Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ huyện phù cát, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.45 KB, 122 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường kết hợp
với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình
giúp đỡ cho tôi trong 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất

Ế

đến thầy giáo, TS. Nguyễn Ngọc Châu - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời

U

gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.

́H

Dự án “Quản lý tổng hợp nước, đất và dinh dưỡng cho các hệ thống canh tác bền



vững ở vùng Duyên hải Nam trung bộ Việt Nam và Australia” của Đại học Flinden
Australia thực hiện tại các tỉnh vùng Duyên hải Nam trung bộ tại Việt Nam đã giúp tôi

H

hoàn thành các số liệu thực tế tại vùng điều tra.

IN

Ban lãnh đạo, cán bộ, viên chức Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Duyên hải


Nam Trung Bộ, Trung tâm giống cây trồng lâu năm Huyện Phù Cát , UBND Huyện

K

Phù Cát – tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.

̣C

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ

O

tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

̣I H

Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!

Đ
A

Huế, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ HOÀI LY


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
tháng

năm 2015

Ế

Huế, ngày



́H

U

Tác giả luận văn

Đ
A

̣I H


O

̣C

K

IN

H

NGUYỄN THỊ HOÀI LY

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN


H



́H

U

Ế

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HOÀI LY
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2013 - 2015
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
Tên đề tài: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC THEO MÔ HÌNH TƯỚI
TIÊU CỦA CÁC NÔNG HỘ HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phù Cát là một trong số huyện của tỉnh Binh Định có diện tích đất sản xuất nông
nghiệp lớn, trong đó phần lớn vùng đồng bằng ven biển chủ yếu là đất cát pha rất
thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, lạc, vừng…Trong đó,
sản xuất lạc đang được đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao, cơ cấu diện tích lạc
theo mô hình tưới tiêu tương đối lớn, trên 60 % tổng diện tích gieo trồng lạc. Tuy
nhiên để các mô hình tưới tiêu của nông hộ đi vào thực tế đời sống của người dân
và phổ biến hơn nữa thì cần xác định chính xác tính hiệu quả của mô hình, từ đó có
những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng diện tích sử dụng các mô
hình tưới tiêu cho lạc mang lại hiệu quả cao ở địa phương.Chính vì vậy “Hiệu quả
kinh tế sản xuất lạc theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định” là một yếu cầu cần thiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

-Số liệu thứ cấp: Những thông tin, số liệu thống kê được thu thập từ sách báo tạp
chí, internet, các phòng nông nghiệp, tài nguyên môi trường, thống kê, lao
động,…thuộc UBND huyện, Niên giám thống kê của tỉnh và huyện từ năm 2011 2014, báo cáo của UBND các xã điều tra... trên các trang thông tin điện tử của
huyện, tỉnh và cả nước.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập được từ việc điều tra
phỏng vấn trực tiếp 120 hộ ở 3 xã Cát Trinh, Cát Hanh , Cát Hiệp.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ theo bảng hỏi
2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp kiểm định ANOVA
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
- Luận giải cơ sở lý luận cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc theo mô
hình tưới tiêu của các nông hộ trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.
-Đánh giá một cách khách quan thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả,
hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất lạc theo mô hình tưới tiêu ở huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp giúp chính quyền địa phương phổ biến các
mô hình phù hợp và giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa
bàn huyện Phú Cát tỉnh Bình Định.
- Là tài liệu tham khảo cho các học viên và sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông
nghiệp.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bảo vệ thực vật

BQ


Bình Quân

BQC

Bình quân chung

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

ĐX

Đông xuân

ĐT

Đông tây

ĐVT

Đơn vị tính

FAOSTAT

Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới


GS. TS

Giáo sư – tiến sĩ

HT

Hè thu

KTCT

Kĩ thuật canh tác

KTTN

Kĩ thuật tưới nước

IN

H



́H

U

Ế

BVTV


KHKT

Khoa học kĩ thuật
Lao động

K



Nông nghiệp

̣C

NN

O

NN

̣I H

NN & PTNT

Nguồn nước
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản

NH


Ngân hàng

NGO

Tổ chức phi chính phủ

CSXH

Chính sách xã hội

PPCT

Phương pháp canh tác

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TL

Tỉ lệ

UBND

Ủy ban nhân dân


Đ
A

NTTS

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix

Ế

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1

U

1. Lý do nghiên cứu đề tài...........................................................................................1

́H

2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước: ..........................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3




4.Đối tượng phạm vi và địa điểm nghiên cứu:............................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4

H

6. Kết quả và những đóng góp mới kỳ vọng đạt được của nghiên cứu: .....................5

IN

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................6

K

Chương 1: Cơ sở khoa học..........................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu .....................................................................6

̣C

1.1.1 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................6

O

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế ........................................................................6

̣I H

1.1.1.2 Bản chất hiệu quả kinh tế ................................................................................7
1.1.1.3 Các phương pháp xác định hiệu quả ...............................................................7


Đ
A

1.1.1.4 . Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................8
1.1.2 Cơ sở lý luận về cây lạc .....................................................................................9
1.1.2.1 Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử phát triển cây Lạc ở Việt Nam ........................9
1.1.2.2 Đặc điểm sinh thái, sinh trưởng của cây lạc .................................................11
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây Lạc ................12
1.1.2.4 Một số giá trị của cây Lạc .............................................................................14
1.1.3 Các mô hình tưới tiêu cho cây công nghiệp ngắn ngày ...................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................19

v


1.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới..................................................................19
1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ..................................................................21
1.2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Bình Định .................................................................22
Chương 2. Đánh giá Hiệu quả kinh tế sản xuất Lạc theo mô hình tưới tiêu của nông
hộ ở huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định .........................................................................23
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ..........................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23

Ế

2.1.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................23

U

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình và nguồn nước: ..............................................................24


́H

2.1.1.3 Thổ nhưỡng: ..................................................................................................25
2.1.1.4 Điều kiện khí hậu: .........................................................................................26



2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................27
2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế huyện ..............................................................27

H

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định ...........................28

IN

2.1.2.3 Tình hình dân số và lao động của huyện.......................................................30

K

2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm của Huyện Phù Cát tỉnh Bình Định ...................31
2.1.3.1. Những thuận lợi ...........................................................................................31

O

̣C

2.1.3.2. Những khó khăn, thách thức cho sự phát triển ............................................32


̣I H

2.2 Thực trạng kết quả sản xuất Lạc theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ trên địa
bàn Huyện Phú Cát tỉnh Bình Định ..........................................................................33

Đ
A

2.2.1. Tình hình sản xuất Lạc trên địa bàn huyện Phú Cát .......................................33
2.2.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ...............................................................37
2.2.2.1. Thông tin chung của các hộ điều tra ............................................................37
2.2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra:.................................40
2.2.2.3 Cơ cấu đất đai của các hộ điều tra.................................................................41
2.2.2.4 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra ..........................................................43
2.2.2.5 Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ..............................................................44
2.2.2.6 Tình hình sử dụng giống lạc của các nông hộ...............................................47
2.2.2.7 Kỹ thuật canh tác lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra .................................53

vi


2.2.2.8 Phương pháp canh tác lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra..........................57
2.2.2.8 Kỹ thuật tưới nước cho lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ........................58
2.2.2.9 Kỹ thuật tưới nước cho lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ........................61
2.2.3 Đánh giá chi phí sản xuất Lạc theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ trên địa
bàn Huyện Phú Cát tỉnh Bình Định ..........................................................................62
2.2.3.1. Đánh giá chi phí sản xuất Lạc theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ tính
bình quân trên một sào ruộng....................................................................................63

Ế


2.2.3.2. Đánh giá chi phí sản xuất Lạc theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ tính

U

bình quân trên hộ.......................................................................................................65

́H

2.2.4 Kết quả sản xuất Lạc theo các mô hình tưới tiêu của hộ .................................67
2.2.4.1 Kết quả sản xuất Lạc theo các mô hình tưới tiêu của các hộ điều tra ở huyện



Phù Cát phân theo phương thức tưới bình quân trên một sào ruộng ........................68
2.2.4.2 Kết quả sản xuất Lạc theo các mô hình tưới tiêu của các hộ điều tra ở huyện

H

Phù Cát phân theo phương thức tưới bình quân trên một hộ ....................................70

IN

2.2.5 Đánh giá tình hình sử dụng các phương pháp tưới tiêu của các nông hộ trên

K

địa bàn Huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.....................................................................73
2.4 Cơ cấu thu nhập của hộ .......................................................................................77


O

̣C

2.5 Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc........................................................................79

̣I H

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Lạc theo mô hình tưới tiêu
của nông hộ ở huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định .........................................................85

Đ
A

3.1. Khó khăn và thuận lợi đối với các hộ ................................................................85
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Lạc theo mô hình tưới tiêu của
nông hộ ở huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định ................................................................87
3.2.1. Giải pháp qui hoạch và mở rộng vùng sản xuất..............................................87
3.2.2 Giải pháp về hệ thống thủy lợi:........................................................................89
3.2.3. Giải pháp về giống, khoa học kĩ thuật và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ
thuật và kinh tế ..........................................................................................................90
3.2.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ......................................................................90
3.2.5. Giải pháp về vốn .............................................................................................91

vii


3.2.6. Giải pháp về khuyến nông và đổi mới khoa học – công nghệ ........................92
3.2.7. Giải pháp về kĩ thuật cho người sản xuất........................................................95
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................97

3.1. Kết luận ..............................................................................................................97
3.2. Kiến nghị ............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................99
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Ế

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2

U

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng ......16

Bảng 1.2:

Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới (2010 – 2012) .......19

Bảng 1.3:

Sản lượng lạc của Việt Nam .............................................................21

Bảng 1.4:

Diện tích, năng suất , sản lượng lạc ở tỉnh Bình Định (2008-2012) .22

Bảng 2.1:

Tình hình đất đai trên địa bàn huyện Phù Cát...................................29

Bảng 2.2:

Tình hình dân số và lao động của huyện Phù Cát giai đoạn 2011-2013.30


Bảng 2.3:

Diện tích năng suất sản lượng một số cây hằng năm........................33

Bảng 2.4 :

Diện tích lạc của huyện Phù Cát so với toàn tỉnh Bình Định ...........34

Bảng 2.5:

Tình hình sản xuất Lạc trên địa bàn Huyện Phú Cát qua hai năm....34

Bảng 2.6:

Diện tích lạc của huyện Phù Cát phân theo xã..................................36

Bảng 2.7:

Thông tin chung của đối tượng được điều tra ...................................37

Bảng 2.8.1:

Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra.......................40

Bảng 2.8.2:

Kiểm định phương sai giữa các xã về tình hình nhân khẩu và lao

H




́H

U

Ế

Bảng 1.1:

Bảng 2.9.1:

IN

động của các hộ điều tra....................Error! Bookmark not defined.
Cơ cấu đất đai của các hộ điều tra ở huyện Phù Cát,........................41
Kiểm định phương sai giữa các xã về tình hình đất đai............ Error!

̣C

Bảng 2.9.2:

K

tỉnh Bình Định...................................................................................41

O

Bookmark not defined.


̣I H

Bảng 2.10.1: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
(Nghìn đồng/hộ) ................................................................................43

Đ
A

Bảng 2.10.2: Kiểm định phương sai giữa các xã về tình hình vay vốn.......... Error!
Bookmark not defined.

Bảng 2.11.1: Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra..................................................44
Bảng 2.11.2: Kiểm định phương sai giữa các xã về số lượng tư liệu sản xuất của
các hộ ................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.11.3: Kiểm định phương sai giữa các xã về giá trị tư liệu sản xuất của
các hộ ................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.12:

Cơ cấu diện tích gieo trồng lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ở
huyện Phù Cát ...................................................................................48

ix


Bảng 2.13:

Tình hình sử dụng các giống lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ở
huyện Phù Cát ...................................................................................49

Bảng 2.14:


Kỹ thuật canh tác lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ở huyện Phù Cát53

Bảng 2.15:

Phương pháp canh tác lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ở huyện
Phù Cát ..............................................................................................57

Bảng 2.16:

Kỹ thuật tưới nước cho lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ở huyện
Phù Cát ..............................................................................................58

Bảng 2.17:

Nguồn nước tưới cho lạc theo mùa vụ của các hộ điều tra ở huyện
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của các hộ điều tra phân theo

U

Bảng 2.18:

Ế

Phù Cát ..............................................................................................61

Tổng hợp mức đầu tư cho sản xuất lạc của các hộ điều tra ở huyện




Bảng 2.19:

́H

phương thức tưới ...............................................................................62
Phù Cát phân theo phương thức tưới bình quân trên một sào ruộng 63
Bảng 2.20:

Tổng hợp mức đầu tư cho sản xuất lạc của các hộ điều tra ở huyện
So sánh kết quả và hiệu quả canh tác lạc của các hộ điều tra ở huyện

IN

Bảng 2.21:

H

Phù Cát phân theo phương thức tưới bình quân trên hộ ...................65

K

Phù Cát phân theo phương thức tưới bình quân trên một
sào ruộng ...........................................................................................68
So sánh kết quả và hiệu quả canh tác lạc của các hộ điều tra ở huyện

̣C

Bảng 2.22:

O


Phù Cát phân theo phương thức tưới bình quân trên một hộ ...........70
Ưu và nhược điểm các phương pháp tưới tiêu của nông hộ điều tra 73

Bảng 2.24:

Tỷ trọng thu nhập từ lạc trong tổng thu nhập của hộ gia đình..........77

Bảng 2.25:

Hình thức tiêu thụ, địa điểm và đối tượng thu mua lạc.....................80

Bảng 2.26:

Cam kết khi thu mua sản phẩm lạc ...................................................82

Bảng 2.27:

Thứ tự tác nhân quyết định giá bán lạc của các hộ điều tra ở huyện

Đ
A

̣I H

Bảng 2.23:

Phù Cát ..............................................................................................83
Bảng 3.1:


Tình hình nghe đến các phương pháp tưới tiêu của hộ điều tra ở
huyện Phù Cát phân theo phương pháp tưới nước............................86

Bảng 3.2:

Các phương pháp tưới phù hợp với các hộ điều tra ở huyện
Phù Cát ..............................................................................................94

x


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay
có những chuyển biến đáng kể song ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao
và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để đáp ứng mục tiêu phát triển nền
nông nghiệp đa dạng và bền vững, cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội

Ế

cũng như nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, trong những năm

U

gần đây nước ta chú trọng phát triển các cây công nghiệp có giá trị cao, đáp ứng

́H

nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ngày càng
chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp đang dần phát triển theo




hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Chính vì vậy, cây công nghiệp ngắn
ngày ngày càng phát triển và có giá trị kinh tế cao được nhiều hộ nông dân quan

H

tâm. Hướng đi đó đã giúp cho nông nghiệp Việt Nam tiến tới khẳng định mình

IN

trên trường quốc tế.

K

Hiện nay, Lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng
của nước ta. Lạc là cây trồng nhiệt đới có nguồn gốc từ vùng Nam Bolivia cho

̣C

đến Bắc Achentina, là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cây có dầu

O

quan trọng. Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc xếp thứ 2 sau đậu tương

̣I H

về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm, xếp thứ 4 về

nguồn dầu thực vật và thứ 3 về các loại cây trông cung cấp protein. (Hồ Huy

Đ
A

Cường, 2013) [1]. Trong những năm gần đây diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở
nước ta có sự thay đổi đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam,
sản lượng lạc năm 2014 của Việt Nam đã tăng 7,8 % đạt 530 nghìn tấn. Sự gia
tăng này có được nhờ việc nâng cao năng suất và tăng diện tích canh tác cho cây
lạc. Cùng với sự thay đổi về diện tích, sản lượng lạc trong những năm gần đây,
nhiều mô hình tưới tiêu và biện pháp canh tác mới được áp dụng phù hợp với điều
kiện tự nhiên từng vùng để nâng cao chất lượng và năng suất Lạc, cải thiện thu
nhập cho bà con nông dân.

1


Bình Định thuộc vùng sinh thái Duyên hải Nam Trung Bộ và lạc được trồng
ở tất cả 11 huyện, thị trực thuộc tỉnh Bình Định trong vụ Đông Xuân, Hè Thu và
Vụ Mùa trên đất cát trắng, phù sa ven sông, xám và xám bạc màu với nhiều mô
hình tưới tiêu như tưới phun, tưới nhỏ giọt .. đã mang lại năng suất cao. Phù Cát là
một trong số huyện của tỉnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, trong đó
phần lớn vùng đồng bằng ven biển chủ yếu là đất cát pha rất thích hợp cho việc
trồng các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, lạc, vừng…Trong đó, sản xuất lạc đang

Ế

được đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao, cơ cấu diện tích lạc theo mô hình tưới

U


tiêu tương đối lớn, trên 60 % tổng diện tích gieo trồng lạc. Tuy nhiên để các mô

́H

hình tưới tiêu của nông hộ đi vào thực tế đời sống của người dân và phổ biến hơn
nữa thì cần xác định chính xác tính hiệu quả của mô hình, từ đó có những giải pháp



nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng diện tích sử dụng các mô hình tưới tiêu cho
lạc mang lại hiệu quả cao ở địa phương.

H

Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc

IN

theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” làm

K

luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước:

O

̣C


Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả sản xuất

̣I H

lạc (Arachis hypogaea L.) tại Bình Định, 2013” của tác giả Hồ Huy Cường (2013)
đi sâu vào vấn đề biện pháp kĩ thuật để tăng hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn Tỉnh

Đ
A

Bình Định. Đánh giá hiện trạng sản xuất lạc ở tỉnh Bình định và xác định giống lạc
mới và giải pháp kĩ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
sản xuất tại những vùng trồng lạc chủ yếu của tỉnh Bình Định. Các giống lạc triển
vọng mang lại năng suất cao để áp dụng cho các hộ nông dân trên địa bàn.
Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả kinh tế sản xuất Lạc của các nông hộ Huyện
Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Thanh Hà (2013) đã đánh giá
phân tích hiệu quả kinh tế của cây Lạc cho các nông hộ trên địa bàn Huyện Minh
Hóa Tỉnh Quảng Bình, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng sản xuất
giống Lạc cho năng suất cao tại Huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

2


Luận văn thạc sĩ “ Thâm canh và hiệu quả sản xuất cây Lạc ở huyện Hương
Trà tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Văn Cường (2004) hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về thâm canh và hiệu quả sản xuất nói chung và sản xuất lạc
nói riêng; đánh giá thực trạng đầu tư, thâm canh và hiệu quả sản xuất lạc ở huyện
Hương Trà; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lạc của
các nông hộ và nghiên cứu đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng

cao trình độ thâm canh và hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn huyện Hương Trà năm

Ế

2010. Luận văn của tác giả đi sâu vào đầu tư thâm canh cho cây lạc và hiệu quả

U

kinh tế của cây lạc.

́H

Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả sản xuất Lạc ở huyện Hương Trà - Thừa Thiên



Huế” của tác giả Huỳnh Tấn Nguyên, 2011 đi sâu vào đánh giá hiệu quả sản xuất
Lạc của các nông hộ ở huyện Hương Trà - Thừa Thiên Huế và nêu ra một số giải

H

pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Lạc ở huyện.

IN

Một số đề tài nêu trên đi sâu nghiên cứu hiệu quả sản xuất lạc, giống lạc cho
năng suất cao và các biện pháp kĩ thuật, chưa một đề tài nào đề cập đến các mô hình

K


tưới tiêu của các nông hộ đầu tư cho sản xuất lạc và hiệu quả kinh tế của các mô

̣C

hình tưới tiêu đó cho cây lạc như thế nào. Nên đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc

O

theo mô hình tưới tiêu của các nông hộ huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” của tác giả

̣I H

có tính cấp thiết, phù hợp và không trùng lặp với bất cứ luận văn nào trước đây.
3.Mục tiêu nghiên cứu

Đ
A

3.1.Mục tiêu chung:

Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc theo mô

hình tưới tiêu của các nông hộ từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lạc phù hợp với mỗi mô hình tưới tiêu góp phần nâng cao thu nhập cho
người dân trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
3.2.Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc và
các mô hình tưới tiêu được ứng dụng cho sản xuất Lạc.

3



- Phân tích hiệu quả kinh tế canh tác lạc của các hộ sản xuất theo mô hình
tưới tiêu ở huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc theo
các mô hình tưới tiêu trên địa bàn nghiên cứu.
4.Đối tượng phạm vi và địa điểm nghiên cứu:
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ nông dân sản xuất lạc theo mô hình tưới tiêu tại huyện Phù Cát, tỉnh

Ế

Bình Định

U

4.2: Phạm vi nghiên cứu:

́H

-Về không gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Lạc của nông hộ theo
mô hình tưới tiêu trên địa bàn Huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định .



-Về thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ giai đoạn 2011 –
2013 và số liệu điều tra sản xuất lạc của nông hộ năm 2014.

H


Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 11/2014 đến 5/2015

IN

4.3 Địa điểm nghiên cứu:

K

Đề tài thực hiện tại 3 xã Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Hiệp của huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định.

̣C

5. Phương pháp nghiên cứu

O

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

̣I H

-Số liệu thứ cấp: Những thông tin, số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, địa
lý, khí hậu, đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế … được thu

Đ
A

thập từ sách báo tạp chí, internet, các phòng nông nghiệp, tài nguyên môi trường,
thống kê, lao động,…thuộc UBND huyện, Niên giám thống kê của tỉnh và huyện từ
năm 2011 - 2014, báo cáo của UBND các xã điều tra... trên các trang thông tin điện

tử của huyện, tỉnh và cả nước.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập được từ việc điều tra
phỏng vấn trực tiếp 120 hộ ở 3 xã Cát Trinh, Cát Hanh , Cát Hiệp.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ theo bảng hỏi có sẵn.
- Xác định số mẫu điều tra từng xã:
Chọn mẫu ở từng xã theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo

4


tỷ lệ (120 hộ x tỷ lệ diện tích lạc của mỗi xã điều tra trong tổng diện tích lạc của 3
xã cộng lại) để đảm bảo các xã được chọn có các đặc điểm về đất đai, địa hình khác
nhau để từ đó đánh giá cách thức áp dụng các mô hình tưới tiêu.Chọn 120 hộ từ 3
xã sản xuất lạc trên địa bàn là xã Cát Trinh, Cát Hanh , Cát Hiệp.
5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được tổng hợp và xử lý bằng
MS. Excel 2007, số liệu sơ cấp được xử lý bằng SPSS 16.0

Ế

- Phương pháp phân tích số liệu:

U

+ Phương pháp thống kê mô tả.

́H

+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp kiểm định ANOVA




6. Kết quả và những đóng góp mới kỳ vọng đạt được của nghiên cứu:
- Luận giải cơ sở lý luận cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc theo

H

mô hình tưới tiêu của các nông hộ trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.

IN

-Đánh giá một cách khách quan thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết

K

quả, hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất lạc theo mô hình tưới tiêu ở huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định.

O

̣C

- Đề xuất những giải pháp phù hợp giúp chính quyền địa phương phổ biến

̣I H

các mô hình phù hợp và giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên
địa bàn huyện Phú Cát tỉnh Bình Định.


Đ
A

- Là tài liệu tham khảo cho các học viên và sinh viên chuyên ngành Kinh tế
nông nghiệp.

5


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở khoa học

1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản xuất

Ế

trông mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả kinh tế

U

là một đại lượng so sánh giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra.

́H

Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm khác nhau về hiệu quả




kinh tế. Theo GS. TS. Ngô Đình Giao ‘Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự

H

quản lý của Nhà nước”.

IN

Về mặt khái quát: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập

K

trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khái thác các nguồn

mục tiêu đề ra.[9].

̣C

lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện

O

Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện,

̣I H

phải biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo


Đ
A

không gian – thời gian – số lượng – chất lượng.
+ Về mặt không gian : Cần xét hiệu quả kinh tế trong tổng thể chung với mối

quan hệ hữu cơ hợp lý chứ không nên xét một mặt, một lĩnh vực riêng biệt.
+Về mặt thời gian : Sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét
ở từng giai đoạn mà trong toàn bộ chu kỳ sản xuất.
+Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan thu và chi
theo hướng giảm đi hoặc tăng thêm.
+Về mặt chất lượng : Hiệu quả kinh tế phải bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa
cá mặt kinh tế, chính trị, xã hội....

6


Đối với sản xuất nông nghiệp, khi xác định hiệu quả kinh tế phải tính đến
việc sử dụng đất đai, các nguồn dữ trữ vật chất lao động trong nông nghiệp. Tức là
phải sử dụng đến các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các tiềm năng
này bao gồm : Vốn sản xuất, vốn lao động và đất đai...
1.1.1.2 Bản chất hiệu quả kinh tế
Bản chất hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
hao phí sức lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu

Ế

quả kinh tế, gắn liền với quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời

U


gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là tối đa hóa kết quả và tối thiểu

1.1.1.3 Các phương pháp xác định hiệu quả



* Phương pháp thứ nhất:

́H

hóa chi phí và ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.[9].

Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí

H

bỏ ra.

IN

H1  Q / C

K

Trong đó: H1 là chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh tế (tính theo thước đo hiệu số)

̣C

Q là kết quả thu được


O

C là chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

̣I H

* Phương pháp thứ hai: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả
đạt được với lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Đ
A

H2  Q  C

Trong đó: H 2 là chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
* Phương pháp thứ ba : Hiệu quả kinh tế được đo bằng tỷ số giữa kết quả tăng

thêm với lượng chi phí tăng thêm để đạt kết quả tăng thêm đó

H 3  Q / C

7


Trong đó: H 3 là chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh tế

Q là phần tăng thêm của kết quả thu được


C là phần chi phí tăng thêm
Đây là phương pháp mà chúng ta có thể xác định được hiệu quả mà một
đồng chi phí đầu tư thêm mang lại, từ đó có thể xác định được hiệu quả trong đầu tư
sản xuất và xác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất đạt được.
1.1.1.4 . Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Ế

* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế:

U

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của

Trong đó :



GO   qi . pi

́H

doanh nghiệp được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm).[7].

qi là số lượng sản phẩm Lạc bán lần i

H

pi là giá bán sản phẩm Lạc lần i


IN

- Chi phí trung gian (IC): là một bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm

K

những chi phí vật chất và dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

̣C

trong một thời kỳ nhất định.[7].

VA=GO – IC

̣I H

O

- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra.

* Các chỉ tiêu hiệu quả

Đ
A

- Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này
được tính bằng cách lấy giá trị sản xuất chia cho chi phí trung gian. nó cho biết cứ một
đồng chi phí trung gian bỏ ra đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian(VA/IC):Chỉ tiêu này cho

biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị
gia tăng.
- Giá trị gia tăng trên một đồng giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết
trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là
nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất.

8


* Phương pháp phân tích phương sai ANOVA:
Điều kiện:
– Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
– Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để
được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
– Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.
Kiểm định:

Ế

* Levene test: H0 = “Phương sai bằng nhau”

U

– Sig < 0.05: bác bỏ H0

́H

– Sig >=0.05: chấp nhận H0 -> đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA
* ANOVA test: H0: “Trung bình bằng nhau”




– Sig >0.05: chấp nhận H0 -> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt.
– Sig <=0.05: bác bỏ H0 -> đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt.

H

1.1.2 Cơ sở lý luận về cây lạc

IN

1.1.2.1 Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử phát triển cây Lạc ở Việt Nam

K

Lạc là cây hoa màu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Cây lạc hay còn gọi là
cây đậu phộng, hay đậu phụng, là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị dinh

O

̣C

dưỡng và giá trị kinh tế cao. Nó được trồng ở hàng trăm năm trước và được coi là

̣I H

một trong những cây công nghiệp chủ yếu của nhiều nước trên thế giới.
Qua nhiều thập kỷ, dựa trên các lĩnh vực khoa học khác nhau như khảo cổ học,

Đ

A

thực vật học, dân tộc học đã ghi nhận cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ cách đây
khoảng 1500 – 1200 năm trước Công nguyên, sau đó phổ biến ở châu Âu tới vùng bờ
biển ở châu Phi, châu Á, tới vùng biển Thái Bình Dương và Đông Nam Hoa Kỳ. Cây

lạc có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ. Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng với
sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc.
Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê (E.G.1877) tìm
thấy lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô PêRu. Người ta đã
phát hiện ở đây nhiều ngôi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi, xung quanh là
những vại bằng đất nung đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau, còn được bảo vệ

9


tốt. Trong đó có nhiều vại dựng quả lạc. Những mẫu vật về lạc phát hiện ở AnCôn
có liên quan với văn hoá trước AnCôn được xác định vào khoảng 750-500 năm
trước công nguyên. Theo tài liệu của Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc
thời kỳ trước đồ gốm cách đây khoảng 3800 năm.[17]
Ngoài ra người ta còn thấy cây lạc trồng nhiều ở Mexico, ở Braxin, Bolivia.
Theo Karapovikat (1986) thì cây lạc bắt nguồn từ Bolivia và giả thiết này được cho
là có cơ sở nhất so với các giả thiết khác trước đó.

Ế

Ở châu Á người ta cho rằng lạc từ bờ biển Pereru, theo các đoàn thuyền buôn

U


tới Manila và Châu Á cuối thế kỷ XVI.

́H

Ở Việt Nam, cây Lạc du nhập vào nước ta muộn hơn so với các nước châu Á
khác và vào thời điểm nào thì vẫn chưa được xác minh rõ nhưng lạc đóng vai trò



ngày một to lớn đối với nền kinh tế quốc dân nên diện tích trồng lạc liên tục được
mở rộng. Lạc được trồng ở tất cả các tỉnh trong nước. Trong thời gian qua được sự

H

quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

IN

chuyển giao các giống mới, cũng như chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật

K

cho nông dân đã được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, và đã mang lại
những thành tựu đáng kể. Chính vì vậy, diện tích canh tác một số cây trồng không

O

̣C

ngừng tăng lên, trong đó có cây lạc.


̣I H

Khi tìm hiểu về các lĩnh vực như vị trí địa lý, thương mại, tôn giáo thì người
ta cho rằng cây lạc vào Việt Nam có thể là được du nhập từ Trung Quốc, Indonexia

Đ
A

và cũng có thể là do những người buôn bán, truyền đạo đến từ Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Hà Lan đem đến.
Hiện nay Lạc được trồng khá phổ biến ở Việt Nam và cho năng suất và hiệu

quả kinh tế cao. Lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và hút
nước tốt, như đất cát pha, đất thịt nhẹ … và được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung
Bộ, Tây Nguyên và Nam bộ. Ngoài việc tạo năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì
cây lạc cũng là một loại cây trồng có khả năng cải tạo đất tốt (đó là nhờ sự cộng
sinh của nhóm vi khuẩn công sinh với lạc ở rễ, chúng có khả năng cố định đạm từ
nguồn N2 từ không khí làm tăng lượng đạm trong đất đồng thời nó làm tăng độ phì

10


của đất). Cây lạc cũng là một cây phân xanh có thể sử dụng trực tiếp toàn bộ rễ thân
lá của cây lạc để làm phân bón cho đất.
Ngoài ra cây lạc còn có nhiều ứng dụng trong đời sống như dùng để sản xuất
dầu thực vật, thực phẩm … trong y học vỏ lạc và lụa lạc dùng để làm thuốc …
1.1.2.2 Đặc điểm sinh thái, sinh trưởng của cây lạc
Tên khoa học là Arachis hypogaea
Giới (regnum): Plantae


Ế

Bộ (ordo): Fabales

U

Họ (Familia): Fabaceae

́H

Phân họ (Subfamilia): Faboideae
Tông (Tribus): Aeschynomeneae



Chi (genus): Arachis
Loài (Species): A. hypogaea

H

Lạc là cây hai lá có hệ rễ cọc, thân được chia ra làm nhiều đốt, lá và hoa của

IN

lạc được mọc ra ở những mắt của đốt. Lạc có cấu tạo lá kép và gân lá lạc theo hình

K

lông chim kích thước lá chét dài 1-7cm và rộng 1-3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình

màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển

O

̣C

thành một dạng quả đậu dài 3-7cm. Lạc ra hoa ở trên mặt đất (hoa lạc là hoa lưỡng

̣I H

tính, có nhụy và nhị trong một bông) nhưng sau khi thụ phấn thì hợp tử tạo thành lại
phát triển trong lòng đất (thường gọi là củ lạc). Củ lạc thì có cấu tạo bao gồm có 3

Đ
A

lớp, đó là một lớp vỏ cứng bên ngoài có bản chất là xenlulose, một lớp màng mỏng
bên trong bao quan hạt lạc có màu hổng nhạt và cuối cùng là nhân lạc. Nhân lạc có
cấu tạo chia làm 2 manh. Khi mới gieo trồng thì 2 manh này là nơi dự trữ và cung
cấp chất dinh dưỡng ban đầu cho cây lạc. Khi cây non phát triển và nảy mầm thì hai
manh phát triển thành 2 lá cứng, sau đó bị teo nhỏ đi trong quá trình phát triển của
cây. Chính giữa 2 manh có 1 đinh nhỏ là phôi, nó sẽ phát triển thành cây lạc.
Cây lạc có một đặc điểm cấu tạo nổi bật ở rễ (và đây là đặc điểm phổ biến ở
các cây thuộc bộ đậu) là khả năng cộng sinh của rễ cây lạc với một khóm vi khuẩn
cố định đạm có tên khoa học là Rhizobium vigna (hay còn gọi là vi khuẩn nốt sần)

11


nó cộng sinh và phát triển trong rễ cây lạc và tạo nên những nốt sần trên rễ cây lạc.

Và khi dùng dao cắt những nốt sần này thì ta thấy màu hồng nhạt bên trong nốt sần
đang hoạt động[3].
Ban đầu khi cây lạc mới mọc thì lúc đó nốt sần chưa được hình thành, nốt
sần được hình thành trong quá trình bộ rễ của cây lạc phát triển và Rhizobium xâm
nhập vào rễ thông qua những nhu mô nơi chóp rễ hoặc là những nhu mô hình thành
ở lông hút của rễ hay là những tế bào biểu bì bị thương. Đó là nơi tập trung nhiều

Ế

chất dinh dưỡng và những đường đơn cần thiết cho các hoạt động khởi đầu của cây

U

như sinh trưởng và sinh sản.

́H

Khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không những phụ thuộc vào vi khuẩn
có trong đất mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Về độ ẩm



40 – 80%, trong đó độ ẩm tối thích là 60 – 70%. Tuy nhiên, cũng có những trường
hợp ngoại lệ, ví dụ như cây có thể hình thành nốt sần trong điều kiện ngập nước.

H

Độ thoáng khí của đất cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt

IN


sần. Thông thường, nốt sần chỉ hình thành ở phần rễ nông, phần rễ sâu rất ít nốt sần.

K

Nguyên nhân là do tính hiếu khí của vi khuẩn nốt sần, thiếu oxy sẽ làm giảm cường
độ trao đổi năng lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây. Đối với cây, thiếu oxy

O

̣C

cũng làm giảm sự hình thành sắc tố leghemoglobin. Những nốt sần hữu hiệu có màu
hồng chính là màu của sắc tố này.

̣I H

Nhiệt độ thích hợp nhất với hoạt động của vi khuẩn nốt sần là 240C, dưới

Đ
A

100C nốt sần vẫn có thể hình thành nhưng hiệu quả cố định nitơ giảm. Ở nhiệt độ
360C cây đậu phát triển tốt nhưng cường độ cố định nitơ lại kém.
Vì những đặc điểm kĩ thuật của cây lạc, cho nên cần có phương pháp tưới nước

phù hợp như tưới đều, hạt nước nhỏ, và thấm nước liên tục vào mùa khô hạn để các nốt
sần ở rễ lạc phát triển mạnh kích thích sự sinh trưởng và sinh sản của cây lạc.
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây Lạc
Vì lý do lạc là một loại cây vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp cho Lạc là

khoảng từ 22-260C và tổng tích ôn/năm là khoảng 970000C. Lạc thích hợp với các
loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, và có độ pH từ 5,5 – 7, nhằm mục đích tạo điều

12


kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn nốt sần, và đất phải tơi xốp, thoát nước
tốt nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của củ lạc.
*Điều kiện đất đai:
-Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu
sau của cây: Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều ngang, đủ oxy cho vi sinh vật
nốt sần hoạt động cố định đạm, tỉa quả đâm xuống đất dễ dàng và dễ thu hoạch.
Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước

Ế

nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại thịt nhẹ,

U

cát pha.

́H

*Nhiệt độ:



Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh
trưởng của Lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng


H

25-300C, thời kì ra hoa là 24-33oC, thời kì chín là 25-280C. Tích ôn hữu hiệu của lạc

*Độ ẩm và lượng mưa:

IN

2600-48000C thay đổi tùy theo giống.

K

Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc

̣C

được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất

O

định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của Lạc yêu cầu khoảng 70-80%

̣I H

độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kì ra hoa, kết
quả(80-85%) và giảm ở thời kì chín của hạt.

Đ
A


Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi

mọc đến thu hoạch (không kể thời kì nảy mẩm) là 450-700mm.
*Ánh sáng:
Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kì của lạc rất yếu và đối
với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kì. Số giờ nắng/ngày có
ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi
khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/ tháng.

13


1.1.2.4 Một số giá trị của cây Lạc
* Giá trị xuất khẩu
Hiện nay trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất
khẩu đem lại kim ngạch cao cho nhiều nước . Theo nguồn sơ sở dữ liệu FAO năm
2003, trên toàn thế giới có 108 nước trồng và xuất khẩu lạc. Sản lượng hàng năm về
lạc đạt từ 26,23 triệu tấn đến 29,66 triệu tấn. Trên thế giới, hơn 2/3 tổng sản lượng
lạc được dùng làm nguyên liệu chế biến dầu ăn, 1/3 còn lại để sản xuất bánh, mứt ,

Ế

kẹo. Giá trị xuất khẩu lạc không những phụ thuộc vào chất lượng hạt mà còn phụ

U

thuộc vào thời điểm xuất khẩu. Từ tháng 1 đến tháng 7 là những tháng có giá trị

́H


xuất khẩu cao.

Ở nước ta , sản lượng lạc sản xuất ra hằng năm chủ yếu dành cho việc xuất



khẩu, có năm đã xuất khẩu đến 70% sản lượng. Xuất khẩu lạc những năm qua đã
đóng góp khoảng trên 15% trong nguồn hàng xuất khẩu và đem lại nguồn thu ngoại

IN

* Giá trị dinh dưỡng

H

tệ cho nước ta với tỷ lệ lợi nhuận đạt 31,86%.

K

Trong cây lạc, tất cả các bộ phận đều có giá trị sử dụng, từ củ lạc đến thân
cây lạc. Tuy nhiên, khi phân tích giá trị dinh dưỡng người ta thường quan tâm chủ

O

̣C

yếu đến nhân lạc. Theo một nghiên cứu của tác giả Hồ Huy Cường [1], thì lạc nhân

̣I H


chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng như:
Vitamin E (25%), chất béo (21%),đạm (14%), niacin(19%), magie (12%) và

Đ
A

những nguyên tố vi lượng quan trọng khác.
Cũng như nghiên cứu này, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu còn tìm

thấy rằng, trong dầu lạc có chứa Vitamin E, cephalin và acid béo không bão hòa.
Những chất này có tác dụng làm cho lượng cholesterol trong gan phát phân giải thành
acid clolic, tăng cường chức năng bài tiết của cơ thể, giảm cholesterol, phòng ngừa
chứng xơ vữa động mạch ở người lớn tuổi và có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa của làn
da. Loại acid béo không bảo hòa đơn này có trong dầu ô-liu rất cao từ 70 – 75% và
trong dầu lạc là 60 – 65%. Được biết, vỏ mỏng màu hồng nhạt bao bọc bên trong hạt
lạc có tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh máu, tăng cường sự co bóp của huyết quản, khiến

14


máu trong cơ thể lưu thông tốt, tạo vẻ đẹp hồng hào cho làn da. Nước sắc vỏ cứng
ngoài cùng của củ lạc có tác dụng hạ huyết áp và lưu thông máu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, bộ não
của con người cần có chất Lecinthin và Photpholipid để duy trì sự hoạt động bình
thường. Hai nguyên tố vi lượng này có nhiều trong hạt lạc. Ngoài việc giúp duy trì
hoạt động của não bộ, hai chất này còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ các tế bào thần
kinh và phòng tránh tình trạng ngưng kết tiểu cầu trong cơ thể. Khảo sát thực tế cho

Ế


thấy, những người thường xuyên sử dụng lạc làm thức ăn thì tuần hoàn máu trong

U

cơ thể họ được lưu thông tốt, đồng thời trí nhớ được cải thiện hơn.

́H

* Giá trị công nghiệp

Sản phẩm chính của cây lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Hiện tại,



một số ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ lạc: công nghiệp chế biến dầu lạc
dùng trong thực phẩm và dầu lạc dùng trong công nghiệp, ngành công nghiệp sản

H

xuất bơ lạc, bánh kẹo, nước chấm, mì ăn liền, sữa hộp, làm nguyên liệu cho công

IN

nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa. Ngoài ra, dầu lạc tinh luyện còn dùng trong

K

y học.
* Giá trị nông nghiệp


O

̣C

Sản phẩm phụ của lạc được sử dụng nhiều trong nông nghiệp nên đã nâng

̣I H

cao giá trị về nhiều mặt cho sản xuất lạc. Sau khi ép 100 kg lạc sẽ thu được 30 – 35
kg dầu các loại, 65 – 70 kg khô dầu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng còn lại trong

Đ
A

khô dầu khá cao nên có thể dùng làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt. Các nghiên
cứu cho thấy, việc bổ sung khô dầu trong khẩu phần thức ăn của gia súc, gia cầm
đều làm tăng nhanh trọng lượng của chúng, cũng như sản lượng trứng ở gia cầm.
Hàm lượng các chất khô dầu gồm: Lipid (7-11%), chất có bột (12-15%), cellulose
(5-8%), chất hữu cơ có đạm (41,3-50,4%), muối khoáng (3-4%), nước (10,213%).[3]

15


×