Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.35 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

h

tế
H

uế

__________

cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGUYỄN THANH TIẾN

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ



CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ

Khóa học 2010 - 2014


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

in

h

tế
H

uế

__________

họ

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

ng


Đ
ại

Ở HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện:

ườ

Nguyễn Thanh Tiến

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Phan Nguyễn Khánh Long

Tr

Lớp: K44KTCT
Niên khóa: 2010 - 2014

Huế, tháng 05 năm 2014


Lời Cảm Ơn
Để thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận thực tập tốt nghiệp này em đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy (cô) cùng với sự giúp đỡ của các

uế

anh (chị) phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong.


Em xin chân thành cám ơn thầy (cô) giáo trong khoa Kinh tế chính trị, trường

tế
H

Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt và trang bị cho em những kiến thức
quý báu trong quá trình học tập tại trường.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Phan Nguyễn Khánh Long

h

người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua.

in

Em xin chân thành cám ơn đến các anh (chị) phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Triệu Phong đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.

cK

Tuy em đã cố gắng hoàn thiện khóa luận thực tập với nội dung khá đầy đủ
song do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi

họ

những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, đánh giá của quý thầy
(cô) để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Để tỏ lòng biết ơn, em xin gửi lời đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế -


Đ
ại

Đại học Huế cùng với các thầy (cô) giáo trong khoa Kinh tế chính trị luôn mạnh
khỏe và hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người của mình. Chúc anh (chị) phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong công tác tốt và gặt hái

Tr

ườ

ng

được nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn!
Triệu Phong, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Tiến


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long
MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................i

uế


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iv

tế
H

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP ..........................................................................4

h

1.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP: KHÁI

in

NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG ...............................................................................4

cK

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp .......4
1.1.2. Đặc điểm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ............6
1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp............................6

họ

1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP: TÍNH TẤT
YẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ....................................................................7


Đ
ại

1.2.1. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ..........7
1.2.2. Các nhân tố tác động.....................................................................................8
1.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP...... 11
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ..........................................................11

ng

1.3.2. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Triệu Phong về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ườ

ngành nông nghiệp ................................................................................................14

CHƯƠNG 2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở

Tr

HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................16
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG,
TỈNH QUẢNG TRỊ ..................................................................................................16
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................16
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................19
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến


i


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 ...............26
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Triệu Phong.....26
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện
Triệu Phong .............................................................................................. 29

uế

2.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Triệu Phong ......................36
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

tế
H

NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ..........................38

2.3.1. Những chuyển biến tích cực, tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở huyện Triệu Phong.................................................................................38
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế ...........................................................................39

in

h


2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế ...............................................41
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH

cK

CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH
QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020 ..................................................................................44
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG

họ

NGHIỆP CỦA HUYỆN TRIỆU PHONG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 ...................44
3.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

Đ
ại

NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRIỆU PHONG ...................................................47
3.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................47
3.2.2. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2013 - 2015..............................................48

ng

3.2.3. Nhiệm vụ.....................................................................................................48
3.3. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG

ườ

NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020...................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................59


Tr

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................61

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

ii


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

: Tổng sản phẩm quốc nội

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

KT - XH


: Kinh tế - xã hội

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

GDP

uế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến


iii


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Triệu Phong năm 2013 ............................17

uế

Bảng 2.2: Cơ cấu dân số huyện Triệu Phong năm 2013 ...............................................19
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất ở huyện Triệu Phong năm 2013 ...............................20

tế
H

Bảng 2.4: Thu nhập hàng tháng của người dân huyện Triệu Phong năm 2013 ............22
Bảng 2.5: Tình hình cở sở hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Triệu Phong năm 2013.......23
Bảng 2.6: Tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện Triệu Phong từ năm 2010 - 2013 .........26

Bảng 2.7: So sánh tỷ trọng giá trị sản xuất giữa huyện Triệu Phong và tỉnh Quảng Trị

in

h

năm 2013 .......................................................................................................................28

Bảng 2.8: Tổng sản phẩm giá trị của các ngành qua các năm.......................................29

cK

Bảng 2.9: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản huyện Triệu Phong tính theo giá thực tế ..... 30
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá trị thực tế .................................30
Bảng 2.11: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm ....................................31

họ

Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây khác năm 2013 .......................32
Bảng 2.13: Quy mô đàn gia súc huyện Triệu Phong qua các năm................................33

Đ
ại

Bảng 2.14: Diện tích, sản lượng nuôi trồng, sản lượng đánh bắt và giá trị sản lượng
ngành thủy sản qua các năm ..........................................................................................35
Bảng 2.15: Nhân khẩu, lao động bình quân hộ điều tra ................................................37

Tr

ườ

ng

Bảng 2.16: Trình độ văn hóa của người lao động .........................................................38

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến


iv


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thu nhập hàng tháng của người dân huyện Triệu Phong năm 2013 ...........23

uế

Biểu đồ 2: Tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện Triệu Phong từ năm 2010 - 2013 ........27
Biểu đồ 3: So sánh tỷ trọng giá trị sản xuất giữa huyện Triệu Phong và tỉnh Quảng Trị

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế
H

năm 2013 .......................................................................................................................28

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

v


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

uế

sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Đặc biệt là phát triển kinh tế ngành nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy để phát triển kinh

tế
H

tế ngành nông nghiệp chúng ta phải chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

nghiệp đúng hướng hợp lí. Bởi vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi công cuộc đổi mới

và xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

h

trong các kỳ Đại hội của Đảng.

in

Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản là một trong
những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối

cK

với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu
kinh tế hợp lý, phải phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản

người nông dân.

họ

xuất hàng hóa lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho

Triệu Phong là huyện nằm phía Đông - Nam của tỉnh Quảng Trị. Huyện Triệu

Đ
ại

Phong có tổng diện tích tự nhiên 35377.38 ha với dân số là 107.817 người (tính đến

31/12/2009) bao gồm 18 xã và một thị trấn. Cơ cấu GDP ngành nông, lâm, ngư nghiệp
của huyện chiếm tỷ lệ lớn hơn so với cơ cấu mặt bằng chung của cả tỉnh Quảng Trị

ng

cùng với diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng chiếm tỷ lệ lớn. Vì thế, việc phát
triển nông nghiệp luôn được Đảng bộ huyện quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trong

ườ

nhiều năm qua, nền kinh tế của huyện Triệu Phong đã có nhiều bước chuyển biến tích
cực trong việc phát triển kinh tế mũi nhọn, tăng giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu

Tr

kinh tế theo đúng hướng tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi và giảm bớt tỷ trọng của
ngành trồng trọt trong nông nghiệp. Tuy vậy, trong quá trình chuyển dịch này gặp phải
những khó khăn và cản trở, do đó mà nông nghiệp của huyện chưa thực sự phát triển
xứng với tiềm năng vốn có, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của huyện dẫn đến cơ
cấu sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và lạc hậu: chưa hình thành vùng sản
xuất tập trung, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, giá trị sản xuất chưa thực sự được

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

1


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long


nâng cao,...Vì vậy, một yêu cầu cấp bách đã và đang đặt ra trước mắt ở nước ta hiện
nay, tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Triệu Phong nói riêng cần nhanh chóng
chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa, từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH hóa phù hợp với đặc

uế

điểm của từng địa phương nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của
cả nước. Đây cũng là vấn đề mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện Triệu Phong quan

tế
H

tâm và đang cùng tìm ra những khó khăn trở ngại để có biện pháp giải quyết.

Từ các vấn đề cấp thiết nêu trên, để góp phần xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn
và định hướng giải pháp cho việc phát triển kinh tế xã hội huyện Triệu Phong, tôi chọn
đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh

in

h

Quảng Trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp khóa học 2010 - 2014.

2.1. Mục đích nghiên cứu

cK


2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Triệu Phong, từ đó đề

họ

xuất định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp của huyện Triệu Phong theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đ
ại

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp, từ đó rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc

ng

nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong.
Trên cơ sở các số liệu liên quan, đề tài tập trung đánh giá thực trạng chuyển dịch

ườ

cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong và phân tích các nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến quá trình này.

Tr


Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
theo đúng mục tiêu xác định.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu: Là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

2


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 2010 - 2013;
đồng thời đề xuất định hướng, giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong đến năm 2020.

uế

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài các phương pháp chung như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật

tế
H

lịch sử, nghiên cứu còn sử dụng những phương pháp nhằm các mục đích cụ thể sau:


- Sử dụng phương pháp hệ thống để khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của
đề tài, cũng như để đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Triệu Phong theo hướng công nghiệp hoá, hiện

in

h

đại hoá.

- Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế nhằm tổng hợp và phân tích thống kê

cK

các tài liệu thu thập được về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
ở huyện Triệu Phong.

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:

họ

+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê và các báo cáo của UBND
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Đ
ại

+ Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn, điều tra ngẫu nhiên 150 hộ gia
đình tại 3 xã của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

+ Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

ng

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương:

ườ

- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

nghiệp.

Tr

- Chương 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Triệu

Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Chương 3. Định hướng và giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

3


Khóa luận tốt nghiệp


ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP: KHÁI

uế

NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

tế
H

- Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành:

+ Cơ cấu: (cấu trúc) là khái niệm có nguồn gốc từ chữ Latinh “structure” nghĩa
là xây dựng, là kiến trúc được sử dụng đầu tiên trong sinh vật học, dùng để chỉ rõ cách

h

tổ chức, cấu tạo và sự hợp đồng, điều chỉnh các yếu tố đã tạo nên tế bào thực vật, động

in

vật…Sau đó khái niệm cơ cấu này được sử dụng chung cho nhiều ngành khoa học,
trong đó có các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

cK


+ Cơ cấu kinh tế ngành: Khái niệm: “Là phản ánh quan hệ tỷ lệ về lượng và mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế”.

họ

Xét về mặt triết học, thì cơ cấu là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của
một đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản tương đối ổn định giữa các yếu tố
cấu thành đối tượng đó trong một thời gian nhất định.

Đ
ại

Xét về mặt kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành là một phạm trù kinh tế phản ánh mối
quan hệ tỷ lệ về lượng và chất giữa các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế và các bộ
phận hợp thành khác trong một tổng thể kinh tế có tính hệ thống, mỗi bộ phận cấu

ng

thành trong hệ thống đó đều được biểu hiện qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Cơ cấu kinh tế ngành của một nước là tổng thể những mối liện hệ giữa các bộ

ườ

phận hợp thành nền kinh tế của nước đó bao gồm: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối,
trao đổi, tiêu dùng), các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương

Tr

mại và dịch vụ), các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế. Trong phạm vi của một

quốc gia thì cơ cấu kinh tế ngành là biểu hiện tập trung của chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội; ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng tùy theo điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể.
Cơ cấu kinh tế ngành được hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

4


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong
những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định, được thực hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng
phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.

uế

Muốn xây dựng một cơ cấu kinh tế ngành hợp lý giữa các vùng, các ngành, các
thành phần kinh tế phải tùy điều kiện cụ thể để xác định. Sự phát triển của lực lượng

- Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp:

tế
H

sản xuất và phân công lao động là tiền đề trực tiếp hình thành cơ cấu kinh tế ngành.


Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ
phận hợp thành nền nông nghiệp của một quốc gia, một vùng hay một địa phương bao

in

h

gồm: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng), các ngành nghề (trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nghề phụ,…), tập hợp những loại cây trồng hay

cK

vật nuôi khác nhau trên một địa bàn trong khoảng thời gian, tỷ lệ giống khác nhau của
một loại cây trồng hay vật nuôi trong một chu kỳ sản xuất, tập hợp các vụ sản xuất nối
tiếp hay xen kẽ gối nhau trên một địa bàn.

họ

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp biểu hiện trình độ tổ chức và quản lý sản xuất
nông nghiệp đồng thời cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng

Đ
ại

trong chiến lược sản phẩm hàng hóa. Cũng có thể nói cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp là tổng thể các mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định
về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với nhau về mặt chất, chúng tác động qua lại với

ng


nhau trong điều kiện không gian và thời gian nhất định tạo thành một hệ thống kinh tế
nông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống nền kinh tế quốc

ườ

dân. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp còn là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn.
Sự phát triển của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tuỳ thuộc vào sự phát triển

Tr

của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Các ngành, các lĩnh vực kinh
tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ quyết định việc hình thành một
cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương xứng giữa các bộ phận. Tỉ lệ đó thay đổi một
cách thường xuyên và tự phát theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội
và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói
riêng và kinh tế nói chung gắn liền với sự thay đổi không ngừng của lực lượng sản

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

5


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

xuất và nhu cầu chính trị xă hội. Như vậy, nó vừa mang tính khách quan vừa mang
tính lịch sử xã hội.
1.1.2. Đặc điểm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là việc thay đổi tỷ lệ các bộ phận

uế

cấu thành ngành kinh tế nông nghiệp nhằm tìm ra một cơ cấu kinh tế hợp lý mà nó sử
dụng đầy đủ nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực của quốc gia, của vùng, của địa phương

tế
H

phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước để đưa nền nông nghiệp phát triển
ổn định, bền vững, lâu dài và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc dân; hay nói

cách khác là quá trình làm thay đổi các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong một hệ thống tái sản xuất xã hội để hướng tới

in

h

mục tiêu nhất định với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định trong một khoảng thời
gian nhất định.

cK

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch các
ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nuôi trồng thủy hải sản, các nghề
phụ…, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế

họ


ngành nông nghiệp phải xuất phát từ mối liên hệ giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và các ngành khác tuỳ vào từng điều kiện.

Đ
ại

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là sự thay đổi về số lượng hoặc
về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp. Khi có sự thay đổi về
qui mô và tốc độ phát triển của các tiểu ngành sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu một

ng

cách hợp lý. Vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là sự thay đổi về qui
mô và tốc độ của các ngành trong nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu ngành nông -

ườ

lâm - thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thuần giữa trồng trọt chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu ngay nội bộ các tiểu ngành.

Tr

1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là xác định tỷ lệ hợp

lý giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại
lẫn nhau trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cả về mặt định tính và định lượng.
Tuy nhiên, để có tỷ trọng của các ngành hợp lý và hiệu quả thì vai trò quản lý cũng rất
quan trọng, đặc biệt là xây dựng một cơ cấu hợp lý cho giai đoạn hiện tại cũng như


SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

6


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nhiệm vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

uế

1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP: TÍNH TẤT
YẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

tế
H

1.2.1. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp được coi như một bộ phận cấu
thành trong chiến lược kinh tế - xã hội quốc gia, bởi lẽ, “Để triển khai công cuộc CNH
- HĐH đất nước, trước hết phải thực hiện CNH - HĐH nền nông nghiệp, mà trong đó

in


h

nội dung cốt lõi của bước đi ban đầu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
và xây dựng nông thôn kiểu mới”.

cK

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền
kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là tổng thể của kinh tế bao gồm mối quan hệ tương

họ

tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trong
những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định.

Đ
ại

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp sở dĩ là cần thiết bởi:
- Việc thực hiện CNH - HĐH nước ta đang xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp
với gần 80% dân cư lao động nông nghiệp là lực lượng sản xuất vốn dĩ lạc hậu. Đặc

ng

trưng này cũng phản ánh tính khó khăn phức tạp của quá trình chuyển dịch đó, vì đây
cũng xem như xác lập lại trật tự kinh tế mới trong nông nghiệp. Mặt khác chuyển dịch

ườ


cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là một tiến trình đồng bộ bao
gồm: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu

Tr

vùng kinh tế trong nông nghiệp, đồng thời hình thành các loại kinh tế mới ở nông
nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường.
- Ngày nay khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, chúng tác động làm cho

quá trình phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, hình thành nên các vùng, các
ngành sản xuất mới, do đó để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất mới
thì cơ cấu sản xuất nông nghiệp mới phải được hình thành để phù hợp với lực lượng

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

7


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

sản xuất mới đó.
- Xã hội loài người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng không
chỉ dừng lại ở mặt số lượng mà mặt chất lượng cũng ngày càng trở nên khắt khe hơn.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong

uế

phú về chủng loại và chất lượng cao thì việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

là yêu cầu cấp thiết và tất yếu.

tế
H

- Với mỗi vùng, mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng để phát triển nông nghiệp
nói riêng và kinh tế nói chung thì việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sẽ

giúp khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng đó, đặc biệt là sử dụng ngày càng hợp lý
hơn mọi tiềm năng lợi thế hàng hóa xuất khẩu.

in

h

- Do thực trạng cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, qui mô hàng
hóa nhỏ, cơ cấu sản xuất chưa đa dạng còn nặng về lương thực, trong đó chủ yếu là lúa

cK

nước. Sản phẩm sản xuất ra còn chưa phù hợp với thị trường, dẫn đến việc tiêu thụ các
sản phẩm nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy một điều cần thiết là phải
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta, để tạo ra sản phẩm hàng hóa phù

họ

hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
1.2.2. Các nhân tố tác động

Đ

ại

1.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đó là toàn bộ các yếu tố về vị trí địa lí, khí hậu của vùng, các nguồn tài nguyên
khác của vùng như nguồn nước, rừng, khoáng sản, đất đai, hệ thống sông ngòi trực

ng

tiếp liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Các nhân tố này tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến

ườ

đổi của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Sự tác động của các yếu tố này đến nội
dung của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng không giống nhau. Trong các nội

Tr

dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ chịu ảnh hưởng
lớn nhất còn các cơ cấu khác thì ảnh hưởng ít hơn.
Trong mỗi quốc gia hẹp hơn là trong mỗi vùng, địa phương với vị trí địa lý, điều

kiện khí hậu (chế độ mưa, nhiệt độ, ánh sáng...), điều kiện đất đai, các nguồn tài
nguyên tự nhiên khác (nguồn nước, rừng, biển, khoáng sản và hệ sinh thái) khác nhau
dẫn đến sự khác nhau về số lượng và qui mô sản xuất nông nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

8



Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

Các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp là
những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên.
Một vùng không thể phát triển thuỷ sản khi vùng đó là vùng cao, không gần biển
và hệ thống sông ng ̣òi. Chính sự khác biệt đó làm cho số lượng và qui mô của các

uế

phân ngành và chuyên ngành sâu của nông - lâm - ngư nghiệp giữa các vùng có sự
khác nhau dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu ngành.

tế
H

Điều này được thể hiện rõ nét về sự phân biệt cơ cấu các ngành kinh tế nông
nghiệp giữa các vùng trong cả nước đặc biệt giữa đồng bằng và miền núi hay bản thân
trong một vùng lãnh thổ thì cơ cấu ngành cũng khác nhau do tính phong phú và đa

dạng của điều kiện tự nhiên nước ta và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng.

in

h

Đây chính là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế nói chung và kinh tế nông
nghiệp nói riêng.


cK

Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến cơ cấu các thành phần kinh tế. Thông
thường những vùng nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần kinh tế của
vùng đó phát triển với quy mô và mức độ cao hơn. Sự phát triển của các ngành kinh tế,

họ

của các thành phần kinh tế nhờ các điều kiện tự nhiên thuận lợi, đến lượt nó lại tạo
điều kiện và làm nảy sinh nhu cầu ứng dụng ngày càng rộng rãi và kỹ thuật tiến bộ vào

Đ
ại

hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho tỷ trọng của kỹ thuật và công nghệ tiến bộ,
hiện đại ngày càng được nâng cao trong cơ cấu kỹ thuật cho ngành nông nghiệp.
1.2.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế

ng

Nhóm nhân tố này bao gồm 4 loại:
Một là, nhân tố lực lượng lao động: Trong nhân tố này, số lượng, chất lượng, cơ

ườ

cấu của lực lượng lao động có ý nghĩa lớn hơn. Chỉ với một số lượng lao động nhất
định mới có thể thực hiện thâm canh tăng năng suất. Với những vùng dân cư thưa thớt

Tr


thì việc thâm canh là hết sức khó khăn. Cũng như tại chất lượng và cơ cấu lao động là
yếu tố quyết định đến chất lượng công việc, năng suất và hiệu quả. Chỉ có đội ngũ lao
động có chất lượng cao với cơ cấu hợp lý mới có khả năng thực hiện cơ giới hoá, hóa
học hoá và áp dụng với những thành tựu công nghệ sinh học vào nông nghiệp.
Hai là, nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: Là nhân tố có tính quyết định đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng. Nó

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

9


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế, chất lượng, số lượng, cơ cấu tư liệu sản xuất.
Các yếu tố này tác động trực tiếp đối với năng suất, chất lượng, hiệu quả, từ đó tác
động đến phân công lao động, bố trí lao động. Mọi sự biến đổi về cơ cấu đều bắt
nguồn từ sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật. Song thời đại ngày nay với thành tựu của

uế

cuộc cách mạng thông tin thì vai trò của yếu tố cơ sở vật chất tác động đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp còn lớn hơn nhiều.

tế
H


Ba là, nhân tố vốn đầu tư: Vốn là nhân tố có tính quyết định cuối cùng tới việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhờ có vốn đầu tư mới có thể giải quyết được
vấn đề tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng những thành tựu của cách mạng
khoa học - công nghệ sản xuất. Để có được vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn ngân sách cần

in

h

có chính sách huy động các nguồn vốn để thực hiện các chương trình, đề án chuyển
đổi giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất

cK

lượng, chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Bốn là, nhân tố thị trường: Việc xây dựng cơ cấu cũng như chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường, dù ở trình độ nào thì cũng phải

họ

quán triệt các vấn đề cơ bản. Đó là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, số lượng và chất
lượng phải do thị trường quyết định. Chúng ta đã gặp khó khăn khi động viên nông

Đ
ại

dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng rồi để họ tự lo liệu đầu ra. Cách làm đó dẫn đến việc
nông dân phá bỏ cây này chuyển sang cây trồng khác mà thị trường có nhu cầu… làm
thiệt hại kinh tế không nhỏ cho họ.


ng

Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, thị trường ngoài nước có vai trò ngày càng
tăng lên. Yếu tố này chi phối mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng quốc

ườ

gia. Việc lựa chọn đúng các lợi thế so sánh của từng quốc gia đóng vai trò quyết định
đến thành công của nước đó trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập trong

Tr

lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, cần khai thác nhân tố này để giải quyết đầu ra vào đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp. Cũng từ đó, lôi cuốn các thành phần kinh tế tham gia
sản xuất kinh doanh nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh xuất khẩu, khai
thác lợi thế so sánh, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của từng vùng.

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

10


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

1.2.2.3. Nhóm nhân tố văn hoá - xã hội, chính trị
Về nhân tố văn hoá - xã hội: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp gắn với nông thôn, trong khi đó ở nông thôn còn nhiều phong tục tập quán, lối

sống bảo thủ, lạc hậu. Do vậy, khi đề ra phương án trồng cây gì, nuôi con gì phải được

uế

điều tra kỹ lưỡng về hiệu quả cũng như đầu ra cho sản phẩm, phát huy tiềm năng và
phương thức sản xuất truyền thống, tập quán trồng trọt và chăn nuôi của địa phương.

tế
H

Về nhân tố chính trị: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
cần có sự ổn định chính trị - xã hội. Về điểm này, chúng ta có Đảng lãnh đạo bằng
đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn thông qua việc vận dụng sáng
tạo lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn

in

h

Việt Nam.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

cK

nghiệp nói riêng là vấn đề có tính then chốt với nền kinh tế. Do vậy, cần phải có vai
trò Nhà nước trong việc can thiệp vào quá trình này thông qua hệ thống công cụ quản
lý vĩ mô của mình nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý.

họ


Tóm lại, Các nhóm nhân tố trên có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Trong mối
quan hệ tương tác đó, mỗi nhân tố có vị trí khác nhau, tác động theo những hướng

Đ
ại

không giống nhau, nhưng cùng tác động đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp. Các nhân tố đó chỉ có thể phát tác dụng thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nếu như có sự can thiệp có hiệu quả của Nhà nước thông

ng

qua cơ chế chính sách, pháp luật.

1.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

ườ

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Ở nước ta, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng đã được

Tr

nhiều địa phương quan tâm, sớm áp dụng hệ thống các giải pháp phù hợp để đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Thực tế ở các địa phương cho thấy:
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng thấp kém, đất hẹp người đông, đất đai, địa
hình nhiều nơi không thuận lợi nhưng nhiều tỉnh vẫn đạt nhiều thành tựu khả quan.
Xem xét, phân tích và đánh giá những thành tựu, bước đi trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở một số tỉnh như Lai Châu, Hà Bắc, Thanh


SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

11


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

Hóa. Một số tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên…có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản
xuất hàng hóa ổn định và đảm bảo an toàn lương thực, xây dựng vùng sản xuất tập
trung chuyên canh gắn với chế biến, có quy mô ngày càng lớn, tạo ra những mũi nhọn

uế

hàng hóa ngày càng tăng.
Chẳng hạn như tỉnh Lai Châu, trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và điều kiện

tế
H

tự nhiên thuận lợi đã sớm thúc đẩy việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như

chè, cao su, cà phê và xây dựng các vùng chăn nuôi đại gia súc vật tập trung. Kết quả
đến nay tỉnh đã có các vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến:
Nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu công suất 12 - 18 tấn/ngày, xưởng chế biến cà

in


h

phê 3000 tấn quả tươi/năm… các nhà máy này đã thu hút và góp phần giải quyết trên
5000 - 6000 lao động.

cK

Ở tỉnh Hà Tây: “khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản đã chuyển dịch khá mạnh
mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng, vừa khai thác lợi thế, tiềm năng
của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả, vừa nâng cao

họ

sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chuyển dần từ trồng cây lương thực sang thâm canh các loại cây trồng khác gắn với đa

Đ
ại

dạng hóa cây con, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Hai là: Phát triển lồng ghép và đa dạng hóa các loại hình kinh tế liên kết, kết hợp
nguồn lực của thành phần kinh tế Nhà nước, tập thể với kinh tế hộ gia đình để phát

ng

triển có hiệu quả các mô hình kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn.
Cụ thể như các mô hình kinh tế liên kết của nhà máy đường Lam Sơn ở tỉnh

ườ


Thanh Hóa với nông hộ trồng mía. Theo đó nhà máy đường thực hiện việc đầu tư khép
kín và bao tiêu sản phẩm cho nông hộ, nông hộ thực hiện việc đầu tư trồng mía và

Tr

quyết định đến giá bán sản phẩm của mình theo phương thức thỏa thuận…Một số mô
hình đầu tư phát triển cây cà phê tại Tây Nguyên các công ty quốc doanh đã đứng ra
đầu tư theo các vùng tập trung, sau đó chia lô và giao khoán cho hộ quản lý để thu hồi
sản phẩm. Như vậy vừa tạo điều kiện cho nông hộ có diện tích cà phê để quản lý chăm
sóc theo hình thức ăn chia sản phẩm theo hợp đồng giao khoán. Đây là một mô hình đã
phát huy hiệu quả nhiều năm nay tại Tây Nguyên.

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

12


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

Ba là: Phát triển và khai thác hợp lý tài nguyên rừng, đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng ngành lâm nghiệp, khai thác triệt để điều kiện và thế mạnh của miền núi trên cơ
sở bảo vệ tài nguyên môi trường.
Muốn khai thác hợp lý thế mạnh của ngành lâm nghiệp ở các vùng miền núi, cần

uế

kết hợp có hiệu quả như mô hình VCR (vườn - chuồng - rừng), VACR (vườn - ao chuồng - rừng)…trong từng hộ gia đình. Thực hiện tốt các chương trình giao khoán


tế
H

chăm sóc và quản lý, khai thác rừng đến từng hộ gia đình hay chủ thể đảm bảo phát
huy hiệu quả gắn phát triển kinh tế với phát triển kinh tế với phát triển rừng. Chẳng
hạn như: Tỉnh Hà Bắc đã xác định kinh tế miền núi phải gắn liền với rừng (bao gồm
trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm của rừng).

in

h

Bốn là: Phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nông
nghiệp ở nông thôn.

cK

Để đáp ứng yêu cầu cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn việc
thực hiện phát triển công nghiệp chế biến và củng cố các loại hình doanh nghiệp, phát
triển kinh tế hợp tác xã để làm tốt vai trò dịch vụ về giống vật tư phân bón, công nghệ

họ

chế biến và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm… Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cơ chế chính sách thích

Đ
ại


hợp để phát triển mạnh du lịch lịch sử, du lịch sinh thái.
Năm là: Đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tăng cường ứng dụng
công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

ng

Đây là một trong những kinh nghiệm hết sức thiết thực mà ở một số địa phương
có điều kiện kinh tế xã hội ở vùng núi như huyện Lộc Bình ở tỉnh Lạng Sơn đã đạt

ườ

được những thành tựu rất khả quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Lộc Bình thể hiện tập trung vào

Tr

chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tuyển chọn giống mới; chuyển dịch cơ
cấu đất đồi rừng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất đất ruộng; chuyển dịch cơ cấu từng hộ
gia đình ở nông thôn. Đáng chú ý là nhờ có giống mới (lúa 98%, ngô 100%) mà cây
lương thực, cây màu, cây công nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn huyện có năng suất cao
(dưa hấu 200 tạ/ha, khoai tây 96 tạ/ha).

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

13


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long


1.3.2. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Triệu Phong về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp
Đối với một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Trị. Với điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp thì việc có một hướng chuyển dịch cơ cấu

uế

kinh tế ngành nông nghiệp hợp lý là quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của vùng. Sau đây là một số kinh nghiệm được rút ra cho huyện Triệu Phong về

tế
H

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp để có thể phát huy hết mọi tiềm năng
cũng như thế mạnh của huyện:

- Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ
trọng ngành trồng trọt, trong đó giảm dần diện tích trồng cây lương thực nhưng vẫn

in

h

phải đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời phải tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi,
đưa ngành này trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, phát triển

cK

chăn nuôi đáp ứng nhu cầu ngày một lớn và khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó cũng

không thể không phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp, đây cũng là ngành góp phần
không nhỏ trong quá trình thúc đẩy ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển.

họ

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng phát triển sản xuất nhiều
vụ/năm để nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất. Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật

Đ
ại

tiên tiến vào thâm canh, bảo vệ thực vật, tưới tiêu, thu hoạch và sau thu hoạch.
- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới, tập
trung nâng cao trình độ thâm canh, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ

ng

cho phát triển nông nghiệp.

- Phát triển các mô hình trang trại, nông trại theo quy trình hiện đại, gắn với phát

ườ

triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phục vụ tốt cho phát triển
ngành nông nghiệp.

Tr

- Xã hội hóa và khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông


thôn để nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động
trong nông thôn theo hướng từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.
- Từng bước tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp trên cơ
sở củng cố và tăng cường hệ thống dịch vụ từ huyện xuống các xã, tăng năng lực của
các thành phần tham gia vào quá trình cung cấp các dịch vụ trong nông nghiệp như:

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

14


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, chú trọng các dịch vụ chế biến
và tiêu thụ nông sản để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ một cách nhanh và
đạt hiệu quả cao nhất.
- Phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, an toàn

uế

dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng, tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng
giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

tế
H

- Phát triển kinh tế rừng với bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện việc giao


đất, khoán rừng. Xây dựng những khu rừng kinh tế có năng suất, chất lượng đáp
ứng nhu cầu sản xuất đồ gỗ và xuất khẩu. Xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, phát triển
rừng phòng hộ.

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

Bản đồ hành chính huyện Triệu Phong

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

15


Khóa luận tốt nghiệp


ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

CHƯƠNG 2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG,

uế

TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

tế
H

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Triệu Phong nằm phía Đông - Nam của tỉnh Quảng Trị, có toạ độ địa lý từ
16o39’ 06” đến 16o54’29” vĩ độ Bắc và từ 106o59’57” kinh độ Đông đến 107o18’26”, với
18 xã và 1 thị trấn. Có diện tích tự nhiên là 35377.38 ha. Địa giới hành chính của

h

huyện được giới hạn như sau:

in

- Phía Bắc giáp thành phố Đông Hà, huyện Gio Linh.

cK


- Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Nam giáp huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị.
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, huyện Đakrông.

họ

Thị trấn Ái Tử là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện cách thành phố Đông Hà 7
km về phía Bắc và thị xã Quảng Trị 6 km về phía Nam, Quốc lộ 1A chạy qua trung
tâm thị trấn huyện lỵ. Có bờ biển dài 18 km, có cảng biển Cửa Việt cho tàu ra vào vì

Đ
ại

vậy có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong
tỉnh và trong khu vực, tuy nhiên hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển
đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

ng

2.1.1.2. Địa hình

Nhìn một cách tổng thể, địa hình Triệu Phong nghiêng từ Tây sang Đông, được

ườ

phân thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồng bằng gồm 12 xã chiếm 38,39% diện tích toàn huyện.

Tr


- Vùng gò đồi gồm 3 xã và 1 thị trấn chiếm 51,08% diện tích toàn diện.
- Miền biển và vùng cát gồm 3 xã chiếm 10,53% diện tích toàn diện.

2.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Phân thành 2 mùa rõ rệt, mùa hè khô nóng, mùa đông ẩm ướt. Nhiệt độ tương đối
ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 24-25oC, nhiệt độ
trung bình tháng cao nhất là 39oC (tháng 5 đến tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

16


Khóa luận tốt nghiệp

ThS. Phan Nguyễn Khánh Long

nhất 18oC (tháng 12), tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn,
vào mùa khô có trị số 8 - 10oC.
Huyện Triệu Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài gió Tây
Nam thịnh hành và gió Đông Bắc gây mưa phùn, chế độ gió nghiêm trọng nhất tới

uế

Triệu Phong là gió Tây khô nóng, gió Tây khô nóng xuất hiện sớm (hạ tuần tháng 2)
và kết thúc muộn (trung tuần tháng 9). Riêng tháng 6, 7 nhiều nơi khoảng từ 10 - 16

tế
H


ngày gió có tốc độ lớn có lúc đạt đến 70 - 80 km/h. Số ngày có gió Tây khô nóng cả

năm trung bình 50 ngày. Do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên đai rừng chắn gió là
vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Triệu Phong, đặc biệt là vùng gò đồi.
2.1.1.4. Thủy văn

h

Hệ thống sông ngòi: Trên địa bàn chủ yếu chỉ có hệ thống sông Thạch Hản chảy

in

qua, với tổng chiều dài 150 km, gồm các nhánh sông Hiếu, sông Vĩnh Phước và sông
Rào quán. Diện tích toàn bộ lưu vực khoảng 2.500 km2.

cK

Hệ thống sông Thạch Hản có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội của huyện (cung cấp phù sa, nước tưới và phát triển giao thông đường thủy).
a. Tài nguyên đất đai

họ

2.1.1.5. Tài nguyên

Tổng diện tích tự nhiên 35377.38 ha; (Niên giám TK 2013)

Đ
ại


Trong đó: diện tích đất đai các loại:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 27283.46 ha.
- Đất lâm nghiệp: 16713.55 ha.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 614.79 ha.

ng

- Đất nông nghiệp khác: 21.11 ha.

ườ

- Đất phi nông nghiệp (bao gồm: đất ở, đất chuyên dùng...) 6540.45 ha.
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Triệu Phong năm 2013
Diện tích (ha)
35377.38

Tỷ lệ (%)
100

Đất nông nghiệp

27283.46

77.12

Đất phi nông nghiệp

6540.45


18.49

Đất chưa sử dụng

1553.47

4.39

Tr

Loại đất
Đất tự nhiên

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2013

SVTH: Nguyễn Thanh Tiến

17


×