Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 123 trang )

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước có nhiều làng nghề truyền thống với bề dày lịch sử

uế

hàng trăm năm, lưu giữ những nét đặc sắc văn hóa, những giá trị tinh thần của dân
tộcvà góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước. Trong

tế
H

quá trình CNH, HĐH nông thôn, làng nghề có vai trò rất quan trọng, bởi nhờ có

làng nghề, hàng triệu người lao động đã được tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập.Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam đến năm
2012, cả nước có khoảng 3000 làng nghề, tạo việc làm cho hơn 30% lao động nông

h

thôn. Tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề truyền thống trong những năm qua

in

đã và đang gặp phải những thách thức lớn như: đầu ra của sản phẩm, chất lượng sản
phẩm, thị trường tiêu thụ, ô nhiễm môi trường… Trong đó không thể không kể đến

cK

đó là thách thức về chất lượng của lao động trong các làng nghề. Số lao động đã qua
đào tạo bình quân tại các làng nghề chỉ chiếm 12,3%, nhiều làng nghề truyền thống



họ

hiện nay thiếu đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu, lực lượng lao động có trình độ
văn hóa và trình độ thẩm mỹ chưa cao, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường. Thực
trạng trên thật sự là một trở ngại lớn đối với việc phát triển các làng nghề truyền

Đ
ại

thống, nhất là trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế như hiện nay.
Trong bản đồ phân bố các làng nghề của Việt Nam, Ninh Bình được xem
như “miền Bắc Việt Nam thu nhỏ” với sự phong phú, đa dạng về địa hình: đồi núi,

ng

bán sơn địa, đồng bằng, duyên hải và biển, tạo cơ sở để hình thành, phát triển cả
một hệ thống “Địa kinh tế” và “Địa văn hóa” từ lâu đời. Bởi vậy, các nghề truyền

ườ

thống ở Ninh Bình ra đời khá sớm, hình thành và lưu tồn qua nhiều thế kỷ, đóng
góp đáng kể vào GDP của tỉnh. Qua khảo sát sơ bộ, năm 2012, Ninh Bình có 245

Tr

làng có nghề, trong đó có 69 làng nghềđược công nhận danh hiệu làng nghề truyền
thống cấp tỉnhvới những sản phẩm truyền thống nổi tiếng như: chạm khắc đá Ninh
Vân, thêu ren Ninh Hải, cói mỹ nghệ Kim Sơn… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và vươn tới thị trường nước ngoài với số lượng ngày càng lớn.

Huyện Kim Sơn là vùng duyên hải duy nhất của tỉnh Ninh Bình với 25 làng
nghề truyền thống, được xem là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nhất trong

1


tỉnh với sản phẩm truyền thống từ cây cói. Trải qua gần 2 thế kỷ tồn tại với bao thăng
trầm, giờ đây người dân Kim Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm
từ cói đã được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu trí sáng tạo của những người thợ trở
thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét hoạ tiết hoa văn tinh sảo,

uế

được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Nghề chế biến cói phát triển đã giải
quyết được phần lớn lao động nông nhàn của huyện Kim Sơn, theo số liệu thống kê

tế
H

toàn huyện có trên 12.600 lao động ở 27 xã, thị trấn tham gia vào hoạt động sản xuất

và chế biến tại làng nghề truyền thống với mức thu nhập bình quân khoảng từ 800 - 3
triệu đồng/người/tháng. Những năm gần đây, giá trị sản xuất sản phẩm từ cói liên tục
tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nghề cói đạt trên 13%. Trong tổng

h

giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện Kim Sơn thì giá trị sản xuất từ nghề cói luôn

in


chiếm 64% - 74%.Tuy nhiên, hiện nay với gần 70% lao động chưa qua đào tạo, phần
lớn lao động thiếu kỹ năng nghề, chưa hiểu về thị trường, trình độ thẩm mỹ còn

cK

thấp… Đây chính là một trở ngại lớn đối với việc bảo tồn và phát triển các LNTT của
Kim Sơn. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để nâng cao chất lượng lao

họ

động trong các làng nghề truyền thống – đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực với các
địa phương nói chung và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nói riêng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đ
ại

Lao động nói chung và lao động trong khu vực kinh tế nông thôn, cũng như
các vấn đề về phát triển làng nghề truyền thống (LNTT) là những vấn đề có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, do đó đã có

ng

nhiều công trình của các nhà nghiên cứu. Mỗi tác giả tùy theo mục đích nghiên cứu,
tính chất nghiên cứu mà có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề ở những góc độ khác

ườ

nhau. Tổng quan có thể chia làm hai nhóm chính:

2.1. Nhóm nghiên cứu những vần đề lý luận chung về lao động và làng nghề

Tr

truyền thống có
- PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế, Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động theo

vùng và hướng dẫn giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXB
Thống kê, Hà Nội năm 2003

2


- PGS.TS Trần Xuân Cầu (chủ biên), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,
NXB Đại học kinh tế quốc dân năm 2008
- PGS.TS Nguyễn Duy Dũng (chủ biên), Đào tạo và quản lý nhân lực, NXB
Từ điển bách khoa, Hà Nội năm 2008

uế

- TS.Dương Bá Phượng, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2001

tế
H

- TS.Trần Minh Yến, Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt
Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, viện
Kinh tế học, năm 2003


Ngoài ra còn có các chuyên đề được in trên các tạp chí như:

in

h

- TS. Nguyễn Văn Hiến, Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt

tháng 5 – 6 /2012

cK

Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Thế Giới, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 4

- Th.S Nguyễn Thị Tùng, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí lý luận chính trị số 10/2012

họ

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đã đề cập đến một cách khái quát
nhất những vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động, về làng nghề truyền thống nói

Đ
ại

chung và đưa ra các giải pháp (tùy vào đối tượng nghiên cứu mà các tác giả tiếp
cận) nhằm phát triển nguồn lao động hoặc phát triển làng nghề truyền thống Việt
Nam trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Vì nghiên cứu những vấn đề chung nên

ng


các tác giả chưa tiếp cận được một cách sâu sắc vấn đề lao động ở từng địa phương,
ở khu vực nông thôn chứ chưa nói đến lĩnh vực lao động trong các làng nghề truyền

ườ

thống.Mặt khác, nâng cao chất lượng lao động trong các LNTT không chỉ là vấn đề
kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo cho việc phát triển bền vững nông thôn mới hiện

Tr

nay, nhất là ở phạm vi địa bàn huyện (như huyện Kim Sơn) chưa có ai nghiên cứu.
2.2. Nhóm nghiên cứu vấn đề lao động, làng nghề truyền thống ở phạm vi

địa phương có:
- Nguyễn Thị Bích Đào, Nông thôn Ninh Bình phát triển làng nghề và ngành
nghề truyền thống, ĐHQG Hà Nội, năm 2003.

3


- Hoàng Xuân Lĩnh, Giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Ngọc
Hổi, tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Huế, năm 2011.
- Phan Văn Linh, Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ kinh

uế

tế, Huế, năm 2010.
Ngoài ra còn có các bài viết nghiên cứu trên các tạp chí, diễn đàn như: Vai


tế
H

trò của lực lượng lao động có tay nghề trong xây dựng nông thôn mới, PGS.TS Cao

Văn Sâm (Báo Lao Động và Thương binh xã hội) ; Phát triển nguồn nhân lực làng
nghề mạnh cả về số lượng và chất lượng (của Phạm Liên trên báo điện tử Đại biểu
nhân dân)…Nhìn chung, những công trình, những bài viết nói trên đã tiếp cận

h

nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề về lao động, làng nghề ở những góc độ

in

khác nhau, ở mỗi địa phương khác nhau. Đáng chú ý trong đó có bài viết của Phạm
Thị Bích Đào về làng nghề truyền thống Ninh Bình có một phần nhỏ viết về LNTT

cK

của huyện Kim Sơn, tuy vậy do giới hạn của một bài tham luận nên tác giả Bích
Đào chưa đề cập chi tiết về làng nghề truyền thống ở Ninh Bình. Riêng về lĩnh vực

họ

lao động trong các LNTTở huyện Kim Sơn chưa thấy một nghiên cứu nào mang
tính chuyên sâu và có hệ thống.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


Đ
ại

3.1. Mục tiêu chung

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động trong các làng nghề
truyền thống, mục tiêu chủ yếu của đề tài là tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao

ng

chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống của huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình đến năm 2020.

ườ

3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động trong các làng

Tr

nghề truyền thống.
- Khảo sát thực trạng và đưa ra những phân tích, đánh giá về chất lượng lao

động trong các làng nghề ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình giai đoạn 2008 – 2012
- Tìm kiếm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng lao động trong các làng
nghề truyền thống ở huyện Kim Sơn giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm
2020.

4



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống ở huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình
4.2.1.Về không gian:

tế
H

25 làng nghề truyền thống huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

uế

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.2.Về thời gian: Nghiên cứu chất lượng lao động LNTT huyện Kim Sơn
từ năm 2008 – 2012
4.2.3.Về nội dung:

h

Tập trung nghiên cứu về nguồn lao động, đặc điểm và chất lượng lao động

in

làng nghề truyền thống (LNTT), các nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng

cK


lao động và các tiêu chí đánh giá chất lượng lao động LNTT, để từ đó đánh giá thực
trạng chất lượng lao động tại các LNTT ở huyện Kim Sơn, định hướng và đưa ra
các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng lao động trong các làng nghề truyền

họ

thống ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đ
ại

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là một trong những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên

ng

cứu nào. Các tài liệu cần thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin liên
quan tới khu vực nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ các số liệu không chỉ là cơ sở

ườ

cho việc tiến hành nghiên cứu được thuận lợi mà còn giúp người nghiên cứu định

Tr

hướng rõ ràng những nội dung cần làm rõ về đề tài.

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm từ năm 2008

– 2012 của UBND các xã có làng nghề, tại phòng Công thương, phòng Thống kê
của huyện Kim Sơn; Niên giám thống kê; các công trình khoa học, các bào báo, tạp
chí chuyên ngành và các tài liệu khác liên quan đến vấn đề làng nghề truyền thống,
lao động làng nghề truyền thống.

5


5.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này được thực hiện qua việc chọn mẫu, phát phiếu điều tra.
Phương pháp này rất quan trọng vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn
khách quan khi tiến hành nghiên cứu.

uế

Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tài liệu sơ cấp được tác giả tiến hành
điều tra lao động đang làm việc tại các LNTT ở huyện Kim Sơn bằng phiếu khảo sát

tế
H

đã được thiết kế sẵn. Cụ thể trong quá trình nghiên cứu địa bàn, tác giả đã tiến hành
khảo sát 3 nhóm mẫu gồm 540 mẫu lao động tại 12 làng nghề ở 7 xã trên địa bàn
huyện.Mỗi nhóm gồm có 4 LNTT, mỗi làng nghề khảo sát 45 lao động. Phương

5.3. Phương pháp thống kê kinh tế

in


lượng lao động tại các LNTT ở huyện Kim Sơn.

h

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Số liệu sơ cấp thu thập là căn cứ cho việc đánh giá chất

cK

Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và phân tích các số liệu điều
tra, từ đó lượng hóa được thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả

họ

phân tích thực trạng chất lượng lao động tại các LNTT, đánh giá chất lượng lao
động làng nghề từ số liệu sơ cấp thu được.

Đ
ại

- Một số phương pháp khác: phương pháp chuyên gia, phỏng vấn nhanh, tìm
hiểu thông tin qua những nghệ nhân…
6. Kết cấu của luận văn

ng

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm ba chương:


ườ

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động trong các làng

nghề truyền thống.

Tr

Chương 2. Thực trạng chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống

ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Chương 3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động

trong các làng nghề truyền thống ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

6


Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG

tế
H

1.1. Chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống

uế

TRONG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG


1.1.1. Quan niệm lao động và chất lượng lao động
1.1.1.1. Lao động và các khái niệm liên quan

Lao động theo nghĩa chung nhất được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý

h

thức của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên

in

nhằm cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ cho nhu cầu của con người.
C.Mác đã viết: “lao động là điều kiện tồn tại của con người, không phụ thuộc vào bất

cK

kỳ hình thái xã hội nào[7,61]”và “lao động là nguồn gốc của mọi của cải[5,641]”như
Ph.Ănghen đã khẳng định. Do vậy, lao động là hoạt động riêng có, thuộc về bản chất

họ

của con người, là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả

Đ
ại

cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Cùng với sự phát triển của

phân công lao động xã hội và trình độ của nó mà người ta phân loại lao động thành:
lao động cụ thể và lao động trừu tượng; lao động giản đơn và lao động phức tạp; lao

ng

động chân tay và lao động trí óc; lao động sống và lao động quá khứ… Tuy nhiên,
đề tài này không đi sâu vào những vấn đề ấy mà chủ yếu khai thác ở góc độ người

ườ

lao động, nguồn lao động với tư cách là nguồn nhân lực và những yếu tố thẩm định
chất lượng của nó. Thành thử, lao động xét ở đây là ở trạng thái động (vận động),

Tr

đó cũng chính là quá trình biểu hiện của nó, tức là sức lao động.
Sức lao động chính là khả năng lao động của con người, là một nhân tố đầu

vào chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm thể lực và trí lực của
con người, được con người sử dụng trong quá trình lao động. Theo C.Mác: “Sức lao
động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân

7


cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt
động để sản xuất ra những vật có ích[6,254]”. Như vậy, lao động chính là quá trình
tiêu dùng sức lao động.
Chủ thể của quá trình lao động chính là con người nhưng không phải tất cả mọi


uế

người đều có khả năng và đủ điều kiện để tham gia lao động mà chỉ có một bộ phận
dân số mới đủ điều kiện tham gia quá trình lao động xã hội, đó là nguồn lao động.

tế
H

Tuy nhiên trong thực tế chúng ta cần phân biệt rõ các khái niệm nguồn nhân
lực, nguồn lao động:
*Nguồn lao động và Nguồn nhân lực

Thuật ngữ nguồn nhân lực xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi có

in

h

sự biến đổi căn bản về phương thức quản lý và sử dụng con người trong kinh tế lao
động. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về

cK

nguồn nhân lực (NNL). Có nhiều tổ chức, nhiều cá nhân trong nước và quốc tế
nghiên cứu về NNL và đưa ra các khái niệm khác nhau về NNL (Phụ lục 1)
Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu nguồn

họ

nhân lực là bộ phận của dân số, trước hết là những người lao động đang trực tiếp

và sẽ tham gia vào quá trình lao động phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

Đ
ại

Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết & cơ bản
nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm
đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế- xã hội nhất định.

ng

Theo đó, NNL có thể tiếp cận ở hai phạm vi: hẹp và rộng.
- Theo nghĩa hẹp: NNL được hiểu là nguồn lao động, nghĩa là toàn bộ những

ườ

người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
- Theo nghĩa rộng: NNL được hiểu là toàn bộ sức mạnh và tiềm năng (lao

Tr

động) của dân số một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định có
khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa hẹp chính là nguồn lao động, bao

gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, hay nói cách
khác, nguồn lao động chính là NNL xét ở cách tiếp cận dựa vào khả năng và giới

8



hạn độ tuổi lao động, là năng lực thực tế (hiện tại chứ không phải tiềm năng) của
nguồn nhân lực.
Ở Việt Nam, nguồn lao động được hiểu là toàn bộ những người trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động. Các bộ luật Lao động cũng đã quy định cụ thể về độ

uế

tuổi lao động (Phụ lục 2) như sau:
Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi.

tế
H

Nữ từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi.

Nguồn lao động gồm hai bộ phận: dân số hoạt động kinh tế và dân số
không hoạt động kinh tế. Xét về quy mô thì dân số hoạt động kinh tế chính là lực
lượng lao động.

h

Như vậy, tổng số lực lượng lao động bao gồm những người đang có việc làm

in

và những người thất nghiêp. Ở Việt Nam LLLĐ (hay còn gọi là dân số hoạt động

cK


kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm
việc) và những người thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
1.1.1.2. Chất lượng lao động và các tiêu chí đánh giá

họ

Chất lượng lao động là một khái niệm có nội hàm rất rộng, được thể hiện
thông qua những thuộc tính cơ bản của nó. Các nhà kinh tế đã tổng kết và khái quát

Đ
ại

thành hai nhóm thuộc tính, thể hiện chất lượng lao động của một quốc gia, một địa
phương, đó là:

- Nhóm thể hiện năng lực xã hội của lao động (thể lực, trí lực và nhân cách);
- Nhóm thể hiện tính năng động xã hội của lao động (năng lực hành nghề,

ng

khả năngcạnh tranh, khả năng thích ứng).
Chất lượng lao động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng. Hệ

ườ

thống các chỉ tiêu này có thể bao gồm các nhóm sau:(xem thêm phụ lục 2)
- Các chỉ tiêu đánh giá về thể lực của người lao động (phản ánh tình trạng

Tr


sức khoẻ, khả năng lao động);
- Các chỉ tiêu đánh giá về trí tuệ của lao động (trình độ học vấn, chuyên môn

kỹ thuật);
- Các chỉ tiêu đánh giá về nhân cách (đạo đức, lối sống, tác phong trong lao
động…);

9


- Các chỉ tiêu đánh giá về tính năng động xã hội của lao động (khả năng sẵn
sàng làm việc, tình trạng việc làm, khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng trong
công việc…).
Trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề nâng cao chất lượng lao

uế

động là yếu tố quyết định và là giải pháp có tính chất đột phá, then chốt để tăng

nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, đi vào kinh tế tri thức.

tế
H

trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, của các doanh

1.1.2. Làng nghề truyền thống vànhững yêu cầu về chất lượng lao động
trong làng nghề truyền thống

1.1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của làng nghề truyền thống


in

h

*Khái niệm làng nghề truyền thống

Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, Các làng

cK

nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời
sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề
cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công...

họ

Đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến vấn đề làng nghề
Việt như GS. Trần Quốc Vượng, TS.Dương Bá Phượng, TS. Mai Thế Hởn…mỗi

Đ
ại

người tùy theo góc độ nghiên cứu mà đưa ra những khái niệm khác nhau về làng
nghề. Nhưng khái quát lại chúng ta có thể hiểu nội hàm của khái niệm làng nghề
như sau:

ng

- Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống

lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ.

ườ

- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong

quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm.

Tr

- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp

được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
- Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan

trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn
hoá và xã hội liên quan tới chính họ.

10


Khái niệm làng nghề được tỉnh Ninh Bình cụ thể hóa theo Quyết định số
1329/QĐ – UBND tỉnh Ninh Bình ngày 04/7/2005 như sau: [29]
Làng nghề là cộng đồng dân cư sinh sống trong một làng (thôn hoặc tương
đương thôn) có hoạt động ngành nghề công nghiệp, TTCN tại các hộ gia đình, hoặc

uế

các cơ sở sản xuất trong làng, có sử dụng nguồn nhân lực trong và ngoài địa
phương, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của


tế
H

người dân trong làng. Cộng đồng dân cư chấp hành tốt chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Số hộ công
nghiệp, TTCN trong làng chiếm 50% tổng giá trị sản xuất của làng. Làng phải có ít
nhất 30% số hộ, hoặc số lao động làm việc trong một hoặc hai nhóm sản xuất chính,

xuất của làng.

cK

*Các tiêu chí xác định LNTT

in

h

giá trị sản xuất của một hoặc hai nhóm sản xuất chính chiếm 40% tổng giá trị sản

Thông tư Số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày

họ

07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã quy định các tiêu
chí của ngành nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:


Đ
ại

“1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề

ng

nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

ườ

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng

nghề.

Tr

2. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành

nghề nông thôn;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận;

11



c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định tại Thông tư này.

uế

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại
điểm 2, mục I, Phần II nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo

tế
H

quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống [1]”

Như vậy, làng nghề truyền thống là làng nghề đã hình thành từ lâu đời
(thường là trên 50 năm), sản phẩm có đặc thù riêng gắn với truyền thống văn hóa
dòng tộc, xóm làng, địa phương và được nhiều nơi biết đến, đóng góp tỷ trọng vào

in

h

GDP của địa phương, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa
phương đó.

cK


*Những đặc trưng cơ bản của LNTT:

Một là, các làng nghề thường tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với
nông nghiệp.Làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn

họ

liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao
gồm cả yếu tố dòng họ. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn

Đ
ại

sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông
thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng
nghề đan xen lẫn nhau, người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông

ng

dân. Thực tế này cho thấy, làng nghề ở nước ta gắn liền với các vùng nông nghiệp
và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa

ườ

được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ. Mặt khác, từ sản phẩm, chúng
ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị
sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng

Tr


của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó. Nét đặc trưng này phản ánh sự phong
phú, đa dạng của làng nghề truyền thống trong hệ thống cấu trúc làng xã
Việt Nam.Tóm lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá, đặc
biệt là văn hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất
mùa vụ, cơ cấu qui mô thông qua chế độ làng xã Việt Nam.

12


Hai là,công nghệ sản xuất chủ yếu ở các LNTT là công nghệ truyền thống
thô sơ. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ
sản xuất mang tính đơn chiếc, nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn
toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ

uế

khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không
nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản

tế
H

phẩm. Riêng làng nghề cói ở Kim Sơn có hai quy trình sản xuất để làm ra sản phẩm

cói: Quy trình thứ nhất là dệt hoặc se để làm thành chiếu và các tấm phẳng đều; quy
trình thứ hai là đan, bện, tết bằng tay thành các sản phẩm nhỏ. Phần lớn các công
đoạn sử dụng bằng tay, quy trình dệt tuy có sử dụng công cụ để dệt, se nhưng các

in


h

thao tác vẫn bằng tay là chính. Do vậy, lao động tại các LNTT ở đây phần đa là lao
động nữ, đặc biệt là ở các công đoạn dệt, đan, bện…Một số máy móc, công cụ trong

cK

quá trình sản xuất cũng hết sức đơn giản. Công nghệ chống ẩm mốc mới sử dụng
cách sấy lưu huỳnh, đảm bảo trong thời gian nhất định, Hiện mới chỉ có ở các DN,
các cơ sở sản xuất tập trung mới thực hiện kiểm tra chất lượng từng công đoạn và

họ

dùng phương pháp nhúng keo để chống mốc trước khi đóng gói sản phẩm.
Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ, sử

Đ
ại

dụng nguyên liệu tại địa phương. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình
thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương.
cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như

ng

một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều. Huyện Kim Sơn với làng
nghề truyền thống chế biến cói có nguồn nguyên liệu tại chỗ với hàng trăm ha cói là

ườ


điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát triển nghề. Cói chẻ là nguyên liệu cho sản
xuất chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói để tiêu dùng nội địa và phục vụ

Tr

xuất khẩu ngoại địa. Chất lượng cói nguyên liệu phải có màu trắng xanh, dài và dai
và điều này phụ thuộc chủ yếu vào quá trình công nghệ sau thu hoạch cói. Theo kết
quả khảo sát ban đầu cho thấy công nghệ sau thu hoạch cói ở Kim Sơn chủ yếu làm
thủ công như: dùng dụng cụ cắt cói, phân loại cói, chẻ cói dẫn đến năng suất thấp.
Công đoạn phơi cói sau khi chẻ làm thủ công, tận dụng bờ ruộng, đường đi, một

13


phần sân phơi gia đình… Do vậy điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng nguyên liệu phục vụ cho ngành nghề truyền thống.
Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ
vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo

uế

của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ
chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công,

tế
H

giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc ứng dụng

khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã

giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm
còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động

in

h

thủ công tinh xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề
trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau

cK

hoà bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền
thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi,
mang tính đa dạng và phong phú hơn.

họ

Năm là, sản phẩm làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao,
mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Làng nghề Việt Nam không chỉ phản ánh mối

Đ
ại

quan hệ giữa "nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm
nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Sản
phẩm thủ công có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nhà cửa, chùa chiền,

ng


miếu mạo phục vụ sinh hoạt và thờ cúng của nhân dân. Ðiều đó có ý nghĩa lớn là
các sản phẩm ấy đã thể hiện được tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi sản phẩm

ườ

gắn với tên làng, “lệ làng”: làng gốm Bát Tràng, làng thêu ren Văn Lâm, làng lụa
Vạn Phúc… Hiện nay cả nước có khoảng 3000 làng nghề với 53 nhóm nghề,

Tr

khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau trong đó có rất nhiều sản phẩm có
lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa
phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Cùng là đồ gốm sứ,
nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ
Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh). Từ những con rồng chạm trổ ở các đình

14


chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét
chấm phá trên các bức thêu... tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa
đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo
của dân tộc. Theo ý nghĩa này, nó còn là cốt cách, là phần hồn của một dân tộc, một

uế

làng quê. Đại diện cho làng nghề đó là NGHỀ, gắn với một hoặc vài sản phẩm độc
đáo nào đó. Sản phẩm của làng nghề (đại diện cho nghề) không thuần túy chỉ là sản

tế

H

phẩm (có ý nghĩa kinh tế, lao động) mà nó còn là một cái gì đó thiêng liêng, một cái

gì đó thuộc về tâm linh, về nhân cách, thậm chí nó vượt ra ngoài cả phạm vi đôi bàn
tay khéo léo. Do đó, giữ nghề và phát triển làng nghề không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà
còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh, rộng hơn là văn hóa. Cần có những người lao động

in

h

chuyên nghề, chuyên nghiệp, không chỉ có cái trí, cái tầm, mà còn cần có cả cái tâm,
hơn thế là cái tâm sáng để giữ gìn được, phát triển được làng nghề. Hơn nữa, ngày

cK

nay người ta bàn nhiều đến phát triển bền vững mà điều này lại liên quan mật thiết
đến bảo tồn văn hóa, trong đó có các làng nghề truyền thống.
Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính

họ

địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các
làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại

Đ
ại

chỗ của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các

chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến
nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay

ng

liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm LNTT của Việt Nam đã có
mặt trên thị trường của 100 quốc gia, điều đó cho thấy, LNTT đang có bước chuyển
mình đổi mới hướng đến giá trị kinh tế cao hơn.

ườ

Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy

mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh

Tr

nghiệp tư nhân.Cho đến nay, hình thức tổ chức sản xuất phổ biến tại các LNTT là
hộ gia đình. Đây là hình thức tổ chức phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ. Với hình
thức này hầu như các thành viên trong gia đình đều tham gia làm nghề và tùy thuộc
nhu cầu mà các gia đình có thể thuê thêm lao động. Tuy nhiên, hình thức tổ chức
sản xuất này hạn chế khả năng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

15


Tổ sản xuất là hình thức hợp tác, liên kết một số gia đình cùng sản xuất
kinh doanh sản phẩm. Đây là hình thức được phát triển trong các làng nghề, nó
giúp tăng sức mạnh, chất lượng lao động, cũng như chất lượng sản phẩm, đem lại
nguồn thu cao.


uế

Doanh nghiệp tư nhân được phát triển từ một số tổ chức hoặc từ hộ gia đình
đã bước đầu hình thành nhiều hơn ở các LNTT. Mặc dù ở một số LN, hình thức tổ

tế
H

chức này không chiếm một LLLĐ lớn nhưng chất lượng lao động lại cao hơn và

đóng vai trò liên kết, thực hiện các đơn hàng với các hộ gia đình, giải quyết khâu
đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Trong phát triển kinh tế thị trường rất cần đầu tư ứng dụng các thành tựu

in

h

khoa học kĩ thuật công nghệ (KH – KT – CN) để nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, các yếu tố KH – KT – CN thường chỉ gắn với quy

cK

mô, năng suất và rất cần có sự trải nghiệm của bàn tay khéo léo, cần mẫn và tính
sáng tạo, thẩm mỹ đa dạng của cá nhân, đặc biệt là các nghệ nhân.
1.1.2.2. Đặc điểm của lao động trong các làng nghề truyền thống

họ


*Khái niệm lao động làng nghề truyền thống
Lực lượng lao động LNTT là một bộ phận của LLLĐ quốc gia, bao gồm

Đ
ại

những người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động đang làm việc (cả trong và
ngoài độ tuổi lao động) hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc
trong các ngành nghề truyền thống (nghề phi nông nghiệp) ở một địa phương nhất định.

ng

Tuy nhiên, khái niệm lao động LNTT mở rộng đối với nhóm dân cư có khả
năng lao động ngoài độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện đang

ườ

tham gia hoạt động kinh tế. Với ý nghĩa tích cực là đảm bảo sự phát triển của nhân
lực tương lai và tạo môi trường thoải mái cho những người ngoài độ tuổi lao động có

Tr

sức khỏe, có khả năng làm việc tham gia vào các hoạt động lao động xă hội.
*Những đặc điểm cơ bản của lao động làng nghề truyền thống:
- Gắn bó với lao động nông nghiệp
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam có đặc trưng là gắn bó với các ngành
nghề nông nghiệp nông thôn do đặc điểm của nông nghiệp là làm theo mùa vụ cho

16



nên nông dân chỉ giành thời gian hoạt động nông nghiệp từ ½ đến 1/3 thời gian
trong năm. Do vậy nguồn lao động chủ yếu của làng nghề truyền thống hầu hết đều
xuất phát từ nông nghiệp, từ lao động nông nhàn.
Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đặc thù hoạt động theo mùa vụ nên đã

uế

tạo ra khoảng thời gian nông nhàn cho những người nông dân. Đây cũng chính là
đặc thù của kinh tế nông nghiệp do nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,

tế
H

như nghiên cứu của TS.Trần Xuân Châu đã chỉ ra rằng: “Trong quá trình sản xuất,
có những giai đoạn sản xuất nông nghiệp được tái sản xuất tự nhiên không cần sự
tác động của quá trình kinh tế, do thời gian lao động không trùng khớp với thời gian

sản xuất mà chỉ là một phần của thời gian sản xuất, nằm xen kẽ trong thời gian sản

h

xuất [4,17]”. Do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cần có các vật dụng cho nên những

in

người nông dân đã sử dụng thời gian nông nhàn của mình để làm ra các sản phẩm.

cK


Lúc đầu nó chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân họ. Sau đó, nó
được đem đi trao đổi, buôn bán. Dần dần, hoạt động trao đổi tăng và có nhiều
trường hợp đưa lại nguồn lợi nhiều hơn so với nghề làm nông nghiệp. Việc sản xuất

họ

những sản phẩm dần được phát triển và chuyên môn hóa. Xuất hiện những làng có
thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ trọng cao hơn nghề nông nghiệp. Thu nhập của

Đ
ại

những người nông dân đồng thời là thợ thủ công của những làng này trội hơn của
những người nông dân ở những làng thuần nông. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà
người thợ thủ công thoát ly khỏi nghề làm nông nghiệp. Những sản phẩm nông
nghiệp luôn là sự đảm bảo, ổn định cần thiết cho họ. Lịch sử đã chứng minh, có nhiều

ng

làng nghề phát triển, hầu hết những người thợ thủ công đã có những nguồn thu chính,
chủ yếu từ việc sản xuất và trao đổi các sản phẩm. Họ không còn trông chờ vào các

ườ

sản phẩm từ nghề nông nghiệp bởi thu nhập từ nghề thủ công gấp nhiều lần so với
nghề nông nghiệp. Nhưng họ không rời xa đồng ruộng. Họ dùng nguồn lợi thu được

Tr


từ hoạt động phi nông nghiệp mua những thửa ruộng rồi thuê người làm. Làng nghề
gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) là một trường hợp trong số đó. Những người dân
làng gốm Bát Tràng mua những thửa ruộng của các làng lân cận và thuê chính
người dân của các đó làm ruộng cho mình. Điều này cũng minh chứng cho việc
nghề thủ công truyền thống chưa khi nào tách hẳn khỏi nông nghiệp.

17


Hiện nay quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn diễn
ra ngày càng mạnh mẽ khiến cho thời gian nông nhàn trong năm tăng lên, người lao
động tìm đến các nghề phụ, dần rồi các nghề thủ công nghiệp trở thành nghề chính,
thu hút nhiều lao động và mang lại thu nhập cao hơn làm nông nghiệp, hình thành

uế

nên các làng nghề, thúc đẩy các làng nghề phát triển.
- Có xu hướng tăng về quy mô, số lượng

tế
H

Trong những năm vừa qua, chịu tác động của sự dịch chuyển cơ cấu lao động

nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng lao động
công nghiệp và dịch vụ, do vậy LLLĐ trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, trong đó
chủ yếu là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có xu hướng tăng lên.

h


Năm 2011, tổng số lực lượng lao động nông thôn là 34,8 triệu người, trong đó số

in

lao động làm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 21,7 triệu người,

cK

chiếm hơn 62%, còn lại là lao động phi nông nghiệp, chiếm 38%.
Mặt khác, quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đã làm “dư thừa” một lượng
lớn lao động nông nghiệp và đã tạo ra nhu cầu về lao động phi nông nghiệp. Một

họ

lượng lao động nông nghiệp buộc phải chuyển sang các nghề khác tại nông thôn
hoặc trở thành lao động công nghiệp. Trong quá trình ấy, do đặc trưng của ngành
nghề truyền thống là lao động tại chỗ nên đã thu hút được số lượng lao động dư

Đ
ại

thừa lớn ở nông thôn, làm tăng quy mô lao động LNTT.Trong những năm gần đây,
số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% 9,8%/năm. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc

ng

làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các
hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ

ườ


[14]. Xu hướng này sẽ tăng trong những năm tới do chính sách đào tạo nghề của
Chính phủ, các chương trình hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn sẽ giữ chân lao

Tr

động và hướng tới năm 2020 tỷ lệ lao động nông nghiệp / lao động phi nông nghiệp
sẽ ở mức cân bằng là 50/50.
- Chất lượng lao động thấp và không đồng đều
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất của làng nghề đang có nhiều
bước tiến mới, nhất là trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

18


như hiện nay. Các làng nghề đã thu hút một LLLĐ khá đông đảo, khoảng hơn 30
triệu lao động.Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất nên các làng nghề vẫn
sử dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả những
công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Mặt khác, nhiều sản phẩm có đặc thù đòi hỏi

uế

trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu là ở các LNTT
sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong các làng nghề truyền thống, vai trò

tế
H

của các nghệ nhân rất quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và
sáng tạo ra nghệ thuật.


Lao động làng nghề nói chung hiện nay chia ra 2 nhóm rõ rệt. Nhóm lao
động không thường xuyên, thiếu kỹ năng làm những công việc đơn giản, không

h

hoặc ít có đào tạo bài bản và nhóm thứ hai là lao động thường xuyên, kỹ năng cao,

in

thường làm việc ở những cơ sở hoặc doanh nghiệp làm hàng mỹ nghệ cao cấp. Số

cK

lao động đã qua đào tạo bình quân tại các làng nghề chỉ là 12,3%; nhiều LNTT hiện
nay thiếu vắng đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu, lực lượng lao động có trình độ
văn hóa và trình độ thẩm mỹ chưa cao. Hầu hết chủ hộ sản xuất chưa được đào tạo

họ

về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.
Việc dạy nghề ở nước ta chủ yếu là thủ công, truyền nghề trong các gia đình

Đ
ại

thợ; đào tạo ngắn hạn trong DN để phục vụ nhu cầu sản xuất trước mắt của DN và
đào tạo trong trường dạy nghề. Trong số 1,3 triệu trường TCCN và hơn 3 triệu
trường trung cấp bán chuyên nghiệp, các trường dạy nghề và các DN chỉ đào tạo
được hơn 10 vạn thợ (khoảng 3% số thợ thủ công hiện có), 97% thợ thủ công học


ng

nghề theo cách truyền nghề.
- Lao động LNTT là lao động thủ công dựa vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo

ườ

của người thợ, đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân
Một trong những đặc trưng của ngành nghề thủ công truyền thống là kỹ thuật

Tr

thủ công mang tính truyền thống và bí quyết của dòng họ. Khi khai quật di chỉ khảo
cổ học Hoàng Thành Thăng Long cách đây nghìn năm cho thấy rõ vai trò của làng
nghề trong việc xây dựng kinh thành. Từ những viên gạch, viên ngói đầu rồng đến
những vật dụng sinh hoạt gốm sứ bị chôn vùi dưới đất qua bao thời đại vẫn giữ
nguyên nét tinh xảo, tài hoa của bàn tay khối óc người thợ thủ công.

19


Khi mới hình thành, công cụ sản xuất chủ yếu của LNTT là những công cụ
thô sơ do người thợ thủ công chế tạo ra. Ngày nay, khoa học kỹ thuật hiện đại đã
được đưa vào làng nghề ở một số công đoạn của sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các
LNTT chỉ sản xuất các sản phẩm dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ, hơn

uế

nữa một số công đoạn không thể sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại.


Thực tế cho thấy rằng dù máy móc hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế

tế
H

nghệ nhân. Đólà những người nắm giữ bí quyết riêng của nghề, nắm giữ “linh hồn”

của mỗi làng nghề, tạo nên tính độc đáo, nét đặc thù và thương hiệu riêng cho mỗi
sản phẩm truyền thống. Ở các LNTT hiện nay, đội ngũ nghệ nhân phần đa là những

h

người cao tuổi và đội ngũ này hiện rất ít và còn thiếu.

in

Thực tiễn ngày càng cho thấy sản phẩm làng nghề muốn tồn tại và phát triển
trong xã hội hiện đại thì không chỉ có chất lượng kỹ thuật mà còn mang được giá trị

cK

thẩm mỹ cao, mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tâm hồn, trí tuệ của nghệ nhân.
Chính những sản phẩm kết tinh những tinh hoa như vậy sẽ khẳng định chỗ đứng của

họ

hàng thủ công. Vì vậy, nhu cầu về sản phẩm thủ công tinh hoa có hồn cốt vẫn
không ngừng tăng ở các nước trên thế giới. Sản phẩm làng nghề của nước ta muốn


Đ
ại

xuất khẩu được còn phải đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhiều thị trường khác nhau.
Các nghệ nhân đã biết ứng dụng những tiến bộ của công nghệ vào sản xuất như sử
dụng máy móc trong những công đoạn giản đơn vừa đỡ tốn sức vừa có năng suất
cao, đáp ứng kịp thời những đơn hàng lớn; sử dụng khoa học, kỹ thuật để tăng độ

ng

bền đẹp của chất liệu thích ứng với mọi thời tiết, khí hậu. Và điều quan trọng nhất

ườ

là sáng tạo ra mẫu mã mới vừa thể hiện nét đẹp độc đáo của sản phẩm nghề truyền
thống Việt Nam vừa phù hợp thị trường người tiêu dùng của nơi hàng xuất đến. Để

Tr

làm được điều đó, nghệ nhân cần có tài năng, thuần thục nghề truyền thống đồng
thời nhạy cảm với những đòi hỏi mới của thị trường, thực hiện phương châm kế
thừa để phát triển trong việc truyền nghề. Như vậy, đội ngũ nghệ nhân có vai trò rất
quan trọng trong sự sống còn của mỗi làng nghề, vừa gìn giữ nghề truyền thống của
cha ông, vừa là trụ cột của sự phát triển làng nghề trong cuộc sống hôm nay.

20


1.1.2.3. Yêu cầu về chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống
Do những đặc trưng của LNTT nên chất lượng lao động trong các làng nghề

ngoài những yêu cầu chung về chất lượng nguồn lao động còn có những yêu cầu
riêng. Khái quát lại có thể xem xét trên những điểm chủ yếu như sau:

uế

Thứ nhất, yêu cầu về sức khỏe đối với lao động LNTT. Sức khỏe là trạng thái
thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Thể lực của người lao động

tế
H

được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: Chiều cao, cân nặng,
tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều
kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên đối với lao động trong các LNTT, do đặc trưng của các ngành

in

h

nghề truyền thống đa số là tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm mỹ nghệ truyền
thống, công nghiệp nhẹ nên lao động tại các làng nghề trưng dụng được cả những

cK

lao động khuyết tật, người già, trẻ em…làm việc ở những công đoạn giản đơn. Mặt
khác, các LNTT thường gắn liền với các vùng nguyên liệu, do vậy những người thợ
thủ công cũng đồng thời là người khai thác nguyên liệu phục vụ công việc của làng


họ

nghề nên cần có một thể lực đảm bảo cho công việc của mình như tại các làng nghề
chiếu cói truyền thống, người lao động rất cần có sức khỏe tốt để chế biến cây cói

Đ
ại

đưa vào sản xuất, nghề đúc đồng cũng cần những người thợ thủ công dẻo dai, tinh
anh…Do vậy, ở các LNTT, yêu cầu về sức khỏe của người lao động không có một
chuẩn nhất định, nhưng vẫn đặt ra những yêu cầu khác nhau trong từng công đoạn,

ng

từng loại hình kinh doanh, và từng sản phẩm khác nhau đối với mỗi cá nhân, tập thể
người lao động. Ngày nay, vấn đề an toàn sức khỏe lao động LNTT đang trở thành

ườ

một vấn đề khá bức xúc.
Thứ hai, yêu cầu về năng lực trí tuệ của người lao động. Yêu cầu này thể

Tr

hiện ở các tiêu chí về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn… của người
lao động, trong đó, quan trọng nhất là trình độ lành nghề của người lao động. Ở các
LNTT, từkhi mới hình thành, các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống của ông
cha ta đã đòi hỏi người thợ thủ công cần phải có óc thẩm mỹ, sáng tạo và một trình
độ lành nghề nhất định với đầy đủ các bí quyết, kỹ năng lao động, sử dụng những


21


công nghệ truyền thống như thế nào để tạo ra những sản phẩm đẹp nhất phục vụ nhu
cầu bản thân và xã hội. Trong thời đại nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội
nhập, sản phẩm LNTT đòi hỏi ở người thợ thủ công, các nghệ nhân, các chủ sản xuất
cần có những kiến thức về kinh tế thị trường, về nhu cầu khách hàng ở chất lượng,

uế

giá thành, mẫu mã sản phẩm…Do vậy, với những yêu cầu luôn thay đổi của thị

trường, người lao động LNTT cần có những kiến thức chuyên môn, học vấn nhất

tế
H

định để tạo ra những sản phẩm hàm chứa tri thức dân gian, địa phương và thời đại
mới có thể giữ vững nghề, ổn định cuộc sống của mình và bảo tồn, phát triển LNTT.
Thứ ba, yêu cầu về năng lực xã hội, phẩm chất của người lao động: các sản

h

phẩm LNTT luôn đòi hỏi ở người lao động tình kiên nhân, tỉ mỉ, ân cần và tâm

in

huyết trong từng công đoạn dù là công đoạn nhỏ nhất như: mây tre đan, gồm sứ,
chiếu cói, khảm bạc, dát vàng… Nếu không có cái tâm của nghề thì nghệ nhân sẽ


cK

không thể hoàn thiện và cho ra đời “tác phẩm nghệ thuật” của mình hoặc sẽ không
vừa lòng khách hàng và khó có thể phát triển bền vững.

họ

Như vậy, do những đặc thù của các ngành nghề và sản phẩm LNTT mà chất
lượng lao động làng nghề cũng có những yêu cầu, đòi hỏi riêng về sức khỏe, trình

Đ
ại

độ chuyên môn, kỹ thuật và năng lực, phẩm chất. Các sản phẩm LNTT không chỉ
có giá trị và giá trị sử dụng như các hàng hóa khác mà còn chứa đựng trong nó là
giá trị về văn hóa, giá trị truyền thống. Do vậy người thợ làm ra sản phẩm đó phải
có những yêu cầu cao, không chỉ yêu cầu về năng lực lành nghề mà còn là yêu cầu

ng

về nhân cách, yêu nghề, tâm huyết với nghề. Trong giai đoạn hiện nay, trước

ườ

những thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội, lao động LNTT cần phải có những
biến đổi để thích ứng với những yêu cầu mới về hội nhập, phát triển kinh tế, vừa

Tr

làm sao giữ được nét truyền thống, lại phù hợp với thị hiếu hiện đại của khách

hàng trong mỗi sản phẩm khác nhau. Hiện nay, mức sống của lao động làng nghề
còn thấp, không it người, nhất là người trẻ, bỏ làng ra đi, bỏ nghề ra đi. Do vậy
cần có chính sách tích cực để lao động làng nghề có thể “li nông bất li hương”,
“nhập xưởng bất nhập thành”.

22


1.2. Tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng lao động trong các làng
nghề truyền thống
1.2.1. Nâng cao chất lượng lao động LNTT nhằm đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế thị trường

uế

1.2.1.1. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn
theo hướng CNH, HĐH

tế
H

Một trong những mục tiêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới

(NTM) là phải chuyển dịch được cơ cấu lao động nông thôn sang hướng phi nông
nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng NTM gắn với xây dựng làng nghề, nhất là làng

h

nghề truyền thống có một ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế lẫn xã hội. Đây là giải pháp


in

quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tăng thu nhập, cải thiện và
nâng cao đời sống cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

cK

Chất lượng lao động LNTT được nâng cao có tác dụng rõ rệt đối với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Sự lan tỏa của các làng

họ

nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút được nhiều lao động, kéo theo
sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, vận tải, thông tin

Đ
ại

liên lạc, cung cấp điện nước…và ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH lại tác động đến việc nâng cao chất lượng lao động LNTT. Đến
nay, nhiều làng nghề đã góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,thương mại,
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp

ng

và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%. Đời sống

ườ

của người lao động tại các làng nghề này ổn định, thu nhập từ làng nghề cao hơn từ

4 – 5 lần so với làm nông nghiệp.[14]

Tr

Cơ cấu lao động nông thôn cũng có sự dịch chuyển: Trong tổng số người

trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp trong năm 2011 thì lao
động chuyên nông nghiệp (thuần nông) chiếm 46%; lao động nông nghiệp kiêm
ngành nghề khác chiếm 32,1% và lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ
nông nghiệp chiếm21,9%.[14]

23


Chất lượng lao động làng nghề được nâng cao đồng nghĩa với việc phát triển
LNTT, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh mặt hàng truyền thống.
Đây được xem là cầu nối trung gian chuyển nông thôn thuần nông lên nông thôn
hiện đại, thực hiện quá trình đô thị hóa tại chỗ. Ngoài ra, sự phát triển của LNTT

uế

theo hướng hiện đại với việc kết hợp KH – KT - CN hiện đại với kỹ thuật truyền
thống sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, độc canh mang tính tự

tế
H

cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Như vậy, có thể xem chất lượng lao động là yếu tố quan trọng trực tiếp đối

với việc phát triển LNTT, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
nông thôn.

h

1.2.1.2. Góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người lao

in

động nông thôn

cK

Hiện nay, bình quân thu nhập của lao động tại các làng nghề đang ở mức
450.000 đồng – 4 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 1,5 – 4 lần so với lao động thuần
nông. Ở một số LNTT như làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), lụa Vạn Phúc

họ

(Hà Đông, Hà Nội)… đời sống của người lao động tại các làng nghề này ổn định,
thu nhập từ làng nghề cao hơn từ 4 – 5 lần so với làm nông nghiệp. Thực tế cho
thấy, tại các LNTT có đội ngũ thợ lành nghề cao, làm giàu từ hiện đại hóa công

Đ
ại

nghệ truyền thống, nắm bắt được nhu cầu của thị trường thì đời sống và thu nhập
của người lao động tại các làng nghề này thường ổn định và ở mức cao hơn so với
các làng nghề khác và cao hơn làm nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện


ng

nay nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một và thậm chí biến mất do người
lao động không mặn mà làm nghề, lý do là vì thu nhập từ nghề rất thấp. Do vậy để

ườ

nghề và làng không bị mất thì bản thân người lao động phải có niềm tin, gắn bó với
nghề, tâm huyết với nghề, muốn như vậy phải có cơ sở, đó chính là đầu ra sản

Tr

phẩm, là thu nhập cao từ nghề, là sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận, có
sức cạnh tranh cao. Muốn được như vậy, tay nghề của người lao động cùng với sự
quyết tâm làm nghề, gắn bó với nghề, sáng tạo và năng động trong công việc chính
là nội lực làm giàu cuộc sống của bản thân họ, ổn định đời sống và góp phần phát
triển bền vững tại LNTT.

24


1.2.1.3. Tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
LNTT trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ, bất cứ
một sản phẩm hàng hóa nào cũng cần tính đến yếu tố cạnh trạng trên thị trường.

uế

Nhu cầu thị trường về chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hóa bao giờ cũng là
những yếu tố động, phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau, đỏi hỏi người sản xuất


tế
H

cần phải có tính nhạy bén cao, năng động trong việc nắm bắt xu thế, thị hiếu người
tiêu dùng. Và sản phầm của LNTT cũng nằm trong số đó. Những năm qua, nhu cầu
về hàng hóa thủ công truyền thống của Việt Nam đã mở rộng thị trường nhiều nước

trên Thế Giới, (khoảng 163 thị trường) và được người tiêu dùng rất chuộng. Tuy

in

h

nhiên thực tế đáng buồn cho thấy nhiều làng nghề do ham lợi nhuận nên sản xuất
hàng hóa không có tính cá biệt sản phẩm đặc thù mà các sản phẩm đều na ná nhau

cK

về mẫu mã, không còn chứa đựng nét riêng văn hóa, từ đó khiến người tiêu dùng
cũng ít mặn mà hơn với sản phẩm nghề truyền thống.
Do vậy, người thợ thủ công làng nghề với sự khéo léo, tinh tế, thông minh,

họ

nhạy bén trong việc kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, làm
mới mẫu mã, kiểu dáng mà không làm mất tính dặc sắc, đặc thù văn hóa trong sản

hiện nay.


Đ
ại

phẩm sẽ đứng vững được trên thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như

1.2.2. Chất lượng lao động là nhân tố quyết định đến việc bảo tồn, phát

ng

triển LNTT, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền, địa phương
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, không chỉ riêng ở nước ta,

ườ

mà ở nhiều nước trên thế giới đã xảy ra tình trạng sản phẩm công nghệ máy móc
đang lấn át, thay thế hàng loạt các sản phẩm thủ công truyền thống. Vì vậy, hàng

Tr

thủ công mỹ nghệ truyền thống muốn tồn tại và phát triển trong cuộc sống hiện đại
phải dựa vào thế mạnh của mình tức là sản phẩm phải hàm chứa yếu tố văn hóa cao
thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khi kinh tế thế giới khó khăn nhưng nhiều
nước vẫn có nhu cầu nhập hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp của Việt Nam. Từ đó cho
thấy rõ một điều: Hàng thủ công của ta vẫn có khả năng tồn tại và phát triển ở trong

25


×