Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Quận Tây Hồ theo hướng đô thị hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.26 KB, 69 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thưc hiện việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ
chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước trong gần hai thập kỷ qua
đã mang lại cho nền kinh tế nước nhà những bước khởi sắc mới mẻ, nhiều
thành công trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, như công nghiệp, dịch vụ…
Song điều không thể phủ nhận là sự đóng góp to lớn có tính chất nền tảng cho
sự phát triển của các ngành khác đó là ngành nông nghiệp, một ngành kinh tế
luôn dành được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước.
Tây Hồ là một Quận mới được thành lập theo nghị định 69/CP ngày
28/10/1995 của Chính Phủ và bắt đầu hoạt động từ tháng 01/ 1996. Là một
Quận nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hà Nội với vị trí địa lý thuận lợi để
phát triển kinh tế – văn hoá -xã hội.Trong những năm vừa qua mặc dù tốc độ
đô thị hoádiễn ra tương đối nhanh chóng. Nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn
chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận. Tuy vậy sản xuất
nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng của Quận vẫn còn trong
tình trạng thiếu và lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế –xã hội trên địa bàn Quận. Nhiều yếu tố tiềm năng vốn có của Quận vẫn
chưa có điều kiện phát huy. Tình hình kinh tế – xã hội của Quận vẫn còn
nhiều bức xúc. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay với gần 80% dân số sinh
sống ở khu vực nông thôn và 70% lao động làm việc trong ngành sản xuất
nông nghiệp. Vấn đề đặt ra cho sản xuất nông nghiệp của Quận là nghiên cứu
chuyển dịch kinh tế một cách hợp lý và có hiệu quả. Mặt khác đất nông
nghiệp của Quận trong vài năm tới sẽ mất đi hàng nghìn ha cho công cuộc
công nghiệp hóa- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và đô thị hoá. Do đó sẽ
có hàng vạn lao động mất đi tư liệu sản xuất, không có việc làm. Vì vậy, vấn
đề luận giải có tính hệ thống trong cơ chế thị trường hiện nay đối với ngành
nông nghiệp của Quận nói riêng và của cả Thành phố Hà Nội nói chung là
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp không chỉ về chiều rộng mà còn cả
về chiều sâu. Chỉ thông qua đó mới có thể tăng thu nhập cho người lao động
góp phần ổn định kinh tế –xã hội, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế


nông nghiệp, nông thôn một cách phù hợp và có hiệu quả là hết sức cần thiết
nhằm góp phần phát triển kinh tế văn hoá- xã hội của Quận trong thời gian
tới.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em nhận thấy chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp theo hướng đô thị hoá đã và đang là vấn đề bức súc của
ngành , nên em đã chọn đề tài “Những định hướng và giải pháp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Quận Tây Hồ theo hướng đô thị
hoá” làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích của đề tài:
Làm sáng tỏ chính sách khoa học về chuyển dịch nông nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Đánh giá đúng thực trạng nông nghiệp và sự chuyền
dịch của nó trên địa bàn Quận, tìm ra nguyên nhân và tồn tại của nó. Từ đó
đưa ra những giải pháp chủ yếu để khắc khục nhằm tạo ra một ngành nông
nghiệp hợp lývà sự chuyển dịch có hiệu quả cao khi mà đất nông nghiệp
dần dần bị mất đi do quá trình đô thị hoá nhanh của Quận.
3. Phưong pháp nghiên cứu:
* Đề tài đã sử dụng các phương pháp
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
- Phương pháp thống kê kinh tế.
- Phương pháp phân tích hệ thống…
4. Kết cấu của đề tài này bao gồm:
Chương mét: Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
Chương hai: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quận
Tây Hồ trong những năm qua.
Chương ba: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp Quận Tây Hồ.

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự chỉ đạo tận tình của
thầy giáo: Vũ Đình Thắng, các thầy cô trong khoa, cơ quan thực tập Quận

Tây Hồ, trung tâm thư viện trường ĐHKTQD đã giúp em hoàn thành chuyên
đề này.
Tuy nhiên do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các bạn sinh viên để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Chương I
Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I/ Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế
1.Khái niêm chung
Theo quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống thì khi nói
đến cơ cấu của nền kinh tế ý nói đến hệ thống kinh tế với cơ cấu của nó. Nói
như vậy có nghĩa là nếu không có hệ thống thì không thể có cơ cấu, cũng có
nghĩa là hai phạm trù nền kinh tế và cơ cấu kinh tế luôn gắn liền nhau. Cơ
cấu kinh tế là thuộc tính của nền kinh tế- của hệ thống kinh tế- của xã hội, nó
phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự kết cấu này càng
chặt chẽ và ở trình độ cao thì hiệu quả kinh tế đem lại càng lớn
Cơ cấu kinh tế được hợp thành bởi nhiều phần tử của nền kinh tế. Theo
nguyên tắc hệ thống các phân hệ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
trong những điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể. Hệ thống các phân tử cơ cấu vận
động và phát triển theo những quy luật trong những thời kỳ nhất định
Các phần tử cơ cấu được chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất: Các phần tử cơ cấu. Đó là những ngành, lĩnh vực có
ý nghĩa chủ lực, mũi nhọn và những lãnh thổ mang ý nghĩa động lực. Khi
phân tích cơ cấu kinh tế người ta xem nó đã được phát huy đầy đủ chưa, nó đã
được đầu tư thỏa đáng chưa? Tác dụng của chúng đến đâu và nếu chúng
không phát triển nh mong muốn thì tại sao lại nh vậy, cản trở chính là gì.
- Nhóm thứ hai:Các phần tư phi cơ cấu. Đây là những phần tử Ýt hoặc
không có ý nghĩa quyết định đến cơ cấu của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế biểu thị cấu trúc bên trong của nền kinh tế với các tỷ lệ
và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành. Nh vậy về mặt biểu thị thì cơ cấu

có hai thuộc tính là: Quan hệ tỷ lệ (là tỷ trọng của các bộ phận hợp thành cơ
cấu) và mối quan hệ giữa các phần tử ( liên hệ về kỹ thuật, kinh tế và môi
trường). Cơ cấu của nền kinh tế biểu hiện hình thức của nó qua tỷ trọng của
các phẩn tử cơ cấu (của các ngành, của các lãnh thổ, của các thành phần kinh
tế) và biểu hiện nội dung (hay bản chất) qua các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo
giữa các phần tử hợp thành; chính quan hệ này sẽ chi phối sự phát triển hài
hoà, nhịp nhàng của tất cả các phần tử cơ cấu và cuối cùng là đem lại hiệu quả
cao cho nền kinh tế.
Nh vậy hệ thống kinh tế này khác hệ thống kinh tế kia bởi cơ cấu của
nó. Cơ cấu của nền kinh tế là kết quả của phân công lao động xã hội. Hai
hình thức phân công lao động xã hội cơ bản là: phần công lao động xã hội
theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Đây là hai hình thức chi
phối rất lớn tới sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế
Từ những phân tích trên có thể rót ra: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng
và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Một cơ cấu kinh tế
được coi là hợp lý, được coi là có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển xã hội là cơ
cấu kinh tế có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng.
2.Phân loại cơ cấu kinh tế
Từ góc độ phân công lao động xã hội và tổ chức sản xuất xã hội, người
ta chia cơ cấu kinh tế theo các loại chủ yếu
Sơ đồ phần loại cơ cấu kinh tế

ph©n lo¹i c¬ cÊu kinh tÕ
c¬ cÊu kinh
tÕ ngµnh
c¬ cÊu kinh tÕ
l·nh thæ
c¬ cÊu kinh tÕ
thµnh phÇn

2.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành (xét theo góc độ phân công lao động xã hội theo
ngành)
Là hình thức kết cấu các ngành của nền kinh tế, phản ánh các tương
quan tỷ lệ, vai trò vị trí mỗi ngành của nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh
trình độ phân công lao động xã hội theo ngành và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc
trưng của Việt Nam còng nh các nước đang phát triển. Do vậy khi xem xét cơ
cấu ngành phải chú ý đến tỷ trọng hay mức đóng góp của các sản phẩm chủ
lực cho nền khinh tế cũng nh của các sản phẩm chứa đựng hàm lượng công
nghệ cao, chất xám cao. Khi phân tích cơ cấu ngành của nền kinh tế người ta
thường phân tích theo ba nhóm ngành chính sau:
- Nhóm ngành nông lâm nghiệp gồm: Các ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng gồm: Các ngành công nghiệp
và ngành xây dựng.
- Nhóm ngành dịch vụ gồm: Thương mại, du lịch, vận tải, tài chính
ngân hàng, bưu điện và các ngành dịch vụ khác.
2.2.Cơ cấc kinh tế theo lãnh thổ
Là kết cấu theo lãnh thổ của nền kinh tế, nó là kết quả của phân công
lao động xã hội theo lãnh thổ. Các lãnh thổ với các tiềm năng, thế mạnh khác
nhau cùng phát triển, hỗ trợ lẫn nhau làm cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Cơ cấu lãnh thổ được xem xét dưới góc độ chủ yếu sau đây:
- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ giữa thành thị và nông thôn
- Cơ cấu kinh tế giữa các tiểu vùng
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ giữa thành thị và nông thôn phản ánh sự kết cấu
kinh tế theo thành thị và nông thôn. Thành thị là nơi tập chung lao động có
tay nghề kỹ thuật cao, nơi tập chung các tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò là
đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung. Nông thôn giữ vai trò là hậu phương, nơi
tiêu thụ các sản phẩm của đô thị làm ra và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
của các đô thị.

Cơ cấu kinh tế lãnh thổ và cơ cấu kinh tế ngành là hai mặt của sự thống
nhất hệ thống. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ hình thành và phát triển gắn liền với
cơ cấu kinh tế ngành
2.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Xét theo góc độ tổ chức nền kinh tế theo các hình thức sở hữu
- Quá trình phát triển kinh tế chắc chắn sẽ tồn tại và phát triển các hình
thức sở hữu đối với của cải xã hội. Mọi hoạt động kinh tế và kết quả của nó
đều có chủ. Ở Việt Nam căn cứ vào định hướng xã hội chủ nghĩa và các hình
thức sở hữu tồn tại các thành phần kinh tế chủ yếu: Kinh tế Nhà nước và kinh
tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và kinh tế hộ gia đình, kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài … Sự phân định cơ cấu thành phần có sự khác
biệt theo ngành. Thường trong công nghiệp kinh tế Nhà nước đang giữ vai trò
lớn; trong nông nghiệp kinh tế tập thể và kinh tế hộ gia đình chiếm vị trí quan
trọng hơn.
- Ba loại cơ cấu kinh tế trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành
sẽ hình thành trước và trên cơ sở phân bố các ngành sẽ có cơ cấu lãnh thổ
hình thành. Khi đã lựa chọn được cơ cấu ngành hợp lý nhưng bố trí các xí
nghiệp không hợp lý theo lãnh thổ, chính sự phân bố không ổn định sẽ gây
cản trở lẫn nhau, gây lãnh phí và cũng dẫn đến nền kinh tế phát triển không
hiệu quả.
II. Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Quan niêm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Các yếu tố tạo nên cơ cấu của nền kinh tế không ngừng thay đổi, do
đó cơ cấu kinh tế cũng thay đổi theo từng thời kỳ phát triển. Quá trình thay
đổi đó người ta gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế phụ thộc vào rất nhiều yếu tố trong đó nhu cầu của con người và
tiến bộ khoa học công nghệ có vai trò quyết định. Hay nói cách khác chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cơ cấu kinh tế chuyển từ trạng thái này sang
trạng thái khác. Nếu cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý và đúng hướng thì kết
quả đem lại sẽ rất cao có lợi cho con người, xã hội và ngược lại nếu cơ cấu

chuyển dịch sai sẽ đưa tới kết quả xấu, gây tốn kém, trở lại làm trì trệ sự phát
triển và để lại hậu quả tệ hại cho xã hội.
- Khi xem xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xác định trạng thái chuyển
dịch kinh tế tốt hay xấu người ta thường phân tích theo một hệ thống các chỉ
tiêu nh:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô của nền kinh tế
+ Năng suất lao động và mức độ cạnh tranh của sản phẩm
+ Giá trị xuất khẩu và độ mở của nền kinh tế
+Thu ngân sách và tỷ lệ thu ngân sách
+Tỷ lệ thất nghiệp
+ Tỷ lệ hộ đói nghèo
+ Nhóm các chỉ tiêu về tệ nạn xã hội…
Các chỉ tiêu trên càng cao chứng tỏ cơ cấu kinh tế mà ta lựa chọn càng
tốt, hợp lý và ngược lại nếu các chỉ tiêu nêu trên đạt càng thấp thì ta phải điều
chính cách lựa chọn sao cho hợp lý hơn.
Để đánh giá trình độ phát triển của một cơ cấu người ta căn cứ chủ yếu
vào cơ cấu ngành, trong đó ngành phi nông nghiệp có vai trò quyết định.
Trong khối ngành phi nông nghiệp ngành công nghiệp chế biến và ngành dịch
vụ chất lượng cao có ý nghĩa quyết định hơn cả.
2.Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu
Trong những năm tới tốc độ đô thị hoá của nước ta diễn ra một cách nhanh
chóng, đô thị ngày càng mở rộng, đất đai sản xuất cho nông nghiệp ngày
càng thu hẹp để các khu công nghiệp, chế xuất, khu xây dựng …mở rộng và
phát triển. Việc hình thành các khu đô thị mới sẽ tạo nên một bước chuyển
cấp lớn, nâng cao chất lượng đời sống dân cư nói chung, tạo nên cảnh quan
mới văn minh hơn , hiện đại hơn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước.
Thực tế cho thấy nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, với gần
80% dân số sống ở nông thôn, gần 70% lao động làm trong nông nghiệp. Tuy
nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng còn thấp. Đây thực sự là một nguy
cơ lớn khi tốc độ đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao.

Diện tích đất nông nghiệp mất đi sẽ gây khó khăn lớn cho hàng triệu hộ
nông dân, họ mất đi tư liệu sản xuất và nh vậy cơ hội hưởng thụ thành quả
của qúa trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Vấn đề này càng gây cấn hơn đối
với hộ thuần nông, thiếu vốn, trình độ học vấn còn hạn chế…. Đây là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế –xã hội của Quận nói
riêng và của Thành phố nói chung. Vì vậy vấn đề đặt ra cấp thiết là phải
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn Quận theo hướng đô thị hoá.
* Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý
Cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý là cơ cấu mà trước hết phải phù hợp
với điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng , từng địa phương, từng nước.
Hơn nữa nó phải đáp ứng về nhu cầu lương thực, thực phẩm của thị trường.
Đồng thời nó phải phù hợp với quan điểm, tiên tiến về phát triển kinh tế toàn
diện trong bối cảnh chung của cả nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình chuyển đổi nông nghiệp từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nền nông
nghiệp hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp hợp lý làm tiền đề vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp , nông thôn. Đồng thời là
căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư, sử dụng lao động và các loại tư liệu
nông nghiệp cũng như áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý sẽ tạo điều kiện cho người dân
sản xuất giảm được rủi ro trước những thay đổi nhanh chóng về giá và những
thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, ở nước ta với gần 80% dân số sống ở
nông thôn, gần 70% lao động nông nghiệp. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
hợp lý góp phần giả quyết việc làm cho lao động nông thôn, có khả năng tạo
nhiều việc làm hơn cho dân cư nông thôn trong thời gian nhàn dỗi.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vừa mang tính thực tiễn, vừa mang
tính lý luận. Từ việc nghiên cứu đã đặt ra cho các nhà lý luận cũng nh các nhà
quản lý những nhiệm vụ mới có ý nghĩa chiến lược trong sản xuất. Đó là định

hướng trước mắt và trong tương lai nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển
kinh tế –xã hội của Quận nói riêng và của Thành phố nói chung.
3. Xu hướng và nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tích luỹ về lượng,
dẫn đến sự biến đổi về chất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo yêu cầu và
phương hướng tiến bộ hơn mang tính quy luật.
Qua nghiên cứu cho thấy, cơ cấu kinh tế không phải là một mô hình tĩnh
tại, mà nó luôn vận động và phát triển vươn tới sự hoàn thiện hơn, tốt hơn. Cơ
cấu kinh tế chịu tác động của các nhân tố trong nội bộ nền kinh tế và các nhân
tố từ bên ngoài, nên sự vận động của nó rất đa dạng, phức tạp. Song xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều mang một tính chất nhất định.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
ngày càng sâu sắc, đa dạng, phong phú, đa ngành nghề và chuyển sang nền
sản xuất hàng hóa. Quá trình đó cũng làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ
sản xuất nông nghiệp là chính, cùng mối liên kết không bền chặt với các
ngành công nghiệp, sang một nền kinh tế có cơ cấu phát triển đồng đều và
gắn bó chặt chẽ các ngành và lĩnh vực kinh tế với nhau trên cơ sở phân công
lao động xã hội ngày càng sâu sắc hơn.
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
thương mại dịch vụ; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Đối với
ngành nông nghiệp giảm dần về giá trị tương đối, nhưng vẫn tăng lên về giá
trị tuyệt đối trong tổng giá trị sản xuất của Quận.
Đối với từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế, nội bộ cũng có sự biến đổi
về cơ cấu, về quy mô trình độ công nghệ với chất lượng sản phẩm cao để đạt
hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và
lĩnh vực kinh tế dẫn đến chuyển dịch lao động và dân cư.
Cơ cấu lao động có xu hướng giảm dần lao động giản đơn, tăng dần lao
động chuyên môn kỹ thuật. Do vậy trong những năm tới các cấp, các ngành
cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động trên địa bàn nhằm

đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong những năm tới.
Về cơ cấu dân cư có xu hướng chuyển đa số dân sống ở nông thôn sang
sống ở thành thị hay một địa điểm tương đương ngày càng đông hơn. Đối với
Quận Tây Hồ dân cư đô thị và bán đô thị chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Đó là
kết quả của quá trình đô thị hóa ở Tây Hồ.
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở,
hướng về xuất khẩu. Xu hướng này là tất yếu, là xu thế chung của thời đại.
Ngày nay, không một quốc gia nào, không một đơn vị lãnh thổ độc lập nào lại
có đầy đủ các nguồn lực, công nghệ, kỹ thuật để có thể tự mình xây dựng
được một nền kinh tế hoàn chỉnh, phát triển bền vững. Do vậy các nước đều
phải mở rộng quan hệ đối ngoại. Trong xu thế chung đó của toàn cầu thì mở
rộng quan hệ hợp tác đa dạng ,đa phương, hội nhập với khu vực và thế giới
nhưng không hòa tan là hoàn toàn hợp thời đại.
- Từng bước chuyển dần nền kinh tế Quận nói riêng và của thành phố
nói chung với công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản
phẩm kém, sức cạnh tranh yếu sang nền kinh tế cơ giới hóa, hóa học hóa, hiện
đại hóa, chuyên môn hóa với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, năng suất
lao động cao hơn, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức với công nghệ
cao. Đây là mục đích mà kinh tế Quận phải vươn tới.
Bảng1: Xu hướng chuyển dịch
Đơn vị: %
Năm Tỷ trọng ngành NN Tỷ trọng ngành CN Tỷ trọng ngành DV
2000 24,3 36,61 39,1
2005 20- 21 39- 40 41- 42
2010 16- 17 40- 41 42- 43
2020 10 40 50
Nguồn: Phòng kế hoach kinh tế
Nhiều năm qua nền kinh tế nước ta cũng có nhiều bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đáng kể theo xu hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Tỷ
trọng cơ cấu đó tăng dần theo tỷ lệ từ thấp đến cao và đạt 50:40:10 tương ứng

vào năm 2020. Khi đó nước ta cơ bản là nước công nghiệp phát triển. Đây là
định hướng phấn đấu dành cho các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế
toàn quốc nói chung và Quận Tây Hồ nói riêng phấn đấu đạt được tỷ lệ nói
trên.
3.2 Nguyên tắc chuyển dịch.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về
quy mô, chất lượng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trên cơ sở
phát huy có hiệu quả các lợi thế so sánh.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, phải đảm bảo được hiệu quả trước mắt và
hiệu quả lâu dài.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể diễn ra một cách tuần tự và cũng có
thể diễn ra một cách đột biến nhảy vọt nhưng vẫn phải đảm bảo đựơc hiệu
quả kinh tế.
4.Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sơ đồ các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C¸c yÕu tè bªn trong C¸c yÕu tè bªn ngoµi
C¸c nh©n tè chñ yÕu t¸c ®éng ®Õn CDCC kinh tÕ
*. Nhúm thuc iu kin t nhiờn:
Nhúm nhõn t ny bao gm cỏc yu t nh: V trớ a lý, iu kin t
ai, iu kin khớ hu ca cỏc vựng trong a bn Qun. Cỏc nhõn t ny
tỏc ng trc tip n s hỡnh thnh v phỏt trin tng loi cõy trng, vt
nuụi. i vi tng loi cõy trng, vt nuụi khỏc nhau thỡ mc nh hng
cng khỏc nhau. Do vy phi da vo c s ca cỏc phng ỏn phõn vựng
chuyờn canh hỡnh thnh cỏc vựng trng im sn xut hng húa cú hiu
qu kinh t cao, ly hiu qu kinh t xó hi lm thc o ỏnh giỏ.
V trớ a lý: V trớ a lý ca vựng l ni chn ca vựng lónh th ú
trong mi quan h vi cỏc vựng lónh th khỏc. i vi mi vựng lónh th u
cú s phự hp vi tng loi cõy trng, vt nuụi nht nh. Do vy khi xỏc
nh c cu cõy trng, vt nuụi v hng chuyn dch chỳng thỡ phi da vo

th mnh ca tng vựng hay li th so sỏnh ca tng vựng. ng thi phi
phự hp vi quy inh v cụng nghip hoỏ v hin i hoỏ trong sn xut nụng
nghip ca c nc. Vỡ vy v trớ a lý l mt trong nhng yu t quan trng
quyt nh th mnh ca tng vựng, tng a phng, tng nc thụng qua
quan h gia cỏc vựng lónh th, c s h tng, th trng u ra
Khớ hu: õy l mt trong nhng yu t quan trng xỏc nh c cu
cõy trng, vt nuụi, t ú giỳp ta bit c vựng ú nờn trng cõy loi gỡ, con
gỡ cho phự hp vi iu kin khớ hu ca vựng ú nhm em li hiu qu kinh
t cao nht.
t ai: õy l ngun cung cp nc v hm lng cht dinh dng
cho cõy trng, vt nuụi mt cỏch tt nht. hm lng cht dinh dng trong
Điều
kiện
kinh
tế xã
hội
Điều
kiện
tự
nhiên
Yếu
tố
khác
Khoa
học
công
nghệ
Thị tr-
ờng
Yếu

tố
khác
đất chủ yếu quyết định đến năng suất cây trồng. Do vậy nắm được đặc điểm
sinh lý. sinh hoá của đất thì con người có thể tác động cải tạo đầu tư phù hợp
với từng loại cây trồng từ đó cho năng suất cao, tăng thu nhập cho người dân
trong Quận .
* Nhóm nhân tố kinh tế –xã hội
Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi
cơ cấu nông nghiệp. Nhìn chung các nhân tố trên đều quan trọng và có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh
tế là nhân tố thị trường, bởi nó chỉ tồn tại và vận động thông qua hoạt động
của con người. Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất phải sản xuất cái
mà thị trường cần chứ không phải những cái mà nhà sản xuất có. Nếu không
tuân theo những quy luật của thị trường thì người đó sẽ bị đào thải.
- Chính sách kinh tế có ý nghĩa trong sự thúc đẩy hay kìm hãm quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ chính sách đổi mới trong những năm
qua Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân nên người sản
xuất có khả năng mở rộng quy mô và mạnh dạn đầu tư trang thiết bị vào sản
xuất, đổi mới phương pháp canh tác thu được hiệu quả cao.
Tuy nhiên cũng có những chính sách nhiều khi chưa tạo được điều kiện
thuận lợi dẫn đến kìm hãm sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Về chính sách tín dụng và phát triển chính sách hạ tầng nông nghiệp
nông thôn cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Nếu thiếu vốn thì
người dân khó có thể đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất
dẫn đến sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vì vậy Nhà nước phải có nhiều biện
pháp thích hợp, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn ưu đãi mở rộng sản xuất.
- Về phát triển chính sách hạ tầng cũng đóng một vai trò quan trọng
trong sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhất là thuỷ lợi, giao thông…Ngày
nay nhu cầu về nông sản và môi sinh của xã hội ngày càng cao thì càng thúc
đẩy cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

Vì vậy khi xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thì
cần dựa vào nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội của mỗi
vùng, địa phương, sự phân công quy hoạch nông nghiệp và phương hướng
phát triển kinh tế –xã hội trong thời gian tới.
Chương II
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quận Tây Hồ trong
những năm qua
I.Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong
những năm qua
1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến chuyển dịch cơ cấu
1.1 Điều kiện tự nhiên
* Về vị trí địa lý
Quận Tây Hồ nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Hà nội. Phía Nam
giáp Quận Ba Đình, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và Cầu Giấy. Từ Đông
Bắc xuống Đông Nam dọc theo sông Hồng giáp huyện Đông Anh và Gia
Lâm.
Quận Tây Hồ là trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các khu vui chơi giải trí của Thủ đô.
Hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ và đường sông tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế xã hội của Quận, đặc biệt là phát triển hình thức du lịch
bằng đường thuỷ mà không phải Quận nào của Hà nội cũng có được. Theo
định hướng phát triển của thủ đô Hà nội đến năm 2020, toàn bộ Quận Tây Hồ
thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Nh vậy trong tương lai,
Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có
điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực để thúc đẩy nhanh sự phát
triển kinh tế xã hội.
* Về tiềm năng đất đai
Quận Tây Hồ là Quận có diện tích lớn nhất trong số các Quận nội
thành. Quận có khoảng 2400,8096 ha trong tổng số 8430 ha chiếm (28,48%)
diện tích đất khu vực nội thành Hà nội.

Đất nông nghiệp: 1.107,3637 ha. Đất nông nghiệp có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế Quận. Đây là quỹ đất dành cho phát triển
nông nghiệp đô thị với những nét đặc trưng của nông nghiệp sạch, nông
nghiệp sinh thái, là tiềm năng cho phát triển “ phố vườn”, phục vụ cho du
lịch, dịch vụ, kết hợp giữa kinh tế du lịch và kinh tế nông nghiệp tạo nên nét
độc đáo, tinh tế mà các Quận khác không có được.
Quận Tây Hồ đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu
sử dụng đất ở mọi lĩnh vực đều rất lớn, đặc biệt là trong việc xây dựng hạ
tầng kỹ thuật đô thị. Đồng thời, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, các quan hệ sử dụng đất đang diễn ra phức tạp, cơ cấu sử dụng đất đai biến
động liên tục.
Trong tổng số 565,2005 ha đất trồng cây hàng năm của Quận thì có
khoảng 430 ha là vùng đồng bằng và khoảng 130 ha là vùng ngoài bãi. Vùng
bãi này hàng năm vẫn bị ngập nước, địa hình luôn bị thay đổi.
Cùng với đất nông nghiệp, đất ở đô thị cũng có xu hướng giảm. Cùng
với quá trình phát triển kinh tế, người dân Tây Hồ đã chuyển một phần đất
vườn tạp trong diện tích đất ở sang đất làm kinh tế, chủ yếu trồng các loại
đào, quất, hoa, cây cảnh xen lẫn các khu dân cư. Chính điều này đã làm cho
Tây Hồ có dáng dấp “phố vườn” một nét đẹp độc đáo của Quận.
* Về khí hậu nguồn nước, thuỷ văn
Trên địa bàn Quận có sông Hồng, Hồ Tây và một số hồ đầm nhỏ khác.
Có thể nói hồ đầm của Tây Hồ, đặc biệt với Hồ Tây “ lá phổi của Thành phố”
đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp cho Quận, điều hoà khí hậu khu vực, là nguồn
cung cấp nước vô tận cho ngành nông nghiệp.
Trong thời gian gần đây, cùng với quá trình đô thị hoá. Hồ Tây đang
đứng trước một nguy cơ bị phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, môi trường do xây
dựng không theo quy hoạch, không phép và trái phép, tệ nạn xả chất thải
xuống lòng hồ. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì nguy cơ phá
vỡ cảnh quan môi trường và gây ô nhiễm môi trường sẽ càng tăng, lòng hồ sẽ
dần bị thu hẹp và bị ô nhiễm nặng. Cần phải có chính sách kịp thời của Đảng

và Nhà nước với các giải pháp cụ thể nh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng đô thị hoá trên địa bàn Quận……sẽ làm cho Hồ Tây mãi là báu vật
của quốc gia.
1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hoá cần có cơ sở hạ tầng
kỹ thuật từng bước hoàn chỉnh, nhưng hiện nay Quận Tây Hồ kết cấu cơ sở hạ
tầng và quản lý trật tự đô thị vẫn còn phát triển chậm.
* Về hệ thống đường giao thông:
Nhìn chung, hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn Tây Hồ phản
ánh thực trạng hệ thống hạ tầng của một Quận mới thành lập vùng nội thành
cũ, mạng lưới đường cong thiếu và mất cân đối, không đảm bảo được các
chức năng của giao thông đô thị. Hầu hết đường có mặt cắt nhỏ, vỉa hè thì bị
cắt sén không đảm bảo được chức năng của giao thông đô thị. Một số tuyến
đường dài phải đảm đương chức năng khu vực nhưng nhỏ và hẹp không đáp
ứng được nhu cầu. Các đường hiện có trong địa điểm dân cư, làng xóm đều
hình thành tự phát, chưa có quy hoạch. Các tuyến đường này chủ yếu do dân
tự xây dựng , chưa có sự đầu tư của Nhà nước.
* Thực trạng hệ thống điện:
Nhìn chung mạng lưới điện trên địa bàn Quận chủ yếu là cáp ngầm.
Lưới điện trung thế đã vận hành, các đường dây mới được xây dựng và đã
được cải tạo nên đảm bảo cung cấp điện cho Quận và các khu vực phụ cận.
Các đường dây dùng cáp ngầm đều đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới
điện. Các trạm biến áp phân phối hầu hết đã được cải tạo theo nguồn vốn
ADB làm việc tốt. Các trạm biến áp hiện tại hoàn toàn đảm bảo khả năng cấp
điện an toàn, liên tục cho các phụ tải trên địa bàn.
* Về bưu chính viễn thông
Hiện nay, hệ thống thông tin bưu điện phục vụ cho Quận bao gồm 6
tổng đài vệ tinh. Ngoài ra Quận còn đang xây dựng một số tổng đài điều
khiển nằm trên đường Hoa Thám. Các tổng đài vệ tinh đã sử dụng hơn 1/2
dung lượng.

* Về cấp nước và thoát nước:
Trên địa bàn Quận có hai nhà máy cấp nước: Nhà máy nước Yên Phụ
với công suất 80.000 m
3
/ngđ và nhà máy nước Ngọc Hà, Cao Đỉnh với công
suất 27.000- 28.000 m
3
/ngđ. Mạng lưới đường ống cấp nước của Quận gồm
có 4 tuyến, song áp lực nước trong mạng lưới này còn yếu. Hệ thống các
đường ống dẫn truyền và phân phối nước chủ yếu được xây dựng từ năm
1985, vật liệu chính là ống gang xám và một phần nhỏ là ống kép, mức rò rỉ
cao, phần lớn không có đồng hồ đo đếm.
*Hiện trạng văn hoá xã hội:
Trong những năm vừa qua cùng với nhịp độ phát triển về kinh tế, các
mặt về đời sống văn hoá xã hội trên địa bàn Quận có nhiều biến đổi tích cực:
- Các hoạt động văn hoá thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao được
tăng cường và duy trì thường xuyên phục vụ cho chính trị của Quận. Công tác
tôn tạo, bảo vệ di tích được Quận quan tâm và đầu tư đúng mức. Thực hiện
tốt việc vận động toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hoá. Kết quả đến
năm 2005 tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá là 89%.
- Đến nay toàn Quận không còn hộ đói nghèo thuộc diện chính sách.
Quận đã tham gia giải quyết việc làm cho 3220 lượt lao động/1năm. Triển
khai cho các hộ dân vay vốn từ quỹ quốc gia, ngoài ra còn huy động các
nguồn vốn khác như: vốn từ ngân hàng phục vụ người nghèo, vốn từ quỹ hỗ
trợ nhân dân và người dân phát triển sản xuất. Do đó Quận đã góp phần tích
cực trong vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao
động.
- Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội đã được triển khai với nhiều
biện pháp tích cực nên đã đạt hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó công tác giáo
dục đào tạo đã có bước chuyển biến rõ rệt ở các phường trong Quận.

Qua khảo sát, điều tra thì Quận Tây Hồ có điều kiện tự nhiên khá thuận
lợi nếu được sự đầu tư thích đáng của Nhà Nước và các thành phần kinh tế
như: Hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện
chắc chắn sẽ được cải thiện và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế có hiệu quả.
3. Do ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô
Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô
Hà Nội, đến năm 2010 cơ cấu kinh tế sẽ là: Công nghiệp - xây dựng chiếm
khoảng 42%; nông nghiệp chiếm khoảng 2%; còn lại là dịch vụ. Đồng thời cơ
cấu lao động có thay đổi đáng kể. Vào năm 2010 cơ cấu lao động xã hội của
Thủ đô Hà Nội sẽ là: Công nghiệp - Xây dựng chiếm khoảng 36%; Nông
nghiệp chiếm khoảng 9,5%; dịch vụ chiếm khoảng 54,5%.
Cùng với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội, quy mô
diện tích và dân số của Thành phố cũng sẽ thay đổi đáng kể. Trước hết là khu
nội thành mở rộng ra phía ngoại vi, nhiều xã thuộc huyện ngoại vi sẽ trở
thành phường của nội thành, nhiều khu đô thị mới sẽ tiếp tục được hình thành
và phát triển rất nhanh. Chính sự mở rộng nội thành này sẽ diễn ra ngay trên
địa bàn Quận Tây Hồ với những sự phát triển được quy hoạch hướng tới hiện
đại.
Những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và phát triển
cơ cấu kinh tế của Quận. Về cơ bản có thể nói rằng định hướng phát triển cơ
cấu kinh tế của thủ đô ảnh hướng tới cơ cấu kinh tế của Tây Hồ. Hiện đại hoá
và đô thị hoá sẽ phát triển và lan toả từ trung tâm thành phố ra Quận Tây Hồ.
Trên địa bàn Quận Tây Hồ sẽ xuất hiện những khu đô thị mới, những phố
vườn và khu đô thị sinh thái; Cơ cấu ngành nghề thay đổi, rõ nhất là bộ phận
đáng kể lao động chuyển từ khu nông nghiệp sang lao động dịch vụ, công
nghiệp có năng xuất cao hơn.
II. Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Quận
trong những năm qua
1. Tình hình phát triển ngành sản xuất nông nghiệp Quận trong những năm

vừa qua
Tây Hồ là Quận nội thành nhưng diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn
(chiếm gần 50% diện tích đất tự nhiên) và sản xuất nông nghệp chủ yếu tập
chung ở 5 phường trước đây là các xã của huyện Từ Liêm. Nhưng diện tích
đất nông nghiệp ngày một giảm do quá trình đô thị hoá, trong những năm sắp
tới so với những ngành kinh tế khác như thương mại - dịch vụ - du lịch công
nghiệp, thì nông nghiệp ngày một thu nhỏ lại, tỷ trọng ngày một giảm, nhưng
hiện nay thì vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị kinh tế của toàn
Quận Tây Hồ.
Sản xuất nông nghiệp được chia làm 2 vùng:
- Vùng trong đồng (trong đê chính sông Hồng): Diện tích đất canh tác
khoảng 430 ha.
- Vùng ngoài bãi (ngoài đê chính sông Hồng): Diện tích đất canh tác
khoảng 130 ha chủ yếu thuộc phường Nhật Tân, Tứ Liên và Quảng An.
* Về trồng trọt:
Bảng 2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm
STT Cây trồng DTSX 2002 DTSX 2003 DTSX
2004
1 Lúa 161,1 113,5 49
2 Ngô 134 143 117,4
3 Rau 45,5 44,6 40
4 Lạc 0,2 0,2 0,2
5 Đậu 11 14 12
6 Hoa đào 210,10 189,8 224,6
7 Quất cảnh 18,5 21 31,3
8 Hoa tươi 83,4 98,6 91,5
9 Tổng sè 663,4 624,7 566
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh tế
Qua bảng ta thấy:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện năm 2004 đạt 566 ha

bằng 90,6% năm 2003, giảm 58,7 ha. Trong đó:
Diện tích cây lương thực, đặc biệt là cây lúa giảm mạnh từ 113,5 ha
(2003) xuống còn 49 ha (2004) giảm 63,5 ha.
Nguyên nhân: Một mặt là do giải phóng mặt bằng lấy đất phục vụ các
dự án xây dựng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây đào cho hiệu quả kinh
tế cao hơn. Mặt khác là vùng quy hoạch đô thị, đất nông nghiệp chưa được
giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và mục đích sản xuất nông nghiệp
theo nghị định của Chính Phủ, do đó gây nên những hạn chế cho việc đầu tư
trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông
nghiệp ngày càng bị dôi thừa.
Diện tích cây ngô, rau, đậu năm 2004 so với năm 2003 cũng giảm đi
6,6 ha nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể so với cây lúa. Chứng tỏ các loại cây
này vẫn cho năng suất và thu nhập cao hơn cây lúa.
Diện tích hoa tươi, hoa đào, quất cảnh lại tăng rất nhanh, năm 2004 là
347,4 ha bằng 112,5% so với cùng kỳ năm trước( tăng 38,8 ha). Điều này
chứng tỏ các loại cây này đã cho năng suất và hiệu quả cao và đây cũng là
định hướng phát triển nông nghiệp trong những năm tới khi đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá.
*Về chăn nuôi:
Số lượng đàn lợn và đàn gia cầm trong những năm gần đây vẫn có xu
hướng giảm dần về số lượng do tính chất của đô thị hoá nhanh. Cụ thể:
Đàn lợn năm 2002 là 2553 con, năm 2003 giảm xuống là 2247 con và đến
năm 2004 chỉ còn là 1815 con. Ngoài lợn thì các loại gia cầm khác cũng tiếp
tục giảm mạnh.
Đi đôi với xu thế đô thị hoá trên địa bàn Quận, cơ cấu sức lao động
hoạt động trong nông nghiệp cũng giảm dần, năm 1998 đội ngũ lao động
nông nghiệp là 7293 người, nhưng năm 2002 chỉ còn 5607 người giảm 23%,
năm 2004 chỉ còn 4376 người giảm 39%.
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhưng nông
nghiệp cũng có nhiều tiến bộ, chất lượng và năng suất vẫn tăng nhờ áp dụng

các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các mô hình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi. Trong những năm qua đã đưa vào thử nghiệm và sản xuất
nhiều loại rau, hoa có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng trên thị trường như: Cúc Nhật, Đài Loan, Singapo; hoa hồng Pháp,
Trung Quốc, Hà Lan, Thái Lan. Các giống vật nuôi siêu thịt như: Lợn nạc
Yorkshier, Ngan Pháp, Bồ câu Pháp, Gà Kabir, Gà Tam Hoàng, Bò lai Sind
…đã được triển khai nuôi thử mang lại thu nhập kinh tế cao cho các hộ nông
dân, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống cho người dân. Trong những năm
gần đây trên địa bàn Quận đã bắt đầu xuất hiện một số hộ gia đình mạnh dạn
đầu tư làm mô hình nhà, vườn sinh thái để kinh doanh dịch vụ giải trí phục
vụ khách vui chơi và khách du lịch đến tham quan vãn cảnh. Đáng chú ý là từ
sau ngày Quận được thành lập, cơ cấu cây trồng vật nuôi ở Quận Tây Hồ
không còn mang tính chất đơn điệu, khép kín, tự túc mà hiện nay chuyển
sang sản xuất hàng hóa, gắn bó chặt chẽ với thị trường.
Về chăn nuôi: Nhìn chung chăn nuôi gia sóc, gia cầm trong địa bàn
Quận chư có điều kiện phát triển. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản
xuất nông nghiệp hàng năm đạt thấp ( khoảng 10- 15% ), trong đó là chăn
nuôi gia đình mang tính tự cung, tự cấp theo kiểu chăn nuôi (tận dụng). Chăn
nuôi chưa có sự đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng thâm
canh năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu cầu đời
sống ngày càng cao của xã hội. Nếu xét về mặt lâu dài thì vấn đề phát triển
chăn nuôi sẽ có những hạn chế nhất định do quá trình đô thị hoá gia tăng và
sự đòi hỏi về môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp của một đô thị văn minh
hiện đại.
Về nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích Hồ Tây khoảng 5,5 ha, có ao hồ mặt nước thông thoáng rất
thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển. Đây cũng là định hướng phát triển
kinh tế –xã hội của Quận trong thời gian tới.

Bảng 3:Giá trị sản xuất nông nghiệp – thuỷ sản

(Tính theo cố định)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2000 2001 2002 2003 2004
Tổng sè 33,197 23,589 26,380 25,781 24,115
1.Chia theo
thành phần KT
KT ngoài quốc
doanh
33,197 23,589 26,380 25,781 24,115
2.Chia theo
ngành KT
+ Nông nghiệp 32,160 23,258 25,808 25,172 23,365
- Trồng trọt 28,225 19,350 22,083 21,262 20,75
- Chăn nuôi 3,935 3,908 3,725 3,91 2,615
+Thuỷ sản 1,037 0,331 0,572 0,609 0,75
GTSXNNbq/1ha 0,665 0,809 0,809 1,086
Nguồn: Niên giám thống kê Quận Tây Hồ 2002- 2004
Qua biểu ta thấy:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp – thuỷ sản năm 2004 là đạt giá trị lớn
nhất (48.940triệu đồng) tăng so với năm 2000 là 15743 triệu đồng. Điều này
chứng tỏ do quá trình đô thị hoá đang diễn ra quá nhanh làm cho đất sản xuất
nông nghiệp mất dần đất.
- Giá tri sản xuất nông nghiệp bình quân / 1 ha năm 2004 là 108,6 cao
gấp 1,4 lần so với năm 2000. Đây là một thành tích đáng kể trong sản xuất
nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần ổn định kinh tế – xã hội.
Thông qua con số này chứng tỏ là đã có sự áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong
sản xuất.
- Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là khâu then chốt
chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng
giảm dần là do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

- Do chủ trương đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng
sản xuất hàng hóa nên ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Khâu
dịch vụ nông nghiệp được chú trọng phát triển, đa dạng hoá các hình thức
phục vụ tạo điều kiện thúc đẩy trồng trọt và chăn nuôi phát triển. Đây là
hướng chuyển dịch cơ cấu đúng đắn tạo sự phát triển cân đối, hài hoà trong
sản xuất nông nghiệp.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quận Trong những năm
qua
Là một Quận nội thành Hà Nội nhưng diện tích đất nông nghiệp còn
khá lớn (chiếm gần 50% diện tích tự nhiên và sản xuất nông nghiệp chủ yếu
tập chung ở 5 phường( Phú Thượng, Nhật Tân, Xuân la, Tứ Liên, Quảng An).
Tuy nhiên, diện tích đất canh tác hàng năm ngày càng giảm do đó ảnh hưởng
đến quy mô diện tích và sản lượng cuả ngành trồng trọt. Nhưng do các hộ
nông dân tích cực áp dụng giống mới có giá trị kinh tế cao, thay đổi cơ cấu
mùa vụ nên tổng diện tích gieo trồng chỉ giảm ở mức độ thấp. Cơ cấu diện
tích cây trồng đã cho thấy xu hướng chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa
chuyên môn hoá cây trồng với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù
hợp với điều kiện đất đai và tập quán canh tác của địa phương. Đó là việc
chuyển đổi diện tích từ trồng lúa và trồng ngô sang gieo trồng các loại hoa
đào và các loại hoa ngắn ngày, quất cảnh có xu hướng tăng và đi vào thâm
canh chiều sâu. Diện tích gieo trồng các loại được tăng lên 307,9 ha (năm
2000) lên 347,4 ha (năm 2004).

×