Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.94 KB, 14 trang )

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC (THEO NGHỆ
THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT)
1. Thần thoại:
- Thời kỳ Tam hoàng, Ngũ đế.
- Văn học truyền miệng trong thời kỳ XH thị tộc.
- Nội dung ghi chép đơn giản:
+ Thần thoại Trung quốc tìm cách giải thích các hiện tượng tự nhiên, như mặt trời, mặt
trăng mây gió đến cây cỏ, chim muông. Ðặc biệt những truyện nói về nguồn gốc trái đất và
muôn loài đã được hư cấu thật tài tình. Gạt bỏ những chi tiết hoang đường, chúng ta hiểu
được gần đúng tình cảnh người thời nguyên thuỷ, ăn hang ở lỗ, dần dần tìm ra lửa, biết
đánh cá, săn muông thú, trồng trọt và chăn nuôi. Thần thoại tin rằng các vị thần có công lao
hướng dẫn con người làm được những thành công vĩ đại ấy.
+ Thần thoại Trung quốc phản ánh những niềm khát vọng của người lao động thời đó. Họ
muốn giảm nhẹ công việc nặng nhọc, tăng năng suất, sống thoải mái trong tình thương yêu
đồng loại.
- Dẫn chứng:
+ Bàn Cổ khai thiên:
“Chống màn trời Bàn Cổ làm vũ trụ
hoá thân thành sông núi cỏ cây”
Từ một quả trứng vũ trụ trong cái khối không gian hỗn độn, đen ngòm, nở ra thần Bàn
Cổ. Ngồi dậy, vớ chiếc rìu, Bàn Cổ chém vào khoảng mù mờ trước mặt, gây chấn động
lớn. Những chất trong suốt, nhẹ bốc lên thành bầu trời. Những chất đục, cặn, nặng lắng
dần xuống thành mặt đất. Thế là vũ trụ đã chia ra Trời và Ðất.
Bàn Cổ lấy thân mình chống giữ, đầu đội trời, chân đạp đất. Khi đất và trời đã vững
chắc, ổn định, Bàn Cổ ngã ra chết, thân thể và khí lực hoá thành tất cả những sự vật, hiện
tượng của thế giới như sét, gió, mây, mưa, mặt trời, mặt trăng, núi non, sông hồ, các vì
sao, cây cỏ hoa lá tới các loại kim thuộc đá quý…
Bàn Cổ là vị thần khai thiên lập địa, còn có tên khác: Bàn Hồ , Bàn Vương.
+ Nữ Oa vá trời:
+ Hậu Nghệ bắn mặt trời:
- Ảnh hưởng:


+ Thần thoại có ảnh hưởng rất lớn đến văn học đời sau.
+ Khuất Nguyên nhà thơ thời Chiến quốc đã dùng hình ảnh thần thoại cho thơ.
+ Các nhà thơ thời Đường như Lý Bạch hay dùng thần thoại để trang bị cho thơ của mình
một không khí lãng mạn, phóng khoáng. Lý Thương Ẩn, Ðỗ Mục cũng thường nhắc đến
Hằng Nga, Chức Nữ tượng trưng cho người đẹp xa vời.


+ Còn trong tiểu thuyết cổ điển như Tây Du ký, Phong thần diễn nghĩa, Liêu Trai chí dị,
… tác giả cũng sử dụng bút pháp thần thoại .
+ Rất nhiều tiểu thuyết Trung Hoa lấy tích từ thần thoại Trung Quốc (Hồng Lâu Mộng,
Tây Du Ký,…).
2. Sử truyện
Tản văn lịch sử: Kinh Thư, Tả truyện, Chiến quốc sách:
- Kinh Thư: Ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu,
Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ: “Sử” thời Chu.
- Tả truyện (Tả Khâu Minh (?)):
Đặc điểm:
+ Hành văn cô đọng, mạch lạc rõ ràng, phong cách nhất quán.
+ Nghệ thuật tả chiến tranh, tả nhân vật rất độc đáo.
+ Miêu tả nhân vật thông qua lời nói (trực tiếp hoặc gián tiếp  trực diện hoặc trắc diện),
hành động (xuyên suốt cho đến tiên Đường).
+ Nhiều mẩu chuyện nhỏ chỉ để miêu tả một nhân vật hay các mặt trong tính cách nhân
vật.
+ Có mở đầu – cao trào – kết thúc (tính chất “hiếu sự”).
(Không miêu tả tâm lý nhân vật)
Dẫn chứng:
+ Cảnh công dục sát ngữ nhân.
+ Vợ khuyên chồng.
- Chiến quốc sách: Do nhiều sử gia Chiến Quốc soạn, về sau Lưu Hướng đời Hán biên

soạn lại, nội dung là mưu kế, sách lược của thuyết khách dâng vua chúa đương thời (chép
việc từ đầu Chiến quốc đến khi 6 nước bị diệt vong, nhà Tần lên ngôi, truyện Mạnh Thường
Quân nước Tề, Kinh Kha nước Triệu).
+ Viết theo từng nước (490 – 221 tr. CN), sách có khoảng 120.000 chữ.
+ Nhiều câu chuyện nhỏ, độc lập, lấy các sách sĩ làm lời dạy. Lấy hành động và lời nói
làm trung tâm, qua đó phản ánh tình hình chính trị - ngoại giao của các nước thời CQ.
+ Sử dụng phương pháp ngụ ngôn để kể chuyện (mượn chuyện của muôn vật  người).
So với Tả truyện, vấn đề phức tạp hơn, dung lượng dài hơn  Sự phát triển của ngôn ngữ.
+ Chứng tỏ khả năng sử dụng ngôn ngữ để tạo nên hình tượng.
Nghệ thuật:
+ Rất có tính văn học, ngôn ngữ có sức mạnh, hùng hồn đẹp đẽ, cách kể chuyện cuốn
hút, khúc chiết, nhiều tình tiết.
+ Miêu tả tính cách nhân vật cụ thể, chi tiết sống động hơn


+ Những lời đối thoại thường được sử dụng dưới hình thức ngụ ngôn.
Dẫn chứng:
+ Đòi nợ (truyện nổi tiếng nhất).
+ Duật bạng tương tranh.
Nước Triệu chuẩn bị đánh nước Yên, Tô Đại vì nước Yên mà đến nói với Triệu Huệ Văn
Vương: “Lần này thần tới, đi qua sông Dịch, có con trai vừa mới ra phơi nắng, thì con cò
liền mổ quắp lấy, con trai cũng ngậm chặt miệng lại. Con cò nói: “Hôm nay không mưa,
ngày mai không mưa, ắt có con trai chết”. Con trai cũng nói với cò rằng: “Hôm nay ta
không nhả, mai ta không nhả, ắt có con cò chết.” Hai con không chịu nhả nhau ra, người
đánh cá liền bắt cả hai con. Nay Triệu định đánh Yên, Yên Triệu cầm cự lâu ngày, dân
chúng mệt mỏi, thần sợ nước Tần hùng mạnh chính là người đánh cá vậy. Thế nên mong
đại vương suy nghĩ cho kĩ”. Huệ Vương nói: “Được”. Bèn thôi việc đánh Yên.
+ Trâu Kỵ gián Tề Vương nhĩ báng.
3. Sử ký (Tư Mã Thiên)
3.1. Những điểm đáng lưu ý trong cuộc đời Tư Mã Thiên.

+ Sinh ra trong gia đình có truyền thống viết sử (đặc biệt là sử thời mình sống)  Hình
thành lòng dũng cảm bảo vệ sự thật.
+ Hai lần đi du lịch khắp du lịch Trung Quốc  Thái độ khoa học đúng đắn. Có thể nói
dấu chân Tư Mã Thiên còn lưu lại trên khắp đất nước Trung Quốc, thời bấy giờ giao thông
khó khăn, trộm cướp như ong, việc đi du lịch của ông là một hành động dũng cảm của
người làm công tác khoa học (“đi thực tế”).
+ Sau hoạ Lý Lăng, vì can gián cho một viên tướng dũng cảm, ông bị tống giam vào
ngục, bị cung hình. Ông nhiều phen tự tử, nhưng nhớ lại tác phẩm chưa hoàn thành, quyết
tâm hoàn thành Sử ký (giống Khuất Nguyên).
3.2*. Giá trị sử học:
+ Bộ sử đồ sộ đầu tiên của loài người viết về một dân tộc, một nước trong thời gian gần
3000 năm (từ Hoàng đế đến Hán Vũ đế). Bao gồm mọi mặt của đời sống XH: chính trị,
kinh tế, văn hoá, luật pháp,…
+ Bộ bách khoa toàn thư của TQ thời cổ.
+ “Sử hoá” cả thần thoại (viết sử cả về thời Tam hoàng – Ngũ đế).
- Gồm các phần: bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện.
- 4 ưu điểm của Sử ký: trang 73, 74 SGK.
3.3. Giá trị văn học của Sử ký: không chỉ là sử học mà còn là truyện ký.
“điển hình hoá”: hành động, lời nói, ngoại hình, tư thế lịch sử
“thực lục”: ghi chép lại sự kiện lịch sử, thể hiện thái độ sử học nghiêm túc, không che
giấu bề ngoài, không che giấu  được xem là một phương pháp sáng tạo dù không hoàn
toàn khách quan.


“hỗ kiến”: nhìn nhân vật qua nhiều tả truyện khác nhau, nhìn tron mối tương quan,
nhiều chiều.
+ Chú trọng tính chính xác của sự việc, của hành động nhân vật.
+ Then chốt trong phương pháp tự sự của ông là cách trình bày sự việc dồn dập 1 cách vô
cùng khách quan, lạnh lùng.
+ Xét nhân vật trong thế đối lập với các nhân vật khác.

Sự kế thừa trong Sử ký:
+ Tính cách nhân vật gắn liền với hành động (trước đó chưa có sự kết hợp chặt chẽ như
trong Sử ký).
+ Xây dựng cá tính nhân vật rõ rệt (kế thừa từ Chiến quốc sách), nhìn nhân vật toàn diện
hơn (từ nhiều nguồn).
+ Bước đầu nhìn ra được tính chất phức tạp trong tâm lý con người (Bữa tiệc Hồng Môn,
Lưu Bang, Lý Quảng, Hàn An Quốc,…
+ Nghệ thuật xây dựng xây dựng cốt truyện có cao trào, thắt nút, mở nút (tính kịch).
+ Lấy nhân vật làm bản vị  Chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật (Trong Tả truyện
hay Chiến quốc sách, do lấy sự kiện lịch sử làm bản vị nên việc miêu tả nhân vật chỉ thấy
vụn vặt trong quá trình kể chuyện, thiếu tính hoàn chỉnh).
+ Ngôn ngữ gần bạch thoại, vận dụng lối nói quần chúng , tục ngữ phương ngôn  quan
điểm bình dân (kế thừa Chiến quốc sách).
+ Một số chi tiết hoang đường (kế thừa từ thần thoại): Hán Cao Tổ bản kỷ (Lưu Bang
bản kỷ) (con rồng, con rắn,…).
4. Tiểu thuyết bút ký:
Tiểu thuyết chí quái, chí nhân: ngụ ý những điều sâu xa, có tác dụng giáo hoá, ghi chép
những chuyện vụn vặt.
Sưu thần ký (Can Bảo) – Lâu Linh, Âu Minh
Thế thuyết tân ngữ (Lưu Nghĩa Khánh) – Phan An
 Khái niệm tiểu thuyết chỉ là những câu chuyện nhỏ, vụn vặt, bàn trong lúc trà dư tửu
hậu.
Trong quan niệm văn học truyền thống Trung Quốc rất xem nhẹ tiểu thuyết. Tiểu thuyết
chỉ là những câu chuyện được nói trong lúc trà dư tửu hậu mà thôi. Tiểu thuyết Trung Quốc
vào thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều còn ở giai đoạn manh nha, số lớn thời đó là tiểu
thuyết chí quái ghi lại chuyện thần linh ma quái, chỉ có một số ít tiểu thuyết ghi chép về
người như Thế thuyết tân ngữ (nói về việc nói năng và nhàn tản của nhân sĩ). Những tiểu
thuyết này nói chung ngắn gọn, văn chương giản lược, thiếu mô tả cụ thể.
Kế thừa:
+ Từ thần thoại (những chuyện ly kỳ, quái lạ, mang màu sắc hư cấu, tưởng tượng).

+ Kết cấu “hiếu sự”, “hiếu kỳ”.


5. Đường đại truyền kỳ
Cho đến khi ra đời truyện truyền kỳ nhà Đường thì có rất nhiều thay đổi. Lúc này, tiểu
thuyết đã hoàn chỉnh về các mặt như: chủ đề, kết cấu, nội dung, nhân vật,... sự phát triển
của tiểu thuyết Trung Quốc đã thành thục. “Đến đời Đường, văn nhân Trung Hoa mới có ý
thức làm tiểu thuyết” (Lỗ Tấn).
Không chỉ có tính chất kỳ mà còn có tính chất thông tục, ai cũng có thể hiểu, thích thú 
Đã có thể loại văn học cho người bình dân.
Kế thừa:
- Toàn bộ tinh hoa xây dựng nhân vật và cốt truyện từ Sử ký và sử truyện.
- Đã chú ý đến xây dựng tâm lý nhân vật, tính chất phức tạp của tâm lý nhân vật.
- Yếu tố kì ảo được sử dụng triệt để (hầu như truyện nào cũng có), nhuần nhuyễn, tạo sự
hấp dẫn, kì thú trong nội dung cốt truyện.
- Cách kể chuyện, lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ sử dụng mượt mà hoa lệ, độ dài
của câu chuyện so với trước có nhiều tiến bộ, có sự kết hợp hài hào giữa truyện và thơ (Sự
phát triển của ngôn ngữ).
SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI (THƠ):
Kinh Thi là một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo, là tập thơ đầu tiên của
Trung Quốc. Kinh Thi xuất phát từ dân ca, mang tính nhạc cao. Nhắc đến Kinh Thi là
nhắc đến: phong, nhã, tụng, phú –tỉ -hứng:
Phong: gió: lời thơ lay động long người như gió. Ngoài ra còn có nghĩa là
phong tục, nội dung các bài thơ nói về phong tục. Quốc phong là thơ dân gian của
các nước chư hầu, có khoảng 160 bài.
Nhã: đại nhã & tiểu nhã. Tiểu nhã: những bài ca dung trong yến tiệc của triều
đình. Dai nha la nhac ma cac vua chu haut e o trieu dinh
Tụng: những bài ca dung để hát ở miếu đường trong lúc tế tụng nhằm ca ngợi
công lao to lớn của tổ tiên và quyền uy của quỷ thần. có khoảng 40 bài.
Phú – tỉ - hứng: phú: chỉ thẳng vào đối tượng; tỉ: so sánh, ví von trực tiếp;

hứng: mượn sự vất bất kì bên ngoài để gợi ra điều gì đó.
Kinh Thi đa phần là thơ 4 tiếng ( Hữu nữ đồng xa), đa phần sau khi dịch thì bị biến
thể trở thành thơ lục bát có tính nhạc. Lời thơ trong Kinh Thi được láy đi láy lại
nhưng không thừa, để lại dư âm vô cùng, không dung những tiếng trừu tượng, chỉ
dung nhưng tiếng cụ thể, những miêu tả có khi lại mang tính tượng trưng. Lối thơ
trong Kinh Thi không theo quy tắc nào, số tiếng & vần tự do, thường sử dụng phép
đối và phép điệp ngữ,
-

Do tiến trình phát triển của thời gian, Khuất Nguyên đã tiếp nhận ảnh hưởng của Kinh
Thi, phá vỡ những câu thơ 4 chữ của Phong, Nhã, sáng tạo riêng cho mình thể Tao. Thể
Tao với những câu thơ 7 chữ, xen kẻ các câu 5, 6 chữ. Vần bằng trắc ở cuối câu, xen kẻ
chữ “hề” để dưa đẩy nhịp điệu, tạo phong vị ca dao, dân ca phương nam. Tỷ, hứng ở đây


không chỉ còn là những ví dụ đơn giản, cô lập mà biến thành những ẩn dụ, liên kết trong
hình tượng thơ, biểu đạt ý bóng bẩy và có giá trị nghệ thuật cao. Ly tao la bai tho tru tinh
dai nhat thoi co dai, ly tao van chuong trang le, tu tuong rong lon, tinh cam nong nan, ket
cau hoan mi, gom nhieu doan (11 doan) moi doan mang mot noi dung vat u tuong dac
sac. Ly tao da thoat khoi the tho 4 chu, dua nghe thuat tho ca Trung Quoc sang mot thoi
ki moi .
Còn phú cổ thể trước thời Đường là loại phú có vần, không nhất thiết phải đối, cuối bài
thường kết lại bằng thơ. “phú với tư cách 1 thể loại văn học được bắt đầu với Phú Thiên
của Tuân Khanh. Trong sự phân biệt rạch ròi với Sở từ, Tuân Khanh được coi là người
đầu tiên viết phú, lấy “phú” mệnh thiên và là ông tổ của văn học Trung Quốc. Phú là một
thể tài dùng để phóng tụng (ngâm, đọc diễn cảm và mang đặc trưng phô trần.. Về thể chế,
phú là tổng hợp của vận, biền và tản văn. Thế nên phú vận được dùng nhiều ít không nhất
định, cú pháp cũng không câu thức giữa biền và tản văn. Từ thời Lục triều đến thời
Đường cú pháp thiên về phức bút, hình thành nên 2 loại thể biền và luật phú; ngược lại,
từ Tống về sau, cú pháp thiên về đơn bút, hình thành nên thể văn phú.


Thơ Đường nổi bật với những thể loại như cổ phong, Đường luật hay tuyệt cú.


Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước. Trong thơ cổ phong, người ta chia
ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời( ngũ ngôn) và bảy lời( thất ngôn).

Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải theo luật
bằng, trắc. Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài ngắn khác nhau, có loại bài
ngắn(đoản thiên), và bài dài ( trường thiên).
Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể bốn câu, sáu câu,
tám câu hoặc trên mười câu… Trường thiên là những bài thơ dài, nghiêng về trần thuật,
hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cần phải có từng phần,
mạch lạc, có cấu trúc hợp lý…Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ
chỉ dùng một vần(độc vận) trong cả bài. Cũng có thể thay nhiều vần( hoán vận) trong lúc
viết ( Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng từng
loại hay cả hai.


Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa trên những
thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau, tạo thành cấu
trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc quy định như sau:

Phá: Câu mở đầu ( cũng gọi là Phá đề)
Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp
Thực: Gồm hai câu 3,4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ.


Luận: Gồm hai câu 5,6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm tăng ý chính
của bài.

Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có một tứ lạ gây
thêm cảm xúc cho người đọc.


Nhạc phủ là một loại thơ làm theo nhiều thể khác nhau và có công dụng trong ca
nhạc. Ðời Ðường, nhạc phủ gồm có những bài thơ cổ phong, luật thi và nhất là tuyệt


Hình thành các trường phái:
1.

Phái Điền Viên:

Đề tài chủ yếu là cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, quay về với thiên nhiên. Bắt nguồn từ
thơ Đào Uyên Minh đời Tấn.
Trong thời này, phái điền viên có những tác giả hữu danh như ẩn sĩ phong lưu Mạnh
Hạo Nhiên, vị thi phật Vương Duy và Trừ Quang Hy, chuyên tả bằng lời thơ điềm tĩnh,
nhàn nhã những cảnh điền viên, nơi họ tìm đến để tu dưỡng cái chí của mình. Thơ Mạnh
Hạo Nhiên còn lại trên 260 bài, phần lớn là thơ năm chữ, trong đó thơ luật và bài thơ luật
rất nhiều. Những bài thơ điền viên của ông đượm phong vị tươi mát, ấm cúng của chốn thôn
dã, đồng thời có những bài rất súc tích ngắn gọn. Mạnh Hạo Nhiên ít dùng thể nhạc phủ và
thể cổ phong, thơ luật và bài luật của ông tương đối nhiều, loại thơ này đối chọi chặt chẽ,
ông đã có công trong việc phát triển thơ niêm luật. Lý Bạch cũng nhận xét thích đáng về
Mạnh Hạo Nhiên: “Ngô ái phu tử, phong lưu thiên hạ văn” (ta yêu Mạnh phu tử, phong lưu
tiếng lẫy lừng).
Thơ điền viên của Vương Duy, ta thấy cảnh vật nông thôn hiện lên rất bình dị. Tư
tưởng ông nhuốm màu Thiền, tình và cảnh trong thơ ông có sự u hoài lặng lẽ. Vừa nghe
tiếng nước suối tuôn róc rách hòa lẫn với tiếng nhạc tiếng thiền dịu dàng thanh tịnh. Bức
tranh thiên nhiên trong thơ ông hết sức tinh tế, có cái lặng lẽ thâm trầm với con người đang
đăm chiêu tư lự như bài “Điểu minh giản”. Cảnh sắc thiên nhiên thật muôn màu, muôn vẻ,

có sự kết hợp giữa màu sắc thanh âm tạo nên vẻ đẹp dịu dàng. Vương Duy là một nhà thơ,
một nhà hội họa, một nhà âm nhạc, một nhà thư pháp, đã cống hiến nhiều về mặt nghệ
thuật. Và Tô Thức đời Tống nói rằng:
Đọc thơ Ma Cật trong thơ có họa
Xem họa Ma Cật trong họa có thơ
Nhưng do ảnh hưởng tư tưởng phật giáo tiêu cực, do cuộc sống xa rời nhân dân, do
cuộc đời đã có sai lầm đầu hàng An Lộc Sơn và làm quan cho chúng, nên thơ ông không có
tính chiến đấu mạnh mẽ .
2. Phái Biên Tái:
Đề tài chủ yếu là cuộc sống ở chốn biên ải, có nguồn gốc xã hội là Hoành súy khúc từ đời
Lương. Đến thời này, loại thơ biên tái có nhiều sự cải tiến cả về lượng và chất. Phái biên tái
được chia ra thành 2 mảng. Mảng thứ nhất là các bài thơ mang tâm trạng hừng hực ý chí
yêu nước, quyết lập công nơi biên ải. Mảng thứ hai: Các bài thơ mang tâm trạng buồn xa
quê hương, nhớ nhung về nơi quê nhà hoặc đau xót khi nhìn các vật xưa cảnh cũ.


Tiêu biểu trong chùm thơ này phải kể đến: Lũng tây hành – Trần Đào, Quan san nguyệt,
Tư biên – Lý Bạch, Cổ ý –Lý Kỳ, Cô nhạn – Thôi Đồ, Lương Châu Từ, Tái thượng khúc,
Tái hạ khúc – Vương Xương Linh, Xuất tái – Vương Chi Hoán,…
Đặc biệt nổi tiếng ở phái Biên tái là Cao Thích, Sầm Than
Cao Thích đã hai lần xuất tái, nên ông hiểu tương đối sâu sắc cuộc sống ngoài biên ải.
Thơ biên tái của ông thường thể hiện ý chí tha thiết bảo vệ bờ cõi, xây dựng sự nghiệp,
cùng thái độ xem khinh những cái tầm thường, và một tấm lòng khao khát tự do...Tất cả đã
mang lại cho thơ biên tái của ông một tình điệu sôi nổi, một tinh thần phóng khoáng và hào
hùng mà "Yên ca hành" (Bài hành về lời ca ở đất Yên) là bài thơ tiêu biểu:
Bài hành về lời ca ở đất Yên
Nhà Hán, giặc tràn vào đông bắc,
Tướng Hán giã nhà đi giết giặc.
Nam nhi vốn trọng chí tung hoành,
Thiên tử vui mừng rạng nhan sắc.

Quân xuống cửa Du chiêng trống vang,
Kéo qua núi Kiệt cờ rợp đường,
Lệnh quân khẩn cấp qua biển cát,
Khói lửa Thiền Vu rực núi Lang.
Non sông xơ xác khắp biên thổ,
Quân Hồ phi ngựa như mưa gió.
Chiến sĩ ra trận nửa tử sinh,
Mỹ nhân dưới trướng còn hát múa.
Sầm Than nhờ sống ở biên ải tương đối lâu, nên làm được rất nhiều thơ biên tái. Qua sự
miêu tả sinh động, ông đã làm cho người đọc hình dung được phong cảnh, phong tục, cuộc
sống với nhiều dạng vẻ nơi biên ải, tinh thần chiến đấu và nhớ quê của các tướng sĩ biên
phòng:
Đề Mục Túc phong ký gia nhân
Mục Túc phong biên phùng lập xuân,
Hồ Lô hà thượng lệ triêm cân.
Khuê trung chỉ thị không tương ức,
Bất kiến sa trường sầu sát nhân.
Tạm dịch:
Trên ngọn Mục Túc gửi người nhà
Xuân về Mục Túc không hoa,
Hồ Lô bến vắng lệ nhòa mắt ai.
Phòng khuê chinh phụ có hay,
Chiến trường khói lửa sầu vây nát lòng.
3.

Phái lãng mạn:

Hướng về cuộc sống thiên nhiên, thể hiện sự bất đắc chí, thích ngao du sơn thủy. Tất
cả đều được thể hiện qua những ước mơ táo bạo, bay bỗng vượt lên hiện thực đen tối của
thời đại, phong cách lại hào phóng, bay bỗng và Lý Bạch là đại biểu kiệt xuất của trường



phái lãng mạn này. Lý Bạch ưa thích tự do và nuôi chí lớn, tự ví mình như con chim đại
bàng. Tự do và chí lớn thấm nhuần hơn một nghìn bài thơ của ông, rất giàu tình người và
tình yêu thiên nhiên. Ông không chịu khép tứ thơ mình vào một bất kỳ khuôn khổ nào,
những bài viết theo đúng niêm luật chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Người đời tặng danh
hiệu cho ông là: “thi tiên”. Bởi ý cảnh trong thơ ông cực kỳ bao la, rộng rãi. Tác phong gồm
đủ mọi tính cách: hùng tráng, phiêu dật, trầm uất, cuồng phóng, diễm lệ,...Lời thơ tự nhiên,
không gò bó bởi cách luật.
Lý Bạch vừa có hoài bão của một hiệp khách băn khoăn cứu khốn phò nguy, lại vừa
có khát vọng của một Đạo gia muốn siêu trần thoát tục. Tính chất nửa tiên nửa tục ấy chính
là đặc điểm thơ ông. Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nói rằng: Từ khi nhà Đường dựng
nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần
ruổi tám cực, nghĩ rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải là lời của thế gian,
thì có Lý Bạch.
TRƯỜNG TƯƠNG TƯ
Giữa chốn kinh kỳ gửi nhớ thương.
Mộng về nơi cũ chất sầu vương.
Dế nỉ non kêu buồn kim các.
Sương thu buông lạnh cảnh thê lương.
Ngậm ngùi lệ nến năm canh nhỏ.
Thăm thẳm mây buồn ánh trăng buông.
Người ơi! Đất trời xa cách mãi.
Ôm mộng tương tư, khóc đoạn trường.
4.

Phái hiện thực:

Đề tài chủ yếu là cuộc sống đẫm máu và nước mắt, đầy rẫy những bất công ngang trái.
Đại biểu là “thi thánh” Đỗ Phủ. Đỗ Phủ xuất hiện là nguồn bổ sung quan trọng làm

cho thơ đời Đường đạt đến đỉnh cao và là người mở đầu cho trào lưu thơ ca hiện thực. Thơ
Đỗ Phủ riêng tả những nỗi đau thương. Từ nỗi đau của bản thân đến những biến cố của
quốc gia và đặc biệt là nỗi thống khổ của nhân dân, của những hạng cùng đinh không tên
tuổi.
Thơ Lý bạch có tình cảm lãng mạn của một tài tử an mệnh, lạc thiên. Thơ Đỗ Phủ lại
nặng tính hiện thực, phô bày thực tế sinh hoạt của nhân dân, diễn tả tâm tư của con người,
vẽ đầy đủ thảm trạng trong xã hội, khiến ta phải bùi ngùi, ngao ngán. Thơ Đỗ Phủ càng đọc
càng thấm thiết, khi tuổi tác càng cao, kinh lịch càng nhiều. Trái lại thơ Lý Bạch chỉ như
một hớp rượu cay, say người nhưng chóng tỉnh, và khi tỉnh rồi, thì chỉ còn hương vị thoáng
qua . Có thể nói, Đỗ Phủ là một thi nhân của sự kết tinh từ các thi nhân đời trước, là người
kế thừa đời trước và mở đường cho đời sau.
Xuân vọng
Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,


Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm.
(Bản dịch của Trần Trọng Kim):
Nước phá tan, núi sông còn đó,
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu.
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng.
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt,
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn.
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun,

Dường như hết thảy, e khôn búi tròn
……
Đỗ Phủ để lại hơn 1400 bài thơ, với số tác phẩm đó cho phép chúng ta nghiên cứu nhà thơ
một cách toàn diện. Tư tưởng chính trị của nhà thơ thống nhất với tư tưởng sáng tác, tư
tưởng ấy xuất phát từ Nho giáo, nó biến đổi do cuộc sống từng trải. Thời còn trẻ, Đỗ Phủ đã
bước vào đời với sự hăm hở của ý thức làm “rạng nghiệp tổ tông”, ông muốn giữ truyền
thống “thờ đạo Nho giữ chức quan”. Mặc khác, với nền chính trị tương đối sáng của thời
đại làm cho ông cảm thấy phấn khởi trên bước đường công danh. Lý tưởng của ông được
tạo nên từ truyền thống gia đình và chính trị khai minh của thời đại.
Giúp vua vượt Nghiêu Thuấn
Làm cho phong tục thuận hòa.
(Phụng tặng Vi Tả thừa trượng nhị thập nhị vận)
Sáng tác dưới ánh sáng tư tưởng Nho giáo, thơ ông là tấm gương phản chiếu thời đại
và xã hội đời Đường, đạt đến đỉnh cao của thơ ca hiện thực trong văn học cổ điển Trung
Quốc. Đỗ Phủ đã vạch trần sự xa hoa dâm dật của phong kiến thống trị. Trước hiện thực lớn
của thời đại, người đương thời có thể có hai thái độ: một loại ca tụng tô vẽ cho phong kiến;
những người theo Nho giáo tích cực thì vạch trần thống trị. Tuy cả hai cùng đứng trên quan
điểm Nho giáo, nhưng về khách quan những lời tố cáo vạch trần phong kiến lại có tác dụng
làm cho ta nhận thức bản chất xã hội đương thời. Trong “Tự kinh phó Phụng Tiên huyện
Vĩnh Hoài ngũ bách tự”, Đỗ Phủ đã vạch trần cuộc sống xa hoa phong kiến “Chu môn tửu
nhục xú” (cửa son rượu thịt để ôi) và nhà thơ đã đối chiếu với cảnh “lộ hữu đống tử cốt”
(ngoài đường chết rét xương phơi trắng đường).
Đó là mặt bản chất. Đỗ Phủ mang lý tưởng chính trị “giúp vua vượt Nghiêu Thuấn” là
muốn đem tài năng của mình góp phần vào sự phồn vinh của xã hội. Đỗ phủ đã chống lại
bọn tham quan, hủ bại.
Bạch Cư Dị đã phát huy tinh thần hiện thực của Đỗ Phủ. Ông cũng vẽ lên bức tranh
hiện thực của thời đại. Thế nhưng cuộc sống của ông đã quyết định tư tưởng của ông. Lúc
làm quan ở địa phương, ông đã có dịp gần gũi nhân dân, lúc ở triều đình thấy được bộ mặt
thật của bọn thống trị. Đồng thời, hồi còn trẻ ông cũng nếm đủ mùi cay đắng của cuộc đời,
lại lớn lên trong gia đình nho học. Do đó, Bạch Cư Dị có thái độ tích cực vào đời theo kiểu

Nho gia. Từ những năm trước 40 tuổi, ông mang lý tưởng “kiêm tế thiên hạ” (che chở cho


thiên hạ), mong muốn đem văn học phục vụ chính trị phong kiến. Nhưng càng tiếp xúc với
xã hội, với tư tưởng nhân đạo của Nho giáo nên ông chủ trương phải tự mình ra tham chính
để thực hiện “Tế dân” che chở cho dân. Lúc này, cuộc đời làm quan của nhà thơ không vì
danh lợi tầm thường mà vì muốn thay đổi cuộc sống khốn khó của nhân dân. Ông sáng tác
thơ coi như là thực hiện lý tưởng chính trị của mình, có dịp bày tỏ nỗi khổ của dân nghèo
cho vua hay. Cho nên, ông đã sáng tác nhiều thơ ca phản ánh hiện thực, phơi bày những xấu
xa của xã hội, có tinh thần phê phán bọn thống trị. Khi mẹ chết, theo truyền thống Nho
giáo, thời gian chịu tang phải ở lại nông thôn ba năm. Đó là thời gian đau khổ và bàng
hoàng trong tư tưởng. Nhà thơ phải trải qua bước đường đấu tranh, thất bại, rồi lại đấu tranh
tiếp tục thất bại. Cuối cùng, ông cảm thấy tư tưởng tiêu cực xâm nhập lòng mình. Do đấu
tranh không nổi, ông bắt đầu thấy cần phải thoát khỏi đau khổ về tinh thần, do đó tư tưởng
Nho giáo tích cực buổi đầu, nhà thơ chuyển sang tin đạo Phật, ông muốn làm một cư sĩ ẩn
dật nơi điền viên theo kiểu Đạo giáo.
Nếu không được ngồi yên để làm quên những việc đời
càn dở, thì có thể làm kẻ uống rượu hát ca điên cuồng.
(Cưỡng tửu)
Về Lý Bạch, đời Đường, Lý Bạch tự xưng là “trích tiên nhân” đã viết rất nhiều thơ về
thế giới thần tiên, siêu thoát không vướng trần. Nghiên cứu tác phẩm Lý Bạch để tìm ra tư
tưởng của ông thì cũng có nhiều tranh cãi. Bởi tư tưởng của Lý Bạch rất phức tạp. Có người
cho rằng ông chịu ảnh hưởng của Nho giáo, cũng có người cho là ông ảnh hưởng Đạo giáo.
Do đó, nhìn vào thời đại phồn thịnh của nhà Đường thì lúc này tư tưởng được tự do. Đạo
giáo được khuyến khích, Nho giáo cũng không bị cấm đoán. Nho hay Đạo, Phật đều thuộc
ý thức hệ của giai cấp thống trị. Đạo giáo khuyến khích người ta trở về với trạng thái
nguyên thủy, tự nhiên. Nho giáo lại là tư tưởng nhập thế. Còn Phật giáo an ủi tinh thần con
người bằng mối hy vọng sống ở cõi niết bàn. Nếu nói rằng Lý Bạch hoàn toàn chịu ảnh
hưởng Nho giáo thì không hiểu nổi lối sống của ông. Bởi ông rất thích lối sống tự do, đi cầu
tiên phóng đạo, vượt ra ngoài khuôn khổ nhưng ông cũng hết sức quan tâm đến chính trị

thời đại. Như vậy, tư tưởng Lý Bạch là tư tưởng pha trộn giữa Nho giáo và Đạo giáo. Lý
tưởng chính trị của ông là chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, nhưng ông không là một
kẻ hủ Nho hoặc cuồng Nho, vì có lúc ông cũng châm biếm cả Khổng Châu, Nghiêu Thuấn.
Sở cuồng chính là ta
Hát rong cười ông Khổng
Hoặc:
Sự nghiệp Thuấn Nghiêu chi đáng sợ,
Lòng ta phơi phới vẫn coi thường.
Đạo giáo đã giúp ông đi chu du khắp nơi, tìm về với lối sống ẩn dật. Bởi ông cảm thấy
bất mãn thời cuộc. Ông đã cùng những người ẩn dật lên núi Trúc Khê tập hợp thành nhóm
“sáu vị ẩn dật ở núi Trúc Khê”. Tuy nhiên lối ẩn của ông không phải trốn đời thoát tục, mà
nó mang tính chất chính trị, tính chất đợi thời. Đó là giai đoạn chuẩn bị để ra làm quan.
Nhưng ông cũng thích lối sống khảng khái, bi tráng, hào phúng của các hiệp sĩ. Ông viết:
Nho sĩ đâu bằng người hiệp sĩ
Bạc đầu đọc sách có hay gì.


KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC
Kinh Thi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời, từ lịch sử,
phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc thời Chu cho đến
sông núi, cây cỏ, chim thú... Do đó, Kinh Thi được coi là nền tảng cho khuynh hướng hiện
thực của văn học Trung Quốc
-

Phản ánh lịch sử nhà Chu: Các bài thơ trong Kinh Thi ra đời vào khoảng đầu đời Tây
Chu đến cuối thời Xuân Thu, trong bối cảnh nhà Chu chuyển biến từ thịnh sang suy. Ví
dụ: Bài Tang nhu (Đại nhã) nói lên cảnh dân chúng chết chóc, nhà cửa tan nát trong
cơn loạn lạc, người sống sót lưa thưa như tàn lửa sau vụ cháy Bài Đại đông phản ánh
các cuộc chiến tranh chinh phục dưới đời Chu Tuyên Vương, Chu U Vương, quân nhà
Chu đánh bại các chư hầu phía đông, cướp sạch của cải của họ, bắt dân họ làm nô lệ

khiến họ oán giận mãi không thôi

Phản ánh tình yêu và hôn nhân: Thơ nói về tình yêu và hôn nhân chiếm một tỉ trọng rất
lớn trong thơ Phong, là một nội dung quan trọng của Kinh Thi. Những bài thơ này phần
nhiều có tình cảm thành thật, sôi nổi, chất phác, thẳng thắn; tuy là đề tài tình yêu nhưng
nội dung rất ít khi lặp, phàm những nỗi vui sướng, buôn lo, tan hợp về tình yêu đều
được thể hiện rõ[53].Bài Quan thư (Chu Nam) mở đầu cho Quốc phong và cũng là bài
mở đầu cho cả bộ Kinh Thi, chính đã mang nội dung về tình yêu. Đó là bản tình ca đơn
phương của chàng trai với một cô gái, gợi hứng từ tiếng kêu hòa hợp của đôi chim thư
cưu ngoài xa, lời lẽ mộc mạc tự nhiên, qua đó bộc lộ ước muốn muốn kết thành vợ
thành chồng với cô. Thơ tình đơn phương còn có bài Hán quảng (Chu Nam), Đông
môn chi thiện (Trịnh phong), Trạch bi (Trần phong), Thấp tang (Tiểu nhã)...tình cảm
triền miên, chan chứa, cảm động[71]: Chuyện nam nữ hẹn hò, thề thốt cũng được nhiều
bài đề cập, ý thơ thường rất trong sáng, đuôi khi nhuốm tình điệu nguyên thủy[53], cho
thấy tình yêu nam nữ thuộc tầng lớp dưới thời đó tương đối tự do[53]. Như bài Dã hữu
tử huân (Thiệu Nam) kể chuyện "chàng trai tốt đẹp" vào rừng săn hươu nai và hái củi,
gặp một người con gái mà chàng khen là "đẹp sao như ngọc" rồi yêu cô, ngơ ngẩn lơ
lững đi theo cô, khiến cho chó trong nhà cô "cắn ran". Tình điệu chất phác thật thà, rất
ăn khớp với cảnh núi rừng ngày xuân. Nhưng bài Tương Trọng Tử trong Trịnh phong
phàn nàn về sự gò bó tình yêu, ở đó cô gái dặn dò người yêu là Trọng Tử không nên
đến nhà tìm, tuy cô rất yêu chàng, nhưng cũng sợ bố mẹ, anh em, người đời quở trách.
Lại có những bài tả cuộc hôn nhân bất hạnh, như bài Cốc phong trong Bội phong
và Manh trong Vệ phong. Trong hai bài này, người phụ nữ đều bị chồng ruồng rẫy phụ
bỏ, họ kể lại cảnh ngộ không may của mình, lên tiếng oán trách anh chồng bạc bẽo,
quyến luyến tình xưa nghĩa cũ hoặc hối hận đau khổ, quyết liệt cự tuyệt.
- Phản ánh đới sống dân chúng:
Thơ về lao động
-



Lao động ở đây chủ yếu là công việc nhà nông với những bài thơ có thể coi là tài liệu lịch
sử quan trọng để nghiên cứu xã hội đời Chu[81]. Như bài Tải sam (Chu tụng) tả cảnh dân
chúng lao động tập thể, đủ cả già trẻ trai gái cùng nhau làm cỏ, be bờ.
Thơ oán thán
Kinh Thi có nhiều bài thơ thể hiện sự oán thán, bất bình của dân chúng với tầng lớp trên và
những bất công trong xã hội. Bài Chính nguyệt (Tiểu nhã) nói về bọn "tiểu nhân" có tiền
sống hoa xa còn dân chúng trong cơn tai biến thì lâm vào cảnh ngộ bi thảm
- Phản ánh đời sống quý tộc và văn hóa lễ nhạc đời Chu
Thơ phản ánh văn hóa lễ nhạc đời Chu chủ yếu do tầng lớp quý tộc làm ra, chiếm đa số
trong Tụng và một phần Nhã. Đây hoặc là thơ dùng trong tế lễ tông miếu hoặc là thơ yến
ẩm, biểu thị sâu sắc và dào dạt tinh thần lễ nhạc của con người thời Chu[86], cũng như
phương diện văn hóa của xã hội đương thời[62]. Như bài Thanh miếu (Chu tụng) cho ta hình
dung về ngôi miếu thờ tổ tiên nhà Chu.
SỬ KÍ TƯ MÃ THIÊN:
Do có một tinh thần yêu nước, yêu nhân dân nên ông quan tâm đến đời sống nhân
dân. Trong khi đi du lịch rồi đi công cán, đến đâu ông cũng chú ý quan sát đời sống của
nhân dân, tìm hiểu những nỗi đau khổ của dân dưới sự áp bức bóc lột tàn bạo của giai cấp
thống trị. Ông đã ghi chép với thái độ thông cảm: “ Nhà Hán nổi lên kế thừa những điều tệ
hại của nhà Tần: những người mạnh khỏe thì phải phục vụ trong quân ngũ, người già yếu
phải lo vận chuyển lương thực; việc làm rất khó nhọc mà tiền của thì thiếu thốn…” (Bình
chuẩn thư) hoặc: “ Người ta tính số tiền nuôi quan lại rồi đánh thuế vào dân. Còn những
món lợi lớn do việc đánh thuế và tô về núi sông, vườn ao, chợ búa thì đều để thiên tử, các
vương công- những người có đất phong dùng làm của riêng. Thời Cảnh đế, từ phía Tây bị
hạn hán, nhà vua lại ra lệnh bán chức tước lấy tiền. Nhà vua sai làm thêm vườn, chuồng
ngựa, xây thêm nhiều cung thất, xe ngựa cũng tăng lên” ( Bình chuẩn thư). Hoặc “Vùng
giữa sông Trường Giang và sông Hoài xơ xác, phải mở lối mở đường, dân đất Ba đất Thục
vô cùng mệt nhọc. Thiên hạ khổ về những việc lao lực đó mà cảnh can qua ngày càng lan
rộng. Trăm họ bị cùng kiệt tìm cách lẩn trốn suốt” ( Bình chuẩn thư). Thời Vũ đế thì: “ Bấy
giờ lưới pháp luật thưa mà nhiều nhà giàu. Bọn cậy của kiêu căng gồm nuốt nhau. Cường
hào cậy thế ăn hiếp dân” ( Kim thượng bản kỉ)…

Từ lợi ích của nhân dân mà quan sát xã hội, theo dõi lịch sử, bản thân lại có dịp sống
gần gũi với giai cấp thống trị, Tư Mã Thiên thấy được rất rõ sự bất công ghê gớm trong xã
hội và bộ mặt tàn bạo, độc ác, giả dối của giai cấp thống trị từ trên xuống dưới. Ông đã
thẳng thắn vạch trần thực chất nền chính trị đen tối và những tội ác, những hành vi xấu xa
bỉ ổi của bọn vua chúa và bọn quan lại từ đời này đến đời khác. Trong “ Tần Thủy Hoàng
bản kỷ ”, ông đã nêu cả lai lịch làm vua và những hành vi ngang ngược tàn ác của tên bạo
chúa: đốt sách vở, chôn sống nhà nho, giết người hàng loạt, vơ vét tài sản của dân, bắt hàng
vạn người đi xây cung đình, lăng tẩm gây ra không biết bao nhiêu tan tóc. Hán Cao tổ sau
khi vững được ngai vàng thì ăn cháo đá bát, sát hại công thần, độc địa nham hiểm. Lữ hậu
thì thật man rợ: cho bắt Thích phu nhân ( vợ thứ Lưu Bang ), chặt hết tay chân, móc mắt,
đốt tai, cho uống thuốc thành câm, quẳng vào trong nhà tiêu, gọi đó là “ con lợn người” rồi


gọi cho con trai là Huệ đế vào xem, đến nỗi chính Huệ đế phải kêu lên: “Đó không phải là
việc làm của con người ” ( Lã hậu bản kỷ).
Trong “Sử Ký” của Tư Mã Thiên có vô số nhân vât. Người ta tính ra có hàng ngàn
nhân vật sinh động có sức sống mãnh liệt,sống mãi với thời gian. Nhân vật của Tư Mã
Thiên đủ mọi tầng lớp, đủ mọi nghề nghiêp.
Khi miêu tả một nhân vật lịch sử, các sử gia thường chỉ nhận xét họ trong những giờ
phút họ đóng một vai trò lịch sử, họ chỉ xét nhân vật trong “tư thế lịch sử” của nó. Nhưng
làm như thế, tức là cắt xén nhân vật, biểu hiện nó một cách phiến diện và thậm chí có khi
xuyên tạc vì trong những lúc cá nhân có ý thức về vai trò lịch sử của mình, họ thường đóng
kịch. Tư Mã Thiên không làm như vậy. Ông không chỉ nắm Hàn Tín khi làm thượng tướng
quân của Lưu Bang, mà còn nắm Hàn Tín ngay từ khi ăn nhờ, chui qua háng người ta ở
ngoài chợ. Nhờ sống trong nhân dân và đến tận nơi điều tra, nên ông thấy Trần Bình từ khi
chia thịt, thấy Phàn Khoái từ khi bán thịt chó. Ông chú ý đến Trương Nghi từ khi anh chàng
bị đánh gần chết, gãy hết cả răng, chú ý đến Lưu Bang từ khi ăn quỵt tiền rượu. Tư Mã
Thiên theo dõi một nhân vật và cốt tìm cho được cái bản chất của nó. Chính vì thế ông
không bao giờ bỏ qua những cảnh thiếu thốn, nhục nhã mà nhân vật đã trải qua, vì ông biết
bản chất con người thường lộ ra ở những lúc ấy. Đối với ông, nhân vật lịch sử vĩ đại đến

đâu trước hết cũng chỉ là một người bình thường. Khổng Khâu trước khi được tôn sùng
như một vị thánh cũng chỉ là một người mong muốn được làm quan, phiêu bạt đi tìm công
danh, mấy lần suýt theo những kẻ mà ông gọi là loạn thần, tặc tử. Trong khi theo dõi nhân
vật, ông không chạy theo sự kiện mà cốt tìm được cái quyết định tính cách của con người.
Ông thấy tính cách con người do nhiều yếu tố quyết định. Có khi nó là một thiên hướng từ
nhỏ. Nhân vật Trương Thang điển hình cho bọn quan lại tàn ác, lúc nhỏ giữ nhà để chuột ăn
mất thịt, bị cha đánh đòn. Thang bắt được chuột làm một bản án kết tội chuột. “Người cha
xem thấy lời văn quả là một tay quan lại coi ngục sành sỏi, cả kinh.”. Có khi nó là kết quả
của nghề nghiệp, giáo dục. Như Lữ Bất Vi, một thương nhân giàu thấy Tử Tương, con vua
Tần làm con tin ở Triệu, thì nói, “món hàng này có thể bán được đây”. Y xuất tiền bạc
quảng cáo cho hàng và cuối cùng được lãi to, làm tể tướng nước Tần. Ông thấy cái điều làm
một vĩ nhân khác con người tầm thường là ở chỗ họ có một hoài bão lớn ngay trong những
cảnh ngộ cùng khốn nhất. Ông lắng nghe chàng cố nông Trần Thiệp đang cày, bỗng dừng
lại nói với các bạn cày, “ sau này phú quý chớ quên nhau”; ông chú ý đến cậu bé Hạng Vũ
học kiếm chẳng thành, nhưng đòi “ học cái đánh lại vạn người ”.
ĐƯỜNG ĐẠI TRUYỀN KÌ
Tho Duong cua Do Phu va Bach Cu Di
KHUYNH HƯỚNG LÃNG MẠN:



×