 11 họ.
- Họ sim (Myrtaceae) bao gồm khoảng 140 giống và 3000 loài hoặc
hơn. Chúng có nguồn gốc từ khắp các vùng từ nhiệt đới, cận nhiệt đới tới
vùng ôn đới như Australia. Họ sim chia thành hai họ phụ là Leptospermoidea
với dạng quả nang và Myrtoideae với dạng quả hạch hay quả mọng.


6

2.2.3. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của cây ổi
2.2.3.1. Thành phần dinh dưỡng và hóa học
Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin,
leucocyanidin và avicularin; lá còn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín
chứa nhiều Vitamin C và các polisaccarit như fructoza, xyloza, glucoza,
rhamnoza, galactoza… Rễ có chứa axit arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các axit
hữu cơ.
Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam
protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin
(vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao
trong quả ổi hơn ñáng kể so với trong cam. Quả ổi cũng giàu pectin.
Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3%
lipit, 15 % cacbohydrat, 0,3% axit hữu cơ, 0,5% tro, 0,03 mg% vitamin B1,
0,03 mg% vitamin B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 - 60 mg% vitamin C. Các loại
đường trong quả ổi gồm 58,9% fructoza, 35,7% glucoza, 5,3% saccaroza. Các
axit hữu cơ chính là axit citric và axit malic.
Trong lá ổi có chứa 10 phần trăm tanin cùng các thành phần tương tự

và 0,3% tinh dầu (chủ yếu là caryophyllene, β-bisabolene ngoài ra có
aromadendrene, β-selinene, nerolidiol, oxit caryophyllene) và có thể có tecpen
(axit oleanolic, axit ursolic). Vỏ cây chứa 25-30% tanin. Quả ổi giàu chất xơ,
vitamin A và C, axit folic và các khoáng chất dinh dưỡng, kali, đồng và
mangan. Có ít calo hồ sơ cá nhân của chất dinh dưỡng cần thiết, quả cây ổi (P.
guajava ) chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam.
2.2.3.1. Công dụng của cây ổi
Theo lương y Đinh Công Bảy, ổi là một loại quả có vai trò tích cực,
giúp chống béo phì, làm cơ thể thon thả hơn, có lợi cho hệ tim mạch, da hồng


7

hào, chống lão hóa, ngăn ngừa ảnh hưởng của tia nắng mặt trời. Như vậy, ăn
ổi đưa vào một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp da tươi tắn hơn, độ
đàn hồi của da tốt hơn.
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân ñều
ñược dùng để làm thuốc.
Các bài thuốc dân gian từ cây ổi được sử dụng ở Việt Nam, Trung
Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi... Nghiên cứu dược lý
cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm
săn se niêm mạc và cầm tiêu chảy.
Theo đông y lá ổi có vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng giải độc,
thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm,
kiện vị cố tràng; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng
bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và
mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường),
băng huyết... Quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác
dụng sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu
chảy.

Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác
dụng thu liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở
màng ruột. Tác dụng này được dùng rộng rãi trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ
tả hoặc kiết lỵ. Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là
chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của tỳ vị.
Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm
xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm
nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút muối vừa bảo
đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là


8

những biện pháp đơn giản nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường
hợp.
Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá
ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành.
* Một số đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi:
Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy
vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Uống 3 - 5 ngày.
Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g
sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột,
người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.
Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g,
gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1
bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.
Giảm đau nhức răng do sâu răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua,
ngậm nhiều lần trong ngày.
Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã

nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch,
giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.
Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp ổi 100g, sắc đặc ngâm tay
hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 - 3 lần.
Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày
đến khi khỏi.


9

2.3. Đặc điểm thực vật học của cây ổi
2.3.1. Đặc điểm thực vật học
Cây ổi thuộc cây gỗ nhỏ, cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 10m, nhỏ hơn vải,
nhãn, đường kính tối đa 30cm, những giống ổi mới còn nhỏ hơn và lùn hơn nữa.
Thân non màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do
cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn
nhẵn bong ra thành từng mảng. Nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận
của hoa
Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn
tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11 – 16 cm, rộng 5 – 7 m, mặt trên màu
xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng
tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt
dưới, 14 – 17 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1 - 1,3 cm, có
rãnh cạn ở mặt trên.
Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá
bắc là lá thường, lá bắc con dạng vẩy dài 3 – 4 mm, màu xanh hơi nâu. Cuống
hoa dài 1,4 – 2,6 cm, màu xanh. Đế hoa hình chén dài 0,8 – 1,2 cm, màu
xanh.Đài hoa dính thành ống nguyên, khi hoa nở tách ra thành 4 – 5 thùy
không đều, màu xanh ở mặt ngoài, mặt trong màu trắng, tiền khai van. Cánh

hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở, phiến hình bầu dục
khum ở đỉnh, dài 1,4 – 1,6 cm, rộng 0,6 – 0,8 cm, mặt ngoài có nhiều lông
mịn, có 3 – 5 gân, móng nhỏ cong có lông mịn màu vàng, tiền khai năm điểm
Bộ nhị: nhiều rời, không đều, đính thành nhiều vòng trên đế hoa; chỉ
nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14 mm, có lông; bao
phấn màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn rời, nhỏ, hình
tam giác tù ở đầu dài 17 – 20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá noãn 5,
dính, bầu dưới 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1, dạng


10

sợi màu trắng hơi phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1 – 1,2 cm. Đầu
nhụy 1, màu xanh dạng đĩa.
Quả mọng hình cầu, hình trứng, hay hình quả lê, đường kính 3 – 8 cm,
mang đài tồn tại. Hạt nhiều màu vàng nâu hình đa giác.
2.3.2. Đặc điểm sinh thái của cây ổi
Ổi là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả
vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m.
Cây ổi thích hợp ở nhiệt độ bình quân năm 25 – 270C. Cây ổi không
chịu được rét, so với cam ổi kém chịu rét hơn, nhưng với đu đủ, chuối tiêu thì
ổi hơn hẳn. Độ nhiệt – 200C cả cây lớn cũng chết. Ngược lại ổi chịu đựng dễ
dàng với nhiệt độ cao ở các sa mạc nếu có đủ nước. Nhiệt độ thấp, ví dụ dưới
18 – 200C quả bé, phát triển chậm, chất lượng kém ( Trần Thế Tục, 1999) [6].
Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân
bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay
đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả
năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và
hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do
đó không bị ngạt. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết. Có thể

lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm bằng phương
pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ.
Ổi thích hợp với nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 – 8,2. Ổi phát triển
tốt trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ, đất đỏ bazan, có thể trồng được trên đất
phèn đã được lên liếp và cải tạo hay trên đất nghèo dinh dưỡng nhưng được
cung cấp nhiều phân hữu cơ. Tuy nhiên muốn ổi đạt sản lượng cao phải chọn
đất tốt, sâu, và phải bón phân đầy đủ hợp lý.
Ổi không sợ gió nhưng giống quả to, lá to khi gặp bão bị rách lá rụng
quả. Vậy nên trồng chỗ khuất gió hoặc trồng hàng rào chắn gió.


11

Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành
non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn
tại 40 – 60 năm
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ổi trên thế giới
Trên thế giới cây ăn quả đã được chú ý phát triển từ rất lâu, là mặt hàng
nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới. Ví
dụ: Trung Quốc nổi tiếng về táo tàu; Ấn Độ, Thái Lan xuất khẩu xoài; Tây
Ban Nha, Italia, Brazil, Ai Cập… xuất khẩu cam chanh, quýt; Ecuador xuất
khẩu chuối, Thái Lan, Keenia, Nigeria xuất khẩu dứa… thu về nguồn ngoại tệ
rất lớn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của những quốc gia đó
(Trần Như Ý và Cs, 2000) [10].
Ổi là cây ăn quả nhiệt đới, theo Ortho ( 1985) chương trình cải thiện
giống ổi bắt đầu từ năm 1961 ở Colombia và Brazil [12].
Tại Mexico, ổi là một trong những cây quan trọng hàng đầu có diện
tích lớn hàng năm với 14.700 ha, sản lượng quả 192.850 tấn. Chỉ trong những
năm gần đây mới có các chương trình nghiên cứu để xác định những giống ổi

năng xuất phục vụ cho canh tác và các lĩnh vực khác có liên quan.
Tại một số nước trên thế giới, các giống ổi có nguồn gốc hoang dại
được gọi là Guayabales được trồng nhiều tại Hawaii, Malaysia, New
Caledonia, Fiji, Puetorico, Cuba và Bắc Floria. Năm 1972, sản lượng ổi ở
Hawaii phục vụ nội địa và suất khẩu đạt hơn 2500 tấn.
Một số giống và thực liệu quan trọng trong nghiên cứu ổi:
Allahabad Safeda: được trồng phổ biến tại Uttar Pradesh. Cây khỏe
mạnh chiều cao trung bình 5,8 – 6,2m, cành cho sai quả cùng với bộ tán lá
dày đặc. Quả nhỏ trung bình 180g, hình hơi tròn vỏ quả hơi màu vàng trắng,
có chất lượng tốt.


12

Banarasi: là loại ổi rất ngọt vị chua ít. Cây nhỏ cao từ 4,2 – 5,4m, quả
tròn màu vàng có chất lượng quả trung bình.
Baruipur: là loại quả có tính chất thương mại tại tây Bengal Ấn Độ, cây
cao trung bình 4,2 – 5,4m, phát triển rộng, tán rậm rạp, quả hình tròn màu
vàng và trắng có chất lượng quả trung bình.
Lucknow – 49: được tuyển chọn từ Poona, cây bán lùn cao từ 2,3 –
3,3m, cây khỏe mạnh cành điển hình mang nhiều quả. Quả hơi tròn hình
ovan, vỏ quả màu vàng thi thoảng điểm chấm đỏ trên vỏ quả, ngọt và có
hương vị rất thượng hạng.
Chittidar: cây cao từ 5 – 5,8m, tán vòng tròn cành xòe lá rộng, đuôi lá
nhọn tròn, quả hình cầu màu vàng đặc trưng có vài chấm đỏ tách ra, ngọt có
chất lượng tốt.
Harijha: được trồng nhiều vì mang nhiều quả, cây trung bình 3,5m cây
khỏe cành thưa, lá trung bình từ 8,2 – 8,6cm rộng 3,2cm hình mũi mác, đuôi
lá tròn, quả tròn màu xanh nhạt hơi vàng, chất lượng quả thượng hạng.
Apple colour: cây nhỏ từ 4 – 5,2m tán rộng, quả hình cầu điểm hồng

sáng trên bề mặt quả, ngọt có chất lượng tốt.
Behat coconut: cây cao từ 4,8 – 5,3m sức phát triển ở mức độ vừa phải,
cành dày nặng chen chúc, vỏ cây màu nâu đen, lá rộng, quả hình tròn bề mặt
quả có chấm tròn, ngọt và chất lượng tốt.
Red Fleshep: Cây cao khỏe mạnh, chiều cao trung bình từ 3,5 – 4,8m,
cành chải dài tán dạng bình mở. Quả hơi tròn hình ovan, vỏ màu vàng nghệ có
vài chấm đỏ trên bề mặt quả, cùi quả màu hồng rực chất lượng quả trung bình.
Seedless: cây cao thân dài 5,2 – 5,8m, cành thẳng đứng lá dài, quả dài
màu vàng rơm, cùi quả dày màu trắng kem, chất lượng quả thượng hạng.
Allahabad surkha: chọn từ gieo trồng bằng hạt, mang quả rộng đồng
loạt quả màu hồng, thịt quả màu hồng ở vùng Allahabad. Quả ngọt đậm nhiều
người ưa thích.


13

* Tình hình sản xuất ổi trên thế giới:
Cây ổi được giới thiệu đến vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế
giới kể từ khi Châu Âu chiếm đóng Châu Mỹ. Hiện nay cây ổi được trồng
nhiều ở các nước thuộc Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, vùng Caribbean, cận
nhiệt đới của Bắc Mỹ và Úc.
Ấn Độ là nước sản xuất trái cây hàng đầu thế giới với sản lượng hàng
năm đạt 32 triệu tấn, chiếm 8% sản lượng trái cây trên toàn thế giới. Theo
thống kê của hội đồng thẩm định và dự báo thông tin kỹ thuật (TIFAC), Ấn
Độ hiện đang có 8 sản phẩm nổi tiếng trên thế giới là xoài, chuối, quýt, táo,
đu đủ, ổi, dứa và nho. Trong đó ổi chiếm một diện tích 228,500 ha với sản
lượng 2,61 triệu tấn. Khu vực Allahabad trong UP là có uy tín để sản xuất
chất lượng cao của ổi ở Ấn Độ và thế giới. Trong Punjab chiếm một diện tích
8022 ha, với sản lượng hàng năm 160.463 tấn[14].
2.4.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất trong nước

Ở Việt Nam cây ổi thường (Psidium guajava) được nhập vào trồng từ
lúc nào không rõ nhưng nó được phát triển trên khắp cả nước từ đồng bằng
ven biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.
Chương trình cấp Nhà nước nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông
lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 đã xác định cây mẹ và nhân giống lưu giữ
được nhiều giống cây ăn quả quý có nguồn gốc bản địa và nhập nội như xoài,
ổi, cam, quýt, nhãn, vải, thanh long, mít, nho, dứa v.v.. Các kết quả du nhập
giống cây ăn quả thuộc đề tài DA15 do Viện Di truyền nông nghiệp tiến hành
đã lưu giữ được các giống cam, quýt, nho, dứa, dừa, ổi, táo có chất lượng cao
đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và đang được phát triển ở nhiều
vùng trong nước.
Đối với cây ổi ở Việt Nam, các giống được trồng chủ yếu là các giống
địa phương: ổi bo, ổi đông dư, ổi mỡ, ổi đào...Trong giai đoạn từ năm 2001 –


14

2005 viện nghiên cứu cây lương thực và CTP đã nghiên cứu, tuyển chọn và xác
định các dòng, giống ổi có triển vọng có thể phát triển ra ngoài sản xuất như:
Giống ổi trắng số 1: có kích thước quả lớn độ dày cùi cao (2,64cm),
trọng lượng quả lớn 270g, thịt quả mềm, ăn giòn và có hàm lượng đường cao
(7,3%) hàm lượng chất khô lớn.
Giống ổi đào 251: có nhiều ưu điểm về kích thước quả, năng xuất cao
đạt 34,7kg/cây, phẩm chất quả tốt. Ngoài ra một số giống ổi khác như ổi đào
102, ổi đào 138 cũng có chất lượng quả tốt.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam trong những năm qua đã nhập
nội và khảo nghiệm một số giống ổi từ Thái Lan, Malaixia và có những giống
đang được sản xuất chấp nhận như:
Giống ổi Xá Lỵ: cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ đậu quả và năng suất cao,
thịt quả màu trằng dòn, có hương thơm và vị ngọt

Ổi Thái Lan: cây sinh trưởng mạnh, quả thuôn dài khá ổn định, vỏ quả
trơn láng, thịt quả màu trắng kem, chắc, dòn, hương thơm trung bình, vị chua
ngọt và không có hạt, tỷ lệ thịt quả cao > 90%.
Từ những năm 1990 các nhà khoa học Viện Cây lương thực và CTP
tiến hành nghiên cứu sâu về chọn giống đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Bằng phương pháp nhập nội, lai hữu tính. Đến nay, Viện Cây lương thực đã
tạo được một số giống ổi mới có năng suất cao, chất lượng tốt: ổi Trắng Số 1,
ổi Trắng Số 2, ổi Đào Số 1, ổi Tím...được sản xuất chấp nhận và đang được
phát triển trong sản xuất đại trà cho hiệu quả kinh tế cao. đặc biệt giống ổi
Trắng Số 1 là giống được các địa phương nhanh chóng đưa vào cơ cấu cây
trồng cây ăn quả hiệu quả kinh tế cao. Giống ổi Trắng Số 1 được Hội đồng
khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống quốc gia năm 2000.
*Tình hình sản xuất trong nước:
Việt Nam có tập toàn cây ăn quả phong phú, mỗi vùng miền trên đất
nước có những cây ăn quả đặc trưng riêng cho từng vùng. Ví dụ ở miền Bắc


15

có vải thiều, hồng, đào, lê, mận. Miền Nam là xoài, măng cụt, vú sữa, sầu
riêng, chôm chôm, còn các cây khác như chuối, dứa, nhẵn, đu đủ, na, ổi, cam
quýt... thì có thể trồng ở hầu khắp các vùng trong cả nước, chỉ trừ những vùng
núi cao hoặc thung lũng có sương muối hàng năm. Chính vì vậy nước ta bốn
mùa đều có quả chín.
Theo số liệu cục thống kê diện tích cây ăn quả trong mấy năm gần đây
của Việt Nam như sau:
Bảng 2.1 Diện tích cây ăn quả ở Việt Nam từ năm 2008 – 2012
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Diện tích (nghìn ha)


2009
774,0

2010
2011
2012
2013
779,7
772,5
765,9
779,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015[11])

Qua bảng 2.1 diện tích cây ăn quả từ năm 2009 đến năm 2013 có nhiều
biến động, cụ thể từ năm 2009 đến 2010 tăng 5,7 nghìn ha, sau đó liên tục
giảm trong 2 năm tiếp theo, đặc biệt năm 2012 diện tích còn 765,9 nghìn ha
giảm 13,8 nghìn ha so với năm 2010 có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm
diện tích CAQ như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do công nghiệp hóa
vv…Nhưng đến năm 2013 diện tích cây ăn quả tăng đáng kể lên đến 779,9
nghìn ha điều này chứng tỏ CAQ đang dần đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế của người dân và toàn xã hội.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 700 ha ổi, trong đó
có một số huyện có diện tích trồng ổi lớn như huyện Thanh Hà, huyện Nam
Sách, huyện Chí Linh và huyện Ninh Giang. Cơ cấu giống ổi trong sản xuất
rất phong phú bao gồm giống ổi Bo, ổi Găng, ổi Đài Loan, ổi Xùi quả dài, ổi
đào, ổi Mỡ địa phương. Trong đó có nhiều giống ổi do người dân tự mua tại
các chợ địa phương không rõ nguồn gốc cũng như tên giống



16

2.5. Dinh dƣỡng cho ổi
2.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho ổi
Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, thực vật nói chung và cây ổi nói
riêng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng NPK
cũng như các nguyên tố vi lượng. Theo Singh và cs (2007)[14] thì có khoảng
12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón cho cây ổi đó là: đạm, lân,
kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, silic, đồng, kẽm, bo, sắt và molipden.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ ra hoa, cây huy động
nhiều đạm từ lá về hoa; cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào
thời kỳ nở hoa cũng như khi cây mới ra lộc (tương ứng vào các tháng 3 – 4 và
7 – 9 hàng năm). Lượng đạm và kali trong quả không ngừng tăng lên đến khi
quả lớn và chín, còn lân và magiê cũng tăng nhưng chỉ tăng đến khi quả lớn
bằng 1/2 (nửa quả) mức lớn nhất sau đó không đổi; canxi tăng đến 1/3 giai
đoạn đầu tiên
Thiếu đạm lá bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng, cành
bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, quả ít. Tuy nhiên, thiếu đạm chịu ảnh hưởng độ
lớn của quả, không quyết định đến phẩm chất quả Dạng đạm chủ yếu dùng là
amônsunfat. Tuy nhiên đối với đất kiềm hoặc chua tốt nhất nên dùng các loại
phân bón gốc nitrat, như vậy sẽ ít bị mất đạm và tránh bị ảnh hưởng chua của
gốc sunfat và nitrat còn thúc đẩy sự hút magiê ở đất thiếu magiê.
Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu
chứng gì, nếu thiếu trong thời gian dài lá sẽ bị nhăn theo và dầy, vùng giữa
gân lá bị mấts diệp lục; khi thiếu trầm trọng quả bị rụng, phẩm chất kém. Bón
kalisunfat thích hợp hơn kaliclorrua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với
clorua quá cao. Kali – magiêsunfat rất thích hợp vì có 10% MgO cùng với
30% K2O[14].



17

Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây có thể dựa vào nhiều căn cứ, tuy
nhiên hiện nay có 3 căn cứ chính: chuẩn đoán dinh dưỡng qua lá, phân tích
đất và dựa vào năng suất.
* Một số loại phân bón cho ổi:
Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung
cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho
cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh;
lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.
Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân kích
thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung
quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích
thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều
v.v… Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng
suất cây trồng. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà
còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Hiệu suất của phân lân khá cao. Một số
loại lân:
Phân Kali: làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động
không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho
cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm
tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây, tăng hàm
lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả
thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Trên phương diện khối lượng,
cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N
và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây. Trong cây K được dự
trữ nhiều ở thân lá, cho nên sau khi thu hoạch kali được trả lại cho đất một
lượng lớn. Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa được
bồi hàng năm. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây không được chú ý đến



×