TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ÂU THỊ NGỌC ANH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN
LUÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã số ngành: 52310101
11 -2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ÂU THỊ NGỌC ANH
MSSV: 4104011
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN LUÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ HỌC
Mã số ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỒNG DIỄM
11 -2013
ii
LỜI CẢM TẠ
Trong khoảng thời gian học tập tại trường, Thầy cô trong trường Đại
Học Cần Thơ đặc biệt là các quý Thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng trong cuộc
sống. Kết quả đạt được ngày hôm nay là nhờ vào sự giảng dạy tận tình của
quý Thầy cô và sự giúp đỡ của các bạn trong và ngoài lớp. Em xin chân thành
cảm ơn:
Quý Thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại
Học Cần Thơ và đặc biệt là Cô Nguyễn Hồng Diễm đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Các Cô chú, Anh chị ở Ủy Ban Nhân Dân xã Tân An Luông, các hộ
nông dân trong địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp số liệu
trong bài luận văn này.
Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
ÂU THỊ NGỌC ANH
iii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
ÂU THỊ NGỌC ANH
iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.....................................................................1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn............................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ...............................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................3
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu: .............................4
1.2.1. Các giả thuyết cần kiểm định............................................................4
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................4
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................4
1.4.1. Không gian........................................................................................4
1.4.2. Thời gian ...........................................................................................4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................4
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................4
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1. Phương pháp luận ....................................................................................6
2.1.1. Những khái niệm liên quan đến cánh đồng mẫu lớn ........................6
2.1.2. Tiêu chuẩn cánh đồng mẫu lớn .........................................................7
2.1.3. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ......................12
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................19
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................20
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN LUÔNG.........................................24
3.1. Thực trạng cánh đồng mẫu lớn ..............................................................24
3.1.1. Khái quát chung về xã Tân An Luông ............................................24
3.1.2. Thực trạng cánh đồng mẫu lớn .......................................................27
vi
3.2. Hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn .....................................................32
3.2.1. Hiệu quả kinh tế CĐML theo thời gian ..........................................32
3.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của CĐML và ngoài CĐML...................35
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN LUÔNG ...................40
4.1. Thông tin chung.....................................................................................40
4.2. Xây dựng mô hình và kiểm định mối liên hệ của các yếu tố đến hiệu
quả cánh đồng mẫu lớn.................................................................................41
4.1.1. Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh đồng
mẫu lớn......................................................................................................42
4.1.2. Kiểm định mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến cánh đồng
mẫu............................................................................................................43
4.3. Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh đồng
mẫu lớn .........................................................................................................47
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP .................................................................49
5.1. Tồn tại và nguyên nhân .........................................................................49
5.2. Giải pháp................................................................................................50
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................54
6.1. Kết luận..................................................................................................54
6.2. Kiến nghị ...............................................................................................55
6.2.1. Đối với nông hộ sản xuất. ...............................................................55
6.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương................................55
6.2.3. Đối với các công ty thu mua ...........................................................55
6.2.4. Đối với các công ty đầu vào sản xuất .............................................55
PHỤ LỤC
57
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số mẫu phỏng vấn.............................................................................20
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Tân An Luông ........................................26
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất lúa toàn xã giai đoạn 2010 -6/2013....................28
Bảng 3.3 Diện tích và số hộ tham gia CĐML giai đoạn 2012 -2013...............31
Bảng 3.4 Mật độ gieo sạ trong cánh đồng mẫu giai đoạn 2012 -6/201............32
Bảng 3.5 Hiệu quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn theo thời gian.......................34
Bảng 3.6 Hiệu quả sản xuất CĐML so với ngoài CĐML giai đoạn 2012 6/2013 ...............................................................................................................39
Bảng 4.1 Độ tuổi của các nông dân trả lời bảng khảo sát ................................40
Bảng 4.2 Kinh nghiệm của các nông hộ được khảo sát ...................................40
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các nông hộ trả lời khảo sát ...........................41
Bảng 4.4 Mức độ cơ giới hóa của các nông hộ trả lời khảo sát .......................41
Bảng 4.5 Quy mô canh tác của các hộ trả lời khảo sát
41
Bảng 4.6 Kết quả mô hình hồi quy xử lý bằng Eview .....................................44
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan xử lý bằng Eview ........................44
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định White
45
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định WALD
46
Bảng 4.10 Kết quả mô hình sau khi loại bỏ biến
46
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Cơ cấu phân bố lao động trong các ngành nghề năm 2010…..25
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: bảo vệ thực vật
BCH TW: Ban chấp hành Trung ương
CĐML: cánh đồng mấu lớn
CGH cơ giới hóa
CP: chi phí
CPG: chi phí giống
CPP: chi phí phân
CPT: chi phí thuốc
DT: diện tích
GB: giá bán
HV: học vấn
KN: kinh nghiệm
LN: lợi nhuận
THT: tổ hợp tác
TCP: tổng chi phí
UBND: Ủy ban nhân dân
XD: xây dựng
XN: xác nhận
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu
nhập cho người dân, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần vào
sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Ngành nông nghiệp cung cấp
đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến thực
phẩm, chế biến xuất khẩu. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát
triển nông nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu mang
lại thu nhập cao, góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X đã nhấn mạnh “Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh,
quốc phòng;…”
Theo nhận định của Vụ kế hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thì trong thời gian qua nông nghiệp tăng trưởng chủ yếu “dựa trên mức
độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư)
và nguồn lực tự nhiên cao”điều này làm tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính
bền vững của tăng trưởng. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng nông
nghiệp sẽ không còn được dồi dào, chi phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt
đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà
sản xuất “chi phí thấp” trên thị trường quốc tế. Trong thời gian tới,“ngành
Nông nghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất
lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm”, đó là nhấn mạnh của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp Việt Nam.
Trong nền nông nghiệp Việt Nam, lúa gạo chính là loại nông sản chủ lực
chiếm nửa GDP nông nghiệp và có lực lượng sản xuất rất lớn nhưng đến thời
điểm hiện tại, giá lúa đang ở trong tình trạng bất ổn. Giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam thấp nhất thế giới trong khi đó chi phí sản xuất lại khá cao, hệ lụy là
giá bán lúa của nông dân không đủ bù chi phí. Nguyên nhân một phần là do
việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc quản lý,
hỗ trợ và áp dụng những phương thức canh tác mới, việc sản xuất còn thiếu sự
liên kết, không tạo được vùng nguyên liệu ổn định gây bất ổn về giá cả.
1
Để khắc phục những khó khăn của nền nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn góp
phần thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, giải quyết được những khó
khăn trong nông nghiệp là đồng ruộng manh mún, hạ tầng thấp kém, thiếu lao
động nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng trong sản xuất trồng trọt, trước
hết là sản xuất lúa gạo ở nhiều tỉnh thành, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu
lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao với lộ trình 3 bước: xây dựng mô hình
"cánh đồng mẫu lớn", xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xây dựng
thương hiệu lúa gạo từ các vùng nguyên liệu sản xuất theo VietGAP và mô
hình ngày càng được nhân rộng.
Theo thông báo số 986/TB-BNN-VP, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai xây
dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn và xã Tân An Luông được chọn làm nơi xây
dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn của tỉnh. Sau hơn 2 năm triển khai thì mô
hình cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Những yếu tố
nào đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của cánh đồng mẫu lớn? Để hiểu rõ hơn
về tình hình cũng như tìm ra những giải pháp có thể nhằm nâng cao kết quả
sản xuất cánh đồng mẫu lớn em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế và
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An
Luông” làm đề tài nghiên cứu.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Bài nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã học, những số liệu thực tế
thu thập được đồng thời áp dụng các phần mềm kinh tế, các phương pháp đo
lường hiệu quả và tham khảo những mô hình cánh đồng mẫu lớn tiêu biểu đã
được triển khai trong thời gian qua.
Căn cứ trên những văn bản chỉ đạo về nông nghiệp, nông thôn, những
hướng dẫn xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn như:
Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8
năm 2008 về tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Thực hiện tinh thần Hội nghị “Tăng cường liên kết giữa sản xuất và
tiêu thụ lúa xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long” ngày 24 tháng 02 năm
2009 tại Long Xuyên – An Giang.
Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNN “Về phong trào thi đua áp dụng thực hành
nông nghiệp tốt (VietGAP)”.
Thông báo Ý kiến kết luận của Thú trưởng Bùi Bá Bổng Công văn số
892/TB-BNN-VP ngày 01 tháng 02 năm 2010 tại Hội nghị “Tổng kết sản xuất
lúa năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 ở Nam bộ”.
2
Thông báo số 986/TB-BNN-VP ngày 29 tháng 02 năm 2011 “Kết luận
của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng tại cuộc họp giao ban Sơ kết sản xuất vụ lúa
Đông xuân 2010-2011 với các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long”
ngày 12 tháng 02 năm 2011.
Quyết định số 1749 ngày 15 tháng 09 năm 2011 về việc phê duyệt dự
án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và
chứng nhận VietGap” do UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành.
Nghị quyết 22/2011/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2011 “Về trả lời chất
vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII”, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”.
Chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT ngày 04 tháng 05 năm 2012 “Về việc đẩy
mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt”.
Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT, ngày 13 tháng 06 năm 2013 “Về việc đẩy
mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn”.
Về thực tiễn, tháng 9/2011, dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông
dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh
Long giai đoạn 2011- 2015” gọi tắt là dự án “CĐML” đã được UBND Tỉnh
phê duyệt và giao cho Sở Nông nghiệp và PTNN thực hiện. Tuy nhiên theo
báo cáo sơ kết của dự án thì cánh đồng mẫu lớn chưa đạt được thành công như
mong muốn do đầu ra không ổn định nên Sở NN và PTNN tỉnh Vĩnh Long
luôn khuyến khích tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn
nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng cánh đồng mẫu lớn chất lượng và hiệu quả
để có thể tiếp tục nhân rộng mô hình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh
đồng mẫu lớn xã Tân An Luông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình cánh đồng
mẫu lớn xã Tân An Luông.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân
An Luông.
3
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.2.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
những cánh đồng ngoài mô hình
Các yếu tố như diện tích, kinh nghiệm, chi phí giống, chi phí phân, chi
phí thuốc, chi phí lao động, giá bán,…ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
cánh đồng mẫu lớn.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng bảng câu hỏi (phụ lục trang 57)
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Tân An Luông.
1.4.2. Thời gian
Thời gian của số liệu thứ cấp 2010- 6/2013
Thời gian của số liệu sơ cấp: 9/2011 – 9/2013
Thời gian thực hiện đề tài: 8/2013- 11/2013
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả sản xuất của cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Vũ Trọng Bình, Đặng Đức Chiến (2013) có bài viết về “Cánh đồng mẫu
lớn: lí luận và tiếp cận thực tiễn trên thế giới và Việt Nam” trình bày khái
niệm về cánh đồng mẫu lớn “là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ,
nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng
đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới
một thương hiệu nhất định” bài viết đã đưa ra khái niệm trên một bình diện
rộng đồng thời cũng nêu lên tác dụng của việc liên kết trong sản xuất cùng
nhiều lý luận khác về cánh đồng mẫu lớn. Những khái niệm và những kinh
nghiệm thành công trong việc triển khai cánh đồng mẫu lớn ở các nước trên
thế giới được trình bày trong bài viết là một lí luận quan trọng được vận dụng
làm cơ sở lí luận cho bài luận văn này, việc áp dụng những lý thuyết này vào
thực tế có thể góp phần phát triển hơn thực tiễn cánh đồng mẫu lớn ở Việt
Nam.
4
Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012) đã có bài nghiên
cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo- Trường
hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang” bài nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp phân tích lợi ích- chi phí để phân tích hiệu quả trong mô hình cánh đồng
mẫu lớn đồng thời có sự so sánh hiệu quả của các nông hộ trong và ngoài mô
hình, từ đó thể hiện rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên cánh đồng
mẫu lớn mang lại. Tiếp tục vận dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí,
kết hợp so sánh trong và ngoài cánh đồng mẫu lớn trong trường hợp trên địa
bàn xã Tân An Luông nhưng để nông hộ nhìn thấy rõ hiệu quả kinh tế đã được
cải thiện như thế nào, bài luận văn này đã bổ sung thêm sự so sánh hiệu quả
kinh tế theo thời gian của cánh đồng mẫu lớn. Lê Nguyễn Đoan Khôi và
Nguyễn Ngọc Vàng còn phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận bằng việc
sử dụng phương pháp hồi quy trên hàm lợi nhuận. Bài nghiên cứu đã rút ra kết
luận là các yếu tố như diện tích, trình độ học vấn, chi phí phân, chi phí thuốc,
giá bán là những nhân tố đã tác động đến lợi nhuận và chi phí lao động, kinh
nghiệm, chi phí giống là yếu tố không có ý nghĩa trong mô hình. Trong điều
kiện sản xuất hiện nay việc áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất ngày
càng phổ biến, điều này có tác động như thế nào đến lợi nhuận, hiện nay có rất
ít bài nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này nên để hiểu rõ hơn bài luận văn này
đã bổ sung thêm yếu tố cơ giới hóa vào mô hình.
5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Những khái niệm liên quan đến cánh đồng mẫu lớn
2.1.1.1. Khái niệm cánh đồng mẫu lớn
Cánh đồng mẫu lớn là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ,
nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng
đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới
một thương hiệu nhất định.
Những nông dân trên cánh đồng cùng nhau thực hành sản xuất theo một
qui trình chung trong tất cả các khâu từ sản xuất, quy trình kỹ thuật, quản lý
sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm...
Qui trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại cho doanh nghiệp
được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng
cung ứng, chất lượng.
Điều này cũng có nghĩa là mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cần được hiểu
ở trên một bình diện rộng hơn, không chỉ là về mặt không gian và còn về mặt
thể chế tổ chức trong qui hoạch, sản xuất, thương mại theo từng chuỗi sản
phẩm. Như thế, một mô hình mà nông dân tổ chức liên kết sản xuất trên những
mảnh ruộng không nằm cạnh nhau nhưng thực hiện cùng quy trình kỹ thuật
sản xuất, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm tương đồng, có liên kết với
doanh nghiệp về cung ứng sản phẩm đầu vào, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bao
tiêu sản phẩm đầu ra thì cũng có thể coi mô hình đó là “cánh đồng mẫu lớn”.
2.1.1.2. Khái niệm tổ hợp tác
Theo định nghĩa của FAO (1993) thì “nhóm sở thích (có nơi gọi là tổ
hợp tác) trong nông nghiệp nông thôn” là tập hợp những người dân, hộ gia
đình, hoặc bộ tộc sống chung trong cộng đồng địa phương, có kiến thức, tâm
huyết – say mê các hoạt động về kinh tế xã hội ở cơ sở; tình nguyện tham gia
thực hiện vì mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận, sẵn sàng làm nòng cốt thúc
đẩy các hoạt động đó vì sự tiến bộ an sinh xã hội, hoặc vì nâng cao hiệu quả
sản xuất, hoặc vì hợp tác với nhau để tìm phương pháp mưu sinh bền vững
bằng cách lồng ghép các hoạt động sản xuất nông nghiệp với các dịch vụ trong
nông thôn để, trước mắt đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, sau đó
nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trên quê hương mình.
6
Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn
tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác (THT) với những đặc điểm cơ bản: THT do
các cá nhân tự nguyên thành lập, là một loại hình của kinh tế tập thể, của tổ
chức xã hội dân sự số lượng thành viên tối thiểu là 3 người, UBND cấp xã
chứng thực hợp đồng hợp tác; THT không phải là pháp nhân, hoạt động vì
mục đích kinh tế, xã hội, sở thích nhóm không trái với pháp luật.
Tổ hợp tác là hình thức tổ chức của xã hội dân sự, người dân thành lập tổ
giải quyết các nhu cầu sản xuất, đời sống theo hướng thoả thuận dân sự, là đầu
mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối tác của các chương trình dự án cộng
đồng, là khách hàng của các doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hoá, nơi
thực hiện công tác vận động xã hội, xây dựng cụm, dân cư, làng bản văn
hoá,…
2.1.1.3. Đội ngũ FF
Đội ngũ FF (Farmer’s Friend) là đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty liên
kết thực hiện tư vấn canh tác, phụ trách hướng dẫn nông dân về quy trình sản
xuất từ đầu vụ cho đến khi kết thúc thu hoạch, bao gồm:
- Lựa chọn giống, mật độ gieo sạ thích hợp.
- Lựa chọn phân bón, thời điểm, lượng phân cần thiết.
- Lựa chọn thuốc, liều lượng, thời điểm phun thuốc thích hợp.
- Xác định thời điểm thu hoạch.
Đội ngũ FF còn phụ trách việc thường xuyên thăm đồng để kịp thời tư
vấn cho nông dân.
2.1.2. Tiêu chuẩn cánh đồng mẫu lớn
2.1.2.1. Tiêu chí xây dựng CĐML
a. Cánh đồng mẫu lớn phải nằm trong quy hoạch tổng thể nông nghiệp,
nông thôn theo chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động của địa
phương, có điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết, khí tượng thủy văn…) phù
hợp, hạ tầng kinh tế xã hội (hệ thống thủy lợi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình
độ, tập quán canh tác của nông dân) tương đối tốt.
b. Quy mô diện tích: trong giai đoạn 2011-2015 là 100-500 ha
c. Điều kiện tự nhiên
Diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao, cống bọng hoàn
chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới và tiêu
thoát nước.
7
Vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua: trong bước
đầu của việc xây dựng mô hình vị trí càng thuận lợi càng dễ dàng thực hiện
các nội dung theo yêu cầu, khi tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu những vùng
khó khăn cần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp.
d. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nông dân tự nguyện tham gia, đảm bảo quyền lợi cho nông dân, nông
dân phải hoàn toàn tự giác và chủ động trong thực hiện mô hình.
Có hạ tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các
khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch, bảo quản tồn trữ.
Trong mô hình phải có một hình thức liên kết có pháp nhân: hợp tác xã
hoặc tổ hợp tác.
e. Kỹ thuật canh tác
Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau thu hoạch,
phải áp dụng triệt để theo 03 giảm 03 tăng, 01 phải 05 giảm, xuống giống
đồng loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống xác nhận. Điều kiện phơi sấy, tồn
trữ, bảo quản lúa sau thu hoạch tốt.
+ Kỹ thuật 3 giảm 3 tăng bao gồm giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng
thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm. Thực hiện đúng 3 giảm thì sẽ dẫn
đến 3 tăng là tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh
tế.
+ Kỹ thuật 1 phải 5 giảm: phải dùng giống xác nhận, giảm giống, giảm
phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch.
Phải ghi chép sổ tay sản xuất lúa, Sổ tay ghi chép sản xuất lúa theo
VietGAP do Cục Trồng trọt ban hành. Đây là cơ sở và nền tảng bước đầu cho
việc tiến tới sản xuất lúa theo VietGAP.
Về giống lúa: 100% diện tích phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận (XN1,
XN2). Mật độ sạ: 80-100 kg/ha.
Làm đất: cơ giới hóa khâu làm đất: 100% diện tích được cài ải (vụ Đông
Xuân sang Hè Thu), cài ngâm rũ (Hè Thu sang Thu Đông, Thu Đông sang
Đông Xuân), vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch vụ trước.
Gieo sạ: sạ hàng, áp dụng biện pháp gieo sạ đồng loạt theo dự báo né rầy
của cơ quan BVTV vùng và cơ quan BVTV địa phương trên cơ sở theo dõi
bẫy đèn kết hợp với sự chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất.
8
Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, hiệu quả, bón phân đạm
theo bảng so màu. Có thể sử dụng các loại phân bón chuyên dùng, phân chậm
tan: sử dụng phân bón trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh ở Việt
Nam.
Không phun thuốc hóa học định kỳ. Dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có
sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành, khuyến khích ứng dụng công nghệ
sinh thái trong quản lý dịch hại.
Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích.
100% sản lượng lúa trong vụ Hè Thu và Thu Đông được phơi, sấy đạt
yêu cầu.
g. Hình thức liên kết
Mô hình được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết 04 nhà (nhà nông,
nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước) trong đó các hình thức liên kết
được thể hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác
xã hoặc tổ hợp tác sản xuất.
Các thỏa thuận hợp tác phải tuân thủ theo những quy định pháp luật hiện
hành.
h. Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương quan tâm, phối hợp thực
hiện
Vai trò của các cơ quan chuyên môn ở địa phương rất quan trọng, đây
là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện. Đồng thời phối hợp với các tổ chức đơn
vị khác trong ghi nhớ và tổng kết mô hình.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn sản xuất
2.1.2.2.1. Tiêu chuẩn GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) được
FAO ban hành vào năm 2003 nhằm mang lại những sản phẩm nông nghiệp an
toàn, chất lượng đồng thời bảo vệ môi trường và an toàn cho người lao động
khi làm việc.
Tổng công ty lương thực miền Bắc VINAFOOD1 (03/2010) đã tóm lược
những tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP như sau:
GAP là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường
sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân
gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa
9
chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản
phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng
đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ
sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông
nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm
- An toàn cho người sản xuất
- Bảo vệ môi trường
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
a. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc
BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên
con người và môi trường:
+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management =
IPM). Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản
lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ
thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng
tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ
của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Trồng và chăm cây khoẻ:
- Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.
- Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn.
- Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống
chịu và cho năng suất cao.
Thăm đồng thường xuyên- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm
được diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng; dịch hại; thời tiết, đất,
nước... để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
- Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên
truyền cho nhiều nông dân khác.
10
Phòng trừ dịch hại
- Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh,
thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn.
- Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật.
Bảo vệ thiên địch
- Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại.
+ Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM). Mục
đích của chương trình là nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ ngành nông
nghiệp và bà con nông dân về mối quan hệ giữa phân bón, dịch hại và khả
năng sinh trưởng, phát triển cây trồng, từ đó sử dụng lượng giống hợp lý, giảm
lượng đạm dư thừa, giảm sử dụng thuốc BVTV, tạo điều kiện cho cây trồng
sinh trưởng, phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả
kinh tế. Gồm có quản lý:
Thời vụ gieo trồng cho các giống lúa
Biện pháp gieo trồng
Mật độ và lượng phân bón
+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits)
trong sản phẩm là một giới hạn tối da dư lượng thuốc bảo vệ thực vật biểu thị
bằng mg/kg. MRL của mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào chủng loại thuốc
BVTV và chủng loại nông sản và phương pháp sử dụng chúng. Sản phẩm xuất
khẩu phải đạt dưới mức giới hạn của thị trường nhập khẩu
b. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc.
+ Nguy cơ hoá học.
+ Nguy cơ về vật lý.
c. Môi trường làm việc
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:
+ Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu cho công nhân.
+ Đào tạo tập huấn cho công nhân.
+ Phúc lợi xã hội.
11
d. Truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự
cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi
các sản phẩm bị lỗi.
Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.2.2. Tiêu chuẩn VIETGAP
Từ tiêu chuẩn GAP mỗi nước sẽ ban hành tiêu chuẩn của mình theo tiêu
chuẩn quốc tế. Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VIETGAP đã chính thức được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng.
VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural
Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa
trên 4 tiêu chí như:
Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa
chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao
động của nông dân.
Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông
nghiệp như:
a. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Vùng sản xuất lúa theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch sản xuất
của địa phương; được khảo sát, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật,
qui định hiện hành của nhà nước về các mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh
học, vật lý. Trường hợp vùng sản xuất không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì
phải có biện pháp khắc phục các mối nguy tiềm ẩn; khi phân tích sản phẩm
nếu mức độ ô nhiễm trong giới hạn cho phép thì vùng sản xuất đó vẫn được
lựa chọn.
Vùng sản xuất lúa có mối nguy ô nhiễm cao và không thể khắc phục
được thì không lựa chọn sản xuất theo VietGAP.
12
b. Quản lý đất
Hàng năm phải tiến hành đánh giá các mối nguy về hoá học, sinh học,
vật lý của vùng đất trồng; khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và
đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước.
Khi cần thiết phải xử lý các mối nguy tiềm ẩn từ đất, tổ chức và cá
nhân sản xuất phải được sự tư vấn của chuyên gia và phải ghi chép, lưu hồ sơ.
Nên có các biện pháp chống thoái hoá đất; ghi chép và lưu hồ sơ nếu áp
dụng.
c. Giống lúa
Giống lúa sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, thuộc Danh mục giống
cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Khi sử dụng giống phải ghi chép về tên giống, cấp giống, nơi sản xuất
giống, hoá chất xử lý hạt giống và mục đích xử lý (nếu có).
Phải sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng hoặc xác nhận (I hoặc II) để
sản xuất lúa theo VietGAP.
d. Phân bón (bao gồm chất bón bổ sung)
Hàng năm cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học và vật
lý do sử dụng phân bón. Nếu xác định có nguy cơ gây ô nhiễm, cần áp dụng
các biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên lúa, ghi chép
và lưu hồ sơ.
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép
sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân hữu cơ
truyền thống chưa qua xử lý (ủ hoai mục), rác thải sinh hoạt và rác thải công
nghiệp chưa qua chế biến. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ,
phải ghi lại thời gian, phương pháp xử lý và lưu hồ sơ.
Cần lựa chọn loại phân bón giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho lúa; sử
dụng các giải pháp giảm lượng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng các loại
phân bón có nguồn gốc hữu cơ trong sản xuất lúa theo VietGAP.
Khi mua phân bón phải ghi chép rõ tên phân, nơi sản xuất, ngày/tháng/năm
mua, số lượng mua, tên và địa chỉ người bán và lưu hồ sơ.
Các dụng cụ, nơi phối trộn và lưu giữ phân bón sau khi sử dụng cần
được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên.
13
Nơi chứa phân bón hay khu vực để dụng cụ phối trộn phân bón phải độc
lập, cách ly với khu bảo quản sản phẩm lúa và nguồn nước tưới.
Khi sử dụng phân bón phải ghi chép rõ thời gian bón, tên phân bón, địa
điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và lưu hồ sơ.
e. Nước tưới
Hàng năm cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học từ
nguồn nước sử dụng trong sản xuất lúa; khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu,
phân tích và đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà
nước và phải được ghi chép, lưu hồ sơ.
Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu
dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước
phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất lúa theo VietGAP.
Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế
bằng nguồn nước khác đạt tiêu chuẩn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và
kiểm tra đạt yêu cầu. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu hồ
sơ.
g. Hoá chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật)
Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests
Management, viết tắt theo tiếng Anh là IPM), quản lý cây trồng tổng hợp
(Integrated Crop Management, viết tắt theo tiếng Anh là ICM) nhằm hạn chế
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật (bao gồm chất kích
thích sinh trưởng) phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh
vực bảo vệ thực vật.
Phải mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật.
Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì
hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra dụng cụ sau
mỗi lần phun thuốc.
Cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết và nước thải từ rửa
dụng cụ phun thuốc để tránh làm ô nhiễm môi trường.
14
Phải có khu vực chứa thuốc bảo vệ thực vật riêng, cách ly với khu vực
sản xuất, nơi chứa đựng sản phẩm; kho chứa thuốc bảo vệ thực vật phải đảm
bảo thoáng mát, an toàn, khoá cẩn thận; không để thuốc bảo vệ thực vật dạng
lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột.
Phải giữ thuốc bảo vệ thực vật nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên
dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ
đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.
Phải ghi rõ các thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử
dụng để theo dõi và lưu giữ tại nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của
nhà nước.
Khi mua thuốc bảo vệ thực vật phải ghi chép tên thuốc, ngày/tháng/năm
mua, cơ sở sản xuất, người bán, người mua và lưu trong hồ sơ.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải ghi chép tên dịch hại, tên thuốc,
ngày/tháng/năm sử dụng, liều lượng thuốc, lượng sử dụng, dụng cụ phun,
người phun thuốc và lưu trong hồ sơ.
Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật. Những
vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý
theo qui định của nhà nước.
Khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan có
thẩm quyền phải kiểm tra dư lượng hóa chất trong lúa. Việc lấy mẫu do người
được đào tạo thực hiện, mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm được công
nhận hoặc chỉ định và lưu kết quả trong hồ sơ.
Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác phải được lưu trữ riêng
nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên lúa .
h. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- Thu hoạch, thiết bị, vật tư thu hoạch và đồ chứa
Phải đảm bảo đúng thời gian cách ly khi thu hoạch lúa.
Thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì hoặc vật tư tiếp xúc trực tiếp với lúa
phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
Thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì hay vật tư khác phải đảm bảo chắc
chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
Phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế
nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm.
15