Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiệu lực của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kinh doanh tại vùng chè xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.02 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

DƢƠNG VĂN QUÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG CHÈ KINH DOANH
TẠI VÙNG CHÈ XÃ HỒNG TIẾN, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

ĐOÀN TRUNG CƢỜNG


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG CHÈ KINH DOANH
TẠI VÙNG CHÈ XÃ HỒNG TIẾN, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 – 2015
: Th.S Nguyễn Thị Nguyên

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Cùng với phương châm “Học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là
một khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong trương trình đào tạo. Là thời
gian để mỗi sinh viên đã học tập nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố
và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn

thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
‘‘Đánh giá hiệu lực của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng chè kinh doanh tại vùng chè xã Hồng Tiến, huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên”. Trong suốt quá trình học tập và viết luận văn em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, anh chị, bạn bè và các cô chú
nơi thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp luận bản văn được hoàn thành, em muốn được gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học cùng các thầy cô giáo trong khoa đã dạy dỗ, quan tâm tạo mọi điều
kiện cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt em
muốn được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Vũ Thị
Nguyên người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Do điều kiện và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, mặc dù
đã rất cố gắng song bản luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến
đóng góp của bạn bè để bản luận văn tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Dƣơng Văn Quân


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè

chính năm 2008-2012 .................................................................................................... 8
Bảng 2.2: Tình hình sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè chính năm 2008-2012 ................................................................................... 9
Bảng 2.3: Diễn biến năng suất chè của thế giới và một số nước
trồng chè chính năm 2008-2012 .................................................................................10
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đến
chiều cao của nương chè ...............................................................................................28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá
đến độ rộng tán chè ......................................................................................................29
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá
đến độ dày tán chè ........................................................................................................30
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến chiều dài búp của chè .............32
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá ....................................................................................33
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến mật độ búp ...................34
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất cây chè. ...............................35
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ, tỷ lệ sâu
bệnh hại chè ..................................................................................................................37
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá khác nhau đến tỷ lệ búp mù
xòe và phẩm cấp chè nguyên liệu ...............................................................................40


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TCTHCVN

: Tổng công ty hóa chất Việt Nam


TCT

: Tổng công ty

FAO

: Tổ chức liên nông liên hợp quốc

AGROINFO

: Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

PTNN

: Phát triển nông thôn


i
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục đích .................................................................................................................. 2

1.3. Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học.................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 4
2.1. Nguồn gốc của cây chè .......................................................................................... 4
2.2. Sự phân bố của cây chè .......................................................................................... 4
2.3. Các vùng sản suất chè chủ yếu ở Việt Nam ......................................................... 5
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 5
2.5. Những kết quả nghiên cứu về đất và phân bón cho
chè ở Việt Nam............................................................................................................13
2.6.Tình hình sản xuất phân bón lá trên thế giới và tại Việt Nam ...........................16
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................21
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................21
3.1.1. Đối tượng............................................................................................................21
3.1.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ...............................................22
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................22
3.3. Phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................22
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................................22
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................24


ii
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................26
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................27
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá
đến khả năng sinh trưởng của cây chè .......................................................................27
4.1.1. Ảnh hưởng của phun các chế phẩm phân bón lá đến chiều cao cây chè ..............27


4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến độ rộng tán của nương chè......29
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất chè................................................................................31
4.2.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến chiều dài búp (cm) .......................................................................................31

4.2.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến khối lượng búp (g/búp) .........................................................................................32
4.2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến mật độ búp (búp/m2) .............................................................................................33
4.2.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến năng suất chè (tạ/ha) ......................................................................................34

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá
đến mức độ sâu hại chè .............................................................................................36
4.3.1. Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius)................................................36
4.3.2. Bọ cánh tơ (Physothrips setivetris Bagn) ....................................................37
4.3.3. Nhện đỏ (Metaletrannychus bioculatus Woods) ........................................37
4.3.4. Bọ xít muỗi (Helopestis thevora W.) ...........................................................38
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá
phẩm cấp nguyên liệu chè ...........................................................................................39
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................41
5.1. Kết luận ..................................................................................................................41
5.2. Đề nghị...................................................................................................................41


1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
cao. Sản xuất chè đã giải quyết nhu cầu cần nhiều lao động, góp phần thu hút
lao động dư thừa và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn, đặc biệt là vùng trung du miền núi [3].
Tuy được đánh giá là một nước có ngành sản xuất chè phát triển
nhanh với nhiều vùng chè đặc sản, sản phẩm chè Việt Nam được xuất khẩu
sang 108 nước trên thế giới, nhưng năng suất chè Việt Nam lại thuộc nhóm
thấp hơn năng suất chè thế giới, đặc biệt chất lượng và sức cạnh tranh của
sản phẩm chè Việt Nam thấp thị trường không ổn định. Sản phẩm chè xuất
khẩu hiện nay chủ yếu ở dạng chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức
trung bình và thấp, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng tiềm năng của cây
chè Việt Nam. Câu hỏi mà ngành chè quan tâm nhất hiện nay là làm sao
quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất
khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu chè của Việt Nam
trên thị trường thế giới .
Để trả lời câu hỏi đó, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về diện tích,
sản lượng, áp dụng các quy trình thâm canh chè mới, giống mới thì việc sử
dụng các loại phân bón mới, chất lượng cao vào sản xuất cần được chú
ý. Hiện nay, hướng sử dụng các loại phân bón lá cung cấp các vi lượng
thiết yếu, các amino acid kết hợp với các chủng vi sinh vật hữu hiệu đang
được các nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới quan tâm và sử dụng. Tại
Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng phân bón lá chủ yếu thực hiện trên các
cây ngắn ngày và chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.


2
Dưới sự hướng dẫn của Th.s Vũ Thị Nguyên – Trường ĐH Nông
Lâm, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu lực của một số loại
phân bón lá đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kinh doanh tại

vùng chè xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xác định được các chế
phẩm phân bón lá thích hợp cho cây chè, nhằm đảm bảo cho năng suất cao,
chất lượng búp tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng Phổ Yên – Thái
Nguyên.
- Bổ sung cho quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè trong sản xuất
tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá,
hướng phun đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng búp trên
cây chè.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính khi sử dụng một số
chế phẩm trên cây chè.
1.4. Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử
dụng các loại phân bón lá thích hợp cho cây chè trên địa bàn Thái Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tài liệu cho công tác
nghiên cứu khoa học, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về cây
chè ở địa phương.


3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ quan trọng góp phần xác
định được các loại phân bón lá thích hợp trên cây chè cho năng suất, chất
lượng cao và thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng Thái Nguyên
1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại phân bón lá đến
các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng và mức độ nhiễm sâu bệnh hại
của giống chè Phúc Vân Tiên 6 tuổi trồng tại Phổ Yên – Thái Nguyên.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của cây chè cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau
dựa trên những cơ sở về lịch sử, về khảo cổ học và về thực vật học, một số
quan điểm được nhiều người công nhận là:
- Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc: Các nhà khoa học Trung Quốc
nghiên cứu về cây chè cho rằng nguồn gốc cây chè là ở Trung Quốc (theo
Daraeslia- 1989) [3].
- Cây chè có nguồn gốc ở Ấn Độ: Vào năm 1823, R.Bruce đã phát hiện
ra những cây chè dại, thân lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ) từ đó học giả người
Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ [4].
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Năm 1976, Djemukhatze (Liên Xô)
nghiên cứu về những cây chè cổ thụ Suối Giàng ( Yên Bái ), Mộc Sơn (Lạng
Sơn) từ đó ông đã đưa ra học thuyết về ngồn gốc cây chè là bắt nguồn từ cây
chè Shan ở Việt Nam [7].
Tuy có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè nhưng đều
thống nhất rằng: Cây chè có nguồn gốc ở Châu Á nơi có khí hậu nóng và ẩm.
2.2. Sự phân bố của cây chè
Phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, đất đai,
khí hậu. Nhưng kết quả nghiên cứu về cây chè đều kết luận rằng: Cây chè
thích hợp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên cho
đến nay cây chè được trồng trọt khắp 5 châu lục ( trên 60 nước ) nhờ những
tiến bộ về khoa học kĩ thuật như chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác [7].

Sự phân bố của cây chè theo định hình và độ cao khác nhau đã tạo ra
những vùng chè với những giống chè khác nhau và chất lượng cũng khác nhau.


5
2.3. Các vùng sản suất chè chủ yếu ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính
sau (phân bố các vùng chè ở Việt Nam- 1999):
- Vùng trung du miền núi 60.3%
- Vùng tây nguyên

22,8%

- Vùng 4 cũ

6,16%

- Đồng bằng Sông Hồng

4,04%

- Duyên hải miền trung

2,39%

- Các vùng khác

4,31%

Vùng Trung du miền núi là vùng chè lớn nhất cả nước (chiếm tên 60%

diện tích). Chủ yếu là giống chè Trung du chiếm trên 80% diện tích và chủ
yếu là để chế biến chè đen xuất khâu và chè xanh. Hiện nay các nương chè đã
bắt đầu sinh trưởng kém, búp nhỏ, tầng tán mỏng, năng suất giảm dần biểu
hiện nương chè xuống cấp. Nhưng do hiện nay giá cả phân bón liên tục tăng
cao, việc cung cấp phân bón qua gốc cho chây chè không được đầy đủ [1].
Vì vậy việc nghiên cứu các loại phân bón lá có khả năng cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cho cây với giá thành rẻ có ý nghĩa quan trọng góp phần
tăng tổng sản lượng và chất lượng của chè.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
- Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng sớm nhất ở Trung Quốc,
cách đây khoảng 5000 năm. Cho đến năm 2000, đã có hơn 100 nước thuộc 5
Châu trồng và xuất khẩu chè. Sản lượng chè thế giới năm 2000 đạt hơn 2,8
triệu tấn. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước trồng chè lớn nhất (chiếm hơn
nửa tổng sản lượng) và cũng là hai nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới [2].
Theo Chen-Zong-Mao (Trung Quốc) -1995, diện tích chè trên thế giới
ổn định trong vòng 15 năm qua, đạt khoảng 2,43 triệu ha, trong đó diện tích


6

chè của châu Á chiếm 86,7%, Châu Phi là 8,04%. Trung Quốc là nước có
diện tích chè lớn nhất thế giới: 1134,6000 ha.
Sau Trung Quốc thì Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng chè lớn thứ 2
trên thế giới. Diện tích và sản lượng chè trên thế giới chủ yếu tập trung tại 2
quốc gia này.
Hơn 10 năm gần đây, diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên không
đáng kể. Năm 1990 tổng diện tích là 2.500 nghìn ha. Năm nước có diện tích
trồng chè lớn nhất là: Trung Quốc, ấn Độ, Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ và Inđônesia
chiếm75% và nếu kể thêm cả Kenya nữa thì 6 nước này chiếm tới 80% diện

tích chè thế giới.
Nước nhỏ nhất trong "Làng Chè" là Cameroon, chỉ trồng 1000 ha với
mức độ tăng trưởng 3% năm. Bên cạnh những nớc có mức độ tăng trưởng
diện tích cao như Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Burundi (7,8%/năm) thì diện
tích trồng chè ở một số nước cũng bị giảm đi như: Srilanka, Đài Loan và
Nhật Bản.
Diện tích trồng chè trên thế giới được phân bố như sau: Châu Á với 12
nước chiếm khoảng 92%, Châu Phi với 12 nước chiếm khoảng 4%, Nam Mỹ với
4 nước chiếm khoảng 2%, các nước còn lại chiếm khoảng 2%.
Cây chè nguyên là một cây rừng mọc trong những điều kiện ẩm ướt, râm
mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Về nhu cầu ánh
sáng, cây chè là cây trung tính trong giai đoạn cây con, lớn lên ưa sáng hoàn
toàn. Dưới bóng râm, là chè xanh đậm, lóng dài, búp non lâu, hàm lượng
nước cao nhưng búp thưa, sản lượng thấp vì quang hợp yếu. Ánh sáng tán xạ
ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ.


7

Sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn ở vùng
đồi núi cao là điều kiện để sản xuất chè có chất lượng cao trên thế giới [7].
Nhiệt độ không khí thuận lợi cho sinh trưởng của chè là 22-280C; búp
chè sinh trưởng chậm ở 15-180C, dưới 100C mọc rất chậm. Trên 300C chè
mọc chậm, trên 40 0C chè bị khô xém nắng lá non.
Nước giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ
chế biến. Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh, là nguyên tố
quan trọng để đảm bảo các hoạt động sinh lý của cây chè. Về nông nghiệp,
nước quyết định sản lượng và chất lượng của chè; trong công nghiệp, nước là
thành phần biến đổi nhiều trong các công đoạn héo, vò, lên men, sấy khô.
Hàm lượng nước trong chè biến động theo từng bộ phận, giống chè, biện

pháp kỹ thuật và khí hậu thời tiết trong năm. Nói chung, các tổ chức non có
nhiều nước hơn các bộ phận già. Mưa nhiều sản lượng chè cao nhưng chất
lượng thấp.
Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè trên thế
giới là 1.500-2.000mm. Độ ẩm tương đối không khí từ 80-85% có lợi cho
sinh trưởng của cây chè.
Theo FAO (2014) [10] thì tình hình sản xuất chè, tiêu thụ chè trên thế
giới tính đến năm 2012 như sau:


8
Bảng 2.1 : Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008-2012
(Đơn vị tính: ha)
Năm

Tên nƣớc
2008

2009

2010

2011

2012

1.298.374

1.320.873


1.419.530

1.514.000

1.513.000

Ấn Độ

578.458

579.000

579.000

600.000

605.000

Indonesia

127.712

123.506

124.573

123.300

122.500


Việt Nam

108.800

111.400

113.200

114.399

115.964

Myanmar

76.900

77.975

78.746

78.604

79.000

Nhật Bản

48.000

47.300


46.800

46.200

45.900

Bangladesh

58.005

59.000

52.236

56.670

58.000

2.992.314

3.028.446

3.129.831

3.267.712

3.275.991

Trung Quốc


Thế giới

(Nguồn: Theo FAOStatistics Division, 2015)
Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích chè trên toàn thế giới năm 2012
tăng tương đối cao đạt 3.275.991ha, tăng 283.677ha, tăng 9,48% so với năm
2008. Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới
với diện tích là 1.513.000ha, chiếm 46,2% diện tích trồng chè toàn thế giới.
Ấn Độ là nước đứng thứ 2 về diện tích chè trên thế giới đạt 605.000ha, chiếm
18,46% so với diện tích trồng chè trên toàn thế giới. Nhật Bản là nước có diện
tích chè thấp nhất với 45.900ha. Diện tích chè của Việt Nam năm 2012 là
115.964, chỉ chiếm 3,53% so với diện tích chè của toàn thế giới.


9
Bảng 2.2: Tình hình sản lƣợng chè trên thế giới và một số nƣớc trồng chè
chính năm 2008-2012
(Đơn vị tính: tấn)
Năm

Tên nƣớc
2008

2009

2010

2011

1.274.984


1.375.780

1.467.467

1.640.310

1.714.902

Ấn Độ

987.000

972.700

991.182

966.733

1.000.000

Indonesia

153.971

156.901

150.342

150.200


150.100

Việt Nam

173.500

185.700

198.466

206.600

216.900

Myanmar

29.000

30.255

31.060

31.000

32.000

Nhật Bản

96.500


86.000

85.000

82.100

85.900

Bangladesh

59.000

59.500

60.000

60.500

61.500

4.207.701

4.261.725

4.572.251

4.624.401

4.818.118


Trung Quốc

Thế giới

2012

(Nguồn: Theo FAOStat Citasion 2014)
Sản lượng chè trung bình toàn thế giới năm 2012 đạt 4.818.118 tấn, tăng
11,45% so với 2008. Đứng đầu về sản lượng là là Trung Quốc với 1.714.902
tấn, chiếm 35,6% so với tổng sản lượng chè của toàn thế giới. Sản lượng chè
thấp nhất là Mianma với 32.000 tấn chiếm 0.66% tổng sản lượng chè thế giới.
Sản lượng chè Việt Nam tính đến năm 2012 đạt 216.900 tấn, chiếm 4.50% so
với sản lượng tổng lượng chè thế giới.


10
Bảng 2.3: Diễn biến năng suất chè của thế giới và một số nƣớc trồng chè
chính năm 2008-2012
(Đơn vị tính: tạ chè khô/ha)
Tên nƣớc
Trung Quốc

Năm
2008

2009

2010


2011

2012

9.82

10.416

10.338

10.834

11.334

Ấn Độ

17.063

16.8

17.119

16.112

16.529

Indonesia

12.056


12.704

12.069

12.182

12.253

Việt Nam

15.947

16.67

17.532

18.06

18.704

Myanmar

3.771

3.88

3.944

3.944


4.051

Nhật Bản

20.104

18.182

18.162

17.771

18.715

Bangladesh

10.085

10.085

11.486

10.676

10.603

Thế giới

14.062


14.072

14.609

14.152

14.707

(Nguồn: Theo FAOStat Citasion 2014)
Qua bảng 2.3 cho thấy số năng suất chè bình quân toàn thế giới năm
2012 đạt 14,707 tạ chè khô/ha, tăng 0.654 tạ/ha, tương đương với 4,59% so
với năm 2008. Trong đó các nước đạt năng suất chè cao như Ấn Độ đạt
16.529 tạ/ha, Nhật Bản đạt 18,751 tạ/ha, cao nhất trên thế giới. Thấp nhất là
Mianma chỉ đạt 4.051 tạ/ha. Việt Nam tính đến năm 2012 năng suất đạt 18.704
tạ chè khô/ha, tương ứng với 127,1% so với năng suất thế giới. Năng suất Việt
Nam cũng tương đối cao. Đứng thứ 2 về năng xuất chỉ sau Nhật Bản.
- Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế
giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng
trung bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới


11
năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô
la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la) [13].
Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế
giới đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Danh sách
các nước trong bảng xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm 2007 với ba nước dẫn đầu là

Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ đô la), Trung Quốc (682,3 triệu đô la) và Ấn Độ (501,3
triệu đô la) [13].
Theo Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), năm 2009 nguồn cung
chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của thời tiết xấu
đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè. Như tại Kenya,
nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đang
phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh. Sản
lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so
với cùng kỳ năm 2008. Tình trạng tương tự cũng xảy ra Sri Lanka, khiến sản
lượng chè của nước này năm 2009 được dự báo sẽ giảm so với năm 2008 [10].
Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng
trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga,
Pakistan, Mỹ, Nhật Bản...sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn
thế giới vào năm 2010. Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên
150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm [10].
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng
nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu
dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây,
nước ngọt...mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc
biệt là những loại chè có chất lượng trung bình.


12
Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng
nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường
này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng
các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế
biến đặc biệt. Như tại Nga (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế
giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 kg chè/người/năm [13].
Trong giai đoạn 2009-2010, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ

223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên,
mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ
trong xu hướng suy giảm. Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loại
cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng [13].
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh
doanh chè thuộc Tổ chức Nông Lương Quốc tế, đến những năm cuối thế kỷ
20 đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có
người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều ngời uống chè. Mức
tiêu thụ chè bình quân đầu người một năm trên toàn thế giới là
0,5kg/người/năm. Những nước có mức tiêu dùng cao bình quân đầu người là
Anh 2,87; Thổ Nhĩ Kỳ 2,72; Irac 2,51; Coet 2,23; Tuynidi 1,82; Ai Cập 1,44;
Srilanka 1,41; ARập Xêut 1,4; Xyry 1,26; Australia 1,22; Nhật Bản 0,99;
Pakistan 0,86; Nga 0,85. Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ có mức tiêu dùng
bình quân trên đầu người thấp tương ứng 0,55kg; 0,3 kg và 0,45 kg nhưng
dân số đông nên lại là những nước tiêu dùng lượng chè hàng năm rất lớn : Ấn
Độ 620-650 nghìn tấn; Trung Quốc 430-450 nghìn tấn; Mỹ 90-100 nghìn tấn.
Các nước Anh, Nga, Nhật, Pakistan cũng là những nước tiêu dùng chè mỗi
năm từ 100-200 nghìn tấn, các nước Maroco, Đức, Pháp, Ba Lan, Iran, Irac,
Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ sức tiêu dùng hàng năm cũng từ 30-70 ngàn tấn [10].


13
Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang
chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống
liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích
dùng các sản phẩm chè truyền thống.
2.5. Những kết quả nghiên cứu về đất và phân bón cho chè ở Việt Nam
Năm 1969- 1979 với sự giúp đỡ của Viện thổ nhưỡng nông hóa,
trại thí nghiệm chè Phú Hộ đã tiến hành làm thí nghiệm bón phân khoáng N,
P, K cho chè. Kết quả được tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và các cộng tác viên [6]

cho biết: bón N và nhất là bón Kali có tác dụng rất rõ đến việc làm tăng
năng suất chè. Bón lân năng suất ít chênh lệch so với đối chứng. Bón kali
PHKCl của đất được tăng lên.
Phân bón còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu chế biến (búp
chè).Việc bón phân đạm đơn độc với lượng cao (100N đến 200N) cho chè
đã cho thấy, với lượng bón 100N làm giảm hàm lượng tanin tổng số 1,4% và
2,8% với lượng 200N. Làm giảm lượng chất hòa tan tổng số là 0,6% với
lượng bón 100N và 1% với lượng bón 200N. Bón đạm đơn thuần năng suất
tăng đến năm thứ 7 và từ năm thứ 8 thì giảm dần.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (1996) [2] lượng đạm bón tăng
dẫn tới năng suất tăng nhưng hiệu suất sử dụng 1 kg N lại giảm. Với lượng
bón 100N, 1 kg N cho thu hoạch 9 kg chè búp, còn lượng bón 400N, 1 kg N
cho thu hoạch 6 kg chè búp.
Bón lượng đạm cao đã làm giảm hàm lượng tanin tổng số từ 1,3%
đến 2,9%, làm giảm chất hòa tan từ 1% đến 3,1% nhưng lại làm tăng hàm
lượng N tổng số trong búp chè (so với không bón phân).
Với những số liệu trên đã chứng tỏ bón đạm đơn độc với lượng cao
có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng búp chè. Đó là một trong những
nguyên nhân làm cho chất lượng chè chế biến không cao.


14
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân khoáng cho chè còn gặp nhiều khó
khăn, phần lớn đất trồng chè rất nghèo dinh dưỡng, địa hình đa dạng và
phức tạp, khả năng đầu tư phân bón thâm canh cho chè rất hạn chế, kết quả
nghiên cứu chưa nhiều. Sử dụng N:P:K mất cân đối, nhìn chung chú ý
nhiều lượng bón N mà ít chú ý đến các nguyên tố khác, vì thế đã không
phát huy được hiệu quả của bón phân, đặc biệt chất lượng nguyên liệu chè
giảm. Lượng bón phân vô cơ ở Việt Nam thấp hơn các nước Nhật Bản,
Srilanka... Do vậy việc nghiên cứu liều lượng, tỷ lệ bón của một số yếu tố

phân bón cho chè là rất cần thiết trong thâm canh chè hiện nay.
Thực tế cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu vế phân bón
cho chè ở Việt Nam. Theo kết quả thống kê của FAO mức đầu tư phân bón
cho chè ở Việt Nam bình quân 200kg N, 50kg P2O5, 50kg K2O/ha. Song
theo hiệp hội phân bón quốc tế (IFA) mức phân bón khuyến nghị với chè
kinh doanh là 90kg N, 240kg P2O5, 360kg K2O/ha. Qua điều tra 1990 –
1994 ở Việt Nam lượng bón thực tế cho cây chè kinh doanh bình quân là
140 kg N, 80kg P2O5 và 40kg K2O/ha [8].
Bón đạm trên cơ sở cân đối với các yếu tố cơ bản khác hiệu lực phân
bón cho chè, nêu rằng trên nền đạm 100 – 200 kg N/ha, kali 50kg
K2O/ha hiệu lực phân lân không rõ với mức bón 50kg P2O5/ha. Kết quả
nghiên cứu về bón hàng năm 60 - 180kg P2O5/ha trên nền hữu cơ có đạm
làm tăng năng suất chè 13,04 - 16,67%. Đạm làm tăng khối lượng búp,
tăng lượng nước và chất hòa tan, song làm giảm lượng tannin trong búp
chè. Kali làm tăng khối lượng búp, giảm lượng nước, tăng độ hòa tan và
tăng lượng tanin đóng góp vào việc tăng phẩm chất búp chè rõ rệt [9].
Sử dụng phân bón không cân đối có thể dẫn đến thoái hóa đất và suy
giẩm sức sản suất của cây. Mục tiêu của sử dụng phân bón cân đối là tăng


15
năng suất cât trồng, chất lượng nông sản, hiệu chỉnh sự thiếu hụt các chất
dinh dưỡng của cây trồng mà đất thiếu, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Với chè giai đoạn đầu kinh doanh cùng tổng lượng bón N + P2O5 +
K2O là 200 kg/ha, tỷ lệ bón phối hợp N : P : K khác nhau, chè cho năng
suất khác nhau. Các tỷ lệ phối hợp có N chiếm tỷ lệ cao chè cho năng suất
cao hơn, tỷ lệ phối hợp N : P : K = 2 : 2 :1 chè cho năng suất cao và hiệu
quả kinh tế. Về sử dụng phân khoáng, qua kết quả thí nghiệm trong chậu cho
thấy vai trò của N đối với sự tăng sinh khối của chè KTCB rất rõ. Về tác
dụng tăng sinh khối có thể xếp thứ tự như sau: N>P>K [10].

Bón lân làm tăng hiệu quả sử dụng đạm, tăng tổng sinh khối nhất là
hệ rễ và số lá đây là hai cơ quan đồng hoá chủ yếu của cây. Việc bón đầy
đủ các yếu tố cho tăng năng suất chè cao nhất.
Việc bón phân đạm đơn độc với lượng cao (100N đến 200N) cho
chè tại trại nghiên cứu chè Phú Hộ đã cho thấy, với lượng bón 100N đã làm
giảm hàm lượng tanin tổng số 1,4% và 2,8% với lượng 200N. Làm giảm
lượng chất hòa tan tổng số là 0,6% với lượng bón 100N và 1% với lượng
bón 200N. Bón đạm đơn thuần năng suất tăng đến năm thứ 7 và từ năm thứ
8 thì giảm dần [9].
Ở nước ta cây chè được trồng thuộc các vùng sinh thái khác nhau
trên nhiều loại đất. Do đó mức độ cung cấp các yếu tố dinh dưỡng từ đất
cần thiết cho cây chè cũng rất khác nhau, thêm vào đó tập quán canh tác và
điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng cũng rất khác nhau, nên việc nghiên
cứu để có một chế độ bón phân thích hợp cho chè như tỷ lệ, liều lượng bón
phối hợp chung cho các vùng là rất khó khăn.
Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho chè còn chưa nhiều nhưng
cũng đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như giải quyết nguồn phân hữu


16
cơ, bảo vệ đất, chống xói mòn, sử dụng phân khoáng N, P, K bổ sung
dinh dưỡng hàng năm cho chè...
2.6.Tình hình sản xuất phân bón lá trên thế giới và tại Việt Nam
Do giá thành phân bón hữu cơ hiện nay càng ngày càng tăng cao làm cho
người nông dân không có đủ khả năng mua phân bón, mà nhu cầu sử dụng
phân bón cho cây trồng ngày càng cao. Trước tình hình đó các nhà nghiên
cứu đã bắt đầu tìm cách nghiên cứu ra các loại phân bón có thể cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng mà giá lại rẻ.
Đầu thế kỷ 20, các nước tiên tiến đã nghiên cứu và phát triển các loại
phân bón lá, qua đó là loại phân bón hữu cơ được chiết xuất từ nguồn thủy,

hải sản. Loại phân bón này có nhiều ưu việt hơn hẳn các loại phân truyền
thống [12].
Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế
kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000 thuật ngữ phân bón lá mới được chính
thức đề cập trong các văn bản pháp quy của Nhà nước (Nghị định số
113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các thông tư, quyết định của Bộ Nông
nghiệp và PTNT). Vai trò của phân bón lá ngày càng tăng do việc sử dụng lâu
dài các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có bổ sung các chất
vi lượng, hơn nữa nhiều nguyên tố nhất là vi lượng dễ bị kết tủa khi thay đổi
môi trường đất, rửa trôi... nên việc đưa các nguyên tố này vào cây trồng thông
qua lá là phương pháp hiệu quả. Hầu hết phân bón lá cho hiệu lực nhanh, kinh
tế hơn bón vào đất do cây sử dụng đến 95% lượng dinh dưỡng bón vào, trong
khi hệ số sử dụng phân bón tương tự khi bón vào đất chỉ đạt 45-50%, thậm
chí thấp hơn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là cây trồng tiếp nhận
dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15-20 lần diện tích đất ở tán cây
che phủ [9].


17

Trong thời gian gần đây kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cây trồng
đã mang lại những bước nhảy vọt trong nông nghiệp. Trong đó, có việc
nghiên cứu sử dụng thành công các loại phân bón qua lá cho cây trồng.
Ở Việt Nam chỉ sau một số năm đã có hàng loạt các sản phẩm ngoại
nhập và các sản phẩm trong nước đã góp phần tăng năng suất, chất lượng
nhiều cây trồng trong đó có cây chè.
Mục đích của việc sử dụng phân bón lá [8]:
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phân bón đa
lượng không thể cung cấp đủ.
- Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡng

qua đất bị ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất,
hoặc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng đối kháng.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăng cường chức năng, nhất
là trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng (hình thành quả, củ,
chỉ tiêu chất lượng...).
- Hạn chế mất chất dinh dưỡng trong đất do bị cố định hoặc 1 Tổng biên
tập Tạp chí Nông nghiệp và PTNT 2 Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam (VAAS) 3 Giám đốc Trung tâm Phân bón và dinh dưỡng cây trồng,
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, VAAS 562 bị rửa trôi. Một số nguyên tố dinh
dưỡng thậm chí được khuyến cáo chỉ nên bón qua lá như bón sắt vào đất
kiềm, bón các nguyên tố vi lượng... Báo cáo này chủ yếu được rút ra từ kết
quả dự án “Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam”
năm 2006- 2007 do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện. Do vậy, tính thời
sự của số liệu có thể không cao song các quy luật, hạn chế vẫn còn nguyên
giá trị trong việc nâng cao năng lực quản lý loại sản phẩm rất đặc thù này.
Theo một số quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhiều loại phân
bón lá được loại bỏ khỏi danh mục. Do vậy, tính đến tháng 12 năm 2012
trong danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam có: tổng số: 7.711


18

loại phân bón, trong đó có 4.683 loại phân bón lá, chiếm 60,1% tổng số các
loại phân bón.
Đây là con số rất lớn, song lại chưa được quan tâm đến quản lý chất
lượng và hướng dẫn sử dụng.
Kết quả điều tra 26 tỉnh/thành của cả nước, trong đó 11 tỉnh/thành phía
Bắc và 15 tỉnh/thành phía Nam trong khuôn khổ dự án: “Điều tra tình hình
sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam” năm 2006-2007 do Cục Trồng
trọt là cơ quan quản lý và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa là cơ quan chủ trì cho

thấy các kết quả sau đây:
Trong 11 tỉnh/thành điều tra tại phía Bắc có 4 địa phương (Hải Phòng,
Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An) có cơ sở sản xuất phân bón lá, chiếm tỷ lệ
36,4%. Tại phía Nam, trong số 15 tỉnh/thành điều tra, 12 tỉnh có các cơ sở sản
xuất phân bón lá, chiếm tỷ lệ 80,0%. Ba tỉnh/thành không có cơ sở sản xuất
phân bón lá là: Đà Nẵng, Đắc Lắc và Khánh Hòa.
Như vậy trên 26 tỉnh/thành theo thống kê có 70 doanh nghiệp sản xuất
phân bón lá, dự án đã chọn 48 doanh nghiệp để điều tra chi tiết (chiếm
68,6%). Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón lá đều rất “ngại” cung
cấp thông tin về doanh nghiệp của mình. Những thông tin bắt buộc có liên
quan đến quy định được phép hoạt động như: giấy phép hoạt động, quy mô
nhà xưởng, kho bãi, hình thức hoạt động và loại công nghệ, tình trạng cơ khí
hóa, môi trường, nhân lực và trình độ nghề nghiệp… thì cung cấp tương đối
đầy đủ và cụ thể. Trái lại, những thông tin như: loại phân bón lá sản xuất, sản
lượng sản xuất, khối lượng tiêu thụ… thì cung cấp không được cụ thể và
không đạt được theo yêu cầu điều tra.
Trong phạm vi điều tra, 100% doanh nghiệp được cấp phép sản xuất và
hầu hết các hoạt động (phía Bắc 100%, phía Nam 97,4%, trung bình của 26
tỉnh/thành là 97,9%). Đa số các doanh nghiệp phía Bắc có quy mô xưởng sản
xuất nhỏ hơn 500m2 (chiếm 66,7%). Ngược lại phần lớn các doanh nghiệp
phía Nam có quy mô xưởng sản xuất lớn hơn 1000 m2 (chiếm 73,7%).


×