Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong Công - Dung - Ngôn - Hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.85 KB, 20 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong Công - Dung - Ngôn - Hạnh
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống chúng ta không thể thiếu cái đẹp, cái đẹp bất biến trường tồn với
đời sống con người. Cái đẹp tiềm ẩn trong đời sống con người biểu hiện qua văn
hoá ứng xử, cái đẹp của tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, tư tưởng. Cái đẹp giúp con người
ngày càng hoàn thiện hơn, càng nâng cao đạo đức trí tuệ góp phần xây dựng nhân
cách con người mới. Cái đẹp mà ta muốn nói đến ở đây là cái đẹp của người phụ
nữ. Phụ nữ được coi là những bông hoa của xã hội và có những vẻ đẹp làm say đắm
lòng người, có những vẻ đẹp tâm hồn tồn tại mãi theo thời gian. Đặc biệt là cái đẹp
trong lễ giáo xưa những chuẩn mực để đánh giá người phụ nữ là tam tòng (Tại gia
Tòng phụ, Xuất giá Tòng phu, Phu tử Tòng tử, Tứ Đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh).
Trải qua tiến trình lịch sử, có những giá trị chuẩn mực không còn phù hợp nữa. Tuy
nhiên sự phát triển luôn gắn liền với tính kế thừa. Trong truyền thống và đương đại
“ Tứ Đức” của người phụ nữ thể hiện như thế nào? Thời nay các đức tính trên
không còn tồn tại ở đa số phụ nữ nhất là Tam tòng, nhưng Tứ Đức vẫn còn tô điểm
cho cái đẹp vừa tinh thần vừa thể chất, nói cách khác đó là duyên dáng của người
Phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Đông Nam á có vai trò và địa vị quan trọng trong
gia đình và ngoài xã hội với ba việc lớn: Sinh con nuôi dạy con cái, lao động sản
xuất không kém nam giới, tham gia quản lý cộng đồng. Và nếu như gia đình Việt
Nam gắn với cộng đồng xã hội, thì người phụ nữ như là cầu nối của sự gắn bó đó.
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong “ Công Dung Ngôn Hạnh” là vẻ đẹp
toàn diện và sâu sắc.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Định nghĩa về cái đẹp
Bao đời nay, con người đi tìm cái đẹp, nhưng chưa có một định nghĩa nào
thật sự thoả mãn với nội hàm rộng lớn của nó – nguyên nhân chủ yếu là ở sự khác
nhau của cách tiếp cận. Hầu như tất cả các nhà mỹ học của nhân loại từ cổ đại Hy
Lạp đến hiện đại đều cho rằng: Cái đẹp là sự hài hoà, nhưng để luận giải, tìm một


đáp số thật chính xác là không thể.
Từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại Aritxtốt đã
manh nha: “ Cái đẹp nằm trong kích thước và trong trật tự, bởi vậy, không có vật
nào quá nhỏ cũng như quá lớn mà lại có thể coi là đẹp”. Trong khi đó, henden –
nhà lý luận mỹ học người Đức thế kỷ XVIII thì lại nói: “ cốt lõi của toàn bộ cái đẹp
là chân lý, bất cứ cái đẹp nào cũng cẫn dẫn tới cái chân lý và điều thiện”. Theo
quan điểm duy vật, các nhà mỹ học cho rằng cái đẹp có nguồn gốc từ đời sống.
Cách tiếp cận ấy dẫn đến định nghĩa về cái đẹp của nhà mỹ học Phục Hưng
người ý Anbécti: “ Cái đẹp là sự phù hợp, sự hoà nhịp như thế nào đó giữa các
phần trong cái tổng thể mà chúng tạo thành, sự hoà hợp và hoà nhịp này phải đáp
ứng những số liệu chặt chẽ, đáp ứng sự tổ chức và bài trí mà sự hài hoà - tức cái
nguyên lý tuyệt đối và khởi nguyên của tự nhiên đòi hỏi”.
Với tư cách là nhà văn, M.Goorki lại định nghĩa: “ Cái đẹp là sự phối hợp
các chất liệu khác nhau cũng như các âm, màu, từ ngữ sao cho tác phẩm tạo ra có
được một hình thức có thể tác động lên tình cảm và lý trí như một sức mạnh khơi
dậy ở con người sự ngạc nhiên, lòng kiêu hãnh và niềm sung sướng trước khả năng
sáng tạo của mình”.
Tóm lại Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học. Cơ bản vì nó là
nền tảng, là cơ sở, xuất phát điểm, là phạm trù quan trọng, bao trùm của mỹ học.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trung tâm vì nó ở giữa, đóng vai trò then chốt, các phạm trù khác phải xoay xung
quanh nó, tôn vinh nó, phục vụ nó. Cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng đa
dạng, phong phú và phức tạp. Cái đẹp có hai giá trị, một là giá trị thời sự( là chốc
lát, vừa xảy ra). Hai là giá trị vĩnh cửu, muôn thủa( là những tác phẩm kinh điển, là
bác học, là hàn lâm. Cái đẹp có hai hệ tiêu chí: Một là chân – thiện – mỹ, hai là tính
nhân dân, dân tộc, nhân loại.
II. Cái đẹp trong xã hội Vịêt Nam
1. Cái đẹp theo tinh thần Phật học
Đẹp – tiếng gọi muôn thuở của con người, đẹp là gì? làm thế nào để kiến tạo
một cuộc sống Đẹp? Có thể nói, không hướng đến cái Đẹp nhân loại không có sự

phát triển, không có nền văn minh. Nhưng trong lúc đi tìm cách giải đáp cho câu
hỏi ấy đã có những cuộc nhấn chìm sinh mạng cái Đẹp.
Diệt Đế: Dịch nghĩa từ nguyên chữ: Nirbbana; dịch âm: Niết – bàn. Vậy Niết
– bàn là gì? Hay hỏi cách khác cái đẹp theo Phật học là gì ? là sự thể hiện hài hoà
giữa nhận thức của chúng ta với quy luật, giữa hành vi sống với nguyên tắc sống,
giữa cảm thọ với những đối tượng cảm thọ. Nếu cái bi theo Phật học là sự tha hóa
bởi tham dục, vô minh thì cái đẹp là sự đổ vỡ toàn bộ khiết kiến của vô minh và
tham dục. Như thế, Đẹp trong phật học là sự giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về
ngã và ngã sở.
Nói tóm lại Đẹp là sự vắng mặt của tham, sân, si, sự đổ vỡ của thế giới hữu
ngã. Tất cả những gì gây nên đau khổ, khi chúng bị đoạn trừ là Niết – bàn, là Đẹp.
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc
càng gia tăng chừng đó. Niết – bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng
tiến theo lộ trình ấy cho đến lúc viên mãn. Niết – bàn, như vậy là giác ngộ, giải
thoát khỏi những cùm xích của ngã và ngã sở. Đó là cái Đẹp, Một cái Đẹp như
vậy thường được tán thán với những ngôn từ diễm lệ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“Một hoa sen bừng nở trong biểu trí, không chút bợn phiền não, như vầng
nhật nguyệt đánh bạt hết bang vọng tưởng, như vầng trăng dập tắc lửa tội lỗi nung
đốt người đời”. (Mã Minh, Phật sở hành tán, trích Thiền luận I, Trúc Thiên dịch)
Như thế cái đẹp rực sáng trong nhân cách, trong nhận thức bằng sự phủ định
tất cả những gì gây nên khổ đau. Tuy nhiên, nhưng nghĩa trên về cái Đẹp chỉ cho ta
khái niệm cái Đẹp trong tư cách tiêu cực.
Đẹp; Niết – bàn được định nghĩa qua sự vắng mặt những khái niệm: ly dục,
ly tham, vô chấp…như trên không có nghĩa là trạng thái hư vô của những người
chủ trương hư vô chủ nghĩa.Nhưng, nếu những gì do vọng tưởng, tham dục tạo nên
sự trói buộc trong đau khổ thì vắng mặt chúng là thoát khỏi sự trói buộc bức xúc và
sự quấy nhiễu của nó. Nói cách khác là tham-sân-si không còn đối tượng; “ ba đào
vô nộ tái không châu”.( Nguyễn Công Trứ). Để đạt trình độ này, rõ ràng phải có
một bản lĩnh tự nội vững chãi. Do vậy, tự chiến thắng mình là một chiến công được

ca ngợi, được xứng tụng:
“ Dầu tại bãi chiến trường
Thắng ngàn ngàn quân địch
Tự thắng mình, tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng”
( Thích Minh Châu dịch, Pháp cú kinh, câu 103).
Nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chiến thắng mình thì xã hội sẽ trở nên
hạnh phúc. Chiến thắng mình là chiến thắng của vô ngã. Chiến thắng kẻ khác là
chiến thắng của hữu ngã. Chiến thắng của vô ngã sẽ đem lại sự tự tại, giải thoát, an
lạc. Thực tại này thường được thể hiện qua các từ ngữ chân thường.
Con đường giải thoát là con đường đi đến Niết – bàn. Nói theo Mỹ học là
con đường đi đến cái Đẹp. Đây là phạm trù thứ tư trong Tứ Thánh Đế.
2. Giá trị của cái đẹp “Công Dung Ngôn Hạnh” trong xã hội Việt Nam
Theo quan niệm xưa “ Công Dung Ngôn Hạnh” được giải thích là bốn tính
nết tốt của người phụ nữ, là chuẩn mực đạo đức, cốt yếu và được coi như là bốn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khuôn vàng thước ngọc của người phụ nữ. Bốn đức tính này nó biến thiên theo lịch
sử của thời đại nhưng nó vẫn giữ lại những gốc rễ sâu xa.
2.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua chữ “Công”
Công được hiểu là sự khéo léo của người phụ nữ, giỏi việc nước đảm việc
nhà, đảm đang tháo vát, chăm chỉ, chăm sóc con cái, phụng dưỡng cha mẹ, vợ tốt,
dâu hiền, giỏi giang việc gia đình và hoàn thành tốt công việc xã hội. Nếu hài hoà
được những công việc đó thì sẽ trở thành người phụ nữ giỏi và có hạnh phúc chọn
vẹn. Xưa kia trong xã hội phong kiến, nhiều hủ tục khắt khe xem người phụ nữ là
công cụ để sai khiến, công sức không được nhìn nhận, tiếng nói không có giá trị,
không được tham gia vào công việc xã hội và không được học hành thi cử. Người
phụ nữ thời nay ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội họ không
chỉ “ đảm việc nhà” mà còn giỏi việc nước”
Phụ nữ vươn lên làm chủ xã hội, phụ nữ là chỗ dựa chỗ dựa cho chồng con,
sẻ chia mọi lo toan, buồn vui trong cuộc sống. Thiên chức của người phụ nữ là sinh

con, nuôi con, tề gia nội chợ, chăm sóc chồng con, trong một gia đình vợ là người
quan trọng nhất:
Trong bài thơ của Tiến Sỹ Thế Hùng viết rất hay về người vợ khi vắng nhà :
“Em đi vắng nhà hoang tàn giá lạnh
Con mải chơi quên bố – bữa cơm chiều
Mở tủ lạnh thấy toàn là đá
Bếp chỏng trơ toàn những nồi niêu
Em đi vắng
Anh cô đơn buồn tủi
Lẻ một mình phòng vắng ngắt như tờ
Con lớn theo chồng con sau theo bạn
Lủi thủi căn phòng trống trải bơ vơ

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Em đi vắng
Đêm ôm chăn trằn trọc
Ngày đã dài đêm thao thức dài hơn
Về đi em cho anh đỡ khổ
Cứ bơ vơ cứ lỡ dở thế này

Khi xa em
Anh tột cùng nỗi khổ
Thiếu một người rất vợ – là em.
( Vợ ơi - Thế Hùng).
Người phụ nữ sinh ra để làm vợ, làm mẹ, hình ảnh của họ luôn gắn với sự
bình yên của gia đình Một tổ ấm , một người vợ hiền đảm đang dịu dàng là niềm
khát khao của bất cứ người đàn ông nào bởi họ cũng chỉ là đứa trẻ mà thôi. Ngôi
nhà thiếu bàn tay phụ nữ thì lạnh lẽo hoang tàn. Công có nghiã là phải biết lo bữa
cơm ngon, hợp khẩu vị cho chồng con đó là bí quyết giữ chồng. Một người vợ phải
biết dịu dàng, ân cần chu đáo trong mỗi bữa ăn, trong cử chỉ, lời nói hàng ngày của

đời sống vợ chồng.
Người phụ nữ chính là cơn gió mát giữa trư hè nóng nực, là hơi ấm giữa đêm
đông giá lạnh, là hậu phương vững chắc cho người đàn ông theo chí lớn.
“ Có chiến tranh người con trai ra trận
Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con”
Trong cuộc sống chúng ta không phải ở mỗi thời nay mà còn thời xưa cũng
có những người phụ nữ chưa làm tròn bổn phận của một người phụ nữ, những
người vợ ấy không biết chăm sóc gia đình kể từ việc như nấu cơm, giặt giũ hay
việc dạy dỗ con cái nên người cũng như lơ là việc nước, không quan tâm đến thời
sự, khoa học tiến bộ. Những người phụ nữ ấy không xứng đáng là một người phụ
nữ đảm đang. Nếu những người phụ nữ ấy họ không biết trao dồi ngay từ bây giờ
thì dần sẽ bị lạc hậu so với thời đại dẫn đến chồng phụ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vì vậy với cương vị cũng là một người phụ nữ thời nay tôi muốn khuyên với
tất cả các bạn trẻ thời nay hãy phấn đấu hết mình về sự ngiệp cũng như mọi công
việc của một người vợ tương lai vì cuộc sống luôn thay đổi nên chúng ta phải thay
đổi theo mẫu mực chung của xã hội thời nay. Phải biết hài hoà giữa hai việc, việc
nước và việc nhà. Người phụ nữ là người nhóm ngọn lửa hồng trong mỗi gia đình
và trong mỗi trái tim đàn ông.
2.2. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua chữ “Dung”
Dung được hiểu la dung nhan, dung mạo vẻ đẹp, sự duyên dáng, Dung là sức
mạnh của phái đẹp, sắc đẹp là tài sản lớn nhất của người phụ nữ, thật đưng với câu
nói của Bion de Boristhem “Vinh quang của đàn bà là sắc đẹp, vinh quang của
người đàn ông là sức mạnh”. Thời thế thay đổi, song không ít những mực vẫn còn
nguyên giá trị. Vẻ đẹp mang tính cổ truyền của người phụ nữ thời xưa:
“ Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng”
Không còn phù hợp với nhịp sống hiện đại nữa, nhưng có ai phủ nhận “ cái
nết đánh chết cái đẹp” sắc đẹp là diễm phúc. Nhưng bản thân cái đẹp không phải là
đức tính. Mà nữ tính là nét chung, chỉ cần gọn gàng tinh tế trong cách ăn mặc trang

điểm, một vẻ mặt tươi tắn, phong thái cởi mở, khiêm nhường thì ngừời phụ nữ đã
đẹp lên rất nhiều trong mắt người khác giới. Về cách ăn mặc, trang phục truyền
thống của người phụ nữ kinh bắc nói riêng và vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nói chung
chủ yếu là áo yếm váy một kiểu. Trang phục gợi nhiều đến sự chú ý về nét duyên
dáng của người phụ nữ. Và phần chính của trang phục phụ nữ Việt là chiếc áo dài.
Và chiếc áo dài này đang có nhiều hình thức qua không gian và thời gian. Ngày
xưa, đàn bà nông thôn lẫn thành thị mặc áo tứ thân:
“ Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quả cái quần nái đen”
Website: Email : Tel : 0918.775.368
( Nguyễn Bính)
Dung phải là hài hoà giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong, giữa nội
dung và hình thức, phạm trù đẹp có nội hàm rộng lớn nhất, bao quát nhất. Đó là sự
hài hoà giữa nội dung và hình thức. Xinh biểu hiện ở bên ngoài, duyên là sự mặn
mà hấp dẫn thậm chí có sức mê hoặc. Cái đẹp phải là sự hấp dẫn giới tính: dịu
dàng, đằm thắm, nồng nàn, chu đáo, quyến dũ. Dung cũng đựơc hiểu là sự kết hợp
hài hoà giữa vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp hiện đại. Vẻ đẹp ngày xưa là liễu yếu
đào tơ, vẻ đẹp hôm nay là vẻ đẹp khoẻ mạnh vì có khoẻ mạnh mới gánh vác được
việc nước việc nhà, mới sinh cho xã hội những công dân khoẻ mạnh. Người vợ
hiền và một sức khoẻ là tài sản quý nhất của người đàn ông. Vẻ đẹp bên ngoài là
trời cho, cha mẹ cho. Thời đại văn minh có thể khắc phục, nâng cấp bằng mỹ viện,
mỹ phẩm, trang điểm, mốt thời trang, quần áo giầy dép nhưng phải có văn hoá và
thị hiếu thẩm mỹ tốt.Người xưa có câu “y phục xứng kỳ đức”. Nghĩa là quần áo
trang phục, biểu hiện đạo đức, tư cách gia phong. Ăn mặc hài hoà màu sắc, kiểu
dáng, hợp với nghề nghiệp, tuổi tác, dáng người, nước da, trang nhẵ,gợi cảm sang
trọng, phù hợp với bối cảnh và hoàn cảnh. Vẻ đẹp bên trong là đạo đức, tư cách, tri
thức, trí tuệ, sự hiểu biết có văn hoá. Cái đẹp này do tu dưỡng, do sự giáo dục của
gia đình,gia phong, của cơ quan đoàn thể xã hội, Nhưng nếu người phụ nữ chỉ là

người duyên dáng, ăn mặc đúng mốt thời trang nhưng không có tâm hồn cao
thượng, vị tha thì thật sự không có vẻ đẹp.
“ Không có người phụ nữ xấu
Chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”
Câu nói đó dường như đã quá quen thuộc với chúng ta và trở thành một vị
thuốc an ủi cho những người phụ nữ một nửa của thế giới. Có lẽ cũng vì vậy mà
chăm sóc sắc đẹp luôn là vấn đề rất đáng quan tâm của tất cả những ai thuộc về
phái yếu, dù họ may mắn có được một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành hay có
cái đến mê mẩn như Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao. Quả đúng như vậy, từ
ngàn xưa đến nay, người phụ nữ luôn phải lao tâm khổ tứ về sắc đẹp của mình và

×