Đề bài: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết
việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
NỘI DUNG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu thế toàn cầu là sự vận động và phát triển không ngừng của các
môi quan hệ xã hội. Trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình mà việc “tự do kết
hôn” đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người. Luật hôn nhân và gia đình
đầu tiên của nước ta (năm 1959) đã ghi nhận quyền tự do kết hôn là một nguyên tắc
cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc này tiếp tục được ghi nhận trong
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và năm 2000. Quy định này của pháp luật thể
hiện được cái nhìn khoa học của Đảng và nhà nước về quan hệ hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên từ nhiều năm nay đã xảy ra một hiện tượng, đó là việc lợi dụng nguyên tắc
này để hướng đến quan hệ lợi ích. Lấy chồng nước ngoài đã trở thành xu hướng của
một bộ phận không nhỏ phụ nữ Việt Nam. Phần lớn trong bộ phận này là những cô
gái ở vùng nông thôn, có trình độ văn hoá thấp, có hoàn cảnh khó khăn. Họ hướng
tới những chàng rể nước ngoài không phảỉ vì tình yêu mà vì những mục đích khác
nhau, điển hình như mục đích về kinh tế. Khi quan hệ hôn nhân không được xây
dựng trên nền tảng của “tình yêu” thì nó sẽ rất dễ bị đổ vỡ. Từ đó dẫn đến một thực
trạng về ly hôn người Việt Nam và người ngoài ngày càng gia tăng. Đây thực sự trở
thành một vấn đề xã hội phức tạp. Điều chúng ta cần phải làm là tích cực nghiên để
tìm ra nguyên nhân vì đâu dẫn đến thực trạng trên? và khi nó đã xảy ra thì phải giải
quyết như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đó sẽ có những giải
pháp để ngăn chặn “vấn đề xã hội” này cũng như hoàn thiện các quy định của pháp
luật về giải quyết ly hôn nói riêng và chế độ hôn nhân gia đình nói chung. Nhận thấy
được tầm quan trọng của vần đề em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu một số nét về thực
trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài”.
B. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT VIỆC
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
1
I. Một số vấn đề lý luận chung.
Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về ly hôn có yếu tố
nước ngoài:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài
với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào
thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp
luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật
của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước
ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Điều 9 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ sử dụng trong
nghị đình cũng như trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
“1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước
ngoài và người không quốc tịch.
2. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không
quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
3. Công dân nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài; quốc tịch nước ngoài là
quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có
quốc tịch nước ngoài.”
2
Như vậy căn cứ vào các quy định nêu trên ly hôn có yếu tố nước là việc ly hôn
giữ công dân Việt Nam với người nước ngoài với nhau (bao gồm công dân nước
ngoài và người không quốc tịch) và giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở
Việt Nam (bao gồm giữa những người nước ngoài với nhau, người không quốc tịch
với nhau và người nước ngoài với người không quốc tịch).
II. Thực trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong nhiều năm qua nước ta rộ lên một xu thế kết hôn, lấy chồng nước ngoài
(chủ yếu là nguời Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) của nhiều chị em phụ nữ. Kết
hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài có số lượng lớn và có xu hướng
ngày càng tăng. Theo thống kê từ năm 1993 đến năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh
đã đăng ký 46. 914 trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trên 55 quốc gia khác nhau.
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người nước ngoài chiếm 40, 82%
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là 58,79%
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch đang sinh sống, thường
trú tại thành phố và công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam là 46 trường
hợp (0.39%)
Đặc biệt, từ năm 1993 đến 2004 chỉ có 03 trường hợp đăng ký kết hôn giữa
người nước ngoài với nhau đang sinh sống, làm việc tại thành phố.
Đối tượng đa số là người Việt Nam ở trong nước lấy chồng nước ngoài hoặc là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài chiếm 92%, trong đó có 13 318 trường hợp kết hôn
với người Việt Nam ở trong nước lấy chồng Đài Loan giảm dần. Từ năm 2005 tới
nay, số cô gái đăng ký kết hôn với người Đài Loan đã giảm chỉ bằng 1/4 so với
những năm 2003, 2004. Nguyên nhân chính là do Đài Loan đã có những quy định
mới về đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên ngược lại phụ nữ Việt
3
Nam lấy chồng là người Hàn Quốc có xư hướng tăng lên rõ rệt. Số lượng phụ nữ kết
hôn với người nước ngoài chủ yếu tập trung tại 12 tỉnh thành phố phía Nam: Thành
phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Lai, An Giang, Tiền Giang, Long An,
Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Đến nay tình hình phụ nữ Việt Nam kết
hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc…có xu hướng giảm ở thành phố Hồ Chính Minh
nhưng vẫn tiếp tục tăng tại một số tỉnh Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu.
Cùng thời thực trạng kết hôn với người nước ngoài nêu trên là số lượng các trường
hợp ly hôn cũng theo đó tăng mạnh. Theo thống kê của Toà án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến năm 2001, đã thụ lý 3487 vụ án ly hôn có yếu tố nước
ngoài, năm sau đều cao hơn năm trước. Ở địa bàn khác như cần Cần Thơ, trung bình
một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó
trường hợp lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc chiếm đa số.
Có một thực tế là đa số trường hợp xin ly hôn là do công dân Việt Nam mà phần
lớn là phụ nữ Việt Nam. Khi xét xử thường vắng mặt những chàng rể nước ngoài.
Nội dung giải quyết hầu hết giải quyết quan hệ hôn nhân, không yêu cầu giải quyết
về vấn đề con cái hoặc tài sản, có lẽ do các bên nhận thấy nếu giải quyết thì cũng khó
thi hành nên không yêu cầu.
Những số liệu trên đây cho chúng ta thấy được phần nào thực trạng của tình
hình ly hôn có yếu tố nước ngoài. Thực trạng ly hôn có yếu tố ngoài chưa được
chúng ta quan tâm đúng mức. Chứng minh cho nhận định trên là nước ta chưa có
thống kê về số vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài trên cả nước. Những thống kê còn
mang tính nhỏ lẻ ở từng địa phương địa phương, do đó vẫn chưa thể nhận định hết
được thực chất của tình hình này. Có thể con số những vụ ly hôn có yếu tố nước
ngoài trên cả nước còn xa so với mức tưởng tượng của chúng ta.
III. Nguyên nhân của thực trạng trên.
Thông qua thông kê nêu trên, thực trạng của kết hôn có yếu tố nước ngoài chủ
yếu là trường hợp người Việt Nam trong nước lấy chồng nước ngoài hoặc với người
4
Việt Nam ly hôn ở nước ngoài. Tuy nhiên tình trạng ly hôn có yêu tố nước ngoài lại
chủ yếu thuộc các trường hợp người Việt Nam trong nước lấy chồng nước ngoài.
Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Xuất phát điểm dẫn đến quyết định kết hôn của nhiều cô gái Việt Nam là vì mục
đích kinh tế. Đối tượng này phần lớn là những cô gái ở vùng nông thôn có học vấn
thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định
vì lợi ích kinh tế, vì những ảo tưởng “hão huyền” khi lấy chồng nước ngoài có thể
thoát khỏi cuộc sống khổ cực hiện tại. Do đó mà những cô gái này đã hướng tới
những chàng rể nước ngoài. Tuy một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc
có nền kinh tế phát triển hơn chúng ta nhưng ở những nước đó cũng còn nhiều người
có cuộc sống khó khăn. Tâm lý của cô dâu Việt là muốn “đổi đời”, khi đã kết hôn và
sang bên nhà chồng thì họ mới biết rằng sự thực không như họ mơ ước. Đây là
nguyên nhân dân đến quyết định ly hôn của cô dâu Việt chỉ sau một thời gian ngăn
bên nhà chồng ở nước ngoài.
Quyết định kết hôn được đưa ra một cách nhanh chóng, hai bên không có thời
gian để tìm hiểu lẫn nhau. Tuy rằng có nhiều cô gái Việt Nam khi lấy chồng nước
ngoài đã có được cuộc sống yên ấm, hạnh phúc bên nhà chồng. Nhưng chúng ta cần
nhìn vào mặt trái của vấn đề. Đó là xuất phát điểm của hôn nhân giữa họ không phải
là tình yêu. Như vậy việc kết hôn giữa họ được xây dựng đã đạt được mục đích đích
thực của kết hôn. Khi đó hôn nhân sẽ rất dễ dẫn đến đổ vỡ như một hệ quả tất yếu.
Người phụ nữ sau khi kết hôn thường theo chồng về nước chung sống cùng gia
đình chồng. Trong số đó, cũng có không ít những cặp vợ chồng hạnh phúc, cô dâu
Việt có thể tiếp cận và hoà nhập với nền văn hoá mới, môi trường sống và nếp sống
của gia đình chồng. Nhưng phần đa các chị em phụ nữ là những người con gái lam lũ
chốn quê nghèo mong muốn kết hôn, lấy chồng nước ngoài để có một cuộc sống tươi
sáng hơn trong khi họ không được trang bị các kiến thức cần thiết để có thể hoà nhập
với môi trường sống mới. Sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác biệt về truyền thống, văn
5
hoá ứng xử, sự lệch nhau về nếp sống… những điều đó đã khiến rất nhiều cô gái Việt
Nam phải hứng chịu những bất hạnh trong đời sống hôn nhân với người chồng ngoại
quốc. Nhiều chị người phải chịu cảnh đòn roi, đánh đập, ngược đãi của chồng và gia
đình chồng, nhiều trường hợp phải bỏ trốn về Việt Nam sinh sống mà không có sự
thoả thuận ly hôn với chồng hoặc không có phán quyết cho ly hôn từ phía nước
ngoài.
IV. Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy
định.
“Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương huỷ việc kết hôn trái pháp
luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha
mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem
xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình
của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công
dân Việt Nam huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con
nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân
của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Căn cứ vào quy định trên có quan có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn có yếu
tố nước ngoài là:
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết việc ly hôn có
yếu tố nước ngoài.
6