BÌNH LUẬN CÁC BẢN ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
VỤ VIỆC SỐ 1: Tranh chấp hợp đồng đại lý bán độc quyền sản phẩm quần áo
may sẵn giữa Công ty cổ phần A và Doanh nghiệp tư nhân TX
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 15/7/2010, Công ty Cổ phần A (dưới đây viết tắt là “A”) ký hợp đồng giao đại
lý với Doanh nghiệp tư nhân TX (dưới đây viết tắt là “DNTN TX”) do ông Nguyễn
Trường X làm chủ doanh nghiệp để DNTN TX bán độc quyền sản phẩm quần áo may sẵn
cho A. Sản lượng, mẫu mã, chi tiết được quy định tại phụ lục hợp đồng. Thù lao đại lý
20% trên giá bán quy định. Địa điểm bán hàng tại quận I, thành phố HCM. Thời gian đại
lý từ 01/8/2010 đến 31/12/2012. Mỗi tháng A hỗ trợ DNTN TX 3.000.000 đồng để thuê
mặt bằng.
Đến ngày 01/02/2012, A gửi công văn yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý với lý do
bên nhận đại lý không bán đủ doanh số trong 03 tháng liên tục. DNTN TX không chấp
nhận, buộc A phải thực hiện hợp đồng hết thời hạn. Nếu không, A sẽ phải chịu vi phạm
hợp đồng với mức 8% giá trị hợp đồng và bồi thường số tiền cho thời gian đơn phương
chấm dứt hợp đồng là 30.000.000 đồng.
Bình luận:
Trong vụ tranh chấp trên tồn tại một hợp đồng đại lý giữa A và DNTN TX. A là bên
giao đại lý, DNTN TX là người nhận đại lý. Thời gian thực hiện hợp đồng từ 01/8/2010
tới 31/12/2012 nên về nguyên tắc các bên phải thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn
được quy định. Hợp đồng có thoả thuận về thù lao đại lý là 20% trên giá bán quy định.
Theo Điều 171 Luật Thương mại năm 2005 thì đây là hình thức trả thù lao hoa hồng. Nếu
trong hợp đồng các bên không quy định về doanh số thì bên đại lý được hưởng hoa hồng
đại lý trên doanh số bán được. Việc bán được bao nhiêu doanh số của bên đại lý không
1
làm ảnh hưởng tới nghĩa vụ hợp đồng, bởi vậy Công ty A lấy lý do DNTN TX không bán
đủ doanh số mà chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật và vi phạm hợp đồng.
Điều 171 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Thù lao đại lý
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới
hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng
dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên
giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá
cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại
lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa
giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn
định cho bên đại lý.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao
được tính như sau:
a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức
thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả
cho các đại lý khác;
c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại
lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị
trường.
Hợp đồng đại lý nói trên là hợp đồng có thời hạn thực hiện. Vì vậy DNTN TX có
thể yêu cầu Toà buộc Công ty A phải tiếp tục thực hiện hợp đồng cho tới khi hết thời hạn
2
trong hợp đồng hoặc DNTN TX đồng ý chấm dứt hợp đồng và có quyền đòi bồi thường
thiệt hại theo quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005.
Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Thời hạn đại lý
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời
gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông
báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý
bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian
nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp
thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý
trung bình trong thời gian nhận đại lý.
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì
bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã
làm đại lý cho bên giao đại lý.
Bên cạnh việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng đại lý trước thời
hạn, DNTN TX còn có quyền yêu cầu Toà án phạt A vì đã vi phạm hợp đồng với mức 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 300 và Điều 301 Luật
Thương mại năm 2005 chứ không phải 8% giá trị hợp đồng.
Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do
vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
3
Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có
kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các
bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có
kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng
trực tiếp yêu cầu giám định.
Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân
kinh doanh dịch vụ giám định.
Nếu trong hợp đồng có quy định về việc DNTN TX phải đảm bảo bán hàng được
doanh số nhất định, khi không đạt được doanh số đó DNTN TX bị coi là vi phạm hợp
đồng. Tuy nhiên A chỉ có thể huỷ bỏ hợp đồng nếu các bên thoả thuận trong hợp đồng
đây là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng hoặc A chứng minh được DNTN TX đã vi phạm cơ
bản nghĩa vụ hợp đồng theo quy định tại khoản 13 Điều 3 và Điều 312 Luật Thương mại
năm 2005.
Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Giải thích từ ngữ
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác.
4
2. Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
3. Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được
hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc
nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
4. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động
thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được
các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương
mại.
5. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương
tiện điện tử.
6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ
thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật
Việt
Nam
cho phép.
7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của
thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa
vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên
cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán;
5
bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung
ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá
và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày,
giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
11. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện
các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt
động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý
thương mại.
12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của
Luật này.
13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia
đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá
hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường
hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
15. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax,
thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 312 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Huỷ bỏ hợp đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp
đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa
vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
6
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng,
các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài
hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp
đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
VỤ VIỆC SỐ 2. Tranh chấp hợp đồng đại lý giữa Công ty trách nhiệm hữu
hạn thương mại dịch vụ QN với bà Lưu Thị N
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 14/01/2008, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ QN (sau đây
viết tắt là “QN”) có ký với bà Lưu Thị N - đại lý thức ăn tôm MN - NN (sau đây viết tắt
là “Đại lý”) Hợp đồng đại lý mua bán số 012/2008/NAGI-HĐ với nội dung tóm tắt như
sau:
- Về tư cách chủ thể nhận đại lý là Đại lý MN - NN, địa chỉ số 12 đường Phan Đình
Phùng, phường 8, thành phố VL, tỉnh VL (tuy nhiên trên thực tế chủ của hộ kinh doanh
này là bà Huỳnh Ngọc Minh L chứ không phải là bà N. Bà N thuê chứng chỉ hành nghề
trong lĩnh vực kinh doanh hàng thuỷ sản của bà L, không được bà L ký hợp đồng).
- Về hàng hóa: Prawnbac; 20 gói/thùng; giá 265.000 đồng/thùng. Giao số lượng
theo đặt hàng của từng đợt mua.
- Về hoa hồng và phương thức thanh toán: Đại lý được mức chiết khấu mua hàng
20% giá cho mỗi lô sản phẩm. Nếu quá 30 ngày, kể từ ngày giao lô sản phẩm, đại lý
không thanh toán thì QN có quyền từ chối giao hàng tiếp theo.
- QN cam kết không mở thêm đại lý trên địa bàn đã giao cho Đại lý trong khu vực
các tỉnh: LA, TG, VL, TV, BT.
7
Thực hiện hợp đồng trên, ngày 10/5/2008, bà N có đơn đặt hàng với số lượng 50
thùng Prawnbac. Ngày 12/5/2008, QN xuất hóa đơn VAT số 0126642 với giá trị tiền hàng
là 198.750.000 đồng nhưng sau đó Đại lý MN - NN không thanh toán. Vào ngày
02/6/2008, Đại lý MN - NN gửi bản fax cho QN với nội dung: Công ty đã vi phạm hợp
đồng như dùng Đại lý HT bán hàng trùng với hệ thống của Đại lý, làm náo loạn thị
trường; giao hàng cho Đại lý A bán ra thị trường với giá cả thấp, từ đó đề nghị nên chấm
dứt hợp đồng và Công ty tất toán hợp đồng năm 2008, giải quyết tồn đọng do công sức
mở thị trường của Đại lý. Căn cứ đề nghị trên của Đại lý, ngày 13/6/2008, QN có văn bản
gửi bà N với nội dung: yêu cầu Đại lý thanh toán số tiền 198.750.000 đồng từ ngày
13/6/2008 đến ngày 15/6/2008; Đại lý MN – NN không còn là đại lý của QN. QN được
quyền mở đại lý mới ở 5 tỉnh: LA, TG, VL, TV, BT kể từ ngày chấm dứt giao dịch với
Đại lý MN - NN. Do bà N không thanh toán số tiền nêu trên và không có văn bản phản
hồi nên QN đã khởi kiện ra Tòa án với yêu cầu buộc bà N phải trả số tiền hàng là
198.750.000 đồng và tiền lãi phát sinh của tháng 6, tháng 7/2008 là 5.962.500 đồng.
Bình luận:
Hợp đồng đại lý trên là đại lý độc quyền theo quy định của Điều 169 Luật Thương
mại năm 2005, theo đó, bên giao đại lý khi đã có cam kết thì chỉ được giao đại lý cho một
đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ
nhất định. Như vậy, theo thoả thuận trong hợp đồng cơ sở MN - NN là đại lý độc quyền
của QN ở khu vực LA, TG, VL, TV, BT. Nếu có bằng chứng để chứng minh QN đã giao
đại lý cho đại lý khác phân phối cùng sản phẩm ở một trong các địa bàn trên thì QN đã vi
phạm hợp đồng.
Điều 169 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Các hình thức đại lý
1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn
một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
8
2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao
đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một
hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý
tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động
dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Tuy nhiên, hợp đồng đại lý được ký bởi bà N dưới danh nghĩa của Đại lý MN - NN
nhưng không được chủ cơ sở uỷ quyền là vô hiệu toàn bộ theo quy định tại khoản 1 Điều
6 Điều 167 Luật Thương mại năm 2005 và Điều 145 BLDS năm 2005 vì người ký kết
hợp đồng không được uỷ quyền, bản thân bà N cũng không là thương nhân được thực
hiện hoạt động đại lý thương mại.
Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Thương nhân
1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa
bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại
đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Điều 167 Luật Thương mại quy định:
Bên giao đại lý, bên đại lý
9
1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua
hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng
dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng
để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Điều 145 BLDS năm 2005 quy định:
Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực
hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện
hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện
phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong
thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã
giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn
giao dịch.
Như vậy, trong trường hợp này nếu QN biết bà N không có tư cách xác lập giao
dịch mà vẫn xác lập hợp đồng với bà N thì QN không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
VỤ VIỆC SỐ 3. Tranh chấp hợp đồng đại lý thức ăn gia súc giữa Công ty trách
nhiệm hữu hạn ND (gọi tắt là “ND”) và chủ cơ sở kinh doanh Nguyễn Hữu T (gọi tắt
là “ông T”)
Tóm tắt nội dung vụ việc:
10
Ngày 30/3/2010, ông T với tư cách là chủ cơ sở kinh doanh ký hợp đồng đại lý với
ND để tiêu thụ 10.000 kg thức ăn gia súc nhãn hiệu “Sư tử biển vàng”, theo đó ông T
cam kết trong vòng 03 tháng, kể từ ngày nhận hàng sẽ bán hết 10.000 kg hàng cho ND để
nhận hoa hồng là 30% trên tổng giá trị bán được. Hợp đồng cũng quy định hết thời hạn
này mà ông T không bán hết số hàng nói trên thì ông T ngoài việc hoàn lại số hàng đã
nhận, không được hưởng hoa hồng đại lý còn phải bồi thường thiệt hại cho ND với mức
10% giá trị lô hàng đã nhận.
Thực hiện hợp đồng, ND đã giao 10.000 kg hàng cho ông T. Thực tế ông T mới chỉ
tiêu thụ được 60% lô hàng và đã thanh toán được cho ND 70% của số hàng đã tiêu thụ
được. Ngày 30/6/2010, ND có thông báo công nợ gửi ông T yêu cầu ông T thanh toán hết
số tiền hàng còn thiếu và trả lại số hàng chưa tiêu thụ được đồng thời không được nhận
bất kỳ khoản thù lao nào. Tuy nhiên, ông T chỉ thừa nhận còn nợ ND tiền bán hàng
nhưng ông không đồng ý chấm dứt hợp đồng và thanh toán nợ với lý do đại diện của ND
đã hợp đồng (miệng) để ông làm đại lý độc quyền bán thức ăn gia súc nhãn hiệu “Sư tử
biển vàng” tại địa bàn thị trấn Vị X, nhưng sau đó lại giao loại hàng này cho một số cửa
hàng khác trên địa bàn thị trấn Vị X bán, từ đó ông T cho rằng ND đã vi phạm hợp đồng
và gây thiệt hại cho ông nên ông giữ lại tiền hàng để khấu trừ. Vì vậy, sau nhiều lần
thương lượng không thành, tháng 2/2011, ND khởi kiện yêu cầu ông T phải thanh toán số
tiền hàng còn thiếu và tiền lãi phát sinh là 2%/tháng.
Bình luận:
Hợp đồng trên là hợp đồng đại lý bao tiêu theo quy định tại Điều 169 Luật Thương
mại năm 2005, theo đó, khi bên đại lý đã cam kết sẽ thực hiện việc bán trọn vẹn một khối
lượng hàng hoá trong một thời gian nhất định thì bên đại lý phải có trách nhiệm thực hiện
đúng cam kết này.
Điều 169 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Các hình thức đại lý
11
Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn
một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao
đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một
hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý
tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ cho bên giao đại lý.
Như vậy, theo hợp đồng ông T đã cam kết bán hết số lượng hàng trong vòng 3 tháng
và đã không thực hiện đúng thoả thuận, ND có quyền yêu cầu ông T phải hoàn lại đủ số
hàng đã nhận hoặc nhận tiền cho số lượng hàng đã bán và nhận lại số hàng chưa tiêu thụ
hết (quyền lựa chọn thuộc về ND). Bên cạnh đó ND cũng có quyền không thanh toán hoa
hồng cho ông T và yêu cầu ông T phải bồi thường các thiệt hại. Hợp đồng thoả thuận
mức bồi thường thiệt hại là 10% giá trị hợp đồng là chưa phù hợp với Điều 302, 303 và
304 của Luật Thương mại năm 2005, theo đó thiệt hại được bồi thường là những tổn thất
thực tế, trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra và bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng
minh tổn thất thì mới được toà án chấp nhận bồi thường.
Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi
phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
12
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Điều 304 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành
vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó việc yêu cầu thanh toán tiền lãi 02%/tháng của ND cũng không phù
hợp với quy định của pháp luật. Trong hợp đồng không có quy định gì khác về lãi suất
chậm thanh toán nên ND chỉ được yêu cầu trả lãi với mức lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường tại thời điểm thanh toán theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại năm
2005.
Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán
thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu
trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại
thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong việc thực hiện hợp đồng đại lý nói trên, nếu ông T có đầy đủ bằng chứng để
chứng minh rằng ND đã có thoả thuận miệng về việc để ông làm đại lý độc quyền bán
thức ăn gia súc nhãn hiệu “Sư tử biển vàng” tại địa bàn thị trấn Vị X thì đây được coi là
nội dung bổ sung hợp đồng, nếu bên ND không tuân thủ đúng thỏa thuận này mà làm ảnh
13
hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng bao tiêu của ông T thì ông T không vi phạm hợp
đồng.
VỤ VIỆC SỐ 4. Tranh chấp hợp đồng đại lý nước giải khát giữa Công ty trách
nhiệm hữu hạn thực phẩm nước giải khát A với bà Trần Thị T (đăng ký kinh doanh
với tư cách hộ kinh doanh)
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm nước giải khát A là một doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty A) ký hợp
đồng đại lý số 005/2010 ngày 01/02/2010 với chị Trần Thị T là hộ có đăng ký kinh
doanh, để làm đại lý bán sản phẩm cho Công ty A tại thị xã Hà G, với số lượng hàng gồm
các sản phẩm là nước tinh lọc 3000 thùng trong một tháng tính theo thời điểm từ ngày
01/02/2010 đến ngày 30/4/2010. Còn từ ngày 01/5/2010 đến ngày 31/01/2011 mỗi tháng
chị T phải tiêu thụ 2400 thùng/tháng. Đối với mặt hàng sữa chua Yoyo 300 thùng/tháng,
nước tăng lực Buffalo 500 thùng/tháng. Chị T đồng thời cũng là nhân viên của Công ty
A.
Giá cả theo báo giá hàng tháng do công ty kèm theo chương trình khuyến mại là có
chiết khấu cho đại lý. Hợp đồng có thoả thuận trong trường hợp có tranh chấp thì vụ việc
sẽ được giải quyết bởi Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố HN.
Sau khi ký hợp đồng chị Trần Thị T đã thực hiện được 03 tháng, còn tháng 5/2010
chị nghỉ sinh con nên chị có văn bản gửi Tổng giám đốc xin được nghỉ. Ngày 01/6/2010,
Công ty có Công văn số 024 gửi cho chị T yêu cầu chị thực hiện hợp đồng đến hết thời
hạn thoả thuận trong hợp đồng. Ngày 27/4/2011, Công ty A đã có đơn khởi kiện tại Tòa
án thành phố HN yêu cầu chị T phải bồi thường cho Công ty số tiền là 212.520.000 đồng
vì không thực hiện tiếp hợp đồng.
Phía chị Trần Thị T trình bày:
Chị có ký hợp đồng đại lý số 005/2010 ngày 01/02/2010 với Công ty A và chị đã
thực hiện hợp đồng được 03 tháng, nhưng do sinh con, nên chị phải nghỉ và có gửi đơn
14
đến công ty A xin dừng hợp đồng, ngày 1/6/2010 Công ty có công văn số 024 yêu cầu chị
thực hiện tiếp tháng 6/2010 và chỉ tiêu tháng 5/2010. Chị T đã thực hiện tháng 6/2011
như Công ty yêu cầu, còn tháng 5/2011 không quy định trong hợp đồng, nên chị không
thực hiện. Mặt khác phía Công ty luân chuyển hàng chậm và nợ tiền chiết khấu của chị
năm 2009 chưa thanh toán và chiết khấu đầu năm 2010 cũng chưa trả cho đại lý, chị đề
nghị công ty phải thanh toán cho chị.
Bình luận:
Có quan điểm cho rằng chị T có thể áp dụng Điều 426 BLDS năm 2005 để xin
chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi có thông báo trước cho bên giao đại lý.
Điều 426 BLDS năm 2005 quy định:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả
thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
Tuy nhiên quan điểm này là không đúng bởi: Hợp đồng đại lý giữa hai bên là hợp
đồng thương mại, trước hết chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. Tương tự
như tranh chấp số 3, hợp đồng đại lý này là hợp đồng đại lý bao tiêu theo quy định tại
Điều 169 Luật Thương mại năm 2005. Vì vậy, khi hộ kinh doanh đã ký hợp đồng bao tiêu
đến tháng 01/2011 thì phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với số lượng đã cam kết tiêu
thụ cho đến hết thời hạn nói trên. Quan hệ hợp đồng lao động giữa chị T với Công ty và
15
quan hệ hợp đồng đại lý là hai quan hệ hợp đồng độc lập, chị T không thể lấy lý do nghỉ
chế độ thai sản để xin chấm dứt hợp đồng.
Mặt khác, nếu chị T được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thời gian sớm
nhất mà chị T được dừng hợp đồng là 60 ngày, kể từ ngày thông báo theo quy định của
Điều 177 Luật Thương mại năm 2005. Trên thực tế thì chị T cũng đã vi phạm thời gian
này.
Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Thời hạn đại lý
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời
gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông
báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý
bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian
nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp
thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý
trung bình trong thời gian nhận đại lý.
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì
bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã
làm đại lý cho bên giao đại lý.
Bên cạnh đó, mặc dù Công ty A là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
nhưng theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp này là pháp nhân Việt Nam. Vì vậy
khi có tranh chấp và khởi kiện ra Toà án thì Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án
nhân dân cấp huyện theo quy định của Điều 29 và Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự. Việc
chị T khởi kiện ra Toà Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố HN là không đúng với các quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
16
Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
17
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của
Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h
và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28
của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự
của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án nhân dân cấp huyện.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sự khác biệt giữa quy định của Điều 758 BLDS năm
2005 về yếu tố nước ngoài và hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày
31/3/2005 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự để xác định
trường hợp nào vụ việc thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh, trường hợp nào không.
Theo quy định của Điều 758 BLDS năm 2005 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài được hiểu:
18
- Một trong giao dịch dân sự có quốc tịch nước ngoài (hoặc người Việt Nam định cư
ở nước ngoài);
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài;
- Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Trong khi đó, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP thì yếu tố chủ
thể của giao dịch không phụ thuộc vào quốc tịch mà phụ thuộc vào việc thời điểm Toà án
thụ lý vụ án thì đương sự có mặt tại Việt Nam hay không và đương sự là tổ chức nước
ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh ở Việt Nam hay không.
Điều 758 BLDS quy định:
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên
tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Điểm 4 Mục I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP quy định:
4.1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam
mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự, đương sự là
người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài
không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu
cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án.
Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con
nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của
nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại
19
khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công
dân Việt Nam.
b) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ
chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại điện tại Việt Nam vào thời
điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự.
4.2. Tài sản ở nước ngoài
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy đỉnh của BLDS ở ngoài biên
giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Toà án thụ lý
vụ việc dân sự.
4.3. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho
Toà án nước ngoài.
Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà
án nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành
một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Toà án Việt Nam không thể
thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện
hoặc đề nghị Toà án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
20