Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 127 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với lợi thế về điều kiện địa hình và đất đai đồi núi chiếm phần lớn (70,6%),

uế

Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng trong phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt
là chăn nuôi bò. Việc sử dụng hợp lý, hữu hiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên và

tế
H

điều kiện của địa phương để phát triển chăn nuôi bò sẽ đem lại nguồn lợi đáng kể
cho người dân, nhất là các hộ nghèo ở vùng trung du và miền núi.

Để hoạt động chăn nuôi bò thực sự đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho
người dân ở địa phương, việc thay đổi từ phương thức chăn nuôi mang tính tận

in

h

dụng, quảng canh sang phương thức mới có đầu tư tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là
điều hết sức quan trọng và cần thiết. Phương thức chăn nuôi mới này phải theo

cK

hướng sản suất hàng hóa, thỏa mãn được nhu cầu của thị trường và đem lại lợi
nhuận cho người dân. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật (TBKT) vào hoạt động chăn nuôi cũng như yêu cầu đặt ra cho người làm công



họ

tác chuyển giao TBKT phải giới thiệu những kỹ thuật phù hợp để người dân có thể
áp dụng vào hoạt động sản xuất.

Đ
ại

Trong thời gian qua, có nhiều hoạt động chuyển giao TBKT trong chăn nuôi
bò đã được triển khai ở địa phương và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, việc chuyển giao TBKT cho chăn nuôi bò

ng

vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều TBKT đã chuyển giao không có tính bền vững, không
phù hợp với điều kiện địa phương và trình độ năng lực của người dân. Thậm chí, có

ườ

một số TBKT không được người dân chấp nhận sử dụng hoặc chỉ thực hiện trong
thời gian tham gia dự án và không còn được duy trì sau khi dự án kết thúc. Chính

Tr

những vấn đề này đã tạo nên khoảng cách lớn giữa các nhà nghiên cứu, chuyển giao
và người nông dân, không phục vụ thiết thực cho nhu cầu và thực tiễn sản xuất. Đã
gây nên phí tổn nhiều công sức, tiền của và nhân lực của các bên đồng thời làm
giảm sụt niềm tin và động lực thực hiện của người chuyển giao và tiếp nhận.


1


Vì vậy, để có thể tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra các giải pháp thiết thực
nhằm khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh
Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.

uế

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

tế
H

Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả của công tác chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tình hình chuyển giao các TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở

in

h

tỉnh Thừa Thiên Huế.

bò.


cK

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao TBKT trong chăn nuôi

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao

3. Câu hỏi nghiên cứu
3.1. Câu hỏi tổng quát

họ

các TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ.

Đ
ại

Tại sao các TBKT trong chăn nuôi bò thời gian qua đã được nhiều cơ quan
chuyển giao nhưng tỷ lệ hộ áp dụng không cao hoặc chỉ áp dụng một thời gian rồi
lại bỏ?

ng

Tại sao vẫn còn một khoảng cách giữa các nhà khoa học và người nông dân
trong việc chuyển giao TBKT vào sản xuất? Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách

ườ

này?

3.2 Câu hỏi cụ thể


Tr

- Tình hình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh Thừa

Thiên Huế đang diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chuyển giao và tiếp nhận các TBKT

trong chăn nuôi bò? Làm thế nào để hạn chế các yếu tố bất lợi để thực hiện thành
công các chương trình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò?

2


- Những giải pháp nào là có thể nhằm làm tăng hiệu quả của công tác chuyển
giao TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

uế

Đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng việc chuyển giao các TBKT cho nông hộ
chăn nuôi bò ở địa phương từ đó xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả

tế
H

của công tác chuyển giao và tiếp nhận TBKT cho nông hộ. Đối tượng nghiên cứu
chủ yếu của đề tài là các nông hộ có chăn nuôi bò và được chuyển giao các TBKT
trong sản xuất.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

in

h

1. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình chuyển giao TBKT cho
nông hộ chăn nuôi bò tại 2 huyện Nam Đông và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây

cK

là 2 huyện miền núi có số lượng bò lớn nhất tỉnh và là nơi tập trung chủ yếu của các
chương trình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò thời gian qua.
2. Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2004 đến 2008, trong

họ

đó các số liệu được khảo sát chủ yếu vào năm 2008 ở cấp hộ và xã, huyện.
5. Kết cấu của luận văn

Đ
ại

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, danh mục các bảng biểu và danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

ng

Chương II: Đặc điểm vùng nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu


Tr

ườ

Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản
1.1.1 Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

uế

Theo từ điển Việt - Việt [44], kỹ thuật là toàn thể những phương tiện lao động
và những phương pháp chế tạo ra những giá trị vật chất. Còn tiến bộ là trở nên giỏi

tế
H

hơn, hay hơn trước.

Theo định nghĩa về công tác khoa học công nghệ của Đại học Cần Thơ [39],
tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là các phương pháp, các qui trình (công nghệ, cơ khí hóa,
tự động hóa); các phương pháp tổ chức sản xuất; các cơ cấu (máy, tổ hợp máy); các

in


h

nguyên vật liệu mới, các giống cây con mới có lợi đã được kiểm nghiệm và đánh
giá trong điều kiện sản xuất được hội đồng khoa học, các cơ quan quản lý khoa học

cK

có thẩm quyền quyết định. Kỹ thuật tiến bộ (KTTB) là kết quả của công trình
nghiên cứu triển khai, các kỹ thuật mới của nước ngoài áp dụng có hiệu quả trong
điều kiện cụ thể của nước ta.

họ

Hiện nay có rất nhiều ý kiến tranh luận về ngữ nghĩa của 2 cụm từ TBKT và
KTTB, có người cho rằng 2 cụm từ trên chỉ là một, đều nói đến quy trình chuyển

Đ
ại

giao các kỹ thuật mới, tiên tiến cho người nông dân song cũng có không ít ý kiến
phản đối khi cho rằng 2 cụm từ này mang ý nghĩa hoàn tòan khác biệt. Đỗ Kim
Chung [10] là một trong những người ủng hộ ý kiến đó. Theo ông, “Tiến bộ kỹ

ng

thuật là một danh từ mang tính trừu tượng và bao quát. TBKT thể hiện những nét
mới và “tiến bộ” của một yếu tố kỹ thuật nào đó nhưng chưa thật đồng bộ, chưa thật

ườ


khả thi ở thực tiễn sản xuất, nhất là bên ngoài cơ quan nghiên cứu”. Ông cho rằng,
“chuyển giao TBKT tức là chỉ chuyển giao một yếu tố kỹ thuật nào đó, chưa đồng

Tr

bộ, chưa hoàn thiện, chưa được kiểm định tính thích nghi về sinh thái, kinh tế và xã
hội của yếu tố kỹ thuật đó ở đồng ruộng của nông dân”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có một sự công nhận chính thức nào hay sự thống nhất chung nào về cách gọi
của 2 cụm từ này cũng như chưa có quy định nào phủ định tên gọi và bản chất của
cụm từ TBKT cả.

4


Đứng ở góc độ kinh tế, chúng tôi đồng ý với Fred Davis [48] khi cho rằng, một
kỹ thuật được xem là tiến bộ khi cùng 1 mức chi phí có thể đem lại hiệu quả cao
hơn, cho nhiều sản lượng hơn hay cùng một mức sản lượng đạt được nhưng tốn ít
chi phí hơn so với những kỹ thuật trước đó.

uế

a) Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đề cập đến một tiến trình, bằng tiến trình đó

tế
H

những kỷ thuật đã được cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai có thể hưởng lợi


hoặc họ có thể hưởng lợi từ những kỷ thuật đó. Theo Swanson và Cloor [55] thì
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hay công nghệ là một quá trình tiếp diễn nhằm tiếp
nhận thông tin có ích cho con người và từ đó giúp đỡ họ tiếp thu những kỹ năng,

in

h

kiến thức và quan điểm cần thiết để sử dụng có hiệu quả lượng thông tin hoặc công
nghệ đó. Theo Maunder [50] cho rằng đó là một dịch vụ hay hệ thống nhằm thông

cK

qua các phương pháp đào tạo để giúp đỡ người dân cải thiện các phương thức, kỷ
thuật canh tác, làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tăng mức sống và nâng cao
trình độ giáo dục xã hội của cuộc sống nông thôn.

họ

Theo định nghĩa của từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia [47], chuyển
giao kỹ thuật lại là quá trình chia sẽ các kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật, những phương

Đ
ại

pháp sản xuất, mô hình sản xuất hay chế tạo giữa các ngành công nghiệp, các
trường đại học, các tổ chức hay chính phủ nhằm đảm bảo những tiến bộ khoa học
kỹ thuật sẽ được chuyển giao rộng rãi cho nhiều đối tượng sử dụng để phục vụ cho

ng


việc khai thác và ứng dụng những TBKT này vào quy trình sản xuất, chế tạo ra các
sản phẩm dịch vụ mới.

ườ

Còn theo Đỗ Kim Chung [10], chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là quá trình đưa

các kỹ thuật tiến bộ đã được khẳng định là đúng đắn trong thực tiễn vào áp dụng

Tr

trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống của con người.
Thông thường, quá trình phát triển kỹ thuật và công nghệ bao gồm các hoạt

động nghiên cứu, chuyển giao thử nghiệm và chuyển giao ở diện rộng. Trong giai
đoạn nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra do đòi hỏi của thực tiễn sản
xuất và đời sống và được giải quyết tập trung chủ yếu ở trong phạm vi cơ quan

5


nghiên cứu. Sau khi được đánh giá là thành công ở cơ quan nghiên cứu, các kết quả
nghiên cứu này cần kiểm định về tính thích ứng của chúng về sinh thái, kinh tế và
xã hội ở từng vùng kinh tế-sinh thái khác nhau. Sau khi thử nghiệm ở các vùng sinh
thái thành công, các kỹ thuật đó được chuyển giao trên diện rộng. Giai đoạn chuyển

uế

giao bao gồm việc nhân rộng các kỹ thuật đã được khẳng định là đúng đắn không

những của cơ quan nghiên cứu mà còn là do nông dân tổng kết và đúc rút kinh

tế
H

nghiệm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phạm trù “chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật” sẽ dừng lại ở giai đoạn thứ ba của phát triển công nghệ.

TBKT trong nông nghiệp là những kỹ thuật được khẳng định là phù hợp và
khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của nông dân, góp phần nâng

in

h

cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho nông nghiệp và nông thôn. Tính từ “tiến

cK

bộ” ở đây thể hiện sự “tốt hơn” và “mới hơn” so với kỹ thuật hiện có. TBKT góp
phần nâng cao năng suất hiệu quả kinh doanh và cải thiện đời sống của nông dân và
cư dân nông thôn. TBKT phải mang tính “tiến bộ” và phải phù hợp với nhu cầu của

họ

địa bàn để chuyển giao. Theo các tác giả Nguyễn Văn Thu và Bùi Mạnh Hải [18],
khi xem xét khả năng ứng dụng và phổ cập của một TBKT vào thực tiễn cần phải

Đ

ại

tính đến “sức đẩy của công nghệ” và “sức kéo của nhu cầu” của TBKT đó. Sự phổ
cập của một TBKT phụ thuộc rất nhiều vào sức kéo của nhu cầu. Vì thế, vẫn theo 2
tác giả trên khi lựa chọn TBKT để chuyển giao không những cần xem xét “tính tiến

ng

bộ” mà quan trọng hơn là làm rõ được “nhu cầu” thật của địa bàn tiếp thu công
nghệ.

ườ

TBKT mang tính tương đối, TBKT có thể là mới với cộng đồng nông dân này,

vùng này và quốc gia này mà có thể là không “mới” với cộng đồng nông dân khác,

Tr

vùng khác và quốc gia khác. TBKT có thể là sản phẩm của cơ quan nghiên cứu và
chuyển giao, cũng có thể là kết quả của quá trình tự đánh giá, lựa chọn và đổi mới
của nông dân cho phù hợp hơn với nhu cầu của sản xuất và đời sống của họ.
Chuyển giao TBKT trong nông nghiệp là quá trình giúp nông dân áp dụng được các

6


TBKT để giải quyết được các khó khăn trong nông nghiệp và nâng cao đời sống, lợi
ích của nông dân.
Bản chất của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là:

- Sự phân phát thông tin: Dòng chảy thông tin thông qua nhiều kênh giao tiếp

Nhà nước, các dịch vụ sẵn có từ các nguồn khác nhau cho nông dân.

uế

từ dịch vụ khuyến nông đến khách hàng. Những thông tin đó bao gồm chính sách

tế
H

- Phân phối giáo dục, đào tạo: Các chương trình được chuẩn bị và phân phối
bởi các chuyên gia khuyến nông và các đại lý để nâng cấp kiến thức, kỹ năng và
năng lực của khách hàng.

- Giải quyết vấn đề: Giúp nông dân có những kiến thức và kỷ năng cần thiết

b) Các khái niệm về áp dụng TBKT

in

h

để giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và cuộc sống của họ.

cK

Áp dụng TBKT là thuật ngữ được khái niệm theo nhiều cách khác nhau.
Theo Fred Davis [48], áp dụng TBKT là việc chấp nhận và duy trì sử dụng một kỹ
thuật mới, kỹ thuật tiên tiến hơn so với những kỹ thuật hộ thường sử dụng trước đây.


họ

Fred cho rằng, mỗi khi đứng trước sự lựa chọn áp dụng hay không áp dụng một loại
kỹ thuật mới, người nông dân thường phải cân nhắc xem xét nhiều yếu tố đặc biệt là

Đ
ại

tính hữu ích (Perceived usefulness - PU) và dễ sử dụng (Perceived ease-of-use PEOU) mà kỹ thuật đó mang lại. Hay nói cách khác, những kỹ thuật đó phải là
những kỹ thuật đem lại năng suất, hiệu quả cao hơn nhưng lại đỡ tốn công sức hơn

ng

so với những kỹ thuật khác.

Tuy nhiên một số tác giả như Rogers và Shoemaker [53], Mbaga-Semgalawe

ườ

và Folmer [51] lại cho rằng áp dụng TBKT là một quá trình bao gồm ba giai đoạn,
giai đoạn tiếp cận các nguồn thông tin, các TBKT và nhận thức vai trò của các

Tr

TBKT đó; giai đoạn chấp nhận và ứng dụng TBKT, và giai đoạn duy trì TBKT và
mở rộng quy mô áp dụng. Như vậy những hộ đã chấp nhận nhưng không áp dụng
TBKT hoặc những hộ đã chấp nhận, ứng dụng nhưng không còn duy trì thì chỉ được
xem là một giai đoạn của quá trình áp dụng TBKT. Cả ba giai đoạn này đều đóng
vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng TBKT.


7


Trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò của nước ta, có rất nhiều TBKT
được giới thiệu và khuyến cáo đến người chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả nuôi
bò. Tùy tính chất của từng loại TBKT, một số TBKT được áp dụng thường xuyên
như trồng cỏ, nuôi dưỡng, chăm sóc cho bò nhưng cũng có không ít TBKT cách

uế

một thời gian mới ứng dụng một lần như chọn giống, thậm chí có TBKT chỉ ứng
dụng một lần nhưng có thời gian sử dụng lâu dài như đầu tư xây dựng chuồng trại,

tế
H

vì vậy sẽ rất khó để đánh giá quá trình áp dụng TBKT này theo như khái niệm trên.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, những hộ áp dụng TBKT sẽ là những hộ đã
áp dụng và vẫn đang duy trì việc thực hiện những kỹ thuật đã được chuyển giao vào

in

1.1.2 Mục đích của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

h

trong hoạt động chăn nuôi bò của gia đình.


Công tác chuyển giao TBKT nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải quyết

cK

các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống
và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành
công TBKT bao gồm cả những kiến thức và kỹ năng về quản lý, thông tin và thị

họ

trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn. Chuyển giao
TBKT còn phải giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng và chống thiên tai, tiêu

Đ
ại

thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại, giúp nông dân phát triển
khả năng tự quản lý điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng
tốt hơn [5]. Như vậy, mục đích của chuyển giao TBKT là:

ng

i) Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa một cách bền vững, góp phần xây dựng
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hợp tác hóa,

ườ

ii) Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng

được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xóa đói giảm nghèo,


Tr

iii) Nâng cao dân trí trong nông thôn,
iv) Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thầm định các kết quả nghiên cứu để

hình thành chiến lược nghiên cứu.

8


Công tác chuyển giao TBKT chỉ có thể có hiệu quả khi kết quả chuyển giao
được nông dân chấp nhận, tồn tại bền vững trong nông dân và cộng đồng, góp phần
cải thiện cuộc sống của nông dân.
1.1.3 Phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

uế

Phương pháp chuyển giao TBKT trong nông nghiệp là cách thức chuyển
giao thông tin về TBKT bao gồm cả kỹ thuật, tổ chức sản xuất, thị trường tới nông

tế
H

dân. Nói cách khác, phương pháp chuyển giao TBKT là cách truyền bá các thông

tin về TBKT tới nông dân để nông dân áp dụng được TBKT đó trên diện rộng. Nhìn
chung, có 3 phương pháp chuyển giao:

- Phương pháp tiếp xúc nhóm: Các cán bộ chuyển giao truyền thông tin về


in

h

TBKT qua nhóm nông dân thông qua họp nhóm, hội thảo, trao đổi hội nghị đầu bờ,
qua mô hình trình diễn, tập huấn và tham quan. Phương pháp này giúp nhiều nông

cK

dân nắm được phương pháp và thông tin, có hiệu quả hơn phương pháp cá nhân.
- Phương pháp tiếp xúc cá nhân: là phương pháp cán bộ chuyển giao thăm
và gặp gỡ, tư vấn cho từng nông dân, trao đổi với nông dân qua thư, điện thoại.

họ

Phương pháp này giúp các cán bộ chuyển giao giải quyết các vấn đề mang tính cá
biệt cao cho từng nông dân, nên hiệu quả chuyển giao khá tốt. Tuy nhiên, do thiếu

Đ
ại

cán bộ chuyển giao nên không thể tiếp xúc hết cộng đồng nông dân. Một số cán bộ
chuyển giao hay tiếp xúc với nông dân giàu, có điều kiện thuận lợi nên dễ bỏ qua
nông dân nghèo, ở vùng sâu vùng xa.

ng

- Phương pháp thông tin đại chúng: là phương pháp chuyển giao TBKT tới
quảng đại nông dân thông qua các phương tiện đại chúng như đài, báo, tivi, tranh


ườ

ảnh, áp phích và quảng cáo. Phương pháp này có ưu điểm là truyền thông tin tới số
lớn nông dân. Nhưng, phương pháp này không giải quyết các vấn đề mang tính cá

Tr

biệt của nông dân.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
1.1.4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, văn hoá xã hội đến việc chuyển giao và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
a) Các yếu tố tự nhiên và việc chuyển giao TBKT

9


Điều kiện tự nhiên của một vùng chính là môi trường sống của những người
dân ở vùng đó. Môi trường sống có thể tác động đến con người, hình thành cho con
người những thói quen, tập quán sinh hoạt thích ứng với môi trường sống. Chính vì
thế môi trường tự nhiên cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và ứng

uế

dụng các TBKT của người dân.
Điều kiện tự nhiên luôn gắn bó với cuộc sống của người dân nông thôn, là môi

tế
H


trường sống của họ từ đời này sang đời khác. Nó tác động thường xuyên, gián tiếp

hoặc trực tiếp đến quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt của con người và đối
tượng khác như cây trồng, vật nuôi,… sống trong môi trường đó. Những nơi nào có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần đường giao thông thì khả năng tiếp cận và áp dụng

in

h

các TBKT sẽ thuận lợi hơn so với những vùng có điều kiện khó khăn, xa xôi cách
trở. Khoảng cách về địa lý, sự chia cắt về địa hình, những khó khăn về đất đai, khí

cK

hậu, thổ nhưỡng là lý do cản trở người dân ở các vùng sâu vùng xa tiếp cận với
những nguồn thông tin, TBKT cũng như bị hạn chế về khả năng áp dụng các TBKT
đó. Sanders [54] cho rằng, “nếu chỉ có một cách thoát ra khỏi cộng đồng là đi qua

họ

một cây cầu ọp ẹp thì những giao tiếp bên ngoài bị ngăn cản nhiều hơn trong trường
hợp của một cộng đồng tọa lạc tại vị trí giao thoa của nhiều tuyến đường dẫn đi

Đ
ại

nhiều hướng khác nhau và phục vụ như là huyết mạch của dòng chảy hàng hóa, tiến
bộ và khách thập phương”.


b) Các yếu tố xã hội và việc chuyển giao, áp dụng TBKT

ng

- Yếu tố về giới

Hiện nay vẫn tồn tại bất bình đẳng về giới nói chung và trong chuyển giao

ườ

TBKT nói riêng. Sự bất bình đẳng đó thể hiện qua phân công lao động, quyền quyết
định và hưởng thành quả lao động của nam giới và nữ giới, những quan niệm, thái

Tr

độ và sự đánh giá của xã hội đối với công việc mà mỗi giới thực hiện. Theo báo cáo
của Chương trình phát triển miền núi Việt Nam-Thụy Điển về cân bằng giới và
truyền thông [28], nhiều chương trình khuyến nông không đến được với số đông
người nghèo do phần lớn họ là phụ nữ. Tìm kiếm nguyên nhân để giải thích cho vấn
đề này là do mục đích và nội dung của công tác phổ cập thường không xây dựng

10


theo cách nhìn của phụ nữ, hướng phát triển hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình. Dịch
vụ khuyến nông thường được xem như một biện pháp nhằm giúp nông dân dễ dàng
nâng cao và điều chỉnh sản xuất của họ để có thể tham gia vào nền kinh tế thị
trường. Trong khi khuyến nông có xu hướng tập trung vào xuất khẩu, hoa màu, độc

uế


canh,…phụ nữ nghèo thường quan tâm đến nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày như
an toàn lương thực, nước, củi đun, điện, kiến thức cho bản thân và con cái mà

tế
H

không nghĩ đến hoạt động buôn bán.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Anh [1], nhận thức của cộng đồng về vai trò của
phụ nữ trong xã hội cũng như cách ứng xử đối với họ đã hạn chế rất nhiều đến sự
tiếp nhận TBKT. Cụ thể, trong các khóa tập huấn kỹ thuật nông nghiệp tỷ lệ nữ

in

h

tham gia rất ít. Vì vậy, họ đã không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi dẫn đến gia đình đã không thu được năng suất cây trồng, vật nuôi như

cK

mong muốn. Phụ nữ ít có cơ hội tham gia các cuộc họp làng, xã hay tham gia các
công việc mang tính chất quyết định, nắm bắt các thông tin quan trọng. Họ ít được
được tiếp cận các vấn đề khuyến nông và tham gia vào dịch vụ khuyến nông.

họ

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Mai và ccs [26], “thông
thường nam giới hay được tham gia các khóa tập huấn trong khi người phụ nữ là


Đ
ại

người thực hiện chính các hoạt động sản xuất, đầu tư liên quan đến các kiến thức
được tập huấn”. Thậm chí, trong một số chương trình tập huấn chuyển giao theo cơ
chế mở, nếu không khuyến khích phụ nữ hay có cơ chế để ưu tiên phụ nữ tham gia

ng

thì tỷ lệ nam giới tham gia tập huấn vẫn chiếm ưu thế.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trường hợp đã chỉ ra rằng hầu hết phụ nữ đều

ườ

mong muốn có những cây trồng mới, đa dạng, thích hợp với điều kiện địa phương,
chất đất, điều kiện khí hậu. Họ có hiểu biết khá rõ về các hoạt động sản xuất nông

Tr

nghiệp và họ cũng rất cần được trợ giúp đúng lúc, được các cán bộ khuyến nông
hướng dẫn cụ thể rõ ràng [26],[27].
Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, phụ nữ là những người

thực sự làm việc với đồng ruộng, gắn bó với các hoạt động chăn nuôi, phát triển sản
xuất của nông hộ. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác chuyển giao TBKT được hiệu

11



quả và bền vững, trong quá trình chuyền giao đòi hỏi cần phải lưu ý đến vấn đề bình
đẳng giới.
-

Yếu tố về dân tộc

Việc tìm hiểu những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố dân tộc, văn hóa

uế

truyền thống ở mỗi vùng, mỗi địa phương đến quá trình chuyển giao TBKT vào sản
xuất đã được rất nhiều tác giả đề cập đến trong các công trình đề án. Dù ở khía cạnh

tế
H

kinh tế cổ truyền, tổ chức xã hội truyền thống, tri thức bản địa (kỹ thuật) hay phong

tục tập quán (văn hóa) các tác giả đều chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu
những yếu tố dân tộc (mặt tích cực và tiêu cực) đối với hoạt động chuyển giao [27].
Quá trình sinh tồn và phát triển của mỗi dân tộc đã hình thành nên những nét

in

h

văn hóa, bản sắc riêng có của mình. Chúng được duy trì, gìn giữ qua thời gian và
dần dần trở thành lẽ sống, là niềm tự hào của họ. Tuy nhiên, trong quá trình phát

cK


triển chung của xã hội, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, một số nét văn hóa đặc
trưng của dân tộc đã dần mất đi tính ưu việt của nó. Chúng trở nên lạc hậu, thiếu
phù hợp hay thậm chí trở thành rào cản cho sự phát triển nói chung và công tác

họ

chuyển giao TBKT nói riêng trong cộng đồng. Chính vì vậy, theo Nguyễn Xuân
Hồng [21], việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc trưng văn hoá truyền thống của các

Đ
ại

dân tộc là điều rất cần thiết. Nó không những giúp chúng ta giữ gìn và phát huy
những yếu tố tích cực mà còn tìm ra cơ sở vững chắc cho sự du nhập những yếu tố
văn hóa mới hay nói cách khác là chuyển giao TBKT.
Tri thức bản địa

ng

-

Tri thức bản địa, hay còn được gọi là kiến thức truyền thống, kiến thức địa

ườ

phương, là một kho thông tin quý giá trong hệ thống tri thức dân gian, có giá trị
thực tiễn và khả năng thích ứng cao với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên môi

Tr


trường ở mỗi vùng miền. Tri thức bản địa là sản phẩm của tập thể mang tính cộng
đồng cao, tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở một vùng địa lý
xác định. Nó gắn liền và hài hòa với nền văn hóa, phù hợp với những giá trị phong
tục tập quán của địa phương nên khả năng tiếp thu và ứng dụng tri thức bản địa
trong cộng đồng khá dễ dàng, người dân dễ hiểu, dễ thực hiện.

12


Việc đánh giá thấp vai trò của tri thức bản địa trong quá trình chuyển giao,
theo nhiều công trình nghiên cứu cho biết, chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại
của việc chuyển giao TBKT. Theo Nguyễn Xuân Hồng [21], cách tiếp cận khoa học
công nghệ không phải khi nào cũng đáp ứng đủ những quan niệm phức tạp và đa

uế

dạng của con người cũng như môi trường miền núi, “đặc biệt là những điều không
phù hợp với khía cạnh văn hóa, nếp nghĩ của đồng bào nên càng khó được chấp

tế
H

nhận, khó tìm được sự đồng lòng ủng hộ của đồng bào.”

Không ai có thể hiểu rõ mảnh đất họ đang gắn bó hơn chính bản thân họ. Vì
vậy, việc đánh giá thấp hay bỏ qua các ý kiến của người dân thổ cư đồng nghĩa với
việc đánh mất đi một kho tàng kiến thức vô cùng quý giá của người dân bản địa. Rất

in


h

nhiều trường hợp, các cán bộ từ các nơi khác đến “mang trong mình một khối lượng
lớn kiến thức hàn lâm”, họ luôn cho rằng những kiến thức đó là đúng, là tiến bộ, là

cK

có thể giải quyết được tất cả các vấn đề của người dân nên chỉ chú trọng đến việc
chuyển tải kiến thức mà quên mất đi việc tìm hiểu những đặc điểm khác biệt, những
tri thức kinh nghiệm của người dân trong vùng. Kiến thức hàn lâm chỉ đúng khi xét

họ

trong bối cảnh chung, nhưng đối với từng trường hợp cụ thể, sự rập khuôn và áp đặt
sẽ dẫn đến kết quả ngược lại. Trong trường hợp đó, kiến thức hàn lâm để có thể

Đ
ại

được tiếp nhận và áp dụng, cần thiết phải kết hợp với tri thức bản địa. Hay nói cách
khác, nhà khoa học và người nông dân cần phải ngồi lại bàn bạc với nhau để tháo
gỡ vấn đề hơn là áp đặt kiến thức khoa học lên người dân. Làm theo cách này, một

ng

mặt vừa có thể khai thác được nguồn tri thức bản địa quý giá, mặt khác vừa làm cho
người dân có thể tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động, sáng tạo.

ườ


Cũng với ý kiến trên, trong bài báo cáo tại hội thảo Mô hình phát triển bền

vững vùng gò đồi Bắc Trung Bộ của Nguyễn Khắc Thái Sơn [36], ông chỉ ra rằng

Tr

“để các tiến bộ kỹ thuật khi chuyển giao vào nông thôn vùng cao phát triển bền
vững và ít rủi ro thì trước hết chúng ta cần xem xét đến các vấn đề bản địa. Từ đó
phân tích những vấn đề bản địa này để xem xét cái nào hiện tại đang tốt cần nhân
rộng ra; cái nào cần sửa chữa, bổ sung một số khâu, một số phần cho tốt hơn và sữa
chữa, bổ sung như thế nào cho hợp lý. Chỉ khi không kết hợp khai thác được vấn đề

13


bản địa thì cần thiết phải đưa những kỹ thuật mới vào, khi đó nên làm một số mô
hình điểm trước rồi mới nhân rộng ra. Nếu chúng ta biết vận dụng và khai thác vấn
đề bản địa thì không những đầu tư cho việc chuyển giao ít mà tính bền vững của
vấn đề trở nên rất cao.”

uế

Như vậy, để đảm bảo cho công tác chuyển giao TBKT được thành công và
hiệu quả, trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu những đặc điểm, kiến thức kinh

tế
H

nghiệm của người dân trong vùng; xây dựng nội dung, chương trình chuyển giao


trên cơ sở có sự tham gia của người dân địa phương để nắm bắt nhu cầu, những ưu
lợi thế hay những hạn chế tồn tại để có giải pháp phù hợp; có như thế, công tác
chuyển giao TBKT mới đảm bảo được kết quả và mục tiêu đề ra.

h

Trình độ dân trí

in

-

Trình độ dân trí được xem là một nguồn lực quan trọng thuộc về tài sản của

cK

con người, bao gồm kiến thức, kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm của người dân để
họ có thể tiếp cận với các nguồn lực khác như kiến thức về vốn và kỹ thuật. Đây là
điều kiện cần để công tác chuyển giao TBKT được nhanh chóng, thuận lợi và khả

họ

năng tiếp thu áp dụng của người dân được dễ dàng và hiệu quả. Theo Phan Đức
Duy [14], “việc đầu tư tiềm năng khoa học, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

Đ
ại

nuôi ở một số vùng có đạt được thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận

thức và khả năng thực hiện của cộng đồng dân cư ở vùng đó”.
Theo Đỗ Thị Bình [3], sự cách biệt về trình độ phát triển xã hội và tri thức có

ng

quan hệ chặt chẽ với tình trạng đói nghèo. Trong nghiên cứu về giới và chương
trình tín dụng của Phạm Đài [16] cũng chỉ ra rằng trình độ giáo dục ảnh hưởng trực

ườ

tiếp đến năng suất và khả năng thành công của hoạt động sử dụng vốn. Theo tác giả,
“trình độ giáo dục thấp là nguyên nhân cơ bản của đói nghèo và là một yếu tố quyết

Tr

định quan trọng để hộ gia đình tham gia vay vốn. Các hộ không thể vay vốn thường
bị xem là thiếu trình độ giáo dục để có thể quản lý và trả lại vốn vay”.
Một số nghiên cứu về giới cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trình độ dân trí

đối với nam và nữ khi tham gia các dự án là “những hạn chế về giáo dục, văn hóa,
thời gian đã ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động như tín

14


dụng,..” [16]. Do sự hạn chế về kiến thức nên nhiều khi người phụ nữ trước tình
trạng sâu bệnh phá hại mùa màng đã không thể xác định đó là loại sâu gì và cần
mua loại thuốc trừ sâu nào cho thích hợp. Việc thiếu thông tin và kiến thức khoa
học về trồng trọt và chăn nuôi đã khiến nhiều chị em tỏ ra lúng túng và thụ động khi


uế

gặp khó khăn [3].
Theo Nguyễn Thị Hồng Mai [27], việc giáo dục không chính thức cũng là một

tế
H

yếu tố tác động đến sự tiếp nhận TBKT. Nó là sự thu nhận kiến thức bên ngoài nhà

trường và sách vở, bao gồm các kinh nghiệm và sự hiểu biết rộng hơn về xã hội, tự
nhiên, con người và cách giải quyết các mối quan hệ. Khó có thể định lượng được
tác động của giáo dục không chính thức lên sự tham gia và ứng dụng các TBKT,

in

h

nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới thường tham gia vào các hoạt động
đào tạo chuyển giao TBKT nhiều hơn nữ giới vì họ cho rằng nam giới nhanh nhẹn

cK

hơn, có khả năng nắm bắt kỹ thuật tốt hơn. Theo Phạm Đài, lý do cho sự tham gia
của phụ nữ vào các chương trình khuyến nông và tín dụng thường chỉ khi người phụ
nữ đó có trình độ giáo dục cao hơn chồng.

Tổ chức cộng đồng, chính trị- xã hội

họ


-

Các tổ chức cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ giúp đỡ

Đ
ại

người dân trong cộng đồng trong các hoạt động sản xuất. Đặc biệt đối với người
dân ở nông thôn, mối quan hệ giữa cộng đồng làng xã, thôn bản càng được thể hiện
rõ. Trước đây, các tổ chức này có vai trò giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cộng

ng

đồng, đồng thời là nơi truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho người dân. Ngày nay,
khi những phong tục tập quán cũ dần bị mất đi thì các tổ chức cộng đồng truyền

ườ

thống cũng bị mai một. Thay vào đó, nhiều tổ chức đoàn hội mới như hội nông dân,
hội phụ nữ, nhóm sở thích trong sản xuất… lần lượt được thành lập và đang dần dần

Tr

thể hiện được vai trò vị trí của mình trong đời sống của người dân. Những tổ chức
này đóng vai trò cực kỳ quan trọng và tích cực trong phát triển kinh tế của cộng
đồng. Thông qua hoạt động của nó, người dân có thể dễ dàng tiếp cận với tín dụng
hay các chương trình khuyến nông, các tổ chức và dự án [22].

15



Trong báo cáo trình bày tại hội thảo khoa học Mô hình phát triển bền vững
vùng gò đồi Bắc Trung Bộ, tác giả Nguyễn Văn Thông [40] đã nhấn mạnh đến vai
trò của các cấp chính quyền, đoàn thể và cả nhân dân trong việc lãnh đạo hoặc trực
tiếp tham gia hoạt động chuyển giao TBKT. Đánh giá vai trò của chính quyền cấp

uế

xã, tác giả cho rằng họ “có vai trò trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trực tiếp
là cấp chính quyền gần gũi sát với dân, quản lý tất cả các mặt hoạt động kinh tế xã

tế
H

hội trên địa bàn. Nắm chắc tâm tư nguyện vọng của nhân dân, hiểu rõ điều kiện tự
nhiên, phong tục tập quán, khó khăn, thuận lợi,… Từ đó có kế hoạch xây dựng

phương án đưa TBKT sát với tình hình thực tế.” Cũng theo tác giả, đối với các vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì vai trò của các tổ chức đoàn thể càng quan

in

h

trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu, áp
dụng TBKT vào sản xuất.

cK


1.1.4.2 Các yếu tố kinh tế hộ và sự tiếp nhận, áp dụng TBKT vào sản xuất
Từ sau Nghị quyết 10 BT/TW của Ban bí thư Trung Ương Đảng, cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp trong nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn dần dần

họ

được xóa bỏ và bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước thì hộ nông dân được đối xử với tư cách là những đơn vị sản xuất tự chủ. Hội

Đ
ại

nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa V đã xác định “mỗi nông hộ tự làm chủ quá
trình sản xuất kinh doanh của mình, trực tiếp đương đầu với thị trường, tự xác định
kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và hạch toán hiệu

ng

quả kinh tế”, chính vì vậy kinh tế hộ bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp theo nghĩa

ườ

rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Thực tế trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt được các hoạt động có

Tr

liên quan đến nông nghiệp và các hoạt động không liên quan đến nông nghiệp. Vì
thế có thể hiểu “nông dân là các nông hộ chủ yếu sản xuất nông nghiệp, sử dụng

chủ yếu lao động của gia đình và có tham gia một phần trong thị trường nhưng hoạt
động với mức độ không thường xuyên.”
Như vậy hộ nông dân có những đặc điểm là:

16


Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng;
Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển từ tự cấp
hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa;

uế

Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau mà khó có giới hạn cụ thể.

tế
H

Sự phát triển kinh tế hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định của hộ có
hay không đầu tư vào các công nghệ, hơn nữa việc quyết định áp dụng những công

nghệ mới thường dựa trên các nguồn lực của chính họ. Thật khó thành công khi một
tiến bộ kỷ thuật được chuyển giao cho một hộ nông dân nào đó nếu như họ không

in

h


có những điều kiện cần thiết như đất đai, vốn, nhân lực,… ngược lại những hộ có
điều kiện thì việc tiếp nhận và ứng dụng các TBKT vào sản xuất sẽ dễ dàng hơn.

cK

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Mai [26] ở dân tộc Ka Tu cho thấy “trong quá
trình chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công cụ lao động sản xuất
nông nghiệp đến người dân thì việc xem xét, đánh giá và phân loại các hộ nông dân

họ

theo tiềm lực kinh tế là rất cần thiết, trên cơ sở đó mới có những cách tiếp nhận phù
hợp và hiệu quả, nhằm phát huy hiệu quả của công nghệ mới.”

Đ
ại

Những thuộc tính kỹ thuật của công nghệ mới có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất. Đổi mới công nghệ có khả năng tăng khối
lượng đầu vào và nâng cao thu nhập, nếu quá trình áp dụng các TBKT không xảy ra

ng

các rủi ro. Tuy nhiên, việc chuyển giao và tiếp nhận các TBKT luôn tiềm ẩn những
rủi ro, hơn nữa đặc điểm của TBKT trong sản xuất nông nghiệp thì mức độ rủi ro là

ườ

rất lớn. Vì vậy, nếu một công nghệ chia nhỏ được (như giống cây trồng năng suất
cao) người dân có thể tìm cách áp dụng với quy mô nhỏ, nếu công nghệ thuộc loại


Tr

“nặng nề” thì không thể làm thử với quy mô nhỏ và nông dân thường không muốn
tiếp thu. Hay nói cách khác, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật càng phức tạp thì
càng ít nông dân quan tâm.

17


Như vậy, việc xem xét sự ảnh hưởng của kinh tế hộ đến quá trình tiếp nhận và
ứng dụng các TBKT vào sản xuất là điều cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình
chuyển giao TBKT được thành công.
1.1.4.3 Chính sách nhà nước

uế

Vai trò của chính sách nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở

tế
H

nước ta. Sự phát triển nông nghiệp, kinh tế xã hội nông thôn chịu sự tác động của

nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính sách đóng vai trò bao trùm và có tính chất quyết
định. Lịch sử phát triển nông nghiệp, kinh tế, xã hội nông thôn ở nước ta đặc biệt
trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới đã chứng minh điều đó.

in


h

Chính sách nông nghiệp, nông thôn “là tổng thể các biện pháp kinh tế và
những biện pháp khác của Nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) tác động đến

cK

nông nghiệp, nông thôn và các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông
nghiệp, nông thôn nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, với những điều kiện
thực hiện nhất đinh và trong một thời hạn xác định”[23]. Chính sách nông nghiệp,

họ

nông thôn không chỉ là chính sách đơn thuần về nông nghiệp, nông thôn mà là các
chính sách, biện pháp tác động vào tất cả các lĩnh vực, các ngành có liên quan đến

Đ
ại

nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm qua đã có nhiều chính sách trong nông nghiệp, nông thôn
được thực hiện làm cho đời sống người dân thay đổi. Các chính sách về ruộng đất,

ng

chính sách về vốn, thị trường, khoa học kỹ thuật đã không ngừng thúc đẩy cho nông
thôn phát triển. Các chính sách về chuyển giao TBKT không những giúp người dân


ườ

tiếp cận được các TBKT trong sản xuất nông nghiệp mà còn hỗ trợ tạo điều kiện
thuận lợi cho các hộ ở nông thôn tăng cường phát triển sản xuất, giải quyết khó

Tr

khăn, từng bước thoát khỏi nghèo đói, làm cho tỷ lệ nghèo hàng năm được giảm
xuống, bộ mặt nông thôn Việt Nam có nhiều đổi mới.
Như vậy, chính sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp

nông thôn ở nước ta, nếu thực hiện đúng và tốt các chính sách đó. Quá trình chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật là thực hiện từng hoạt động chuyển giao đến đối tượng chuyển

18


giao thông qua các phương pháp chuyển giao. Trong quá trình đó, cả bên chuyển
giao và bên nhận chuyển giao sẽ chịu tác động của các chính sách có thể tác động
theo chiều thuận hoặc cũng gặp những hạn chế của chính sách nào đó. Khi kết thúc
một hoạt động chuyển giao TBKT đến nông dân người ta hy vọng TBKT đó sẽ

uế

được nhân rộng ra cho các hộ nông dân khác ở khu vực nào đó, tuy nhiên việc quyết
định áp dụng các TBKT vào sản xuất của người dân ở khu vực đó lại gặp khó khăn,

có các chính sách hổ trợ như vốn, cơ sở vật chất,…

tế

H

không được thuận lợi như địa phương, khu vực trước do hạn chế về đất đai, không

1.1.4.4 Ảnh hưởng của phương pháp chuyển giao đến hiệu quả của việc ứng dụng
các TBKT

in

h

Phương pháp chuyển giao là cách mà người làm công tác chuyển giao sử dụng
để đưa TBKT đến cho người nhận chuyển giao. Vấn đề đặt ra cho người làm công

cK

tác chuyển giao TBKT, những cán bộ khuyến nông lâm là ngoài việc có kiến thức,
kỹ năng, thái độ tốt vẫn chưa phải là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của
công tác chuyển giao mà đòi hỏi phải có hệ thống khuyên nông lâm hợp lý, phương

họ

pháp, phương thức tiếp cận và chuyển giao thích hợp để làm sao giải quyết được
mối quan hệ giữa kiến thức “hàn lâm” với kiến thức “bản địa”. Bởi vì trong thời đại

Đ
ại

khoa học và công nghệ hiện đại, chính sự ra đời của nhiều công nghệ mới và cách
mạng xanh là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái kinh tế và môi trường ở nhiều khu

vực. Việc kế hoạch hóa ở tầm vĩ mô cho một quốc gia thường bị thất bại trong quá

ng

trình thực thi và quản lý ở cấp địa phương. Sự phát triển theo các kế hoạch áp đặt
không có người dân tham gia đã tạo ra những áp lực chưa từng thấy đối với tài

ườ

nguyên đất, nước, rừng và các tài nguyên khác trên hành tinh chúng ta. Một số giải
pháp được du nhập thường không có tính khả thi về kinh tế và khó chấp nhận về

Tr

mặt văn hóa, do đó dễ bị dân địa phương từ chối áp dụng. Ngược lại, rất nhiều kỹ
thuật truyền thống đã tồn tại và được thử thách qua hàng thế kỷ, rẻ tiền và sẵn có ở
địa phương, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao lại vừa phù hợp với đặc điểm văn hóa
xã hội.

19


Ngoài ra, trong quá trình chuyển giao TBKT, cần phải lấy người nông dân làm
trung tâm của mọi hoạt động chuyển giao bởi “khuyến nông là chuyển giao kỹ thuật
cho nông dân nhưng nếu nông dân không được tham gia thực sự thì kỹ thuật đó
chuyển giao cho ai”[25]. Theo tác giả Trịnh Thị Thường Mại, một chương trình

uế

khuyến nông muốn gặt hái được thành công trước hết phải thu hút được người dân

tham gia. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của các chương trình

tế
H

khuyến nông.

Sự tham gia ở đây, theo Nguyễn Khắc Thái Sơn [36], không chỉ là tham gia
làm trong quá trình tiếp nhận công nghệ mới, mà tham gia còn theo nghĩa rộng hơn
là cho họ bàn bạc cùng các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông để quyết định đưa

in

h

công nghệ nào vào hoặc khi đưa vào cần cải tiến những điểm nào của công nghệ
mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế của họ, tức là phù hợp với điều kiện hiện tại

cK

ở địa phương. Ông cho rằng, chỉ khi người dân thực sự tham gia lựa chọn kế hoạch
và lựa chọn TBKT để áp dụng thì mới xác định được cái họ cần.
Cùng quan điểm này, Robert Chamber [52] cho biết nguyên nhân thất bại của

họ

các chương trình chuyển giao TBKT cho nông dân, đặc biệt là những nông dân
vùng sâu vùng xa là do cán bộ chuyển giao chưa xem trọng ý kiến của người nông

Đ

ại

dân. Theo ý kiến của ông, nông dân cần được xem là chủ thể của quá trình chuyển
giao TBKT, là người trực tiếp triển khai các thí nghiệm chứ không phải là cán bộ.
Cán bộ chuyển giao TBKT chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, là tác nhân giúp đỡ

ng

người dân trong quá trình chuyển giao.
1.2 Tình hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò ở Việt Nam

ườ

1.2.1 Tình hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp ở Việt Nam
Việc chuyển giao các TBKT trong nông nghiệp ở Việt Nam gắn bó với sự

Tr

phát triển của nền nông nghiệp và được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu.
Trước năm 1988, TBKT được chuyển giao chủ yếu qua các hợp tác xã nông

nghiệp (HTXNN), theo hệ thống sản xuất kế hoạch hóa tập trung. Trong giai đoạn
này, các quyết định sản xuất chủ yếu do HTXNN tiến hành, TBKT được chuyển
giao từ cơ quan nghiên cứu tới nông thôn qua các bộ phận chức năng Phòng trồng

20


trọt, Chăn nuôi, Thủy sản của UBND huyện. Các cán bộ của phòng nông nghiệp
được phân công “tăng cường” xuống các địa phương để chỉ đạo, giúp các HTXNN

ứng dụng các TBKT. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là xây dựng điểm chỉ đạo,
gắn liền với tổ chức HTXNN. Mô hình này phục vụ nền kinh tế tập trung, chưa phát

uế

huy cao độ sự sáng tạo và nguồn lực của địa phương, nhất là nông dân.
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993 gắn liền với sự ra đời của nghị quyết 10

tế
H

BT/TW của Ban bí thư Trung Ương Đảng về Cải tiến toàn diện công tác quản lý

nền nông nghiệp. Với nghị quyết 10, kinh tế hộ được hình thành và phát triển. Công
tác chuyển giao TBKT ở giai đoạn giao thời từ phục vụ nền nông nghiệp nền kinh tế
tập thể sang nông nghiệp kinh tế hộ. Tiến bộ kỹ thuật vẫn được đưa về theo kênh cũ.

in

h

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, do tính chất hoạt động của HTXNN đã thay đổi nên
công tác chuyển giao TBKT có sự lúng túng trong phương thức, cách làm và biện

cK

pháp chuyển giao trong giai đoạn này.

Từ năm 1993 cho đến nay, tình hình chuyển giao TBKT gắn liền với sự hình
thành hệ thống khuyến nông của nhà nước. Trước những bất cập về công tác chuyển


họ

giao TBKT trong một nền nông nghiệp đang quá độ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế
thị trường. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về

Đ
ại

công tác khuyến nông, mở đầu hình thành hệ thống khuyến nông Việt Nam. Theo
nghị định này, một hệ thống khuyến nông nhà nước đã được thành lập từ Trung
Ương tới 64 tỉnh thành và hầu hết các huyện trong cả nước [34]. Lúc này, phòng

ng

nông nghiệp ở các huyện chỉ làm chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp. Mặt
khác do chuyển đổi về chính sách nghiên cứu và chuyển giao, gắn kết giữa nông

ườ

nghiệp và nông dân, việc chuyển giao TBKT không những do cán bộ khuyến nông
nhà nước tiến hành mà còn do các viện nghiên cứu, các tổ chức phát triển và các

Tr

doanh nghiệp tiến hành. Đặc biệt trong thời gian này, nhờ sự tham gia của các tổ
chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế thông qua các chương trình dự án tài trợ,
công tác chuyển giao TBKT đã có sự thay đổi cơ bản về cách tiếp cận vốn từ trên
xuống sang nghiên cứu từ dưới lên. Các TBKT được nghiên cứu và chuyển giao


21


xuất phát từ thực tế và yêu cầu của người dân vì thế đáp ứng được nhu cầu của dân,
được dân hưởng ứng.
Nội dung chuyển giao TBKT tập trung chủ yếu vào phổ biến áp dụng giống
cây trồng vật nuôi, phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Một số nơi đã chuyển

uế

giao TBKT về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản phục vụ cho nông dân. Trong đó
trọng tâm vẫn là giống mới, ưu thế lai trong sản xuất. Các cơ quan đã chuyển giao

tế
H

bằng các phương pháp: Tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan,…Tuy nhiên
phương pháp trình diễn mô hình và tập huấn vẫn là chính.

Các mô hình chuyển giao chủ yếu gồm 1) mô hình khuyến nông-nông dân, 2)
mô hình doanh nghiệp-khuyến nông-nông dân, 3) mô hình ngân hàng-khuyến nông-

in

h

nông dân và 4) mô hình 3+1 gồm ngân hàng-doanh nghiệp-khuyến nông-nông dân.
Từ những mô hình này phát triển thành “liên kết 5 nhà” để sản xuất hàng hóa gồm

cK


nhà khoa học và khuyến nông chuyển giao TBKT cho nhà nông, nhà nông làm ra
hàng hóa nông nghiệp, nhà doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông
nghiệp, nhà ngân hàng cung cấp vốn cho việc ứng dụng TBKT vào sản xuất và nhà

họ

nước hình thành khung chính sách cho chuyển giao và sản xuất TBKT, chế biến và
tiêu thụ nông sản hàng hóa [8].

Việt Nam

Đ
ại

1.2.2 Tình hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở

1.2.2.1 Các TBKT về giống:

ng

Thời kỳ 1991-1995, do hình thức nuôi bò tập trung không có hiệu quả nên
nông trường Hữu Nghị Việt Nam-Mông Cổ đã chuyển đổi hình thức tổ chức sản

ườ

xuất chăn nuôi tập trung sang hình thức nuôi theo cơ chế hộ gia đình. Mỗi gia đình
được nhận từ 2-3 con bò cái sinh sản, tuỳ khả năng nếu có điều kiện nuôi từ 5-8 con.

Tr


Bên cạnh đó nông trường đã tổ chức các dịch vụ để phục vụ cho hộ gia đình như hỗ
trợ giống cỏ, phối giống, khám chữa bệnh cho bò, tiêm phòng định kỳ và tẩy giun
sán,… Đến tháng 6/1996 nông trường đã cung cấp được 256 con bò đực và cái cho
các tỉnh từ vùng Nam Trung Bộ đến các tỉnh khu 4 cũ, các tỉnh vùng Đồng Bằng

22


Bắc Bộ, tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái,… Hoạt động đó đã góp phần
cải tạo đàn bò Việt Nam theo hướng Sind hoá [11].
Lần đầu tiên dự án cải tạo đàn bò tiến hành từ 1995- 1998 tiến hành trên 27
tỉnh và thành phố với 500 bò đực giống được sử dụng. Kết quả đạt được là đã sản

uế

xuất ra 350.000 con lai làm tăng thêm 25.000 tấn thịt hơi. Do giá bán ngoài thị
trường của bò lai cao hơn bò nội là 1,5-2 lần nên tỷ lệ bò lai tăng từ 15-25%[42].

tế
H

Đến năm 2002, các hoạt động khuyến nông về phát triển chăn nuôi bò đã tiến hành

trên 31 tỉnh với số lượng phối giống 11.400 con. Tỷ lệ thụ thai đạt 65% bằng kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo và cho nhảy trực tiếp. Hiệu quả, tầm vóc bò được nâng cao
và tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ tham gia chăn nuôi bò[15].

in


h

Chính nhờ sự tích cực chuyển giao về giống mà tốc độ tăng đàn của bò lai
trong cả nước không ngừng tăng lên. Thời kỳ 1995-1998 tốc độ tăng bò lai là 3%,

cK

nhưng sau thời kỳ 1998-2005 tốc độ tăng đàn của bò lai đạt 5%. Chính nhờ tốc độ
này mà hiện nay cả nước có tỷ lệ đàn bò lai là 30%. Tuy nhiên, theo nhiều nhận
định cho rằng tốc độ tăng đàn này vẫn còn chậm, bình quân cả nước có tốc độ tăng

họ

đàn bò lai chỉ đạt 0,7%/năm. Trong thời gian qua công tác cải tạo đàn bò nội được
tiến hành bằng các kỹ thuật như thụ tinh nhân tạo trên cơ sở tinh bò đông lạnh ở

Đ
ại

trong nước và nhập bên ngoài; dùng đực giống F1, F2 có chất lượng tốt, ngoại hình
đẹp, chủ yếu dùng đực giống Zêbu cho nhảy trực tiếp với bò cái lai trong vùng;
nhập thuần bò ngoại vào để chăn nuôi[15].

ng

Hiện nay cả nước có khoảng 70% là bò vàng và 30% còn lại là giống bò lai
như lai Sind, Brahman trắng, Charolais, Limousin, Sahiwal,… Thực tiễn sản xuất

ườ


cho thấy các giống này tỏ ra phù hợp ở nước ta. Trong đó, một số tỉnh đã lai tạo và
tăng tỷ lệ bò lai trong tổng đàn như Bình Định lai tạo được 4500 con bò thịt chất

Tr

lượng cao gồm các giống Crimuosin (CuBa), Limousin (Mỹ) và Charolais (Pháp)
có ưu điểm thịt mềm, ngon, tỷ lệ thịt sẻ cao, sản lượng bò trưởng thành đạt 6
tạ/con[13].

23


1.2.2.2 Các TBKT về thức ăn, chăm sóc, chuồng trại và thú y
Nước ta là một nước nông nghiệp với nhiều loại cây trồng cho nên có nguồn
phụ phế phẩm phong phú. Trong thời gian qua để tăng về số lượng và chất lượng
nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò Nhà nước đã tiến hành chuyển giao nhiều TBKT về

uế

chế biến các loại thức ăn cho bò như: Chế biến ủ rơm ure, ủ chua thức ăn, chế biến
và sử dụng tảng ure, rỉ mật từ mía, khẩu phần thức ăn bổ sung, bánh dinh

tế
H

dưỡng,…[41] đã và đang được chuyển giao vào trong chăn nuôi bò trong cả nước.
Một số mô hình tiêu biểu như hiệu quả của bổ sung rỉ mật và hạt bông ở ĐăkLăk;
Nuôi vỗ béo lai Sind bằng rơm có bổ sung cỏ xanh, ure, bã bia và cho uống dầu lạc;
bã dứa ủ chua, ủ chua thân cây lạc…Cho đến thời điểm hiện tại có nhiều hộ ở các


Định và một số tỉnh phía Bắc,…

in

h

vùng đã thành công trong áp dụng TBKT này như Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình

cK

Bên cạnh quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số, trong những năm gần đây,
phong trào trồng rừng phát triển mạnh và quy định cấm thả rông làm cho diện tích
chăn thả của người dân bị thu hẹp đáng kể. Nguồn thức ăn cho đàn gia súc trở nên

họ

khan hiếm, một số hộ do không tìm được bãi chăn phải giảm bớt số lượng đàn hoặc
từ bỏ ý định phát triển đàn. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ đã có nhiều

Đ
ại

chương trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ cho người dân. Một số
giống cỏ tốt, có năng suất và chất lượng cao như cỏ Sả, cỏ Voi, Paspalum,
Brachiria,… đã được người dân tiếp nhận và nhân rộng. Theo số liệu thống kê cho

ng

biết, diện tích trồng cỏ của cả nước đã tăng từ 10.000 ha năm 2004 lên 20.000 ha
năm 2005. Mô hình trồng cỏ phát triển mạnh ở Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc,


ườ

Sơn La, Bắc Ninh,… Ngoài ra, để khuyến khích việc trồng cỏ, nhiều địa phương đã
có chính sách hỗ trợ giống hay nguồn vốn cho người dân như ở Hà Tây (5 triệu

Tr

đồng/ha), Thái Nguyên (2 triệu đồng/ha),…[13]
Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình dịch

cúm gia cầm vẫn có nguy cơ bùng phát và kéo dài, do đó Bộ định hướng phát triển
chăn nuôi bò tập trung vào phát triển chăn nuôi bò thịt ở tất cả các vùng gắn với chế
biến và phụ phế phẩm làm thức ăn cho gia súc theo phương thức thâm canh.

24


Những năm 1996 đến năm 2000 công tác thú y còn hạn chế, chưa được tổ
chức và quản lý chặt chẽ nên dịch bệnh xảy ra nhiều như dịch tụ huyết trùng năm
1996, dịch lở mồm long móng năm 1999-2000 xảy ra trên diện rộng trong phạm vi
toàn quốc. Số lượng đàn bò bị giảm đáng kể, người dân bị thua lỗ nặng nề và trở

uế

nên dè dặt hơn trong việc đầu tư chăn nuôi. Trong những năm trở lại đây, công tác
thú y đã được quan tâm nhiều hơn, việc tuyên truyền được triển khai rộng rãi đến

tế
H


từng thôn bản. Hàng năm, nhà nước triển khai 2 đợt tiêm phòng bệnh lở mồm long
móng và tụ huyết trùng cho tất cả các vùng miền của cả nước. Ngoài ra, các TBKT
như bổ sung thuốc bổ, tẩy kí sinh trùng, chữa trị một số bệnh thông thường đã và
đang được chuyển giao cho người dân. Nhờ đó mà hiệu quả chăn nuôi không ngừng

in

h

tăng lên. Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thú y cũng tăng lên đáng kể.
1.3 Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan

cK

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc chuyển giao TBKT trong chăn
nuôi bò như chúng tôi đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng:
- TBKT có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các

họ

nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và
môi trường cho nông nghiệp và nông thôn.

Đ
ại

- Chuyển giao TBKT trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi bò nói riêng
là quá trình giúp nông dân áp dụng được các TBKT để giải quyết các khó khăn
trong nông nghiệp và nâng cao đời sống, lợi ích của nông dân. Vì vậy, công tác


ng

chuyển giao TBKT chỉ có thể hiệu quả khi kết quả chuyển giao được nông dân chấp
nhận, tồn tại bền vững trong nông dân, góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân

ườ

và cộng đồng.

- Để đảm bảo cho công tác chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò đạt được

Tr

kết quả, cần nghiên cứu và nắm rõ đặc điểm của vùng, điều kiện của địa phương
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao TBKT để có thể lựa chọn nội
dung và phương pháp chuyển giao phù hợp.

25


×