Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ANH ĐỨC
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA HOA LILY YELLOWEEN
TRONG VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ANH ĐỨC
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA HOA LILY YELLOWEEN
TRONG VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: K43-TT-N02
: Nông Học
: 2011 - 2015
: TS. Đặng Thị Tố Nga

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên, để kết thúc quá trình học tập đều phải trải qua

giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, sinh viên đã có một
lƣợng kiến thức lý thuyết cơ bản, và thực tập tốt nghiệp là điều kiện để củng
cố và hệ thống toàn bộ lƣợng kiến thức đó. Bên cạnh đó, thực tập tốt nghiệp
còn giúp cho sinh viên làm quen với điều kiện sản xuất thực tế, vững vàng
hơn về chuyên môn và biết vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất cũng nhƣ
cho quá trình làm việc khi ra trƣờng.
Từ những cơ sở trên và đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng,
Ban chủ nhiệm khoa Nông học em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween vụ
Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên”. Đề tài đƣợc tiến hành tại Khu công nghệ cao Khoa Nông học - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thời gian thực hiện từ
tháng 2 đến tháng 6 năm 2014.
Có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ tận tình của cô giáo TS. Đặng Thị Tố Nga cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Nông học, gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để
luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Anh Đức


ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

1

Ẩm độ TB

Ẩm độ trung bình

2

CS

Cộng sự

3

cv

Coefficient variance : Hệ số biến động

4

LSD (5%)

5

USD

Least significant difference: Giá trị sai
khác nhỏ nhất ở mức độ tin cậy 95%

Đô la Mỹ


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Giá trị sản lƣợng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu ..................... 11
của Thế giới năm 2007 ........................................................................................... 11
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam ................................. 14
giai đoạn 2000 - 2011 ............................................................................................. 14
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của thời vụ đến các giai đoạn sinh trƣởng,....................... 26
phát triển của giống lily Yelloween ....................................................................... 26
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây hoa
lily Yelloween ......................................................................................................... 28
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến tốc độ tăng trƣởng ................................... 30
chiều cao cây hoa lily Yelloween .......................................................................... 30
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của thời vụ đến động thái ra lá của hoa lily Yelloween .. 33
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của thời vụ đến tốc độ ra lá của ........................................ 34
hoa lily Yelloween .................................................................................................. 34
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu về hình thái..................... 36
của hoa lily Yelloween ........................................................................................... 36
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của thời vụ đến yếu tố cấu thành năng suất hoa lily
Yelloween vụ Xuân Hè 2014 ................................................................................. 38
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của thời vụ đến số hoa trên cành lily Yelloween ............. 40
vụ Xuân- Hè 2014 ................................................................................................... 40
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của các thời vụ đến độ bền hoa lily Yelloween ............... 41
Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của thời vụ đến tình hình bệnh đốm nâu (Pleospora Sp)
hại hoa lily Yelloween ............................................................................................ 43
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ........................................ 44
ở các thời vụ khác nhau .......................................................................................... 44



iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1 Biểu đồ động thái tăng trƣởng chiều cao cây của hoa lily Yelloween ...... 29
Hình 4.2: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây....................................... 31
Hình 4.3: Biểu đồ động thái tăng số lá ............................................................ 33
Hình 4.4: Biểu đồ tốc độ ra lá của hoa lily Yelloween ................................... 35


v
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời vụ .......................................................... 3
2.1.2. Nguồn gốc - Phân loại ............................................................................. 3
2.1.3. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 5
2.1.4. Đặc điểm sinh trƣởng, phát dục .............................................................. 6
2.1.5. Điều kiện sinh thái của hoa lily ............................................................... 9
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam .............. 11
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới.................................... 11
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam .................................... 13

2.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa lily trên thế giới và Việt Nam ................. 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa lily trên thế giới .................................... 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa lily ở Việt Nam..................................... 17
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 21
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm ............................................. 21
3.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 21
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 21
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ...................................................... 22
3.4.1. Theo dõi khả năng sinh trƣởng và phát triển ........................................ 22
3.4.2. Theo dõi năng suất, chất lƣợng của giống hoa lily Yelloween ............. 22
3.4.3. Theo dõi tình hình sâu bệnh .................................................................. 23
3.4.4. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 24
3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................... 24


vi
3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 26
4.1. Ảnh hƣởng của thời vụ đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của
hoa lily thí nghiệm .......................................................................................... 26
4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của hoa
lily thí nghiệm ................................................................................................. 28
4.2.1. Ảnh hƣởng của thời vụ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây hoa lily
thí nghiệm........................................................................................................ 28
4.2.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến động thái ra lá của hoa lily Yelloween thí
nghiệm............................................................................................................. 32
4.2.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu về hình thái của hoa lily
Yelloween thí nghiệm ..................................................................................... 36

4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu về năng suất, chất lƣợng hoa
lily Yelloween thí nghiệm ............................................................................... 37
4.3.1. Ảnh hƣởng của thời vụ đến yếu tố cấu thành năng suất hoa lily
Yelloween thí nghiệm ..................................................................................... 37
4.3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến phân loại hoa lily Yelloween. .................. 39
4.3.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến độ bền hoa lily Yelloween ....................... 41
4.4. Tình hình sâu, bệnh hại hoa lily thí nghiệm ở các thời vụ khác nhau ..... 42
4.5. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ở các thời vụ
khác nhau (tính cho 360m2/ vụ) ..................................................................... 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
III. Các tài liệu tham khảo từ INTERNET ...................................................... 49


1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoa là sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp
của thiên nhiên đƣợc cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con ngƣời. Trong cuộc
sống của con ngƣời, hoa tƣợng trƣng cho cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt
ngào của cuộc sống. Chúng là một sản phẩm thiết yếu trong các dịp lễ tết, hội
nghị… Vì vậy, hoa không chỉ đem lại cho con ngƣời sự thoải mái, thƣ giãn
khi thƣởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho ngƣời trồng hoa giá trị
kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác.
Ở Việt Nam, nghề trồng hoa đã có từ lâu đời và có ý nghĩa lớn trong
nền kinh tế của các vùng trồng hoa, do đó hình thành nhiều vùng trồng hoa
quy mô lớn, nhiều kinh nghiệm nhƣ: Đà Lạt (Lâm Đồng), Mê Linh (Vĩnh
Phúc), Tây Tựu, Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đằng Hải (Hải Phòng), Sapa (Lào

Cai)… Rất nhiều hộ gia đình trồng hoa có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/ 1
sào Bắc Bộ/ năm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[6].
Khí hậu nƣớc ta thuận lợi cho sinh trƣởng, phát triển của nhiều loài hoa
khác nhau và hoa lily cũng vậy. Hoa lily cắt cành là một loại hoa đẹp, hiện
đang là một trong 6 loại hoa cắt phổ biến và có giá trị nhất (Hồng, Cúc,
Phăng, Lay ơn, Đồng tiền, Lily). Tuy lily là loại hoa mới phát triển gần đây ở
nƣớc ta nhƣng do có dáng đẹp, mùi thơm quý phái, màu sắc hấp dẫn, quanh
năm có hoa nên lily là loại hoa đƣợc rất nhiều ngƣời ƣa chuộng. Mà hiện nay
ở nƣớc ta hoa lily mới đƣợc trồng ở một số tỉnh, thành phố có nghề trồng hoa
phát triển nhƣ Đà Lạt, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,… với tỷ lệ nhỏ
cả về diện tích và số lƣợng.
Thái Nguyên có khí hậu mát mẻ, phù hợp cho sự sinh trƣởng, phát triển
của hoa lily. Hơn nữa, trên địa bàn thành phố tập trung nhiều cơ quan, xí


2
nghiệp, trƣờng học và có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cƣ đông đúc, đời
sống không ngừng nâng cao. Do đó mà nhu cầu về hoa cũng ngày càng lớn.
Nhƣng trong thực tế sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thái Nguyên vẫn gặp phải
những khó khăn nhƣ: Về màu sắc, chủng loại hoa còn đơn điệu, sản xuất hoa
còn nhỏ lẻ, trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, đầu tƣ ban đầu chƣa cao,
các phƣơng pháp bảo quản hoa chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi… Hoa lily chủ
yếu đƣợc trồng để đáp ứng thị trƣờng hoa vào dịp tết Nguyên Đán còn các
thời vụ khác thì không đƣợc trồng do vậy phải nhập hoa rất nhiều, nên chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, giá thành cao. Do vậy, để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn sản xuất nhằm tìm ra thời vụ thích hợp để nâng cao năng
suất, chất lƣợng hoa lily, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ
Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài

Xác định đƣợc thời vụ thích hợp nhất đối với hoa lily Yelloween trong
vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng sinh trƣởng, phát triển,
của giống hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hƣởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu về năng suất, chất
lƣợng hoa lily Yelloween.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh, hại ở các thời vụ khác nhau.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế qua các thời vụ khác nhau.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: giúp sinh viên
có đƣợc những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình trồng và chăm
sóc hoa, từ đó góp phần củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực hiện một đề
tài khoa học.
Ý nghĩa thực tiễn: xác định thời vụ thích hợp nhất đối với hoa lily
Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên hoa có năng suất, chất
lƣợng tốt để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngƣời trồng.


3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời vụ
Ở mỗi thời vụ có điều kiện ngoại cảnh khác nhau, ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng phát triển của cây.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống con ngƣời ngày
càng đƣợc nâng cao thì xu hƣớng thƣởng thức hoa tƣơi, hoa đẹp ngày càng
nhiều. Hoa lily là một trong những loại hoa cắt cành đang đƣợc ƣa chuộng
tại Việt Nam.
Hơn nữa hoa lily là loại hoa cao cấp, hoa thƣờng nở tập trung, giá trị

kinh tế cao. Ở những ngày thƣờng, nhu cầu hoa lily ngày càng tăng, khả
năng tiêu thụ hoa khá tốt, giá bán ổn định, nhất là trong những dịp lễ tết
nhƣ: 8/3, 20/11, Rằm, Tết Nguyên đán… Nhu cầu về hoa lily là rất lớn, dễ
tiêu thụ trên thị trƣờng, giá bán cao. Ở miền Bắc hoa lily thƣờng đƣợc
trồng chủ yếu ở vụ Đông Xuân (vụ hoa tết). Còn lại các vụ khác do điều
kiện khí hậu không phù hợp nên rất ít đƣợc trồng. Nghiên cứu thời vụ trồng
hoa lily ở nƣớc ta chƣa nhiều, vậy nên việc nghiên cứu thời vụ không
những giúp ta xác định đƣợc thời gian trồng hợp lý mà còn xác định đƣợc
thời vụ trồng có hiệu quả kinh tế cao.
2.1.2. Nguồn gốc - Phân loại
* Nguồn gốc
Trung Quốc là nƣớc trồng hoa lily sớm nhất. Theo tài liệu cổ “Thần
nông bản thảo” thì củ lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tƣ âm, thanh
nhiệt. Vì vậy, từ lâu củ lily ngoài tác dụng làm giống còn đƣợc dùng để ăn,
làm thuốc chữa bệnh… Những nghiên cứu cho rằng việc trồng lily để lấy củ
ăn, bắt đầu từ đời nhà Đƣờng (Trung Quốc), nhƣng trƣớc đó cũng có những


4
bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của lily. Vì vậy, chẳng những ngƣời ta thích ăn củ mà
còn thích thƣởng thức vẻ đẹp của hoa lily. Các nhà thơ nổi tiếng đời Đƣờng,
đời Tống đều có thơ ca ngợi hoa lily.
Đến giữa thế kỷ XIII, ít nhất có 3 loại Lily đƣợc ghi chép lại. Loại thứ nhất
là lily hoa trắng, dùng làm thuốc chữa bệnh đƣợc gọi là loại Hoang Dƣợc. Loại
thứ hai là Quyển Đan (L. Lancipilium). Loại thứ ba là Sơn Đan (L. Taralium).
Cuối thế kỷ XVI, các nhà thực vật học Anh đã phát hiện và đặt tên cho
các giống lily. Đầu thế kỷ XVII Lily đƣợc di thực từ Châu Âu đến Châu Mỹ.
Sang thế kỷ 18 các giống lily của Trung Quốc đƣợc di thực sang Châu Âu do
vẻ đẹp và mùi thơm hấp dẫn nên cây lily đã nhanh chóng phát triển và đƣợc
coi là cây hoa quan trọng của Châu Âu, Châu Mỹ (Đặng Văn Đông, Đinh Thế

Lộc, 2004)[6].
* Phân loại
Lily (Limo Spp) là tên gọi chung cho tất cả các cây thuộc loài Lilium,
họ Lilyaceae, bộ phụ của thực vật một lá mầm. Đặc trƣng của loài này là thân
ngầm dƣới đất có rất nhiều vảy bao bọc lại nên ngƣời ta còn gọi đó là loại hoa
bách hợp.
Trên thế giới có trên 300 giống khác nhau, chủ yếu phân bố ở vùng ôn
đới và hàn đới - Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới. Trung Quốc là
nƣớc có nhiều chủng loại lily nhất và cũng là trung tâm, nguồn gốc lily trên thế
giới. Theo kết quả điều tra, ở Trung Quốc có khoảng 460 giống, 280 biến
chủng (chiếm 1/2 tổng số giống hoa lily trên thế giới), trong đó có 136 giống,
52 biến chủng do Trung Quốc tạo ra. Nhật Bản có 145 giống, trong đó có 19
giống là đặc trƣng của Nhật. Hàn Quốc có 110 giống, trong đó có 30 giống
mang đặc trƣng của nƣớc này. Hà Lan có khoảng 320 giống, trong đó 80% là
các giống do chính Hà Lan tạo ra…(Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[6].


5
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
Lily là cây thân thảo lâu năm. Phần dƣới mặt đất gồm thân vảy, rễ.
phần trên mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số không có mầm hạt).
* Củ non và mầm hạt
Đại bộ phận lily có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5 - 3
cm, số lƣợng củ con tùy thuộc giống và điều kiện trồng trọt.
Một số giống nhƣ Quyển Đan và các giống tạp giao, ở nách lá có mầm hạt
hình cầu hoặc hình trứng, khi chín có màu tím, tối, chu vi mầm hạt từ 0,5 - 1,5 cm.
* Rễ
Rễ lily gồm 2 phần: Rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên, do
phần thân mọc dƣới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nƣớc và dinh
dƣỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc còn gọi là rễ dƣới, sinh ra từ

gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trƣởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nƣớc
và dinh dƣỡng của lily, tuổi thọ của rễ này tới 2 năm…
* Thân vảy
Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại, vảy hình cầu dẹt, hình trứng dài, hình elip… Chất đất, kỹ
thuật trồng và tuổi của thân vảy ảnh hƣởng rất lớn đến hình thái thân. Thân
vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đổi tùy theo loài và các
giống khác nhau: màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím… Kích
thƣớc của thân vảy cũng tùy thuộc vào các loài, giống khác nhau. Loại nhỏ
chu vi 6cm, nặng 7 - 8 gam, loại to chu vi 24 -25 cm, nặng trên 350 gam.
Mầm vảy to ở ngoài, nhỏ ở trong, là nơi dự trữ nƣớc và dinh dƣỡng của thân
vảy, trong đó nƣớc chiếm 70%, chất bột 23%, một lƣợng nhỏ Protein, chất
khoáng, chất béo.
* Lá
Lá lily mọc rải rác thành vòng thƣa, hình kim, xòe hoặc hình thuôn,
hình giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ


6
tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1 - 7
gân, gân giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng.
* Hoa
Hoa lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ.
Hoa chúc xuống, vƣơn ngang hoặc hƣớng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ
yếu để phân loại lily. Ví dụ: loại hình loa kèn, 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc lên;
loại hình phễu 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc ra; loại hình cái cốc, phía trƣớc hơi
cong; loại hình cầu cánh hoa 6 cái, 2 vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3 cánh
tạo thành, màu sắc nhƣ nhau nhƣng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình elip,
gốc có tuyến mật. Rất nhiều giống lily ở gốc cánh có chấm màu tím, hồng…
Nhị đủ 6 cái, giữa có cuống màu xanh nhạt, gắn với nhau hình thành chữ T.

Trục hoa nhỏ dài, đầu trục phình to, có 3 khía, tử phòng ở phía trên. Màu sắc
hoa lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam, đỏ tím, tạp
sắc… Màu sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu… Phấn hoa có màu
vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím…
* Quả
Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt
hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ
lớn của hạt, trọng lƣợng hạt, số lƣợng hạt tùy theo giống. Ví dụ: giống
L.coniolor hạt nhỏ, đƣờng kính ~ 5 mm mỗi gam 700 - 800 hạt; giống
L.henrgi, giống L.auratum hạt to, đƣờng kính 12mm, mỗi gam có 170 - 180
hạt. Trong điều kiện khô, lạnh, hạt lily có thể bảo quản đƣợc 3 năm (Đặng
Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[6].
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục
2.1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng thân
Sự sinh trƣởng phát dục của lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển
trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Thân vảy vùi trong đất sau khoảng


7
2 tuần sẽ nảy mầm. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp xử lý lạnh không đầy đủ
hoặc gặp thời tiết lạnh thời gian nảy mầm có thể kéo dài tới 5 tuần (tùy theo
giống và điều kiện thời tiết). Từ khi ra nụ đến lúc nở hoa mất 4 - 7 tuần. Các
giống khác nhau có mức độ chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trƣởng
của cây.
Trục thân của lily là do trục mầm dinh dƣỡng co ngắn lại tạo ra. Trục
thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Đầu trục sơ cấp chính và
mầm dinh dƣỡng co ngắn, trục thứ cấp nằm giữa mầm dinh dƣỡng co ngắn và
vảy, có từ 1 đến 3 cái, là trung tâm phát dục ra củ con đời sau. Có một số
mầm lá, là vảy mới, quyết định đến sự hình thành củ con.
Sau khi phá ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là vùng vƣơn

dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn, vƣơn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi
cây ra nụ thì số lá đã đƣợc cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và
chiều dài đốt, số lá chịu ảnh hƣởng của chất lƣợng củ giống, điều kiện và thời
gian xử lý lạnh củ giống, thƣờng thì số mầm lá đã đƣợc cố định trƣớc khi
trồng. Vì vậy, chiều cao cây vẫn chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt. Trong
điều kiện ánh sang yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trƣớc khi bảo quản
lạnh lâu, đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngƣợc lại ánh sáng mạnh, ngày
ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Ở phạm vi nhiệt độ từ 20 - 300C nếu
cứ tăng thêm 20C cây có thể thấp đi 2 cm. Nắm đƣợc đặc tính này ngƣời ta có
thể xử lý giờ chiếu sáng trƣớc khi ra nụ khoảng 4 - 5 tuần để điều chỉnh chiều
cao cây rất có hiệu quả (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[6].
2.1.4.2. Đặc điểm phát dục
* Sự phân hóa hoa
Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, lily đƣợc trồng vào
tháng 9 tháng 10 và bắt đầu phân hóa hoa vào tháng 11 tháng 12, quá trình
phân hóa hoa đƣợc hoàn thành trong khoảng 40 - 60 ngày. Các giống Á châu


8
đa số thuộc loại này. Khi bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây bắt đầu phân hóa
mầm hoa. Nguyên nhân là do mầm co ngắn trong vảy rất mẫn cảm với nhiệt
độ thấp. Củ lily xử lý lạnh 50C từ 4 - 6 tuần, sau khi trồng 10 - 14 ngày đỉnh
sinh trƣởng mầm rút ngắn, đã bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thủy. Mỗi
mầm hoa nguyên thủy này lại kèm theo 1 - 2 mầm khác. Khi củ đã đƣợc xử lý
lạnh thì trƣớc khi trồng, củ có thể mọc mầm và phân hóa hoa, vì vậy nếu
không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho phát dục mầm hoa. Do đó trƣớc khi mọc
mầm hoặc khi mầm ngắn hơn 1cm phải trồng ngay. Tuy nhiên, một số giống
thuộc nhóm lai phƣơng Đông và lily thơm lại thuộc loại sau khi nảy mầm 1
tháng mới bắt đầu phân hóa hoa, đó cũng là nguyên nhân các giống này có
thời gian sinh trƣởng dài.

* Sự ra hoa
Sự phân hóa hoa và số lƣợng mầm hoa chịu ảnh hƣởng lớn của điều
kiện trƣớc khi trồng (chất lƣợng củ giống, điều kiện xử lý), nhƣng tốc độ phát
dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện sau khi trồng. Nhị đực
và nhị cái của lily cùng chín một lúc. Sau khi thụ tinh 10 - 15 ngày, tử phòng
bắt đầu phình to. Thời gian quả chín tùy thuộc vào giống. Giống ra sớm thì
cần khoảng 60 ngày, giống ra hoa trung bình cần 80 - 90 ngày, giống ra hoa
muộn cần ít nhất tới 150 ngày.
Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ, đồng thời còn gây ra cháy lá,
việc xử lý che nắng sẽ giảm thui nụ. Ngƣợc lại ánh sáng yếu (đặc biệt là mùa
Đông) cũng làm thui nụ và ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoa.
Quả chín sau khi hoa nở đƣợc khoảng 2 tháng. Khi quả có màu
vàng sẽ nứt ra, hạt có cánh vì vậy ở điều kiện tự nhiên có thể truyền đi
theo gió. Sau khi thu hoạch quả, thân lá khô héo, lúc này ta có thể thu
hoạch củ để làm giống.


9
* Sự ngủ nghỉ của củ và biện pháp phá ngủ
Kỹ thuật quan trọng trong việc trồng hoa lily là phải phá ngủ của củ.
Nếu trồng củ chƣa qua phá ngủ sẽ dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp và thƣờng xuất
hiện hiện tƣợng hoa mù. Các giống thuộc dòng Á châu lai có thời gian ngủ
nghỉ kéo dài từ 3 - 6 tháng. Dùng nhiệt độ thấp để phá ngủ là biện pháp hữu
hiệu nhất hiện nay. Nhìn chung hầu hết các giống bảo quản lạnh 5 0C sau 4 - 6
tuần là phá đƣợc ngủ nghỉ. Nhƣng cũng có một số giống nhƣ Connecticut cần
6 - 8 tuần; giống Yellow Blage cần đến 8 tuần. Cùng một giống việc xử lý
lạnh càng lâu thì thời gian từ trồng đến ra hoa càng ngắn. Ví dụ: giống
Prominence xử lý 3 tuần thời gian cần cho ra hoa 127 ngày, xử lý 4 tuần thời
gian cần cho ra hoa là 104 ngày, xử lý 5 tuần thời gian cần cho ra hoa là 92
ngày, xử lý 6 tuần thời gian cần cho ra hoa là 88 ngày… Từ đặc điểm này ta

có thể xác định đƣợc thời gian ra hoa, đồng thời xác định đƣợc thời gian trồng
thích hợp (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[6].
2.1.5. Điều kiện sinh thái của hoa lily
2.1.5.1. Nhiệt độ
Nói chung lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ƣa khí hậu ẩm mát,
nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 250C, ban đêm là 120C. Nhiệt độ là yếu tố
ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát dục của hoa lily, quan trọng nhất ảnh hƣởng
đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân và sự sinh trƣởng của lá. Nhiệt độ
còn là nhân tố quan trọng điều tiết sự phân hóa hoa và sự ra hoa. Các giống
thuộc dòng tạp giao và lily thơm đều cần có một số ngày nhiệt độ thấp nhất
định để thực hiện xuân hóa mới ra hoa đƣợc. Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh
hƣởng tới sự phát triển của củ. Nhiệt độ thấp, thời gian chiếu sáng trong ngày
dài củ sẽ to hơn. Vì vậy vào mùa Đông mỗi ngày cần tăng thêm 4 giờ chiếu
sáng, nâng chế độ chiếu sáng lên từ 16 - 24 giờ/ngày, có tác dụng làm cho cây
thấp đi rõ rệt, đồng thời tăng tỷ lệ ra hoa, giảm số hoa bị bại dục. Chiếu sáng bổ
sung ở nhiệt độ thích hợp (16 - 180C) có thể sẽ rút ngắn đƣợc thời gian ra hoa
của tất cả các giống (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[6].


10

2.1.5.2. Ánh sáng
Lily là cây ƣa cƣờng độ ánh sáng ở mức trung bình, vì vậy nếu trồng vụ
Hè Thu cần phải che bớt ánh sáng, tạo ra cƣờng độ ánh sáng thích hợp (từ 12
- 15 nghìn lux), nhất là ở thời kỳ cây cao 20 - 30cm. Ngƣợc lại trồng trong
nhà lƣới vào mùa Đông, ánh sáng không đủ, nhị đực sẽ sản sinh Etylen, dẫn
đến nụ bị rụng. Đặc biệt là nhóm Á châu rất mẫn cảm với thiếu ánh sáng, do
vậy cần bỏ bớt lƣới hoặc nilon che phủ để tăng cƣờng ánh sáng tự nhiên cho
cây. Lily là cây ngày dài, chiếu sáng ngày dài hay ngắn không những ảnh
hƣởng đến phân hóa hoa, mà còn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát dục của

hoa (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[6].
2.1.5.3. Nước
Đất quá khô hoặc quá nhiều nƣớc đều ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát
dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nƣớc, thời kỳ ra hoa nhu cầu nƣớc
giảm bớt vì nƣớc nhiều củ rễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ƣớt, độ
ẩm thích hợp nhất là 80 -85%. Nếu ẩm độ biến động lớn dễ dẫn đến thối củ.
2.1.5.4. Không khí
Lily là cây khá mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên độ mẫn cảm của các
giống khác nhau thì không giống nhau: Giống Á châu mẫn cảm nhất, các
dòng giống khác yếu hơn.
2.1.5.5. Đất
Lily có thể trồng ở mọi loại đất, nhƣng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt
nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nƣớc rất quan trọng. Lily
rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút đƣợc nƣớc, ảnh hƣởng
đến sinh trƣởng, phân hóa hoa và ra hoa. Nói chung hàm lƣợng muối không
đƣợc vƣợt quá 15mg/cm2, chất oxy hóa không cao quá 1,5mmol/l.
Đất quá chua cây hút ion sắt, nhôm, magie nhiều gây hại cho cây; đất
kiềm quá, lƣợng hút sắt,magie, lân không đủ sẽ dẫn đến thiếu các sắc tố. Các
giống thuộc nhóm tạp giao Á châu và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6
- 7, giống thuộc nhóm phƣơng Đông lại yêu cầu thấp hơn (pH từ 5,5 - 6,5).
2.1.5.6. Dinh dưỡng
Lily yêu cầu mức độ phân bón cao nhất trong 3 tuần đầu kể từ sau khi
trồng. Tuy nhiên, lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3


11
nguồn: phân bón, nƣớc tƣới và hàm lƣợng dinh dƣỡng của cây trồng vụ trƣớc.
Lily cũng mẫn cảm với hợp chất chứa Clo, yêu cầu lƣợng Clo trong đất không
vƣợt quá 1,5mmol/lít, nếu không sẽ hại rễ. Lily cũng rất mẫn cảm với Flo,
nếu hàm lƣợng Flo trong không khí cao dễ gây cháy lá. Đất thiếu Canxi, lily

dễ bị vàng lá, lá phát triển không gọn.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Bƣớc vào thế kỷ 21, ngƣời tiêu dùng trên thế giới đã có những đòi hỏi
mới về chất lƣợng cuộc sống: Ngon với thức ăn bổ dƣỡng hơn, đẹp với những
tiện nghi vật chất và tinh thần phong phú hơn. Vì yêu cầu ăn ngon, sống đẹp
ngày càng đƣợc xem trọng cho nên Hoa - Cây cảnh đã trở nên một nhu cầu
không thể thiếu trong mọi sinh hoạt: hoa sinh nhật, hoa thăm hỏi, hoa tiệc
cƣới, hoa trang trí văn phòng, hoa tôn vinh lễ hội, hoa cho ngày Cha Mẹ. Và
hoa theo cả con ngƣời cho tận đến khi kết thúc cuộc đời của mỗi ngƣời.
Chính vì vậy mà yêu cầu về hoa tăng rất nhanh và có một thị trƣờng rất
lớn, kim ngạch nhập khẩu lên đến gần 102 tỷ USD (2003) với mức tăng
trƣởng 6% mỗi năm, cao gấp nhiều lần so với thị trƣờng các loại nông sản
khác vốn đƣợc xem trọng nhƣ gạo, cà phê, chè (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Giá trị sản lƣợng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu
của Thế giới năm 2007
Loại hàng nhập khẩu
Giá trị sản lƣợng (USD)
Rau & Quả
97.900.226.000
Hoa - Cây cảnh
101.840.000.000
Gạo
9.249.026.000
Cà phê
7.548.041.000
Cao su
7.488.707.000
Chè
3.059.002.000

Hạt điều
1.569.312.000
Hồ tiêu
511.307.000
Tổng cộng
229.165.621.000
(Nguồn: />Tuy nhiên tình hình sản xuất Hoa - cây cảnh trên thế giới ngày nay đã
có nhiều chuyển biến. Những nƣớc sản xuất hoa - cây cảnh vốn nổi tiếng nhƣ


12
Hà Lan, Pháp nay đã trở thành những nƣớc nhập khẩu và cũng là thị trƣờng
tiêu thụ. Thay vào đấy, những nƣớc đang phát triển, nơi lao động đang còn rẻ
và giá trị đất chƣa cao nhƣ Trung Quốc, Malaysia, Nam Phi, Do Thái, Ấn Độ,
Colombia, Kenya, Ethiopia và Ecuador lại trở thành những nƣớc sản xuất và
xuất khẩu. Về mặt địa lý, có thể nói Nam Phi, Kenya và Zimbabwe là những
đại gia xuất khẩu hoa - cây cảnh sang châu Âu trong khi Colombia là nƣớc
chủ chốt xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ở châu Á, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan,
và gần đây Trung Quốc là những nƣớc xuất khẩu, phần lớn sang Nhật Bản.
Nhìn chung, thị trƣờng nhập khẩu hoa - cây cảnh trên thế giới đƣợc phân phối
nhƣ sau: Đức với 22 tỷ đô la Mỹ, chiếm 22%; Hoa Kỳ với 15 tỷ đô la Mỹ,
chiếm 15%; Pháp và Anh với 10 tỷ đô la, chiếm 10%; Hà Lan với 9 tỷ đô la,
chiếm 9%; Nhật Bản với 6 tỷ đô la, chiếm 6%; Ý và thụy Sĩ với 5 tỷ đô la,
chiếm 5%. Giới chuyên gia còn cho rằng các nƣớc thuộc khối Đông Âu cũ
cũng sẽ trở thành nơi sản xuất hoa - cây cảnh trong tƣơng lai [24].
* Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới
Năm 1997, Hà Lan có 356 ha lily, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa
cắt trồng bằng củ (sau Tuylip). Sở dĩ hoa lily đƣợc phát triển mạnh trong những
năm gần đây là do ngƣời Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp,
chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Ngoài ra còn do kỹ thuật điều khiển

hoa phát triển nhanh có thể cho hoa quanh năm. Một nguyên nhân nữa là do có
sự đầu tƣ cơ giới hóa trong việc trồng và chăm sóc đã làm giảm giá thành, vì
vậy đã làm hiệu quả kinh tế việc trồng hoa lily cao hơn hẳn trƣớc đây.
Hiện nay, Hà Lan mỗi năm trồng 18.000 ha hoa lily, trong đó xuất khẩu
70%. Nhật Bản là nƣớc có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong
những nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất Châu Á (mỗi năm khoảng
500 triệu USD). Nhật cũng là nƣớc sản xuất hoa lớn, diện tích sản xuất hoa
năm 1992 của nƣớc này là 4.600 ha với 36.000 hộ, sản lƣợng đạt 900 tỷ Yên.
Trong đó, hoa lily đứng ở vị trí thứ 4 sau hoa cúc, hồng và cẩm chƣớng.


13
Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nƣớc phát triển nghề
trồng hoa mạnh, lƣợng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc
Á. Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000ha trồng hoa với 1,2 vạn ngƣời
tham gia, giá trị sản lƣợng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989, trong đó, lily
là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc.
Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ
canh tác còn cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản; năm 2001 nƣớc này đã có
490ha trồng hoa lily, trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.
Hà Lan là nƣớc có công nghệ tạo giống và trồng hoa lily tiên tiến nhất
hiện nay. Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15 - 20 giống mới, sản xuất 1.315 triệu
củ giống lily, cung cấp cho 35 nƣớc khác nhau trên toàn thế giới.
Ngoài các nƣớc kể trên còn nhiều nƣớc trồng lily lớn khác nhƣ: Mỹ,
Đức, Mêhico, Côlômbia, Israen…(Đào Thanh Vân và cs, 2007)[20].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng thuận lợi để có thể trồng
đƣợc nhiều loại hoa và cây cảnh. Sản phẩm hoa và cây cảnh có vai trò quan
trọng trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của ngƣời dân ngày
càng cao. Thị trƣờng trong nƣớc rộng lớn và phong phú, bên cạnh đó tiềm

năng xuất khẩu cũng đầy hứa hẹn, hoa và cây cảnh Việt Nam nếu đƣợc tổ
chức tốt từ khâu sản xuất, quảng bá đến tiêu thụ sẽ tạo tiềm lực kinh tế lớn
cho ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng [27]. Nếu nhƣ trƣớc những năm 1995, nƣớc ta chủ yếu sử dụng
những loại hoa, cây cảnh truyền thống nhƣ quất, đào, mai, hoa cúc, lay-ơn,
thƣợc dƣợc, thì trong những năm trở lại đây một số chủng loại hoa, cây cảnh
mới, cao cấp đã dần đƣợc chú trọng và đang có xu hƣớng tăng dần về số
lƣợng và giá trị. Có sự thay đổi nói trên là do nhu cầu của ngƣời tiêu dùng
luôn hƣớng đến những chủng loại cây hoa, cây cảnh mới lạ có chất lƣợng cao
(màu sắc đẹp, độ bền lâu, có hƣơng thơm…), đƣợc nhập từ nƣớc ngoài bằng
nhiều con đƣờng khác nhau [29].


14
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2011
Chỉ tiêu
Tổng diện tích (ha)
Giá trị sản lƣợng (Tr.đ)
Giá trị thu nhập TB

2000

2005

2008

2011

6.800


11.200

12.600

16.200

950.000

1.960.000

4.410.000

6.800.000

140

275

350

420

1,0

2,1

1,9

2,4


1,0

2,0

4,6

7,2

(Tr.đ/ha/năm)
Mức tăng diện tích so với
2000 (lần)
Mức tăng giá trị sản
lƣợng so với 2000 (lần)

(Trịnh Khắc Quang, 2013)[12]
Sản xuất hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn nhƣ Hà Nội,
Hải Phòng, Lâm Đồng… Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa
hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chƣớng; thị trấn Sapa (Lào Cai) là nơi có tiềm
năng trồng hoa xuất khẩu vì có khí hậu lạnh nhƣng quy mô nhỏ. Khu vực
miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt nhƣng chủ yếu phục vụ thị trƣờng
tại chỗ. Các tỉnh Nam Bộ tập trung sản xuất hoa nhƣng chủ yếu là các loại
hoa vùng nhiệt đới. Tỉnh Lâm Đồng, nơi đƣợc mệnh danh là xứ sở của các
loài hoa, có diện tích trồng hoa 1.100ha với sản lƣợng không dƣới 800 triệu
cành mỗi năm nhƣng xuất khẩu vẫn chƣa mạnh.
Theo Bộ Công Thƣơng, hiện nay, thị trƣờng xuất khẩu hoa tƣơi của
Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia và A-rập
Xê-út. Xuất khẩu hoa của các nƣớc Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói
riêng thƣờng gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trƣờng Bắc Mỹ, Trung Âu
vì hai thị trƣờng này chủ yếu nhập hoa từ các nƣớc Nam Mỹ, Trung Mỹ và



15
các nƣớc Nam Âu. Ngoài những yếu tố khắt khe về kỹ thuật, vị trí địa lý làm
tăng chi phí vận chuyển cũng là điều bất lợi cho xuất khẩu hoa Việt Nam.
Theo Bộ Công Thƣơng, mục tiêu xuất khẩu hoa của Việt Nam trong
thời gian tiếp theo sẽ là hƣớng tới mở rộng các thị trƣờng đã có ở Châu Á vì
thuận lợi khi xuất khẩu hoa sang thị trƣờng này là khoảng cách địa lý không
xa, chi phí vận chuyển thấp, bảo quản dễ dàng và tìm kiếm khách hàng dựa
vào mối quan hệ thƣơng mại sẵn có, còn mục tiêu lâu dài là mở rộng thị
trƣờng sang các nƣớc Bắc Mỹ nhƣ Canada, Mỹ và các nƣớc Trung Âu [26].
Ngoài ra, để phát triển thị trƣờng hoa tƣơi, ngƣời trồng hoa nên áp
dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào tất cả các khâu sản xuất, xúc tiến
thƣơng mại, bán hàng nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng và giảm
giá thành sản phẩm. Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa các vùng miền trồng hoa
phù hợp với điều kiện về địa lý, khí hậu và thị trƣờng của từng loại hoa.
* Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam
Lily là loại hoa quý hiếm ở Việt Nam, hiện nay mới đƣợc trồng ở một số
tỉnh thành phố có nghề trồng hoa phát triển nhƣ: Đà Lạt, Tp.Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hải Phòng… So với các chủng loại hoa khác thì chủng loại hoa này chiếm
tỷ lệ rất nhỏ cả về diện tích và số lƣợng (Đào Thanh Vân và cs, 2007)[20].
Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa
phƣơng khác trên cả nƣớc (chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa),
còn ở Hà Nội, Hải Phòng chỉ mới trồng mang tính chất thử nghiệm. Tình hình
phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ƣu đãi cho
sự phát triển của các giống hoa nói chung và cho hoa lily nói riêng, một phần
do kỹ thuật trồng lily của Đà Lạt tƣơng đối cao nên hoa sinh trƣởng khá tốt.
Hiện nay, Lily là một trong những loại hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho một số công ty hoa ở Đà Lạt (Đào Thanh Vân và cs, 2007)[20]. Theo
thống kê của ngành nông nghiệp, chỉ tính riêng Đà Lạt, hiện nay diện tích



16
trồng hoa lily dao động từ 70 - 100 ha/năm, giá trị kinh tế từ việc trồng hoa
lily đem lại ƣớc tính gấp 6 lần so với trồng hoa cúc [24].
Một số đặc điểm chung của nghề trồng lily ở Việt Nam nhƣ:
- Là một loại cây trồng mới, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu.
- Thiếu sự chỉ đạo thống nhất, sản xuất thiếu tính đồng bộ.
- Diện tích ít, sản lƣợng thấp, chất lƣợng hoa chƣa cao.
- Đầu tƣ cho khoa học kỹ thuật chƣa nhiều, củ giống trong nƣớc bị
thoái hóa nghiêm trọng, phần lớn giống phải nhập từ nƣớc ngoài, do đó bị
động và dẫn đến giá thành sản xuất cao (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc,
2004) [6].
2.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa lily trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa lily trên thế giới
Công tác chọn tạo giống hoa lily trên thế giới đã thực hiện trên 100
năm và ngày càng đƣợc phát triển. Có 3 nhóm lily quan trọng về mặt thƣơng
mại là Asiatics hybrid, Oriental hybrid, L. Longiflorum. Hầu hết các giống
thƣơng mại hiện nay đƣợc lai tạo thành công tại Hà Lan.
Những nghiên cứu về chọn tạo giống hoa lily ở Hà Lan đƣợc tập trung
tại Trung tâm nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây trồng (CPRO - DLO)
Wageningen. Mục tiêu chọn tạo giống chính là: chọn giống kháng bệnh, chọn
giống có chất lƣợng tốt (độ bền hoa, sức sinh trƣởng, khả năng tạo củ của
L.longiflorum), lai xa, xây dựng bản đồ gen lily.
Các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia,… đều
đang chủ động xây dựng những chƣơng trình chọn tạo và nhân giống trong
nƣớc (Zhao et al 1996 [23], Kim et al 1996 [22], Grassotti et al 1990 [21],…).
Việc sử dụng nguồn gen bản địa là một trong những ƣu tiên để tạo giống bản
sắc riêng, phù hợp với điều kiện sinh thái khí hậu tại mỗi quốc gia này.



17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa lily ở Việt Nam
Việt Nam có 2 loài lilium hoang dại: L.bowii F.E. Brown var.
Cochesteri Wils mọc trên núi đá, các đồi cỏ ở Bắc Thái, Cao Lạng (nay là
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn) và loài L.poilaneigag.nep
xuất hiện ở đồi cỏ SaPa - Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai) (Võ Văn Chi,
Dƣơng Đức Tiến, 1978 [2]; Lê Quang Long và CS,2006 [11]). Tuy nhiên các
giống lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đƣợc nhập nội từ Hà Lan, Đài
Loạn, Chile hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu về hoa lily tập trung ở một số
hƣớng: Khảo nghiệm để lựa chọn đƣợc những giống nhập nội phù hợp với
điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật
Invitro, nuôi cấy Bioreator… Bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm
sóc hoa lily cũng đƣợc quan tâm.
Nghiên cứu khảo nghiệm hoa lily đƣợc thực hiện ở nhiều vùng phía
Bắc bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả khả quan (Trần Duy Quý, 2004)[13].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến năm
2004 đã xác định đƣợc 3 giống lily: Tiber, Siberia và Acapulo có khả năng
trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc: kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng
Sơn, Sơn La, Phú Thọ,Yên Bái, Thái Nguyên… đã khẳng định đƣợc 2 giống
Tiber và Sorbonne sinh trƣởng và phát triển tốt ở địa phƣơng …
Nghiên cứu sản xuất giống hoa lily ở Việt Nam cũng đem lại một số
kết quả nhất định nhƣ: nghiên cứu phƣơng pháp tạo củ Invitro trên một số
giống hoa lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003)[7]. Nghiên cứu khả
năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp lily trong ống nghiệm (Hà Thị
Thúy và CS, 2005)[18]. Nghiên cứu nhân giống củ lily bằng kỹ thuật Invitro
nuôi cấy trong môi trƣờng cơ bản (MS) có bổ sung 12% đƣờng Sacaroza,
nhiệt độ phòng 25 - 27°C, độ ẩm 70%, cƣờng độ chiếu sáng 3000 lux do tác
giả Nguyễn Thị Lý Anh viện Sinh Học Nông Nghiệp - Trƣờng đại học Nông



×