Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Liên Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 129 trang )

ẹAẽI HOẽC HUE
TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC KINH TE
KHOA QUN TR KINH DOANH

in

h

t
H

u

----- -----

cK

KHểA LUN TT NGHIP I HC

h

NH GI IU KIN LAO NG

ng


i

TI CễNG TY C PHN LIấN MINH

Tr





Ging viờn hng dn:
TS. HONG TRNG HNG

Sinh viờn thc hin:
HUNH TH SEN
Lp: K46-QTNL
Niờn khúa: 2012-2016

Hu, thỏng 05 nm 2016


Lời Cảm Ơn

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế
H

uế

Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế,
ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều
kiện cho em được học tập cũng như toàn thể các Thầy Cô đã tận
tình giảng dạy truyền đạt khối kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho em làm hành trang vững chắc bước vào đời. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả Quý Thầy Cô.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Hoàng
Trọng Hùng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận
trong thời gian vừa qua.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Liên Minh, Anh
Khâu Thanh Tùng và Anh Phan Đình Hưng đã hướng dẫn, tạo điều
kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, tiếp cận với thực tế, vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách
hoàn chỉnh nhất. Song do hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn đọc để
em được mở rộng tầm nhìn và phát triển các đề tài về sau.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo cùng
toàn thể anh, chị trong Công ty Cổ phần Liên Minh sức khỏe, thành
công trong công việc và trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Huỳnh Thị Sen

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi

uế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ix

tế
H

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ......................................................................................2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................................................................................2

h


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................2

in

3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2

cK

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
4.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu....................................................................2

họ

4.1.1. Số liệu thứ cấp .......................................................................................................2
4.1.2. Số liệu sơ cấp.........................................................................................................3
4.1.3. Mẫu điều tra...........................................................................................................3

Đ
ại

4.1.4. Điều tra phỏng vấn ................................................................................................4
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................................4
5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................4

ng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG


ườ

TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................................................6
1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................................6
1.1.1. Khái niệm môi trường lao động ............................................................................6

Tr

1.1.2. Khái niệm điều kiện lao động................................................................................6
1.1.3. Khái niệm về cải thiện điều kiện lao động ............................................................7
1.2. Sự hài lòng của người lao động về điều kiện lao động ............................................7
1.2.1. Khái niệm về sự hài lòng.......................................................................................7
1.2.2. Khái niệm về sự hài lòng đối với điều kiện lao động............................................9
1.3. Các nhân tố của điều kiện lao động..........................................................................9
SVTH: Huỳnh Thị Sen

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về vệ sinh - y tế .............................................................9
1.3.2. Nhóm các nhân tố thuộc về tâm - sinh lí lao động ..............................................11
1.3.3. Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học ...........................................................13
1.3.4. Nhóm các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội ...........................................................14
1.3.5. Nhóm các nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động.........................14


uế

1.4. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp ..................15
1.5. Mô hình nghiên cứu................................................................................................16

tế
H

1.6. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay.........17
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH ..................19
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần liên minh ...............................................................19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...................................................19

h

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ...................................................................20

in

2.1.2.1. Chức năng.........................................................................................................20

cK

2.1.2.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................20
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................................................20
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - phòng ban ........................................21

họ

2.2. Tình hình lao động của công ty ..............................................................................23

2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty...........................................................26
2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần liên minh qua 3 năm 2013 –

Đ
ại

2015 ...............................................................................................................................29
2.5. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty...............................................................32
2.6. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị....................................................................33

ng

2.6.1. Văn phòng và nhà xưởng.....................................................................................33
2.6.2. Hệ thống trang thiết bị máy móc .........................................................................33
2.7. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong công ty...................................................34

ườ

2.8. Phân tích thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần liên minh ......35
2.8.1. Quan điểm chung về cải thiện điều kiện lao động trong công ty ........................35

Tr

2.8.2. Thực trạng điều kiện lao động trong công ty cổ phần liên minh.........................36
2.8.2.1. Nhóm các nhân tố thuộc về vệ sinh – y tế........................................................36
2.8.2.2. Nhóm các nhân tố thuộc về tâm – sinh lý lao động .........................................38
2.8.2.3. Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học ........................................................38
2.8.2.4. Nhóm các nhân tố thuộc về tâm lý – xã hội .....................................................39
2.8.2.5. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động ............................40
SVTH: Huỳnh Thị Sen


iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LIÊN MINH .................................................................................................................41
3.1. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................41
3.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính ...................................................................................41
3.1.2. Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi.........................................................................42

uế

3.1.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc .......................................................43
3.1.4. Cơ cấu mẫu điều tra theo trình độ .......................................................................44

tế
H

3.1.5. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc ........................................................44
3.2. Kiểm tra độ tin cậy cronbachs’s alpha của các biến phân tích...............................45
3.2.1. Cronbach’s alpha cho thang đo vệ sinh y tế ........................................................45
3.2.2. Cronbach’s alpha cho thang đo tâm sinh lý lao động..........................................46

h

3.2.3. Cronbach’s alpha cho thang đo thẩm mỹ học .....................................................47


in

3.2.4. Cronbach’s alpha cho thang đo tâm lý xã hội .....................................................48

cK

3.2.5. Cronbach’s alpha cho thang đo điều kiện sống của người lao động ...................49
3.2.6. Cronbach’s alpha cho thang đo hài lòng chung ..................................................49
3.3. Phân tích nhân tố khám phá (efa – exploratory factor analysis) ............................50

họ

3.4. Đặt tên nhân tố........................................................................................................53
3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính ...................................................................................55
3.5.1. Mô hình................................................................................................................55

Đ
ại

3.5.2. Giả thuyết mô hình ..............................................................................................56
3.5.3. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ..................................56
3.5.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ....................................................................57

ng

3.5.5. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính .........................................................58
3.6. Kiểm định phân phối chuẩn....................................................................................60
3.7. Phân tích đánh giá của người lao động về điều kiện lao động tại công ty .............61


ườ

3.7.1. Đánh giá của người lao động về nhóm yếu tố tâm lý xã hội...............................61
3.7.1.1. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm tâm lý xã hội ................................61

Tr

3.7.1.2. Kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố tâm lý xã hội ........................62
3.7.2. Đánh giá của người lao động về nhóm yếu tố vệ sinh y tế .................................64
3.7.2.1. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố vệ sinh y tế ........................64
3.7.2.2. Kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố vệ sinh y tế ...........................66
3.7.3. Đánh giá của người lao động về nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động ...................67
3.7.3.1. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động..........67
SVTH: Huỳnh Thị Sen

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

3.7.3.2. Kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động.............68
3.7.4. Đánh giá của người lao động về nhóm yếu tố thẩm mỹ học...............................69
3.7.4.1. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố thẩm mỹ học......................69
3.7.4.2. Kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố thẩm mỹ học ........................70
3.7.5. Đánh giá của người lao động về nhóm yếu tố điều kiện sống của NLĐ.............71

uế


3.7.5.1. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố điều kiện sống của nlđ..........71
3.7.5.2. Kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố điều kiện sống của người lao

tế
H

động ...............................................................................................................................72

3.7.6. Đánh giá của người lao động về sự hài lòng .......................................................73
3.7.6.1. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm sự hài lòng....................................73
3.7.6.2. Kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố sự hài lòng............................74

h

3.8. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của người lao động trong công ty

in

cổ phần liên minh ..........................................................................................................75

cK

3.9. Đánh giá chung về điều kiện lao động của công ty cổ phần liên minh ..................76
3.9.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................76
3.9.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ...............................................................77

họ

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH ..........................................................78

4.1. Định hướng các hoạt động phát triển của công ty..................................................78

Đ
ại

4.2. Giải pháp để cải thiện điều kiện lao động tại công ty cổ phần liên minh ...................78
4.2.1. Giải pháp cho điều kiện tâm lý xã hội.................................................................78
4.2.2. Giải pháp cho điều kiện vệ sinh y tế....................................................................79

ng

4.2.3. Giải pháp cho điều kiện tâm sinh lý lao động .....................................................80
4.2.4. Giải pháp cho điều kiện thẩm mỹ học .................................................................80
4.2.5. Giải pháp cho điều kiện sống của người lao động ..............................................81

ườ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................82
1. Kết luận......................................................................................................................82

Tr

2. Kiến nghị ...................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................84
PHỤ LỤC

SVTH: Huỳnh Thị Sen

v



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

NLĐ:

Người lao động

ĐKLĐ:

Điều kiện lao động

TNLĐ:

Tại nạn lao động

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

ATVSLĐ:

An toàn vệ sinh lao động

ĐH-CĐ:


Đại học cao đẳng

TSCĐ:

Tài sản cố định

EFA :

Exploratory Factor Analysis-Phân tích nhân tố khám phá

SPSS:

Statistical Product and Services Solutions

DN:

Doanh nghiệp

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế
H

uế

CNH-HĐH:

SVTH: Huỳnh Thị Sen

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động công ty cổ phần liên minh ................................................................. 23
Bảng 2.2. Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty ...................................................... 27
Bảng 2.3. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần liên minh qua 3 năm

uế

2013 – 2015 ..................................................................................................................................................... 30

Bảng 2.4. Một số sản phẩm của công ty ............................................................................................. 32

tế
H

Bảng 2.5. Một số máy móc, thiết bị của công ty nhập năm 2015............................................ 34
Bảng 2.6. Một số thiết bị bảo hộ lao động nhập 2015 .................................................................. 35
Bảng 3.1. Kết quả phân tích cronbach’s alphacủa thang đo “vệ sinh y tế” ......................... 45
Bảng 3.2. Kết quả phân tích cronbach’s alphacủa thang đo ...................................................... 46

h

“tâm sinh lý lao động” ................................................................................................................................ 46

in

Bảng 3.3. Kết quả phân tích cronbach’s alphacủa thang đo “thẩm mỹ học” ..................... 47

cK

Bảng 3.4. Kết quả phân tích cronbach’s alpha của thang đo “tâm lý xã hội” .................... 48
Bảng 3.5. Kết quả phân tích cronbach’s alphacủa thang đo “điều kiện sống của người
lao động”........................................................................................................................................................... 49

họ

Bảng 3.6. Kết quả phân tích cronbach’s alphacủa thang đo hài lòng chung ...................... 49
Bảng 3.7. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 ......................................................................................... 51
Bảng 3.8. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 ......................................................................................... 51


Đ
ại

Bảng 3.9. Kết quả phân tích nhân tố hài lòng về điều kiện lao động..................................... 52
Bảng 3.10. Đặt tên biến quan sát và hệ số tải nhân tố .................................................................. 54
Bảng 3.11. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................................................................. 57

ng

Bảng 3.12. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ....................................................... 57
Bảng 3.13. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................................. 58

ườ

Bảng 3.14. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn ............................................................................. 60
Bảng 3.15. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm tâm lý xã hội ................................... 61

Tr

Bảng 3.16. Kết quả kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố tâm lý xã hội .................. 63
Bảng 3.17. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố vệ sinh y tế ......................... 64
Bảng 3.18. Kết quả kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố vệ sinh y tế ............ 66
Bảng 3.19. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động .. 67
Bảng 3.20. Kết quả kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố tâm sinh lý lao
động .................................................................................................................................................................... 68

SVTH: Huỳnh Thị Sen

vii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

Bảng 3.21. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố thẩm mỹ học...................... 69
Bảng 3.22. Kết quả kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố thẩm mỹ học .................. 70
Bảng 3.23. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm yếu tố điều kiện sống của nlđ ............ 71
Bảng 3.24. Kết quả kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố điều kiện sống của

uế

người lao động ............................................................................................................................................... 72
Bảng 2.25. Thống kê giá trị trung bình các biến nhóm sự hài lòng ........................................ 73

tế
H

Bảng 3.26. Kết quả kiểm định one – sample t test cho nhóm yếu tố sự hài lòng ............. 74

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


cK

in

h

Bảng 3.27. Bảng khảo sát tình hình sức khỏe của người lao động ......................................... 75

SVTH: Huỳnh Thị Sen

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Thứ bậc nhu cầu của maslow .............................................................................................. 8
Sơ đồ 1.2. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của ................. 16

uế

Sơ đồ 1.3. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố của điều kiện lao động ............................. 17
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................................... 21

tế
H


Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm bàn ghế từ dây nhựa tổng hợp .............................. 32
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính.............................................................................. 41
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi................................................................................. 42
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc .......................................................... 43

h

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra theo trình độ ............................................................................... 44

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc ............................................................ 44

SVTH: Huỳnh Thị Sen

ix



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp khi bắt đầu vào hoạt

uế

động để tồn tại và giữ vững vị thế thì phải đặt ra mục tiêu là tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế,

tế
H

theo Tổ chức lao động Quốc Tế (ILO) ước tính mỗi năm số người chết do tai nạn và

bệnh liên quan đến nghề nghiệp toàn cầu là 2,34 triệu người.Tại Việt Nam, trong năm
2014 đã xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động làm chết 630 người (theo thuvienphapluat.vn,
thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động

in

h

năm 2014). Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện lao động chưa được đảm bảo, mặc
khác, các chủ doanh nghiệp lúc nào cũng tìm cách tối thiểu hóa chi phí mà ít khi tính


cK

đến việc khai thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử dụng lao động cho thuê
với giá rẻ của các chủ doanh nghiệp không hề tính đến các nguy hại có thể xảy ra khi

của người lao động.

họ

điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và năng suất lao động

Để đạt được mục tiêu đó, khắc phục được tình trạng trên thì doanh nghiệp phải

Đ
ại

kết hợp hài hòa, linh hoạt các yếu tố nhân lực và vật lực một cách khoa học nhất.
Người sử dụng lao động phải tính toán cho việc đầu tư các nguồn vốn, nguyên vật liệu
chi phí hợp lý, đặc biệt là quan tâm đến điều kiện làm việc, sức khỏe của người lao

ng

động, nhằm tạo động lực giúp họ hăng say, làm việc tích cực nhất để đạt được mục
tiêu cao nhất của doanh nghiệp đề ra.

ườ

Là một công ty mới thành lập chưa lâu, quy mô còn nhỏ lẻ, Công ty Cổ phần

Liên Minh còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức và sản xuất kinh doanh, điều kiện cơ


Tr

sở vật chất còn hạn chế, bố trí không gian sản xuất chưa hợp lý, bên cạnh đó, chính
sách động viên tinh thần làm việc cho người lao động chưa được chủ trương, vấn dề
này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc cạnh tranh vị thế trên thị trường, do vậy
cần đánh giá tình hình điều kiện lao động và mức độ hài lòng về điều kiện lao động
trong công ty, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tốt hơn để
ngày càng thu hút được nguồn lao động chất lượng cao. Từ nhận thức trên, tôi chọn đề
SVTH: Huỳnh Thị Sen

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

tài “ Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Liên Minh” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

uế

Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên cơ sở phân tích thực trạng điều kiện
lao động, đánh giá điều kiện lao động tại công ty từ đó đề xuất giải pháp cải thiện điều
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

tế

H

kiện lao động tại Công ty Cổ phần Liên Minh.

- Hệ thống hóa lý luận chung về điều kiện lao động trong doanh nghiệp;

- Phân tích các nhóm yếu tố điều kiện lao động và đánh giá của người lao động

h

về điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Liên Minh;

in

- Đề xuất các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần

cK

Liên Minh.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

họ

- Tổ chức lao động tại công ty;

- Điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất;
- Tình hình sức khỏe của người lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, đặc


Đ
ại

biệt là lao động trực tiếp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu xoay quanh vấn đề điều kiện lao động, ảnh

ng

hưởng của nó đến người lao động, sự hài lòng của người lao động về điều kiện lao
động trong công ty và giải pháp cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp.

ườ

- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Liên Minh
- Phạm vi thời gian: Từ 2/2016-5/2016

Tr

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
- Thông tin chung về Công ty Cổ phần Liên Minh: Lịch sử hình thành và phát

triển, cở sở vật chất, tổng quan nguồn lao động, tình hình kết quả kinh doanh… được
lấy phòng kế toán của công ty.
SVTH: Huỳnh Thị Sen


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

- Thông tin về nhóm các nhân tố của điều kiện lao động, đánh giá của người
lao động… được tham khảo từ sách báo, internet, tạp chí các chuyên ngành đăng tải
liên quan, thư viện trường Đại Học Kinh tế Huế.
4.1.2. Số liệu sơ cấp

uế

- Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra phỏng vấn người lao động đang
làm việc tại công ty.

tế
H

4.1.3. Mẫu điều tra
- Kích cỡ mẫu:

Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng - Chu Nguyễn
Mộng Ngọc: Số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần số

in

h


biến quan sát trong bảng hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy kích cỡ mẫu
phải đảm bảo điều kiện như sau:

cK

N ≥ 31 x 5 ≥155

Với số lượng 31 biến quan sát trong bảng hỏi và phải đảm bảo tính phân phối
chuẩn, dựa vào thời gian và nguồn lực tôi sẽ chọn điều tra 155 mẫu điều tra, tiến hành

họ

phỏng vấn thông qua bảng hỏi đã được xây dựng sẵn để đo lường các yếu tố tác động
đến sự hài lòng của nhân viên về điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Liên

Đ
ại

Minh. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi lại bảng hỏi, tôi
tiến hành điều tra với số lượng bảng hỏi phát ra là 185 mẫu, thu về 165 bảng hỏi hợp
lệ, 20 bảng không hợp lệ. Trong nghiên cứu, mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao, tôi

ng

quyết định lấy 165 mẫu để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu

ườ

Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ thì cơ cấu mẫu phân


Tr

bố vào như sau:

SVTH: Huỳnh Thị Sen

3


Khóa luận tốt nghiệp
Số phân xưởng

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng
Số lao động Phần trăm Mẫu phát ra Mẫu thu về
(người)

(%)

(người)

(người)

100%

185

165

Phân xưởng TP Huế


170

39,5

73

68

Phân xưởng 49

43

10,0

19

17

Phân xưởng Phú Diên

58

13,5

25

Phân xưởng Thanh Dương 49

11,4


21

Phân xưởng Vinh An

65

15,1

28

28

Phân xưởng Quy Lai

45

10,5

19

15

uế

430

19

tế

H

18

h

4.1.4. Điều tra phỏng vấn

in

- Dùng phiếu điều tra với những câu hỏi đã chuẩn bị trước nhằm thu thập ý kiến
người lao động trong Công ty.

cK

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu đã tổng hợp các mẫu điều tra
khảo sát.

họ

- Các kết quả thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đưa ra các đặc điểm chung về
đối tượng điều tra và các thông tin thống kê ban đầu. Sau đó các biến quan sát đánh

Đ
ại

giá sẽ được phân tích bẳng phương pháp định lượng và các kiểm định cần thiết để giải
quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra;


- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút trích các
nhân tố tác động đến hài lòng điều kiện lao động;

ng

- Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ tác động của các nhân

tố được rút trích đến sự hài lòng điều kiện lao động tại công ty;

ườ

- Sử dụng kiểm định One sample t test để đánh giá mức độ hài lòng của người

Tr

lao động đối với nhóm nhân tố;
- Sử dụng thống kê mô tả giá trị trung bình để đánh giá mức độ hài lòng của

người lao động đối với các biến.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu,
phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu này gồm 4
chương:
SVTH: Huỳnh Thị Sen

4


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp.
Chương II: Tổng quan về Công ty Cổ phần Liên Minh.
Chương III: Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Liên Minh.
Chương IV: Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế


Liên Minh.

SVTH: Huỳnh Thị Sen

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

uế

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm môi trường lao động

tế
H

Theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường: ”Môi trường bao gồm các yếu tố

tự nhiên và các yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh
hưởng đến sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người tự nhiên”.

Từ định nghĩa trên, ta thấy rằng, môi trường lao động là phạm vi nhỏ hơn nằm


h

trong môi trường sống của con người. Môi trường lao động gồm: các yếu tố tự nhiên

in

trong lao động (ánh sáng, khí hậu, vệ sinh…) và các yếu tố xã hội trong lao động

cK

(quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ giữa người lao động
với nhau..)

1.1.2. Khái niệm điều kiện lao động

họ

- Theo từ điển bách khoa Việt Nam – H- 1999 Tr 80, “Điều kiện lao động là
tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, kỹ thuật được thể hiện bằng các công cụ

Đ
ại

lao động, quy trình công nghệ một khoảng không gian nhất định cho con người trong
quá trình lao động. Điều kiện lao động xuất hiện cùng với sự xuất hiện của lao động
con người và cùng được phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện

ng

lao động phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ con người

trong xã hội”.

ườ

- Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao

động (các yếu tố: Vệ sinh, tâm sinh lý, tâm sinh lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động

Tr

lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động,
sức khỏe, quá trình sản xuất sức lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như
lâu dài (PGS. TS Đỗ Minh Cương, 1996).
Chúng ta thấy rằng, điều kiện lao động là khái niệm rộng và là tổng thể các yếu
tố (công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ và môi

SVTH: Huỳnh Thị Sen

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

trường lao động). Trong quá trình nghiên cứu cần có giải pháp kỹ thuật để cải thiện
điều kiện lao động cho người lao động nâng cao sức khỏe và tinh thần làm việc của họ.
1.1.3. Khái niệm về cải thiện điều kiện lao động
Cải thiện điều kiện lao động là làm thế nào để đưa các yếu tố của điều kiện lao


uế

động vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến người
lao động và môi trường xung quanh. Ngược lại chúng còn có tác động thúc đẩy củng

tế
H

cố sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc của người lao động. Cải thiện điều kiện lao
động có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức lao động khoa học.

1.2. Sự hài lòng của người lao động về điều kiện lao động
1.2.1. Khái niệm về sự hài lòng

h

Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của

in

một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm với mong đợi của

cK

người đó, gồm ba cấp độ sau: Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì
khách hàng cảm nhận không thỏa mãn, nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng
cảm nhận thỏa mãn, nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa

họ


mãn hoặc thích thú. Vậy sự hài lòng hoặc thỏa mãn là một trạng thái tâm lý của con
người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả đạt được với kỳ vọng của người đó về sự việc,

Đ
ại

sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đối với mỗi một lĩnh vực thì người ta lại có một sự định
nghĩa về sự hài lòng khác nhau, mỗi người lại có một mức độ hài lòng không giống
nhau do sự khác nhau về kỳ vọng của mỗi người. Do đó, khi nghiên cứu về sự hài lòng

ng

chúng ta nên tiến hành nghiên cứu trên một nhóm đối tượng điều tra, không nên lấy ý
kiến của một người để áp đặt cho tất cả.

ườ

Mỗi một chúng ta đều có được sự hài lòng khi mong muốn của chúng ta được

thỏa mãn. Mức độ hài lòng được chia thành các cấp độ khác nhau dựa trên từng điều

Tr

kiện và thời điểm cụ thể. Có nhiều lý thuyết đề cập đến nhu cầu và phân loại nhu cầu,
đặc biệt là lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow đang được phổ biến rộng
rãi và được nhiều học giả thừa nhận. Lý thuyết của Maslow trình bày 5 mức độ cơ sở
về nhu cầu của con người. Tầm quan trọng theo trình tự từ mức độ thấp đến mức độ
cao. Các nhu cầu ở mức độ thấp được thỏa mãn trước khi các nhu cầu ở mức độ cao
phát sinh. Sơ đồ dưới đây trình bày thứ bậc các nhu cầu của con người.
SVTH: Huỳnh Thị Sen


7


GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

tế
H

uế

Khóa luận tốt nghiệp

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "sinh lý" (physiological)

in



h

Sơ đồ 1.1. Thứ bậc nhu cầu của Maslow



cK

- thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn


thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc

họ



(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình


Đ
ại

yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác

được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn

ng



sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được

ườ

công nhận là thành đạt.
Theo học thuyết này, các nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ trở thành lực lượng điều


Tr

kiện điều khiển hành vi của con người sau khi các nhu cầu ở cấp độ thấp hơn đã được
thảo mãn.
Theo học thuyết này, con người cá nhân hay con người tổ chức chủ yếu hành

động theo nhu cầu, chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ
hành động. Đồng thời nhu cầu được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con

SVTH: Huỳnh Thị Sen

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

người. Theo cách xem xét đó nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động
vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi hành vi con người.
Hay có thể hiểu theo cách khác, nhà quản trị có thể điều khiển được hành vi của
nhân viên bằng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của

thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận.

tế
H

1.2.2. Khái niệm về sự hài lòng đối với điều kiện lao động


uế

họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi

Sự hài lòng đối với điều kiện lao động tại một doanh nghiệp là thái độ thích hay
không thích của người lao động đối với điều kiện đó, nó thể hiện mức độ chấp nhận,
thỏa mãn của người lao động về kết quả mà họ nhận được khi thực hiện công việc, thể

h

hiện rõ nhất thông qua thái độ phản ứng của người lao động, sự gắn kết và lòng trung

in

thành của họ đối với doanh nghiệp. Khi đánh giá sự hài lòng người ta không chỉ xem

cK

xét phản ứng của người lao động trên các khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến người lao
động mà còn chú ý tới kết quả do sự hài lòng của người lao động mang lại.
1.3. Các nhân tố của điều kiện lao động

họ

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và bộ môn tổ chức lao
động khoa học nói riêng, điều kiện lao động trong thực tế hiện nay rất phong phú và đa

Đ
ại


dạng. Người ta phân tích các nhân tố của điều kiện lao động ra thành 5 nhóm:
1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về Vệ sinh - Y tế
- Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyển…):

ng

Vi khí hậu là yếu tố con người tiếp xúc cả đời trong lao động cũng như trong
các hoạt động thường ngày trong đời sống của con người.

ườ

Vi khí hậu được hiểu là khí hậu trong giới hạn của môi trường làm việc. Nó vừa

chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên ở vùng địa lí đó (gió, độ ẩm…) vừa chịu

Tr

ảnh hưởng của những yếu tố thuộc môi trường làm việc (nhiệt độ, độ ẩm…) do quá
trình sản xuất gây ra. Vi khí hậu nơi làm việc phụ thuộc tính chất công việc và quy
trình công nghệ, điều kiện thời tiết trong ngày và điều kiện khí tượng theo mùa, sự cải
thiện điều kiện vi khí hậu của con người như nhiệt độ, quạt, phun hơi nước…
Tác hại nghề nghiệp của vi khí hậu cho người lao động, trong điều kiện vi khí
hậu nóng gây cho cơ thể trạng thái mất nước, chuột rút, say nóng, rối loạn ngoài da.
SVTH: Huỳnh Thị Sen

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

Còn khi vi khí hậu lạnh thì sẽ gây lạnh toàn thân, hạ thân nhiệt, thể hôn mê hoặc tai
biến cục bộ…
- Tiếng ồn, rung động, siêu âm:
Là thứ âm thanh hỗn độn gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Tiếng ồn đang

uế

trở thành mối đe dọa lớn và thường xuyên đối với con người. Nếu cường độ tiếng ồn
vượt quá ngưỡng cửa chịu đựng của con người (55 đề xi ben) nó sẽ làm đau đầu, mất

tế
H

ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, tiêu hóa…Nhưng ảnh

hưởng lớn nhất của tiếng ồn, rung động là tác động đến thính giác. Nó có thể làm cho
con người ta mệt mỏi thính giác và điếc dần. Làm việc trong điều kiện ồn ào, năng
suất có thể giảm từ 10-20%. Đặc biệt tới lao động trí óc, tiếng ồn thật sự là một kẻ thù

in

h

nguy hiểm.
- Độc hại trong sản xuất:

cK


Môi trường có những yếu tố độc hại trong sản xuất bao gồm những yếu tố độc
hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như:
Hóa chất là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự

họ

nhiên hay tổng hợp. Hóa chất khác nhau có độc tính khác nhau, chỉ cần một liều lượng
nhỏ xâm nhập vào cơ thể cũng gây tác hại đến sức khỏe, nguy hiểm là gây nhiễm độc

Đ
ại

cấp tính hoặc nhiễm độc mãn tính, có chất gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, gây
ung thư…Thường phổ biến thì các thể dạng của hóa chất như là bụi, sương mù, khói ở
dạng thể lỏng và khí với kích thước mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được.

ng

- Tia bức xạ và điện trường từ cao
Bức xạ nhiệt do bức xạ mặt trời và các tia nhiệt phát ra từ các thiệt bị máy móc,

ườ

tạo nên những mức độ nóng khác nhau. Mức độ chịu đựng của con người là
1calo/m2/phút. Sự lưu thông không khí đặc trưng bởi vận tốc chuyển động của không

Tr

khí đo bằng m/s. Nếu vận tốc này quá nhanh hay quá chậm cũng gây ra những thay đổi

về sinh lí trong cơ thể.
- Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
Chiếu sáng nơi làm việc và nhà xưởng được coi là yếu tố môi trường quan trọng
nhất bởi vì 85% các thông tin từ môi trường bên ngoài trực tiếp nhận bằng thị giác.

SVTH: Huỳnh Thị Sen

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

So với ánh đèn nhân tạo (đèn tròn, đèn ống) ánh sáng tự nhiên tốt hơn vì có
thành phần quang phổ phù hợp với hoạt động của mắt và cơ thể, độ khuếch tán lớn và
tỏa đều trong không gian. Vì vậy, làm việc với ánh sáng tự nhiên có cảm giác dễ chịu
và cho năng suất cao hơn. Còn khi sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo, cần nhớ đèn

uế

không đủ sáng hoặc quá chói mắt đều gây căng thẳng, ức chế và có khi dẫn đến sự cố
tai nạn.

tế
H

- Điều kiện vệ sinh và sinh hoạt

Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy đủ vị trí thuận tiện bảo đảm vệ sinh.Trung bình

tối thiểu 25 người phải có 1 (một) nhà vệ sinh. Có hệ thống chiếu sáng và thông gió,
hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Xây dựng sao cho

in

h

hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến, bảo quản
và bày bán thực phẩm. Cách ly hoàn toàn và mở cửa không được hướng vào khu vực

cK

chế biến, bảo quản thực phẩm và phải có bồn rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau
khi ra khỏi nhà vệ sinh” đặt ở vị trí dễ ngay sau khi mở cửa ra khỏi phòng vệ sinh
1.3.2. Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm - Sinh lí lao động

họ

Quan niệm về giá trị ngày nay càng có nhiều chiều hướng thay đổi. Trước kia
người ta coi trọng thu nhập cao hơn là tính chất của công việc và môi trường làm việc

Đ
ại

thì ngày nay quan niệm này dần nhường chỗ đến tính chất của công việc, môi trường
làm việc có ảnh hưởng tới sức khỏe không, có sự thoải mái trong công việc trong quá
trình lao động không…

ng


Tuy nhiên, trong quá trình lao động công việc có thể là công việc khó, công
việc dễ, công việc nguy hiểm hay không nguy hiểm, độc hại hay không độc hại… Ở

ườ

trong mỗi điều kiện khác nhau thì mức độ ảnh hưởng đến người lao động khác nhau.
- Sự căng thẳng về thể lực

Tr

Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong

công việc và sức khỏe. Căng thẳng tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó
cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung
quanh.Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với
cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại.

SVTH: Huỳnh Thị Sen

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

Căng thẳng có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng
có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu
cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự
kiện áp lực.


uế

Tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến thể lực của người lao động, dẫn
đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tiêu hóa, cơ khớp và thậm chí cả toàn thân.

tế
H

- Sự căng thẳng về thần kinh

Căng thẳng là những phản ứng sinh lý và cảm xúc xuất hiện khi những yêu cầu
của công việc không phù hợp về thể lực và tâm thần của người lao động.

Căng thẳng về thần kinh dẫn đến tác động nhiều trong quá trình làm việc như :

in

h

Khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả làm việc thấp, dễ bị kích thích, nóng

- Nhịp độ lao động

cK

nảy, cáu gắt, bị đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ…

Nhịp độ lao động là tốc độ hay độ nhanh của một thao tác trong quá trình lao
động.


họ

Khi làm việc với một nhịp độ không phù hợp thì sẽ gây tác động như: Mệt mỏi
cơ bắp, ảnh hưởng đến suy nhược thần kinh, dẫn đến buồn chán đơn điệu.

Đ
ại

- Trạng thái và tư thế lao động

Tư thế lao động bắt buộc là trong quá trình làm việc, người lao động phải giữ
mãi một tư thế để khỏi ảnh hưởng đến công việc sản xuất.

ng

Tư thế thoải mái là trong quá trình làm việc người lao động có sự thay đổi từ tư
thế này đến tư thế khác mà không ảnh hưởng đến sản xuất.

ườ

Những tư thế phổ biến trong làm việc: Tư thế đứng, tư thế ngồi, tư thế nằm, tư

thế kết hợp. Mỗi công việc phù hợp với tư thế làm việc khác nhau và chịu ảnh hưởng

Tr

đến sức khỏe nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy, trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, tùy theo
tính chất công việc, mà người lao động linh hoạt với tư thế lao động của mình cộng
với sự quan tâm giúp đỡ của người sử dụng lao động để đảm bảo được sức khỏe của

người lao động và năng suất của doanh nghiệp.

SVTH: Huỳnh Thị Sen

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

- Tính đơn điệu trong lao động
Tính đơn điệu trong công việc là trạng thái hoạt động lặp đi lặp lại một động
tác, là tác dụng gây ức chế của các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển từ
hưng phấn sang ức chế).

uế

Đơn điệu trong công việc ảnh hưởng đến người lao động như làm mất hứng thú

1.3.3. Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học

tế
H

đối với việc làm, gây sự nhầm lẫn về độ dài của thời gian, gây buồn ngủ.

- Điều kiện lao động rất phong phú và đa dạng, là yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất lao động, sức khỏe người lao động. Sự bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp
với thẩm mỹ công nghiệp, kiểu dáng và sự phù hợp của trang thiết bị với tính thẩm mỹ


h

cao, âm nhạc chức năng, màu sắc…Với một không gian bố trí hợp lý tạo cho người

in

động có cảm giác thoải mái trong làm việc. Khi cảm giác không thoải mái thì thường

cK

gia tăng sự phàn nàn có thể là những bất bình trong công việc, có thể dẫn đến hành vi
phá hoại ngầm và gây ra tiêu cực cho tổ chức.
- Âm nhạc chức năng

họ

Theo các nhà sinh lý học, hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp của con người
thường có một nhịp điệu nhất định, nhất là những công việc nặng nhọc căng thẳng.

Đ
ại

Âm nhạc có thể giúp con người tạo nên nhịp điệu này, điều chỉnh sự co bóp của tim,
huyết áp, hơi thở, tăng cường trí giác, trí nhớ, tư duy, gây hào hứng hoặc làm sâu sắc
khuynh hướng tình cảm của con người. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc, người

ng

ta sử dụng âm nhạc chức năng là loại âm nhạc dùng cho người lao động tùy theo chức

năng công việc của họ. Âm nhạc được phát đúng lúc, đúng chỗ đúng liều lượng sẽ có

ườ

tác dụng gây hào hứng, làm dịu thần kinh và chống sự mệt mỏi.
- Màu sắc

Tr

Mắt bình thường có thể phân biệt tới 120 màu sắc khác nhau do hệ số sắc phản

chiếu sáng của chúng khác nhau. Hệ số đó cao hay thấp có thể gây ra ở con người
những cảm giác lạnh lẽo, mát mẻ, ấm áp, hay nóng bức, kích thích suy nghĩ hay kích
thích để phân biệt đồ vật một cách nhanh chóng hay dùng trong an toàn lao động. Cách
phối hợp màu sắc tại khu vực làm việc vô cùng quan trọng, vừa thể hiện phong cách

SVTH: Huỳnh Thị Sen

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

đẳng cấp của công ty vừa tạo cảm giác thoải mái cho người lao động, kích thích cảm
giác say mê làm việc.
- Cây xanh và cảnh quan môi trường
Cây xanh và cảnh quan môi trường xung quanh là yếu tố đóng vai trò không


uế

những tôn vẻ đẹp cho công trình chính mà còn giúp môi trường lao động trở nên thân
thiện hơn với tự nhiên, bên cạnh đó còn tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người

tính sáng tạo.
1.3.4. Nhóm các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội

tế
H

lao động, có tác dụng vệ sinh phòng bệnh, nâng cao hiệu quả công việc, phát huy

Trong quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền

h

kinh tế thì con người luôn muốn nhận được nhiều thứ từ công việc chứ không phải chỉ

in

có vật chất và các thành tựu nhìn thấy, họ muốn có được những thỏa mãn nhu cầu

cK

quan hệ trong tập thể, sự quan tâm của người lãnh đạo, khen thưởng một cách công
bằng trong tổ chức, doanh nghiệp khi người lao động có sáng kiến nhằm tạo điều kiện
giữa người lao động với nhau.

họ


Trong khi tổ chức, doanh nghiệp có được một bầu không khí vui vẻ, mọi thành
viên trong tập thể luôn giúp đỡ lẫn nhau, người lãnh đạo của họ là người hiểu biết, thân

Đ
ại

thiện với mọi người lao động, đưa ra lời khen ngợi khi người lao động thì tổ chức đó,
doanh nghiệp đó sẽ có sự triển tốt đẹp bền vững, năng suất lao động ngày càng tăng.
Trong thực tế, điều kiện lao động của người lao động ở trong cơ quan, các

ng

doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài và một số doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hiện nay vẫn còn kém. Những người lao động trong cùng một tổ,

ườ

phân xưởng, phòng ban…với nhau vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, họ còn có cạnh
tranh với nhau làm tổn hại đến mối quan hệ trong tập thể, trong khi đó mối quan hệ

Tr

giữa người lãnh đạo với người lao động còn khoảng cách làm mất đi những trao đổi,
bày tỏ hay bàn bạc để tìm tiếng nói chung đã làm cho sự phát triển và cạnh tranh trên
thị trường doanh nghiệp là kém
1.3.5. Nhóm các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động
Ngoài những điều kiện tâm sinh lý, thẩm mỹ lao động, tâm lý xã hội, vệ sinh y
tế, nhóm nhân tố điều kiện sống của người lao động cũng có tác động không nhỏ đến
SVTH: Huỳnh Thị Sen


14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng

người lao động. Vấn đề nhà ở, đi lại và gia đình của từng người lao động thuận tiện,
điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi, tình trạng xã hội và pháp luật ổn định, trật tự không
ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động thì lúc đó họ mới an tâm với công việc
của mình, góp phần cải thiện cho cả bản thân và cho tổ chức doanh nghiệp.

uế

Chế độ làm việc nghỉ ngơi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, làm việc và
nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tùy theo từng công việc mà có

tế
H

thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ làm thêm khác nhau.

Theo điều 104 Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc: “Thời giờ làm việc không
quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có
quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho

in

h


người lao động biết. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối
với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh

cK

mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”. Điều 108 Bộ
Luật lao động về thời giờ nghỉ ngơi: “Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được
nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc. Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít

họ

nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất
12 giờ trước khi chuyển sang ca khác”.

Đ
ại

1.4. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Mục đích của cải thiện điều kiện lao động là đạt kết quả lao động đồng thời đảm
bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, phát triển toàn diện người lao động và góp

ng

phần củng cố mối quan hệ xã hội của người lao động, giúp doanh nghiệp phát triển.
Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động được thể hiện như sau:

ườ

Thứ nhất, cải thiện ĐKLĐ đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh


nghiệp. Con người đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc xây dựng doanh

Tr

nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nhiệm vụ của cải thiện ĐKLĐ là
nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động. Khi điều kiện lao động tốt là khi
con người được bảo vệ về mọi mặt thì họ sẽ sẵn sàng và luôn đáp ứng yêu cầu của
công việc, hay đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp
Thứ hai, việc cải thiện ĐKLĐ tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp bởi vì một trong những phương pháp cải thiện
SVTH: Huỳnh Thị Sen

15


×