Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần phước hiệp thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHƯỚC HIỆP THÀNH

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. BÙI VĂN CHIÊM

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ PHỤNG
Lớp: K46-QTNL
Niên khóa: 2012-2016
Huế, 05/2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cơ
quan, tổ chức và cá nhân. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành tốt khóa luận
này.
Trước hết, tôi xin gửi tới các Thầy Cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học
Kinh tế Huế lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm,
dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô đã cho tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết
để hoàn thành luận văn với đề tài: “Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại
Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành”.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn thầy giáo – ThS. Bùi Văn Chiêm đã quan tâm, hướng
dẫn tận tình, tỉ mỉ. Những kiến thức, kinh nghiệm và góp ý của thầy là định hướng


quan trọng giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế, Phòng
Công tác sinh viên, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Việc hoàn thành khóa luận còn nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty, sự
giúp đỡ nhiệt tình của anh Trần Viết Triều – Trưởng phòng kế toán Công ty, chị Lê
Thị Thùy Trang – nhân viên nhân sự tại công ty, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các
anh chị Phòng Hành chính Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành.
Cuối cùng, với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này không thể
tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các Thầy Cô để bổ sung, hoàn thiện luận văn; những góp ý là kinh nghiệm quý báu
cho quá trình làm việc, công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phụng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................3
4.1.1. Số liệu thứ cấp..........................................................................................................3

4.1.2. Số liệu sơ cấp...........................................................................................................3
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU...................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP..5
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh
nghiệp................................................................................................................................5
1.2. Nội dung của công tác ATVSLĐ...................................................................................14
Hình 2.1. Mô hình hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ...................................................................17

Hình 2.2. Các nội dung quy định về công tác ATVSLĐ........................................................18
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo hộ lao động...........................................19
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp.........................24

1.5. Các nghiên cứu về lĩnh vực bảo hộ lao động trong doanh nghiệp trong nước trước
đây...................................................................................................................................26
1.5.1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của sinh viên Lương Thị Dung trường Đại học Kinh tế Quốc dân với
đề tài “Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động ở xí nghiệp Môi trường đô thị Huyện Thanh Trì”
......................................................................................................................................................................26
1.5.2. Luận văn Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.....29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH...........................................................................34
2.1. Khái quát về công ty cổ phần Phước Hiệp Thành.......................................................34
Bảng 2.3. Bảng báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn
2013-2015.....................................................................................................................................................42

2.2. Phân tích tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Phước
Hiệp Thành.......................................................................................................................43
Hình 2.4. Bộ máy bảo hộ lao động tại công ty.............................................................................................45


SVTH: Trần Thị Phụng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

2.3. Đánh giá của cán bộ, công nhân công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành về tình hình thực
hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty.........................................................................64
2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần
Phước Hiệp Thành............................................................................................................72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.....................................................................................75
PHƯỚC HIỆP THÀNH........................................................................................................75
3.1. Định hướng của công ty trong thời gian từ 2016-2020..............................................75
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ
phần Phước Hiệp Thành....................................................................................................76
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................79
3.1. Kết luận.....................................................................................................................79
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành..................................................83

SVTH: Trần Thị Phụng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AT


: An toàn

ATLĐ

: An toàn lao động

ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

ATVSV

: An toàn vệ sinh viên

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

BNN

: Bệnh nghề nghiệp

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

ĐKLĐ

: Điều kiện lao động


ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT-XH

: Kinh tế xã hội

KTA

: Kỹ thuật an toàn

LĐTB&XH

: Lao động – Thương binh và Xã hội

MTLĐ

: Môi trường lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động

NLĐ


: Người lao động

PTBVCN

: Phương tiện bảo vệ cá nhân

PCCN

: Phòng chống cháy nổ

QCKT

: Quy chuẩn kĩ thuật

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TNLĐ

: Tai nạn lao động

TCCS

: Tiêu chuẩn cơ sở

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


TLĐLĐVN

: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

SVTH: Trần Thị Phụng

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

DANH MỤC HÌNH
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................3
4.1.1. Số liệu thứ cấp..........................................................................................................3
4.1.2. Số liệu sơ cấp...........................................................................................................3
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU...................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP..5
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh
nghiệp................................................................................................................................5
1.2. Nội dung của công tác ATVSLĐ...................................................................................14
Hình 2.1. Mô hình hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ...................................................................17


Hình 2.2. Các nội dung quy định về công tác ATVSLĐ........................................................18
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo hộ lao động...........................................19
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp.........................24

1.5. Các nghiên cứu về lĩnh vực bảo hộ lao động trong doanh nghiệp trong nước trước
đây...................................................................................................................................26
1.5.1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của sinh viên Lương Thị Dung trường Đại học Kinh tế Quốc dân với
đề tài “Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động ở xí nghiệp Môi trường đô thị Huyện Thanh Trì”
......................................................................................................................................................................26
1.5.2. Luận văn Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.....29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH...........................................................................34
2.1. Khái quát về công ty cổ phần Phước Hiệp Thành.......................................................34
Bảng 2.3. Bảng báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn
2013-2015.....................................................................................................................................................42

2.2. Phân tích tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Phước
Hiệp Thành.......................................................................................................................43
Hình 2.4. Bộ máy bảo hộ lao động tại công ty.............................................................................................45

2.3. Đánh giá của cán bộ, công nhân công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành về tình hình thực
hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty.........................................................................64

SVTH: Trần Thị Phụng

ii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần
Phước Hiệp Thành............................................................................................................72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.....................................................................................75
PHƯỚC HIỆP THÀNH........................................................................................................75
3.1. Định hướng của công ty trong thời gian từ 2016-2020..............................................75
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ
phần Phước Hiệp Thành....................................................................................................76
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................79
3.1. Kết luận.....................................................................................................................79
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành..................................................83

SVTH: Trần Thị Phụng

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng quy mô tài sản- nguồn vốn của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành qua 3
năm 2013-2015.................................................................................................................39
Bảng 1.2. Tình hình lao động của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn 2013-2015
.........................................................................................................................................40
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bảo hộ lao động của công ty giai đoạn 20132015.................................................................................................................................50

Bảng 2.5. Tiến độ thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động của công ty Cổ phần Phước Hiệp
Thành giai đoạn 2013-2015...............................................................................................50
( ĐVT: Tháng)....................................................................................................................50
Bảng 2.7. Tình hình trang bị trang thiết bị BHLĐ tại công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai
đoạn 2013-2015................................................................................................................62
Bảng 2.8. Thông tin chung về đối tượng điều tra..............................................................65
Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ, công nhân về việc tuân thủ pháp luật về công tác BHLĐ tại
công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành...................................................................................68
Bảng 2.10. Đánh giá của CB, CN về việc tình hình thực hiện công tác BHLĐ.......................69
Bảng 2.11. Đánh giá của CB, CN về kết quả đạt được trong công tác BHLĐ.......................70
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ, công nhân về nhận xét chung trong công tác BHLĐ tại
công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành...................................................................................71

SVTH: Trần Thị Phụng

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi
người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một
trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu

có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động.
Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người".
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải
tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình
hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy
hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp,
vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp
nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động
cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ
lao động. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức
khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan
điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội
được tôn trọng. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi
đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích. Thứ nhất,
đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để
xảy ra tai nạn trong lao động. Thứ hai, đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không
bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây
nên. Thứ ba, bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho
người lao động.
Đồng thời, với nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải
có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ
được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo

SVTH: Trần Thị Phụng

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước. Đặc biệt, trong
xu thế hội nhập quốc tế, các khách hàng đòi hỏi các sản phẩm mà họ sử dụng không
chỉ đạt chất lượng mà còn được mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn,
hợp vệ sinh, đảm bảo các quyền lợi xã hội của người lao động làm ra sản phẩm đó.
Nhưng mà hiện nay tình hình an toàn lao động dường như nhiều doanh nghiệp không
mấy chú trọng đến. Được nói đến như hiện nay, tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam
nổi lên như một thách thức, với tính nghiêm trọng về số thương tật, tử vong ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2014 cả nước xảy ra 3.454 vụ tai nạn
lao động (TNLĐ), làm 3.505 người bị nạn và riêng trong lĩnh vực công nghiệp mỗi
năm có 5000 vụ tai nạn lao động khiến 500 đến 600 người chết và con số đó còn gia
tăng qua các năm. Đúng là con số đáng báo động.
Vì vậy, với các doanh nghiệp sản xuất như công ty cổ phần Phước Hiệp Thành
thì quá trình lao động của công nhân tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.
Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây
chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc
gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc
an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng
năng suất lao động. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ
rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động
thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao,
phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn
thành tốt kế hoạch sản xuất. Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của
người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Vì vậy việc bảo hộ lao động là công việc cấp bách và cần thiết cho tất cả các tổ
chức và đó cũng là lý do mà em chọn đề tài “ Phân tích tình hình thực hiện công tác
bảo hộ lao động tại Công ty Cổ Phần Phước Hiệp Thành” làm đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp cuối khóa của mình. Với mục tiêu giúp bản thân nâng cao kỹ năng cũng như

có nhận thức đúng đắn về công tác bảo hộ lao động tại một doanh nghiệp và cách hoàn

SVTH: Trần Thị Phụng

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

thiện công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp nói chung và công ty Phước Hiệp
Thành nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ lao động trong các doanh
nghiệp.
- Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty
Cổ phần Phước Hiệp Thành.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hiện bảo hộ
lao động cho công nhân tại công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại Công
ty Cổ phần Phước Hiệp Thành
- Đối tượng khảo sát: Công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác bảo hộ lao động, thực trạng bảo hộ lao động tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp
Thành và các giải pháp nâng cao công tác bảo hộ lao động tại Công ty.

- Phạm vi thời gian: Phân tích tình hình về công tác bảo hộ lao động tại Công ty
Cổ phần Phước Hiệp Thành trong 3 năm từ 2013-2015 và đề xuất giải pháp đến năm
2020. Các số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4
năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ bộ phận hành chính văn phòng Công ty Cổ phần Phước Hiệp
Thành các nguồn tài liệu và thông tin số liệu liên quan dùng cho việc phân tích, đánh giá
tình hình Bảo hộ lao động tại Công ty được đăng tải, công bố, lưu trữ trên Internet và
Sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài, các công trình đã được công bố.
4.1.2. Số liệu sơ cấp

SVTH: Trần Thị Phụng

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

- Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra , phỏng vấn người lao động đang
làm việc tại Công ty.
- Dùng phiếu điều tra với những câu hỏi đã chuẩn bị trước nhằm thu thập ý kiến
của người lao động trong Công ty về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó (người
được phỏng vấn trả lời trên phiếu điều tra). Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp
chuyên gia đối với các lao động bộ phận trong Công ty để thu thập các thông tin về dữ
liệu liên quan.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

4.2.1 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu điều tra
theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Việc xử lý và tính toán số liệu điều tra được thực hiện bằng phần mềm thống
kê thông dụng như SPSS.
4.2.2. Phương pháp phân tích
• Phương pháp thống kê: Dựa trên các tài liệu đã tổng hợp, thu thập để phân
tích kết quả được dùng để đánh giá chất lượng nhân lực, cùng với việc bố trí nhân sự
và mối liên hệ về các yếu tố của bảo hộ lao động
• Phương pháp phân tích đánh giá
• Phương pháp so sánh.

SVTH: Trần Thị Phụng

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong
các doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. An toàn lao động, vệ sinh lao động và Bảo hộ lao động ( BHLĐ)
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc
trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao
gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao
động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả
năng làm việc lâu dài của người lao động
Theo tài liệu huấn luyện về An toàn - Vệ sinh lao động của nhà xuất bản Lao
động – Xã hội thì Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học-kĩ
thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong
quá trình lao động sản xuất. Nội dung bao gồm :
- Xây dựng ban hành hệ thống các văn bản pháp luật bảo đảm ATVSLĐ, hệ
thống các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố điều kiện lao động, hệ thống các
quy chuẩn an toàn trong lao động sản xuất và các chính sách, chế độ bồi dưỡng sức
khỏe, chăm sóc y tế cho những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Giám sát việc thực hiện và bảo đảm tính đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt các
yêu cầu ATVSLĐ trong quá trình thiết kế, sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, vận hành và
bảo quản nhà xưởng, quy trình công nghệ, máy, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng
sử dụng trong quá trình lao động.
- Không ngừng nâng cao hiểu biết và ý thức của người sử dụng lao động
(NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) và ATVSLĐ bằng cách tuyển chọn, tuyên truyền,

SVTH: Trần Thị Phụng

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm


giáo dục, hướng dẫn đào tạo thường xuyên, luyện tập các phương án phòng chống các
sự cố trong sản xuất.
1.1.1.2. Điều kiện lao động (ĐKLĐ)
Theo tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác an toàn vệ sinh lao động cho cán
bộ Quận, Huyện, Phường, Xã thì Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố
về tự nhiên , xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và là
phương tiện lao động , đối tượng lao động, đối tượng lao động quá trình công nghệ,
môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác
động qua lại của chúng trong mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo nên một điều
kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố tâm lý và sức khỏe của người lao động tại nơi sản xuất gắn liền với điều
kiện lao động nếu không được quan tâm đúng mức thì đây cũng là nguyên nhân dẫn
tới tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN).
* Phân loại điều kiện lao động:
- Theo tính chất các yếu tố
• Các nhóm yếu tố thuộc về vệ sinh môi trường bao gồm nhóm yếu tố về vật lý
(bụi, tiếng ồn, rung động....), hóa học (hơi, khí độc, bụi độc...), sinh học( virut, vi
khuẩn, kí sinh trùng....)
• Các yếu tố về tâm – sinh lí bao gồm: các yếu tố làm căng thẳng tâm lý người
lao động trong quá tình thực hiện nhiệm vụ, công việc. Từ đó, ảnh hưởng đến năng
suất cũng như hiệu quả làm việc.
• Các yếu tố về thẩm mỹ, nhân trắc học (ergonomi)
Yếu tố thẩm mỹ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hưng phấn,
sự say mê cũng như sự yên tâm làm việc cho người lao động. Nó bao gồm các yếu tố
như Điều kiện cơ sở vật chất: nhà xưởng, kho tàng...có khang trang, rộng rãi hay
không; sự bố trí, sắp xếp máy, thiết bị, dụng cụ khoa học và hợp lý, tạo nơi làm việc
gọn gàng và ngăn nắp cũng như tạo không gian làm việc tối ưu; một số yếu tố khác
như: hình dáng, kích thước và màu sắc của các máy, thiết bị, vấn đề vệ sinh công
nghiệp...
• Các nhóm yếu tố về kinh tế- xã hội

SVTH: Trần Thị Phụng

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

Sự đầu tư cho dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, kho bãi...
Tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: lực lượng lao động và quản lí, tuổi đời, tuổi
nghề, trình độ khoa học – công nghệ...
- Theo mức độ liên quan đến lao động
• Yếu tố lao động: Máy, thiết bị, công cụ; nhà xưởng; năng lượng, nguyên,
nhiên vật liệu; đối tượng lao động; người lao động.
• Yếu tố liên quan đến lao động: Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm
việc; các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến
tâm lí người lao động.
- Theo tác động đến người lao động
Điều kiện lao động thuận lợi: bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn ngừa tai
nạn lao động và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp.
Điều kiện lao động không thuận lợi gây bệnh tật, gây tai nạn cho NLĐ
1.1.1.3. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nào
của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động; Xảy ra trong quá trình lao động gắn
liền với việc thực hiện công việc; Xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khác theo
sự phân công của NSDLĐ; Xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu
cầu sinh hoạt cần thiết theo quy định của Bộ luật lao động và cơ sở cho phép như: nghỉ
giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú,

đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Ngoài ra , những trường hợp sau bản chất không phải là TNLĐ, nhưng được coi
là tai nạn lao động: tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm
việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lí (trên tuyến đường đi
và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như:
thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công
việc, nhiệm vụ lao động.
Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được phân ra là tai nạn lao động
chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ. Việc phân loại tai nạn lao

SVTH: Trần Thị Phụng

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

động nặng, nhẹ là căn cứ tình trạng thương tích được ban hành theo Thông tư liên tịch
số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao Động –
Thương binh và Xã hội, Bộ y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo
lao động.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số “tần suất tai nạn
lao động K” tính trên 1000 lao động.
K=
Trong đó:
n: Số người bị tai nạn lao động;
N: Tổng số người lao động;
K: Là tần suất TNLĐ, được tính cho đơn vị, địa phương. Đối với một ngành

hay chung cho cả nước, nếu n và N được tính trong đơn vị, địa phương, ngành hoặc
trên phạm vi cả nước.
K: Là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người, nếu n là số người bị chết do tai
nạn lao động.
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể
đánh giá được tình hình tai nạn lao động ở một doanh nghiệp, đơn vị, địa phương hoặc
một ngành hoặc một quốc gia, cao hay thấp, tăng hay giảm. Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) tính tần suất TNLĐ K cho một quốc gia được tính trên 100.000 lao động. Một số
quốc gia lại tính trên 1.000.000 giờ lao động. Hiện nay có một số nước trên thế giới đang
đề ra chiến lược “K=0”, nghĩa là phấn đấu tiến đến không để xảy ra tai nạn lao động.
1.1.1.4. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế
chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý
kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hại
của nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Các nhà khoa học đều cho rằng,
người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có

SVTH: Trần Thị Phụng

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

thể bù lại phần nào sự thiệt hại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnh
nghề nghiệp đã làm mất đi một phần sức lao động. Do đó phải giúp khôi phục lại sức

khỏe và phục hồi chức năng y học cho người lao động.
Các quốc gia đều công bố danh mục các BNN được bảo hiểm và an hành các
chế độ đền bù hoặc bảo hiểm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã xếp BNN thành 29
nhóm gồm hàng trăm BNN khác nhau.
Việt Nam bắt đầu từ năm 1976, Nhà nước đã công nhận 8 bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm, năm 1991 bổ sung thêm 8 bệnh, năm 1997 bổ sung thêm 5 bệnh, năm
2006 bổ sung thêm 4 bệnh, năm 2011 bổ sung thêm 03 bệnh, năm 2013 bổ sung thêm
01 bệnh, nâng tổng số lên 29 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, đó là:
- Bệnh bụi phổi – TALC nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi do Silic; Bệnh bụi phổi do
Amiăng; Bệnh bụi phổi bông
- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì; Bệnh nhiễm độc Benzen và các
đồng đẳng của Benzen; Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;
Bệnh nhiễm độc Mănggan và các hợp chất của Mănggan; Bệnh nhiễm độc TNT
(Trinitrotoluen); Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm
tiếp xúc
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan do virut nghề nghiệp
- Bệnh do Leptospira nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất của Asen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc
Nicontin nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp
- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp; Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cacbonmonooxit nghề nghiệp

SVTH: Trần Thị Phụng


9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh
móng nghề nghiệp
- Bệnh Cadimi nghề nghiệp
- - Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của công tác ATVSLĐ
1.1.2.1. Mục đích
Công tác ATVSLĐ gắn liền với hoạt động của mỗi người lao động trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.
Mục đích của công tác ATVSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học –
công nghệ, tổ chức – hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có
hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động an toàn và vệ
sinh. Như vậy sẽ:
+ Đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không
để xảy ra tai nạn, chấn thương hoặc tử vong trong lao động.
+ Đảm bảo người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc
các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra
+ Duy trì, phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian làm việc cho người lao động.
1.1.2.2. Ý nghĩa
ATVSLĐ là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu
tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất đó là người lao động. Mặt khác, nhờ chăm lo
bảo vệ sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ
mà công tác ATVSLĐ mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội – nhân văn to lớn.
• Ý nghĩa chính trị

ATVSLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người lao động, vì đó là vốn quý, là lực lượng cần
được bảo vệ. Họ chính là những người hàng ngày, hàng giờ tạo ra các sản phẩm cho xã
hội, góp phần thực hiện tốt công cuộc CNH, HĐH đất nước. Vì thế, công tác
ATVSLĐ thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể trong việc bảo vệ người lao
động khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.

SVTH: Trần Thị Phụng

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

Được làm việc trong điều kiện an toàn – vệ sinh, sức khỏe và khả năng sáng tạo
của người lao động ngày càng được đảm bảo. Từ đó, họ luôn yên tâm và hăng say lao
động, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát
triển thịnh vượng.
• Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ là một nôi dung quan trọng để các doanh
nghiệp đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các hợp đồng kinh tế, tăng doanh thu và tạo nên
thương hiệu riêng cho mình trong tình hình hiện nay.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp có diễn ra bình
thường và thông suốt hay không điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về công
tác ATVSLĐ của NSDLĐ, NLĐ trong chính doanh nghiệp đó.
Nếu hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, không để xảy ra sự cố hay
tai nạn lao động thì sản phẩm được tạo ra liên tục, là điều kiện tốt để doanh nghiệp hoàn

thành các hợp đồng kinh tế. Từ đó, doanh thu ngày càng tăng và là cơ sở để rất nhiều
doanh nghiệp có điều kiện đầu tư trở lại cho sản xuất hoặc mở mang doanh nghiệp.
Về phía người lao động, khi được làm việc trong điều kiện lao động an toàn và
vệ sinh, không xuất hiện và tồn tại các yếu tố các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn lao
động hay bệnh nghề nghiệp thì họ luôn có đủ sức khỏe để tham gia sản xuất. Do đó, số
ngày nghỉ việc do tai nạn lao dộng hay khám chữa bệnh không có, năng suất lao động
không ngừng được nâng cao và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho xã
hội. Hàng tháng, người lao động có thu nhập ổn định, là cơ sở để đảm bảo cuộc sống
cũng như chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân và của gia đình như: học tập nâng cao trình
độ, tham gia thể dục thể thao, tham quan, du lịch...
Ngược lại, khi doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động hay các sự cố khác thì
những lợi ích về kinh tế của cả người lao động và doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng.
Doanh nghiệp sẽ phải tốn kém nhiều tiền của và thời gian cho việc sơ, cấp cứu nạn
nhân cũng như sửa chữa, khắc phục những hậu quả khác.
Về phía người lao động, họ sẽ bị nghỉ việc hoặc làm việc cầm chừng do sản
xuất bị ảnh hưởng. Dẫn tới thu nhập cuối kì mất ổn định, bấp bênh trong khi cuộc sống có
vô vàn thứ phải lo toan. Bên cạnh đó, còn gây cho người lao động những tâm lí lo lắng,

SVTH: Trần Thị Phụng

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

hoang mang, không biết nơi mình làm việc liệu có nguy cơ tai nạn lao động nào đang rình
rập hay không? Vì thế, sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào sự tập trung và tính sáng tạo của người
lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao. Điều này lại có ảnh hưởng

tới tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của cả doanh nghiệp.
Tóm lại, thực hiện tốt công tác ATVSLĐ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế
cho người lao động, cho doanh nghiệp mà nó còn là nền tảng vững chắc để đất nước
ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.
• Ý nghĩa xã hội – nhân văn
Bên cạnh ý nghĩa về chính trị và kinh tế. Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ còn
mang lại ý nghĩa về xã hội và nhân văn sâu sắc.
Trong điều kiện sản xuất được an tàn, vệ sinh, người lao động có đủ sức khỏe
để tham gia sản xuất liên tục, năng suất lao động không ngừng được cải thiện và thu
nhập của họ ngày càng được nâng cao. Vì thế, cuộc sống gia đình của họ được đảm
bảo, mức sống được cải thiện, góp phần củng cố và bảo vệ hạnh phúc gia đình người
lao động.
Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh
và lành mạnh. Một xã hội văn minh là một xã hội mà quyền và nghĩa vụ của con người
được tôn trọng; người lao động trong xã hội đó có sức khỏe, có tri thức, được làm việc
trong điều kiện an toàn, vệ sinh. Họ là những người công dân luôn sống và làm việc
theo pháp luật. Đồng thời họ cũng nắm vững các qui tắc về ATVSLĐ, các nguyên tắc
làm việc an toàn. Tại nơi làm việc, họ là những người lao động gương mẫu. Trong gia
đình họ cũng là người cha, người mẹ gương mẫu, nuôi dạy con cái ngoan hiền. Vì thế,
gia đình người lao động sẽ là một thành trì vững chắc mà không tệ nạn nào có thể phá
vỡ được. Nếu một gia đình, hai gia đình và nhiều gia đình như vậy, sẽ góp phần tạo
nên một xã hội lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.
Lực lượng lao động sẽ được bảo toàn và phát triển khi người lao động được bảo
vệ sức khỏe, họ không bị tai nạn lao động hay bị bệnh tật hay bệnh nghề nghiệp. Như
vậy, hàng tháng, lực lượng lao động này sẽ góp phần bảo toàn và làm cho quỹ BHXH
không ngừng được phát triển. Mặt khác, Nhà nước sẽ có điều kiện đầu tư xây dựng
nhiều hơn các công trình phúc lợi, phục vụ nhân dân.

SVTH: Trần Thị Phụng


12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

Nhưng, hiện nay đang tồn tại một thực trạng chung tại các doanh nghiệp là: môi
trường lao động đang bị ô nhiễm bởi nồng đọ hơi khí độc, bụi... vượt tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép. Nguyên nhân là các doanh nghiệp hiện nay chưa coi trọng vấn đề bảo
vệ môi trường lao động nói riêng cũng như môi trường nói chung. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần phải lắp đặt hệ thống xử lí các chất thải, đảm bảo sau khi chúng được xử lí
sẽ không gây ô nhiễm môi trường bên ngoài. Vì thế, khi chúng ta thực hiện tốt công
tác ATVSLĐ cũng chính là chúng ta đã quan tâm đến nội dung bảo vệ môi trường.
Một vấn đề nữa là hiểm họa ô nhiễm từ chính môi trường lao động cũng là
nguyên nhân cơ bản làm gia tăng các biểu hiện sinh lí đối với người lao động, gây các
bệnh như: vô sinh, đẻ non, quái thai làm ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai, lực lượng
lao động sau này.
Vì thế, thực hiện tốt công tác ATVSLĐ sẽ mang lại nhiều ý nghĩa không những
đói với mỗi người lao động, với mỗi doanh nghiệp mà còn mang lại những lợi ích kinh
tế cao cho cả toàn xã hội.
1.1.3. Tính chất của công tác ATVSLĐ
Để đạt được mục đích và ý nghĩa như trên, công tác ATVSLĐ có 3 tính chất sau:
1.1.3.1. Tính chất pháp lí
Công tác ATVSLĐ mang tính chất pháp lí ở chỗ, muốn cho các giải pháp khoa
học-công nghệ, các biện pháp tổ chức-hành chính có liên quan đến công tác ATVSLĐ
được thực hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật, chế độ chính sách, tiêu
chuẩn, qui chuẩn KTAT để mọi cấp quản lí, mọi tổ chức, người sử dụng lao động và
người lao động nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời, cũng cần xây dựng những chế tài
có nội dung tăng cười công tác thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ một cách thường

xuyên, có khen thưởng và xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm. Như
vậy, công tác ATVSLĐ mới thực hiện có hiệu quả.
1.1.3.2. Tính chất khoa học – công nghệ
Công tác ATVSLĐ mang tính chất khoa học – công nghệ bởi vì mọi hoạt động
để ngăn ngừa và loại bỏ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, phòng ngừa các sự cố phát sinh
trong sản xuất đều xuất phát từ các cơ sở khoa học và được xử lí bằng các giải pháp
khoa học – công nghệ.

SVTH: Trần Thị Phụng

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

Bên cạnh đó, các giải pháp khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá các
tác động của điều kiện lao động xấu tới sức khỏe người lao đọng cho đến các giải pháp
xử lí ô nhiễm môi trường lao động, cải thiện điều kiên lao động... đều là những hoạt
động mang tính chất khoa học – công nghệ và đều do đội ngũ cán bộ khoa học – công
nghệ đảm nhiệm.
1.1.3.3. Tính chất quần chúng
Công tác ATVSLĐ mang tính chất quần chúng rộng rãi vì tất cả các đói tượng
tham gia quan hệ lao động, không phân biệt người lao động hay người sử dụng lao
động đều cần được bảo vệ. Đặc biệt, người lao động là người hàng ngày trực tiếp vận
hành máy, thiết bị nên dễ có nguy cơ bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Vì thế, chính họ là những người nhanh chóng phát hiện ra những sự cố, các vấn đè
mất an toàn có nguy cơ xảy ra để đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời.
Mặt khác, tính chất quần chúng của công tác ATVSLĐ còn thể hiện ở chỗ: đã là

những người tham gia quan hệ lao động thì không phân biệt đó là người lao động hay
người sử dụng lao động . Mỗi phía đều có nghĩa vụ và quyền riêng biệt về công tác
ATVSLĐ, nhưng đều có nhiệm vụ chung là góp phần nâng cao hiệu quả công tác
ATVSLĐ trong doanh nghiệp.
Tóm lại, công tác ATVSLĐ chỉ được thực hiện có hiệu quả khi mọi doanh
nghiệp, người sử dụng lao động hay người lao động đều có những nhận thức đầy đủ về
tầm quan trọng của công tác này.
1.2. Nội dung của công tác ATVSLĐ
1.2.1. Tổng quan chung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ
Các văn bản chính có quy định hoặc có liên quan đến công tác bảo hộ lao động,
an toàn – vệ sinh lao động gồm:
1.2.1.1. Hiến pháp và hệ thống các Luật
• Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi mới nhất năm
2013:
• Bộ luật lao động ban hành ngày 18/06/2012 gồm 17 chương, 242 điều. Trong
bộ luật lao động có chương IX gồm 14 điều nói về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Ngoài ra, trong các chương khác cũng có một số điều liên quan đến ATVSLĐ như

SVTH: Trần Thị Phụng

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

Chương VII nói về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Chương X về những quy
định riêng đối với lao động nữ; Chương XII về bảo hiểm xã hội; Chương XVI về
thanh tra nhà nước về lao động, xử phạm vi phạm pháp luật về lao động... Đây là văn

bản pháp luật chủ yếu về BHLĐ ở nước ta.
• Luật Bảo hiểm xã hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014
- Quy định chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Quy định chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, với quy định riêng cho người làm
nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Quy định chế độ tử tuất.
• Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định
về tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh và sức khỏe
người lao động.
• Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành 1989 quy định trách nhiệm của con người sử dụng lao động trực tiếp chăm
lo, bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho người lao động.
• Luật Bảo vệ môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
năm 2005 quy định về đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
• Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi ngày 22 tháng 11 năm 2013 quy định
trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
1.2.1.2. Hệ thống các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng
Căn cứ vào Bộ luật lao động, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
an toàn và vệ sinh lao động được ban hành, gồm các văn bản chính như:
• Nghị định số 05/CP của Chính phủ ngày 12/01/2015, quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
• Nghị định số 06/CP của Chính phủ ngày 20/01/1995, quy định chi tiết một số
điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
• Nghị định số 110/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2002 về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số )/CP.

SVTH: Trần Thị Phụng

15



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

• Nghị định số 47/CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
• Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
• Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
• Các Thông tư liên tịch, các Quyết định, Thông tư của các Bộ, các ngành chức
năng như TCVN 3153 -79, ban hành kèm theo Quyết định số 858/TC-QĐ ngày 27
tháng 12 năm 1979.
Các nội dung cơ bản được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về
an toàn và vệ sinh lao dộng gồm có:
• Các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn – vệ sinh lao
động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
+ Chế độ trang bị phương tiên bảo vệ cá nhân; bồi dưỡng chống độc hại bằng
hiện vật; bồi dưỡng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc: khám sức
khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, chế độ nghỉ dưỡng...
+ Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Các chế độ đặc thù cho người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Các chế độ bảo hộ lao động đặc thù cho lao động nữ, lao động chưa thành
niên, người lao động cao tuổi, lao dộng là người tàn tật,...

SVTH: Trần Thị Phụng

16



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm

HIẾN PHÁP

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH
PHỦ, QUYẾT ĐỊNH CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ

CÁC LUẬT LIÊN QUAN

CÁC NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT
ĐỊNH LIÊN QUAN

THÔNG TƯ
Hình 2.1. Mô hình hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ
(Nguồn: Tài liệu huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động, NXB Lao động – Xã hội)
1.2.1.3. Các nội dung cơ bản về công tác an toàn – vệ sinh lao động
• Các quy định về kỹ thuật về ATVSLĐ:
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh môi trường lao động; tiêu chuẩn vệ sinh đối
với từng yếu tố trong môi trường lao động như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động
+ Quy trình kiểm định; quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm


SVTH: Trần Thị Phụng

17


×