Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.99 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế
H

uế

-----  -----

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TRẦN THỊ HỒI CHI

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Khóa học 2009 - 2013

ii


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế
H

uế

-----  -----

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ng

Đ
ại

họ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Tr

ườ

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ HOÀI CHI
Lớp: K43 KTTNMT
Niên khóa: 2009 – 2013

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN HỮU TUẤN

Huế, tháng 5 năm 2013

iii


uế


Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu của

tế
H

bản thân, Tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường.

Trước hết, Tôi xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong Trường Đại học Kinh tế Huế,
đặc biệt là các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế và Phát Triển đã truyền đạt những

h

kiến thức, những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở để Tôi hoàn thành khóa luận tốt

in

nghiệp này.

cK

Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn Tiến sĩ Trần
Hữu Tuấn. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết khóa
luận tốt nghiệp.

họ

Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh , Chị phòng Quản lý
Đô thị thị xã Hương Thủy, UBND phường Thủy Dương cùng toàn thể người dân


Đ
ại

trên địa bàn phường đã cung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi hoàn
thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình cùng

ng

tất cả bạn bè luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình Tôi

Tr

ườ

nghiên cứu đề tài.

Huế, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Hoài Chi

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.............................................. viii


uế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .........................................................................x

tế
H

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ....................................................................................x
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................xi
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1

h

1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

in

2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2

cK

3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .....................................................................2
3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê. ...................................................2
3.4. Phương pháp chuyên khảo .......................................................................................2

họ


4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ..................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3

Đ
ại

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................4
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn..........................................................................................4

ng

1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn .........................................................................4
1.1.3. Thành phần chất thải rắn .......................................................................................6

ườ

1.1.4 Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn......................................................8
1.1.4.1. Qúa trình thu gom chất thải rắn..........................................................................8

Tr

1.1.4.2. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn ..................................................9
1.1.5. Phân loại chất thải rắn .........................................................................................10
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn....................................12
1.1.7. Ảnh hưởng của rác thải đến chất lượng môi trường và sức khỏe của con người 13
1.1.7.1. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường...........................................................13
1.1.7.2. Ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe của con người......................................14


v


1.1.8. Các phương pháp xử lý chất thải rắn...................................................................15
1.1.8.1. Phương pháp ủ sinh học ...................................................................................15
1.1.8.2. Phương pháp đốt...............................................................................................15
1.1.8.3. Phương pháp chôn lấp ......................................................................................15

uế

1.1.8.4. Phương pháp xử lý ép kiện...............................................................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................18

tế
H

1.2.1. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới .........................................18
1.2.1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới.....................................18
1.2.1.2. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới..........................................20
1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam..........................................20

h

1.2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam ..................................................20

in

1.2.2.2. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ........................................21
1.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn ở thị xã Hương Thủy.........................................22


cK

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY.23
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................23

họ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Thủy Dương.....................................................................23
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................23

Đ
ại

2.1.1.2. Khí hậu. ............................................................................................................23
2.1.1.3. Thủy Văn ..........................................................................................................24
2.1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai................................................................................24
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................25

ng

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ..............................................................................25
2.1.2.2. Cơ sở kết cấu hạ tầng........................................................................................27

ườ

2.1.2.3. Tình hình văn hóa – xã hội ...............................................................................28
2.1.2.4. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................28


Tr

2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương.......29
2.2.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ..............................................29
2.2.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương29
2.2.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................30
2.2.2. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
phường Thủy Dương. ....................................................................................................32

vi


2.2.3. Các hình thức xử lý rác trên địa bàn phường Thủy Dương.................................34
2.3. Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương .........35
2.3.1. Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương ......35
2.3.2. Ý kiến đánh giá của người quản lý, công nhân thu gom và người dân phường

uế

Thủy Dương về hệ thống thu gom rác hiện nay ............................................................35
2.3.2.1. Thông tin chung về mẫu điều tra......................................................................35

tế
H

2.3.2.2. Đánh giá của nhà quản lý .................................................................................37
2.3.2.3. Đánh giá của công nhân thu gom .....................................................................38
2.3.2.4. Đánh giá của người dân....................................................................................38
2.3.3. Những thuận lợi và hạn chế trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn


h

phường Thủy Dương .....................................................................................................40

in

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY

cK

DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY...........................................................................42
3.1. Định hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt............................................................42
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa

họ

bàn phường Thủy Dương ..............................................................................................43
3.2.1. Phân loại rác tại nguồn ........................................................................................43

Đ
ại

3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải ......45
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân ................45
3.2.4. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong việc thu gom, quản lý rác thải ......46
3.2.5. Nguồn lực tài chính để thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt ...............................47

ng


3.2.6. Khen thưởng và xử phạt ......................................................................................47
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................48

ườ

1. Kết luận......................................................................................................................48
2. Kiến nghị ...................................................................................................................48

Tr

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

:

Ủy ban nhân dân

ISWM

:

Hiệp hội Quốc tế cân và đo lường

CTR

:


Chất thải rắn

RTSH

:

Rác thải sinh hoạt

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

RTRSH

:

Rác thải rắn sinh hoạt

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

VSV

:


Vi sinh vật

QLĐT

:

QL1A

:

cK

in

h

tế
H

uế

UBND

Quản lý Đô thị

Tr

ườ


ng

Đ
ại

họ

Quốc lộ 1A

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Nguồn gốc các loại chất thải ...........................................................................5
Bảng 1.2. Thành phần của chất thải rắn ..........................................................................6

uế

Bảng 1.3. Thành phần chất thải rắn đối với các nước có thu nhập khác nhau (đơn vị

tế
H

kg/ngày) ...........................................................................................................................7
Bảng 1.4. Hệ thống thu gom chất thải rắn.......................................................................9

Bảng 1.5. Phân loại theo công nghệ xử lý .....................................................................10
Bảng 1.6. Tình hình thu gom và xử lý chất thải ở một số nước trên thế giới ...............19


h

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất ...................................................................................25

in

Bảng 2.2. Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng phường Thủy Dương ...........................28

cK

Bảng 2.3. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương.........29
Bảng 2.4. Thành phần RTRSH tại phường Thủy Dương..............................................30
Bảng 2.5. Khối lượng rác thải trung bình mỗi ngày của các hộ gia đình được điều tra........31

họ

Bảng 2.6. Cơ sở vật chất phuc vụ công tác thu gom trên địa bàn .................................32
Bảng 2.7. Lịch làm việc của công nhân thu gom ..........................................................33
Bảng 2.8. Giới tính của người tham gia phỏng vấn.......................................................36

Đ
ại

Bảng 2.9. Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn.........................................................36

Tr

ườ

ng


Bảng 2.10. Thu nhập của người tham gia phỏng vấn....................................................37

ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

uế

Sơ đồ 1.1. Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện...................................17
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân phường Thủy Dương.............34

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế
H

Biểu đồ 2.2. Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom rác thải rắn sinh hoạt ....40

x


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng được
nâng cao, lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý thu

uế

gom chất thải rắn sinh hoạt chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môi

tế
H

trường nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Thủy Dương là một phường nằm liền kề với thành phố huế, có đường giao thông
thuận lợi, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Hương Thủy
nên các cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở các

h

huyện khác. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được thì vẫn còn tồn tại


in

nhiều hạn chế về vấn đề môi trường trong đó nổi trội là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt

cK

của người dân.

Vì vậy, để đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra trên địa bàn phường Thủy Dương tôi

họ

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy”

Đ
ại

làm khóa luận tốt nghiệp.

 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất

ng

thải rắn sinh hoạt.

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và nhận thức của người


ườ

dân trên địa bàn phường Thủy Dương.
- Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần

Tr

giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa bàn nghiên cứu.
 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Số liệu của phòng QLĐT thị xã Hương Thủy.
- Số liệu của UBND phường Thủy Dương.
- Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Thủy năm 2009.

xi


- Một số website.
- Nguồn dữ liệu thực tế điều tra từ tháng 2 – 3 năm 2013.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

uế

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê

tế
H


- Phương pháp chuyên khảo
 Kết quả nghiên cứu

- Nắm bắt được công tác quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trên địa

h

bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

in

- Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa bàn phường Thủy Dương.

xii



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Tên

1

Một số hình ảnh minh hoạ

2

Phiếu điều tra

Trang

uế

Phụ lục

64

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

66

xiii




Gal * 0,003785

m3

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

yd³ * 0,7646

uế

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

xiv


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xã hội

uế

phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích ngày càng gia tăng của con người,
song cũng dẫn tới vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng


tế
H

cao. Lượng rác thải ra trong sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của

con người ngày càng nhiều, và mức độ gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở nhiều
vùng khác nhau.

h

Thủy Dương là một phường nằm liền kề với thành phố huế, có đường giao thông

in

thuận lợi, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Hương Thủy

cK

nên các cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở các
huyện khác. Dân số tại phường ngày càng tăng lên dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của
người dân ngày càng tăng. Các chợ, quán ăn, các dịch vụ phục vụ người dân ngày càng

họ

phong phú và đa dạng nên lượng rác thải ngày một tăng lên. Tuy nhiên, ở đây chưa có
phương pháp xử lý triệt để các nguồn rác thải phát sinh. Công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức còn bộc

Đ
ại


lộ nhiều yếu kém như phương tiện thu gom rác còn thô sơ, lạc hậu, người dân vẫn
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nên tình
trạng xã rác bừa bãi xuống các kênh, mương, ao, hồ vẫn thường xuyên xảy ra làm môi

ng

trường bị ô nhiễm; gây mất cảnh quan đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
con người. Vì vậy, để đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần làm giảm

ườ

thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra trên địa bàn phường Thủy
Dương tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải

Tr

pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã
Hương Thủy” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt.

1


- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và nhận thức của
người dân trên địa bàn phường Thủy Dương.
- Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp

phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa bàn nghiên cứu.

uế

3. Phương pháp nghiên cứu

tế
H

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:

+ Số liệu từ phòng Quản lý Đô thị thị xã Hương Thủy, UBND phường Thủy Dương.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

cK

+ Giáo trình, tạp chí,website…

in

h

+ Các báo cáo liên quan.

Việc thu thập số liệu được tiến hành dựa trên cơ sở việc khảo sát thực tế, điều tra

họ


bảng hỏi. Cụ thể:

+ Phương pháp lấy mẫu: 34 hộ gia đình và 6 công nhân thu gom chọn ngẫu nhiên

Đ
ại

ở phường Thủy Dương

+ Hình thức điều tra: phỏng vần trực tiếp nhân viên thu gom rác và đại diện hộ gia đình.
3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê

ng

Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy tính dựa trên
các phần mềm ứng dụng Word, Excel…

ườ

3.4. Phương pháp chuyên khảo
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập ý kiến của các

Tr

chuyên gia, của các nhà quản lý, … để làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các giải
pháp mang tính thực tiễn, có tính khả thi và sức thuyết phục cao.

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu


 Phạm vi nội dung:

2


Đề tài này tập trung nghiên cứu về thực trạng thu gom,vận chuyển và xử lý rác
thải sinh hoạt. Đề tài này không đề cập đến các chất thải có tính độc hại.

 Phạm vi không gian:
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.

uế

 Phạm vi thời gian:

tế
H

- Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 4/2013
- Số liệu được thu thập từ năm 2009 – 2012.

 Đối tượng nghiên cứu:

h

Là các vấn đề liên quan đến hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường

in

Thủy Dương và hiện trạng công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại đây.


cK

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phần tài liệu tham khảo thì nội
dung đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương chính là:

họ

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Đ
ại

phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.

Chương III: Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất

Tr

ườ

ng

thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương.

3



PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận

uế

1.1.1. Khái niệm chất thải rắn

tế
H

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt

động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (giáo trình quản lý chất thải rắn).

h

Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bị

in

vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ

cK

phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường

ngày của con người.

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ các quá trình sinh hoạt của các hộ

họ

gia đình, các chợ, khu thương mại, cơ quan, trường học, công viên…
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Đ
ại

Các nguồn gốc chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Từ các khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách
rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn

ng

có một số chất thải nguy hại
- Từ các trung tâm thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan,

ườ

khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực

Tr

phẩm, giấy, catton,..)
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng: lượng rác thải tương tự như


đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn.
- Từ các hoạt động công nghiệp: Bao gồm quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói
sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

4


- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh
đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa,
phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản
phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

uế

- Từ các hoạt động xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường
xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép

tế
H

vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
- Từ các làng nghề…

Bảng 1.1. Nguồn gốc các loại chất thải
Nơi phát sinh

in

h


Nguồn phát sinh

Hộ gia đình, chung cư, biệt thự.

Khu thương mại

Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa

cK

Khu dân cư

chữa và dịch vụ.

Trường học, bệnh viện, văn phòng, công sở nhà nước.

họ

Cơ quan, công sở

Công trình xây dựng và Khu nhà xây dựng mới, sữa chữa nâng cấp mỏ rộng
đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.

Đ
ại

phá hủy

Khu công cộng


Đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm.

ườ

thị

ng

Nhà máy xử lý chất thải đô Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý

Tr

Công nghiệp

Nông nghiệp

chất thải công nghiệp khác.
Công nghiệp, xây dựng, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu,
hóa chất, nhiệt điện.
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại.

(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)

5


1.1.3. Thành phần chất thải rắn
Xác định thành phần của chất thải rắn có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn
phương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình thu gom.


Bảng 1.2. Thành phần của chất thải rắn
Rác thải hữu cơ

1

Giấy

2

Giấy catton, bìa cứng

3

Nhựa

4

Hàng dệt

5

Cao su

6

Da

7

Gỗ


8

Thực phẩm

9

Cành cây, cỏ, lá

Rác thải vô cơ

tế
H

STT

uế

Thành phần của chất thải rắn thể hiện cụ thể qua bảng sau đây

Thuỷ tinh
Vỏ hộp

h

Nhôm

in

Các kim loại khác


Đất cát, gạch ngói vỡ

Đ
ại

họ

cK

Tro, các chất bẩn

(Nguồn: ISWM)

Dựa vào bảng trên ta thấy, thành phần chất thải rắn tương đối phức tạp, và do rác

ng

thải hữu cơ và rác thải vô cơ có các đặc điểm và tính chất khác nhau nên tốc độ phân
hủy và thời gian phân hủy của các loại rác thải này cũng khác nhau. Điều này dẫn đến

ườ

việc thu gom và xử lý rác thải sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không những thế, thành phần
chất thải rắn phát sinh ra môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Tr

như: mùa và vùng, yếu tố xã hội, trình độ công nghệ và mức sống.
- Mùa và vùng: vào những mùa khác nhau thành phần rác thải có sự thay đổi nhất


định, mùa mưa độ ẩm cao, hay vào mùa thu lượng rác thải lá cây lớn... Ngoài ra, thành
phần chất thải rắn còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế và xã hội của từng vùng, vùng
đô thị khác vùng nông thôn, vùng sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp... Vùng sản

6


xuất nông nghiệp sẽ xả thải nhiều hơn rác thải hữu cơ, còn vùng sản xuất công nghiệp
sẽ xả thải nhiều hơn chất thải vô cơ ra môi trường.
- Yếu tố xã hội: yếu tố này là do thói quen trong việc sử dụng bao bì và sử dụng
nguồn thực phẩm. Hay ở các địa điểm như đình chùa thì thành phần chất thải cũng

uế

khác so với các địa điểm khác...

- Trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ càng cao lượng rác thải càng ít nhưng

tế
H

sẽ có nhiều thành phần hơn trong rác thải. Thực vậy, nếu công nghệ ngày phát triển thì

việc sản xuất sẽ sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, giảm nguyên liệu, giảm
lượng chất thải phát sinh ra ngoài môi trường.

h

- Mức sống: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến lượng chất thải rắn phát sinh và


in

thành phần của nó. Người có thu nhập cao thường có mức tiêu thụ lớn dẫn đến lượng
phát thải lớn, còn đối với nhóm người có mức sống thấp thì nguồn phát thải của họ

cK

cũng thấp hơn.

Bảng 1.3. Thành phần chất thải rắn đối với các nước có thu nhập khác nhau (đơn

họ

vị kg/ngày)

Thu nhập
trung bình

Thu nhập
cao

Thực phẩm

45 - 85

20 - 65

6 - 30


Giấy

1-10

8 - 30

20-45

Plastic

1-5

2-6

2-8

Hàng dệt

1-5

2-10

2-6

5

Cao su, da

1-5


1-4

0-2

6

Chất thải vườn

1-5

1-0

10-20

7

Thủy tinh

1-10

1-10

4-12

8

Đồ hộp, nhôm

1-5


1-5

0-1

9

Đất, cát

1-40

1-30

0-10

Thành phần

1

Đ
ại

Nước thu
nhập thấp

STT

2

ng


3

Tr

ườ

4

(Nguồn: ISWM)

7


So với các nước có thu nhập cao thì các nước có thu nhập thấp có thành phần rác
thải hữu cơ cao hơn, nhưng rác thải vô cơ lại có tỷ lệ thấp hơn.
1.1.4 Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn
1.1.4.1. Qúa trình thu gom chất thải rắn

uế

1.1.4.1.1. Thu gom chất thải rắn

tế
H

Quy hoạch thu gom chất thải rắn là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồn
nhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp xếp hiệu quả nhất. Các yếu tố cần xem xét
khi tiến hành quy hoạch thu gom chất thải rắn bao gồm:
- Chất thải rắn được tạo ra: số lượng, nguồn tạo thành


h

- Phương thức thu gom: thu gom riêng biệt hay kết hợp

cK

từng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo.

in

- Tần suất thu gom và năng suất thu gom: số công nhân, lập hộ trình thu gom theo

- Sử dụng hợp đồng thành phố hoặc các dịch vụ tư nhân

họ

- Thiết bị thu gom: kích cỡ, chủng loại , số lượng, sự thích ứng với các công việc khác
- Tiêu hủy: phương pháp , địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý.
- Mật độ dân số: kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng chất thải rắn tại

Đ
ại

mỗi điểm, những điểm dừng công cụ…
- Các đặc tính vật lý của khu vực: hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình,

ng

mô hình giao thông (giờ cao điểm, đường một chiều…)
- Khí hậu: mưa gió, nhiệt độ…


ườ

- Đối tượng và khu vực phục vụ: dân cư (các hộ cá thể), doanh nghiệp, nhà máy

Tr

- Các nguồn tài chính và nhân lực.
1.1.4.1.2. Các phương thức thu gom
- Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình : Trong hệ thống này các xe thu gom

chạy theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được định trước. Có nhiều cách
áp dụng khác nhau nhưng đặc điểm chung là mỗi gia đình cần phải có các thùng rác
riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm và địa
điểm đã được quy định.

8


- Thu gom ven đường: Chính quyền địa phương cung cấp những thủng rác đã
được tiêu chuẩn hóa cho hộ gia đình, thùng rác này được đặt trước các con hẻm, trước
cửa nhà của những hộ gia đình trên đường quốc lộ để công nhân vệ sinh thu gom lên
xe rác. Hệ thống thu gom này phải được thực hiện đều đặn vào một thời gian biểu

1.1.4.2. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn

uế

tương đối chính xác.


tế
H

Hệ thống thu gom phổ biến hiện nay được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận
hành gồm hệ thống xe thùng di động và hệ thống xe thùng cố định.

- Hệ thống xe thùng di động: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác

h

được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ

in

thống này phù hợp để vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn tạo ra nhiều chất thải rắn.

cK

- Hệ thống xe thùng cố định: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy
rác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rác
vào xe thu gom.

họ

Bảng 1.4. Hệ thống thu gom chất thải rắn
Xe

Kiểu thùng chứa

Dung tích (yd³)


- Sử dụng với bộ phận ép cố định

6 – 12

- Hở phía trên
- Sử dụng bộ phận ép cố định
- Thùng chứa được trang bị máy ép

12 – 50
15 – 40
20 – 40

Xe ép, bốc dỡ bằng máy

- Phía trên kín và bốc dỡ bên
cạnh

1–8

Xe ép, bốc dỡ bằng máy

- Thùng chứa đặc biệt để thu gom
rác sinh hoạt từ các nhà ở riêng rẽ.

0,23-0,45
(22-55gal)

Xe ép, bốc dỡ bằng máy


- Các thùng chứa nhỏ bằng dựa
dẻo hay kim loại mạ điện, các túi
nhựa hay giấy có sẵn

0,08-0,21
(22-55gal)

Xe nâng

Đ
ại

Hệ thống thùng chứa di động

ng

Xe sàn nghiêng

Tr

ườ

Hệ thống thùng chứa cố định

( Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw-Hill Inc,1993)

9


1.1.5. Phân loại chất thải rắn

Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại chất khác nhau của chất thải
được sinh ra. Khi thực hiện việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng
tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ

uế

môi trường. Chất thải rắn rất đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:

tế
H

 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý

Phân loại chất thải rắn theo loại này người ta chia làm: các chất cháy được, các
chất không cháy được, các chất hỗn hợp

Bảng 1.5. Phân loại theo công nghệ xử lý
Định nghĩa

- Các chất thải ra từ đồ ăn,
thực phẩm
- Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ gỗ, tre, rơm
- Các vật liệu và sản phẩm từ
chất dẻo

- Các rau, quả, thực
phẩm
- Đồ dùng bằng gỗ như
bàn ghế

- Phim cuộn, túi chất
dẻo, lọ chất dẻo, túi
nilon,…
- Các vật liệu và sản phẩm từ - Túi sách da, cặp da,
thuộc da và cao su
vỏ ruột xe,…

cK

- Cỏ. rơm, gỗ củi

Đ
ại

họ

- Chất dẻo

- Da và cao su

Ví dụ

in

h

Thành phần
1. Các chất cháy được
- Rác thải


2. Các chất không cháy được

ng

- Kim loại sắt

ườ

- Thủy tinh

Tr

- Đá và sành sử
3. Các chất hỗn hợp

- Các loại vật liệu và sản - Hàng rào, dao,…
phẩm được chế tạo từ sắt
- Các vật liệu và sản phẩm - Chai lọ, đồ dùng
được chế tạo từ thủy tinh
bằng thủy tinh, bóng
đèn,…
- Các vật liệu không cháy khác - Vỏ trai, ốc, gạch, đá,
ngoài kim loại và thủy tinh
gốm, sừ,…
- Tất cả các vật liệu khác Đất, cát,…
không phân loại ở phần 1 và
2 đều thuộc loại này

(Nguồn: Bảo vệ Môi trường trong Xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản
Khoa Học Kỹ thuật, 1999)


10


 Phân loại theo quan điểm thông thường
- Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình
lưu trữ, chế biến, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân hủy nhanh
trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Qúa trình phân hủy thường gây ra mùi hôi khó chịu.

uế

- Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và các chất không cháy được, sinh ra từ
các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại,… Các chất cháy được như giấy,

tế
H

cacbon, plastic, vải, cao su, da, gỗ… và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp
kim loại…

- Tro, xỉ: Vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, lá,… Ở các hộ gia

h

đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.

in

- Chất thải xây dựng: Đây là chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà


cK

cửa, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông…
- Chất thải đặc biệt: Liệt vào các loại rác này có rác thu gom từ việc quét đường,
rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải…

họ

- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: Chất thải này có từ hệ thống xử lý
nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này

Đ
ại

đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải thường là chất thải
rắn hoặc bùn (nước chiếm từ 25 – 95%).
- Chất thải nông nghiệp: Là các loại chất thải loại bỏ từ hoạt động nông nghiệp

ng

như: gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi. Hiện nay chất thải này chưa quản lý tốt ngay cả
ở các nước đang phát triển, vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu

ườ

gom

- chất thải nguy hiểm: Bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc

Tr


mang tính phóng xạ theo thời gian có ành hưởng đến đời sống con người, động vật,
thực vật. Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất
thải loại này thì việc thu gom, xử lý phải hết sức thận trọng.

11


1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn
- Sự phát triển kinh tế và nếp sống: Sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với
phát triển kinh tế của một cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có
giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế (nhất là trong thời gian khủng hoảng của thế kỷ

uế

17). Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc biệt là túi nilon) đã tăng lên trong ba thập kỷ qua
và tương ứng là tỷ trọng khối lượng (khi thu gom) của chất thải cũng giảm đi.

tế
H

- Mật độ dân số: Khi mật độ dân số tăng lên, nhà chức trách sẽ bỏ nhiều rác thải

hơn, nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sản sinh ra nhiều
rác thải hơn mà là dân số ở cộng đồng có mật độ thấp có các phương pháp khác chẳng

h

hạn như làm phân comport trong vườn hay đốt rác sau vườn.


in

- Sự thay đổi theo mùa: Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ

được ghi nhận.

cK

đỉnh điểm) và cuối năm tài chính (tiêu thụ thấp) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã

- Tần số và phương pháp thu gom: Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thải

họ

trong và quanh nhà, các gia đình sẽ tìm cách khác để thải rác. Người ta phát hiện rằng
nếu tần số thu gom rác thải giảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang các

Đ
ại

thùng di động 240 lít lượng rác thải đã tăng lên đặc biệt là rác thải vườn. Do đó vấn đề
rất quan trọng trong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thu
gom mà còn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra khu chôn lấp, vì rác thải
vườn đã từng được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác

ng

như: ý thức cộng đồng, dư luận…Theo dự án môi trường cộng đồng Việt Nam Canada
(Viet Nam Canada Environment Project) thì tốc độ phát sinh rác đô thị ở Việt Nam


ườ

như sau:

Tr

+ Rác thải khu dân cư: 0,3 - 0,6 Kg/người/ngày
+ Rác thải thương mại: 0,1 - 0,2 Kg/người/ngày
+ Rác thải quét đường: 0,05 - 0,2 Kg/người/ngày

Tính trung bình ở Việt Nam: 0,5 - 0,6 Kg/người/ngày

12


×