Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.87 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN THANH LONG


TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM



Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƢƠNG

HÀ NỘI - 2014
2

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5


LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1 9
1.1. Khái lƣợc về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 9
1.1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại 9
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại 13
1.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại 15
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của nhượng quyền thương mại 20
1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại. 21
1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại . 21
1.2.2. Đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng
quyền thương mại. 25
1.3. Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại 27
1.3.1. Giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại và những tranh
chấp liên quan 28
1.3.2. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại và những
tranh chấp liên quan 30
1.3.3. Hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại và những
tranh chấp liên quan 42
1.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại 44
3

CHƢƠNG 2 46
2.1. Một số loại tranh chấp phổ biến phát sinh từ hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại 46
2.2. Tranh chấp và giải pháp giải quyết tranh chấp cụ thể 52
2.2.1. Tranh chấp về tài liệu công bố 52
2.2.2. Tranh chấp về thoả thuận ràng buộc 54

2.2.3. Tranh chấp do thay đổi hệ thống 57
2.2.4. Tranh chấp do vi phạm thoả thuận cạnh tranh 58
2.2.5. Tranh chấp về chuyển nhượng quyền cho bên thứ ba 63
2.3. Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại 67
2.4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại 72
CHƢƠNG 3 74
3.1. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại liên quan
trực tiếp đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại 74
3.1.1. Điều khoản về chọn luật áp dụng 74
3.1.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp 75
3.2. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại. 76
3.2.1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng toà án 78
3.2.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng thương lượng 79
4

3.2.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng hoà giải 80
3.2.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng trọng tài 84
3.3. Một số kiến nghị. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UFOC : uniform franchise offering circular
ADR : Alternative Disputes Resolution
6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Nhượng quyền thương mại mới xuất hiện ở Việt Nam hơn một thập
kỷ qua, nhưng đã nhận được sự chú ý không nhỏ từ giới thương nhân,
người tiêu dùng và người thiết kế chính sách. Nhiều cơ sở kinh doanh biểu
hiện rất rõ nét nhượng quyền thương mại. Luật Thương mại 2005 đã có các
qui định về nhượng quyền thương mại.
Trên thế giới hiện nay, ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, kinh
doanh nhượng quyền thương mại được xem một hoạt động kinh tế sôi
động bởi đây là phương thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong kinh
doanh thông thường. Tại Mỹ, hiện có hơn 550.000 cửa hàng nhượng
quyền, chiếm 40% lợi nhuận. Theo số liệu mới đây, có đến 90% công ty sử
dụng hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm,
trong khi đó khoảng 82% công ty độc lập phải đóng cửa. Theo nhận định
chung, nhượng quyền thương mại được coi là hình thức đầu tư và kinh
doanh của tương lai bởi những lợi thế của nó như tiết kiệm chi phí nhập
cuộc cho bên nhận quyền, dễ dàng nhân rộng và mở rộng hệ thống phân
phối cho bên nhượng quyền,
Trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường và thực thi chủ trương
hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu, ở Việt Nam hiện nay, các tranh chấp
thương mại đang diễn ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp
mà trong các tranh chấp đó có các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực
nhượng quyền thương mại, nhất là liên quan tới hợp đồng nhượng quyền

thương mại. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vốn
7

hàm chứa những mâu thuẫn, do đó khi mâu thuẫn nảy sinh cần có cơ chế
giải quyết cho phù hợp và đảm bảo sự vận động và phát triển của cả hệ
thống nhượng quyền.
Hiện nay pháp luật Việt Nam đã có những qui định tương đối phù
hợp với hoạt động nhượng quyền thương mại, song trong thực tiễn giải
quyết các tranh chấp về nhượng quyền thương mại đã xuất hiện nhiều vấn
đề nan giải. Các vấn đề đó có nguyên nhân từ thực tiễn là các dạng tranh
chấp về nhượng quyền rất phong phú, phức tạp và các cơ chế giải quyết
tranh chấp hiện tại khó đáp ứng.
Vì vậy “Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam” là đề tài nghiên cứu có tính
cấp thiết cao.

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các mục tiêu sau:
+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan tới các dạng tranh chấp
về nhượng quyền thương mại và các cơ chế giải quyết chúng;
+ Tổng kết các dạng tranh chấp và việc giải quyết chúng trong thực
tiễn hiện nay ở Việt Nam;
+ Kiến nghị xóa bỏ các bất cập của pháp luật liên quan và kiến nghị
xây dựng mô hình giải quyết các tranh chấp về nhượng quyến thương mại.
Luận văn không đi sâu vào phân tích các nội dung cụ thể của hợp
đồng nhượng quyền thương mại và không phân tích thực trạng pháp luật
về các dạng hợp đồng này.


8


3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phân tích qui phạm pháp luật;
+ Phân tích vụ việc thực tiễn;
+ Thống kê, tổng hợp;
+ So sánh pháp luật;
+ Điển hình hóa và mô hình hóa các quan hệ xã hội.
Các phương pháp này được xây dựng trên cơ sở phương pháp luật
của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác, Lê
Nin.

4. Kết cấu của Luận văn
Kết cấu luận văn tương lai bao gồm ba chương như sau ngoài lời nói
đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh
chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Chương 2: Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Chương 3: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương
mại và kiến nghị.






9

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI


1.1. Khái lƣợc về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
“Nhượng quyền thương mại” mà tiếng Anh gọi là “franchise” có
nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc”. Dạng kinh doanh này đã manh nha ở
châu Âu khoảng hàng trăm năm trước, sau đó rộ lên và lan rộng tại Hoa
Kỳ từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày nay một số luật gia Hoa Kỳ
quan niệm: “Franchise là một hợp đồng mà theo đó chủ sở hữu (franchisor)
của một nhãn hiệu, tên thương mại, quyền tác giả, patent, bí mật kinh
doanh, hoặc một vài dạng hoạt động, qui trình hay hệ thống (system) kinh
doanh cho phép những người khác (franchisees) sử dụng tài sản, hoạt
động, qui trình hay hệ thống trong hoạt động cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ” [1].
Xét dưới giác độ luật thương mại, nhượng quyền thương mại là một
hành vi thương mại do bản chất mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và
yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ hay sản xuất theo các điều kiện nhất định dưới sự chỉ dẫn và
kiểm soát của bên nhượng quyền. Việc xác định nhượng quyền thương mại
là hành vi thương mại do bản chất bởi người nhượng quyền và người được
nhượng quyền đều là thương nhân tiếp cận tới nhượng quyền hoàn toàn vì
10

mục tiêu lợi nhuận, và thực tế cho thấy không ai nhượng quyền và nhận
nhượng quyền vì mục đích tiêu dùng. Phản ánh bản chất này, Uỷ ban
Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ (The United States Federal Trade
Commission) định nghĩa:

“Một hợp đồng được xem là hợp đồng nhượng quyền thương mại
mà theo đó bên giao:
(i) hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp
hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên
nhận;
(ii) li-xăng nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc
dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của bên giao; và
(iii) yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản chi phí tối
thiểu”.
Cũng với quan niệm không khác hơn, Bản quy tắc về hợp đồng
nhượng quyền thương mại của Italia định nghĩa: “Hợp đồng nhượng quyền
thương mại, dù là dưới bất kỳ hình thức nào, là hợp đồng giữa các bên
hoàn toàn độc lập về tài chính và pháp lý, trong đó, để đổi lấy một khoản
thù lao, một bên trao cho bên kia quyền được sử dụng quyền sở hữu trí tuệ
và công nghiệp, nhãn hiệu thương mại, tên thương mại, dấu hiệu cửa hàng,
mô hình, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, bí quyết, bằng sáng chế, trợ
giúp kỹ thuật và thương mại, với mục tiêu cho bên nhận quyền hoạt động
trên một khu vực lãnh thổ nhất định để phân phối hàng hoá và dịch vụ cụ
thể”.
Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật quan niệm:
11

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
(1) Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
(2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận

quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” (Điều 284, Luật
Thương mại 2005).
Các định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên của
mỗi nước đều có cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung chúng có
chung một điểm mấu chốt là: bên nhận quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ
dưới nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ và
hệ thống kinh doanh đồng bộ do bên nhượng quyền sở hữu và phát triển;
đổi lại, bên nhận quyền phải trả những chi phí và chấp nhận một số hạn
chế do bên nhượng quyền quy định. Các định nghĩa này không chú trọng
đến hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Điều đó không có
nghĩa hình thức của hợp đồng không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng. Nói cách khác hợp đồng không có sự tự do thể hiện dưới bất kỳ hình
thức nào. Điều đó cũng không có nghĩa không có tranh chấp nào về hình
thức của hợp đồng được giải quyết nếu có chứng cứ chứng minh các bên
có quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại và chứng minh các bên có
sự thỏa thuận về các điều kiện cơ bản hay chủ yếu của loại hợp đồng này.
Luật Thương mại 2005 của Việt Nam qui định: “Hợp đồng nhượng quyền
thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị
12

pháp lý tương đương” (Điều 285). Điều luật này của Việt Nam cho thấy
sự phân biệt giữa hình thức văn bản của hợp đồng và hình thức thông điệp
dự liệu có giá trị pháp lý tương đương với văn bản hợp đồng.
Nhượng quyền thương mại đã du nhập vào Việt Nam khoảng từ
những thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Một trong những người nhượng quyền
của Việt Nam đầu tiên là: “Cà phê Trung Nguyên” bắt đầu vào năm 1996;
AQ Silk bắt đầu vào năm 2002 Thế nhưng phải sau một thời gian không
ngắn hình thức kinh doanh này được cho phép bằng cách “cấp phép đặc
quyền kinh doanh”, nhượng quyền thương mại mới chính thức được thừa
nhận trong Luật Thương mại 2005. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày

31/3/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động
nhượng quyền thương mại đã đưa ra khái niệm “hợp đồng phát triển quyền
thương mại” như sau: “Hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng
nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận
quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh
doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu
vực địa lý nhất định”; và hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp “là
hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa bên bên nhượng quyền thứ
cấp và bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung”. Hai qui
định này không đưa ra định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên dựa vào định nghĩa
nhượng quyền thương mại tại Điều 284, Luật Thương mại 2005 người ta
có thể hiểu được quan niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại theo
pháp luật Việt Nam. Hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết là một
hợp đồng thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận, được thể hiện dưới hình
thức văn bản mà trong đó chứa đựng thỏa thuận của bên nhượng quyền và
13

bên nhận quyền làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ của các bên liên quan tới hình thức kinh doanh này.
Tuy nhiên đặt trong sự đối chiếu với các định nghĩa của các nước
trên thế giới, có thể thấy định nghĩa của pháp luật Việt Nam về hợp đồng
nhượng quyền thương mại chưa mô tả được một cách đầy đủ các nội dung
chủ yếu, cần thiết của loại hợp đồng này, kể cả sự mô tả đối tượng quan
trọng của nhượng quyền thương mại (chẳng hạn: Điều 284, Luật Thương
mại 2005 quy định thiếu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà hợp đồng
nhượng quyền thương mại thông thường trong thực tiễn đề cập tới. Đây là
điểm gây khó khăn trong việc xác định các tranh chấp liên quan tới hợp
đồng nhượng quyền thương mại.

1.1.2. Đặc điểm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Mặc dù không có sự thống nhất trong sự diễn đạt khái niệm về hợp
đồng nhượng quyền thương mại, cũng như thiếu thốn trong việc mô tả
hành vi nhượng quyền thương mại như trên đã nêu, nhưng có thể rút ra các
đặc điểm cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
+ Quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại là quan hệ pháp luật
thương mại chặt chẽ, liên tục và hỗ trợ lẫn nhau nhau giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền kể từ khí ký kết hợp đồng nhượng quyền, trong
suốt quá trình thực hiện hợp đồng cho tới khi chấm dứt hợp đồng.
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải thể hiện dưới hình thức
văn bản bởi quan hệ nhượng quyền phức tạp liên quan nhiều tới thương
hiệu, gắn với quy trình kinh doanh đã thành công được thừa nhận trên
phạm vi tương đối rộng và có khả năng mở rộng mô hình kinh doanh đó
14

trên thị trường. Bên nhận quyền tận dụng sự thành công và danh tiếng sẵn
có của thương hiệu đó để tiến hành kinh doanh dưới nhãn hiệu và tên
thương mại của bên nhượng quyền dưới nhiều dạng nhượng quyền khác
nhau.
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng dài hạn, kéo dài
nhiều năm. Khi hợp đồng nhượng quyền thương mại hết hạn, bên nhượng
quyền có thể gia hạn hợp đồng và sự rằng buộc lại có thể kéo dài nhiều
năm nữa [1].
+ Giá trị của hợp đồng nhượng quyền thương mại luôn gắn liền với
phí nhượng quyền thương mại. Khoản phí này có thể là phí trọn gói một
lần (initial fee) hoặc khoản phí chi trả hàng tháng dựa trên doanh số
(royalty fee), và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí trên tuỳ thuộc
vào danh tiếng và uy tín của thương hiệu của bên nhượng quyền, ngoài ra
còn phụ thuộc vào sự thương lượng và chính sách của bên nhượng quyền
(Chẳng hạn: tại năm 2005, đối với một cửa hàng “fastfood” theo kiểu
“McDonald's”, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền khởi đầu

khoảng 45.000 USD và cộng thêm một khoản phí là 1,9% doanh thu hàng
tháng).
Các đặc điểm này của hợp đồng nhượng quyền thương mại có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định tranh chấp và giải quyết tranh chấp
hợp đồng nhượng quyền thương mại, có nghĩa là xác định tranh chấp nào
được xem là tranh chấp nhượng quyền thương mại và cơ chế nào thích hợp
cho giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại, cũng như giải pháp
giải quyết tranh chấp được tìm kiếm như thế nào.

15

1.1.3. Phân loại nhƣợng quyền thƣơng mại
Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại nhượng quyền thương mại,
có nghĩa là có nhiều cách thức phân loại nhượng quyền thương mại khác
nhau. Tuy nhiên xét dưới giác độ pháp lý liên quan tới giải quyết tranh
chấp thương mại thì cách thức phân loại có hệ quả kéo theo sự phân loại
hợp đồng nhượng quyền thương mại là có giá trị cao.
Căn cứ vào phạm vi nhƣợng quyền thƣơng mại, có các phân loại
hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
(1) Hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ (single-unit franchise
contract). Đây là loại hợp đồng nhượng quyền thương mại khá phổ biến.
Theo loại hợp đồng này, bên nhận quyền ký một hợp đồng nhượng quyền
thương mại trực tiếp với bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền có thể
là chủ nhân của thương hiệu hoặc chỉ là một đại lý độc quyền (master
franchisee); còn bên nhận quyền có thể là một cá nhân hay một công ty
nhỏ được chủ nhân của thương hiệu hay đại lý độc quyền của chủ nhân của
thương hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm trong một thời gian
nhất định. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn. Bên nhượng
quyền có thể rút quyền kinh doanh thương hiệu trong trường hợp đối tác
không tuân thủ các quy định chung của hệ thống nhượng quyền hoặc kinh

doanh kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu. Bên nhận
quyền theo phương thức này không được quyền nhượng quyền lại cho
người khác (sub-franchise) cũng như không được tự ý mở thêm một cửa
hàng mang cùng thương hiệu nhượng quyền. Mỗi một cửa hàng mới đều
phải ký thêm hợp đồng nhượng quyền mới nhưng còn tuỳ thuộc vào hiệu
quả kinh doanh và khả năng hợp tác với chủ thương hiệu tại cửa hàng hiện
16

tại. Nhiều hệ thống nhượng quyền còn yêu cầu bên nhận quyền không
được kinh doanh các mặt hàng tương tự tuy khác thương hiệu.
(2) Hợp đồng nhượng quyền độc quyền (master franchise contract).
Theo loại hợp đồng này, thông thường chủ nhân của thương hiệu cấp phép
cho bên nhận quyền độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong
phạm vi một khu vực, thành phố, lãnh thổ, hay quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định mà khonagt hời gian này thông thường dài hơn nhiều
so với khoảng thời gian của hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ. Bên nhận
quyền độc quyền (master franchisee) có thể nhượng lại quyền thương mại
cho người thứ ba dưới hình thức nhượng quyền riêng lẻ hay nhượng quyền
phát triển khu vực. Bên nhận quyền thương mại độc quyền thường phải
cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian nhất định do chủ nhân
của thương hiệu quy định. Nếu không đáp ứng đúng tiến độ như thoả thuận
trong hợp đồng thì bên nhận quyền có nguy cơ bị cắt quyền độc quyền
trong khu vực hay lãnh thổ đó. Ngoài số lượng các cửa hàng phải mở theo
đúng kế hoạch đã thống nhất trong hợp đồng, bên nhận quyền độc quyền
phải cam kết xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo những người
nhận quyền sau này để đảm bào chất lượng và uy tín của thương hiệu. Do
đó nhiều chủ thương hiệu yêu cầu đối tác nhận quyền độc quyền tiềm năng
phải lên một kế hoạch phát triển kinh doanh và quản trị hệ thống nhượng
quyền trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm để xét duyệt trước khi quyết định cấp
phép. Vì thế, bên nhận quyền độc quyền, ngoài kinh nghiệm trong lĩnh vực

liên quan đến sản phẩm kinh doanh theo kiểu nhượng quyền, còn phải có
khả năng tài chính và quản trị tốt để có thể xây dựng một hệ thống phục vụ
cho tất cả các cửa hàng trong khu vực độc quyền kinh doanh của mình. Phí
17

nhượng quyền trong trường hợp này phụ thuộc vào sự thỏa thuận xuất phát
từ đánh giá chủ quan của hai bên.
(3) Hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực (area developement
franchise contract). Đây là loại hợp đồng nhượng quyền nằm giữa hai hình
thức single-unit và master franchise, có nghĩa là có cả một số yếu tô của cả
hai loại trên. Theo loại hợp đồng này, bên nhận quyền được cấp độc quyền
trong một khu vực hay một thành phố nhỏ trong một thời gian nhất định,
tuy nhiên không được phép nhượng quyền lại cho bất cứ ai. Bên nhận
quyền phát triển khu vực cũng bị ràng buộc trong hợp đồng là phải mở bao
nhiêu cửa hàng trong vòng mấy năm, nếu không sẽ bị chủ thương hiệu cắt
hợp đồng và rút quyền. Trong một số trường hợp, sau một thời gian kinh
doanh tốt bên nhận quyền phát triển khu vực có thể xin chuyển hợp đồng
thành hợp đồng nhượng quyền độc quyền nếu muốn nhượng quyền lại cho
người thứ ba. Bên nhận quyền thương mại thường được yêu cầu thanh toán
trước một khoản phí khá lớn để được độc quyền mở cửa hàng trong một
khu vực hay thành phố nào đó.
Căn cứ vào đối tƣợng của nhƣợng quyền thƣơng mại, hợp đồng
nhượng quyền thương mại được chia thành bốn loại như sau:
Loại thứ nhất, hợp đồng nhượng quyền phân phối sản phẩm
(product distribution franchise contract). Đây là hợp đồng mà theo đó bên
nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ bên nhượng
quyền (chủ nhân của thương hiệu hay đại lý độc quyền của người này)
ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng,
khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của chủ thương hiệu trong
một phạm vi khu vực và thời gian nhất định, có nghĩa là bên nhận quyền

quản lý điều hành cơ sở kinh doanh nhượng quyền của mình khá độc lập, ít
18

bị ràng buộc bởi những quy định của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền
có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Loại hợp
đồng nhượng quyền này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà
trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều đến việc phân phối sản phẩm của
mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn
hình thức của cơ sở kinh doanh nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà
phân phối mà phổ biến nhất là các trạm xăng dầu, đại lý bán ô tô và các
công ty sản xuất nước giải khát.
Loại thứ hai, hợp đồng nhượng quyền mô hình kinh doanh mẫu
(business format franchise contract). Loại hợp đồng này bao gồm chuyển
giao qui trình kinh doanh và công thức điều hành, quản lý. Các chuẩn mực
của mô hình kinh doanh mẫu phải được giữ đúng. Quan hệ hợp tác giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền theo loại hợp đồng này rất chặt chẽ
và liên tục. Đây cũng chính là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất và
hiệu quả nhất hiện nay. Bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng
quyền cho bên nhượng quyền.
Loại thứ ba, hợp đồng nhượng quyền sản xuất (manufacturing or
processing arrangement contract). Với loại hợp đồng này, bên nhượng
quyền cung cấp cho bên nhận quyền thành phần hoặc công thức để sản
xuất một sản phẩm và rồi bên nhận quyền phải tiếp thị nó phù hợp với tiêu
chuẩn của bên nhượng quyền (ví dụ hợp đồng nhượng quyền nước giải
khát đóng chai) [1]. Thông thường bên nhượng quyền trao cho bên nhận
quyền quyền sản xuất và bán sản phẩm với nhãn hiệu và thương hiệu của
bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử
dụng các nguyên liệu và/hoặc kỹ thuật đặc trưng, riêng biệt của bên
19


nhượng quyền để thực hiện việc sản xuất và bán các sản phẩm mang nhãn
hiệu và dưới tên thương mại của bên nhượng quyền theo những chỉ dẫn
của bên nhượng quyền. Loại hợp đồng nhượng quyền này thường thấy
trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ uống, thực phẩm, dược phẩm mà
trong đó bên nhượng quyền cung cấp các thành phần chủ yếu, nguyên liệu
hoặc bí quyết kỹ thuật và cấp li-xăng quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương
mại, và trong một số trường hợp là bí mật kinh doanh, sáng chế thuộc sở
hữu của mình để bên nhận quyền chế biến, sản xuất và bán các sản phẩm.
Loại thứ tư, hợp đồng nhượng quyền cơ hội kinh doanh (business
opportunity ventures or joint venture franchising contract). Hợp đồng này
là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó bên nhận quyền được quyền mua
và bán hàng hoá, dịch vụ hoặc một số công việc kinh doanh khác của bên
nhượng quyền. Bên nhượng quyền sắp xếp địa điểm kinh doanh, tìm công
việc kinh doanh cho bên nhận quyền thứ cấp và thậm chí còn cung cấp
nhân viên kỹ thuật hoặc thương mại cho bên nhận quyền (Ví dụ: bên
nhượng quyền tìm điểm đặt máy bán hàng tự động cho bên nhận quyền và
bán cho bên nhận quyền sản phẩm, nhưng bên nhận quyền thu tiền và hoàn
trả cho bên nhượng quyền).
Với các loại hợp đồng như vậy, mặc dù đều là hợp đồng nhượng
quyền thương mại, nhưng chúng có sự khác biệt đáng kể. Điều đó dẫn đến
các dạng tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại
khá đa dạng và phức tạp. Chúng đòi hỏi không thể nhìn nhận các dạng
tranh chấp này thông qua các qui định đơn thuần của pháp luật mà cần xuất
phát từ việc tìm hiểu thực tiễn kinh doanh và các tập quán phát sinh từ việc
kinh doanh nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên việc xem xét các qui
định cụ thể của hợp đồng giữa các bên là rất quan trọng.
20



1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của nhƣợng quyền thƣơng mại
Nhượng quyền thương mại đối với Việt Nam còn mới mẻ, tuy đã bắt
đầu được chú ý và phát triển. Sức hấp dẫn và những ưu điểm của hình thức
kinh doanh này trên thế giới đã được minh chứng qua thực tiễn ở nhiều
nước phát triển. Nhượng quyền thương mại được dự báo sẽ là hình thức
kinh doanh phát triển mạnh ở Việt Nam – một nền kinh tế chuyển đổi đang
cần sự du nhập của các ý tưởng kinh doanh, công nghệ và nghệ thuật quản
trị. Xét ở khía cạnh khác cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể có môi
trường thích hợp cho sự phát triển của hình thức kinh doanh này vì Việt
Nam có sự an toàn xã hội cao, không có xung đột về tôn giáo, chính trị, và
hệ thống pháp luật linh động
Các doanh nghiệp trong nước hiện nay đang tìm cách kinh doanh
trên cả nước thông qua hình thức nhượng quyền. Các nhà đầu tư nước
ngoài cũng mong muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua
hình thức kinh doanh này, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt thương
nhân Việt Nam cũng đã trinh phục các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật,
Hàn Quốc bằng hình thức kinh doanh này và đã có nhứng thành công nhất
định, chẳng như “Cà phê Trung Nguyên”. Doanh thu từ hoạt động nhượng
quyền thương mại tăng lên rất nhiều so với những năm 1990. Do đó dẫn
đến công ăn việc làm của người lao động cũng được giải quyết tốt hơn.
Albert Kong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise Consultant, một trong
những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn Franchising tại Châu Á, cho
rằng: Hoàn cảnh để franchise trở thành cơ hội kinh doanh khi khủng hoảng
kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều nhà đầu tư tìm cơ hội kinh
21

doanh trong khi nhượng quyền sẽ giảm rủi ro cho doanh nghiệp; khi thị
trường chứng khoán gặp khó khăn, mức độ tiếp cận tín dụng bị hạn chế do
ngân hàng siết chặt cho vay. Do vậy nhượng quyền thương mại có ý nghĩa
rất lớn đối với nền kinh tế hậu khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam [28].

Có thể nhận định rằng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là
một sự lựa chọn cho cả các thương nhân nhượng quyền và thương nhân
nhận quyền trong những năm tới đây. Do đó tranh chấp liên quan tới hình
thức kinh doanh ngày sẽ càng gia tăng và càng trở nên phức tạp, đòi hỏi
chuyên môn sâu. Vì vậy việc giải quyết chúng là rất cần thiết để bảo đảm
sự bình ổn của kinh tế - xã hội nói chung, và cho nhượng quyền thương
mại nói riêng.

1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại.
1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Tranh chấp là một từ ngữ thông thường được sử dụng thường ngày.
Nhưng trong khoa học pháp lý nó là một thuật ngữ chỉ những tranh chấp
có tính cách pháp lý. Hiểu một cách thông thường tranh chấp là “giành
nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; hay đấu tranh
giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai
bên” [8]. Về phương diện pháp lý, Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng
của Việt Nam giải nghĩa: “Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về
quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ
pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” [6].
Như vậy theo giải nghĩa này, tranh chấp được hiểu là những bất đồng, mâu
thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ xã hội nhất
22

định được pháp luật điều chỉnh. Đây là một định nghĩa khái quát một cách
tương đối rộng và đầy đủ về tranh chấp pháp lý nói chung. Định nghĩa này
không khác với định nghĩa tranh chấp pháp lý của nước ngoài. Deluxe
Black’s Law Dictionary định nghĩa: “Tranh chấp trong lĩnh vực pháp lý
được hiểu là các xung đột hay trái ngược liên quan tới các quyền, sự đòi
hỏi hay yêu cầu của một bên đối với bên kia, hoặc sự khẳng định về quyền,

sự đòi hỏi hay yêu cầu của một bên bị đáp lại bởi yêu cầu hay sự viện dẫn
trái ngược của bên kia” [11]. David Foskett cho rằng: “Một tranh chấp tất
nhiên không thể xuất hiện, trừ khi một trái quyền được khẳng định bởi một
bên mà lại bị một bên khác chống lại” [12, tr. 5].
Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết là một
tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh – một bộ phận của tranh
chấp pháp lý. Vì thế trước tiên phải nghiên cứu tranh chấp hợp đồng trong
kinh doanh là gì.
Ở Việt Nam hiện nay các luật gia có những định nghĩa tương đối
khác nhau về tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp
hợp đồng nói riêng.
Về tranh chấp kinh doanh thương mại, TS. Phan Chí Hiếu định
nghĩa: “Tranh chấp kinh tế được hiểu là những mâu thuẫn hay xung đột về
quyền và nghĩa vụ, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ
kinh tế” [4, tr. 98]. Định nghĩa này sử dụng thuật ngữ tranh chấp kinh tế,
tuy nhiên phải hiểu đó chính là tranh chấp kinh doanh bởi trước khi ban
hành Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, ở Việt Nam vẫn tồn
tại một ngành luật được gọi là luật kinh tế với sự biểu hiện thông qua Pháp
lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Nay ngành luật này bị thay thế một phần bởi
ngành luật thương mại [2, tr. 17]. PGS. TS. Phạm Hữu Nghị có ý niệm
23

không khác với định nghĩa trên rằng: “Tranh chấp trong kinh doanh là mâu
thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh” [7, tr. 73]. Trường Đại học Luật
Hà Nội cho rằng: “Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng
hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện
các hoạt động thương mại” [9, tr. 432].
Về tranh chấp hợp đồng, Học viện Tư pháp định nghĩa: “Tranh chấp
hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ

hợp đồng liên quan tới việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và
nghĩa vụ theo hợp đồng” [5, tr. 53].
Có lẽ các định nghĩa này gây ảnh hưởng tới việc xây dựng luật thực
định. Điều 238 của Luật Thương Mại 1997 của Việt Nam định nghĩa:
“Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”.
Không hoàn toàn đồng ý với các quan niệm trên ở Việt Nam hiện
nay, nói về tranh chấp hợp đồng, PGS. TS. Ngô Huy Cương phân tích:
“Các tranh chấp hợp đồng có thể được phân loại như sau: (1) Căn cứ vào
giai đoạn của quan hệ hợp đồng, có thể phân loại thành tranh chấp tiền hợp
đồng, tranh chấp về thực hiện hợp đồng, và tranh chấp khi đã kết thúc quan
hệ hợp đồng; (2) Căn cứ vào nội dung tranh chấp, có thể phân loại thành
tranh chấp về việc hiểu hay giải thích hợp đồng, và tranh chấp về thực hiện
hợp đồng” [3, tr. 58]. Như vậy tranh chấp hợp đồng không chỉ liên quan tới
việc thực hiện hợp đồng, mà còn liên quan tới cả các giai đoạn trước và sau
hợp đồng, cũng như tranh liên quan tới giải thích hợp đồng.
Nhượng quyền thương mại thực chất là hợp đồng, tạo lập nên mối
quan hệ hợp đồng thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
24

Nhượng quyền thương mại ngay tên gọi này đã khẳng định nó hoàn toàn
thuộc lĩnh vực thương mại dù rằng nó có liên quan rất nhiều tới sở hữu trí
tuệ. Hai bên trong quan hệ hợp đồng này trước hết đều là thương nhân và
việc nhượng quyền thương mại luôn luôn là hành vi tìm kiếm lợi nhuận vì
vậy việc quan niệm như trên hoàn toàn đúng đắn.
Quan hệ nhượng quyền thương mại luôn luôn tiềm ẩn những mâu
thuẫn và sung đột lợi ích. Chẳng hạn: Một mặt, bên nhượng quyền vì lợi
ích của mình muốn chi phối càng nhiều càng tốt hoạt động của bên nhận
quyền nhằm bảo vệ quyền liên quan tới tài sản mà mình đã phải mất nhiều
thời gian, công sức và chi phí để tạo dựng. Mặt đối lại, bên nhận quyền

luôn muốn chống lại những hạn chế của bên nhượng quyền và phát triển
các quyền thương mại được chuyển nhượng theo ý mình để tách khỏi sự lệ
thuộc. Ngoài ra bên nhận quyền có tâm lý không muốn trích lợi nhuận
kiếm được để chi trả cho bên nhượng quyền. Sự trái ngược bên trong của
hai bên dù xuất hiện tại thời điểm nào của mối quan hệ là những động cơ
thúc đẩy cho việc tranh chấp. Các tranh chấp này có thể xuất phát từ các
hoàn cảnh cụ thể sau:
Thứ nhất, vi phạm tiền hợp đồng. Tranh chấp phát sinh thường liên
quan tới việc công bố và trao đổi các tài liệu hay giấy tờ giao dịch cần thiết
trước khi giao kết hợp đồng.
Thứ hai, vi phạm về năng lực chủ thể của hợp đồng. Đây là nguyên
nhân để đưa đến tranh chấp. Tuy nhiên nó thường phát sinh khi mối quan
hệ nhượng quyền không suôn sẻ hoặc kinh doanh nhượng quyền lâm vào
tình trạng khó khăn, dù năng lực chủ thể có thể đã được xác định trước khi
giao kết hợp đồng.
25

Thứ ba, không thống nhất trong cách hiểu hợp đồng. Tranh chấp này
liên quan tới yêu cầu gải thích hợp đồng.
Thứ tư, không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các
điều kiện của hợp đồng. Tranh chấp này liên quan tới việc vi phạm nghĩa
vụ theo hợp đồng của một hoặc cả các bên.
Thứ năm, chấm dứt và vi phạm các qui định liên quan tới chấm dứt
hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tranh chấp này có thể liên quan tới
chấm dứt do sự vi phạm hợp đồng hoặc chấm dứt do sự tự nguyện của các
bên.
Qua đây có thể hiểu: Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương
mại là những tranh chấp pháp lý trong việc hiểu và thực hiện, cũng như
tiến hành giao kết và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa
các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại.


1.2.2. Đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại.
Tranh chấp nhượng quyền thương mại có thể khẳng định là một
dạng của tranh chấp thương mại Do đó bản thân nó đã mang các đặc điểm
của tranh chấp thương mại, và hơn nữa lại mang thêm các đặc điểm riêng
có của tranh chấp hợp đòng nhượng quyền thương mại. Trước hết tranh
chấp này đòi hỏi: Có quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại giữa các
bên tranh chấp; có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên làm ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích của bên kia hoặc có cách hiểu không thống nhất liên
qưuan tới hợp đồng hoặc một hoặc một số điều kiện hay từ ngữ hợp đồng
nhất định; có sự bất đồng quan điểm của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý
hậu quả phát sinh từ sự vi phạm. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền

×