Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

quá trình hình thành và phát triển mặt trận dân tộc thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.37 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
------------------

BÀI TẬP NHÓM
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN MẶT TRẬN DÂN TỘC
THỐNG NHẤT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. Nguyễn Đề Thủy
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nhóm 12
LỚP
: A03-B

TP Hồ Chí Minh, ngày 2, tháng11 , năm 2016
1


DANH SÁCH NHÓM 12
1. Lê Văn Tuấn..................................................................................................1414391
2. Bùi Thị Thu Thảo.........................................................................................1413599
3. Trần Đức Thắng............................................................................................1413677
4. Nguyễn Lam Hân.......................................................................................... 1411124
5. Phạm Phúc Hưng...........................................................................................1411626
6. Trịnh Văn Toản..............................................................................................1414077
7. Nguyễn Linh Bảo Giang..............................................................................V1100910

2



1.Tính tất yếu và sự cấp thiết của việc thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
Ngay từ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã vạch ra sự cần thiết phải xây
dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các giai tầng trong xã hội, các tổ chức
chính trị, các cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh mọi nhân tố của dân tộc phấn
đấu cho sự nghiệp chung giải phóng dân tộc.
Qua phong trào cách mạng phản đế, phản phong sôi nổi trong cả nước mà đỉnh cao là Xô viết
Nghệ Tĩnh, các tổ chức chính trị với các hệ tư tưởng khác nhau nhưng gặp nhau ở mục tiêu giải
phóng dân tộc lần lượt xuất hiện với sự tham gia của nhiều tầng lớp, nhiều dân tộc.
+ Quá trình này cũng khẳng định năng lực cách mạng của các giai tầng trong xã hội, khẳng
định vị trí đặc biệt và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với việc định hướng cho cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc.
+ Quá trình này cũng khẳng định khối liên minh công nông là cơ sở của Mặt trận Dân tộc
thống nhất do Đảng chủ xướng. Trong Án nghị quyết về vấn đề phản đế tại Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải
thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế.
2.Quá trình hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất
Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương đã ra Chỉ thị
thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
Mặt trận Phản đế đồng minh ra đời đã gây được cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, đã
giúp quần chúng đấu tranh với địch, giành được quyền lợi thiết thực. Phong trào phản đế đã ăn
sâu vào các tầng lớp quần chúng công-nông và tiểu tư sản, xây dựng được khối công - nông
liên minh chặt chẽ, mở đầu trang sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
Tháng 11/1936, Đảng ta chủ trương tạm thời chưa đối đầu với Pháp và quyết định thành lập
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương;
Đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông dương, gọi tắt là Mặt trận dân
chủ Đông Dương. Với mục tiêu nhằm chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do,
cơm áo và hoà bình. Bằng hoạt động khôn khéo và linh hoạt của mình, Mặt trận đã phát động
được phong trào quần chúng rầm rộ, rộng rãi trong nhiều tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ đứng

lên chống phát xít.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Đông Dương là giải phóng dân tộc nên tháng 11/1939 đã chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc
thống nhất phản đế Đông dương, nhằm tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai, lôi kéo
những phần tử tiến bộ trong giai cấp địa chủ.
Nhận rõ sự chuyển biến lớn của tình thế cách mạng trong giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã triệu tập Hội nghị trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định cách mạng Việt Nam
lúc này là Cách mạng dân tộc giải phóng và quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh
hội, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. Đây là thời kỳ chính sách mặt trận được đề ra cụ thể, được
áp dụng rộng và có kinh nghiệm phong phú nhất. Nhờ chính sách mặt trận đúng đắn, phong

3


trào lan rộng, cơ sở Mặt trận được tổ chức mạnh mẽ từ nông thôn đến thành thị. Khi thời cơ
đến, Việt Minh đã ra lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã diễn ra và thắng lợi trên cả nước. Cuộc khởi nghĩa đó
đã mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Sức mạnh dân tộc của Việt Nam được phát huy
mạnh mẽ và triệt để trên cơ sở tư tưởng độc lập, tự do và chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ
Chí Minh được tập hợp trong Mặt trận Việt Minh do chính Người sáng lập và lãnh đạo. Không
chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. Kẻ
xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu; kẻ thù trong nước bị tê liệt. Những người có tâm huyết với
nước với dân được thu phục và tận tụy đến cùng với cách mạng.
Kết quả là chỉ với hơn 5 nghìn đảng viên và hơn 20 triệu đồng bào đã kết thành một khối, dân
tộc ta đã làm một cuộc cách mạng long trời, lở đất, lật nhào chế độ phong kiến hàng nghìn
năm, bẻ gẫy xiềng xích nô lệ ngót 100 năm của chủ nghĩa thực dân, giành lại độc lập dân tộc,
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á,
đưa cách mạng sang trang sử mới.
3.Các dấu mốc sau khi thành lập của Mặt trận dân tộc thống nhất và sự thành lập mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng non trẻ, thù trong, giặc ngoài tình
thế vô cùng hiểm nghèo và Đảng ta thấy cần phải có những hình thức và biện pháp mới để tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để giữ vững chính quyền.
Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5/1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi
tắt là Hội Liên Việt được thành lập đã thu hút được thêm nhiều tầng lớp nhân dân kể cả một số
nhân sĩ, địa chủ yêu nước, một số người trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số.
Đến tháng 3/1951, Đại hội thống nhất Việt minh - Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt.
Mặt trận Liên Việt đã góp phần tích cực trong việc đưa đất nước ta thoát khỏi thế “ngàn cân
treo sợi tóc” giai đoạn 1945 – 1946.
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế
giới và mở đường cho một phong trào giải phóng dân tộc quy mô lớn trên nhiều châu lục.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn tới việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến sự ở
Đông Dương và một tuyên bố chung công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam. Đất nước tạm chia làm hai miền Nam - Bắc để đi đến một cuộc tổng tuyển cử. Miền
Bắc hoàn toàn giải phóng và chọn con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong lời kêu
gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công cũng như nhiều bức thư gửi đồng bào cả nước và
nhiều bài nói, bài viết từ sau giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ thiêng
liêng của toàn dân ta là đấu tranh để thống nhất Tổ quốc và vai trò quan trọng của khối đoàn
kết dân tộc trên cả hai miền đất nước.
Để mở rộng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết cả những người thực sự yêu Tổ quốc, yêu hoà
bình, không phân biệt thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, tầng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác
với bên nào nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh của nhân dân ta chống Mỹ - Diệm để thực hiện
thống nhất Tổ quốc, Đại hội Mặt trận Liên Việt toàn quốc họp từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1955
tại Hà Nội quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn
dân của Mặt trận Liên Việt. Quan hệ giữa các tổ chức trong Mặt trận dựa trên nguyên tắc
thương lượng dân chủ đi đến thống nhất hành động, thân ái, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến
4



bộ, tôn trọng tính chất độc lập của mỗi tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đại hội bầu làm
Chủ tịch danh dự của Mặt trận.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam cũng đòi hỏi phải có một mặt
trận rộng lớn để đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân nhằm đánh đuổi đế quốc và làm sụp
đổ chế độ độc tài tay sai của Mỹ. Tháng 12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam ra đời với chương trình hành động 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ chế độ thuộc
địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam Việt
Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
Trong quá trình hoạt động, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã kịp thời đề ra
nhiều chủ trương, chính sách nhằm không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Đại hội
lần thứ I (3/1962) quyết định nhiều chính sách lớn về đối nội và đối ngoại như vấn đề hoà bình,
trung lập, dân tộc, ruộng đất, trí thức, tư sản, tôn giáo, ngoại kiều, chính sách đối với binh lính
và nguỵ quyền miền Nam tạo điều kiện đoàn kết rộng rãi, sẵn sàng bắt tay với những ai tán
thành chống Mỹ, cứu nước. Ngày 20/4/1968, trên cơ sở thắng lợi và khí thế của Tổng tiến công
và nổi dậy mùa Xuân 1968, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam ra
đời với bản cương lĩnh thích hợp để đoàn kết và tranh thủ một số người ở thành thị, mở rộng
thêm một bước Mặt trận chống Mỹ cứu nước.
Tháng 6/1969, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam đã bầu ra Chính phủ Cách
mạng lâm thời và Hội đồng cố vấn. Từ khi ra đời, Mặt trận đã làm một phần chức năng của
chính quyền dân chủ nhân dân và từ đây, Mặt trận trở thành vai trò trụ cột và hậu thuẫn cho
chính quyền cách mạng. Mặt trận không ngừng đẩy mạnh hoạt động trên cả ba mặt quân sự,
chính trị và ngoại giao, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng
hoàn toàn miền nam.
Chúng ta tự hào khẳng định: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là hình thức
tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất phát triển đến đỉnh cao, tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm
của lịch sử Mặt trận, vận dụng hết sức sáng tạo vào điều kiện đấu tranh mới cực kỳ gian khổ,
phức tạp chống đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành sứ mạng vô cùng quang vinh. Mặt trận Dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một điểm sáng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm
của dân tộc ta. Những trang lịch sử Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vô cùng
phong phú, sinh động, mang nhiều nét đặc thù và sẽ còn là đề tài vô cùng phong phú, hấp dẫn

cho nhiều thế hệ tìm tòi, nghiên cứu, là những kinh nghiệm quý báu trong lịch sử vẻ vang 80
năm Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
Sau khi thống nhất nước nhà, tháng 01/1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam
quyết định thống nhất 3 tổ chức Mặt trận ở hai miền lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam. Đây là Đại hội lịch sử, biểu dương thắng lợi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là mốc
đánh dấu bước phát triển mới của Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn mới của cách
mạng. Đại hội đã thông qua chương trình chính trị và điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các
tầng lớp nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân thi
đua lao động sản xuất, tích cực tham gia cải tạo XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Đến nay, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã trải qua 8 kỳ Đại hội. Đại hội VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức
vào các ngày 25, 26 và 27/9/2014 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội,
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII đã diễn ra trang nghiêm,
5


trọng thể với chủ đề: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
4.Qúa trình phát triển của mặt trận dân tộc thống nhất
4.1.Thời kì 1930 – 1931
- Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: giữa phong kiến với
nông dân và giữa nhân dân với đế quốc Pháp.
- Cuối năm 1930, khi phong trào cách mạng 1930 – 1931 trở nên quyết liệt, Đảng ra chỉ thị
về vấn đề lập “Hội phản đế đồng minh” trong đó nêu lên tư tưởng chiến lược đúng đắn: đoàn
kết toàn dân lại thành một tổ chức có lực lượng tham gia thật rộng rãi, lấy công nông làm 2
động lực chính, là một điều kiện quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
- Hội đã bước đầu phát huy được vai trò tổ chức, tập hợp quần chúng dưới các hình thức như
Hội tương tế, Nông hội đỏ, Công hội đỏ, Hội Phụ nữ giải phóng, Đoàn Thanh niên phản đế,
Hội học sinih, Hội cứu tế đỏ… góp phần tích cực vào thành quả của phong trào chống đế quốc,
chống phong kiến.

4.2.Thời kì 1936 – 1939
a) Quốc tế:
- Đại hội VII Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước để chống
phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp, ban hành nhiều chính sách có lợi cho thuộc
địa.
b) Trong nước:
- Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương tăng cường bóc lột, vơ vét, khủng bố.
- Đảng thành lập “Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương” rộng rãi bao gồm các giai cấp,
các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để
cùng nhau đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hòa bình.
- Năm 1937, cả nước có tới 400 cuộc bãi công của công nhân, 150 cuộc đấu tranh của nông
dân. Nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn.
- Tháng 3/1938, Đảng đổi tên “Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương” thành “Mặt trận dân
chủ Đông Dương” với các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt nhằm động viên hàng triệu
quần chúng vào trận tuyến đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chuẩn bị đưa quần chúng
tiến lên những trận chiến đấu cao hơn.
- Sự hình thành, mở rộng và những hoạt động tích cực của Mặt trận dân chủ Đông Dương là
một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên phong trào cách mạng sâu rộng, phong
phú trong những năm 1936 – 1939 và xây dựng được một “đội quân chính trị quần chúng”
đông hàng triệu người.
- Mặt trận dân chủ Đông Dương đã góp phần tuyên truyền, phổ biến tư tưởng Marx Lenin,
nâng cao uy tín và ảnh hương của Đảng, nâng cao trình độ chính trị và khả năng tổ chức của
cán bộ, Đảng viên.

6


4.3.Thời kì 1939 - 1945
- Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.

- Hội nghị Trung ương tháng 11/1959, chủ trương thành lập “Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương” thay cho “Mặt trận dân chủ Đông Dương” vì nhiệm vụ hàng đầu là giải
phóng dân tộc.
- Do đó, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đát của
đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc.
- Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương VIII nhận định: khơi dậy mạnh mẽ ý khí cách mạng
trong mọi tầng lớp nhân dân, tập trung mọi lực lượng dân tộc để giải phóng dân tộc, cứu Tổ
quốc.
- “Mặt trận Viêt Nam độc lập đồng minh” (Việt Minh) ra đời.
- Các giới quần chúng được tổ chức và tập hợp trong các Hội cứu quốc: công nhân cứu quốc,
Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc …
- Đảng và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập
đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh để sau đó lập ra Đông Dương độc lập Đồng Minh.
- Một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và tham gia làm thành viên Mặt trận Việt Minh
như Đảng Dân chủ Việt Nam (tháng 6/1944).
- Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh
chống Pháp – Nhật theo khẩu hiệu của Việt Minh.
- Mặt trận Việt Minh trở thành trung tâm đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước và tiến bộ.
=> Tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
4.4.Thời kì 1945 – 1954
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh của cả dân tộc chống thực
dân Pháp xâm lược đã bùng nổ.
- Các tổ chức quần chúng được củng cố và mở rộng thêm: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lần lượt ra đời. Với sự giúp đỡ của Đảng ta, Đảng Xã Hội
Việt Nam được thành lập nhằm đoàn kết những người trí thức yêu nước Việt Nam.
- Ngày 3/3/1951, Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam đã quyết định thành lập một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên Việt.
- Mặt trận Liên Việt được hình thành và phát triển không chỉ ở vùng tự do mà cả ở vùng sau
lưng địch.
- Do đó, chúng ta đã làm phá sản kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt” của chúng.

4.5.Thời kì 1954 – 1975
- Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
- 5/9/1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã quyết định thành lập “Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam”.

7


- Năm 1960, “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền
Nam, chuyển cách mạng từ thế gìn giữ lực lượng sang thế tiến công.
- Phong trào chống Mỹ – Diệm tăng lên nhanh chóng.
- Trong khí thế đó, ngày 20/1/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời,
chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo để
đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tiến tới thống nhất đất nước.
- Năm 1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam được thành lập.
4.6.Thời kì từ 1975 đến 2000
- Sau khi đất nước được thống nhất, ngày 31/1/1977, Đại hội đại biểu các mặt trận dân tộc ở
cả hai miền Nam – Bắc đã họp tại thành phố Hồ Chí Minh để thống nhất thành Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
- Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn kết rộng rãi dân tộc trong cả nước, tiếp tục giữ
vai trò quan trọng trong vấn đề đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
5.Kết luận
- Thực tiễn lịch sử từ khi Đảng ra đời cho đến nay đã cho thấy rõ chính sách mặt trận đúng
đắn của Đảng ta.
- Đảng đã có một đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã xây dựng khối đoàn kết dân tộc
thống nhất rộng lớn, thống nhất.
- Mặt trận luôn luôn lấy khối liên minh công – nông - trí làm nền tảng.
- Trong từng thời kì cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất đều có sự thay đổi để phù hợp
tình hình cách mạng thực tiễn.

- Vì thế Mặt trận luôn luôn góp phần tạo được sức mạnh quyết định cho sự tồn tại và lớn
mạnh của toàn dân tộc.
Một số hình ảnh

Ngày 6-6-1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng cùng Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và
hòa bình hiệp thương thành lập Hội đồng cố vấn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam.

8


Đại biểu các giới ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam .

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch MTDTGP miền Nam Việt Nam.

Sau phong trào đồng khởi thắng lợi, giữa năm 1961, đồng chí Võ Chí Công được Bộ
Chính trị cử vào Nam Bộ làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Tại Đại hội Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tháng 3/1962, đồng chí được bầu làm
Phó Chủ tịch và là đại diện của Đảng nhân dân cách mạng miềm Nam Việt Nam bên
cạnh Mặt trận (Ảnh TTTđiện tử Lạng Sơn)

9



×