Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: Mưa axit nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.7 KB, 19 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
Dạy học tích hợp các môn học : hoá học, sinh học, giáo dục bảo vệ môi
trường, địa lí, tin học, công nghệ nông nghiệp, công nghệ, giáo dục công dân thông
qua dự án “ Mưa axit. Nguyên nhân, ảnh hưởng và các giải pháp ngăn ngừa mưa
axit ”.
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là :
- Môn hóa học: Khái niệm mưa axit, nguyên nhân, ảnh hưởng và các giải
pháp ngăn ngừa mưa axit.
Thuộc:
Chương 6: Oxi – lưu huỳnh (bài 29: Oxi – Ozon ; bài 30: Lưu huỳnh ; bài
32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit ; bài 33: Axit sunfuric Muối sunfat) – Hóa học lớp 10.
Chương 6: Nhóm oxi (bài 45: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh) – Hóa học 10
– Nâng cao.
Chương 1: Sự điện li (bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit –
bazơ) – Hóa học lớp 11 ; Chương 2 : Nitơ – Photpho (bài 7: Nitơ ; bài 8: Amoniac
và muối amoni ; bài 9: Axit nitric và muối nitat ; bài 12: Phân bón hóa học) – Hóa
học lớp 11.
- Môn sinh học: Ảnh hưởng của mưa axit đến cuộc sống thực vật.
Thuộc: Phần bốn: Sinh học cơ thể - Chương 1 : Chuyển hóa vật chất và năng
lượng (Mục A : Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật) – Sinh học lớp 10.
- Môn công nghệ nông nghiệp: Ảnh hưởng của mưa axit đến cuộc sống dưới
nước và con người.
Thuộc: Phần 1. Nông, lâm, ngư nghiệp:
Chương I (bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ; bài 19: Ảnh
hưởng của thuốc hóa học, bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường).
Chương II : Chăn nuôi thủy sản đại cương - Công nghệ nông nghiệp lớp 10.
1



- Môn địa lí : Khu vực thường xảy ra mưa axit ở nước ta và các quốc gia trên
thế giới.
Thuộc: Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu - Địa lí lớp 11. Bài 15: Bảo
vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Địa lí lớp 12.
- Môn công nghệ : Các giải pháp ngăn ngừa mưa axit.
Thuộc: Chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng (bài 9: Bản vẽ cơ khí).
- Giáo dục môi trường : Không khí và nhiều nguồn nước trên trái đất đang bị
ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ra hiện tượng mưa axit làm
ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của con người.
- Môn Tin: Soạn thảo văn bản. Phần mềm Microsoft office powerpoint.
Thuộc: Chương 3 (bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản) – Tin học lớp
10.
- Môn giáo dục công dân : Xử lí tình huống gặp phải liên quan đến bảo vệ
môi trường.
Thuộc: Bài 12: Chính sách tài nguyên bảo vệ môi trường – Giáo dục công
dân lớp 11 :
+ Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Luật bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền, vận động, chia sẻ với mọi người các kiến thức, ý thức bảo
vệ môi trường.
2.2. Kĩ năng
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Hoá học,
sinh học, tích hợp giáo dục môi trường, địa lí, công nghệ nông nghiệp, công nghệ,
giáo dục công dân, tin học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn thông qua dự
án “ Mưa axit. Nguyên nhân, ảnh hưởng và các giải pháp ngăn ngừa mưa axit ”.
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác nhóm.
2.3. Thái độ
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm.
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học, giữa các môn học để

giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2


- Có ý thức bảo vệ môi trường, yêu môi trường sống xung quanh mình.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Học sinh khối lớp 10: 8 lớp.
4. Ý nghĩa của bài học
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời
sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và việc học không bị nhàm
chán.
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong
thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, có khả năng hướng dẫn các em vận dụng kiến thức liên môn vào
giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học cũng như trong thực tiễn
một cách nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư
duy độc lập và sáng tạo, đặc biệt các em đã phát triển được năng lực của mình một
cách toàn diện.
Cụ thể qua dự án này học sinh không chỉ nắm được thế nào là mưa axit, quá
trình hình thành mưa axit mà còn thấy được nguyên nhân, ảnh hưởng và tìm ra các
giải pháp ngăn ngừa mưa axit, nêu được những biện pháp bảo vệ môi trường nước
ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1. Các thiết bị đồ dùng dạy học
- Máy chiếu.
- Bảng nhóm.
- Bút dạ, giấy A4, A2 .

- Máy ảnh.
- Máy vi tính.
- Mẫu bảng phân công, theo dõi của các nhóm, bảng mục đánh giá hoạt động
của học sinh.
3


- Sổ theo dõi.
- Phòng học bộ môn.
- Các hình vẽ, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
5.2. Các ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng mạng Internet.
- Sử dụng phần mềm Microsoft office powerpoint.
- Sử dụng phần mềm Microsoft word.
5.3. Học liệu
- Một số hình ảnh về mưa axit, nguyên nhân dẫn đến mưa axit, ảnh hưởng
của mưa axit và bảo vệ môi trường.
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
6.

Hoạt
động
dạy
học

tiến
(mô tả bằng giáo án và slide powerpoint)

trình


dạy

học

6.1. Hình thức tổ chức dạy học
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa.
- Báo cáo dự án trong một tiết học tự chọn (45 phút).
6.2. Các bước tổ chức hoạt động ngoại khóa của dự án
6.2.1. Chia nhóm học sinh : Chia lớp thành 4 nhóm.
6.2.2. Phân công nhiệm vụ :
+ Nhóm 1: GV Hoá học + GV Tin học.
+ Nhóm 2: GV Hóa học + GV Tin học + GV Địa lí .
+ Nhóm 3: GV Hóa học + GV Tin học + GV Địa lí + GV Sinh học + GV
Công nghệ nông nghiệp .
+ Nhóm 4: GV Hóa học + GV Tin học + GV công nghệ + GV giáo dục công
dân.
6.2.3. Kiểm tra tiến độ công việc : GV Hoá.
6.2.4. Đánh giá thường xuyên : 7 GV.
6.2.5. Chuẩn bị buổi báo cáo : Toàn bộ GV và học sinh.
6.2.6. Phương pháp đánh giá kết quả học tập theo dự án:
- Đánh giá qua sự quan sát hoạt động của các nhóm, cá nhân bằng bảng kiểm
tra quan sát.
4


- Đánh giá qua hồ sơ học dự án: đánh giá qua hồ sơ theo dõi dự án với các
tiêu chí cụ thể với mỗi học sinh qua sổ theo dõi dự án.
Nội dung cơ bản học sinh cần ghi trong sổ theo dõi dự án gồm các mục:
1. Kế hoạch: Ghi rõ tên dự án, lĩnh vực nghiên cứu, lí do chọn đề tài dự án,
mục tiêu học tập (vấn đề nghiên cứu), hình thức trình bày kết quả dự án và bảng

phân công các nhiệm vụ trong nhóm có ghi rõ tên các thành viên, nhiệm vụ phải
thực hiện, phương tiện để thực hiện, thời hạn hoàn thành và sản phẩm dự kiến.
2. Ý tưởng ban đầu (Lập kế hoạch dự án)
3. Phiếu thu thập dữ liệu
4. Biên bản thảo luận nhóm
5. Nhìn lại quá trình thực hiện dự án.
6. Phản hồi của giáo viên.
- Tự đánh giá: HS tự đánh giá quá trình học theo dự án để tự mình đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học cũng như những khó khăn gặp phải và có
giải pháp khắc phục các khó khăn đó nhằm cải thiện việc học, làm cho việc học đạt
hiệu quả cao hơn.
- Đánh giá đồng đẳng: là một quá trình trong đó các nhóm học sinh cùng độ
tuổi hoặc cùng lớp để đánh giá công việc lẫn nhau. HS đánh giá lẫn nhau dựa trên
các tiêu chí được định sẵn.
PHÂN CÔNG - NHIỆM VỤ

Nhóm
học
sinh
Nhóm
1

Nhóm
2

Nhiệm vụ

Nghiên cứu
(Đi thực tế nếu có)


Sản phẩm cuối khoá

Giới thiệu hiểu biết
về Mưa axit : Khái
niệm, quá trình hình
thành.

- Sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo,
mạng Internet.
- GV hướng dẫn

-Bài Powerpoint, sổ ghi
chép, sổ theo dõi, sơ đồ
tư duy,...
- Mẫu sản phẩm.

Phân tích nguyên - Sách giáo khoa, tài -Bài Powerpoint, sổ ghi
nhân gây ra hiện liệu tham khảo, chép, sổ theo dõi, sơ đồ
tượng mưa axit.
mạng Internet.
tư duy,…
5


- GV hướng dẫn
Nhóm
3

Nhóm

4

- Mẫu sản phẩm.

Nêu những ảnh - Sách giáo khoa, tài
hưởng của mưa axit liệu tham khảo,
: Tác hại, lợi ích.
mạng Internet.
- GV hướng dẫn

-Bài Powerpoint, sổ ghi
chép, sổ theo dõi, sơ đồ
tư duy,…
- Mẫu sản phẩm.
- Hình ảnh của môi
trường bị ảnh hưởng.

Giới thiệu các giải - Sách giáo khoa, tài
pháp ngăn ngừa liệu tham khảo,
mưa axit.
mạng Internet.
- GV hướng dẫn.

- Bài Powerpoint, sổ ghi
chép, sổ theo dõi, sơ đồ
tư duy,…
- Mẫu sản phẩm.
- Hình ảnh hoạt động của
nhóm.
- Các biện pháp bảo vệ

môi trường.

6.3. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong tổ chức hoạt động ngoại
khóa
6.3.1. Nhiệm vụ của giáo viên
- Lập kế hoạch dự án.
- Hướng dẫn cho học sinh cách thức tìm thông tin trong sách giáo khoa, sách
tham khảo, báo trí, mạng Internet và trong thực tế.
- Hướng dẫn học sinh làm powerpoint, lập sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin và hình ảnh thu thập được, trên cơ
sở đó đưa ra các giải pháp ngăn ngừa mưa axit.
- Đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án.
6.3.2. Nhiệm vụ của học sinh
- Tự chia nhóm, phân công công việc trong nhóm.
- Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa, sách tham khảo, báo trí, mạng
Internet.
- Đi thực tế.
- Phân tích thông tin, hình ảnh dữ liệu thu thập.
- Làm powerpoint, lập sơ đồ tư duy.
6.4. Thiết kế giáo án

DỰ ÁN: MƯA AXIT
NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN
NGỪA MƯA AXIT
6


I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
Qua bài học học sinh biết được :

- Khái niệm mưa axit, quá trình hình thành mưa axit.
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.
- Ảnh hưởng của mưa axit đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Các giải pháp ngăn ngừa mưa axit.
2. Kĩ năng
- HS rèn luyện cho học sinh kĩ năng tổng hợp các kiến thức về hóa học, lịch
sử, địa lý, sinh học, công nghệ, giáo dục công dân,…liên quan đến nội dung bài
học
-Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
-Biết cách khắc phục hiện tượng mưa axit và bảo vệ môi trường.
3.Thái độ
Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích
hơn môn hóa học, cũng như các môn sinh học, địa lí, công nghệ, giáo dục công
dân...
4. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực ngôn ngữ hóa học.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn và giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn.
- Phát triển năng lực làm việc nhóm, khả năng tư duy độc lập và sáng tạo,
khả năng giải quyết linh hoạt các vấn đề có liên quan.
- Phát triển năng lực bảo vệ môi trường sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu
7


- Mẫu bảng phân công, theo dõi của các nhóm, bảng mục đánh giá hoạt động
của học sinh
2. Học sinh:

- Máy ảnh
- Sổ theo dõi
- Giấy bút đề phân công trong nhóm.
- Máy tính.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Học theo dự án.
- Hợp tác nhóm.
- Quan sát, nghiên cứu, đàm thoại, vấn đáp, thuyết trình.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời
gian

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

Đồ dùng

BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN

2 phút

Lựa chọn
chủ đề

Giới thiêu về chủ đề - Nhắc tên chủ - Máy chiếu
chiếu tên chủ đề:

đề
- Ghi tên chủ đề
“MƯA AXIT.
NGUYÊN NHÂN,
ẢNH HƯỞNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP
NGĂN NGỪA
MƯA AXIT”
-Thông báo bài học
theo phương pháp
học dự án: Tích hợp
liên môn.

13 phút

Xây dựng
các tiểu
chủ đề

Tổ chức cho học - Trao đổi theo
sinh phát triển mạng nhóm, có ý kiến
ý tưởng.
phát biểu.
-Thảo luận với học - Cùng giáo viên
sinh để lược bớt các chọn lọc những
ý kiến trùng nhau và nội dung để thực
8


hình

thành
các hiện dự án.
nhiệm vụ của dự án.
30 phút

Lập kế
hoạch
thực hiện

- Cho học sinh các - Học sinh nhận - Máy chiếu,
nhiệm vụ cần thực nhiệm vụ cần chiếu
nội
hiện của dự án.
thực hiện.
dung cần thảo
luận.
Nhóm I: Nghiên cứu - Ngồi theo
về khái niệm mưa nhóm có cùng - Máy chiếu
nhiệm vụ
( sổ theo dõi
axit, quá trình hình
dự án)
thành mưa axit.
- Thảo luận, xây
dựng kế hoạch - Bảng phân
Nhóm II: Nghiên thực hiện kế công nhiệm
cứu nguyên nhân gây hoạch của nhóm vụ nhóm.
(theo mẫu)
ra hiện tượng mưa
axit.

- Các nhóm
trưởng lần lượt
Nhóm III: Phân tích báo
cáo
kế
về ảnh hưởng của hoạch của nhóm.
mưa axit đến sức - Các nhóm khác
khỏe, đời sống sinh nhận xét, bổ
hoạt và sản xuất của sung.
con người.
- Cùng tham gia
hỏi và trả lời.
Nhóm IV: Nghiên
cứu các giải pháp
ngăn ngừa mưa axit.
- Hướng dẫn các
nhóm nghiên cứu nội
dung của bài học.
- Chia nhóm, phân
công nhóm trưởng
và thư kí

BƯỚC 2: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ XÂY DỰNG SẢN PHẨM
9


4 ngày

Thu thập
thông tin


- Theo dõi, hướng - Thực hiện
dẫn, giúp đỡ các theo kế hoạch:
nhóm.
+ Nhóm 1
+ Nhóm 2

Mạng
Internet, sách
giáo khoa, tài
liệu
tham
khảo.

- Máy quay.
+ Nhóm 3, 4:
Tổ chức đi thực - Máy tính.
tế.
- Bút dạ, giấy
A4, A2.
3 ngày

Tổng hợp
thông tin
và hoàn
thành báo
cáo

Theo dõi, giúp đỡ các
nhóm (xử lí thông tin,

cách trình bày sản
phẩm của các nhóm)

- Từng nhóm - Máy tính.
phân tích kết
quả thu thập - Bút dạ, giấy
được và trao đổi A4, A2.
về cách trình
bày sản phẩm.
- Xây dựng báo
cáo sản phẩm
của nhóm.

BƯỚC 3: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Thời
gian

Nội
dung

Hoạt
động
của GV

2
phút

- Ổn
định

lớp.

- Kiểm
tra sĩ
số.

-Giới
thiệu
giờ học.

- Nêu
nội
dung
bài.

Hoạt động của HS

- Lớp trưởng báo cáo.

Đồ
dùng
- Máy
tính.
- Máy
chiếu.

10


9

phút

Nhóm I
- Tổ
1.Thế
báo
chức
nào là
cáo.
cho các
mưa
nhóm
axit?
báo cáo
kết quả 2. Mưa
và phản axit được
hình
hồi.
thành do
- Nhận quá trình
xét và
nào?
đánh
giá việc
thực
hiên
của các
nhóm.
- Bổ
xung

nội
dung
sau khi
mỗi
nhóm
báo
cáo.

I. Khái niệm mưa axit

- Mưa axít là hiện tượng mưa mà
trong nước mưa có độ pH dưới - Máy
5,6
chiếu.
II. Quá trình hình thành mưa
axit

- Bút
dạ.

Quá trình đốt (các chất đốt tự - Giấy
nhiên: than đá và dầu mỏ có A2.
chứa một lượng lớn lưu huỳnh,
còn trong không khí lại chứa
nhiều nitơ) sản sinh ra các khí
độc hại như: SO2, NO2. Các khí
này hòa tan với hơi nước trong
không khí tạo thành các H2SO4
và HNO3. Khi trời mưa, các hạt
axit này tan lẫn vào nước mưa,

làm độ pH của nước mưa giảm.
Nếu nước mưa có độ pH dưới
5,6 được gọi là mưa axit.
Lưu huỳnh:
S + O2 → SO2 .
SO2 + OH- → HOSO2-.

3. Khi
đốt nhiên
liệu thì
các phản
ứng hóa
học xảy
ra như
thế nào?

- Máy
tính.

HOSO2- + O2 → HO2- + SO3.
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l).
H2SO4 chính là thành phần chủ
yếu của mưa axít.
Nitơ:
N2 + O2 → 2NO;
2NO + O2 → 2NO2;
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) +
NO(k);
11



HNO3 chính là thành phần của
mưa axít.
10
phút

Nhóm
II báo
cáo .

1.Nguyên
nhân nào
dẫn đến
hiện
tượng
mưa axit?

I. Nguyên nhân
1.
Hoạt động của các thiết bị tạo
năng lượng: Khoảng 80% oxit
sulfur là do hoạt động của các
thiết bị tạo năng lượng như: Khí
thải của các phương tiện giao
thông (Ôtô, xe máy,...),... đã xả
khí SO2 vào khí quyển.
2.
Nhà máy luyện kim, lọc dầu,
nhiệt điện và một số nhà máy
khác khi đốt nhiên liệu cũng xả

khí SO2, NO.
3.
Các loại nhiên liệu như than đá,
dầu khí đều có chứa S và N. Khi
cháy trong môi trường không khí
có thành phần O2, chúng sẽ biến
thành SO2 và NO2.
4.
Ngoài ra còn một số nguyên
nhân khác: Sự phun trào của núi
lửa,các đám cháy hay phân bón
tích tụ trong khí quyển…
II. Khu vực thường xảy ra
mưa axit ở nước ta và trên thế
giới
1. Ở Việt Nam: Mưa axit tập
trung chủ yếu ở các thành phố
lớn cũng là các khu công nghiệp,
khu chế xuất: Hà Nội, Hải
12


Phòng, Việt Trì, Đà Nẵng, Cần
Thơ, thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương,…

2. Mưa
axit
thường
xảy ra ở

đâu?
11
phút

Nhóm
III báo
cáo.

1. Mưa
axit có
ảnh
hưởng
như thế
nào đến
môi
trường
sống ?

2. Trên thế giới: Hầu hết Đông
Âu từ Ba Lan về phía bắc vào
Scandinavia, thứ ba phía đông
của Hoa Kỳ và đông nam
Canada. Vùng bị ảnh hưởng
khác bao gồm bờ biển đông nam
của Trung Quốc và Đài Loan.
I. Tác hại
1. Cuộc sống thực vật
- Mưa Axit hòa tan các chất độc
hại trong đất (Al,..) đồng thời
hòa tan các khoáng chất có lợi và

các chất dinh dưỡng trong đất
làm cây kém phát triển.
- Mưa Axit ăn mòn lớp phủ bảo
vệ sáp của lá làm cho cây dễ bị
bệnh, dễ bị tổn thương với thời
tiết lạnh, côn trùng và bệnh tật,
mà có thể dẫn đến cái chết.
2. Cuộc sống dưới nước
- Mưa axit gây trở ngại cho khả
năng của cá để có chất dinh
dưỡng, muối và oxi, làm giảm độ
pH, gây ra sự mất cân bằng muối
trong các mô của cá.
- Mưa axit làm suy yếu khả năng
duy trì nồng độ canxi, ảnh hưởng
đến quá trình sinh sản của cá,
gây ra biến dạng xương và cột
sống bị suy yếu.
3. Đối tượng nhân tạo
Mưa axit còn phá hủy các vật
13


liệu làm bằng kim loại như sắt,
đồng, kẽm,...Làm giảm tuổi thọ
của công trình xây dựng, làm lở
loét bề mặt bằng đá của các công
trình xây dựng và di tích lịch
sử...
4. Con người

Mưa axit có thể gây tổn hại các
dây thần kinh ở trẻ em, hoặc dẫn
đến tổn thương não nghiêm
trọng, thậm chí tử vong. Nó là
nguyên nhân gây kích thích cổ
họng, mũi và mắt, đau đầu, hen
suyễn và ho khan.
II. Lợi ích
Các cơn mưa axit sunfuric làm
giảm chất thải metan từ những
đầm lầy, nơi sản sinh ra phần lớn
khí metan - khí gây nên hiệu ứng
nhà kính, nhờ đó hạn chế được
hiện tượng trái đất nóng lên.

2. Bên
cạnh
những
tác hại
trên thì
mưa axit
có mang
lại lợi
ích gì
không ?
10

Nhóm

1.Con


I. Giải pháp kỹ thuật
14


phút

IV báo
cáo.

người đã
tìm ra
giải pháp
gì để
ngăn
ngừa
mưa
axit ?

- Lắp đặt thiết bị khử sunfua.

2. Quốc
tế đã có
những
điều ước
gì để
ngăn
ngừa
mưa
axit?


- Tìm kiếm, thay thế các nhiên
liệu hoá thạch.

- Cải tiến động cơ theo tiêu chuẩn
- Phát minh công nghệ sử dụng
các khí thải (NO2, SO2).
- Tuân thủ qui định về phát thải
nhằm hạn chế phát tán khí.

II. Điều ước quốc tế

Một số điều ước vận chuyển tầm
xa các chất ô nhiễm trong khí
quyển đã được thống nhất: Công
ước về dài độ ô nhiễm không khí
xuyên biên giới, Hiệp định chất
3. Tình lượng không khí trong năm
hình biến 1991.
đổi khí
hậu trên III. Tình hình biến đổi khí hậu
trái đất trên trái đất
hiện nay
Trái đất đang nóng lên bởi sự
như thế
tăng hiệu ứng nhà kính, gây ra
nào?
hiện tượng hạn hán, lũ lụt.
4. Chúng
ta phải

làm gì để
giữ cho
trái đất
của
chúng ta IV. Hãy giữ cho trái đất của
chúng ta xanh sạch đẹp
xanh
sạch
- Tham gia các hoạt động tình
đẹp?
nguyện tuyên truyền bảo vệ môi
trường.
- Tích cực trồng cây.
15


- Sử dụng các năng lượng tự
nhiên.

16


- Sau
mỗi
phần
báo
cáo, các
nhóm
vẽ lược
đồ tư

duy.

- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình
bày của nhóm bạn.
- Cùng tham gia và đưa ra các hoạt động
tiếp nối của dự án.
- Tuyên truyền tới mọi người ứng dụng các
sản phẩm.
- Sau mỗi phần báo cáo, các nhóm vẽ sơ đồ
tư duy.
3
phút

Tổng - Nhận - Lắng nghe.
hợp,
xét, bổ
nhận sung.
xét quá
- Củng
trình
cố dưới
thực
hiện kế dạng sơ
đồ tư
hoạch.
duy.
17

- Bản
kiểm

mục.


- Kết
luận,
tuyên
dương
nhóm,

nhân.
- Đánh
giá: cho
điểm.

BÀI GIẢNG
(Xem bài giảng Powerpoint)

* Bài giảng có kèm theo 2 video về báo cáo của học sinh
* Kết quả đánh giá của học sinh
Lời kết
Trải qua 7 ngày thực hiện dự án, tất cả Thầy trò chúng tôi dường như đều
trưởng thành và gắn bó với nhau thêm rất nhiều.
Không chỉ các em được học hỏi về kiến thức lí thuyết và kiến thức thực tế
ở mỗi thầy cô giáo mà còn học thêm ở các bạn . Qua đó các em phát triển được
năng lực bản thân, tạo niềm say mê học tập và nghiên cứu, đặc biệt là các em
hình thành kĩ năng sống của mình!
Dự án khép lại, các trò của chúng tôi đã chững chạc hơn, không còn run
rẩy khi đứng trước đông người để thuyết trình, không còn ngơ ngác khi lần đầu
tiên cô giao nhiệm vụ thực hiện một dự án, không còn ngán ngẩm với những
trang sách chi chít chữ của nhiều môn học. Các em đã trưởng thành từ những

kiến thức do các em tự tìm ra, tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình, mạnh
dạn trình bày trước thầy cô và sắc sảo khi phản biện với bạn bè.
Qua dự án các em đã hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ
đó biết cách bảo vệ môi trường và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường xung
cho mọi người.
18


Cám ơn tất cả các Thầy cô đã đồng hành cùng tôi.
Cám ơn các em học sinh lớp 10 D đã hăng say thực hiện dự án cùng cô.

19



×