Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÍNH KỊCH TRONG SỬ THI RAMAYANA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.27 KB, 17 trang )

Đề tài: Tính kịch trong sử thi Ramayana
I. Khái quát tính kịch
1. Giải thích
Thuật ngữ này được dùng theo hai cấp độ:
• Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch,
tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là
chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch.
• Ở cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học – sân
khấu tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi là
chính kịch.
Tính kịch trong một tác phẩm văn học chính là những biểu hiện của thể loại kịch
trong tác phẩm văn học. Nó mang tính chất nhằm nâng những yếu tố trong văn học lên
cao bộc lộ được tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng của tác giả.
2. Biểu hiện
Theo Bêlinxki, tính kịch được bộc lộ theo sự va chạm, xô đẩy giữa những khuynh
hướng thù địch nhau. Và tính kịch trong một vở kịch được thể hiện bằng các yếu tố
sau:
• Xung đột kịch:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học , xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng
như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ động lức thúc đẩy của hành động,
quy định những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, trình bày, khai đoạn, thắt
nút, phát triển đỉnh điểm (cao trào), kết thúc (mở nút). Các xung đột thường xuất hiện
dưới dạng những va chạm giữa các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm.
Heghen nói: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch”.
• Hành động kịch:
Hành động kịch gắn với các mâu thuẫn xã hôi và tính cách, thể hiện thành các hành
động, biến cố của nhân vật, tạo thành cơ sở của cốt truyện.


Hành động kịch có thể thiên về bên ngoài dựa trên cơ sở những diễn biến, cũng có
thể thiên về bên trong thể hiện tâm trạng của nhân vật hơn là tình thế thực tiễn cuộc


sống của nó.
• Cốt truyện kịch:
Cốt truyện kịch là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng, và
nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản.
Mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn(thắt nút), phát
triển, đỉnh điểm(cao trào), kết thúc(mở nút)
• Nhân vật kịch :
Nhân vật trong kịch cũng thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm.
Nhân vật sau khi được giới thiệu sẽ nhanh chóng “nhập” ngay vào tuyến xung đột
và bị cuốn vào “guồng hành động” của tác phẩm.
• Ngôn ngữ kịch:
Ngôn ngữ nhân vật có ba dạng: đối thoại, độc thoại, bang thoại.
Ngôn ngữ kịch phải có tính hàm khẩu, tính hành động, tính hàm súc, tính tổng hợp
và phải phù hợp với tính cách nhân vật.
Ngôn ngữ kịch do đó có tính chất tổng hợp, nghĩa là mang những yếu tố trữ tình và
tự sự.

 Tính kịch trong sử thi Ramayana
• Kịch tính trong cốt truyện
+Vua của vương quốc Koshala chọn người kế vị, và sự việc bị đày đi của Rama để
cha mình thực hiện đúng lời hứa.Quyết định nhiếp chính thay anh của Bharata.
+Cuộc chiến đấu giải cứu Sita, chiến đấu với quỷ vương Ravana, cuộc tấn công
vào Lanka
+Cuộc đoàn tụ của Sita- Rama và những lời buộc tội của rama với Sita Hành
động bước lên giàn hỏa thiêu của Sita để chứng minh sự trong trắng.
+Sự trở về đất mẹ của Sita


• Kịch tính trong ngôn ngữ nhân vật
Nghệ thuật kịch tính trong sử thi Ramayana thông qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại

của nhân vật. Ngôn ngữ diễn tả sựu phát triển kịch tính, những xung đột, những diễn
biến tâm trạng. Đó là ngôn ngữ của rama, của SIta, của Hu-nu-man, Lắc-ma-na…. Mỗi
người có cách thể hiện riêng nhưng đều nhằm làm nổi bật sự phát triển kịch tính của sự
kiện.
Ngôn ngữ trong sử thi Ramayana còn mạnh mẽ, dứt khoát. Điều đó thể hiện rất rõ
trong diễn biến tâm lí của nhân vật.
Ngôn ngữ không chỉ giúp người đọc thấy được sự kịch tính trong sử thi Ramayana
mà còn thấy được mâu thuẫn, xung đột, tính cách nhân vật. Qua ngôn ngữ của nhân vật
ta còn thấy được tài năng xây dựng kịch tính của tác giả.
• Kịch tính trong hành động nhân vật
Hành động của các nhân vật làm bật lên tính cách, biến cố của nhân vật và tạo
thành cở sở của cốt truyện.
Trong sử thi Ramayana, hành động của các nhân vật đều nhất quán tiêu biểu là nhân
vật chính Ra-ma và Sita.
Ví dụ: Trong đoạn trích Ra-ma buộc tội thuộc chương 79 là một sự hòa quyện giữa
tính cách, ý thức có tác dụng làm cho bộ sử thi vừa giàu kịch tính lại thống nhất tập
trung để làm bật lên hình mẫu về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và
người phụ nữ lí tưởng.
II. Phân tích tính kịch trong sử thi Ramayana
1. Kết cấu cốt truyện: Xây dựng tình huống cao trào trong sử thi
Cốt truyện là một hình thức cơ bản của hình thức nghệ thuật tác phẩm,là một hệ
thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch
thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định
nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trong thể tự sự, sự kiện, tình tiết và hành
động là một thành phần thiết yếu của tác phẩm, nó là đơn vị nhỏ hơn cốt truyện nhưng
đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cốt truyện. Sự tổ hợp nhân vật không thể thực
hiện được nếu không có hệ thống các sự kiện tương ứng. Sự kiện một mặt phản ánh
mối quan hệ, xung đột xã hội của các nhân vật, mặt khác lại có chức năng kết cấu làm
cho các nhân vật gần nhau hoặc xa nhau, đối lập nhau. Cốt truyện là những sự kiện



được xuất hiện trong tác phẩm sau khi đã trải qua một quá trình chọn lọc tình tiết và
hành động chính là sự thăng hoa của cốt truyện.
Cốt truyện của sử thi Ramayana “chặt chẽ” và “giản dị” xoay quanh trục bộ
ba nhân vật chủ yếu: anh hùng-người đẹp-yêu quái. Quan hệ qua lại và các tình huống
xung đột giữa các nhân vật này đã tạo nên cốt truyện. Có thể chia cốt truyện của quá
trình này làm 3 giai đoạn: hôn nhân lí tưởng, thử thách và xa cách, kết thúc viên mãn
và sum họp. Ba giai đoạn này bao chứa các tình tiết và hành động xâu chuỗi phát triển
tương ứng trong những biến cố, sự kiện trong đời sống của các nhân vật. Qua đó giúp
nhân vật bộc lộ được tính cách, phẩm chất, đức hạnh của mình, thể hiện khát vọng của
quần chúng nhân dân trong thời đại sử thi.
Tính kịch trong cốt truyện thường theo quy luật: trình bày, khai đoan (thắt
nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào), kết thúc (mở nút). Trong sử thi Ramayana cũng
tương tự, để xây dựng nên cốt truyện, tác giả đã tạo nên những tình huống xung đột.
Và để có được nó tác giả đã tuân thủ quy luật phát triển kịch tính:
 Bước 1: Trình bày giới thiệu mâu thuẫn: Vua của vương quốc kôsala chọn
người kế vị và sự việc bị đi đày của Rama để cha mình thực hiện đúng lời hứa.
Vợ chồng Rama chấp nhận từ bỏ cuộc sống nhung lụa để vào rừng sinh sống
nhằm giữ gìn lời hứa danh dự của vua cha cho anh mình lên kế vị ngai vàng.
Tình huống này đã đặt ra một vấn đề để giải quyết mâu thuẫn một cách tự nhiên
nhất. Người đọc sẽ đặt ra câu hỏi liệu vợ chồng Rama sẽ tiếp tục cuộc sống mới
như thế nào trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống quý tộc.
Tình huống này đã tạo đà cho sự phát triển mẫu thuẫn sau đó.
 Bước 2: Sita bị quỷ Ravana bắt đi, cuộc chiến đấu giải cứu Sita, chiến đấu
với quỷ vương ravana, cuộc chiến đấu vào Lanka. Đây là tình huống thăt nút
mâu thuẫn vì nó buộc nhân vật phải hành động. Đồng thời, cuộc chiến giải cứu
Sita với nhiều chi tiết hấp dẫn liên tiếp nhau được phô diễn các nhân vật sẽ có
cơ hội để bộc lộ tính cách, bộc lộ mâu thuẫn của mình. Nhờ mâu thuẫn thắt nút
này mà tình huống cao trào được đẩy lên sau khi Rama giành chiến thắng.
 Bước 3: Mâu thuẫn phát triển đỉnh điểm: cuộc đoàn tụ của Rama-Sita và

những lời buộc tội của Rama với Sita  hành động bước lên giàn hỏa thiêu
của Sita để chứng minh sự trong trắng. Hành động bước lên giàn hỏa thiêu
của Sita là cao trào của mâu thuẫn vì lúc này đứng trước cái chết kề cận của Sita
buộc Rama phải đưa ra quyết định. Quyêt định mang tính sống còn của anh đó
cũng chính là kịch tính. Đồng thời, việc Sita quyết định bước lên giàn hỏa thiêu
cũng bộc lộ mâu thuẫn nội tại của chính nàng. Đến đây người đọc thật sự hồi
hộp trước kết quả của mâu thuẫn và thôi thúc đón chờ hồi chung cục. Và tác giả
đã thành công trong việc phát triển đỉnh điểm mâu thuẫn


 Bước 4: Mở nút: sự trở về đất mẹ của Sita. Đây là một kết cục làm hài lòng
người đọc với thiện cảm tình thương mà người đọc đã dành cho Sita-mẫu người
phụ nữ Ấn Độ cổ đại với đầy đủ những nhân cách đáng trọng. Kết thúc đã cho
nàng trở về với nơi mà nàng đã sinh ra - nơi bình yên sau những sóng gió cuộc
đời. Từ khi mở màn mâu thuẫn (Vợ chồng Sita thay đổi với cuộc sống mới) cho
đến khi kết thúc mâu thuẫn Sita trở về với đất mẹ tác giả đã giải quyết mâu
thuẫn và thành công trong việc xây dựng cốt truyện đầy kịch tính, thể hiện được
khát vọng của quần chúng nhân dân trong thời đại sử thi.
2. Xây dựng hình tượng nhân vật:
A. Miêu tả tâm lí nhân vật
RAMA
a. Trước khi Sita bị quỷ Ranava bắt: Tình yêu chớm nở và chàng yêu
Sita chân thành nồng nhiệt:
- Lúc đầu gặp Sita, chàng đã ngây ngất trước vẻ đẹp của nàng:
“Chàng tưởng tượng nàng đang đứng trước mặt chàng và khắc khoải mong chờ
phút giây được ôm chặt khung ngực kia trong vòng tay của mình”
- Chàng và Sita cũng đã có 1 hôn nhân hạnh phúc ngay cả khi bị
đày vô rừng vì lời hứa của vua cha với thứ phi Kicai-I dù chàng
không muốn Sita phải theo chàng vào rừng sống cảnh gian khổ 14
năm, đó cũng xuất phát từ tình yêu mà chàng dành cho Sita, một

tình yêu chân thành.
Chàng nói: "Phụ vương không bao giờ có ý muốn đưa nàng đi với ta. Đó không
phải là lối sống của nàng. Ta chỉ đến để từ giã nàng, chứ không phải đem nàng cùng
đi với ta..."
Nguyên nhân dẫn đến việc vợ chồng Rama từ bỏ cuộc sống hoàng tộc để vào rừng
sinh sống với điều kiện vật chất vô cùng khó khăn xuất phát từ bản chấtbiết trọng
danh dự, ý thức được bổn phận của người con. Chàng biết mình có quyền nối ngôi
vua cha nhưng vì lời hứa thứ phi Kakei đày chàng vào rừng để nhường ngôi lại cho
Bharata. Rama đã từ bỏ cuộc sống giàu sang để vào rừng. Lời hứa của cha là danh dự,
danh dự của cha là danh dự của mình và dòng giống nên chàng đã tuyệt đối phục tùng
mệnh lệnh vua cha.
Điều này cho thấy một chuỗi diễn biến tâm lí tương đối phức tạp của nhân vật.
Thứ nhất tâm lí lựa chọn giữa cái tôi cá nhân với ý thức giống nói, mệnh lệnh, uy tín
của người cha. Thứ hai đó là tâm lí buộc phải tạm từ bỏ hạnh phúc lứa đôi, chịu sự xa
cách vợ chồng để giữ gìn cuộc sống bình an cho vợ (từ biệt và để vợ ở lại). Bằng
những chi tiết miêu tả tâm lí, những lời thoại gọn gàng nhưng ta thấy được những bước
phát triển tâm lí lựa chọn, suy xét cẩn tận của nhân vật.
“Người muốn rằng con đi vào sống trong rừng, chỉ trong mười bốn năm thôi, làm
bạn với thánh thần và từ đó rút ra những điều lợi ích cho con”.


- Khi sống trong rừng:
Cuộc sống đạm bạc trong ngôi nhà tranh. Chàng thì tập luyện võ nghệ, tập săn bắn,
ăn trái cây rừng, uống nước suối. Chỉ như vậy nhưng cả hai vô cùng sung sướng và
hạnh phúc:
“Lasơmana, đã từng được biết rất khéo tay, đã đi trước và làm một ngôi nhà với
đất, với tranh, lá và gỗ, có hàng rào chung quanh, có chỗ che mưa che nắng, và có
phòng riêng cho Rama và Xita. Một lần nữa, Rama rất thích thú về tài kiến trúc, và sự
khéo léo của em mình, và chàng bước vào nhà mới, lòng đầy kinh ngạc. Trong vẻ đẹp
rất nên thơ của ngôi nhà, và sung sướng được gần gũi Xita”.

Đó là những chi tiết miêu tả cụ thể tâm lí của Rama, cảm xúc viên mãn, thoải mái,
hạnh phúc bằng lòng với cuộc sống thực tại. Những tính từ miêu tả tâm lí “thích thú,
kinh ngạc, sung sướng” những cảm xúc này hoàn toàn là những cảm xúc chân thật,
phù hợp với tâm lí con người trần tục.
b. Tâm trạng của Rama khi Sita bị quỷ Ranava bắt
- Khi Ranava bắt Sita, chàng đã vô cùng đau khổ, tìm kiếm Sita
trong vô vọng.
“Rama, sống riêng biệt trong những ngày thời tiết như vậy, càng chìm sâu trong
một nỗi âu sầu dằng dặc. Những điều kiện ở chung quanh, càng làm cho nỗi đau khổ
trong lòng chàng thêm gay gắt. Giờ đây chàng không chút hy vọng nào về vợ chàng và
không còn phương nào để mong tìm được nàng nữa.”
- Chàng than thở: “Rama than thở rằng chàng đã không bảo vệ
được vợ chàng. Những đồ trang sức lại càng làm cho chàng thêm
nhớ đến tội lỗi của chàng. Dù một người xa lạ tầm thường khi
thấy một người đàn bà yếu đuối bị xúc phạm, hay bị bạc đãi cũng
còn bỏ cả cuộc đời của mình để cứu, nhưng tôi đã không bảo vệ
được vợ tôi, là người đã tin tưởng tôi tuyệt đối và đã theo tôi vào
những nơi hẻo lánh hoang vu; thế mà tôi đã để mất nàng đau đớn
thế". Rồi chàng lại khóc than, và ngã lăn ra bất tỉnh nhiều lần.”.
Lúc này tâm lí nhân vật đã được miêu tả thực sự sinh động, người
đọc dường như đang chứng kiến cảnh đau đớn, vật lộn, chua xót.
Từng cung bậc cảm xúc giằng xé liên tục được bộc lộ qua nhân
vật. Và kết thúc cho việc miêu tả tâm lí xúc động đó của Rama,
tác giả đã miêu tả bằng hành động ngã lăn ra đất, bất tỉnh nhiều
lần. Hành động này là một cái chốt cho chuỗi tâm lí đau đớn của
nhân vật.


Tình yêu của chàng dành cho Sita quá lớn để đến nỗi khi nàng bị Ranava bắt,
chàng đã đau tận xương tuỷ và tìm mọi cách để trả thừ, giải thoát Sita.

c. Bi kịch sau khi Sita được giải thoát.
- Sau khi đánh bại quỷ Ranava nhờ sự giúp đỡ của Hanuman,
những tưởng niềm vui đoàn tụ sẽ mỉm cười với vợ chồng chàng,
nhưng đâu ai ngờ, Rama lại bực dọc, lạnh nhạt. Điều này cũng dễ
hiểu, đó là cơn ghen của người đàn ông trỗi dậy.
“Nhiệm vụ của ta đã hoàn thành. Ta đã giải phóng cho nàng. Ta đã làm tròn sứ
mệnh của ta rồi. Tất cả mọi nỗ lực đó không phải nhằm thỏa mãn riêng ta hay nàng.
Đó là để giành lại danh dự cho cả giống nòi Ikshvahu, và để tôn trọng những quy tắc
và giá trị của tổ tiên chúng ta”. Cuối cùng, Rama cứu Sita cũng vì danh dự của chàng,
của cả dòng tộc cao quý.
- Cơn ghen ngày càng dữ dội khi chàng vẫn đau đáu một nỗi nghi
ngờvề tiết hạnh của Sita khi một thời gian dài sống chung với con
quỷ mười đầu dâm dục và bạo lực
“Ta cần phải nói với nàng rằng thu nhận trở lại trong đời sống vợ chồng bình
thường một người đàn bà đã ở một mình trong nhà một kẻ xa lạ là trái với phong tục,
tập quán. Không còn có chuyện lại chung sống với nhau nữa. Ta để cho nàng tự do và
muốn tùy ý chọn bất cứ một nơi nào để sống. Ta không hề gò bó nàng bất cứ bằng
cách nào”
Cơn ghen ghê gớm của Rama đã hiện thành những lời nhục mạ Sita.
- Chàng có vẻ lạnh lùng và phớt lờ đề nghị của Sita muốn
Lasomana lập giàn hỏa để nàng chứng minh sự thanh sạch của
mình, thái độ ấy dường như ngầm thể hiện sự đồng tình với đề
nghị của Sita
“Nàng quay lại phía Lasơmana và bảo: "Hãy lập tức đốt lên một giàn lửa, ngay tại
chỗ này".Nhưng Rama vẫn lạnh lùng và như có vẻ đồng tình.”
Đoạn văn này thấy sự hòa lẫn tâm lí người và thần tiên trong Rama. Cảm xúc người
vì trong chàng bùng lên cơn ghen tột độ, bất chấp cái chết của người phụ nữ chàng yêu
thương hết mực nhằm thỏa mãn sự tự trọng, đó là cái tôi của con người trần tục. Còn
cảm xúc quý tộc vì chàng đặt phong tục tập quán của dòng dõi lên hàng đầu, một mực
bảo vệ nó.

 Rama là hiện thân của con người tài năng, đức độ, đứng
trên tư cách kép: con người xã hội và con người cá nhân,
giữa danh dự và tình yêu buộc chàng phải chọn lựa danh
dự để làm tròn nghĩa vụ của một vị vua anh hùng.
SITA


a. Tương tư Rama từ buổi đầu tiên bởi vẻ đẹp cường tráng, toàn mĩ
của Rama
- Nàng nằm lăn trên giường, rên rỉ: "Các em đã quên, không biết
làm giường cho êm. Các em, tất cả như muốn làm phiền tôi". Các
thị nữ chưa bao giờ thấy nàng trong tình trạng như thế, nên ban
đầu họ thấy hay hay và hơi phân vân một chút, nhưng đến khi họ
để ý đến những giọt nước mắt đang lăn trên má nàng, thì họ xúc
động đến chân thành.
- Thỉnh thoảng, họ nghe nàng vô tình bập bẹ như một đứa trẻ:
+ "Ôi, hỡi đôi vai bằng ngọc bích, hỡi đôi mắt như những cánh hoa sen, chàng là
ai? Chàng đã chiếm lĩnh trái tim tôi và làm cho tôi không còn biết thẹn thùng gì nữa?
Như một tên kẻ cắp đã lừa lấy mất trái tim tôi, lấy mất sự yên ổn trong tâm trí tôi. Hỡi
chàng có đôi vai rộng, sao mà chàng đi nhanh đến thế. Sao chàng không chịu dừng lại
thêm đôi bước để tôi còn có thể nhìn thêm một chút nữa và có thể nén được trái tim
hỗn loạn của tôi đây.”
+“Chàng đang ở đây này, nhưng chỉ một giây sau chàng đã ở đằng kia và sẽ đi mãi
mãi. Chàng phải đâu là một vị thần - đôi mi mắt chàng nhấp nháy kia mà... Hay chàng
là một tay phù thủy đi bỏ bùa cho thiên hạ? ".”
+ “Chàng là ai? Chàng đi đâu? Chỉ thoáng hiện ra như một tia chớp rồi lại đi mất.
Hay là tôi đang bị chìm trong ảo ảnh? Không, không thể như thế được - một chút ảo
ảnh không thể làm cho con người yếu đến như thế này được! ".
+ "Cả đất nước đang bị nhiễm độc. Cô nương ơi, cô làm sao có thể biết được khi cô
cứ khóa mình một chỗ và rên rỉ, khóc than! ". Rồi cô ta tiếp tục lý giải sự việc một

cách lúng túng, khó hiểu: "Con vua xứ Ayođhya... lưng dài, vai rộng, một vị thánh
dưới trần. Không ai kịp nhìn thấy việc đó xảy đến, chàng rất nhanh chóng, lẹ làng,
nhưng chàng chặn một đầu, theo lời họ nói, dưới chân chàng, còn tay chàng thì cầm
lấy đầu kia, rồi kéo sợi dây, ôi, giời!..."
- Nàng vỡ òa hạnh phúc khi người đã chiến thắng thử thách của
vua cha là Rama, người mà nàng đã si mê từ cái nhìn đầu tiên và
cả hai đã cùng xây dựng 1 cuộc hôn nhân hạnh phúc
- Khi hạnh phúc kéo dài chưa được bao lâu thì sóng gió ập tới,
Rama bị đày vào rừng. Dù Rama không có ý muốn cho Sita đi
theo nhưng nàng vì tình yêu đã dành cho Rama nên đã cùng Rama
vào rừng sống cuộc sống đạm bạc nhưng rất hạnh phúc
+ “Thiếp cùng đi với chàng, chỗ của thiếp là ở bên cạnh chàng, bất cứ đó là nơi
nào...”
+ “Sau mười bốn năm! Thế thì cuộc sống của thiếp còn có ý nghĩa gì? Thiếp thà
chết còn hơn. Nhưng có chàng, đối với thiếp chỉ là cái chết đang sống mà thôi. Thiếp


chỉ sống thực sự khi sống với chàng; rừng sâu hay lâu đài cung điện với thiếp cũng
như nhau cả”
Tình yêu nàng dành cho Rama là tình yêu chân thành và chung thuỷ, dù trong bất
kì hoàn cảnh nào, nàng vẫn luôn ở bên cạnh Rama cùng nhau chia sẻ cuộc sống trần
tục này.
b. Bị bắt: Tình yêu chung thuỷ chỉ dành cho Rama
- Khi tên đạo sĩ hiện nguyên hình là quỷ Ranava.
+ Khi Ravana sụp xuống sàn nhà, thì Sita thụt lùi và khóc to lên: “Ôi, hỡi chàng ơi!
Hỡi em Lasơmana ơi, đến cứu tôi với!”.
+ Sita lấy tay bịt tai lại: "Sao ngươi dám ăn nói như vậy? Ta không sợ chết đâu,
nhưng nếu ngươi muốn sống, thì hãy chạy trốn đi trước khi Rama nhìn thấy ngươi".
- Lúc Sita bị bắt đi, nàng chết đi sống lại mấy lần, cố nhảy ra khỏi
xe nhưng vô ích, rồi khóc, rồi gào, rồi gọi cả cây, cả chim muông,

cả tiên ở trong rừng hãy đưa ý nguyện và báo cho Rama biết tình
trạng của nàng;
- Lúc này, bọn đao phủ thấy Ravana đang đi tới, và dẹp sang một
bên. Lão đến gần Xita, nói những lời cám dỗ. Lão vừa dọa dẫm,
vừa dụ dỗ nàng làm người tình nhân hạng nhất của lão. Nhưng
nàng hiên ngang gạt phắt tất cả mọi yêu cầu của lão
- Sau khi lão đã đi, bọn quỷ cái trở nên dữ tợn đến nỗi Sita phải
khóc to: "Ôi Rama ơi! Chàng đã quên thiếp rồi sao? ". Lúc này
bọn quỷ cái rút lui, và Xita chuẩn bị để kết liễuđời mình bằng
cách tự treo lên cây bên cạnh.
c. Lòng chung thuỷ và tiết hạnh trong sạch được minh chứng.
- Sau khi được giải thoát, Sita vô cùng vui mừng và ngượng
ngùngkhi gặp Rama “Sita rất đỗi vui mừng. Lâu nay nàng ở
trong một tình trạng âu sầu, ủ rũ, không chút nào nghĩ đến việc
ăn mặc hay trang điểm, và cứ thế nàng vội vàng đứng lên ngay để
đi gặp Rama” nhưng thái độ và lời nói của Rama đã dập tắt sự vui
mừng khôn xiết ấy trong phút chốc
+ Khi vừa gặp lại Rama, nàng không hiểu được thái độ bực dọc, lạnh nhạt của
rama dành cho nàng
+ Khi bị Rama nghi ngờ phẩm hạnh và sĩ vã, nàng đã than khóc và giải thích nhưng
chẳng thể cứu vãn “Ôi, tất cả thử thách của tôi đều vô ích. Thiếp nghĩ rằng với thắng
lợi của chàng, tất cả mọi đau khổ của chúng ta sẽ được chấm dứt... Nhưng thôi,
được". Nàng quay lại phía Lasơmana và bảo: "Hãy lập tức đốt lên một giàn lửa, ngay
tại chỗ này".


+ Để chứng minh lòng chung thuỷ và đức hạnh, nàng đã nhờ tới thần Lửa, và cao
trào là hành động nàng nhảy vào giàn hoả thiêu, nhưng sự thật vẫn là sự thật, nàng
vẫn giữ nguyên sự chung thuỷ và trong sạch của mỉnh chỉ để cho Rama
“Từ trong ngọn lửa đang bốc lên, thần lửa đỡ nàng và đưa tới trước mặt Rama với

những lời ban phúc”
- Sau khi được minh oan, nàng lên làm hoàng hậu và ngày càng
đẹp hơn, sống hạnh phúc cùng Rama trong cung cùng cai quản xã
tắc
- Nhưng miệng lưỡi thế gian chẳng thể nào lường trước được, 1
đám quý tộc trong thành buông lời gièm pha chỉ trích vuađã chấp
nhận người đàn bà đã đánh mất long chung thuỷ. Và một lần nữa
nàng bị cơn ghen trút giận, Rama đày nàng vào rừng sâu khi đang
mang thai. Nàng hết sức đau khổ, chỉ biết tâm sự cùng cỏ cây
trong rừng rồi ngất xỉu.
- Mười năm sau, mọi sự việc đã sang tỏ, nàng quyết định không
gặp Rama mà muốn Đất Mẹ mở rộng luống cày để nàng quay về
nơi sinh ra nàng
 Sita là một nhân vật vời vẻ đẹp bên ngoài và tâm hồn hoà
quyện vào nhau. Nàng yêu chân thành và sắt son và chính
vì lòng chung thuỷ đó đã giúp nàng vượt qua mọi thử
thách để quay về với hạnh phúc vốn có của mình. Chính
những trạng thái tâm lí của nàng đã song hành cùng hành
động ấy đã giúp chúng ta thấy được 1 Sita xinh đẹp và có
những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Á Đông nói
chung và phụ nữa Ấn Độ nói riêng: chung thuỷ sắt son.
Dẫn chứng
Họ băng qua chiếc hào bọc quanh điện Janaka với những vòng tròn trôn ốc màu
vàng uốn lượn bên trên những dinh thự khác của đô thành. Lúc này Rama bắt đầu chú
ý đến công chúa Xita đang đứng chơi trên chỗ hành lang với cô bạn tùy tùng. Chàng
kinh ngạc đến sửng sốt trước vẻ đẹp của nàng, và cũng cùng lúc đó nàng chú ý đến
chàng. Mắt của họ đã gặp nhau. Trước đây chưa phải là lâu lắm, họ đã từng sống với
nhau ở Vaicunta trong ngôi nhà chính trên thiên đàng, như hai vợ chồng, Vixnu và
Lasơmi, nhưng giờ đây trong lốt người trần tục, phải chịu tất cả mọi điều hạn chế của
nhân gian, họ nhìn nhau như những người xa lạ. Xita, lộng lẫy trong bao nhiêu châu

báu và hoa, giữa đám người hầu hạ xung quanh, đã chói lên trong mắt chàng như một
tia chớp sáng. Nàng ngồi nhìn theo Rama đang chầm chậm khuất dần, bên cạnh người
thầy và người em thông thái. Khi chàng khuất hẳn, tâm tư nàng bỗng nhiên xao xuyến


lạ lùng. Mắt nàng bị mũi tên của tình yêu xuyên thủng, mũi tên đó về sau lại tỏa ra và
lan rộng khắp người nàng. Nàng cảm thấy đau.
- Thế rồi chàng đến phòng Xita, và thấy nàng đã sẵn sàng trong bộ
áo quần bằng vỏ cây thô - quần áo đẹp và đồ nữ trang đều đã tháo
ra và dẹp sang một bên, mặc dầu chỉ trước đây một tý thôi nàng
đã trang điểm và ăn mặc đúng như một bà hoàng hậu. Rama, mặc
dầu trong lòng rất cương quyết đối với bản thân mình, cũng cảm
thấy xao xuyến khi nhìn thấy nàng thay đổi quá đột ngột. Chàng
nói: "Phụ vương không bao giờ có ý muốn đưa nàng đi với ta. Đó
không phải là lối sống của nàng. Ta chỉ đến để từ giã nàng, chứ
không phải đem nàng cùng đi với ta...". ( bị đày )
- Than thở tìm “Rama than thở rằng chàng đã không bảo vệ được
vợ chàng. Những đồ trang sức lại càng làm cho chàng thêm nhớ
đến tội lỗi của chàng. "Dù một người xa lạ tầm thường khi thấy
một người đàn bà yếu đuối bị xúc phạm, hay bị bạc đãi cũng còn
bỏ cả cuộc đời của mình để cứu, nhưng tôi đã không bảo vệ được
vợ tôi, là người đã tin tưởng tôi tuyệt đối và đã theo tôi vào những
nơi hẻo lánh hoang vu; thế mà tôi đã để mất nàng đau đớn thế".
Rồi chàng lại khóc than, và ngã lăn ra bất tỉnh nhiều lần.”
- Đau khổ ( nc vs Xugravi) “"Tôi đã mất vợ tôi, tôi làm sao có thể
hưởng thụ cuộc đời sang trọng trong cung điện, khi vợ tôi có lẽ
đang phải chịu ở đâu đây những nỗi khổ không lường được".”
- Rama, sống riêng biệt trong những ngày thời tiết như vậy, càng
chìm sâu trong một nỗi âu sầu dằng dặc. Những điều kiện ở chung
quanh, càng làm cho nỗi đau khổ trong lòng chàng thêm gay gắt.

Giờ đây chàng không chút hy vọng nào về vợ chàng và không còn
phương nào để mong tìm được nàng nữa. Chàng bắt đầu thấy
mình có tội. Chàng nghĩ rằng mình đã quá dễ dãi với mình. "Khi
ta đang sống sung sướng ở đây, ta không tưởng tượng được nàng
đang phải chịu đựng bao nhiêu nỗi khổ cực". Khi chàng nhìn thấy
nước lụt từ trên núi tràn xuống đỏ ngầu, cuốn theo cùng với bọt
trắng những cây to bị tróc gốc, chàng lại nhớ đến Xita bị bắt đem
đi. Chàng càng thấy khổ đau và thất vọng, và chàng nhủ: "Đời ta
thật không còn có ý nghĩa gì nữa".
- “Sau khi Ravana đã chết, Rama cho Hanuman, coi như sứ giả của
chàng, đi tìm đưa Xita về. Xita rất đỗi vui mừng. Lâu nay nàng ở
trong một tình trạng âu sầu, ủ rũ, không chút nào nghĩ đến việc ăn
mặc hay trang điểm, và cứ thế nàng vội vàng đứng lên ngay để đi


gặp Rama. Nhưng Hanuman trình bày rằng Rama tha thiết muốn
nàng ăn mặc và trang điểm đàng hoàng trước khi đến với chàng.”
- Nhưng điều nàng không thể hiểu được là vì sao chàng có vẻ bận
bịu, bực dọc và lạnh nhạt.
- “Rama suy nghĩ một chốc rồi đột ngột nói: "Nhiệm vụ của ta đã
hoàn thành. Ta đã giải phóng cho nàng. Ta đã làm tròn sứ mệnh
của ta rồi. Tất cả mọi nỗ lực đó không phải nhằm thỏa mãn riêng
ta hay nàng. Đó là để giành lại danh dự cho cả giống nòi
Ikshvahu, và để tôn trọng những quy tắc và giá trị của tổ tiên
chúng ta. Đến đây, ta cần phải nói với nàng rằng thu nhận trở lại
trong đời sống vợ chồng bình thường một người đàn bà đã ở một
mình trong nhà một kẻ xa lạ là trái với phong tục, tập quán.
Không còn có chuyện lại chung sống với nhau nữa. Ta để cho
nàng tự do và muốn tùy ý chọn bất cứ một nơi nào để sống. Ta
không hề gò bó nàng bất cứ bằng cách nào".”

- Vừa nghe xong, Xita ngã xuống và khóc than: "Ôi, tất cả thử
thách của tôi đều vô ích. Thiếp nghĩ rằng với thắng lợi của chàng,
tất cả mọi đau khổ của chúng ta sẽ được chấm dứt... Nhưng thôi,
được". Nàng quay lại phía Lasơmana và bảo: "Hãy lập tức đốt lên
một giàn lửa, ngay tại chỗ này".Nhưng Rama vẫn lạnh lùng và
như có vẻ đồng tình.
- Từ trong ngọn lửa đang bốc lên, thần lửa đỡ nàng và đưa tới trước
mặt Rama với những lời ban phúc. Rama giờ đây, thỏa mãn rằng
mình đã làm tỏ rõ đức hạnh của vợ trước mặt tất cả mọi người, và
đón nàng vào trong vòng tay của chàng.
B. Ngôn ngữ nhân vật
a. Ngôn ngữ đối thoại giàu cảm xúc
- Xuyên suốt trong sử thi Ramayana ta có thể dễ nhìn thấy trong các cuộc đối thoại
của các nhân vật sử dụng rất nhiều ngôn ngữ giàu cảm xúc. Không chỉ có trong những
lời dạt dào cảm xúc yêu thương của Rama và Xita, mà nó còn thấm đẫm trong tình anh
em.
+ Trong đoạn Rama bị đày vào rừng, dường như những ngôn từ cảm xúc được dùng
như triệt để. Nó tạo nên một khung cảnh buổi chia ly đầy xúc động: “Rama nói với
Xita: “Phụ vương không bao giờ có ý muốn đưa nàng đi với ta. Đó không phải là lối
sống của nàng. Ta chỉ đến từ giả nàng, chứ không phải đem nàng cùng đi với ta”. Sita
trả lời chàng với tình cảm tha thiết:“Như chàng thấy đó, thiếp đã ăn mặc sẵn sàng rồi.
Thiếp cùng đi với chàng, chỗ của thiếp ở là bên cạnh chàng, bất cứ đó là nơi nào…”.


+ Và trong lời nói của Baratha người em thay thế Rama lên làm vua cũng không
khỏi làm lòng người nôn nao. “ Tôi không còn gì để nói nữa. Tôi sẽ trị vị mười bốn
năm mà không thêm ngày nào. Nếu sau mười bốn năm mà anh không xuất hiện, anh
Rama ạ, thì em sẽ tự hủy mình. Xin anh hãy cho em đôi giày của anh. Và em sẽ trị vị,
nhân danh vật biểu tượng này”
+ Hay trong lời nói của Lasomana nói với Rama: “ Ngoài anh ra, em chẳng còn

biết cha nào, mẹ nào cả. Anh là tất cả của em. Cuộc sống của em cũng như tay chân
và giác quan lành mạnh của em sẽ không có ý nghĩa gì cả, nếu chưa đặt anh lên chiếc
ngai vàng theo đúng quyền lợi của mình”.
Dường như những lời nói ấy nó làm người đọc phải lặng mình đi vì xúc động. Có
thể thấy đặc điểm của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại giàu cảm xúc đã làm
nâng gíá trị thẫm mĩ cho sử thi này. Nó là mạch chảy dài cảm xúc trong những trang
thiên tình sử, là nguồn cảm hứng vô tận. Có câu:“Ramayana đã thực sự trở thành bài
ca xúc động lòng người ở mọi thời đại.”
b. Ngôn ngữ đối thoại linh hoạt, trau truốt, uyển chuyển
- Sự khác biệt về lối sử dụng ngôn ngữ cũng là yếu tạo nên giá trị đích thực cho một
tác phẩm. Sử thi Ramayana là một điển hình về điều đó.Sự tinh tế khéo léo, linh hoạt
trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả đã tạo nên một bản nhạc lúc trầm, lúc bổng.
Cách chuyển biến tinh tế từ lời nói giàu cảm xúc sang chân thành rồi đầy kịch tính làm
sử thi hấp dẫn đến lạ thường.
- Ngôn ngữ đối thoại chân thật
Với những ngôn từ văn mĩ, trau truốt, bóng bẩy được sử dụng trong các cuộc đối
thoại của Rama và Sita. Mà tác giả còn chú trọng đến cách nói chân thật, mộc mạc mà
ta tưởng chừng như những lời nói dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
+ Đoạn quỷ Ravana bắt Sita vế làm vợ nàng đã cự tuyệt bằng những lời xỉ vả sâu
cay, rắn rỏi:“À thế đấy, đẳng cấp chúng bay cho đánh nhau với loài người là nhục
nhã, nhưng lại có thể say mê và lừa bịp tấn công một người phụ nữ tay không yếu
đuối, đó là một hành vi cao cả, đấy hẳn một con quỷ dữ lòng dạ sắt đá như ngươi thì
còn biết cái gì là sai, cái gì là đúng…”
+ Một đoạn trong sử thi cũng thể hiện rất chân thật bằng lối nói tự nhiên, không
tránh né, không dùng lời lẽ tế nhị để lấp liếm đi sự thật.


Đoạn thần Inđra say mê ahalia vợ của một đạo sĩ và tìm mọi cách có nàng. Cuối
cùng ông đã bị đạo sĩ trừng phạt. “Này mèo, ta biết ngươi rồi, tính đam mê đến ám
ảnh đối với giống cái là tai họa của ngươi. Như vậy sẽ có hàng ngàn dấu vết của

giống cái phủ lên trên thân thể ngươi để mọi người trên khắp cõi trần thế hiểu được
đó…”
- Ngôn ngữ đối thoại linh hoạt đầy kịch tính
Sự chuyển biến từ lối chân thật, mộc mạc sang một mảng màu sắc mới, phong cách
mới trong việc sử dụng lối nói linh hoạt, sinh động, đi cùng với những hành động thì
ngôn ngữ cũng trở nên kịch tính, cao trào hấp dẫn.
Trong trận quyết đấu giữa Rama với quỷ vương Ravana tác giả kết hợp hành động
dứt khoát, hào hùng với lời nói thúc giục mạnh mẽ như thần Matali nói với Rama
“Đây là lúc kết liễu con quỷ này. Nó ngã xuống rồi. Làm đi, làm đi.”
Rama trả lời “Trong chiến tranh giết một người đã ngã lăn ra là không đẹp ta sẽ
đợi hắn tỉnh lại” hay là đoạn khi Rama giết được quỷ Ravana cứu lại nàng Xita nhưng
mà Rama nghi ngờ đức hạnh của nàng và cuộc đối thoại đó đã giúp cho kịch tính
chuyện tăng cao và hấp dẫn hơn. “Nhiệm vụ ta đã hoàn thành.Ta đã giải phóng cho
nàng. Ta đã kàm tròn sứ mệnh của ta rồi.tất cả mọi nỗ lực lúc đó không phải nhằm
thõa mãn riêng ta hay nàng. Đó là để dành lại danh dự cho cả giống nòi Ikshvahu, và
để tôn trọng những quy tắc và giá trị của tổ tiên chúng ta. Đến đây, ta cần phải nói với
nàng rằng thú nhận trở lại trong đời sống vợ chồng bỉnh thường một người đàn bà đã
ở một mình trong nhà của một kẻ xa lạ là trái với phong tục, tập quán. Không còn có
chuyện chung sống với nhau nữa. Ta để cho nàng tự do và muốn tùy ý chọn bất cứ
một nơi nào để sống. Ta không gò bó nàng bất cứ bằng cách nào.” Từ những vốn từ
phong phú, bất ngờ tạo cho tình huống chuyện trở nên kịch tình hơn. Vì vậy, ta thấy
đặc điểm nổi bật làm cho Ramayana sống mãi trong lòng người đọc từ thế hệ này sang
thế hệ khác là nhờ sự khéo léo linh hoạt trong lối sử dụng ngôn ngữ.
c. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Ta có tiếp cận ngôn ngữ với nhiều phương diện như trong lời nói, hành động... mà
ta thường dùng. Nhưng một điểm đặc sắc trong sử thi Ramayana rất dễ nhìn thấy là lối
sử dụng đọc thoại nội tâm của các nhân vật. Rômet Đớt có nói “Ngay cả đến Sếchpia
cũng không thể diễn tả được sự thôi thúc của những tâm tình cuồn nhiệt trong lòng
một cách sống động chân thật và mạnh mẽ ghê guớm như đã thấy trong Ramayana”.



Như ta thấy trong đoạn đầu khi Sita lần đầu tiên gặp Rama nàng đã có những xáo
trộn vần vặt, đau khổ trong tâm tư của nàng. Hình ảnh chàng cứ chờn vờn trong tâm trí
nàng vì thế mà các cuộc độc thoại trong nội tâm của nàng cứ liên tiếp diễn ra khiến
nàng như điên như dại “Ôi, hỡi đôi vai bằng ngọc bích, hỡi đôi mắt như những cánh
hoa sen, chàng là ai, chàng đã chiếm lĩnh trái tim tôi và làm cho tôi không biết thẹn
thùng gì nữa?(…)hay chàng là một tay phù thủy đi bỏ bùa cho thiên hạ”. Hay đoạn
độc thoại của Rama “Cho dù tôi không được ôm nàng trong đôi cánh tay tôi, thì có
bao giờ tôi được một lần nhìn lại dù chỉ thoáng qua (…) mắt, môi, và những lọn tóc
uốn cong bay lả tả trên vằng trán, mỗi chi tiết, mỗi một nét trên khuôn mặt nàng
dường như điều có sức tấn công và quật ngã tôi...”
 Rama đau khổ không kém phần Xita, chàng cũng thổn thứctrằn trọc không
yên. Cho thấy lối ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã tạo nên sự thành công cho sử thi
Ramayana. Nó đưa tới cái mới, sự khám phá bên trong của con người. Nó như
một điểm nhấn làm giá trị sử thi trở nên bất tử.
d. Ngôn ngữ đối thoại giản dị gần gũi nhưng vẫn sang trọng
Ngôn ngữ sử dụng trong sử thi rất gần gũi, cách xưng hô phù hợp, thân mật
“chàng-nàng”; “ anh-em”. Đồng thời lời nói của nhân vật còn kết hợp với lối nói so
sánh ví von “cũng như chân tay…” rất dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo được sự sang trọng
trong cách giao tiếp của những nhân vật thuộc tầng lớp vương công quý tôc như Rama,
Sita, Lasomana, Baratha. Cách dùng từ của các nhân vật cũng rất đặc biệt-là những
nhóm từ, trường từ ngữ thuộc môi trường quý tộc “giác quan lành mạnh, chiếc ngai
vàng”, “trị vì, đôi giày của anh, nhân danh biểu tượng này”.
Tóm lại, ngôn ngữ đối thoại được sử dụng trong sử thi Rmayana vô cùng phong
phú, sống động, linh hoạt. Nó hội tụ đầy đủ những cái đẹp, cái mới, cái hay, từ
những ngôn ngữ chân thật đến những ngôn ngữ độc thoại bên trong. Khi tiếp cận
đến sử thi đọc giả luôn bị cuốn hút dù ở tầng lớp nào đi nữa điều cảm thấy ngôn
ngữ rất gần gủi gắn bó với đời sống con người.

C. Hành động của nhân vật.

 RAMA
− Lúc Sita bị Ravana bắt đi “chàng than khóc vật vã, đau đớn khôn nguôi”. Hành
động than khóc vật vã đó Rama chứng tỏ chàng là con người sống giàu tình
cảm, thủy chung, yêu thương vợ hết lòng.


− Những hành động đắt giá hơn cả góp phần quyết định tính hấp dẫn, lôi cuốn
Rama và quỷ Ravana.“Một cuộc săn đuổi trên không với tốc độ kinh hoàng.
Lão Ravana bắn cung xuống tiêu diệt tất cả mọi sinh vật trên cõi trần nhưng
tên của lão đã bị Rama lam cho vô hiệu hóa”… “những mũi tên của Rama làm
thủng áo giáp của Ravana khiến hắn giật mình” … “Ravana tung ra vũ khí
bóng tối bao trùm khắp cõi…chìm trong bóng tối đen ngòm và tất cả các sinh
vật đều tê liệt…Ravana tiếp tục tung ra chiếc đinh ba có sức tiêu diệt rất lớn
khiến cho mũi tên của Rama bị vô hiệu hóa”. Hàng loạt những hành động của
hai nhân vật cứ thay thế nhau diễn ra trước mắt người đọc, khiến cho người đọc
như đang tận mắt chứng kiến một cuộc giao chiến căng go ác liệt, hành tráng và
bất phân thắng bại, một trận chiến với quy mô lớn làm long trời nở đất và mang
nhiều yếu tố kì lạ. Cũng từ việc miêu tả hành động của nhân vật mà người đọc
có thể đánh giá được tính cách của các nhân vật với hành động của Ravana thì
chứng tỏ lão rất hiếu chiến, luôn chủ động tung ra những vũ khí lợi hại để tiêu
diệt nhanh chóng đối phương. Lão thực sự là một kẻ độc ác, bạo lực sẵn sàng
đạp bằng mọi thứ hủy diệt tất cả để đạt được múc đích. Còn Rama thì ngược lại
với hoàn cảnh của Rama (đi cứu vợ) thì đúng ra những hành động chủ động
giao chiến phải xuất phát từ anh nhưng Rama lại chọn thế phòng thủ, hầu hết
những hành động của Rama đều là phòng thủ. Thậm chí cuối trận giao chiến khi
Ravana bất tỉnh, cũng là lúc khiến Rama ra đòn quyết định chiến thắng nhưng
hành động “ chờ Ravana tỉnh lại” càng cho người đọc ngưỡng mộ tinh thần
nghĩa hiệp của Rama. Hành động này góp phần tạo nên tính cách bao dung, độ
lượng đáng quý của con người gốc gác thần tiên.
− Khi Sita quyết định nhảy vào lửa “Rama lạnh lùng như có vẻ đồng tình, khi

ngọn lửa chuẩn bị thiêu sống vợ mình đã lên tới những cây cao,mà Rama vẫn
không nói gì”. Việc Rama không nói gì vẫn lạnh lùng trước cái chết cận kề của
vợ đã chứng minh lòng ghen tột độcủa Rama, chứng minh sự im lặng đáng sợ
của người đàn ông mang trong mình quyền lực.
SITA
− Sita rơi vào tay Ravana, một tên quỷ sứ dâm dục, tàn bạo,hắn dùng mọi thủ
đoạn để quyến rũ và dọa dẫm nàng, nhưng nàng vẫn kiên trinh bất khuất
vững lòng chung thủy, chống trả một cách quyết liệt. Trước những lời lẽ
ngon ngọt của quỷ sứ Ravana, nàng “chỉ ngồi bó gối che thân hoàn toàn cự
tuyệt”. Hành động này cho thấy tính cách chung thủy đại diện cho mẫu
người phụ nữ Ấn Độ cổ đại. Nàng mang trong mình tình yêu tận hiến,
bất chấp nguy hiểm, hy sinh vì chồng.


− Khi bị Rama nghi ngờ, nàng đã kêu khóc thảm thiết, nàng ngã xuống và
khóc than: “Ôi tất cả thử thách của tôi đều vô ích. Thiếp nghĩ rằng với
thắng lợi của chàng,tất cả mọi đau khổ của chúng ta sẽ được chấm dứt…
Nhưng thôi, được”.Nàng quay lại phía Lasomana và bảo: “Hãy lập tức đốt
lên một giàn lửa, ngay tại chỗ này”. Nàng đòi minh oan cho mình bằng
cách nhảy vào giàn hỏa thiêu, nàng cầu khẩn thần lửa: “Nếu con trước sau
một lòng một dạ với Rama thì cúi xin thần hãy tìm hết cách bảo vệ
con,Rama đã coi một người phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng
nếu con trong trắng xin thần Agni phù hộ cho con”. Đây là hành động
chứng minh sự trong sáng và lòng thủy chung của Sita đối với Rama.
III.Tổng kết:
Sử thi Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi
mối tình chung thủy của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người
Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được
những gương mặt có tâm hồn trong sáng và trái tim nhân hậu. Đặc điểm nổi bật khiến
Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của

yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường đậm
màu thần thoại và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng, bi
tráng và một điều không thể thiếu đó chính là những kịch tính được xây dựng trong tác
phẩm.
Thông qua những cuộc giao tranh chống lại cái ác của hoàng tử Rama và những
đoạn đối thoại mâu thuẫn của các nhân vật đã đẩy tác phẩm lên đỉnh điểm của những
kịch tính cao nhất, nhờ có nghệ thuật kịch tính mà xung đột giữa các nhân vật trong sử
thi càng được bộc lộ rõ hơn đặc biệt là bản thân các nhân vật thông qua hành động và
ngôn ngữ của mình càng thúc đẩy kịch tính trong tác phẩm thêm phần gay cấn và hấp
dẫn, từ đấy càng làm bậc lên sức ảnh hưởng vô cùng to lớn của bộ sử thi vĩ đại này.



×