Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra môn Triết học, Đại học Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.65 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ban quản lý khoa học và đào tạo sau đại học
Lớp: Cao học kinh tế phát triển 24 Quy Nhơn
Học viên: Trần Yên Thái
BÀI KIỂM TRA MÔN TRIẾT HỌC
Câu 1: Anh chị hiểu biết thế nào về luận điểm: thống nhất giữa thế giới quan
duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật là bản chất của triết học
Mác Lê Nin
Câu 2: những sai lầm trong khi vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận
được rút ra từ pháp biện chứng duy vật ? Biện pháp khắc phục
Câu 3: Từ cơ sở lý luận nào trong triết học Mác Lê Nin Đảng ta khẳng định
mọi chủ trương, đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
quy luật khách quan
Trả lời:
Câu 1: Trước hết, ta phải nghiên cứu một số khái niệm về thế giới quan duy
vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật như sau:
- Thế giới quan duy vật biện chứng là thế giới quan mà cơ sở của nó là duy vật
và cách tiếp cận là biện chứng. Là hệ thống các quan điểm của con người về thế
giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới. Là hệ thống các giá
trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là
khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội
và tư duy về các quy luật hệ thống.
- Còn phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến, những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện
chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp
biện chứng, giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện
chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học. Về bản chất, tư
duy biện chứng duy vật khác về chất so với các phương pháp tư duy đã xuất hiện
trong lịch sử triết học.
Triết học trước Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng duy vật tách rời
nhau. Chủ nghĩa duy vật trước Mác mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa duy vật thế kỷ


18 của các nhà triết học khai sáng Pháp thì vẫn còn mang tính chất siêu hình máy
móc. Nó chưa đưa được quan điểm phát triển vào trong lý luận của nó. Còn phép
biện chứng trước Mác mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng của Heghen thì lại là
duy tâm. Mặc dù Heghen là người có công nghiên cứu phép biện chứng một cách có
hệ thống nhưng ông lại xuất phát từ quy luật vận động, phát triển của một ý niệm
tuyệt đối nào đó có trước thế giới, để giải thích tất cả những gì đang tồn tại, cho nên
phép biện chứng của Heghen là phép biện chứng duy tâm.
Mác-Ănghen đã khắc phục được những hạn chế trên, kế thừa những yếu tố tích
cực mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật của Phơ Bách và phép biện chứng của Heghen,


đồng thời phát triển chủ nghĩa duy vật lên hình thức cao của nó là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và phát triển phép biện chứng lên hình thức cao của nó là phép biện
chứng duy vật, tạo nên sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng,
thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận, xây dựng nên chủ nghĩa duy vật
biện chứng và phép biện chứng duy vật. Đó là bản chất của triết học Mác- Lê Nin.
Triết học Mác - Lê Nin có những cái mới về chất so với các hệ thống triết học trước
đó.
Sự ra đời của triết học Mác - Lê Nin là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát
triển tư tưởng triết học của nhân loại.
Câu 2: Các Đảng macxit coi triết học Mác Lê Nin là vũ khí lý luận của giai
cấp vô sản và nhân dân lao động trong công cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới. Những nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện
chứng thường được các Đảng vận dụng đúng đắn vào thực tiễn của mỗi nước, nên đã
đưa sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy vậy, từng nơi,
từng lúc cũng có những sai lầm, khuyết điểm, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng
và có khi phải trả giá đắt.
+ Những sai lầm thường do vận dụng không đúng đắn các nguyên tắc phương
pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng sau đây:
1/ Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét:

Đây là nguyên tắc hàng đầu của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhưng vận dụng
lại thường mắc sai lầm nhiều nhất như:
Nhận thức và hành động không xuất phát từ thực tế khách quan, từ chính bản
chất sự vật như nó đang tồn tại và phát triển. Áp đặt tình cảm, ý chí chủ quan làm
điểm xuất phát trong việc xem xét và cải tạo sự vật. Không tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan.
Ví dụ: Đảng ta trong cải tạo xã hội chủ nghĩa do nóng vội, muốn tiến thẳng
nhanh lên chủ nghĩa xã hội, đã xóa bỏ tư hữu quá sớm, trong khi kinh tế tập thể và
kinh tế nhà nước còn èo uột, làm cho nền kinh tế suy sụp, đời sống khó khăn, lòng
dân không an. Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là phủ định toàn bộ
cơ sở hạ tầng, những thành phần kinh tế của nó, xem nền kinh tế chỉ có một thành
phần là kinh tế nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ 6 đã rút ra bài học này và đã đổi mới
thành công, kinh tế phát triển lành mạnh, xã hội ổn định, tránh dẫn đến tình trạng sụp
đổ như khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây.
2/ Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn:
Sự vật nào cũng tồn tại trong một bức tranh chằng chịt các mối liên hệ và
thông qua liên hệ mà sự vật biểu thị nó là gì. Vậy con người muốn nhận thức để xác
định sự vật là gì thì con người phải xem xét sự vật trong tất cả các mối liên hệ. Cách
xem xét như vậy được gọi là quan điểm toàn diện.
Sai lầm trong nguyên tắc này là không xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả
các mặt, từng mối liên hệ. Không đánh giá đúng vai trò từng mặt trong mối liên hệ
biện chứng của chúng. Nhìn sự vật với quan điểm phiến diện, một chiều.


Liên hệ Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã nêu cần đổi mới toàn diện: đổi
mới kinh tế, chính trị, đổi mới tư duy. Nhưng trong thực tế việc đổi mới không được
thực hiện một cách toàn diện. Đổi mới chính trị, đổi mới tư duy còn chậm. Mãi gần
đây Nghị quyết Trung ương 4 mới đặt vấn đề chỉnh đốn Đảng là quá chậm. Do đó
tình hình kinh tế xã hội gần đây hầu như phát triển chậm lại, giẫm chân tại chỗ.
3/ Nguyên tắc lịch sử cụ thể:

Điểm xuất phát của nguyên tắc này là sự tồn tại, vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng diễn ra trong không gian và thời gian cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi
phải xem xét sự vật và hiện tượng trong quá trình vận động, điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể khác nhau thì các mối liên hệ, hình thức phát triển của sự vật, hiện tượng cũng
khác nhau.
Sai lầm là không xem xét sự vật và hiện tượng diễn ra trong không gian và thời
gian cụ thể, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thiếu phân tích những nhân tố ảnh
hưởng cụ thể đến sự vật để từ đó rút ra những kết luận khách quan về sự vật.
4/ Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn:
Cơ sở lý luận của nguyên tắc là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng
duy vật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy
khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng: cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái
mới, cái tiến bộ sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Phát triển bắt nguồn từ vận động
nhưng vận động chưa chắc đã có sự phát triển. Sự phát triển là quá trình vận động,
biến đổi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn, là xu
hướng bản chất của vận động.
5/ Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Thực tiễn là phạm trù triết học (khái niệm chung nhất) dùng để chỉ toàn bộ
hoạt động vật chất , có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải
biến tự nhiên và xã hội. Trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn thì thực tiễn là
tính thứ nhất, lý luận là tính thứ hai. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý
luận.
Sai lầm trong nguyên tắc này là bệnh quan liêu xa rời thực tiễn, không nắm
được thực tiễn, không hoạt động thực tiễn, không tổng kết thực tiễn. Trong công tác
cách mạng thì xa rời nhân dân, không nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,
không kịp thời đáp ứng những yêu cầu bức xúc của dân.
6/ Nguyên tắc thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Bất kỳ 1 sự vật nào cũng là 1 chỉnh thể toàn vẹn với các mặt, yếu tố, quá trình
cấu thành. Do chúng có chất lượng khác nhau nên khi nhận thức chúng chúng ta sẽ
xếp các mặt bắt đầu từ trạng thái khác nhau. Sau đó phân tích những mặt khác nhau

phát hiện ra có những mặt khác biệt. Sau đó phát hiện trong những mặt khác biệt có
những mặt đối lập và những mặt không đối lập.
Sai lầm là không nghiên cứu rõ nguồn gốc của mâu thuẫn là gì, không phân
tích rõ những mặt khác nhau để tìm ra những mặt khác biệt. Dẫn đến không phân biệt
được đâu là mâu thuẫn chính và đâu là mâu thuẫn phụ để tìm ra cách giải quyết.


+ Biện pháp khắc phục:
- Nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ chính bản
chất sự vật như nó đang tồn tại và phát triển. Không được áp đặt tình cảm, ý chí chủ
quan trong việc xem xét và cải tạo sự vật. Tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan.
- Muốn nhận thức và xác định sự vật hiện tượng là gì thì con người phải xem
xét sự vật trong toàn bộ các mối quan hệ. Đó chính là quan điểm toàn diện. Nắm
vững quan điểm toàn diện là cơ sở để đấu tranh với quan điểm phiến diện. Cải tạo sự
vật phải có phương pháp cải tạo toàn diện.
- Phải xem xét sự vật và hiện tượng trong quá trình vận động, điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng cụ thể đến sự vật để từ đó rút
ra những kết luận khách quan về sự vật.
- Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy khuynh hướng biến đổi trong
tương lai của chúng: cái mới, cái tiến bộ sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Xem sự
phát triển là xu hướng bản chất của vận động.
- Lý luận phải được rút ra từ thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn và được kiểm tra
trong thực tiễn. Tránh bệnh quan liêu xa rời thực tế, bệnh giáo điều…
- Khi có mâu thuẫn, phải nghiên cứu rõ nguồn gốc của mâu thuẫn. Phân tích rõ
ràng để biết đâu đâu là mâu thuẫn chính, đâu là mâu thuẫn phụ, từ đó đề ra cách giải
quyết phù hợp.
Để khắc phục các sai lầm trên, phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhất
là triết học, phải xây dựng một thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn thì mới
định hướng đúng đắn cho con người trong nhận thức và cải tạo thế giới. Học tập quán

triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, vì đường lối của Đảng là sự vận dụng các
nguyên tắc phương pháp luận của triết học Mác Lê Nin. Phải tổng kết thực tiễn vì
thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, qua tổng kết thực tiễn để xem xét lại lý luận, bổ
sung cho lý luận, bổ sung cho đường lối chính sách của Đảng.
Câu 3: Văn kiện Đại hội VII của Đảng đã khẳng định "Mọi đường lối, chủ
trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan". Đây là sự
nhận thức và vận dụng nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật: nguyên tắc
khách quan. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan là thế giới quan duy vật biện
chứng của triết học Mác Lê Nin quan niệm bản chất của thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất của nó và vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập
với ý thức. Tính thống nhất được thể hiện:
1/ Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, thế giới cũng
tồn tại khách quan, vô hạn, vô tận, không sinh ra và không mất đi.
2/ Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều là những dạng tồn tại cụ thể
của vật chất hay là thuộc tính của vật chất.


3/ Thế giới vật chất vận động theo quy luật khách quan. Các hình thức vận
động của vật chất không tách rời nhau mà luôn ở trong trạng thái chuyển hóa lẫn
nhau.
4/ Ý thức không tồn tại biệt lập mà là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ não người …
Vật chất quyết định nguồn gốc và nội dung của ý thức, nhận thức của con
người là sự phản ảnh một cách năng động và sáng tạo thế giới hiện thực khách quan.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng khẳng định xã hội là một bộ phận đặc thù của thế
giới tự nhiên. Vận động xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất,
nó có quy luật vận động và đặc thù thông qua hoạt động có ý thức của con người.
Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu của phương pháp luận biện
chứng duy vật và thế giới quan duy vật biện chứng. Nguyên tắc này đòi hỏi trong khi
nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, xem xét sự vật đúng như nó

tồn tại trong thực tế. Cải tạo sự vật phải xuất phát từ quy luật khách quan của sự tồn
tại và phát triển của sự vật. Không được áp đặt tình cảm, ý chí chủ quan làm điểm
xuất phát trong việc xem xét và cấu tạo sự vật. Phải tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan. Đảng ta đã phải trả giá trong cải tạo xã hội chủ nghĩa do chủ quan
duy ý chí, không vận dụng đúng đắn nguyên tắc khách quan, cải tạo XHCN tràn lan,
xóa bỏ tư hữu quá sớm trong khi kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh còn hạn chế,
nên dẫn đến tình trạng suy giảm sản xuất, đời sống vật chất khó khăn, lòng dân
không yên.
Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút ra bài học thấm thía về cách làm này, đề ra
nhiệm vụ đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, do đó đã giành được
thắng lợi to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội đến ngày nay.



×