Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG VĂN HỌC CUỐI TK XVII ĐẾN NỬA ĐẦU TK XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.93 KB, 10 trang )

I.

GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Bối cảnh lịch sử - xã hội:
1.1 Chế độ phong kiến Việt Nam đến hồi suy tàn:
Thế kỉ XV bước qua cũng kéo sụp tấm màn cực thịnh của chế độ phong

kiến, để bước sang thế kỉ XVI, XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự
suy yếu. Mầm mống của những cuộc nội chiến, xâu xé nội bộ đang dần được nhen
nhóm. Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX thì sự suy yếu này không
còn là dấu hiệu nữa, nó đã chính thức bước vào thời kì khủng hoảng, suy vong.
Lịch sử dân tộc ta giai đoạn này là lịch sử đau thương nhưng quật khởi, có bi
kịch nhưng cũng có anh hùng ca. Nhìn về phía giai cấp thống trị là cả một sự sụp
đổ, tan rã toàn diện của kỷ cương, của lễ giáo phong kiến, của bộ máy quan liêu và
nói chung là của toàn bộ cơ cấu xã hội.
Song nhìn về phía quần chúng thì đây là thời kỳ quật khởi, thế kỷ bão táp
của các phong trào nông dân khởi nghĩa, thời đại đấu tranh tháo cũi sổ lồng.
Trải qua nhiều biến động nhưng cuối cùng xã hội Việt Nam vẫn lâm vào tình
trạng bế tắc không lối thoát. Tuy vậy phong trào đấu tranh rầm rộ của quần chúng
liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ cũng đã làm bùng dậy nhiều khát vọng lành mạnh,
làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột,
cổ vũ cho sự vươn dậy của tài năng, trí tuệ của con người.
1.2

Sự phá sản nghiêm trọng của ý thức hệ phong kiến và sự trỗi dậy
của tư tưởng nhân văn của thời đại.

Giai cấp phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống,
lấy Nho giáo làm quốc giáo, dựa vào Nho giáo để thống trị nhân dân. Trong mấy
thế kỷ trước, khi chế độ phong kiến đang đi lên thì Nho giáo có uy lực của nó.
Nhưng đến thời kỳ này chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ suy vong, khủng


hoảng thì Nho giáo cũng bị đả kích, bị lung lay dữ dội.


Trong khi Nho giáo bị sụp đổ như vậy thì một khuynh hướng tư
tưởng, bảo vệ, khẳng định quyền sống và giá trị, phẩm chất con người đã phát
triền thành một khuynh hướng mạnh mẽ. Những biểu hiện của khuynh hướng, tư
tưởng nhân văn trong văn học sẽ là sự lên án, tố cáo hiện thực cuộc sống đương
thời chà đạp lên quyền sống của con người; đấu tranh đòi cuộc sống cơm áo; phát
triển cá tính; giải phóng tình cảm, bản năng; là thái độ ca ngợi những phẩm chất tốt
đẹp của con người; là thái độ đồng tình, xót thương, thông cảm của các tác giả đối
với các nạn nhân của xã hội.
Tóm lại, thời kì đầy biến động này ảnh hưởng khá rõ rệt đến các khuynh
hướng, đề tài của các tác gia trong thời kì này.
II.

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVII ĐẾN NỬA CUỐI XIX:
Trong dòng chảy văn học Việt Nam, hình ảnh về người phụ nữ luôn là đề tài

hấp dẫn và dễ đi vào tâm hồn người đọc. Đặc biệt là ở thời kì văn học Việt Nam từ
đầu thế kỉ XVIII dđến nửa cuối thế kỉ XIX, hình ảnh người phụ nữ được khắc họa
rõ nét với vẻ đẹp toàn diện, hài hòa cả về ngoại hình lẫn tài trí.
1.

Hiện thân của cái đẹp:
1.1 Vẻ đẹp dung mạo:
Hình tượng người phụ nữ trong văn học giai đoạn này hầu hết là những tuyệt

sắc giai nhân, nết na, kiều diễm. Tất cả dáng vẻ, ngoại hình, diện mạo… đều
được phác họa vô cùng tinh tế. Để minh họa rõ nét và gần gủi nhất cho mảng

này,có lẽ nên nói đến Thúy Kiều và Thúy Vân:
“ Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.


Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. ”
Thúy Vân mang vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, “trăng”, “ hoa”, “ ngọc”,
“tuyết” tạo nên vẻ đẹp hiền hậu đến thiên nhiên cũng phải khiêm nhường, ưu ái
cho nàn. Vẻ đẹp của Thúy Vân là kiểu mẫu cho những cô gái hiền dịu, đoan
trang, thấy được tương lai, cuộc đời sẽ bình dị, an yên qua tướng mạo của cô
gái này. Mặt khác, ở Kiều lại mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Với nét đẹp ấy, đến
cả hoa, liễu là những loài vô tri vô giác cũng phải hờn ghen với Kiều, đó cũng
chính là sự báo hiệu cho một thân phận truân chuyên đầy sóng gió.
Mỗi tác giả đều có những quan niệm, điểm nhìn riêng nên những người phụ
nữ cũng hiện lên với nhiều dáng vẻ, vẻ đẹp khác nhau, nhưng nhìn chung, đều
là những vẻ đẹp đoan trang, thanh thoát. Nếu Nguyễn Du đặc tả vẻ đẹp đoan
trang, đài các của những tiểu thư, của sự cao quý, trang trọng, thì ở Hồ Xuân
Hương lại có cái nhìn khác. Bà đưa vào một làn gió mới trong dòng chảy văn
học Việt Nam đó là những vẻ đẹp giản dị, bình dân nhưng tràn đầy sức sống.
Như trong bài “ Bánh trôi nước ” hình ảnh người phụ nữ hiện lên vô cùng tươi
mới, khỏe khoắn:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn ”


Không có những từ ngữ hoa mỹ, không có những hình ảnh ước lệ. Hồ Xuân

Hương sử dụng từ ngữ “ trắng, tròn ” hết sức gần gũi để đặc tả vẻ đẹp của người
con gái Việt Nam, vô cùng đáng yêu và mạnh mẽ.
Hay trong bài thơ “ Quả mít ”, người phụ nữ hiện lên lại càng mộc mạc, giản dị
hơn
“ Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dày ”
Đây chính là vẻ đẹp của một cô gái thôn quê dân dã, của người con gái lao động
vất vả nhưng tràn đầy nhựa sống. Hay nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn
trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu ” mang vẻ
đẹp khuê các, nết na, dịu dàng “ Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa / Chút tôi liễn
yếu đào tơ ”.
Tóm lại, vẻ đẹp của người phụ nữ là một trong những tâm điểm sáng tác trong
thời kì này, dù mang nhiều đặc trưng riêng biệt, nhưng hình ảnh người phụ nữ
trong văn học thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX đều mang vẻ đẹp thanh tao, trong sáng.
1.2

Vẻ đẹp tài năng:

Nếu nói theo chuẩn mực xã hội thời bấy giờ thì một người phụ nữ thật sự
toàn diện không chỉ đẹp về ngoại hình, dáng vẻ, cốt cách mà còn phải thuần thục “
cầm, kì, thi, họa ”. Thời xưa, con gái không được theo đuổi công danh, nên tài
năng của một cô gái chỉ được cân đo đong đếm bằng những năng khiếu thẩm mĩ
trên.
Tuỳ theo cái nhìn chủ quan của tác giả mà vẻ đẹp mỗi nhân vật nữ lại được
biểu hiện không giống nhau. Đó là nàng Kiều (Truyện Kiều), người được xem là


người đàn bà đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Nếu đặt Kiều vào trong lễ giáo
phong kiến thì Kiều không phải là người phụ nữ đức hạnh, nhưng không vì thế mà
dân tộc ta phủ nhận vẻ đẹp của Kiều từ ngoại hình đến tài năng, tâm hồn, tính cách.

Như vậy, Kiều đẹp còn bởi tấm lòng nhân hậu, bao dung vốn là truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta mà Nguyễn Du đã kế thừa. Nguyễn Đình Chiểu thì đưa ra một
quan niệm về nguời phụ nữ lý tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến:
“Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”
(Lục Vân Tiên)
Những người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm hay Cung oán ngâm cũng là những
đại diện tiêu biểu cho quan niệm về người phụ nữ đẹp trong thời đại họ. Nhưng với
Hồ Xuân Hương, người phụ nữ “nổi loạn” của thời đại, thì bà lại có cái nhìn mới
về vẻ đẹp người phụ nữ, đứng ở vị trí là người phát ngôn cho vẻ đẹp của giới mình.
Xuân Hương là người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này
không phải là cô gái quý tộc mà đích thực là những cô gái bình dân. Bà tìm thấy
vẻ đẹp thực sự của họ, nêu bật vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ (Bánh trôi
nước, Con ốc nhồi, Quả mít); ca ngợi tuổi trẻ tươi mát, trắng trong các cô gái đang
xoan (Đề tranh tố nữ); đi vào đến từng chi tiết của vẻ đẹp cơ thể (Thiếu nữ ngủ
ngày)…
Tuy nhiên, trong quan niệm của dân tộc ta thời kì này thì người phụ nữ đẹp
thường gắn liền với số phận bất hạnh. Điểm lại gương mặt nhân vật nữ thời kì này
ta thấy một điểm chung ở họ là có một cuộc đời đầy sóng gió, bẽ bàng, không mấy
người có được hạnh phúc thật sự. Đặc điểm này phải chăng là do quan niệm “hồng
nhan bạc mệnh”.
2.

Ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ
2.1. Ý thức được tuổi trẻ chóng tàn lụi


Có thể nói, văn học giai đoạn này đã có những thay đổi nhất định, cụ thể là
sự xuất hiện của một số tác gia mà các tác phẩm của họ thấm đẫm “cái tôi” cá
nhân, thể hiện cá tính, bản sắc riêng có thể kể đến là nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Nghĩ đến cuộc đời của Hồ Xuân Hương, ai cũng phải bùi ngùi thay cho người phụ

nữ tài tình bậc nhất này. Chắc có lẽ, chính sự long đong của cuộc đời mình đã vận
vào thơ văn của bà, thổi vào câu chữ vô hồn những cảm xúc tinh tế mà chân thực,
rất “Xuân Hương”. Đã từng có người vịnh về cuộc đời Hồ Xuân Hương như thế
này:
“Ngán nỗi má hồng mà phận bạc,
Nỡ đem yếm thắm giấn màu thân”
Không chỉ người đời nhìn nhận số phận tươi thắm của má hồng bị bùn đen vùi đè,
bóp nghẹt mà tự Xuân Hương cũng nhận thức được điều đó. Hàng ngày chứng
kiến những bất công, giả dối của xã hội phong kiến, càng bị khinh khi, rẻ rúng vì là
phận “đàn bà” càng làm cho bà phản ứng mạnh mẽ thêm. Bà đã từng u hoài xót xa,
thương mình:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Nhưng bà chẳng thế mà buồn đấy, xót xa đấy nhưng với cá tính của mình, bà nào
có chịu ngồi yên:
“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.”
Hay như người vợ trong “Chinh phụ ngâm” với những nỗi lo âu cho tuổi trẻ của
mình và người chồng chinh chiến:
“Thoi đưa ngày tháng ruổi mau


Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh”
Thời gian cứ thấm thoát thôi đưa, lấy đi tuổi xuân và sức sống của người
thiếu phụ. Nàng cứ chờ đợi trong vô vọng, nỗi nhớ chồng cứ giày vò nàng khôn
nguôi. Chờ đợi là điều không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết phải chờ đến bao
giờ. Và nàng cũng đang trong hoàn cảnh như thế. Hằng đêm, nỗi cô đơn và bóng
tối cứ gặm nhấm tâm hồn nàng để rồi nàng nghĩ nếu như hòn tên, mũi đạn kia
không phải giống vô tình mà còn để nàng trở về sum họp cùng nàng thì chồng
nàng lúc ấy cũng chẳng khác gì chàng Ban Siêu đời Hán “tóc đã điểm sương mới

về”. Biết không thể chống lại sức mạnh của thời gian, thế nên đành:
“Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa
Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng”
Bởi lẽ “Mỗi năm một nhạt một màu phấn son”. Xuyên suốt tác phẩm, ý thức về
tuổi xuân sức trẻ của nàng vẫn hiện hữu. Nàng vẫn luôn thì thâm với chồng “Thiếp
xin chàng chớ bạc đầu” và dặn mình “Thiếp thì giữ mãi thấy màu trẻ trung”. Từ tận
sâu đáy lòn, nàng vẫn luôn nuôi hy vọng, dẫu chỉ là một hy vọng nhỏ nhoi.
Có thể nói, nhận thức về tuổi trẻ chóng tàn lụi của người phụ nữ văn học giai
đoạn này đã đưa văn học lên một tầm mới, thoát khỏi sự cứng nhắc, khuôn phép, lễ
giáo của nền văn học giai đoạn trước. Ở một chừng mực nào đó, người phụ nữ có
thể tự do thể hiện con người cá nhân, nói lên tiếng lòng mình mà không sợ cường
quyền hay các thế lực phong kiến bóp nghét. Đó cũng chính là bước đệm cho sự
trỗi dậy của một trào lưu văn học mới - đề cao cái tôi cá nhân.
2.2 Khát vọng tự do yêu đương
Tư tưởng phong kiến xưa luôn trói buộc con người ta, không cho con người
được vùng vẫy, tự do đến với người mình yêu mà phải theo sự sắp đặt của cha mẹ
“cha mẹ ngồi đâu con ngồi đấy”. Sự o ép của các thế lực cường quyền cũng là một


điều cần nói đến: đàn ông có thể có năm thê bảy thiếp trong khi người phụ nữ đến
quyền tự do yêu và được yêu cũng bị tước đoạt.
Hồ Xuân Hương cũng rất táo bạo khi dám công khai chủ động mời gọi tình yêu:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
Chẳng phải e ấp mà mời từng miếng trầu, Xuân Hương dõng dạc hô to “của Xuân
Hương” khẳng định cái tôi đồng thời câu sau vừa như một lời mắng, một lời nhắc
nhở:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Tìm kiếm tình yêu thủy chung giữa cái thời phong kiến trọng nam khinh nữ,

trai năm thê bảy thiếp nhưng gái chính chuyên một chồng thật sự khó. Xuân
Hương biết vậy nên bà mời trầu là một ý răn đe: có yêu thì yêu cho chân thật để
tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò cợt bướm trêu hoa, giữa đường quất ngựa truy
phong như cái thằng Sở Khanh tráo trở kia thì không xong đâu.
Giọng điệu hai câu thơ cuối có chút cứng rắn mà cũng như van nài. Ta đọc ở đấy
ước mơ, khát vọng yêu và được đến với người mình yêu, chỉ mong người yêu cũng
trọn tình trọn nghĩa với mình, mãi nồng thắm.
Nhưng điều này chắc là không thể, thế nên Xuân Hương đã bao lần phỉ nhổ vào cái
kiếp lấy chồng chung:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”
Thấu hiểu được số phận của những cô con gái hết mình vì tình yêu, bà bênh vực
cho những cô gái “không chồng mà chửa”. Bà ủng hộ, bênh vực và cho đó là dũng
cảm. Thời ấy, chưa chồng mà chửa chính là một việc khiến người ta phỉ nhổ,
không chỉ cả gia đình mà cả dòng tộc cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Cô gái không may


này bị miệt thị, nguyền rủa đem đi bêu rếu ngoài đường rồi bắt phạt vạ bố mẹ dẫn
đến việc nhiều cô gái phải tự tử vì “lời bàn ra tán vào” này. Xuân Hương không cổ
súy cho việc này. Chẳng phải việc này là do chính nhưng tên đạo mạo đội lốt “quân
tử” mà ra sao? Bà động viên những người phụ nữ như thế với lí lẽ tưởng như
ngông nghênh nhưng rất thấm tình tình người:
“Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường”
Dù gì đi nữa đó cũng là một con người, một sự sống được tượng hình trong bụng,
thế cho nên:
“Mảnh tình một khối thiếp xin mang”
Nói cho cùng, người phụ nữ có mạnh mẽ đến đâu, ngang ngạnh đến đâu như Xuân
Hương nhưng rồi khi đêm xuống, lại một mình bà nghĩ về cái kiếp truân chuyên
không chỉ của mình mà còn của cả phận hồng nhan nói chung lúc bấy giờ:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
“Xuân” càng đến nhiều thì nỗi buồn, nỗi cô đơn lẻ bóng càng chất chồng. “Mảnh
tình” đã nhỏ rồi lại còn bị san năm sẻ bảy, cuối cùng còn lại một mẩu “tí con con”
mới xót xa làm sao. Phận làm lẽ đến một “mảnh” hạnh phúc thôi cũng không được
hưởng trọn vẹn thì nào dám đòi hỏi sâu xa một người sắt son với mình trọn kiếp.
Mỗi một câu chữ trong bài thơ như một tiếng thở dài não ruột trong đêm đen hiu
quạnh. Những lúc như thế, ta càng thấm thía hơn nỗi lòng của người phụ nữ ấy và
càng nhận ra khát vọng tự do đi tìm hạnh phúc của bà mãnh liệt chừng nào. Đó
không chỉ là nỗi lòng riêng của nữ sinh tài hoa ấy mà còn là nỗi lòng chung cho
những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.


Cái khát khao được hạnh phúc, được yêu đương, được tư quyết định cuộc sống
hôn nhân của mình giống như ngọn lửa hồng, cứ bấp bùng cháy mãi trong lòng
người phụ nữ thời xưa, dù cho lửa có lúc chảy to có lúc xanh nhỏ, nhưng ngọn
lửa ấy chưa bao giờ tắt ngóm trong cả thời kì mà cái tôi bị nhốt cũi ấy.



×