Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp phú bài đến đời sống người dân xã thủy phù, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.6 KB, 82 trang )

tế
H

uế

ĐẠ I HỌ C HUẾ
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

h

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

cK

in

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI KHU CƠNG NGHIỆP
PHÚ BÀI ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ THỦY PHÙ,

Tr

ườ

ng

Đ
ại



họ

THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Ngọc Ánh
Lớp: K45 KTTNMT
NK: 2011-2015

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Mai Lệ Qun

Huế, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và động viên chia sẻ của rất nhiều cá

uế

nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm

tế
H

khoa Kinh tế và Phát triển cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh

Tế Huế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.

h

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Mai Lệ Quyên đã nhiệt tình

in

hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu

cK

và hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh, các chị ở Chị cục Bảo
vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp các

họ

thông tin. Các hộ dân sống ở thôn 2 và thôn 7 xã Thủy Phù đã tạo điều kiện
thuận tiện trong việc điều tra thu thập dữ liệu để làm khóa luận.

Đ
ại

Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn nhiệt tình ủng hộ,
động viêng tôi giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khóa luận của tôi không tránh khỏi


ng

những thiếu sót là điều chắc chắn, tôi mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý thầy cô để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn.

Tr

ườ

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Ngọc Ánh

i


ii

ng

ườ

Tr
Đ
ại
h

in


cK

họ

uế

tế
H


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vi

uế

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii

tế
H

CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...............................................................................................ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................x
Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1

2.


Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu...........................................................................2

in

h

1.

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2

cK

2.2. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2
3.

Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2

họ

3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .................................................................2
3.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo ................................................................3
3.3. Phương pháp phân tích thống kê .........................................................................3
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3

Đ
ại

4.


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4

ng

1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường..................................................4

ườ

1.1.1.1. Môi trường ..................................................................................................4

Tr

1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường....................................................................................5
1.1.1.3. Các dạng ô nhiễm môi trường ....................................................................6
1.1.1.4. Các chức năng cơ bản của môi trường .......................................................5

1.1.2. Khái niệm nước tự nhiên và nước thải ..............................................................6
1.1.2.1. Nước tự nhiên .............................................................................................6
1.1.2.2. Nước thải và phân loại nước thải................................................................7

iii


1.1.3. Quan điểm phát triển bền vững .........................................................................8
1.1.4. Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam .........................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................11
1.2.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải của các Khu công nghiệp ở Việt Nam...........11


uế

1.2.2. Tình hình xả thải và xử lý nước thải của các Khu công nghiệp ở Tỉnh Thừa
Thiên Huế...................................................................................................................15

tế
H

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XẢ THẢI VÀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI Ở KCN PHÚ
BÀI ...............................................................................................................................16
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................16
2.1.1. Tình hình tự nhiên............................................................................................16

in

h

2.1.1.1. Địa lý .........................................................................................................16
2.1.1.2. Khí hậu và thời tiết....................................................................................17

cK

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản......................................................18
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội...................................................................19
2.2. Quá trình phát triển KCN Phú Bài .........................................................................21

họ

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................21
2.2.2. Vai trò và đóng góp của KCN đến sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Thủy


Đ
ại

Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh T.T.Huế......................................................................22
2.3. Tình hình xả thải và quản lý nước thải tại KCN Phú Bài.......................................23
2.3.1. Quy định về quản lý và xả thải tại KCN..........................................................23

ng

2.3.2. Hiện trạng phát thải nước thải tại KCN ...........................................................24
2.3.3. Hiện trạng kiểm soát xử lý nước thải tại KCN ................................................28

ườ

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ
BÀI ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THỦY PHÙ, THỊ

Tr

XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ....................................................32
3.1. Đặc điểm các hộ điều tra. .......................................................................................32
3.1.1. Đặc điểm dân số và lao động ...........................................................................32
3.1.2. Đặc điểm về đất đai .........................................................................................34
3.1.3. Đặc điểm về sản xuất .......................................................................................34

iv


3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải KCN Phú Bài đến sản xuất và đời sống của

người dân xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế .............................36
3.2.1. Ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.............................................................36
3.2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất .................................................................38

uế

3.2.2.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.......................................................38
3.2.2.2. Ảnh hưởng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ......................................42

tế
H

3.2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân .........................................................43
3.2.4. Ảnh hưởng đến môi trường xung quanh..........................................................44

3.3. Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân xã Thủy Phù, thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................................45

in

h

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN CỦA XÃ THỦY PHÙ BỊ

cK

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI KCN PHÚ BÀI ................................................49
4.1. Định hướng bảo vệ môi trường của xã Thủy Phù .................................................49
4.2. Một số giải pháp để cải thiện nâng cao chất lượng môi trường xã Thủy Phù................50


họ

4.2.1. Áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý chất lượng môi trường .....................50
4.2.2. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ..................................50

Đ
ại

4.2.3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi
trường.........................................................................................................................52
4.2.4. Các giải pháp để xử lý nước thải KCN Phú Bài..............................................53

1.

Kết luận..................................................................................................................55
Kiến nghị ...............................................................................................................56

ườ

2.

ng

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................55

2.1. Đối với chính quyền địa phương ........................................................................56

Tr


2.2. Đối với Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ................................57
2.3. Đối với KCN Phú Bài.........................................................................................57
2.4. Đối với các hộ nông dân.....................................................................................58

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
: Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

: Khu công nghiệp

CCN

: Cụm công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

XLNT

: Xử lý nước thải

TNMT

: Tài nguyên môi trường


BVMT

: Bảo vệ môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

BOD

: Nhu cầu oxi sinh học

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

uế

GDP

: Tiêu chuẩn Quy chuẩn Việt Nam

TCQCKT

: Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ


Tr

ườ

ng

TCQCVN

QĐ-CP

: Quy định Chính Phủ

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

KCX

: Khu chế xuất

WTA

: Mức giá sẵn lòng chấp nhận

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

PC49


: Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường

vi


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ

uế

Bản đồ 1 : Bản đồ vị trí địa lý của thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế ..............16

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H


Sơ đồ 1 : Qúa trình thu gom và xử lý nước thải tại KCN Phú Bài..............................23

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tổng lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các
KCN trên cả nước. .........................................................................................................12

uế

Bảng 2: Diện tích và dân số các phường, xã của thị xã Hương Thủy ..........................19
Bảng 3: Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Phú Bài 2009-2013 ...............25

tế
H

Bảng 4: Kết quả quan trắc môi trường nước thải tại KCN Phú Bài trong tháng 5/2014 ....26
Bảng 5: Ví trí quan trắc môi trường nước sông Phú Bài..............................................27
Bảng 6: Kết quả quan trắc môi trường nước sông Phú Bài..........................................27
Bảng 7: Tình hình xử lý nước thải tại các cơ sở trong Khu công nghiệp Phú Bài đến

h

tháng 8/2014 ..................................................................................................................28

in

Bảng 8: Thống kê tỷ lệ các cơ sở thực hiện công tác xử lý nước thải tại KCN Phú Bài ....30

Bảng 9: Thông tin chung về các hộ điều tra.................................................................32

cK

Bảng 10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2015 ............................................34
Bảng 11: Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra năm 2015 (tính bình quân
trên hộ)...........................................................................................................................35

họ

Bảng 12: Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình ......................36
Bảng 13: Đánh giá về chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình ..............37

Đ
ại

Bảng 14: Thống kê ngành nghề tham gia sản xuất của các hộ dân ...............................38
Bảng 15: Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân...........................39
Bảng 16: Ý kiến của người dân về chất lượng nước ở các đập phục vụ cho nông nghiệp ....39
Bảng 17: Chất lượng nước thay đổi khi KCN Phú Bài đi vào hoạt động .....................40

ng

Bảng 18: Mức độ ảnh hưởng từ nguồn nước thải KCN đến sản xuất nông nghiệp .....40
Bảng 19: Ý kiến của người dân về nguyên nhân suy giảm năng suất lúa....................41

ườ

Bảng 20: Ý kiến của người dân về sự thay đổi nguồn thủy sản ...................................42
sau khi KCN Phú Bài đi vào hoạt động.........................................................................42


Tr

Bảng 21: Ý kiến của người dân về nguyên nhân suy giảm nguồn thủy sản ................43
Bảng 22: Những bệnh thường gặp tại xã Thủy Phù .....................................................44
Bảng 23: Tác động của nước thải KCN Phú Bài đến môi trường................................45
Bảng 24: Đánh giá chung về mức sống của các hộ điều tra.........................................46
Bảng 25: Mức quan tâm của người dân đến bảo vệ môi trường ..................................47
Bảng 26: Mức đóng góp của người dân cho quỹ bảo vệ môi trường...........................48
viii


CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

= 100kg

1 Ha = 10.000 m2 = 20 sào

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

h

1 Tấn = 1.000 kg

tế
H

1 Tạ

uế

1 Sào = 500 m2

ix


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

uế

Thừa Thiên Huế là trung tâm Kinh tế - Văn hoá – Chính trị của miền trung, tại
đây có 6 KCN chiếm tổng diện tích 2168,76 ha; trong đó KCN Phú Bài là một trong

tế
H

những KCN lớn nhất, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất tiêu biểu của tỉnh. KCN

đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh về mặt kinh tế và xã
hội. Tuy nhiên, cùng với những đóng góp tích cực, quá trình hoạt động của KCN cũng

h

gây ra những sức ép không nhỏ đối với môi trường, đời sống và sức khỏe của người

in

dân sống xung quanh KCN. Đặc biệt, nguồn nước xả thải từ KCN là nguồn gây ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân.

cK

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài đã tập trung nghiên cứu đánh giá “ Ảnh hưởng
của nước thải Khu công nghiệp Phú Bài đến đời sống người dân xã Thủy Phù, thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” sử dụng phương pháp điều tra thu nhập và phân

họ

tích số liệu là phương pháp nghiên cứu chính. Qua đó, đề tài đã bước đầu đánh giá được
tình trạng xả thải nước thải từ KCN và những tác động của nó đến đời sống sản xuất và

Đ
ại

đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Đề tài còn đi sâu đánh giá nhận thức của
người dân về vấn đề bảo vệ môi trường và sự sẵn sàng chi trả của người dân về việc

Tr


ườ

ng

đóng góp bảo vệ môi trường để từ đó đề xuất được các giải pháp thích hợp.

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng gắn liền với bảo
vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững là lĩnh vực được nghiên cứu một cách

uế

có hệ thống và được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới. Việc ngăn ngừa ô

tế
H

nhiễm khu công nghiệp luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
là sự gia tăng các KCN trên khắp cả nước. Theo thống kê tính đến tháng 12/2011 Cả

nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích hơn 72.000ha, trong đó có 180

h

KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 58.300ha, có 6.800 dự án sản xuất, kinh

in

doanh đang hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 65%. Tuy nhiên, hoạt động
sản xuất của các KCN chỉ mới chú trọng đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế và còn xem

cK

nhẹ đến vấn đề môi trường. Một thực tế không thể phủ nhận là chính những hoạt động
sản xuất của các KCN ngày càng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của

họ

người dân. Hiện nay tại Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đúng
mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội
diễn ra phổ biến ở nhiều ngành nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường

Đ
ại

ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng sự gia tăng
nước thải từ KCN là rất lớn. Tốc độ gia tăng này càng cao hơn nhiều so với sự gia tăng


ng

tổng lượng thải từ các lĩnh vực khác trên toàn quốc. Điều này có thể cho thấy sự nguy
hại từ nước thải của các KCN. Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi tập trung nhiều KCN,

ườ

trong đó KCN Phú Bài là KCN lớn tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất ở
Thừa Thiên Huế. Ước tính hàng ngày KCN Phú Bài thải ra môi trường có khoảng hơn

Tr

2000m3/ngày/đêm nước. Phần lớn lượng nước thải này đều không được xử lý hoặc có
xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn cho phép về môi trường. Trong đó người dân xã
Thủy Phù chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của nước thải KCN Phú Bài. Thực
trạng cho thấy môi trường ở đây ngày một giảm sút, khiến cho các hoạt động sản xuất
của người dân gặp nhiều khó khăn và bên cạnh đó đời sống sinh hoạt của người dân

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

cũng bị ảnh hưởng lớn nhất là đối với các hộ nông dân trồng trọt và nuôi truồng
thủy sản.
Từ thực tế và kiến thức đã học được tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của nước

thải KCN Phú Bài đến đời sống của người dân xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy,

uế

tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu nhằm biết được mức độ ảnh hưởng
của nước thải KCN Phú Bài đến đời sống sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân

tế
H

nơi đây.
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường, ô nhiễm môi trường,

h

tác động của môi trường đến con người.

Phú Bài.

cK

in

- Tìm hiểu về hiện trạng xả nước thải và quản lý nguồn xả nước thải của KCN

- Tìm hiểu những ảnh hưởng của nước thải KCN Phú Bài đến sản xuất và đời
sống người dân xã Thủy Phù.


người dân xã Thủy Phù.

họ

- Đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải để đảm bảo sản xuất và đời sống cho

Đ
ại

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ thuộc thôn 2 và thôn 7 xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế.

ng

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

ườ

a. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ các phòng chức năng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh

Tr

T.T.Huế; các nguồn thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet…
b. Thu thập số liệu sơ cấp
- Nghiên cứu tiến hành điều tra lấy ý kiến của các hộ dân xã Thủy Phù.

- Chọn mẫu điều tra: tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, các mẫu được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
- Nội dung điều tra: được phản ánh qua mẫu điều tra được xây dựng sẵn.
SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

3.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiếu của các nhà lãnh đạo, các
cán bộ tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Phương pháp phân tích thống kê

uế

Dùng phần mềm Excel để: tổng hợp các chỉ tiêu về tư liệu sản xuất của các hộ
điều tra.

tế
H

Dùng phần mềm SPSS để: tổng hợp và phân tích các ý kiến của người dân về

chất lượng môi trường nước, về nguyên nhân của sự suy giảm năng suất lúa
cũng như số lượng thủy sản của các hộ điều tra ở xã Thủy Phù.
4. Phạm vi nghiên cứu


in

h

- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin, số liệu điều tra từ
các hộ dân xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

cK

- Phạm vi thời gian: các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập chủ yếu trong
3 năm 2012 – 2014 và cũng có các năm trước từ năm 2006-2011 .
- Phạm vi nội dung: thực trạng xử lý nước thải KCN Phú Bài và tình hình sản

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

xuất, đời sống của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi nước thải KCN Phú Bài.

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận

uế

1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1.1. Môi trường

tế
H

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn

tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam năm 2014).

h

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

in


- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học,

cK

sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất,
nước…Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng

họ

trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để

Đ
ại

giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp

ng

hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, các tổ chức tôn
giáo, tổ chức đoàn thể. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo

ườ

một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm
cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.


Tr

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả

các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho

sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.

uế

1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường

Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các


tế
H

chức năng cơ bản sau:

- Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật. Trong cuộc
sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các
hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất… Như vậy chức năng này đòi hỏi

in

h

môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian
này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học,

cK

sinh học, cảnh quan và xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần
thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Nhu cầu của con người về các nguồn tài
nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo

họ

trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức
năng sản xuất tự nhiên gồm: rừng tự nhiên, các thủy vực, động thực vật, không khí,

Đ
ại


nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió, các loại quặng, dầu mỏ…
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá
trình sống. Trong quá trình sinh sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi

ng

trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường sẽ
bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá

ườ

trình sinh địa hóa phức tạp.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Tr

- Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các

thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và
sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong không khí có nhiệm
vụ hấp thu và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
1.1.1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo về Môi trường vủa Việt Nam năm 2014: “Ô nhiễm môi trường
SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

5


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

là sự biến đỏi thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc
cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người sinh

uế

vật và vật liệu.
1.1.1.4. Các dạng ô nhiễm môi trường

tế
H

Các dạng ô nhiễm môi trường bao gồm:

- Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí.
- Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.

in

h

- Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai

cK


thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu
quá nhiều hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chưa ngầm.

- Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp.

với mật độ lớn.

họ

- Ô nhiễm do sóng: do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình…tồn tại

Đ
ại

- Ô nhiễm ánh sáng: hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của
động thực vật.

ng

Tùy vào phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiểm toàn cầu, khu vực hay địa phương. Ô
nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên nhất là sinh vật và sức

ườ

khỏe con người. Để chống ô nhiễm môi trường phải áp dụng các công nghệ không chất
thải hoặc làm sạch các chất khí và nước trước khi thải ra môi trường, tiêu hủy các chất

Tr


thải rắn.

1.1.2. Khái niệm nước tự nhiên và nước thải
1.1.2.1. Nước tự nhiên
Nước tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông, suối, ao, hồ,

nước ngầm, băng tuyết, hơi ẩm trong đất và không khí.

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con
người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công
nghiệp và 2000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật
sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người.

uế

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng( hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện

tế
H


các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và
mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.

Nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ sau khi

h

sử dụng đều trở thành nước thải, bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau và lại được đưa

in

trở về nguồn nước, nếu không xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường.
1.1.2.2. Nước thải và phân loại nước thải

cK

Hiến chương Châu Âu định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “ Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây

họ

nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí,
cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.

Đ
ại

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 1980-1995 và ISO 6107/1-1980: nước thải đã được
thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không
còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.

Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử

ng

dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước

ườ

thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa
chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý.

Tr

Phân loại nước thải bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương

mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các
nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

- Nước thải thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách

khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố hay hố xí.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như là nước thải tự nhiên, ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.

uế

- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong
hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp các loại nước thải trên.

tế
H

1.1.3. Quan điểm phát triển bền vững

Có thể nói mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con
người cũng như các sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hóa và ngừng phát triển của

h

mình. Đó là quy luật sống của tạo hóa mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác

in

hay không tự giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển
là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách

cK

tiêu cực tới môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường nhưng làm sao
cho môi trường vẫn đầy đủ các chức năng cơ bản của nó hay nói cách khác là giữ cân


họ

bằng giữa hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Theo Uỷ ban Quốc tế về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững là sự

Đ
ại

phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của con người mà không tổn hại đến sự thõa
mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Phát triển bền vững là một khái niệm rộng, có tính chất tổng hợp, bao gồm cả
ba phạm trù khác nhau là kinh tế, xã hội và môi trường. Mục tiêu trung tâm của phát

ng

triển bền vững không có nghĩa đơn thuần là nâng cao thu nhập tính theo đầu người mà

ườ

là chất lượng cuộc sống được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Phát triển bền vững là
một phương hướng phát triển đã được các quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới,

Tr

đó là niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người.
Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Vấn đề là

phải xác định được mức độ ô nhiễm có thể chấp nhận, tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại do ô
nhiễm gây ra và tìm kiếm công nghệ sạch trong tương lai. Giải quyết vấn đề này thông qua

các công cụ pháp luật và kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia đã có một thời, nhất là trong giai đoạn
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp theo sau đó, người ta vẫn đặt lên
hàng đầu việc phát triển kinh tế thuần túy, xem nhẹ các yếu tố khác như văn hóa, xã
hội, môi trường,…Do đó đã nảy sinh khuynh hướng “Phát triển với bất cứ giá nào”.

uế

Điều này đã dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại về môi trường lẫn văn hóa, xã hội.
Vì thế đã có những quan niệm sai lầm về quan hệ giữa môi trường và phát triển,

tế
H

coi đó là hai yếu tố luôn luôn đối kháng nhau. Người ta đặt ra vấn đề “Môi trường hay
Phát triển” hoặc hy sinh môi trường để phát triển hoặc bảo vệ môi trường để không
giám phát triển. Đó là cách đặt vấn đề sai lầm mà phải đặt vấn đề là: “Môi trường và
Phát triển”, nghĩa là coi trọng cả hai yếu tố này, chứ không được hy sinh cái nọ cho

h


cái kia. Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

in

1.1.4. Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam

cK

Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều bắt buộc
phải tuân thủ các TCVN và các QCVN về môi trường. Về khái niệm về tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật, Luật TCQCKT xác định như sau:

họ

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng

Đ
ại

khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kĩ thuật là quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật và

ng

yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh,


ườ

sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh
quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu cần thiết khác. Quy chuẩn kỹ

Tr

thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp
dụng.(Điều 3, Luật TCQCKT)
Trước khi Luật TCQCKT được ban hành, thì các TCVN bị bắt buộc áp dụng

khi chính thức công bố. Sau khi Luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có QCVN mới bị bắt
buộc áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự nguyện áp dụng. Theo Luật Bảo
vệ Môi trường 2014 thì tiêu chuẩn môi trường được chia thành 2 nhóm:
SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

 Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh gồm:
- Nhóm TCMT đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác.
- Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về

uế


cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nông
nghiệp và mục đích khác.

tế
H

- Nhóm TCNMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng
thủy sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác.

- Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn.
- Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vự dân cư, nơi

in

 Nhóm tiêu chuẩn chất thải gồm:

h

công cộng.

cK

- Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác.
- Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử

họ

lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với
chất thải.


Đ
ại

- Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết
bị chuyên dụng.

- Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại.

ng

- Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng.

ườ

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ

sung một số điều của Nghị định số 08/2006/NĐ-CP trong đó quy định việc ra soát,

Tr

chuyển đổi tiêu chuẩn môi trường thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Đặc biệt đáng lưu ý là quy chuẩn 40:2011/BTNMT, đây là quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công nghiệp do ban soạn thảo kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước, Tổng cục môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ pháp chế trình duyệt,
được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh


10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong
nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Các đối tượng áp dụng quy
chuẩn này bao gồm:
- Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả

uế

nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- Nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn

tế
H

kỹ thuật quốc gia riêng.

- Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải
tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước
thải tập trung.

in

h


Hiện nay, tất cả các nhà máy, khu công nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đều

1.2. Cơ sở thực tiễn

cK

phải tuân thủ theo quy chuẩn này.

1.2.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải của các Khu công nghiệp ở Việt Nam
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước và thu hút đầu tư

họ

nước ngoài nhằm phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
từ năm 1991, Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển các KCN, các

Đ
ại

KCX. Theo thống kê của Bộ KH&ĐT thì tính đến tháng 12/2011, cả nước có 283
KCN được thành lập với tổng diện tích hơn 72.000 ha, trong đó có 180 KCN đã đi vào
hoạt động với tổng diện tích 58.300 ha, có 6.800 dự án sản xuất, kinh doanh đang hoạt

ng

động, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 65%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân
trên 1ha đất (đã cho thuê) đạt khoảng 1,6 triệu USD/ha/năm. Các KCN hiện đang tạo

ườ


việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8 triệu lao động gián tiếp cho cả
nước. Ngoài các KCN, KCX thì nước ta còn có khoảng 1.700 CCN được phê duyệt

Tr

trong đó có 700 CCN đã đi vào hoạt động. Như vậy đến nay nước ta có khoảng 2000
KCN, KCX, CCN. Theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 thì đến năm 2015
nước ta sẽ có thêm 115 KCN mới và mở rộng thêm 27 KCN đã thành lập.
Bên cạnh những đóng góp tích cực cho quá trình công nghiệp nói chung và hệ
thống các KCN nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra những thách thức lớn về ô nhiễm

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp. Theo báo cáo môi
trường quốc gia năm 2013, Môi trường KCN Việt Nam, Bộ TNMT, 2013 thống kê
tổng lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN trên
toàn cả nước được trình bày ở Bảng 1.

uế

Bảng 1: Tổng lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ
các KCN trên cả nước.

Khu vực

Lượng

Tổng lượng nước thải

nước thải
(m3/ngày)

BOD5

COD Tổng N Tổng P

Hà Nội

36.577

8.047

5.001 11.668

2.122

2.926

Hải Phòng

14.026

3.086


1.922

814

1.122

Quảng Ninh

8.050

1.771

2.568

467

644

Hải Dương

23.806

Hưng Yên

12.350

h

4.474


in

1.103
3.261

7.594

1.381

1.904

2.717

1.692

3.904

716

988

21.300

4.686

2.918

6.795


1.235

1.704

38.946

8.568

5.336 12.424

2.259

3.116

23.792

5.234

3.260

7.590

1.380

1.903

4.200

924


575

1.340

244

336

Quãng Nam

13.024

2.865

1.784

4.154

755

1.042

3.950

869

541

1.260


229

316

Bình Định

13.842

3.045

1.896

4.416

803

1.107

Tp. HCM

57.700

12.694

7.905 18.406

3.347

4.616


Đồng Nai

179.066

39.395 24.532 57.122

10.386

14.325

Bà Rịa-Vũng Tàu

93.550

20.581 12.816 29.842

5.426

7.484

Bình Dương

45.900

10.098

2.622

3.672


Tây Ninh

11.700

2.574

1.603

3.732

679

936

100

22

14

32

6

8

Long An

25.384


5.585

3.478

8.098

1.472

2.031

Đồng bằng sông

Cần Thơ

11.300

2.468

1.548

3.605

655

904

Cửu Long

Cà Mau


2.400

528

329

766

139

192

Hồng

Vĩnh Phúc

Đà Nẵng
Duyên hải miền

Thừa Thiên Huế

Quãng Ngãi

ng

Trung

họ

Bắc Ninh


Tr

ườ

Đông Nam Bộ

cK

5.237

Đ
ại

Đồng bằng sông

TSS

tế
H

Vùng

Bình Phước

6.288 14.642

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013, Môi trường KCN Việt Nam,
Bộ TNMT,2013)
SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh


12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

Qua bảng 1 ta thấy rằng vùng Đông Nam Bộ với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn là vùng có lượng nước thải
công nghiệp lớn nhất cả nước.
Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần đây là rất

uế

lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Tính
đến tháng 6/2013 có khoảng 62% các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập

tế
H

trung nhưng theo đánh giá chung của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi

trường PC49, các công trình này dù đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao,
dẫn đến tình trạng 75% nước thải KCN thải ra ngoài với lượng ô nhiễm cao. Điển hình
là Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và

in

h


Bình Dương được xem là khu vực tập trung nhiều KCN và dự án FDI lớn nhất cả
nước, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao,

cK

nhưng tình trạng vi phạm quy định về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh
đó vẫn còn một số KCN có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu
như không vận hành vì để tiết kiệm bớt chi phí. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm,

độc hại khác.

họ

điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng , khí và các chất thải

Đ
ại

Sự phát triển manh mún, không có điều phối chung, thậm chí có phần cạnh
tranh giữa các địa phương làm cho các KCN, CCN phát triển thiếu đồng bộ, rời rạc, tỷ
lệ lấp đầy và hiệu quả khai thác kém, thiếu các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu

ng

phát triển cũng như thiếu sự kết nối liên tỉnh, liên vùng và xuyên quốc gia.
Các KCN và CCN thiếu nhà máy xử lý nước thải chủ yếu là do nhà đầu tư chưa

ườ


thực sự quan tâm và do cơ chế, chính sách, chế tài xử phạt còn chưa đủ mạnh. Nguồn
vốn đầu tư cho các hoạt động BVMT của các doanh nghiệp còn hạn chế, do doanh

Tr

nghiệp cố gắng giảm giá thành sản phẩm và ưu tiên tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh
nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về BVMT. Các doanh nghiệp kinh doanh
hạ tầng KCN khó tiếp cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới và mở rộng các
khu xử lý nước thải tập trung. Trên thực tế, nếu chỉ trông vào nguồn thu phí thu gom,
xử lý nước thải từ các nhà đầu tư, thì chủ đầu tư hạ tầng các KCN khó có thể bù đắp

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Lệ Quyên

được các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống cống thu gom, trạm bơm,
trạm xử lý nước thải của KCN.
Một số vấn đề kỹ thuật hay mắc phải tại các trạm xử lý nước thải tập trung của
các KCN trên cả nước đó là:

uế

 Phần lớn các trạm xử lý nước thải đều được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của
nhà thầu mà không có đầy đủ thông tin về số lượng, thành phần, tính chất nước thải


tế
H

đầu vào. Khi chưa có nước thải thực tế, các nhà thầu đề xuất trạm xử lý nước thải với
kích thước công trình tối thiểu để giảm giá thành và thắng thầu.

 Khi đưa vào hoạt động các trạm xử lý nước thải không có điều kiện để điều

xử lý nước thải hoạt động kém hiệu quả.

h

chỉnh chế độ vận hành phù hợp với đặc tính nước thải thực tế, dẫn đến tình trạng trạm

in

 Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ của các chủ đầu tư đều tương tự nhau,

cK

thiết kế rập khuôn, thiếu những điều chỉnh đặc thù với loại hình sản xuất, chế độ thải
nước và các điểm riêng biệt của mỗi KCN.

 Hoạt động của các trạm xử lý nước thải tập trung ở các KCN thường thấy các

họ

bể điều hòa đều thiếu dung tích, không điều hòa được lưu lượng và nồng độ các chất ô
nhiễm chảy về trạm xử lý nước thải. Khi không có đủ thông tin thực tế về loại hình sản


Đ
ại

xuất, chế độ thải nước và thành phần, tính chất nước thải, thời gian lưu lượng nước cần
thiết của bể điều hòa được khuyến cáo tối thiểu 12h tính theo lưu lượng trung bình.
 Nhiều trạm xử lý nước thải được thiết kế đầu tư xây dựng với tinh thần “chi

ng

phí tối thiểu”, thiếu nhiều hạng mục quan trọng như phòng thí nghiệm, các thiết bị đo
lường, giám sát, điều khiển, máy bơm, máy ép bùn…

ườ

 Vận hành và bảo dưỡng trạm xử lý nước thải tập trung của KCN: do năng lực

quan trắc dòng nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải. Rủi ro càng cao khi có nhà

Tr

máy xả ra hệ thống thoát nước những chất độc hại, đặc biệt khi họ xả vào các thời
điểm như cuối ca, ban đêm…
Như vậy tình hình xử lý nước thải của các KCN ở nước ta hiện nay còn chưa

đồng bộ do nhiều nguyên nhân như chưa xây dựng được trạm xử lý nước thải tập trung
đạt tiêu chuẩn hoặc các vấn đề kỹ thuật trong khi xây dựng trạm xử lý nước thải và có

SVTH:Lê Thị Ngọc Ánh

14



×