Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu vụ đông xuân trên địa bàn xã tam vinh, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.64 KB, 67 trang )

tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

cK

in

h

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY DƯA HẤU
VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TAM VINH,

NGUYỄN THỊ LAN ANH

Tr

ườ

ng


Đ
ại

HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

Khóa học: 2009 – 2013

i


tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

cK

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY DƯA HẤU
VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TAM VINH,

Tr

ườ

ng

Đ
ại

HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Lan Anh
Lớp: K43 KTTNMT
Niên khóa: 2009 – 2013

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Tôn Nữ Hải Âu

Huế, tháng 5 năm 2013

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học kinh tế Huế và thời gian
thực tập tốt nghiệp tại phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Ninh,


uế

tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu vụ Đông Xuân trên

tế
H

địa bàn xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”.

Để đạt được kết quả này tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại
học kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt 4 năm qua.

h

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Th.S Tôn Nữ Hải Âu đã dành nhiều thời gian,

cK

nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận này.

in

tình cảm hướng dẫn tận tình chu đáo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Ninh, UBND xã Tam Vinh và các cô chú

họ


cán bộ xã, thôn cùng bà con nông dân trong suốt quá trình tôi thực tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình,

Huế, tháng 05/2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lan Anh

Tr

ườ

ng

Đ
ại

bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. iii

MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................. viiii

uế


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ viiiii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... ixx

tế
H

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ......................................................................................x
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ..................................................................................................... xii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

h

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1

in

2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2

cK

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
5. phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU .............................................4

họ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................4

1. Cơ sở lý luận................................................................................................................4

Đ
ại

1.1 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ................................................4
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế .................................................................................4

ng

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế..............................................................................4
1.1.1.3 Ý nghĩa ................................................................................................................5

ườ

1.1.2 Các chỉ tiêu sử dụng ...............................................................................................5
1.2 Đặc điểm và giá trị của cây dưa hấu .........................................................................6

Tr

1.2.1 Đặc điểm sinh học ..................................................................................................6
1.2.2 Giá trị của cây dưa hấu...........................................................................................7
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất dưa hấu .................................................................8
1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ......................................................................8
1.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội ...........................................................................10
2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................................12

iv



2.1 Tình hình sản xuất dưa tại tỉnh Quảng Nam ...........................................................12
2.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Phú Ninh ..................................................................13
3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................................14
3.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................14

uế

3.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................................14
3.1.2 Địa hình ................................................................................................................15

tế
H

3.1.3 Khí hậu .................................................................................................................15
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ..........................................................................................15
3.2.1 Tình hình kinh tế ..................................................................................................15
3.2.1.1 Sản xuất nông nghiệp ........................................................................................16

in

h

3.2.1.2 Sản xuất TTCN..................................................................................................17
3.2.1.3 Thương mại – Dịch vụ ......................................................................................17

cK

3.2.2 Tình hình dân số và lao động ...............................................................................17
3.2.3 Tình hình sử dụng đất...........................................................................................18

3.2.4 Cơ sở hạ tầng........................................................................................................19

họ

4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .....................................................................20
4.1 Thuận lợi .................................................................................................................20

Đ
ại

4.2 Khó khăn .................................................................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY DƯA HẤU TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ TAM VINH, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM .........................22

ng

2.1 Tình hình sản xuất dưa hấu của toàn xã ..................................................................22
2.1.1 Diện tích gieo trồng 1 số cây hàng năm ...............................................................22

ườ

2.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu của xã năm 2010 – 2012 ..........................................23
2.2 Đặc điểm chung của các hộ điều tra........................................................................25

Tr

2.2.1 tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra ...............................................25
2.2.2 Tình hình trang thiết bị vật chất của các hộ điều tra ............................................26
2.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa hấu vụ Đông Xuân năm 2012 tại địa


bàn xã Tam Vinh ...........................................................................................................29
2.3.1 Chi phí sản xuất vụ Đông Xuân ...........................................................................29
2.3.2 Kết quả sản xuất dưa hấu vụ xuân của các hộ điều tra.........................................34

v


2.3.3 Hiệu quả sản xuất vụ xuân ...................................................................................36
2.3.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu.................37
2.3.4.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai .........................................................................37
2.3.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian.....................................................................39

uế

2.4 Tình hình tiêu thụ dưa của các hộ điều tra ..............................................................40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................43

tế
H

3.1 Phân tích SWOT......................................................................................................43
3.2 Định hướng chung...................................................................................................45
3.3 Một số giải pháp phát triển dưa hấu ở địa phương..................................................45
3.3.1 Giải pháp về thị trường.........................................................................................45

in

h

3.3.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...................................................................................46

3.3.3 Giải pháp về đất đai..............................................................................................47

cK

3.3.4 Giải pháp về khuyến nông và khoa học công nghệ..............................................48
3.3.5 Giải pháp đối với các hộ dân................................................................................48
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................50

họ

1. Kết luận .....................................................................................................................50
2. Kiến nghị ...................................................................................................................50

Đ
ại

2.1 Đối với Nhà nước ....................................................................................................51
2.2 Đối với địa phương..................................................................................................51
2.3 Đối với hộ sản xuất .................................................................................................51

Tr

ườ

ng

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................52

vi



Giá trị sản xuất

Q

Kết quả thu được

P

Giá bán

TC

Tổng chi phí sản xuất

IC

Chi phí trung gian

VA

Giá trị gia tăng

LN

Lợi nhuận

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TM – DV

Thương mại dịch vụ

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

DTCT

Diện tích canh tác

BQC

h

in

Đơn vị tính

Bình quân chung
Số lượng



Đ
ại

QM


họ

SL

cK

ĐVT

tế
H

GO

uế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Lao động
Quy mô
Khoa học công nghệ

GAP

Sản xuất theo hướng nông nghiệp tốt

UBND

Ủy ban nhân dân


Tr

ườ

ng

KHCN

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên

Trang

Tình hình sản xuất dưa ở huyện Phú Ninh qua 2 năm

13

2

Cơ cấu kinh tế của xã năm 2012

15

3


Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã năm 2012

4

Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012

5

Tình hình sử dụng đất đai của xã Tam Vinh năm 2012

18

6

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ngắn ngày

22

17

Tình hình về nhân khẩu, lao động và diện tích canh tác
của các hộ điều tra

24

25

Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ


27

10

Chi phí sản xuất bình quân sào của các hộ điều tra

30

Đông Xuân năm 2012
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu
Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả
sản xuất dưa hấu

ng

13

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu vụ

Đ
ại

12

họ

9

11


ườ

14

15

Tr

16

tế
H

h

2011-2012

in

8

Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Tam Vinh giai đoạn

cK

7

uế

1


Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu
quả sản xuất dưa hấu
phân tích SWOT đối với các nông hộ sản xuất dưa hấu
tại xã Tam Vinh

34
36
38

39

43

viii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Phú Ninh tỉnh Quảng Nam trong vụ Đông Xuân năm 2012.

uế

- Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Tam Vinh huyện

tế
H


- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc
trồng dưa hấu tại địa bàn xã Tam Vinh.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Số liệu của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Ninh.

h

- Số liệu của UBND xã Tam Vinh.

in

- Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tam Vinh giai đoạn 2010 – 2020.

cK

- Một số website.

- Nguồn dữ liệu thực tế điều tra từ tháng 2 – 3 năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu

họ

- Phương pháp điều tra chọn mẫu
+ Mẫu điều tra gồm 40 hộ

Đ
ại

+ Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên không lặp, các hộ điều tra thuộc 2 thôn tiêu

biểu của xã là thôn Tú Bình và thôn Vĩnh Quý
- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu

ng

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: tham khảo ý kiến của các cán bộ huyện,
xã, trưởng thôn và các nông hộ

ườ

Kết quả đạt được
- Tìm hiểu lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Tr

- Nắm được kết quả và hiệu quả sản xuất dưa trên địa bàn xã Tam Vinh huyện

Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc phát triển

mô hình trồng dưa tại địa phương
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng dưa
hấu tại địa bàn xã Tam Vinh.

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục


Trang

Phiếu điều tra hộ sản xuất dưa hấu

53

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

1


Tên

x


500 m2

1 ha

10000 m2

1 tạ

100 kg

1 tấn

1000 kg

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế
H

1 sào

uế

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

xi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sự phát triển của nền kinh tế đất nước luôn

uế

gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn và việc thúc đẩy phát triển ngành
này luôn là ưu tiên cao nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

tế
H


Trong những năm gần đây thì nông nghiệp có những bước chuyển tích cực, nhiều mô

hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đã góp phần đưa nền sản xuất
nông nghiệp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Hiện nay, trong các mô hình thì
mô hình trồng dưa cũng đã được người dân ở một số địa phương áp dụng và đã đạt

h

được một số kết quả khả quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.

in

Dưa hấu là loại trái cây không chỉ cung cấp giá trị dinh dưỡng cao cho con người mà

cK

còn có giá trị khác cho các ngành công nghiệp như là nguyên liệu đầu vào, ... hiện nay
nó là loại trái đang được ưa chuộng trên thị trường vào mùa hè ở trong và ngoài nước,
có giá trị xuất khẩu và ngày càng được mở rộng, phát triển. Do đó cần tiếp tục làm rõ

họ

các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất dưa hấu để có
các phương hướng và giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển hơn nữa mô hình sản

Đ
ại

xuất này, tạo cơ hội cho người sản xuất dưa hấu phát triển kinh tế từ mô hình này.

Tam Vinh là một xã thuộc huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, hầu hết người dân
ở xã đều làm nông nghiệp và đời sống còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây,
mô hình trồng dưa đã được người dân biết đến và được áp dụng ngày càng nhiều. Qua

ng

thời gian cây dưa hấu cho thấy là loại cây thích nghi tốt và góp phần làm tăng thu nhập

ườ

và cải thiện đời sống nhân dân ở đây. Tuy nhiên việc trồng dưa tại địa phương là tự
phát nên bên cạnh việc tăng thêm thu nhập cho người nông dân còn có nhiều vấn đề

Tr

được đặt ra như: điều kiện sản xuất chưa được thuận lợi, chưa áp dụng tốt tiến bộ khoa
học kĩ thuật, việc phát triển mô hình trồng cây dưa hấu chưa được chú trọng đúng mức
để phát triển mô hình này. Chính vì lẽ đó, việc phát triển sản xuất cây dưa hấu của các
hộ tại địa phương cần có sự quan tâm nghiên cứu, phân tích tính hiệu quả kinh tế từ
các cấp, ngành để có các chủ trương hợp lý cho việc định hướng phát triển trồng dưa

1


hấu tại địa phương, có các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sản xuất
dưa đạt hiệu quả.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa
hấu vụ Đông Xuân trên địa bàn xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng

uế


Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài

tế
H

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất dưa hấu vụ Đông Xuân trên địa bàn
xã Tam Vinh

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa trên địa bàn xã

4. Phương pháp nghiên cứu

+ Chọn địa điểm điều tra:

cK

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:

in

Các hộ nông dân trồng dưa tại xã Tam Vinh

h

3. Đối tượng nghiên cứu

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu tôi lựa chọn địa điểm điều tra


họ

ở hai thôn là Tú Bình và Vĩnh Quý thuộc xã Tam Vinh, Phú Ninh, Quảng Nam. Đây là
hai thôn có diện tích trồng dưa lớn của xã.

Đ
ại

+ Chọn mẫu điều tra:

Tổng số mẫu điều tra là 40 mẫu tương ứng với 40 hộ tại hai thôn trên của xã và
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại.

ng

+ Thu thập số liệu:

Số liệu sơ cấp: thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế sẵn

ườ

phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp: thu thập thông qua các nguồn tài liệu như: đề án xây dựng nông

Tr

thôn mới của xã, bảng tổng hợp diện tích, sản lượng, năng suất dưa hấu của huyện,
thông tin từ các nguồn sách báo, giáo trình, internet, ...
- Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế:
Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy tính dựa trên các

phần mềm ứng dụng Word, Excel… rồi phân tích theo các chỉ tiêu đặt ra, từ đó đánh
giá hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu tại địa phương.

2


- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
Tham khảo ý kiến của các cán bộ xã, trưởng thôn và ý kiến của các nông hộ
nhằm có cách nhìn khách quan hơn để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
5. phạm vi nghiên cứu:

uế

+ Không gian: nghiên cứu được thực hiện đối với các nông hộ trồng dưa hấu ở xã

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in


h

+ Thời gian: sử dụng số liệu từ năm 2011 – 2012.

tế
H

Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế

tế
H

1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

uế

1.1 Hiệu quả kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của cả toàn xã
hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp


h

đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Xuất phát

in

từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về

cK

hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khi bàn về nội dung hiệu quả kinh tế thì các nhà kinh tế
đều cho rằng cần phải phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả, đó là: hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế.

họ

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công

Đ
ại

nghệ áp dụng.

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm tính trên một đồng phí thêm về

ng

đầu vào hay nguồn lực.


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ

ườ

thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và giá trị đều được
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Chỉ khi nào việc sử

Tr

dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả
kinh tế.
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra các quan điểm
khác nhau nhưng đều thống nhất bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi
nhuận thì phải bỏ ra một khoảng chi phí nhất định như lao động, vốn, vật lực,…

4


Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với
chi phí bỏ ra thì đạt hiệu quả kinh tế, sự chênh lệch càng cao thì hiệu quả kinh tế càng
lớn và ngược lại.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm

uế

lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có mối
quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là


tế
H

quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian lao động. Yêu cầu của việc nâng cao

hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa trong điều kiện chi phí nhất định và ngược lại là
đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói

in

h

tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được
xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao

cK

động xã hội bỏ ra.
1.1.1.3 Ý nghĩa

Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng,

họ

phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Tăng hiệu quả kinh tế trong
nền sản xuất xã hội là một trong yêu cầu khách quan của tất cả hình thái kinh tế xã hội.

Đ
ại


Nó càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định, khi khả năng phát triển
kinh tế theo chiều rộng như tăng lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn bị hạn chế…
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất

ng

xã hội là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép dành ưu thế trong
quan hệ kinh tế.

ườ

1.1.2 Các chỉ tiêu sử dụng
Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất:

Tr

+ Diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình quân/ hộ
+ Mức độ đầu tư vốn cố định, vốn lưu động cho sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất:
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động

xã hội tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

5


GO = P*Q
Trong đó:
GO: giá trị sản xuất/ sào


P: Giá bán/ kg dưa hấu.

uế

Q: sản lượng dưa hấu.

+ Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ hao phí về vật chất, dịch vụ và lao động

tế
H

đã đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Gồm:

 Chi phí trung gian (IC): gồm chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng để sản
xuất ra sản phẩm. Chi phí trung giam bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo

h

vệ thực vật, ni lông, chi phí cho việc cày bừa và các chi phí thuê và mua ngoài khác.

in

 Chi phí tự có: các chi phí bỏ ra mà gia đình sẵn có như: phân chuồng, công lao
động của gia đình,…

cK

 Khấu hao tài sản cố định (nếu có): là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian


họ

sử dụng của tài sản cố định.

+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ đi chi phí trung

Đ
ại

gian.

VA = GO –IC

+ Lợi nhuận = tổng giá trị sản xuất (GO) – tổng chi phí sản xuất (TC)
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu:

ng

+ Hiệu suất GO/ IC: cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu

đồng doanh thu.

ườ

+ Hiệu suất VA/ IC: cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho bao nhiêu đồng giá

Tr

trị gia tăng.

+ Hiệu suất LN/ TC: cứ một đồng chi phí đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2 Đặc điểm và giá trị của cây dưa hấu
1.2.1 Đặc điểm sinh học
Rễ: Cây dưa hấu có bộ rễ tương đối phát triển, rễ chính có thể ăn sâu từ 50 –
120cm, rễ phụ ăn lan rộng trên lớp đất mặt cách gốc 60 – 80cm. Nhờ bộ rễ phát triển

6


mạnh nên cây dưa hấu chịu hạn tốt, rễ không có khả năng phục hồi do đó khi chăm sóc
tránh làm đứt rễ.
Thân cây dưa hấu: Dưa hấu thuộc cây hằng niên, thân thảo, mềm, có gốc cạnh,
dạng bò, dài từ 2 – 6m. Trên thân có nhiều lông tơ màu trắng. Thân có nhiều mắc, mỗi

như thân chính, chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn.

uế

mắc có 1 lá, 1 chồi nách và vòi bám. Chồi nách có khả năng phát triển thành nhánh

tế
H

Lá dưa hấu: Có hai dạng lá là lá mầm và lá thật. Lá mầm là lá ra đầu tiên, tồn tại

trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nuôi cây trong giai đoạn đầu, lá có hình oval
hay hình trứng. Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của cây ở
giai đoạn đầu. Lá mầm to dầy, phát triển cân đối hứa hẹn cây sinh trưởng mạnh, lá

in


h

mầm nhỏ, mỏng, mọc không cân đối cây sẽ sinh trưởng yếu. Lá thật là lá đơn, mọc sen
có chia thùy nhiều hay ít, sâu hay cạn tùy theo giống, lá đầu tiên có sẻ thùy cạn.

cK

Hoa dưa hấu: Là hoa đơn tính cùng cây, màu vàng có 5 cánh dính, 5 lá đài, hoa
mọc đơn từ nách lá. Hoa cái có bầu noãn hạ, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy có sẻ 3 thùy.
Hoa đực có 3 – 5 tiểu nhị, chỉ nhị ngắn. Hoa dưa hấu thụ phấn nhờ côn trùng. Trên cây

nở trước hoa cái.

họ

dưa hấu hoa đực nhiều hơn hoa cái cứ 6 – 7 hoa đực thì có 1 hoa cái, hoa đực thường

Đ
ại

Trái dưa hấu: Có nhiều hình dạng từ hình cầu, hình trứng đến hình bầu dục, lúc
còn nhỏ có nhiều lông tơ sau lớn lên lông tơ mất dần đến khi trái chín không còn lông
tơ. Khi trái chín vỏ trái cứng, trên vỏ trái có đóng phấn trắng, các đường gân trên vỏ

ng

nổi rõ, vỏ láng. Vỏ trái có nhiều màu từ xanh đậm đến đen sang xanh nhạt, vàng, có
sọc hoặc có hoa vân. Ruột có nhiều màu như màu đỏ, hồng, vàng nhạt, vàng nghệ.


ườ

Hạt dưa hấu: Có nhiều màu như màu đen, nâu, xám, đỏ nâu. Trên vỏ hạt đôi khi

có chấm đen hoặc có vân. Trong trái dưa chứa 200 – 900 hạt.

Tr

1.2.2 Giá trị của cây dưa hấu
Về dinh dưỡng: Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe con

người. Trong trái dưa hấu chứa 90% nước, Protein, Lipit, Carbonhydrat, Caroten,
đường, các chất khoáng như Calcium, Phospho, sắt, các vitamin như Thiamin (B1),
Riboflavin (B2), Niaxin (B3), Acide ascorbic (C), …. .

7


Về mặt y học: Trong trái dưa chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chất Lycopen trong trái dưa là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các bệnh vể tim
mạch, giảm khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Chất Citrulline trong trái dưa vào cơ
thể người chuyển hóa thành Arginine là acide amin có lợi cho tim mạch, tuần hoàn và

uế

miển dịch. Chất Arginine còn làm tăng hoạt tính Nitrit oxit giúp thư giãn mạch máu
mà không có tác dụng phụ nào, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong

tế
H


trái dưa hấu còn chứa nhiều kali và enzim super oxide dismutase có khả năng chống
oxy hóa, giúp tế bào cơ thể phát triển tốt hơn và con người ít bị tress hơn.

Mới dây, một phát hiện mới của GS Bhimu Patil thuộc Viện Nghiên cứu rau, quả

in

giống như tác dụng của Viagra dùng cho nam giới.

h

Texas, Hoa Kỳ, chất Arginine làm tăng hoạt tính Nitrit oxit làm thư giãn mạch máu

Theo Đông y: Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn có công dụng gỉải khát, giải say nắng,

cK

có công năng thanh nhiệt tá hỏa, giải say rượu, lợi tiểu, cầm lị ra máu, dưa hấu tươi
nghiền nát thoa nhiều lần trong ngày trị vết nẻ môi và những nốt mẩn đỏ ở da, đắp

bị rộp trong mùa hè, … .

họ

những lát mỏng dưa hấu lên mặt để trong nhiều giờ da dẻ mịn màng căn mọng không

Đối với sản xuất công nghiệp, dưa hấu không chỉ có tác dụng như thức ăn bổ dưỡng

Đ

ại

mà là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Một số ngành công nghiệp sử dụng
nguyên liệu là dưa hấu như: công nghiệp chế biến nước giải khát, rượu, ngành công nghiệp
sản xuất hạt dưa. Hiện nay người ta còn sử dụng dưa hấu để sản xuất hương liệu, cồn, …

ng

Đối với sản xuất nông nghiệp: trồng dưa hấu có ý nghĩa quan trọng trong việc cải
tạo đất, tạo sự cân bằng sinh thái nông nghiệp, nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Nếu

ườ

trồng dưa đúng kỹ thuật sẽ tồn đọng một lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho vụ sản
xuất sau. Sản xuất dưa hấu tận dụng được đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tạo công

Tr

ăn việc làm cho khu vực nông thôn và giảm thời gian nông nhàn.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất dưa hấu
1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Ánh sáng
Đối với các loại cây trồng thì ánh sáng là nhu cầu cần thiết không thể thiếu được,
đặc biệt là đối với dưa hấu vì đây là loại trái cây nhiệt đới nên điều này là không thể

8


thiếu, nhu cầu ánh sáng của dưa hấu rất cao, và tùy vào các thời kỳ mà cường độ cũng
như thời gian chiếu sáng của nó khác nhau.

- Nhiệt độ
Cũng như ánh sáng thì cây dưa hấu cũng chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ thích

uế

hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20 – 30oC, tối thích 25 – 30oC, nhiệt độ thấp
dưới 18oC cây sinh trưởng kém.

tế
H

Hạt dưa hấu nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 28 – 30oC, nhiệt độ thấp dưới 18oC hạt khó
nẩy mầm.

Thời kỳ cây con, nhiệt độ ban ngày thích hợp để cây phát triển từ 28 – 30oC,
nhiệt độ ban đêm là 20oC.

khô quá ảnh hưởng đến sự thụ phấn.

in

h

Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp là 25oC, ở giai đoạn này thời tiết nóng quá hay

cK

Thời kỳ cây cho trái, phát triển trái và chín, nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30oC.

năng suất trái.

- Độ ẩm

họ

Nhiệt độ thấp trái phát triển chậm, vỏ dầy, ruột có màu lợt làm giảm phẩm chất và

Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo thuận lợi cho cây

Đ
ại

phát triển tốt. Giai đoạn cây ra trái và phát triển trái cây cần nhiều nước do đó cần
cung cấp đủ nước ở giai đoạn này nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của
trái. Khi trái gần chín cần giảm nước để trái tích lũy nhiều đường làm tăng phẩm chất

ng

trái và độ ngọt của trái. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày. Lưu ý cần
cung cấp nước đều đặng nhất là giai đoạn cây mang trái không nên để đất quá khô khi

ườ

tưới ướt trở lại hoặc trời có mưa trái và thân dễ bị nứt.
Nếu nhiều nuớc trong đất cây ra nhiều rễ bất định trên thân làm cho cây hút

Tr

nhiều nước và dinh dưỡng nên cây phát triển mạnh về thân, lá ảnh hưởng đến ra hoa,
đậu trái. Thân lá phát triển mạnh gặp ẩm độ không khí cao, lá và trái dễ bị nhiễm bệnh
thán thư, thân dễ bị bệnh nứt thân, chảy mũ.

Dưa hấu là cây không chịu úng do đó khi bị ngập rễ bị thúi, làm lá vàng dẩn đến
chết cây.

9


- Đất đai
Dưa hấu ít kén đất từ đất thịt nhẹ đến đất sét nặng đều trồng dưa được. Nhưng đất
trồng dưa hấu thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, đất cát pha có tầng canh tác dầy, hoặc
đất phù sa ven sông, đất thoát nước tốt, pH thích hợp cho cây dưa hấu phát triển 6 – 7.

uế

- Chế độ gió
Cần chú ý đến hướng gió khi trồng dưa hấu, tùy theo mùa mà bố trí cây dưa bò

tế
H

xuôi theo chiều gió, không nên bố trí hướng cây bò thẳng gốc với chiều gió (ngược
chiều gió), vì gió mạnh dễ làm lật dây, gẫy ngọn, làm rụng hoa, trái non.
1.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội
- Thị trường và giá cả tiêu thụ

in

h

Việc sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế nhiều thành phần luôn chịu sự chi phối
của quy luật kinh tế thị trường như: quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh, quy luật cung


cK

– cầu, … Và thị trường là cơ sở để các chủ thể kinh doanh tự lựa chọn phương án sao
cho có lợi nhất cho các hoạt động kinh tế sản xuất kinh doanh của mình.
Cũng như các loại nông sản khác thì việc sản xuất dưa hấu mục đích chính là để

họ

thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như là để trao đổi, mua bán trên thị trường chứ
không phải sản xuất để thỏa mãn nhu cầu tiêu dung của gia đình, cho nên việc sản xuất

Đ
ại

dưa hấu luôn gắn liền với thị trường và giá cả. Việc biến động của thị trường và biến
động của giá cả tiêu thụ luôn ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm quy mô sản xuất. Tại
Việt Nam thì cơ chế thị trường chưa được phát triển hoàn chỉnh, các ngành công

ng

nghiệp chế biến chưa phát triển nhiều, điều này đã làm cho lợi ích của các bên tham
gia chưa được gắn kết đồng nhất. Một sự thay đổi nhỏ trong giá cả tiêu thụ sẽ gây ra

ườ

một sự thay đổi lớn trong thu nhập của người dân, đòi hỏi cần phải có các giải pháp tốt
để nhằm hạn chế những rủi ro và thiệt hại cho người dân.

Tr


- Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất dưa hấu ở hai mặt,

vừa là lực lượng trực tiếp sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ nông sản sản xuất ra.
Muốn mang lại hiệu quả sản xuất cao thì nông dân phải nắm vững các quy luật sinh
trưởng của cây dưa hấu, phải bỏ công chăm sóc vì cây dưa hấu đòi hỏi phải bỏ công
chăm sóc nhiều. Ngoài ra thì kinh nghiệm sản xuất của người sản xuất cũng tác động

10


không nhỏ đến kết quả của hoạt động sản xuất, người lao động có trình độ cao và kinh
nghiệm sản xuất sẽ dễ dang tiếp thu các áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và
có khả năng đối phó tốt với các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy cần phải tăng cường công
tác khuyến nông để giúp người dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng các

uế

tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
- Chính sách của chính phủ

tế
H

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì Nhà nước cũng đóng vị trí,

vai trò ngày càng lớn trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Trong những năm gần
đây thì các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã có tác động rất lớn
đến sự phát triển của nền nông nghiệp trong nước, kích thích hình thành những


in

h

vùng chuyên canh tập trung với quy mô lớn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu
nhập của người dân. Trong đó có một số chính sách quan trọng tác động đến việc

cK

sản xuất dưa hấu, cụ thể:
- Chính sách thuế:

Hiện nay, thuế là nguồn thu ngân sách lớn của nhà nước. Tuy nhiên, đối với các

họ

đơn vị sản xuất kinh doanh thì đây là một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của họ.
Hiện nay, nhà nước đã bãi bỏ thuế nông nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc làm

Đ
ại

giảm gánh nặng cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân giảm chi phí, tái tích lũy để
mở rộng sản xuất, kích thích họ đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, sản xuất trên
cả những diện tích đất có độ phì nhiêu thấp, giảm bớt đất đai hoang hóa.

ng

Chính sách khuyến nông:


Đây là chính sách rất quan trọng mà không một ngành nông nghiệp của một quốc

ườ

gia nào thiếu cả, chính sách khuyến nông có vai trò trong việc làm cầu nối trung gian
giữa nhà nước; nhà khoa hoc; nhà doanh nghiệp với người nông dân. Nhận thấy được

Tr

vai trò quan trọng như trên, trong những năm gần đây, nhà nước ta đã rất chú tâm đến
công tác khuyên nông, và xem đây là hoạt động có mục đích thúc đẩy; hỗ trợ sản xuất
cho nông dân về mọi mặt.
Chính sách ruộng đất:
Nếu như trước năm 1986 ruộng đất thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã và hợp tác
xã tiến hành khoán sản phẩm tới từng hộ gia đình, nhóm người lao động (chỉ thị khoán

11


100 ngày 13/1/1981 của ban bí thư Trung ương Đảng), tuy nhiên đến bây giờ nó không
còn phù hợp nữa. Vì vậy để đáp ứng với tình hình đổi mới của sản xuất nông nghiệp
nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành ban hành và sửa đổi chính sách ruộng
đất, chỉ thị 100-CT/TW của Ban bí thư Trung ương về việc giao đất cho người nông

uế

dân, hay luật đất đai năm 1999, Luật đất đai năm 2005 đã công nhận quyền sử dụng
đất lâu dài của người dân, đất đai có thể cầm cố, thế chấp, … , tạo sự gắn bó giữa đồng


tế
H

ruộng và người nông dân. Chính sách ruộng đất ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó

giúp cho người nông dân có ruộng đất để sản xuất và góp phần vào sự ổn định của sản
xuất xã hội, tăng năng suất lao động, giảm đói nghèo.
Chính sách thị trường:

in

h

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nền kinh tế nông nghiệp nông thôn
nước ta gặp nhiều khó khăn trở ngại hơn hẳn ở đô thị trong việc tiếp cận các loại thị

cK

trường khác nhau. Vì vậy Nhà nước đã đưa ra các chính sách về thị trường nhằm giúp
đỡ cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn đi vào hoạt động kinh tế theo định hướng thị
trường mà không chịu nhiều thua thiệt. Trong chính sách thị trường thì thông tin thị

họ

trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sản xuất đối với người dân, việc biết được
các thông tin như về giá cả thu hoạch, địa điểm thu mua hay các thông tin về năng

Đ
ại


suất, sản lượng, … giúp người dân có cơ sở để đưa ra các kế hoạch sản xuất hợp lý, và
cũng như tránh tình trạng bị ép giá, … Ngoài ra, chính sách phát triển một số ngành
công nghiệp chế biến cũng góp phần nâng cao giá trị của việc tiêu thụ nông sản, là

ng

mắc xích quan trọng góp phần làm cho việc sản xuất các loại cây trồng phát triển.
2. Cơ sở thực tiễn

ườ

2.1 Tình hình sản xuất dưa tại tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời. Trong thời kì

Tr

đất nước đổi mới, Quảng Nam một mặt phát triển nền kinh tế công nghiệp, nhưng một
mặt nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà vẫn được duy trì và phát triển trên nền công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trước đây, hầu hết các huyện trong
tỉnh chỉ chú trọng các loại cây lương thực và hoa màu có năng suất thấp như lúa, sắn,
lạc, mía, bông vải… Các sản phẩm nông nghiệp này chủ yếu được tiêu thụ trong hộ
gia đình đình và tiêu thụ trong tỉnh nhà. Trong vài năm trở lại đây, tỉnh nhà có áp dụng

12


trồng dưa hấu mô hình mới. Mô hình trồng dưa bắt đầu được áp dụng trong khoảng
hơn 10 năm trở lại đây và đã lan rộng ra các huyện trong tỉnh. Nhìn chung, mô hình
trồng dưa hấu ở Quảng Nam mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân nên được
nhiều hộ gia đình hưởng ứng áp dụng. Sản phẩm dưa hấu ở Quảng Nam được đánh giá


uế

có chất lượng và được xuất khẩu sang các nước lớn trên thế giới như Trung Quốc,….
Dựa trên những thuận lợi vốn có của tỉnh như thủy lợi, giao thông vận tải và đặc biệt

tế
H

là thời tiết của tỉnh nhà, cây dưa hấu ngày càng được đầu tư và dần dần được trồng làm

cây nông nghiệp chính của tỉnh. Nhưng bện cạnh những thuận lợi đó, nghề trồng dưa
cũng còn có những khó khăn như tình hình tiêu thụ không ổn định dẫn đến giá cả bấp

in

2.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Phú Ninh

h

bênh, thời tiết một số năm không được thuận lợi, sâu bệnh dẫn đến năng suất thấp.

Phú ninh là một huyện mới của tỉnh Quảng Nam, phần lớn người dân ở đây đều

cK

làm nông nghiệp, trong những năm gần đây thì đời sống kinh tế của nhiều người dân
đã được cải thiện, tình hình sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo chiều hướng tốt,
cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự chuyển dịch tích cực.


họ

Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, thích hợp cho việc tăng trưởng và phát
triển của cây dưa hấu, nhiều người dân ở địa phương đã bắt đầu chuyển đổi một số loại

Đ
ại

cây trồng ngắn ngày khác sang trồng cây dưa hấu và đã đem lại một số hiệu quả nhất
định, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, việc phát triển
sản xuất dưa còn manh mún, chưa có chiến lược quy hoạch, phát triển nên chưa phát

ng

huy tối đa hiệu quả của việc sản xuất cây trồng này.
Bảng 1: Tình hình sản xuất dưa ở huyện Phú Ninh qua 2 năm

ườ

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

So sánh
+/-


%

Ha

810

607,6

-202,94

-24,99

2. Năng suất

Tấn/ha

20,8

27,89

7,09

34,09

3. Sản lượng

Tấn

16829,3


16943,95

114,65

0,68

Tr

1. Diện tích

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phú Ninh)

13


Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, diện tích trồng dưa năm 2012 là 607.6
ha, giảm 202,94 ha so với diện tích trồng dưa năm 2011 là 810 ha, giảm gần 25% diện
tích trồng dưa trên địa bàn huyện năm 2011, sở dĩ diện tích dưa giảm mạnh là do giá
cả thu mua dưa hấu trên thị trường không ổn định, giá dưa năm 2011 quá thấp khiến

uế

người nông dân không có động lực để tiếp tục tập trung phát triển cây dưa hấu mà có
xu hướng chuyển sang một số cây trồng khác như lúa hay đậu, mè, … để giảm bớt rủi

tế
H

ro về giá. Mặc dù diện tích dưa giảm mạnh nhưng sản lượng năm 2012 lại tăng lên
114.65 tấn so với năm 2011, tăng 0,68%. Và năng suất tăng mạnh từ 20,8 tấn/ha lên

27,89 tấn/ha, tăng 34,09% so với năng suất năm 2012, đây là một con số rất khả quan,

một phần cũng do người nông dân đã bước đầu có sự đâu tư và tiếp xúc về mặt kỹ

suất tăng mạnh.

3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý

cK

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

in

h

thuật để đưa vào sản xuất, mặt khác do điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi giúp năng

họ

Xã Tam Vinh cách trung tâm hành chính huyện Phú Ninh 4 km về hướng Tây,
cách trung tâm hành chính tỉnh Quảng Nam 15 km, cách đường sắt Bắc Nam 12 km và

Đ
ại

quốc lộ 1A 15 km về hướng Tây.

Phía Đông giáp thị trấn Phú Thịnh, đây là khu trung tâm hành chính của huyện.

Phía Tây giáp xã Tiên Phong huyện Tiên Phước, đây là vùng trọng điểm sản xuất

ng

nông – lâm nghiệp của tỉnh Quảng Nam, có khả năng cung cấp nguyên vật liệu và
nhiều loại nông sản khác, cũng như có khả năng phát triển công nghiệp chế biến nông

ườ

nghiệp lâm nghiệp, …
Phía Nam giáp xã Tam Dân, xã có tuyến đường huyết mạch đi thành phố Tam

Tr

Kỳ và là đầu mối giao thông đến nhiều vùng khác.
Phía Bắc giáp xã Tam Phước và Tam Lộc, là nơi có điều kiện tương đồng với xã

nên có hợp tác trong sản xuất
Với vị trí địa lý như trên thì xã Tam Vinh có nhiều điều kiện để phát triển sản
xuất nông nghiệp.

14


×