Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN VÀ CÁCH THỨC VIỆT HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.76 KB, 5 trang )

MỤC LỤC
***

NGỮ CỐ ĐỊNH GỐC HÁN VÀ CÁCH THỨC
VIỆT HÓA
I.

Các loại chuyên xưng gốc Hán
Có thể hiểu nôm na, các loại chuyên xưng hô gốc Hán là loại cụm từ chuyên

dùng để gọi tên một quốc gia, một tổ chức đoàn thể xã hội, một trường học nhà máy, cơ
quan… Kết cấu, tổ chức của nó chặt chẽ và có tính cố định, không thể tùy tiện thay đổi
các thành tố.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, có thể chia thành hai loại:
+ Loại tổ chức các thành tố theo trật tự cú pháp tiếng Hán.
+ Loại tổ chức các thành tố theo trật tự cú pháp tiếng Việt.
1.

Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Hán
Ví dụ:

東 佯 共 產 黨 : Đông Dương Cộng sản Đảng
安 南 共 產 黨 : An Nam Cộng sản Đảng
青青青青青青青 : Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội


樾 南宣傳解放軍 :

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Loại chuyên xưng này chỉ xuất hiện vào thời kỳ đầu của cách mạng vô sản ở Việt


Nam trong một thời gian ngắn. Đây là dấu ấn sự ảnh hưởng nặng nề của Cộng Sản Trung
Quốc đối với Cộng sản Việt Nam ở thời kỳ trứng nước. Sau này xu hướng Việt Nam hóa
về ngữ pháp đã có phần thắng thế nên rất ít gặp trong Tiếng Việt. Tại miền Nam Việt
Nam trước 1975 rải rác vẫn còn những chuyên xưng như:

樾 南工工工工 : Việt Nam công thương ngân hàng
青青青青青: Y khoa đại học đường
Còn bây giờ, đâu đó trên các góc phố vẫn thấy những tấm biển như:

長山館 : Trường sơn quán
林園大酒樾: Lâm viên đại tửu lầu
天堂 茶館: Thiên đường trà quán
Những trường hợp này tuy lẻ tẻ, không phổ biến, nhưng nó đã phản ánh sự tiếp
diễn của hiện tượng giao thoa giữa ngữ pháp tiếng Hán và ngữ pháp tiếng Việt. Điều này
ta còn thấy trong một số trường hợp không phải gốc Hán, chằng hạn như Vina giày
(chuyên xưng của công ty giày Việt Nam).
2.

Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Việt


Ví dụ:

產 聯 團 產 動 樾 南: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
會聯協婦女樾南: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
部產動傷兵社會: Bộ lao động thương binh xã hội
Loại chuyên xưng này chiếm ưu thế trong tiếng Việt hiện đại. Tuy toàn bộ các
thành viên đều là tiếng hoặc từ Hán Việt, nhưng nhờ sắp xếp theo trật tự thuận của cú
pháp tiếng Việt nên ý nghĩa vẫn tương đối rõ ràng. Trật tự sắp xếp này như một nguyên
tắc có tính bắt buộc khi có một chuyên xưng mới xuất hiện trong tiếng Việt, chẳng hạn:

Công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí (danh từ trung tâm đứng trước, định ngữ đứng
sau).
Có nhiều chuyên xưng huy động số tiếng tham gia cấu tạo rất lớn. Có một điều khiến
nhiều người băn khoăn là những chuyên xưng dài không có qui định về cách nói hoặc
viết rút gọn. Như thế sẽ tạo trở ngại trong vận dụng, vi phạm qui luật tiết kiệm trong ngôn
ngữ. Hoặc có những dạng nói hoặc viết tắt nhưng lại không phù hợp. Trường đại học dân
lập ngoại ngữ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (14 tiếng) viết tắt là Huflit. Ở đây, dạng
đầy đủ chuyên xưng bằng tiếng Việt nhưng dạng rút gọn lại bằng tiếng Anh (Ho Chi
Minh City University of Foreign Languages Information Technology). Hoặc Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam có dạng viết và nói tắt là BIDV.
Nói chung, chuyên xưng trong tiếng Việt nói chung và chuyên xưng gốc Hán nói
riêng còn nhiều vấn đề thảo luận. Chẳng hạn, không biết nguyên do nào mà người ta tạo
ra những chuyên xưng dài, có phần rối rắm, khó nhớ, bất tiện.

II.
1.

Thành ngữ gốc Hán
Thành ngữ


Hiện nay có rất nhiều khái niệm về thành ngữ được đưa ra từ nhiều nguồn: Từ
điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Hiện đại Hán ngữ từ điển, Từ điển tiếng Việt, Từ
và vốn từ tiếng Việt hiện đại… Tuy nhiên, đối với đề tài này, nhóm dựa theo định nghĩa
về thành ngữ của Hiện đại Hán ngữ từ điển:

2.

Tiêu chí nhận diện thành ngữ


Thực chất, những đặc điểm cơ bản của thành ngữ đã được liệt kê rõ ràng trong
định nghĩa thành ngữ. Tuy nhiên, việc nhận diện thành ngữ không phải là điều dễ dàng
với bất cứ ai, bởi vậy, chúng ta cần có những tiêu chí cụ thể để phân biệt được thành ngữ
với các thành ngữ/ngữ cố định khác:


Thành ngữ là tổ hợp gồm hai từ trở lên luôn luôn tồn tại trong đầu óc người sử
dụng dưới dạng có sẵn, khi cần đến là có ngay. Thành ngữ đã được hình thành
trong tâm khảm con người từ những sinh hoạt hằng ngày với mức độ khá phổ biến
nên nhìn chung, bất kì ai cũng có trong mình một số lượng thành ngữ nhất định.
Thành ngữ vô tình trở thành thói quen của con người khi muốn diễn tả, nhận xét
về một sự việc, sự vật nào đó, có lẽ vì nó là một cấu trúc có sẵn, trọn nghĩa nên
người dùng không cần cất công suy nghĩ, sắp xếp, chọn lọc từng từ như câu thông
thường.




Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng, ẩn dụ, quy ước, có tính võ đoán, không phải
chỉ phép công của nghĩa các thành viên cấu tạo nên nó. Đó là đặc điểm khác nhau
cơ bản giữa thành ngữ với tổ hợp tự do.

Chẳng hạn, với câu thành ngữ: thầy bói xem voi, thông thường khi sử dụng câu thành ngữ
này, người nói hay người nghe đầu ngầm hướng đến nghĩa bóng “Nhận thức, xem xét,
đánh giá sự vật, hiện tượng, tình huống … một cách phiến diện, thiếu khách quan” hơn là
nghĩa đen của câu.


Thành ngữ có cấu trúc cố định, nói chung không thể đảo lộn vị trí các thành tố,
không thể tùy tiện thay đổi các thành tố, cũng không thể chêm xen các yếu tố khác

vào giữa các thành tố. Tuy nhiên, cũng có thể có biến thể.
Ví dụ: thành ngữ Sống để dạ chết mang theo có các biến thể: Sống để bụng chết
chôn đi , Sống để bụng chết mang theo, Sống để dạ chết đem theo… Thành ngữ:
Ăn cháo đái bát có biến thể thông dụng: Ăn cháo đá bát.



Thành ngữ luôn có tính thống nhất về từ vựng – ngữ pháp. Một thành ngữ không
kể có quy mô cấu trúc tương đương với từ hay câu, trên tổng thể nhất định phải
thuộc một từ loại, khi hoạt động có cấu trúc chức năng nhất định.

Tiêu chí nhận diện thành ngữ trong từng ngôn ngữ cụ thể bao giờ cũng có những
nét riêng, tiếng Hán xem trọng tiêu chí nhất và thứ ba, còn tiếng Việt lại xem trọng tiêu
chí thứ hai hơn.



×