Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan trong sử thi tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.7 KB, 94 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử đã chứng tỏ rằng, văn hóa là nguồn gốc của sức mạnh và sự
trường tồn của mỗi dân tộc. Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển
của nhận thức và thực tiễn, càng ngày người ta càng nhận thấy vai trị quan
trọng đặc biệt của văn hóa đối với đời sống của mỗi quốc gia cũng như sự
phát triển của toàn thể nhân loại.
Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân
ta đã xây đắp nên một nền văn hóa kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản
sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc
Việt Nam.
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa mang lại cho nhân loại nhiều cơ hội và
thách thức, tạo nên những biến đổi trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất đang cuốn hút
tất cả các quốc gia dân tộc, các khu vực và các tổ chức quốc tế vào vòng xốy
của nó. Tồn cầu hố hiện nay khơng chỉ là tồn cầu hố về kinh tế, mà cịn là
tồn cầu hố cả về văn hố, về chính trị và về xã hội. Từng quốc gia, dân tộc
cũng như toàn nhân loại không chỉ đang đứng trước những vấn đề kinh tế - xã
hội gay gắt mà còn phải giải quyết những vấn đề văn hố hết sức cấp bách.
Tồn cầu hoá, một mặt, đem lại những tác động và ảnh hưởng tích cực, những
cơ hội hội nhập, giao lưu và phát triển cho các nước chậm phát triển và đang
phát triển, tạo ra sự xích lại gần nhau hơn để giải quyết những vấn đề chung
như hồ bình, ổn định, hợp tác cho tất cả các nước. Mặt khác, toàn cầu hoá
cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều lĩnh vực nhất là trên lĩnh
vực văn hoá và bản sắc văn hoá của từng quốc gia, dân tộc.


2


Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước hiện nay, bên cạnh việc
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải
“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế
thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để văn hoá thực sự là nền
tảng tinh thần của xã hội...” [7, tr.40].
Như vậy, việc kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa của dân tộc mà cha ơng
ta đã dày công xây dựng và lưu giữ với tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm tạo ra
những giá trị bền vững về văn hóa cho đất nước trong quá trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hố theo hướng hiện đại là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết.
Ở Việt Nam, Tây Nguyên là miền đất huyền thoại, là nơi cư trú rộng
lớn của các dân tộc thiểu số anh em: Êđê, Mnơng, Gia Rai, Ba Na....Đây cịn
là vùng đất với những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá, vùng đất của
những điệu cồng chiêng, của rượu cần, đàn Tơrưng,... và đặc biệt là một
“vùng sử thi” vơ cùng phong phú. Sử thi đóng một vai trị rất quan trọng trong
đời sống văn hóa của người dân Tây Ngun, với những giá trị văn hóa tinh
thần vơ giá, sử thi Tây Nguyên đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc
ở một vùng đất huyền thoại và nhiều tiềm năng. Vì vậy, việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên qua việc tiếp tục sưu tầm,
nghiên cứu sử thi ở nhiều góc độ khác nhau là việc làm hết sức cấp thiết và có
ý nghĩa cực kỳ to lớn. Đây có thể là sự sống cịn của một cộng đồng, một dân
tộc, bởi lẽ văn hóa là nguồn gốc sức sống của mỗi dân tộc và sử thi Tây
Nguyên là yếu tố văn hóa sâu đậm nhất.
Sử thi Tây Nguyên đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và tiếp cận từ
nhiều phương diện khác nhau như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tín
ngưỡng, phong tục, lễ hội, v.v.. Những nghiên cứu có giá trị đó của nhiều nhà
nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước đã khẳng định được giá trị văn hóa tinh


3


thần của sử thi Tây Nguyên. Tiếp tục nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên, đặc
biệt là tìm hiểu những khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan, nhằm khai
thác những giá trị về mặt triết lý và phần nào ở tầm tư tưởng triết học, từ đó
khẳng định sức sống mãnh liệt của sử thi Tây Nguyên trong đời sống tinh
thần của người Tây Nguyên nói riêng, đồng thời góp phần xây dựng “một nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” như tinh thần nghị quyết
Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) và Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra. Đó là lý
do chúng tơi viết luận văn: “Khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan
trong sử thi Tây Nguyên”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nền văn hố truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên là vô cùng quý
giá và đa dạng. Đây chính là những nhân tố góp phần vào hành trang văn hố
dân tộc trong q trình hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc
cũng như bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã
đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Việc sưu tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên trong nhiều thập kỷ qua
vẫn được tiến hành liên tục và ngày càng mở rộng. Sử thi Tây Nguyên đã là
đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và các thành tựu đạt
được về lĩnh vực nghiên cứu này rất đáng ghi nhận. Đã có rất nhiều bài viết,
bài báo, cơng trình khoa học nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên trong đó đáng
lưu ý nhất là các cơng trình của GS,TSKH Phan Đăng Nhật: “Sử thi Êđê”
(1991), “Nghiên cứu sử thi Việt Nam” (2001), “Thuộc tính cơ bản của sử thi”
(2003). Trong cơng trình nghiên cứu công phu này, tác giả nghiên cứu nhiều
sử thi nhưng tập trung nhất là về sử thi Êđê ở phương diện văn học: đặc điểm,
nội dung, nghệ thuật, hệ thống các loại và các kiểu đề tài của sử thi,... Tiếp
đến phải kể đến đó là các bài báo, các cơng trình nghiên cứu của GS.TS Ngơ



4

Đức Thịnh: “Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân gian”( 2001), “Những
mảng màu văn hóa Tây Nguyên” (2007),... PGS.TS. Phan Thị Hồng với các
cơng trình: “Giơng nghèo tám vợ - Tre Vắt ghen ghét Giông” (Trường ca dân
tộc Bahnar) (1996), “Giông, Giơ mồ côi từ nhỏ” (1999), “Nhóm sử thi dân tộc
Bahnar” (2006). Đặc biệt, phải kể đến dự án: “Điều tra, sưu tầm, bảo quản,
biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” theo chủ trương của chính
phủ tiến hành từ 2001-2007. Kết quả của dự án là đã sưu tầm được hơn 800
sử thi của các dân tộc. Viện Khoa học xã hội Viện Nam đã cho xuất bản bộ
“Kho tàng sử thi Tây Nguyên” (2005) bao gồm 75 tác phẩm sử thi in trong 62
tập. Tiếp đến, năm 2009, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu
văn hóa đã xuất bản bộ “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam” với 23 tập, trong đó bàn về sử thi có các tập từ tập 4 đến tập 11. Hầu
hết các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu là ở góc độ điều tra, sưu tầm, bảo
quản, biên dịch, xuất bản các tác phẩm sử thi, còn các bài viết, bài báo chủ
yếu khai thác các tác phẩm sử thi Tây Nguyên từ các phương diện như ngữ
văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục và
lễ hội... song hầu như chưa được tiến hành đồng bộ và chuyên sâu, trong đó
nhiều vấn đề mới chỉ là những bước gợi mở ban đầu. Đặc biệt, khi xem xét nó
dưới góc độ triết học hay nói cách khác đó là tìm hiểu từ góc độ triết học
những khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan, hay triết lý nhân sinh, trong
sử thi Tây Ngun thì, theo sự hiểu biết cịn hạn chế của chúng tơi, hầu như
chưa có bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào.
Từ đó tác giả tin rằng, cho đến nay, chưa có cơng trình nào đã xuất bản
trùng với hướng tiếp cận của nội dung đề tài “Khía cạnh thế giới quan và
nhân sinh quan trong sử thi Tây Nguyên” và tác giả hy vọng luận văn sẽ góp
phần chỉ ra những khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan bổ sung vào hệ
giá trị của kho tàng sử thi Tây Nguyên.



5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn bước đầu chỉ ra những khía cạnh thế giới quan và nhân sinh
quan trong Sử thi Tây Nguyên, trên cơ sở đó rút ra những giá trị về mặt triết
lý trong quan niệm của người Tây Nguyên xưa về thế giới, về vị trí, vai trò
của con người trong thế giới, về triết lý sống, đạo làm người... trong sử thi
Tây Nguyên, bổ sung vào hệ giá trị của kho tàng sử thi Tây Nguyên, góp phần
nâng cao ý thức của đồng bào các dân tộc Việt Nam trong việc khôi phục, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trước xu thế
hội nhập và dưới những tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn làm rõ:
- Những khía cạnh thế giới quan trong sử thi Tây Nguyên
- Những khía cạnh nhân sinh quan trong sử thi Tây Nguyên
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu những khía cạnh triết học trong sử thi Tây Nguyên
qua một số sử thi Êđê và Ba Na: Đam Xăn, Dăm Di đi săn, Khinh Dũ, Dăm
Ktek Mlan, Nàng H’Bia Jâ, Xinh Nhã, Dăm Phu, Gi Dông, Jing Chơ Ngă,
H’Bia Drang, Gyông Gyỡ, Gyông Dư, Dăm Noi, Yông trong Yoăn, Gyông
nghèo tám vợ, Giông, Giơ mồ côi từ nhỏ,...
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn sử dụng các nguyên tắc cơ bản
của triết học Mác - Lênin: nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội;
nguyên tắc phản ánh lêninnít; quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa; các văn
kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến văn hóa.



6

Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Luận văn sử dụng phương pháp kết hợp logic với lịch sử; phân tích và
tổng hợp; phương pháp chú giải (thông diễn); phương pháp so sánh.
Nguồn tư liệu sử thi:
Chủ yếu sử dụng Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam (2009), Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hoá, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội và Bộ “Kho tàng sử thi Tây Nguyên”
(2005),Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hoá. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Thơng qua sự khái qt khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan, luận
văn góp phần chỉ ra những giá trị về mặt triết học trong hệ giá trị của kho tàng
sử thi Tây Nguyên, khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào
các dân tộc Tây Nguyên vốn đã được hình thành từ khi xã hội chưa có sự
phân chia giai cấp song lại chưa được khai thác ở góc độ tiếp cận của đề tài.
Qua đó, góp phần nâng cao ý thức tự hào dân tộc, góp phần củng cố và phát
huy khối đại đoàn kết các dân tộc theo chủ trương của Đảng hiện nay đồng
thời nêu lên một số kiến nghị về việc bảo tồn những giá trị đó.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến sử thi Tây Nguyên và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.


7

NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI QUAN, NHÂN SINH QUAN VÀ
SỬ THI TÂY NGUYÊN
1.1. Khái quát chung về Tây Nguyên và sử thi Tây Nguyên
Tây Nguyên, với 5 tỉnh gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông,
Lâm Đồng và là một trong sáu vùng kinh tế của cả nước, tuy diện tích tự
nhiên chỉ bằng 16,3% diện tích tự nhiên của cả nước và dân số cũng chỉ
chiếm 5,3% cả nước, nhưng Tây Nguyên lại là một địa bàn chiến lược rất
quan trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Các
dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có nền
văn hố cổ truyền độc đáo, phong phú và rất đa dạng. Nền văn hoá Việt Nam
là nền văn hoá đa dạng trong thống nhất, là vườn hoa mn màu mn sắc toả
ngát hương thơm thì văn hoá cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên là một trong
những bộ phận cấu thành rất quan trọng để làm nổi bật nên diện mạo đó. Sau
ngày giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây
Nguyên, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam, trân trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự phát
triển chung của đất nước, bộ mặt kinh tế - xã hội Tây Nguyên có nhiều thay đổi
tích cực, đời sống văn hố vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được cải
thiện rõ nét. Bên cạnh những thành tựu cơ bản đó, hiện nay nhiều vấn đề về
kinh tế, văn hoá xã hội ở Tây Nguyên còn cần phải tiếp tục được giải quyết
trong thời gian sắp đến, trong đó đáng chú ý là trên lĩnh vực văn hoá.


8

Lần về cội nguồn, Tây Nguyên là địa bàn cư trú của 13 đồng bào dân
tộc thiểu số bản địa có truyền thống văn hố lâu đời như Bana, Êđê, M’nông,

Striêng, Giarai, K’hor… Sau năm 1975, với chủ trương của Đảng và Nhà
nước tổ chức di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đến nay ở Tây Nguyên đã
có khoảng 40 dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống. Sống chan hoà, đan xen,
đoàn kết trên dải đất cao nguyên hẹp từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên đã có sự giao lưu và những ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục tập
quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa. Những nét tương đồng và dị biệt trong văn
hoá các tộc người ở Tây Nguyên đã làm cho bức tranh đời sống văn hoá trong
khu vực có nhiều mảng màu, sắc thái khác nhau. Nền văn hoá cổ truyền của
các tộc người Tây Nguyên là nền văn hố hình thành trên cơ sở nền kinh tế
nơng nghiệp nương rẫy, tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, gắn
bó hồ quyện với thiên nhiên, mang nhiều dấn ấn của chế độ mẫu hệ và tàn
dư của chế độ công xã thị tộc nguyên thuỷ. Các giá trị văn hóa, văn nghệ cổ
truyền các tộc người Tây Nguyên phản ảnh mơ ước, nguyện vọng ấm no,
sung túc của con người nông nghiệp. Dù đang ở giai đoạn thấp của sự phát
triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất giàu khả
năng sáng tạo và biểu cảm nghệ thuật. Nhắc đến những sắc thái đặc sắc của
văn hoá trong khu vực, người ta sẽ nhớ ngay đến sắc thái văn hóa cộng đồng
với những bộ phận như:
- Bộ phận văn hoá vật thể với nhà Rông và các nhà sàn theo nhiều kiểu
dáng khác nhau, nhà mồ và tượng nhà mồ, một số vật dụng hàng ngày, các
công cụ sản xuất và các nhạc cụ dành cho lễ hội như Cồng, Chiêng, các loại
hình nghệ thuật dân gian như Đàn đá, Đàn tơrưng,…
- Đặc biệt, bộ phận lớn nhất trong nền văn hoá cổ truyền các tộc người
Tây Nguyên là các hình thức và hoạt động văn hố phi vật thể. Đây là bộ
phận có vai trị rất quan trọng, vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là tác nhân làm


9

cân bằng đời sống xã hội và con người. Nền văn hố cổ truyền Tây Ngun

nhìn chung đa số tồn tại dưới dạng văn hố dân gian. Đó là các bộ sử thi nổi
tiếng của đồng bào như Đam Xăn1, Xinh Nhã, ĐămBri, Đăm Dí, Rơ Păm,
Khinh Dú... với các nghệ nhân hát kể các bộ sử thi đó như Khan (Êđê), Hơri
(Giarai), Hơmon (Bahnar), Ot’ nrông (M’nông), Akhatgukhar (Rắcglây), hoặc
có nhiều thầy cúng (Pơtau), các Luật tục giống như Hương ước của người Kinh.
Các lễ hội cứ nối tiếp nhau từ mùa xuân năm nay đến năm sau như đâm trâu
(Groongk’po), cầu an cho lúa (Sômah kwai), bỏ mả (Pớatpothi), cúng đất làng,
lễ mừng, tết cơm mới, múa trống, múa xoang, múa khiên, đánh cồng, đánh
chiêng… cùng với những lễ hội đó, đời sống tâm linh của các tộc người ở đây
cực kỳ phong phú mà các nhà nghiên cứu dân tộc học gọi là tín ngưỡng “vạn vật
hữu linh” với các hình thức biểu hiện như Tơ tem giáo, Bái vật giáo,…
Sử thi đóng một vai trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa của
người Tây Nguyên. Việc sưu tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên trong
nhiều thập kỷ qua vẫn được tiến hành liên tục. Sử thi Tây Nguyên đã là đối
tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và các thành tựu đạt được
về lĩnh vực nghiên cứu này rất đáng ghi nhận. Tiếp tục nghiên cứu sử thi Tây
Nguyên dưới góc nhìn triết học chúng tơi nhận ra: giá trị của sử thi không chỉ
dừng lại ở các phương diện ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức
dân gian, tín ngưỡng, phong tục và lễ hội mà nó còn ở các quan niệm về thế
giới và nhân sinh, ở triết lý sống của chính các dân tộc Tây Nguyên đã được
hình thành ngay từ khi xã hội chưa có sự phân chia giai cấp.
Như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, sử thi Tây Nguyên là “sử thi
sống”, nghĩa là nó khơng chỉ là hiện tượng văn học đã qua, nó cịn là một hiện
tượng văn hóa đương đại. Vùng sử thi Tây Nguyên đã được xác định trùng
1

Tên của các sử thi phát âm theo tiếng địa phương được các nhà nghiên cứu sử thi Việt Nam phiên âm theo
tiếng quốc ngữ. Theo GS.TSKH Phan Đăng Nhật, Đam Xăn là tên gọi được phiên âm theo tiếng Quốc ngữ.
Vì vậy, trong luận văn này, chúng tơi thống nhất dùng từ Đam Xăn.



10

khớp hồn tồn với vùng văn hóa Tây Ngun. Mỗi tác phẩm sử thi Tây
Nguyên tổng hòa trong nội dung và hình thức của nó cả phương diện nhận
thức thẩm mĩ của nhân dân về thực tại, cả các phương diện khác bao trùm mọi
lĩnh vực của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội Tây Nguyên
như lịch sử, tín ngưỡng, tâm lý, triết lý, những kiến thức địa lý, kiến thức về
thiên nhiên, những kiến thức về ứng xử trong gia đình, cơng đồng, v.v. Và
điều khó khăn hơn cả đối với việc tiếp cận sử thi Tây Nguyên là những vấn đề
về thực tại khách quan của xã hội, lịch sử, tự nhiên ấy không được phản ánh
theo kiểu sao chụp nguyên xi mà tất thảy đều bị khúc xạ, biến dạng đi bởi
quan điểm thẩm mỹ của người Tây Nguyên. Thế giới hình tượng, sự kiện,
tình tiết trong sử thi đương nhiên bắt nguồn từ thực tại núi rừng, làng buôn
Tây Nguyên nhưng khác hẳn về chất so với ngun hình của nó tồn tại ngồi
thế giới khách quan. Có như vậy thì sử thi Tây Ngun mới trở nên là cơng
trình nghệ thuật với tất cả giá trị độc đáo của nó. Chính các đặc điểm độc đáo
ấy của sử thi Tây Ngun địi hỏi người tiếp cận phải đặt nó trong cái nhìn
văn hóa. Cùng với cách tiếp cận tác phẩm dưới cái nhìn văn hóa, cách tiếp cận
dưới góc độ triết học sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn các giá trị của sử
thi Tây Nguyên.
1.1.1. Điều kiện địa lý, lịch sử - xã hội Tây Nguyên
1.1.1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên vùng Tây Nguyên
Nền văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên là vô cùng quý
giá và đa dạng, gắn liền với những điều kiện tự nhiên và địa lý. Chính những điều
kiện đó đã góp phần vào hành trang văn hố dân tộc các dân tộc Tây Nguyên.
Tây nguyên, dằng dặc một miền núi Trường Sơn chạy suốt miền Trung
đất nước, từ cực Bắc Kon Tum, đến cực Nam Lâm Đồng. Khi xem xét đến
đặc điểm quần cư của dân tộc thiểu số miền Trung – Tây Nguyên, không thể



11

khơng thấy rằng địa hình và khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của các
tộc người, ngoài các điều kiện kinh tế - xã hội.
Các vùng núi cao và cao nguyên miền Trung không chỉ giới hạn ở Việt
Nam, mà là một bộ phận không thể tách rời của vùng núi cao nguyên Trung –
Hạ Lào và Đông – Bắc Campuchia. Cả ba vùng núi và cao nguyên này hợp
thành một khối thống nhất.
Có thể phân chia miền cao nguyên Trung bộ (Tây Nguyên) ra làm 4
tiểu vùng như sau:
1. Khối núi đá bắc Tây Nguyên
Đây là một vùng có địa thế hiểm trở nhất trong khu vực miền núi và
cao nguyên Trung Bộ, gồm những đỉnh núi cao nhất vùng như đỉnh Ngọc
Linh (cao 2598 mét), đỉnh Mô Via (2338 m), đỉnh Ngọc Am (2251 m)… là
vùng núi đá granit kết tinh nên giao thông rất khó khăn, do đó mà cư dân thưa
thớt. Có học giả còn cho đây là vùng núi người Xơđăng sinh sống. Nơi đây
tập trung rất nhiều tài nguyên phong phú.
2. Cao nguyên Pleiku và Kon Tum
Cao nguyên Pleiku kéo dài từ thượng nguồn sông Pô Cô và quốc lộ 19
đến sơng Đà Rằng. Về phía Tây, có một nhánh của sơng Đà Rằng là sơng
Ayun, với các vết tích của núi lửa còn được bảo tồn nguyên vẹn (núi Hàm
Rồng ở Pleiku), cùng với hệ thống các hồ trên miệng núi lửa. Đây là khu vực
chia nước quan trọng nhất cho các dịng sơng chảy về phía biển Đơng và về
phía sơng Mê Kơng. Lớp đất bazan bị phong hóa thành đất đỏ phủ kín diện
tích rộng, tạo thành một vùng đất lớn màu mỡ.
Phía đơng có một loạt dãy núi chạy song song với bờ biển, ở độ cao
tương đối từ 1200 đến 1700 m, trong đó Cu Drang và núi Tiếc, nằm giữa con
sông Ba và biển lại là ba dãy núi thấp dần về phía đồng bằng. Cao nhất là
ngọn núi Cư Nhơn (sau này gọi là núi Phú Nhơn). Mặc dù bị án ngữ bởi 2 dãy



12

đèo cao khoảng 300m là Măng Giang và An Khê, nhưng có địa hình thoai
thoải dần, nên việc thơng thương, trao đổi hàng hóa giữa miền xi và miền
núi rất thuận lợi. Vua Quang Trung thuở sinh thời có vợ người dân tộc Bana ở
An Khê và kết giao thân thiện với các tù trưởng người Xơđăng, cũng ở vùng
giáp ranh này.
3. Cao nguyên Đắc Lắc
Cao nguyên Đắc Lắc nằm từ lưu vực sông Ayun đến vùng trũng hồ Lắk
tạo nên. Mặc dù là một nhánh sông Đà Rằng, nhưng con sông Ayun là sông
duy nhất chảy xuyên đến tận sườn phía Tây của dãy Trường Sơn, tạo nên một
vùng cao nguyên trẻ gồm những bình nguyên ở độ cao 400 – 500 m so với
mặt biển, đơi chỗ có địa hình lượn sóng. Đây là một cao ngun có bề dày bởi
đất bazan, tạo nên một miền đất vô cùng phì nhiêu.
Phía Nam cao ngun Đắc Lắc có một vùng trũng hình thành từ phù sa
của những con sơng Krông Knô, Krông Ana, với một bề mặt hết sức bằng
phẳng. Chính vì vậy mà các con sơng khó thốt, loang ra thành một một hệ
thống các hồ khá lớn như các hồ Yok Dania, hồ Ea Rbin, hồ Lắk, hồ
Choăik… tạo nên một vùng đồng bằng màu mỡ trên một bình độ khá cao so
với mặt biển. Do đó, một số tộc người ở vùng này đã biết khai thác ruộng
nước, như ở vùng quang hồ Lắk, đôi bờ sơng Krơng Ana.
Một số dãy núi nằm trong địa hình cao nguyên Đắc Lắc như Cư Yang
Sin, Dlie Ya… và chính cao nguyên này, cũng thấp dần về phía Tây, ở sát
vùng biên giới Lào - Campuchia có nơi độ cao chỉ cịn 200 m. Do vậy mà có
một số con sơng đổ về phía sơng Mê Kơng, như sơng Sê San, sơng Serepok.
Nằm trong khu vực này có khu bảo tồn thiên nhiên rộng nhất nước ta:Yook Đôn.
4. Cao nguyên Lâm Đồng – Di Linh là một khối kéo dài mang hình chữ
nhật từ phía Đơng Campuchia xuống đến giáp miền Đông Nam Bộ, cao trung



13

bình 1500m. Sườn phía Nam của cao ngun Di Linh khá dốc. Địa hình ở đây
gồm nhiều đồi trịn do chịu tác động của một quá trình rửa tràn ở trên mặt.
Bề mặt cao nguyên Lâm Đồng được bao phủ bởi một lớp phù sa của
những con sông uốn khúc, có nhiều dãy núi cao ngăn cách với bờ biển, trong
đó có 2 dãy núi song song, dãy thứ nhất có các đỉnh Cư Dang Sin (2405m),
đỉnh Yan Bơng (1749m). Dãy thứ 2 có núi Đan Sê Na (1950m) và núi Lang
Bian (2163m). Địa hình này hình thành nên khu bảo tồn thiên nhiên Cư Dang
Sin và Nam Ka. Phía đơng có một dãy núi khác chạy theo hướng bắc - nam,
gồm một số đỉnh núi như: Yang Riết (1751m), Bi Đúp (2287m)… chỉ có một
trục giao thơng chính nối với bờ biển miền trung là quốc lộ 2 từ Phan Rang đi
lên, qua đèo Ngoạn Mục.
Cao nguyên Di Linh thấp hơn cao nguyên Đà Lạt, nhưng vẫn còn ở độ
cao 1000m để tạo nên một dạng địa hình khá phẳng và rộng, phát sinh từ sự
xâm thực của cao nguyên Lâm Đồng mà ra. Bề mặt cao nguyên Di Linh được
bao phủ một lớp đất bazan dày, đã biến thành đất đỏ, phía tây có 2 cao ngun
ở khu vực ba biên giới, lấy tên gọi của 2 tộc người cư trú tập trung đông trong
vùng này là cao ngun Mnơng và cao ngun Mạ… Phía bắc cao khoảng
600m, thấp dần về nam, chỉ còn chừng 500m. Trừ một số khu vực phía đơng
cao ngun Mnơng cấu tạo bởi đá phiến và đá cát (như vùng Bù Đăng) vẫn là
đất đỏ bazan. Trên cao nguyên này, nổi lên một số đỉnh núi chạy theo hướng
tây – đông, như núi Bu Kar (900m), núi Nâm Jer Bri (1700m).
Bởi là vùng đất cao và phẳng, với dãy núi Trường Sơn như là sườn của
cao nguyên miền tây đổ dốc đứng xuống miền ven biển miền trung nhỏ hẹp,
nên chỉ ở miền núi Tây Nguyên mới có nhiều mặt bằng rộng rãi, như những
đồng bằng cao, lượn sóng thoai thoải, thuận lợi cho việc canh tác.
Do cấu tạo của địa hình, nên mặc dù là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm,

nhưng khơng đồng nhất các vùng. Ví dụ: Krong Pa (Gia Lai), thường chỉ có


14

mưa trong 3 tháng còn các vùng khác mùa mưa kéo dài từ 4 đến 6 tháng trong
năm, chiếm 50% lượng mưa cả nước, khiến khơng khí có độ ẩm lớn. Mùa khô
kéo dài đến khoảng 5-6 tháng trong năm, làm cho nước trên bề mặt khô cạn.
Nhiệt độ ở Tây Nguyên bao giờ cũng thấp hơn đồng bằng từ 3-5 oC. Vùng Đà
Lạt, với độ cao 1500m, nhiệt độ càng thấp hơn.
Hệ thống sông trên cao nguyên miền tây ít đều thuộc lưu vực sông Mê
Kông, như Krông Pô Cô ở Kon Tum chảy vào sông Sê San, sông Ea Hleo,
Krông Nô, Krông Ana (Đắc Lắc và Đắc Nông) chảy vào sông Serepok, đều
đổ về hướng tây, vào sông Mê Kơng. Do độ dốc và địa hình hiểm trở mà tạo
nên nhiều ghềnh thác. Các con sông này khác với các sông Yaun, sông Ba
(Gia Lai), đều ngắn và chảy vào sông Đà Rằng, đổ ra lưu vực biển Đông.
Lượng nước trên các sông này đều thất thường, mùa khơ rất cạn, thậm chí có
thể lội qua được, nhưng mùa mưa, nhất là 2 tháng 10 và 11 nước lớn có thể
gây lũ lụt.
Đất đai Tây Nguyên có nhiều loại, nhưng chiếm diện tích lớn nhất là
đất đỏ bazan (chiếm 25% diện tích tồn Tây Ngun), do đó rất phì nhiêu.
Tuy nhiên, do thiếu nước nên mùa khơ canh tác cũng khó khăn. Trước giải
phóng đã có cơng trình thủy điện và hồ chứa nước Đa Nhim. Sau này đất
nước thống nhất, nhiều cơng trình thủy điện, thủy lợi đã tạo nên nguồn nước
giúp cho việc canh tác nông nghiệp và đời sống kinh tế Tây Nguyên phát
triển, như các cơng trình thủy điện: Ya Ly (Gia Lai), Drai Hlinh (Đắc Lắc)
cũng góp phần tạo nên sự thay đổi điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên.
Rừng Tây Nguyên chủ yếu là rừng khô, thưa, với nhiều chủng loại cây
quý hiếm, như cẩm lai, giáng hương, gụ,v.v. Nhưng tùy theo sự thay đổi của
thành phần đất đai, mà tập trung các loại cây khác nhau. Ví dụ: ở vùng ven

sơng, khí hậu ẩm ướt có những loại cây thuộc rừng nhiệt đới ẩm. Những vùng
đất đỏ bazan cây cao thân lớn: bằng lăng, muồng, sao… ở những vùng đất


15

xám, thường có loại cây mọc sần sùi, cong queo, như các loại ca chit, vên
vên. Những khu vực khô hạn nhiều, điển hình là rừng sa van và sa van cỏ
tranh (như vùng đồng cỏ M’Drak của Đắc Lắc )… tại vùng Đà Lạt lại thuần
giống thông ba lá. Vùng Kon Ha Nừng, núi Chúa (Gia Lai) còn nhiều rừng
nguyên sinh thuộc loại nhiệt đới ẩm.
Do điều kiện tự nhiên trên, nên đất đai Tây nguyên tuận tiện cho việc
phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su. Bên cạch đó, một số
cây như bơng vải, chè, ca cao, bắp lai và các loại đậu đỗ cũng đang được
trồng trên diện rộng. Những năm gần đây cịn phát triển mạnh các loại cây ăn
trái. Ngồi canh tác lúa rẫy theo truyền thống từ lâu đời, nhờ lợi dụng địa hình
đất dốc, các dân tộc Tây Nguyên đã bắt đầu học thâm canh cây lúa ruộng, áp
dụng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất. Phát huy thế mạnh của các
đồng cỏ sa van, nghề chăn ni đại gia súc phát triển. Cá biệt cịn có vùng có
nghề truyền thống săn bắt và thuần dưỡng cũng như buôn bán voi tại các vùng
Buôn Đôn, Ea H’Leo, Krong Nơ (Đắc Lắc ), Nhơn Hịa (Gia Lai)… Đó là
nghề đặc biệt chỉ có ở Tây Nguyên.
Các tài nguyên khống sản ở Tây Ngun khơng nhiều, nhưng cũng có
một số như: mỏ bơ xít, mỏ đá saphia ở Đắc Nơng, quặng sắt ở Kon Tum.
Trước giải phóng, Tây Ngun thuộc vùng ít dân nhất trong các tỉnh
phía Nam, đa số chỉ là các sắc tộc ít người bản địa, với thành phần 12 dân tộc.
Ngày nay, do sự điều chuyển phân bổ lại dân cư của nhà nước để hình thành
các vùng kinh tế, và làn sóng di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía bắc, số
lượng dân cư của vùng này tăng rất nhiều lần cả theo cơ học và sinh học.
Hiện có gần như đầy đủ 54 thành phần dân tộc trên khắp cả nước cư trú tại

Tây Nguyên. Tình trạng tăng vọt dân số khó kiểm sốt này kéo theo sự tàn
phá rừng khốc liệt đã tạo nên nhiều biến động cơ bản về điều kiện tự nhiên ở
Tây Nguyên.


16

1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
* Đặc điểm kinh tế
Hai đặc tính cơ bản của kinh tế cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên tính cho đến năm 1975 là:
- Dựa vào thiên nhiên và mang nặng tính tự cấp tự túc, với sự phân bố
lao động theo giới tính khá chặt chẽ.
- Không tính đến các yếu tố cần phải quy hoạch, cần phải tính toán;
lãng phí vật liệu xây dựng cũng như lương thực, thực phẩm.
Đại đa số cư dân Trường Sơn – Tây Nguyên làm rẫy trên đất bằng và
trên đất dốc (rẫy dốc thường ở những vùng núi, rẫy bằng tập trung ở các vùng
đất đỏ), theo phương thức quay vòng (rẫy được trồng trọt theo kiểu luân canh
từng khoảng khép kín từ 2 – 3 vụ. Sau đó hơn 10 – 15 năm cho rừng tái sinh
lại mới tiếp tục đốt phá, chọc tỉa).
Công cụ dùng để phát rẫy rất đơn giản, gồm rìu, cuốc, phát cỏ. Công
việc thường tập trung từ đầu tháng 4 đến tháng 11. Ngoài lúa rẫy bà con còn
trồng xen các cây như bầu, bắp, đậu, các loại rau, cà, ớt.. đủ loại lương thực,
thực phẩm phục vụ cho bữa ăn gia đình.
Ngoài lương thực, thực phẩm, bà con còn trồng các loại cây như bông
vải, thuốc lá, chè, cây ăn quả… thường vừa ăn, vừa là những mặt hàng dùng
để đổi chác qua lại với nhau để lấy những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt gia
đình, thay cho hình thức mua bán theo tập quán tự cung tự cấp.
Phương thức canh tác chủ yếu là phát, đốt, chọc, tỉa. Để bảo vệ rẫy khỏi
chim thú, người ta thường làm những chiếc đàn T’rưng nước, mõ sáo. Hàng

loạt các hệ thống lễ hội với sản xuất và theo vòng một đời người theo tín
ngưỡng phụ thuộc vào qui trình canh tác. Đây chính là một phần quan trọng
hình thành nền “Văn minh nương rẫy” trong đời sống cộng đồng các cư dân
miền núi.


17

Do địa hình sông, hồ dày đặc nên cũng hình thành một số vùng canh
tác lúa nước một vụ theo hình thức “ruộng chờ mưa”, bà con thường gọi là
“đất ô nà”, ví dụ: vùng quanh hồ Lắk, ven sông Sêrêpôk, Krông Ana, Krông
K’Nô (ở Đắc Lắc , Đắc Nông), ven sông Pô Cô, Đăk Bla (ở Kon Tum), ven
sông Ayun, Sông Ba (ở Gia Lai).
Sau giải phóng, nhờ sự quan tâm phát triển các công trình thủy lợi của
Đảng và Nhà nước, việc trồng lúa nước 2 vụ, các loại cây nông nghiệp ngắn
ngày (bông vải, bắp lai, đậu cao sản…) với kỹ thuật gieo trồng và các loại
giống mới có năng suất cao, song song với việc phát triển các loại cây công
nghiệp dài ngày (cau su, cà phê, chè…) đã biến đổi hẳn phương thức sản xuất
ở toàn bộ vùng Tây Nguyên.
Sự phân công lao động
Trong đời sống lao động cổ xưa của vùng miền núi Trường Sơn đã có
sự phân công lao động theo giới tính. Ví dụ: phụ nữ thường thích hợp với
công việc hái lượm, đàn ông thường được lãnh việc săn bắn, thu nhặt lâm sản.
Một số khác hành nghề trông coi tín ngưỡng, chữa bệnh, dựng và sửa chữa
nhà cửa, cồng chiêng…Mỗi dân tộc Tây Nguyên đều có một số nghề thủ công
nhất định phục vụ đời sống tự cung tự cấp như nghề rèn khá nổi tiếng của
người Xơđăng; nghề làm gốm của người Mnông; nghề đan lát, chạm khắc của
người Bana; nghề dệt thổ cẩm của hầu hết các dân tộc… Tuy nhiên, do sự đơn
giản của phương pháp chế tác, nên vẫn không đủ sức phục vụ nhu cầu “tự
cấp”. Hơn nữa, mỡi vùng cịn có mợt lượng sản vật nông lâm nghiệp dư thừa,

lại có nhu cầu thiết yếu về những mặt hàng nơi mình không sản xuất được, tất
yếu dần dần hình thành một bộ phận thương nhân chuyên đi đổi chác các loại
sản vật.
Trong xã hội Tây Nguyên cổ xưa không xuất hiện hình thức chợ, mà
chỉ thông qua các thương lái, qua những người trung gian để thực hiện việc


18

đổi chác các sản vật của rừng như ngà voi, nấm, mật ong, ong mây, chai
cục…Lớp người này có thể là thương lái miền xuôi hay qua lại len lỏi đổi
chác ở các vùng. Nhưng cũng có thể là những thương đoàn của chính người
Tây Nguyên, sau mùa thu hoạch, các làng tự tổ chức những chuyến đem sản
vật của mình đến các vùng, đổi lấy những vật dụng cần thiết, đặc biệt là muối
và đồ sắt. Thương đoàn sử dụng phương tiện vận chuyển là những bầy voi
rừng đã được thuần hóa, đi xuống đồng bằng, sang cả Lào, Campuchia.
Mặc dù người Pháp xậy dựng nhiều đồn điền cao su, cà phê trên vùng
đất Tây Nguyên, thu hút một số cư dân vào làm thuê, nhưng vẫn không tác
động mấy đến phương thức tự cung tự cấp của đời sống các buôn làng. Chỉ từ
sau năm 1975, nhất là trong giai đoạn thực thi chủ trương xây dựng và phát
triển “xã hội nghề rừng” của ngành lâm nghiệp, đã bước đầu hình thành các
khu thị tứ, thị trấn và chợ. Chợ chỉ được hình thành từ nhu cầu thiết yếu của
bán – mua, khi có sản phẩm tham gia và kinh tế thị trường.
Đặc biệt, từ khi Tây Nguyên chuyển đổi phát triển thành vùng cây công
nghiệp, thì môi trường kinh tế và phương thức sản xuất cổ xưa ở các vùng này
đã hoàn toàn bị phá vỡ.
* Đặc điểm xã hội
Hai đặc tính cơ bản của xã hội Tây Nguyên là:
- Tổ chức xã hội duy nhất là làng (buôn, bon, kon, plei) và chỉ có làng
theo quan hệ huyết thống hoặc đồng tộc ràng buộc với nhau trên cơ sở luật tục.

- Mang tính cộng đồng tập thể rất cao. Chưa có sự phân hóa giai cấp
mà chỉ có sự chênh lệch giàu nghèo.
Làng ở Tây Nguyên:
Người Êđê gọi là buôn
Người Jarai gọi là bôn, plơi
Người Bana gọi là plei


19

Người Xơđăng gọi là kon
Người Mnông, Mạ, Cơho gọi là bon
Đơn vị làng trong xã hội nguyên thủy Tây Nguyên còn có các Tring
hoặc Kring, là sự tập hợp, cố kết của liên minh những nhóm địa phương, do
một tù trưởng (mtao, mđrong, proong, pô chơ) nào đó lãnh đạo. Họ là những
người đầu làng (hầu hết là con cháu trong một dòng tộc), nên lãnh trách
nhiệm chỉ huy công việc sản xuất, gây thanh thế với các bộ tộc khác, bảo vệ
cộng đồng… Những người này được hưởng một số quyền lợi nhất định và
dần dần bị phân hóa thành tầng lớp thống trị sau những cuộc tranh chấp đất
đai giữa các bộ tộc.
Vào khoảng thế kỷ XVI – XVIII, người ta thường hay nói đến lịch sử
Tây Nguyên với những “Vương quốc” của Vua lửa (Hỏa Xá), Vua nước
(Thủy Xá), Vương quốc Xơđăng hay Vương quốc Mạ… Nhưng thực ra đó là
sắc phong mang tính phiên quốc của triều đình nhà Nguyễn để lừa mị hơn là
khái niệm hành chính. Bởi, Vua ở đây là những “ơng vua” thần quyền trong
cộng đồng người Jarai ở lưu vực sông Ba, sông Ayun, chứ không phải bao
trùm cả Tây Nguyên. Vương quốc Mạ cho đến nay vẫn chỉ là một khái niệm
mơ hồ, chưa có sự kiểm chứng. Riêng “Vương quốc Xơđăng” là ý tưởng
phiêu lưu của người Đức Mayuena mà thôi.
Tổ chức gia đình trong mỗi tộc người Tây Nguyên có khác nhau.

- Theo mẫu hệ, như các dân tộc: Êđê, Jarai, Cơho, Churu…
- Theo song hệ, như các dân tộc: Mnông, Xơđăng, Giẻ-Triêng..
- Theo phụ hệ, như các dân tộc: Bana, Hrê, Cơtu, Mạ, Xtiêng…
Quy mô mỗi gia đình cũng khác nhau. Có những gia đình lớn đông tới
vài trăm thành viên. Những gia đình nhỏ chỉ có từ năm đến bảy người. Họ đều
sống tập trung trong những nhà sàn hoặc nhà trệt dài mang tính một làng quần
cư. Tinh thần cộng đồng và tư tưởng bình quân là đặc trưng cơ bản của xã hội


20

Tây Nguyên. Quyền lợi chung bao giờ cũng được tôn trọng. Sự chia sẻ cả về
vật chất lẫn tinh thần quán xuyến toàn bộ sinh hoạt.
Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp chinh phục Tây Nguyên, chính
sách “Chia để trị” đã làm xuất hiện giai cấp bốc lột, thống trị đúng nghĩa. Đó
là một số những thủ lĩnh bản địa, với những quyền lợi vật chất của chính quyền
bảo hộ, đã tình nguyện làm tay sai cho thực dân Pháp. Bên cạnh đó, có những
vị tù trưởng vẫn quyết tâm chống lại sự xâm lăng của chính quyền thực đân.
Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân các dân
tộc Tây Nguyên trong quá trình đi theo Đảng đã giác ngộ thêm ý thức quốc
gia và khẳng định mình là một thành viên trong cộng đồng các dân tộc của
nước Việt Nam. Đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, Tây Nguyên đang ngày càng trở thành một khu vực phồn vinh về
kinh tế, văn minh về đời sống.
1.1.2. Khái quát về sử thi và sử thi Tây Nguyên
1.1.2.1. Quan niệm về sử thi của một số nhà triết học, nhà nghiên cứu
trên thế giới và một số nhà nghiên cứu Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Sử thi ở Việt Nam, Đỗ Hồng Kỳ cho rằng: “sử thi là
một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng phônclo. Những áng sử thi như
Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, Iliat - Ôđixê của Hy Lạp đã chiếm

một vị trí quan trọng trong nền văn hóa nhân loại. Nhiều nhà khoa học xã hội
và nhân văn khơng ngừng tìm hiểu và trích dẫn các quyển “thánh thư” này. Ở
Việt Nam, những bản sử thi Êđê như Đam Săn, Xing Nhã, Đăm Di, sử thi
Mường như Đẻ đất đẻ nước đã gây được nhiều sự chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu các tác phẩm sử thi này đã mang
lại những thơng tin có giá trị khơng những cho ngành phônclo học mà cho cả
các ngành khoa học xã hội khác như Dân tộc học, Khảo cổ học, Ngôn ngữ
học,...”[31, tr.174]


21

Về thuật ngữ “sử thi”
Sử thi (thuật ngữ châu Âu: épos, épic) là khái niệm được tiếp nhận từ
các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền
thống châu Âu dưới hai phạm vi rộng và hẹp: theo nghĩa rộng, thuật ngữ chỉ
một thể loại tự sự, một trong ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình.
Ở phạm vi hẹp, hiện nay được dùng một cách tương đối phổ biến trong các
nền văn học dân tộc nói chung, thuật ngữ chỉ thể loại sử thi anh hùng.
Trong nghĩa hẹp, chuyên biệt và có cách hiểu tương đối phổ quát, sử thi
chỉ một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức những
thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, là bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời
sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho một thế giới sử
thi. Sử thi anh hùng tồn tại dưới cả dạng truyền miệng và dạng văn bản thành
văn. Phần lớn những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu đều có ngọn
nguồn dân gian và bản thân các đặc điểm của thể loại cũng hình thành ở cấp
độ dân gian.
Cái đẹp đặc trưng của sử thi anh hùng được biểu lộ trong tính hài hịa
riêng của nó, vốn gắn với các quan hệ xã hội chưa trưởng thành. Điều này
được Các Mác nhấn mạnh khi ông xếp sử thi vào thời đại trước khi bắt đầu có

sản xuất nghệ thuật thực thụ, đồng thời cho rằng sử thi ở dạng cổ điển làm
thành một thời đại trong lịch sử văn hóa.
Từ thế kỷ IV trước Cơng ngun, Arixtơt (384 - 322 TCN), nhà triết
học lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại, trong tác phẩm nổi tiếng “Nghệ thuật thơ ca”
đã đưa ra những ý kiến có tính chất kinh điển về sử thi. Arixtôt chia sử thi
thành các loại: Sử thi đơn giản, Sử thi phức tạp, Sử thi miêu tả tính cách và
Sử thi bi tráng. Cơng lao của Arixtôt đối với việc nghiên cứu tác phẩm sử thi
là ở chỗ ơng đã có những đề xuất mở đường cho việc tìm hiểu âm nhạc, hóa


22

trang, cốt truyện, dung lượng phản ánh... Tư tưởng của ông đã được nhiều nhà
nghiên cứu qua các thế hệ thừa nhận là đúng đắn và kế thừa.
Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, với “Những bài giảng về Mỹ học Các nghệ thuật lãng mạn” Hêghen (1770 - 1831) đã có những đóng góp hết
sức quan trọng cho lý luận sử thi. Hêghen chia sử thi thành các loại:
1. Thơ đề trên mộ và thơ cách ngôn
2. Các trường ca giáo huấn, triết học. Các trường ca về vũ trụ và thần
linh.
Hêghen gọi các loại thơ trên là những sử thi khơng trọn vẹn, vì chúng
khơng miêu tả một nhà nước thật sự, cũng không miêu tả một biến cố cụ thể
trong lòng nhà nước ấy.
3. Sử thi chính thức
Theo Hêghen, sử thi chính thức hay sử thi theo nghĩa đen là loại sử thi
có nội dung và hình thức thực sự, là “tồn bộ quan niệm về thế giới và cuộc
sống dân tộc được trình bày dưới hình thức khách quan của những biến cố
thực tại” [13, tr.573]
Là những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, C. Mác và Ph.
Ăngghen đã nghiên cứu các tác phẩm sử thi của các dân tộc và các thời đại
khác nhau trong mối liên hệ với các hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội của

đời sống. Hai ơng đã có những nhận định giá trị chỉ dẫn cho công tác nghiên
cứu lý luận sử thi.
Theo C. Mác, thần thoại Hy Lạp đóng một vai trị hết sức to lớn đối với
sự hình thành sử thi Hy Lạp cổ đại. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, chia sẻ với quan điểm của Mác,
Ăngghen đã lý giải và chứng minh một cách thuyết phục sự chuyển biến của
xã hội được phản ánh qua các tác phẩm thần thoại và sử thi. Những quan điểm


23

của C.Mác và Ph.Ăngghen về sử thi là những cơ sở lý luận quan trọng cho các
nhà nghiên cứu mácxít khi họ tiến hành nghiên cứu các tác phẩm sử thi.
Trong các cơng trình nghiên cứu, lý luận về sử thi ở Liên Xô cũ, đặc
biệt phải kể đến công trình “Nguồn gốc sử thi anh hùng” của E.M. Mêlêtinxki
[trích theo 31, tr.178-179]. Ở đây, cũng như nhiều nhà nghiên cứu Xơ Viết
khác, Mêlêtinxki quan niệm có hai loại sử thi: sử thi cổ sơ và sử thi cổ điển.
Theo Mêlêtinxki, trong sử thi cổ sơ, các quan hệ xã hội được thơng qua lăng
kính quan hệ với thiên nhiên, kẻ thù của các nhân vật anh hùng thường là các
quái vật. Nhiệm vụ của các nhân vật anh hùng là chiến đấu chống lũ quái vật,
bảo vệ cộng đồng, chiến đấu để báo thù, để giành lại vợ hoặc những lợi ích
văn hóa. Trong những tác phẩm sử thi cổ sơ, người tráng sĩ chiến đấu nhằm tự
vệ, báo thù cho bố hoặc anh em kết nghĩa, giành giật người vợ chưa cưới hoặc
những lợi ích văn hóa. Kẻ thù của người anh hùng trong sử thi cổ sơ thông
thường là bọn quỷ sứ, lũ khổng lồ, lũ quái vật thần thoại mà trong hình ảnh của
chúng cũng như trong hình ảnh phơnclo ngun thủy, đã phản ánh tính hỗn hợp
khái niệm về sức mạnh thiên nhiên và về những kẻ thù lịch sử của bộ lạc.
Về sử thi cổ điển, E.M. Mêlêtinxki cho rằng những kẻ thù trong sử thi
cổ điển dần dần mất dáng vẻ thần thoại và có những đặc điểm của kẻ thù lịch
sử. Nhân vật anh hùng không chống lại các thế lực siêu nhiên mà chống lại

những con người cụ thể trong xã hội...
Nhiều nhà khoa học, trước hết là các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa
dân gian, kể cả những nhà văn, nhà triết học, và đặc biệt là những nhà lý luận
kinh điển chủ nghĩa Mác như Mác và Ăngghen, đã nêu lên các thuộc tính của
sử thi, nhấn mạnh thuộc tính này hay thuộc tính khác tùy theo mục đích của
việc nghiên cứu.
Sử thi trước hết là một tác phẩm tự sự dài hơi thuộc phạm trù văn học
nghệ thuật. Nó có liên quan đến các phạm vi khác như phong tục, tập quán,


24

lịch sử, địa lý nhưng không phải là những tư liệu hồn tồn chính xác giống
như sử học, dân tộc học, xã hội học. Sử thi cũng không thuộc về văn học nghệ
thuật chuyên nghiệp bác học mà thuộc về văn hóa dân gian, là cái mà Mác gọi
là “nghệ thuật chưa bắt đầu với tư cách là sáng tác nghệ thuật”.
Trong mơi trường văn hóa dân gian, sử thi là một tác phẩm văn học
nghệ thuật tổng hợp. Nó thu hút hầu hết các giá trị văn hóa, nghệ thuật vốn có
của dân tộc như: thơ ca, thần thoại, truyền thuyết, âm nhạc, diễn xướng...để
chuyển hóa thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần dài hơi, lấy các nhân vật
anh hùng làm trung tâm nhằm diễn đạt đề tài, chủ đề của tác phẩm và tư
tưởng của cộng đồng.
Đề tài trung tâm của sử thi là những vấn đề lớn liên quan đến toàn cộng
đồng, là sự chuyển biến của một thời kỳ lịch sử trong đó có những sự kiện lớn
ảnh hưởng đến toàn cộng đồng và có khi đến cả lồi người. Lịch sử - xã hội
được thâu tóm lại và hình tượng hóa bằng nhân vật anh hùng, trung tâm của
sử thi.
Nội dung sử thi được diễn đạt bằng nghệ thuật thần kỳ, nó tạo nên sự
hào hùng kỳ vĩ của sử thi. Tất cả những thuộc tính trên chủ yếu bắt nguồn từ
xã hội tiền giai cấp. Ở đó lịch sử đặt ra những vấn đề lớn như những phát kiến

nguyên thủy của loài người (tìm lửa, tìm nước), chiến tranh thời dân chủ quân
sự, chiến đấu thống nhất lực lượng toàn tộc người. Ở đó có tinh thần hịa hợp
tồn cộng đồng, khơng có mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn đối kháng của cộng
đồng, chính nó tạo nên sự hào hùng kỳ vĩ. Nói cách khác, xã hội tiền giai cấp
là cội nguồn, là nền tảng ban đầu của đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ
thuật của sử thi.
Ở nước ta, từ những năm đầu của thập kỷ 70 trở lại đây, thuật ngữ sử
thi mới được một số nhà nghiên cứu dùng để chỉ các tác phẩm như Đam Xăn,


25

Xing Nhã, Đăm Di... Trước đó phần lớn các nhà nghiên cứu, giảng dạy đều
gọi các tác phẩm này và các tác phẩm cùng loại là trường ca, anh hùng ca.
Các loại hình
Sử thi anh hùng dân gian
Sử thi anh hùng dân gian nảy sinh trên cơ sở truyền thống các sử thi
thần thoại kể về những bậc thủy tổ - những anh hùng văn hóa, về các tích
truyện dũng sĩ; xa xưa hơn nữa là các truyền thuyết lịch sử, các bài tụng ca.
Nảy sinh vào thời đại tan rã của chế độ công hữu nguyên thủy và phát triển
trong xã hội cổ đại, phong kiến, nơi còn bảo lưu từng phần các quan hệ gia
trưởng, sử thi anh hùng ảnh hưởng của các quan hệ và quan niệm ấy, đã miêu
tả về quan hệ xã hội như quan hệ dịng máu, tơng tộc với tất cả các chuẩn mực
luật lệ, tập tục.
Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng cịn hiện diện trong vỏ
bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ khơng chỉ có sức mạnh chiến đấu mà
cịn có năng lực siêu nhiên, ma thuật, kẻ địch thì ln hiện diện dưới dạng
qi vật giả tưởng). Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu
chống quái vật (cứu người đẹp và dân làng), người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả
thù của dòng họ.

Sử thi cổ điển
Các dạng cổ điển của sử thi có nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ
lĩnh và các chiến binh đại diện cho dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ
thường được đồng nhất với bọn xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị
giáo (như người Turk, người Tarta với sử thi Slave). Thời gian sử thi ở đây
khác với sử thi dân gian, khơng cịn là thời đại sáng chế các thần thoại, mà là
quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Được ca ngợi
trong các dạng sử thi cổ điển là các nhân vật và biến cố lịch sử (hoặc ngụy
lịch sử), mặc dù bản thân sự miêu tả các chất liệu lịch sử bị phụ thuộc vào sơ


×