Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 11 trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.17 KB, 7 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 11 trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng

BÀI 11: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1. I. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2. 1. Khái niệm
- Trách nhiệm BTTH là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối
với người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản
và các quyền – lợi ích hợp pháp của người khác.
Trách nhiệm BTTH thể hiện trong nghĩa vụ BTTH ngoài hợp đồng còn được gọi
BTTH ngoài hợp đồng.
1. 2. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệm BTTH theo hợp
đồng
 Điểm giống nhau
 Chúng đều là trách nhiệm dân sự
 Người gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại
 Các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH theo hợp đồng và ngòai hợp
đồng thì đều như nhau (4 điều kiện và đã được tìm hiểu trong phần thực
hiện HĐ và BTTH theo hợp đồng).
o Điểm khác nhau:
o Căn cứ phát sinh TNDS: TNDS ngoài HĐ phát sinh giữa các bên
không có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây ra thiệt hại không liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng đó.
Trách nhiệm BTTH theo hợp đồng phát sinh dựa trên cơ sở những thỏa thuận của
các bên tham gia vào hợp đồng đó.
 Người phải bồi thường trong quan hệ hợp đồng là bên gây thiệt hại (luôn là
một bên trong hợp đồng mà đã không thực hiện đúng, không thực hiện đầy
đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình).
1. 3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện:
Có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có lỗi của người


gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp
luật.
Có thiệt hại xảy ra
- Thiệt hại là những tổn thất thực tế.
- Thiệt hại này bắt buộc là phải khách quan và không được suy diễn chủ
quan. Thiệt hại bao gồm:
 Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao
gồm: chi phí cứu chữa, chi phí bồi dưỡng, chi phí cho chăm sóc, phục hồi
chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe.
 Thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bao gồm: chi
phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị
giảm sút danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại
 Tổn thất tinh thần: thể hiện như sự xấu hổ, cảnh mồ côi, cảnh góa bụa, đau
thương…
 Thiệt hại về tài sản: Biểu hiện ở sự mất mát tài sản, giảm sút giá trị tài sản,
những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, thay thế, sửa chữa những lợi ích gắn
liền với việc sử dụng, khai thác ứng dụng của tài sản.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Hành vi gây thiệt hại thông thường được biểu hiện dưới dạng hành động
như hành vi đâm xe vào người khác, đánh người khác bị thương, nói xấu, phỉ báng
người khác…
Có lỗi của người gây ra thiệt hại
- Lỗi trong trách nhiệm dân sự có thể được suy đóan vì người có hành vi trái
pháp luật về nguyên tắc chung là có lỗi.
- Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chỉ phải chịu TNDS khi họ có
lỗi (trừ trường hợp bất khả kháng) và những trường hợp khác pháp luật quy định
(tức là không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại).
Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết

quả trực tiếp, tất yếu của thiệt hại trái pháp luật à Đó là mối quan hệ của sự vận
động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc phải xảy ra trước kết quả trong khoảng
thời gian xác định.
1. 4. Nguyên tắc và năng lực BTTH
Nguyên tắc BTTH (Đ605)
BTTH thông thường tuân theo 2 nguyên tắc:
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
- Bồi thường thấp hơn hoặc bồi thường một phần thiệt hại trong trường hợp
do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài
của người gây thiệt hại.
Năng lực chịu trách nhiệm BTTH (Đ606)
BLDS chỉ quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân (Đ611) mà
không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể
khác luôn luôn có năng lực chịu trách nhiệm BTTH
Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân được xác định trên cơ sở các căn
cứ: lứa tuổi, năng lực hành vi và khả năng kinh tế của họ.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi đầy đủ nếu gây thiệt hại
thì phải tự bồi thường.
- Người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi: Trước tiên lấy tài sản riêng của người đó
để bồi thường. Nếu không có và còn thiếu thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản
của mình.
- Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại: Trước tiên lấy tài sản riêng của cha mẹ để
bồi thường, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con cái có tài sản riêng, thì lấy tài
sản của con để bồi thường.
1. 5. Xác định thiệt hại
Thiệt hại về tài sản (Đ608)
Thiệt hại do tài sản bị xâm hại được bồi thường bao gồm tài sản: “bị mất, bị hủy
hoại và hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý
để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”
- Thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại

- Thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài sản trong thời
gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. Thiệt hại gián tiếp phải là những
hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và những chi phí
cần thiết để hạn chế thiệt hại.
- Việc BTTH trực tiếp về tài sản có thể thực hiện bằng những cách sau: bằng
tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện công việc như sửa chữa, thay thế tài sản khác có
giá trị tương đương. Nếu không thể bồi thường được bằng hiện vật, thì trị giá tài
sản để bồi thường. Khi giá trị tài sản phải căn cứ vào giá thị trường của loại tài sản
đó có tính đến khấu hao tài sản do đã sử dụng.
Thiệt hại về sức khỏe (Đ609)
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các
chức năng bị mất, bị giảm sút (tiền thuốc, tiền viện phí và các dịch vụ chữa bệnh
khác, tiền bồi dưỡng, tiền tàu xe đi viện, tiền làm các bộ phận giả…).
- Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút trong và sau quá trình điều trị của
người bị thiệt hại và của người chăm sóc. Nếu họ không có thu nhập ổn định thì áp
dụng mức trung bình của lao động cùng loại.
 Thu nhập thực tế bị mất: tiền lương, tiền công lương tháng
 Thu nhập bị giảm sút là khỏan chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy ra tai
nạn và sau khi điều trị.
 Ngoài ra khỏan bồi thường còn bao gồm cả khỏan tiền cấp dưỡng cho
những người mà bạn nhân theo quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng.
 Tổn thất về tinh thần, sức khỏe bị xâm hại: Đó là sự xấu hổ, cảnh đau
thương, góa bụa, mồ côi…
Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại (Đ610)
- Những chi phí do việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi
chết, chi phí cho việc mai táng phù hợp với phong tục tập quán.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ phải cấp
dưỡng nếu còn sống như: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có
khả năng lao động.
- Ngoài ra khỏan BTTH còn bao gồm: khỏan tiền bù đắp tổn thất về tinh thần

cho những người thân thích gần gũi của nạn nhân.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Đ611)
- Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín không thể xác định. Thực chất xác
định thiệt hại trong trường hợp này là xác định những tổn thất những vật chất do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại, bao gồm:
 Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại (như khiếu kiện, đăng báo
cải chính, thu thập chứng cứ…)
 Thu nhập thực tế bị giảm sút, bị mất.
 Tùy từng trường hợp, ngoài việc buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin
lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do xâm hại
danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất
về tinh thần cho người bị xâm phạm.
1. 6. Thời hạn được bồi thường
- Thời hạn được bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi thường
được hưởng do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại.
- Theo Điều 616, thời hạn bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
được xác định cụ thể như sau:
 Nếu người bị thiệt hại mất hòan toàn khả năng lao động: được hưởng bồi
thường cho đến khi chết
 Nếu người bị thiệt hại chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện như sau:
o Người chưa thành niên và người đã thành thai là con của người chết
và còn sống sau khi sinh ra được hưởng bồi thường cho đến khi đủ
18 tuổi, trừ trường hợp từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia
lao động và có thu nhập, nuôi sống được bản thân.
o Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao đôngj được
hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

×