Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐƯỜNG ĐẠI TRUYỀN KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.03 KB, 8 trang )

ĐỀ TÀI: CHỌN VÀ PHÂN TÍCH HAI TRUYỆN
TRONG “ĐƯỜNG ĐẠI TRUYỀN KỲ”
GHI CHÉP VỀ CHIẾC GƯƠNG CỔ - VƯƠNG ĐỘ:

I.

1.Vương Độ và chiếc gương cổ:
a.Vài nét về Vương Độ:
Từng làm quan trong triều đình.  Người có học thức cao.
Sau khi bãi quan về nhà, ông đoạn tuyệt giao du với bạn bè, ngày ngày
lấy việc đọc sách làm vui.
b. Về gương cổ:
- Là chiếc gương vô cùng quý giá.
- Chiếc gương thứ tám trong năm mươi chiếc gương của Hoàng đế làm ra.
- Là vật báo trấn yêu tà, đem nó bên người thì tất cả những việc xấu, yêu tà
không bén mảng tới được.
- Hầu tiên sinh – người thầy của Vương Độ, trước lúc qua đời đã trao chiếc
gương lại cho Vương Độ gìn giữ.
c. Những sự việc xảy ra sau khi Vương Độ có gương cổ trong tay:
- Tháng sáu, Vương Độ từ Hà Đông về Trường Giang. Ông đã ghé vào nhà
của người bạn cũ tên là Trình Hùng để nghỉ qua đêm. Tại đây ông đã gặp
một a hoàn tên là Anh Vũ. Sau khi biết được Anh Vũ chính là một con
Hồ ly đội lốt người, nhưng lại không có ý sát hại con người nên Vương
Độ có ý tha mạng sống cho Anh Vũ. Tuy nhiên vì Anh Vũ đã bị chiếc
ánh sáng chiếc gương chiếu vào nên không tránh khỏi cái chết.  Luật
nhân – quả; Kẻ làm ác ắt phải chịu tội.
- Đại Đế Tùy Thang năm thứ tám, khi nhật thực xuất hiện, Vương Độ đã
nghiệm ra được rằng “Có lẽ gương báu được tuyệt chế do sự hài hòa âm
dương trời đất” cho nên “Những khi nhật thực, gương báu được phủ lên
một lớp bụi mờ, không phát sáng được nữa”.
- Tết trung thu, một người bạn của Vương Độ là Tiết Hiệp đã mang một


thanh bảo kiếm đến nhà Vương Độ. Khi đặt thanh bảo kiếm cạnh chiếc
gương báu thì thanh bảo kiếm không thể phát sáng được mà chỉ có chiếc
gương phát sáng.  “Những vật báu trong thiên hạ cũng có thứ bậc cao
thấp khác nhau”. Nhưng khi đặt chiếc gương trong phòng tối có ánh trăng
-


lọt vào thì lập tức gương mất đi ánh sáng.  “Ánh sáng của vật báu trần
gian không thể so sánh với ánh sáng của mặt trăng mặt trời”.
- Đại Nghiệp mùa thu năm thứ chín, Vương Độ được bổ làm quan ở huyện
Nhuế Thành. Vương Độ đã dùng chiếc gương báu để tiêu diệt con yêu
quái mang hình hài con rắn ẩn nấp trong gốc cây lớn, ước chừng có từ
trăm năm nay.
- Mùa đông năm đó, Vương Độ được điều đến Hà Bắc trấn hưng kinh tế. Ở
đó có gia đình viên quan Trương Long Câu là thuộc hạ của Vương Độ, cả
nhà đều bị bệnh dịch nguy kịch. Vương Độ đã dùng gương báu chữa khỏi
bệnh cho họ. Sau khi nhận ra sự màu nhiệm của gương báu, Vương Độ
đã mang gương đi chữa bệnh cho muôn dân, khắp cả vùng. Tuy nhiên,
Trương Long Câu nằm mộng thấy một vị thần gương tên là Tử Chấn, nói
về việc làm trái ý trời của Vương Độ, Vương Độ đã dần hiểu ra và không
mang gương báu đi chữa bệnh nữa.
- Năm sau, thuận theo ý muốn em trai muốn mang theo gương báu đi chu
du khắp nơi đề phòng bất trắc nên Vương Độ đã trao chiếc gương cho
Vương Tích.
d. Kết luận:
- Từ khi Vương Độ có được chiếc gương báu trong tay, ông đã làm được
rất nhiều việc giúp ích cho đời như tiêu diệt yêu quái, chữa bệnh cho
người dân.
- Tuy nhiên không phải việc làm nào của ông cũng là thuận theo ý trời.
Những người làm sai, làm ác sẽ bị thượng đế trừng phạt thích đáng; nếu

con người có ý xen vào, khác gì làm nghịch ý trời, trái với luân thường
đạo lý.
2. Vương Tích và chiếc gương cổ:
a. Vài nét về Vương Tích:
- Là em trai Vương Độ, thích ngao du sơ thủy.
- Vương Tích đã từng được 1 vị Hoà thượng chỉ giáo cho cách chiếu thấu
qua tường, cách khứu giữ gương không bị hoen ố hay mờ đi. Ông biết
tiếp thu ý kiến , lắng nghe điều hay, biết học hỏi kinh nghiệm.
- Vương Tích cáo quan về nhà nhưng lại có ý dành quãng thời gian sau này
đi chu du thiên hạ. Vương Tích bày tỏ ý muốn của mình với Vương Độ
rằng muốn giữ chiếc gương báu bên mình để đề phòng bất trắc và được
anh trai trao gương báu cho -> ông được anh trai yêu thương hết mực


b. Gương báu và chặng đường chu du thiên hạ của Vương Tích:
Khi đến vùng núi Cao và ngủ ở một cái hang, ông tình cờ gặp hai con
yêu quái giả dạng con người, ông chiếu gương báu vào chúng lập tức
hiện nguyên hình là con rùa đen và con vượn.
Đến Ngọc Tỉnh ông gặp một hồ nước đen. Qua hỏi thăm người dân, ông
biết được yêu quái đang lộng hành và liền rọi gương xuống hồ và diệt
được 1con cá Giao rất lớn.
Khi đến Khai Phong, nghe con gái Trương Kỳ bị bệnh, Vương Tích đã
ngỏ ý muốn giúp đỡ, giết được con gà trống lớn trốn dưới giường và cứu
được cô gái.
- Khi trèo đèo lội suối, qua những đoạn sông hay cánh rừng nguy hiểm,
ông dùng gương báu chiếu vào để tránh thú dữ, sông nước hiền hòa trở
lại, nhờ đó đi đường an toàn.
- Ở Hứa Kê, ông gặp vị đạo sĩ tên Hứa Tăng kể chuyện Lý Kinh Chân có
ba cô con gái mắc căn bệnh lạ: tối đến sửa soạn, chưng diện và cười nói
với bọn con trai trong phòng thâu đêm, ngày càng gầy ốm đi. Vương

Tích đã quan sát kỹ lưỡng và dùng mưu kế tính toán việc đặt gương phù
hợp, trừ khử được yêu quái và ba cô gái kia lập tức khỏi bệnh.
c. Kết luận:
- Ông là người thông minh, tài trí, hay giúp đỡ mọi người.
- Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau ông đều giữa được bình tĩnh, dũng cảm
để có phương án xử lí tình huống phù hợp.
-

3. Ý nghĩa của gương thần:
- Gương thần là vật báu diệt trừ yêu ma, chữa được các “bệnh lạ” do yêu quái
gây nên, là sức mạnh của thần linh, bảo khí giúp đỡ nhân gian.
- Gương thần xuất hiện trong lúc nhân gian bị yêu quái nhũng nhiễu cho thấy
khát vọng được sống yên bình, an yên, không bị yêu quái hãm hại,.
- Gương thần còn cho thấy niềm tin vào sức mạnh của thần linh, của đất trời
sẽ giúp con người vượt qua khó khan, khổ ải.
- Ngoài ra, gương thần còn là công cụ hỗ trợ người nghĩa sĩ thực hiện mong
muốn đi cứu người khắp thế gian cho thấy khát vọng nam nhi lập công giúp
đời của người xưa.
- Cuối cùng, gương thần giã từ Vương Độ và biến mất như một lời nhắc nhở,
mọi sự giúp đỡ đều có giới hạn của nó, không thể mãi trông cậy, lệ thuộc
vào nó được, phải biết tự mình tìm cách chống chọi và vượt qua khó khăn.


4. Nghệ thuật:
- Sử dụng yếu tố kỳ ảo khiến tác phẩm mang màu sắc thần bí.
- Tình tiết khúc triết, miêu tả tỉ mỉ.
- Xây dựng nhân vật có cá tính độc đáo.
- Cách kể chuyện uyển chuyển, ngôn ngữ sử dụng mượt mà.
II.
CÂU CHUYỆN TRONG CHIẾC GỐI – THẨM KÝ TẾ

1.

Nhân vật ông Lã:

-

Được xây dựng dựa trên yếu tố kỳ ảo đó là một đạo sĩ biết phép tiên.

-

Trong một lần đến Hàm Đan, ông dừng chân nghỉ ngơi trong một lữ điếm và
gặp chàng trai họ Lư, chàng rất tha thiết với chuyện công danh. Ông Lã đã
đưa một chiếc gối “thần kì” màu xanh cho chàng trai gối đầu và nó đã giúp
anh thực hiện được ý nguyện.

2.

Nhân vật anh thanh niên họ Lư:
a. Suy nghĩ và ước vọng của anh trước khi nằm lên chiếc gối kỳ lạ:
- Tình cờ gặp ông Lã khi nghỉ trọ tại một lữ điếm
- Vẻ ngoài lôi thôi lếch thếch:
• “Quần áo cũ kĩ rách nát”, áo ngắn bằng vải thô.
• Anh cưỡi con ngựa ô từ đồng về và phải nghỉ chân cùng một lữ điếm
với ông già.
 Là một thư sinh nghèo
- Thái độ và suy nghĩ của anh ta:
• Có thái độ chán nản: sau khi nói chuyện say sưa với ông già Lã, anh
nhìn quần áo cũ của mình mà thở dài: “Đấng thượng phu...chán nản
thế này”.
• Tỏ ra bực tức, không bằng lòng với hiện tại: từ nhỏ theo nghiệp học

mà khi truong thành vẫn “tay cày tay bừa”, tự cho là “lỗi thời”
• Cảm thấy đắc ý với việc “lập công lớn, danh tiếng vang xa, lưu danh
hậu thế” -> anh là thư sinh nghèo, chán nản sinh ra bực tức với gia
cảnh thấp hèn và có ước muốn hơn người hơn đời.
 Ham muốn vinh hoa phú quý.
b. Ước nguyện được thực hiện nhờ chiếc gối:
- Theo lời ông già Lã, anh nằm lên gối và bị hút vào cái lỗ rỗng giữa cái
gối (đây là điểm sáng tạo mới khi có sự xuất hiện của cõi tiên trong gối
chứ không phải trong hang động hay sơn cốc).


-

c.

-

-

Sau đó, cuộc sống của anh trở nên quyền quý, hạnh phúc và giàu sang vô
cùng:
• Anh lấy tiểu thư Thôi gia xinh đẹp, thông minh, quan trọng là làm cho
Lư gia càng giàu có -> trở nên giàu sang và bắt đầu cuộc sống xa hoa
• Sau đó, anh đỗ tiến sĩ, làm quan, liên tục thăng quan tiến chức, từng
làm các chức như Đồng Chân Thích Tử, Thiểm Tây thích Sử. Kinh
Triệu Doan...Được hoàng thượng ban thưởng vì lập được công lớn, có
thể gọi là giúp dân giúp nước.
 Danh tiếng đồn xa, anh được nhiều người tôn kính và ngưỡng mộ.
• Sau một lần bị các tể tướng hùa nhau hãm hại do ganh ghét, anh bị
đày đi biên cương hẻo lánh -> Mọi thứ không đơn giản như suy nghĩ 1

chiều của y, mọi điều đều có mặt lợi và hại của nó.
• Cũng trong một lần nữa chàng bị vu oan, cho là “làm phản”, khiến
cho gia đình bị vây bắt còn bản thân thì bị giam vào ngục -> Anh hối
hận khi “có cơm ăn áo mặc mà việc chi phải cần công danh lợi lộc”,
tiếc nuối vì có thể sẽ không còn được “mặc vãi thô, cưởi ngựa, rong
chơi chốn Hàn Đan”. Hành động toan tự sát thể hiện nỗi thất vọng ê
chề, tiếc nuối sâu sắc những gì đã qua.
 Ý thức trỗi dậy, khiến chàng muốn quay trở lại ngày tháng bình dị
ngày xưa.
• Một thời gian sau, anh được minh oan và mọi thứ trở lại tốt đẹp:
Hoàng đế ân sủng, con cháu tài giỏi, làm quan lớn, bổng lộc vua ban
đếm không xuể, cuộc sống hưng thịnh, bản thân giữ nhiều chức vị
cao, tính cách thì hào hoa phóng túng, thích tìm thú vui riêng (làm
thơ...)
 Sau nhiều sóng gió phong ba, cuộc sống của anh vẫn phú quý, tốt đẹp
hơn xưa. Nhưng những viễn cảnh ấy cũng tựa như một làn mây mỏng,
nhẹ trôi qua khi chàng lâm trọng bệnh và qua đời. Đời như một giấc
mộng, chóng đến cũng chóng tan…
Sau khi tỉnh giấc mộng đẹp:
Thư sinh họ Lư cảm thấy xót xa và ngộ ra được nhiều điều sau khi tỉnh
giấc mộng đẹp:
Một cái duỗi người làm Lư Sinh trở lại thực tại, rằng mình vẫn ngủ trong
lữ điếm với ông lão khi nãy, mọi thứ vẫn như cũ.
 Những vinh hoa phú quý chỉ là phù du, cái chết cũng như cái duỗi
người, thật nhẹ nhàng ấy đã đánh thức anh Lư sinh, một thư sinh
nghèo với ước muốn hơn người, hơn đời.
Giấc mơ sẽ chóng tan biến mất, chỉ có thực tại là tồn tại mãi mãi, vinh
hoa phú quý như làn khói vờn trước mắt mà thôi. Anh Lư sinh bình thản



ra đi chứng tỏ anh đã thấu hiểu những gì ông già Lão muốn răn dạy anh
cũng như lẽ đời: mọi sự được mất giàu nghẻo chỉ là hư vô mà thôi, đời
người là ảo mộng vì “dục vọng” của con người là không đáy, sẽ không có
phú quý nào đến một cách dễ dang, chỉ khi chính bản thân người cố gắng
mới có được.
3.

Ý nghĩa của chiếc gối và giấc mơ:
a. Tại sao giấc mơ bắt đầu từ cái gối?
- Cái gối đơn thuần là phương tiện để tác giả xây dựng câu chuyện
một cách logic là Lư sinh nằm xuống ngủ và mơ giấc mộng đẹp
của mình. Nhưng việc tác giả chọn hình tượng chiếc gối là một
sáng tạo cho tác phẩm của mình. Tác giả không tiếp tục sử dụng
những hình ảnh đã trở thành mô tip trong truyền kỳ như hang động
rừng núi, chốn thần tiên,…để nhân vật thỏa mộng mà tác giả cho
nhân vật của mình dung thân trong phần rỗng của chiếc gối.
Những biến tướng của cõi tiên loại hang động, thể hiện một sự
sáng tạo rất lớn của tác giả.
-

Cái gối ở đây chính là một công cụ của đạo sĩ khi họ muốn truyền
đạo dạy người hay nói rộng ra nó là công cụ của đạo giáo trong xã
hội Trung Quốc thời bấy giờ.

b.

Ý nghĩa của giấc mơ:
- Trước hết giấc mộng đã làm thỏa mãn sự “đắc ý” của Lư sinh:
“Một kẻ có học phải tạo lập công lớn, danh tiếng vang xa, nếm đủ
của ngon vật lã, thỏa thích gái đẹp, nhạc hay, làm cho tộc ngày

càng hưng thịnh, gia tài ngày càng giàu có”. Đó cùng chính là
mộng của nam nhi Trung Quốc nói riêng và nam nhi trong trời đất
nói chung.
-

Giấc mơ tuy không phải là hiện thực nhưng nó còn thực hơn cả
hiện thực bởi nó phản ánh được hiện thực bên trong của con người,
đó chính là tâm hồn, suy nghĩ, lý tưởng. Do vậy, giấc mơ của Lư
sinh chính là sự phản ánh tâm tư của anh ta nói riêng và phản ánh


tâm tư của hàng vạn nam nhi, đòng thời nó còn phản ánh con
người, xã hội Trung Quốc dưới thời Khai Nguyên Đường Huyền
Tông.
-

Mặc dù nội dung câu chuyện này có màu sắc kỳ dị nhưng thật ra là
một sự suy nghĩ về cuộc đời, mục đích không phải là kể chuyện
quái dị mà thông qua mộng ảo để tả thực cuộc đời, châm biếm bọn
tri thức phong kiến si mê công danh lợi lộc, chìm đắm trong khoa
hoạn.

-

Câu chuyện dồn thời gian dằng dặc của cõi đời thành giấc mộng
trong chốc lát. Có điều cách giải quyết về thời gian như vậy cho ta
thấy được ý tưởng đời người như mộng ảo, “sự đắc ý của con
người chẳng qua cũng như một giấc mơ mà thôi”. Không có giấc
mơ nào tồn tại mãi mãi, hết mộng con người trở về với thực tại,
sống với thực tại mà quên đi mộng. Chình vì vậy mà cái ham muốn

chung của con người trần thế là ham vinh hoa phú quý công danh
lợi lộc, một khi đã trải qua hết những thứ đó mới thấy hết sự vô
nghĩa của kiếp người, lòng mới không còn khao khát, thèm muốn,
si mộng. Ý nghĩa này cũng nới lên được sự ảnh hưởng của tư
tưởng Đạo giáo và Phật giáo trong thời đại đối với văn chương và
con người.

4.

Nghệ thuật:
-

Yếu tố thần tiên kỳ ảo.
Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc.


-

Sử dụng bước chuyển thời gian (dồn thời gian dài dằng dặc một
đời người chỉ trong một giấc mơ).
Cách kể chuyện linh hoạt, ngôn từ đơn giản.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×