Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế CHĂN NUÔI gà THỊT của các NÔNG hộ ở xã SEN THỦY, HUYỆN lệ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.38 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

IN

H

TẾ

H

U



--------------------



C

K

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

IH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI




GÀ THỊT CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ SEN THỦY,

N

G

Đ

HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH



Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN VĂN VƯỢNG

Ư

HOÀNG THỊ LUYẾN

Giáo viên hướng dẫn:

TR

Lớp: K45 KTNN
Niên khóa: 2011- 2015

Huế, tháng 05 năm 201



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

Qua quá trình tìm hiểu thực tập tại Ban Nông nghiệp, Địa chính, môi trường



của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình kết hợp với kiến thức đã học trên

U

ghế nhà trường, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “

H

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các nông hộ ở xã Sen Thủy, huyện Lệ

TẾ

Thủy, tỉnh Quảng Bình”.

Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, đội ngũ cán bộ và nhân viên tại Ban Nông

H

nghiệp, Địa chính,môi trường của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cùng


IN

toàn thể gia đình bạn bè.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế phát triển cũng như

K

Ban giám hiệu nhà trường đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em nhiều kiến thức,

C

đó chính là nền tảng và là hành trang cho em trong sự nghiệp của mình sau này.



Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các anh chị tại Ban

IH

Nông nghiệp, Địa chính, môi trường của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tiếp xúc với thực tế công việc, tận tình giải đáp



thắc mắc trong quá trình thực tập.

Đ

Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS. Nguyễn Văn Vượng

đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn

G

thành khóa luận này.

N

Trong quá trình thực tập, vì chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, chỉ dựa vào lý



thuyết được học trên giảng đường cùng với thời gian hạn hẹp chắc chắn khóa luận này

Ư

không thể không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng

TR

góp của Thầy cô để khóa luận của em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Luyến

SVTH: Hoàng Thị Luyến

i



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................…..i
MỤC LỤC................................................................................................................................i1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ..........................................................v



DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................................vi

U

DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................................vii

H

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.................................................................................................... viii

TẾ

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................................1

H

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..........................................................................................2


IN

3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................2

K

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................2

C

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................4



CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4

IH

1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................................4
1.1.1. Hiệu quả kinh tế.............................................................................................................4



1.1.2. Khái quát hiệu quả kinh tế ...........................................................................................6

Đ

1.1.3.Hệ thống nhóm chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu ..............................................................6

2.Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................................8

G

2.1.Khái quát tình hình chăn nuôi trên thế giới ....................................................................8

N

2.2.Khái quát tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam .............................................................10



2.3. Khái quát tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Quảng Bình .......................................12

Ư

3.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà ...........................................................................12

TR

3.1.Đặc điểm sinh học của gà ...............................................................................................12
3.1.1.Bộ máy tiêu hóa và nội tạng của gà ...........................................................................13
3.1.2.Khả năng chuyển hóa thức ăn .....................................................................................13
3.1.3.Hệ thống tuần hoàn ......................................................................................................13
3.1.4.Hệ thống bài tiết ...........................................................................................................14
3.1.5.Tốc độ sinh trưởng và sinh sản ...................................................................................15
SVTH: Hoàng Thị Luyến

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

3.1.6.Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ...........................................................................15
3.1.7.Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa ........................................................................15
3.2.Các phương thức chăn nuôi gà .......................................................................................16
3.2.1.Phương thức chăn nuôi gà truyền thống ....................................................................16



3.2.2.Phương thức chăn nuôi gà công nghiệp.....................................................................16

U

3.2.3.Phương thức chăn nuôi gà bán công nghiệp .............................................................17

H

CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ CỦA CÁC

TẾ

NÔNG HỘ XÃ SEN THỦY- LỆ THỦY- QUẢNG BÌNH ..............................................19
2.1.Tình hình cơ bản của xã ..................................................................................................19

H

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................................19


IN

2.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội ...........................................................................................21
2.1.3 .Công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật của xã Sen Thủy......................................24

K

2.1.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng.....................................................................................26

C

2.2.Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của các nông hộ xã Sen Thủy ,



huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .........................................................................................28

IH

2.2.1.Đặc điểm của nông hộ điều tra ...................................................................................28
2.2.2.Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Sen Thủy....................................................30



2.3.Chi phí, kết quả, hiệu quả chăn nuôi gà của các nông hộ ...........................................31

Đ

2.3.1.Chi phí, kết quả, hiệu quả chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi ........................31

2.3.2 Chi phí, kết quả,hiệu quả chăn nuôi gà theo giống ..................................................36

G

2.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi gà ...............................................44

N

2.4. Sử dụng hàm Cobb-Douglas phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến



sản lượng gà thịt .....................................................................................................................53

Ư

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CHĂN .........................................56

TR

NUÔI GÀ Ở XÃ SEN THỦY HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.......................56
3.1. Giải pháp về mở rộng quy mô ......................................................................................56
3.2. Giải pháp về thị trường ..................................................................................................56
3.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ....................................................................................57
3.4. Giải pháp về vốn .............................................................................................................57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................58
SVTH: Hoàng Thị Luyến

iii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

1. Kết luận ...............................................................................................................................58
2. Kiến nghị .............................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................61

TR

Ư



N

G

Đ



IH



C

K


IN

H

TẾ

H

U



PHỤ LỤC

SVTH: Hoàng Thị Luyến

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Bình quân

BCN


Bán công nghiệp

CN

Công nghiệp

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

ĐVT

Đơn vị tính

1000đ

Nghìn đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

GO

Tổng giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian


VA

Gía trị gia tăng

MI

Thu nhập hỗn hợp

TB

Trung bình

BQC

Bình quân cộng

NN-PTNN

Nông nghiệp- Phát triển nông thôn

IH



C

K

IN


H

TẾ

H

U



BQ

Trung học cơ sở

TR

Ư



N

G

Đ



THCS


SVTH: Hoàng Thị Luyến

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Gà toàn cầu sản xuất thịt...............................................................................................8
Bảng 2: Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1 kg hơi......................................................................9
Bảng 3: Thống kê dân số, lao động theo điểm dân cư.............................................................22



Bảng 4:Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất xã Sen Thủy ............................................................23

U

Bảng 5: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra ....................................................28

H

Bảng 6: Kinh nghiệm chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra.....................................................29
Bảng 7: Tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã.................................................................30

TẾ

Bảng 8: Chi phí sản xuất chăn nuôi gà của các hộ điều tra theo hình thức nuôi......................33

Bảng 9:Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo phương thức

H

nuôi ...........................................................................................................................................35

IN

Bảng 10:Chi phí sản xuất chăn nuôi gà thịt các hộ điều tra theo giống nuôi của vụ 1............37
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo giống nuôi

K

(tính BQ/ 100 con)....................................................................................................................39

C

Bảng 12: Chi phí sản xuất chăn nuôi gà thịt các hộ điều tra theo giống nuôi của vụ 2..........41



Bảng 13: Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo giống nuôi..43

IH

Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đàn đến hiệu quả chăn nuôi gà thịt.....................................45
Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô đàn đến hiệu quả chăn nuôi gà thịt.....................................47




Bảng 16:Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến hiệu quả chăn nuôi gà...................................49
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến hiệu quả chăn nuôi gà..................................51

Đ

Bảng 18 : Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng .............................................54

TR

Ư



N

G

Bảng 19: Hình thức tiêu thụ gà của các hộ điều tra năm 2014.......................................................56

SVTH: Hoàng Thị Luyến

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

DANH MỤC HÌNH
Hình 1:Giá thịt gà (bán lẻ) tại một số tỉnh thành năm 2012 – 2014..............................11


TR

Ư



N

G

Đ



IH



C

K

IN

H

TẾ

H


U



Hình 2: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra .............................................................30

SVTH: Hoàng Thị Luyến

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Gà thịt là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới, mang lại nhiều giá trị dinh
dưỡng đối với sức khỏe cho con người. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi gà cũng đóng
góp rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi và tăng trưởng chung của ngành nông



nghiệp, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.

U

Xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là nơi có nhiều điều kiện thuận

H


lợi cho việc chăn nuôi gà thịt. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất đã cho thấy

TẾ

hiệu quả từ việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi gà thay vì nuôi theo kiểu truyền thống
và dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Đến nay, các hộ chăn nuôi chuyển sang phương

H

thức khác đó là phương thức BCN và CN, cải tiến giúp giải phóng sức lao động cho

IN

con người và nâng cao hiệu quả của nghề chăn nuôi gà. Tuy nhiên việc chăn nuôi gà
trên địa bàn xã cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế bởi vì thời tiết diễn biến thất

K

thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nuôi gà. Mặt khác, thị trường tiêu thụ

C

gà còn nhỏ hẹp nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Vậy nên, việc đánh giá đúng



thực trạng và chính xác hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà lấy thịt có ý nghĩa quan trọng

IH


đối với nghề nuôi gà ở xã Sen Thủy. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề
tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các nông hộ ở xã Sen Thủy,



huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài nghiên cứu.

Đ

 Mục đích nghiên cứu

G

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà của các nông hộ tại xã Sen Thủy;

N

- Vận dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sản



lượng gà thịt;

TR

Ư

- Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện mô hình;
- Đưa ra giải pháp phát triển mô hình.


 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả chăn nuôi gà thịt.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà của các nông hộ tại xã Sen

Thủy năm 2014.
Phạm vi không gian: xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
SVTH: Hoàng Thị Luyến

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ văn phòng UBND xã Sen Thủy,và từ các tài
liệu liên quan đã được công bố.
Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ 70 hộ nông dân chăn nuôi gà trên địa bàn xã.



 Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu

U

Phương pháp điều tra và phương pháp định lượng;


H

Phương pháp thống kê;

TẾ

Phương pháp kinh tế lượng;
Phương pháp phân tích định tính;
Phương pháp chuyên khảo.

IN

H

 Những kết quả đạt được

Thấy được tình hình chăn nuôi gà thịt ở xã Sen Thủy trong năm vừa qua, những

K

thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động chăn nuôi gà của địa phương;



nông dân trên địa bàn xã;

C

Thấy rõ kết quả và hiệu quả kinh tế đạt được từ việc chăn nuôi gà của các hộ


IH

Phân tích được những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng gà thịt của các hộ nuôi
thông qua mô hình hồi quy hàm sản xuất Cobb-Douglas;



Biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm gà thịt trên địa bàn;

Đ

Đưa ra được giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng quy mô chăn nuôi gà thịt
ra khắp địa phương, nhằm tăng thu nhập cho bà con cũng như nâng cao chất lượng

TR

Ư



N

G

cuộc sống của người dân trên địa bàn xã.

SVTH: Hoàng Thị Luyến

ix



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Ngành chăn nuôi gà của nước ta đã có lịch sử từ lâu đời nhưng do tập quán chăn
nuôi lạc hậu cho nên người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo phương thức quảng canh,



phân tán, số lượng không nhiều, sản phẩm làm ra mang tính tự cung, tự cấp. Từ năm

U

1986 đến nay, thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chú trọng phát triển

H

các ngành kinh tế xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng sản xuất

TẾ

hàng hóa. Trong xu thế đó, ngành chăn nuôi đã có những chuyển biến tích cực, là một
trong những ngành kinh tế năng động khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường.

H

Hiện nay nhiều sản phẩm của ngành chăn nuôi đã được biết đến trên thị trường khu


IN

vực và thế giới. Trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của việc chăn nuôi gà. Tuy
chỉ mới phát triển nhưng nghề nuôi gà đã khẳng định được vị thế của mình. Là ngành

K

nghề có lợi nhuận cao giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói

C

giảm nghèo cho bà con nông dân. Đồng thời giải quyết việc làm cho một bộ phận dân



cư ở nông thôn, duy trì các giống gà của đất nước để tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt, phát

IH

huy được lợi thế mà tự nhiên đã đem lại cho đất nước ta.
Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên 8.065,27 km2 với đặc điểm địa hình có



nhiều vùng sinh thái: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát

Đ

ven biển; điều kiện khí hậu và đất đai; năm 2014 Quảng Bình có nguồn lao động dồi


G

dào với 421.328 người, chiếm khoảng 49,28% dân số, là động lực thúc đẩy ngành chăn

N

nuôi của tỉnh phát triển.



Sen Thủy nằm cách trung tâm huyện Lệ Thuỷ - Quảng Bình 16 km,cách trung

Ư

tâm thành phố Đồng Hới 50 km, ở đây hội tụ đầy đủ những đặc điểm để phát triển
ngành chăn nuôi nói chung và nghề chăn nuôi gà nói riêng. Chăn nuôi gà có thể nói là

TR

một hiện tượng của huyện Lệ Thuỷ nói chung và xã Sen Thủy nói riêng, với đặc trưng
là một ngành đem lại tỉ suất lợi nhuận cao, nó như một hiệu ứng lan tỏa thu hút nhiều
hộ dân tham gia với mong muốn làm giàu từ chăn nuôi gà.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì đây là một mô hình mới đối với bà con
nông dân. Thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất thấp, thiếu quy hoạch trong sản xuất là
vấn đề bức xúc đã gây ra rất nhiều khó khăn tác động đến người sản xuất nói riêng và
SVTH: Hoàng Thị Luyến

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường nói chung. Vì thế, việc tìm ra các giải pháp để
nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Xuất phát
từ thực tiễn đó mà tôi đã chọn thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ SEN THỦY, HUYỆN LỆ



THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH”.

U

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

H

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và của

TẾ

chăn nuôi gà nói riêng.

- Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế mô hình

H


chăn nuôi gà của các nông hộ tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Xác

IN

định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của nghề nuôi gà tại địa bàn
nghiên cứu.

K

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình chăn

C

nuôi gà của các nông hộ tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.



3. Đối tượng nghiên cứu

IH

Nghiên cứu tình hình nuôi gà và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà của các nông
hộ của bốn thôn: Sen Đông, Xóm Phường, Xóm Dum,Thanh Sơn thuộc xã Sen Thủy,



huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Đ


4. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Điều tra 70 hộ nuôi gà của các nông hộ của bốn thôn: Sen

G

Đông, Xóm Phường, Xóm Dum, Thanh Sơn thuộc xã Sen Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh

N

Quảng Bình.



- Về thời gian: Nghiên cứu thông tin, số liệu của xã trong 3 năm: 2012-2013-

Ư

2014. Trong đó tập trung vào năm 2014 để nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả

TR

mô hình nuôi gà của các nông hộ của bốn thôn: Sen Đông, Xóm Phường, Xóm
Dum,Thanh Sơn thuộc xã Sen Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập qua UBND xã Sen Thủy và thông tin thu thập
trên mạng Internet.
SVTH: Hoàng Thị Luyến


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

+ Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ theo phương pháp chọn
mẩu.
Tập trung nghiên cứu 70 hộ nông dân của bốn thôn: Sen Đông, Xóm Phường,
Xóm Dum,Thanh Sơn thuộc xã Sen Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.



- Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập

U

được qua quá trình tổng hợp, nghiên cứu, phân tích để đưa ra những nhân xét, kết luận

H

liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

TẾ

- Phương pháp phân tích số liệu

+ Phương pháp thống kê: Hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích từ đó tìm ra mối


H

quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất.

IN

+ Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính toán ảnh hưởng
của một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi gà.

K

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

C

về thời gian, không gian và giữa các chỉ tiêu đó với nhau để đưa ra nhận xét và kết



luận.

IH

- Phương pháp chuyên gia tham khảo: Thu thập các thông tin từ các chuyên gia,
nhà quản lý, chuyên viên, cán bộ kỹ thuật, thầy cô, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh



doanh của các hộ sản xuất để giải quyết những vấn đề phức tạp về các mặt như: Kinh


TR

Ư



N

G

Đ

tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường...

SVTH: Hoàng Thị Luyến

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận




1.1.1. Hiệu quả kinh tế

U

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các

H

nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu

TẾ

quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là
thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp.

H

Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát

IN

triển thì yêu cầu đặt ra thì phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng

K

vững trên thị trường.

C

Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản




phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý.

IH

Nói cách khác là ở một mức nhất định, làm thế nào chi phí tài nguyên và lao động thấp
nhất. Điều này cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu



vào và đầu ra, là biểu hiện tất cả các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.

Đ

Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đưa ra những quan điểm

G

kinh tế học khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất chung của nó. Người sản
xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định đó là nhân lực,

N

vật lực và vốn. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất



kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế, sự chênh lệnh này càng cao


Ư

thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu ta thu

TR

được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết quả có thể trên phương diện kinh tế - tài
chính mà cũng có thể trên phương diện kinh tế - xã hội. Từ đó mà hình thành nên khái
niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập hỗn
hợp, giá trị gia tăng, lợi nhuận... tính trên lượng chi phí bỏ ra.
SVTH: Hoàng Thị Luyến

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh hộ giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết quả mà
xãhội đạt được như: tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo...
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả



đạt được cả kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã


U

hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta nói trên quan điểm kinh tế, xã hội.

Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù

TẾ

kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản phẩm được sản xuất ra.

H

hợp. Chẳng hạn với mục tiêu sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội là chính thì
Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn công nhân thì kết quả

H

thu được cần quan tâm đó là lợi nhuận. Còn đối với nông hộ, kết quả cần được quan

IN

tâm là thu nhập.

Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là nhưng chi phí cho các yếu tố đầu vào

K

như: Đất đai, lao động, nguyên nhiên liệu. Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà phần
chi phí bỏ ra được tính toan bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. Sau khi đã xác định được kết


C

quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thế tính được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể



tính được hiệu quả kinh tế bằng phương pháp sau:

IH

- Thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:



H = Q/C

Đ

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

G

Q là kết quả thu được.

N

C là chi phí bỏ ra.


Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được



một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh

TR

Ư

hiệu quả ở các quy mô khác nhau.
- Thứ hai: Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết

quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:
H =  Q/  C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
 Q là phần tăng thêm của kết quả thu được
 C là phần chi phí tăng thêm

SVTH: Hoàng Thị Luyến

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

Phương pháp này dùng để nghiên cứu mức đầu tư trong thâm canh. Nó xác định
kết quả thêm trên một dơn vị tăng thêm của chi phí.

Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương pháp trên đều không cho biết quy mô của
hiệu quả kinh tế là bao nhiêu. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế còn xác định bằng chênh



lệch giữa kết quả thu được với phần chi phí bỏ ra. Để biết được kết quả, với cách tính

U

này cho ta biết được tổng thu nhập và tổng lợi nhuận là bao nhiêu.

H

Mặc dù vậy cách tính này không cho ta biết cái giá phải trả cho quy mô hiệu quả

TẾ

kinh tế là bao nhiêu và không thể dùng để so sánh hiệu quả đạt được giữa các doanh
nghiệp, các đơn vị sản xuất không cùng quy mô.

H

Quá trình bày ở trên ta thấy có nhiều cách để tính hiệu quả kinh tế, mỗi cách tính

IN

điều ảnh ánh một khía cạnh khác nhau, vì vậy trong quá trình nghiên cứu tuỳ vào muc
đích khách nhau mà chúng ta lựa chọn cách tính sao cho phù hợp vào con số cuối cùng

K


phải có ý nghĩa về mặt kinh tế.

C

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì hiệu quả là tiêu chí đánh giá quá



trình sản xuất của một doanh nghiệp hay một hộ gia đình nào đó. Sản phẩm có chổ

IH

đứng vững trên thị trường hay không điều này không chỉ thể hiện ở nội dung chất
lượng sản phẩm mà nó còn thể hiện sản phẩm đang ở mức giá nào. Từ thực tế này mà



khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất ta phải dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại

Đ

thời điểm người bán quyết định bán. Tuy nhiên khi nghiên cứu động thái của hiệu quả
cần phải sử dụng giá cả cố định hoặc giá gốc để so sánh.

G

1.1.2. Khái quát hiệu quả kinh tế

N


Chăn nuôi cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là



tiêu chuẩn hàng đầu làm cơ sở cho các quyết định đầu tư, phát triển của doanh nghiệp

Ư

và xã hội. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa.Nó giúp cho người dân nhận

TR

biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực để đạt và duy trì
hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3.Hệ thống nhóm chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu
1.13.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): là toàn bộ của cải vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của hộ nông dân (thường là 1 năm).
SVTH: Hoàng Thị Luyến

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng
n

GO=

Trong đó:

 PQ
i 1

i

i

Pi là giá sản phẩm thứ i



Qi là sản phẩm thứ i

U

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ

n

C
i 1

TẾ

IC 

H


được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, thức ăn, vôi.
i

H

Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

IN

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh

K

phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ
(thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:
= GO - IC

C

VA



- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao

IH

từ khấu hao TSCĐ, thuế, lao động thuê ngoài. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà
đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch


- MI : Thu nhập hỗn hợp

Đ

Trong đó:



MI = VA - KHTSCĐ- Thuế- Lao động thuê –Lãi vay

G

- KHTSCĐ: khấu hao tài sản cố định

N

1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế



- Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho

Ư

biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

TR

- Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho


biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
- Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này

cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập
hỗn hợp.
-Hiệu quả sử dụng lao động

SVTH: Hoàng Thị Luyến

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

+GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị
diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất.
+ VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện
tích phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng.

U

tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu thu nhập hỗn hợp.



+MI/LĐ: Thu nhập hỗn hợp trên tổng số ngày công lao động của một dơn vị diện

H


2.Cơ sở thực tiễn

TẾ

2.1.Khái quát tình hình chăn nuôi trên thế giới

Thịt các loại gia cầm cung cấp một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi bữa ăn của

H

hàng tỷ người trên trái đất và là một trong những loại thực phẩm thiết yếu. Gia cầm là

IN

loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm
khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà (đứng đầu vẫn là thịt

K

lợn). Gia cầm được nuôi với số lượng lớn nhất là gà. Theo bảng số liệu thu thập được
sau cho ta thấy lượng sản xuất gà trên thế giới.



C

Bảng 1: Gà toàn cầu sản xuất thịt



Đ

N

G

Châu phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Đại tây dương
Thế giới

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Sản xuất gà bản địa (triệu tấn)*
4,0
4,2
4,5
4,6
4,6
4,7
4,7
37,5
36,9

38,6
39,8
40,1
40,6
41,3
26,2
28,0
29,2
29,9
31,4
31,8
32,1
12,1
13,3
13,9
14,6
15,4
15,9
16,5
1,0
1,0
1,1
1,2
1,2
1,2
1,2
80,7
83,4
87,3
90,1

92,7
94,2
95,8
Sản lượng gà thịt (triệu tấn)
72,8
73,6
78,2
81,2
83,2
84,1
85,3

Nguồn: FAO cho số liệu gà, USDA cho số liệu gà thịt

IH

Vùng

TR

Ư



Thế giới

Nhìn vào bảng ta thấy cầu về thịt gà tăng qua các năm, điều đó được thể hiện ở

việc sản xuất gà bản địa, Châu Phi từ năm 2008 là 4 triệu tấn nhưng đến năm 2011 là
4,7 triệu tấn. Việc sản xuất gà bản địa theo nguồn FAO thì đạt giá trị cao nhất là ở

châu mỹ năm 2008 là 37,5triệu tấn đến năm 2014 thì đạt 41,3 triệu tấn. Tổng thể thế
giới đạt 80,7 triệu tấn ở năm 2008 và tăng dần qua các năm cho đến năm 2014 thì đạt
95,8 triệu tấn. Sản lượng gà thịt của thế giới đạt giá trị khá cao qua các năm cụ thể là
SVTH: Hoàng Thị Luyến

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

năm 2008 đạt 72,8 triệu tấn, năm 2009 đạt 73,6 triệu tấn, năm 2010 đạt 78,2 triệu tấn ,
năm 2011 đạt 81,2 triệu tấn, năm 2012 đạt 83,2 triệu tấn, năm 2013 đạt 84,1 triệu tấn,
năm 2014 đạt 85,3 triệu tấn.
Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi có cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ



lệ sản lượng thịt gia cầm và giảm tỷ lệ sản lượng thịt lợn làm giảm chi phí thức ăn,

U

giảm tiêu hao nguồn nước. Trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay thì sản lượng thịt lợn sản

H

xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), thịt gà đứng thứ hai (17%) và thịt bò đứng thứ ba

TẾ


(9%). Trong chăn nuôi gia cầm nếu đưa được đàn gia cầm đẻ trứng lên để mỗi một
nhân khẩu có được 100 quả trứng/năm (hiện nay là 80 quả/năm) thì còn tăng thêm
được nguồn protein trong bữa ăn, ngoài nguồn protein của thịt lợn thịt gà.

Mức tiêu tốn/kg hơi

K

Động vật nuôi



IH

Thịt gà

5 kg

C

Thịt bò
Thịt lợn

3 kg
2 kg
1,7 kg

Đ






IN

H

Bảng 2: Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1 kg hơi

Một dự báo đưa ra năm 2014 cho biết, tiêu thụ gia cầm trên toàn thế giới trong

G

thập kỷ tiếp theo được dự báo sẽ tăng nhanh hơn so với thịt lợn và thịt ḅò, tiêu thụ gia

N

cầm sẽ tăng khoảng 9% giữa năm 2013 và 2022, so với mức tăng 3-4% đối với thịt bò



và thịt lợn. Việc tiêu thụ thịt gia cầm tập trung vào thịt gà.Có những số liệu từ năm

Ư

2007 cho thấy, xuất khẩu thịt gà giò của các thị trường chính ước tăng 4%, đạt 6,7

TR


triệu tấn, trong đó Mỹ chiếm 37% thị phần, Brazil và EU chiếm lần lượt 38% (giảm
1%) và 10%, trường chính dự đoán vẫn tăng 3%, đạt trên 5,3 triệu tấn. Trong khi đó,
năm 2007, việc nhập khẩu thịt gà tây của các thị trường chính có thể đạt 459.000 tấn,
trong đó Mexico và EU được dự đoán đều tăng 5%. Năm 2007, xuất khẩu thịt gà tây
của các thị trường chính có thể tăng trên 5%, sau khi dự đoán giảm gần 10% năm
2006.

SVTH: Hoàng Thị Luyến

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

Việc tiêu thụ gà ở châu Mỹ vượt quá mức trung bình thế giới, năm 2014 mức tiêu
thụ ở châu Mỹ vượt quá 40 kg so với mức1 5 kg của thế giới. Có nghĩa việc hấp thụ
thịt gà là khoảng 88% của các con số thịt gia cầm đưa trung bình cho châu Mỹ vào
khoảng 34 kg, so với con số toàn cầu tại 13 kg. Năm 2009, việc tiêu thụ thịt gia cầm



trung bình/mỗi người ở châu Mỹ khoảng 36 kg, so với 5,5 kg ở châu Phi, nên tổng

U

khối lượng của gia cầm thịt tiêu thụ ở châu Mỹ là 33,2 triệu tấn, gấp 6 lần so với 5,5

H


triệu tấn ở châu Phi.

TẾ

Tại Mỹ, việc tiêu thụ thịt gà ở Mỹ giảm mạnh từ 46 kg/ đầu người trong năm
2006 xuống còn 42 kg trong năm 2009 – tính theo thịt mổ. Sau đó tăng đến gần 44 kg

H

trong năm 2011, nhưng rồi lại giảm trở lại 42,5 kg trong năm tiếp. Năm 2013, dự kiến

IN

tăng đến 43,2 kg, và ước tính sẽ tăng đáng kể, đến 44,2 kg cho năm 2014, khi người
tiêu dùng chuyển từ thịt bò sang tiêu thụ thịt gà. Vào năm 2022 dự kiến sẽ đạt 45,3 kg

K

/mỗi người.

C

Ở Brazil, mức tăng nhu cầu tiêu thụ thịt gà tăng vào năm 2013, riêng trong



năm 2007, đã từng có số liệu dự ước xuất khẩu thịt gà giò của Brazil tăng 2%, đạt

IH


gần 2,6 triệu tấn.Trong khi đó, Các vụ dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) tại
Mexico dường như không có tác động tiêu cực đáng kể đến chăn nuôi gà. Đã có dự



bo sản lượng thịt sản xuất năm 2013 tăng 0,5% so với năm trước. Sau khi cho phép

Đ

một sự gia tăng nhỏ trong nhập khẩu, tổng nguồn cung có thể tăng khoảng 1%. Các
nhà chế biến Mexico đang nhắm tới nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm

G

ăn sẵn theo yêu cầu của chuỗi siêu thị quốc gia và khu vực.

N

2.2.Khái quát tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam



Tại Việt Nam, trong năm 2010, sản lượng thịt gà của Việt Nam đứng thứ 15 trên

Ư

tổng số 47 nước ở châu Á, tuy nhiên, tỉ lệ tăng trưởng trong thập niên 2000 - 2010 chỉ

TR


ở mức vừa phải (tăng trung bình 28,4%). Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm
luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất, bình quân giai đoạn 2008-2012, quy mô đầu con
tăng khoảng 5,6%/năm; sản lượng thịt tăng 12,9%/năm và sản lượng trứng tăng
10,1%/năm. Đến năm 2012, mức sản xuất gia cầm của Việt Nam đạt 50% so với mức
trung bình của thế giới.

SVTH: Hoàng Thị Luyến

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, tổng
số gia cầm của cả nước có 314,4 triệu con, tăng 0,7% so cùng kỳ năm 2013. Sản lượng
thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước tính bằng 442,8 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ
năm trước. Sản lượng trứng gia cầm đạt 4.543 triệu quả, tăng 5,5% so với cùng kỳ



năm trước.

U

Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam vào khoảng 825

H


nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2013. Sản lượng thịt gà của Việt Nam sẽ vào khoảng

TẾ

393 nghìn tấn, do đó để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nước ta cần phải nhập khẩu
ít nhất 50 nghìn tấn.

H

Theo thống kê giá thịt gà năm 2012 đến năm 2014 ổn định ít có biến động về giá
cả, điều đó được thể hiện qua hình sau:

Nguồn: Agro Info
Nhìn vào hình ta thấy giá thịt gà ta và giá thịt gà công nghiệp có chiều hướng

TR

Ư



N

G

Đ




IH



C

K

IN

Hình 1:Giá thịt gà (bán lẻ) tại một số tỉnh thành năm 2012 – 2014 ( đồng/kg)

thay đổi song song với nhau. Trong vòng 3 năm 2012-2014, giá thịt gà khá cao, đặc
biệt vào những tháng đầu năm 2013. Năm 2014 có xu hướng giảm so với năm 2013
nhưng giảm với mức giá không đáng kể. Do đó, đòi hỏi nhà nước có các chính sách và
giải pháp phù hợp nâng cao giá thành.

SVTH: Hoàng Thị Luyến

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

2.3. Khái quát tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Quảng Bình
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các giống cây trồng vật nuôi, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng
Bình đã nghiên cứu, nhập nuôi, nhân giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật




với nhiều mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

U

Hiện nay các giống gà đang được bà con nông dân tỉnh Quảng Bình chọn nuôi, cho

H

hiệu quả kinh tế cao.

TẾ

Nghề chăn nuôi gà đã hình thành trên địa bàn tỉnh đã rất lâu năm. Những năm
trước, quy mô vẫn còn nhỏ và nuôi với hình thức truyền thống . Nhận thấy nghề chăn

H

nuôi gà có tiềm năng phát triển thông qua các kênh truyền thông tivi , đài, báo, người

IN

dân địa phương đã tìm tòi, học hỏi nghề chăn nuôi gà, chuyển đổi sang các phương
thức bán công nghiệp và công nghiệp, phát huy thế mạnh và tiềm năng của địa phương

K

giúp xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, giải quyết được công ăn việc


C

làm cho người lao động. Sự phát triển và lớn mạnh của nghề chăn nuôi gà lan sang



các xã khác trên dịa bàn huyện như Cam Thủy, Hưng Thủy, Tân Thủy, Ngư Thủy...

IH

Hiện nay, nghề chăn nuôi gà vẫn được duy trì và phát triển hơn nữa, với sự giúp
đỡ của các cấp chính quyền và sự thay đổi của khoa học công nghệ. Người nuôi gà đã

Đ

động của con người.



mạnh dạn áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, giải phóng sức lao

3.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà

G

3.1.Đặc điểm sinh học của gà

N


Gà là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng,



thằn lằn hoặc chuột nhắt con.

Ư

Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống.[2] Con gà mái già

TR

nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness.[3] Gà trống
thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông
nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Tuy vậy, ở một số giống gà như
giống Sebright thì gà trống có màu giống gà mái, chỉ khác chút ít ở phần lông cổ hơi
nhọn. Có thể phân biệt trống - mái dựa trên mào gà hoặc sự phát triển của cựa ở chân
gà trống. Gà trưởng thành còn có những yếm thịt trên cổ phía dưới mỏ. Cả gà trống và
SVTH: Hoàng Thị Luyến

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi
bật ở gà trống. Ở một số giống, xảy ra đột biến khiến dưới đầu gà có một phần lông
trông tựa như râu ở người.

Mặc dù nhìn chung những cá thể gà nhẹ cân có thể bay quãng ngắn, chẳng hạn



bay qua hàng rào hoặc bay lên cây, nhưng gà nhà không có khả năng bay xa. Gà thỉnh

U

thoảng bay từng chập khi chúng khám phá khu vực xung quanh nhưng thường chỉ viện

H

đến khả năng bay khi muốn tháo thân khỏi nguy hiểm.

TẾ

3.1.1.Bộ máy tiêu hóa và nội tạng của gà

Không có răng nhưng có dạ dày cơ và hệ thống men tiêu hóa rất phát triển.Cơ

H

quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản,diều,dạ dày tuyến ( tiền

IN

mề) , dạ dày cơ (mề), ruột non gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng, ruột già và lỗ
huyệt.Khoang miệng có mỏ dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi để lựa chon thức ăn.

K


Khoang miệng của gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua

C

khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi mà di chuyển thẳng xuống thực quản



và được chứa ở diều. Hình dáng và độ lớn mỏ của các loài gia cầm không giống nhau.

IH

Gà mỏ nhọn, ngắn, cứng và hơi cong về phía dưới. Lưỡi gà có hình dáng của mô với
những lớp sùng trên bề mặt hướng về cổ họng để giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy



chúng về hướng thực quản.

Đ

3.1.2.Khả năng chuyển hóa thức ăn
Trong chăn nuôi, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg sản phẩm sẽ quyết định giá

G

thành sản phẩm và lợi nhuận. Gà có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt so với các thú

N


khác. Để sản xuất ra một kg trứng hoặc thịt gà, lượng thức ăn tiêu tốn thấp, khoảng 2,4



đến 2,5kg thức ăn/kg trứng hoặc 2-2,2kg thức ăn/1kg tăng trọng.Trong khi đó nuôi heo

Ư

thịt tiêu tốn 3,5kg thức ăn/1kg tăng trọng. Tuy tỷ lệ thức ăn tinh cao, trong đó nhiều

TR

thực liệu cạnh tranh trực tiếp với lương thực và thực phẩm của con người, nhưng trong
chăn nuôi gà người ta đã tìm mọi biện pháp để giảm mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg
trứng và thịt.
3.1.3.Hệ thống tuần hoàn
Hệ tuần hoàn gà tương tự như hệ tuần hoàn của động vật có vú khác. Tim là
trung tâm tuần hoàn máu trong hệ thống mạch máu lan khắp cơ thể do sự co bóp nhịp
SVTH: Hoàng Thị Luyến

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

nhàng của nó. Do nhu cầu oxi và chất dinh dưỡng của gà cao nên tim gà có trọng
lượng khá cao so với trọng lượng cơ thể. Khối lượng tim gà khoảng 7-10g. Trong thời

kỳ ấp trứng, tim của phôi gà phát triển tương đối sớm và nhanh. Từ dạng hình ống ở
30 giờ tuổi trứng phôi bắt đầu đập và hoàn thiện dần trong thời gian khoảng 8 ngày



đầu phôi phát triển thì có cấu trúc tim như gà trưởng thành có hai tâm nhĩ và hai tâm

U

thất. Tần số co bóp của tim cũng rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, lứa tuổi,

H

phái tính, trạng thái sinh lý…. Nhịp đập của tim gà khoảng 230-340 lần/phút. Nhịp tim
tỷ lệ nghịch với thể trọng, giống nhẹ cân tim đập nhanh hơn giống nặng cân.

TẾ

3.1.4.Hệ thống bài tiết

H

Trong quá trình trao đổi chất một số sản phẩm cuối cùng và những chất không

IN

cần thiết cho cơ thể phải được thải ra ngoài nhờ cơ quan bài tiết. Gà khác các động vật
khác là da không có khả năng bài tiết mồ hôi nên sự bài tiết của gà xảy ra tại ống tiêu

K


hóa và thận là chủ yếu, hô hấp cũng có vai trò trong bài tiết khí và một phần hơi nước.

C

Cơ quan bài niệu của gà có những đặc điểm khác biệt về hình thái, mô thận cấu trúc



đơn giản, tiểu cầu thận ( tiểu cầu malpighi) ít bị phân nhánh, không có những ớng lượn

IH

thứ hai, không có bể thận, không bàng quang, các niệu quản được bắt đầu từ các tiểu
thùy. Thận gà hình dài gồm ba thùy nằm sát cột sống lưng và hai niệu quản dẫn nước



tiểu đổ vào đoạn cuối trực tràng, như vậy nước tiểu thải ra cùng phân. Khác với động

Đ

vật có vú, sản phẩm có nitơ trong nước tiểu là acid uric được tạo thành trong gan và là
sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi protein , khi thải ra theo phân acid uric tạo thành

G

một lớp màng đặc thù màu xám trắng trên phân. Khi sự trao đổi chất bị rối loạn, acid

N


uric được tạo thành nhiều nên hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, dạng urat xuất



hiện trên bề mặt mô, gan thận, tim và có thể làm tắc nghẽn các đường dẫn tiểu có thể

TR

Ư

gây chết.

Trong một ngày đêm lượng nước tiểu thải ra của gà trống là 120ml. Acid uric

chiếm 76-86% trong nước tiểu của gà. Nước và các chất hòa tan trong bào tương máu
trừ các protein có phân trữ lượng lớn đều được lọc qua tiểu cầu thận vào khoang của
bao Sumlian –Baman và sau đó một lượng lớn nước và các chất như đường, natri, kali,
canxi, clo và một vài protein của huyết tương, vitamin cùng một lượng nhỏ axit uric và
amoniac được hấp thụ lại ở các kênh dẫn dài và các nút Genle. Các sulphat và creatin
SVTH: Hoàng Thị Luyến

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Vượng

không được hấp thụ lại. Không có tuyến mồ hôi, không có đường tiểu tiện riêng, thân

nhiệt cao hơn các động vật khác, chịu nóng kém.
Nhiệt độ phòng
30 0C
28 0C
26 0C
24 0C
22 0C

H

U



Tuần tuổi
Nhiệt độ dưới đèn úm
Một ngày tuổi
350C
Một tuần tuổi
320C
Hai tuần tuổi
290C
Ba tuần tuổi
260C
Bốn tuần tuổi
240C
3.1.5.Tốc độ sinh trưởng và sinh sản

TẾ


Sức đẻ trứng của gà mái thật đáng kinh ngạc vì một gà mái nặng 1,8kg trong một
năm có thể đẻ 290 đến 310 quả trứng, khối lượng trứng đó gấp 10 lần trọng lượng cơ

H

thể của gà mái .Với tốc độ sinh sản cao như vậy một gà mái hướng chuyên trứng có

IN

thể cho ra đời 90 đến 100 gà mái con trong một năm (gà trống con bị loại bỏ). Một gà
mái hướng chuyên thịt có thể sản xuất ra 150-170 gà con trong một năm để nuôi thịt.

K

Tốc độ sinh sản cao cho khả năng tăng đàn nhanh và trong công tác giống tiến bộ di

C

truyền thể hiện nhanh từ đó nhanh chóng xuất hiện những tổ hợp giống cao sản. Một



số loài gà có tốc độ tăng trưởng rất cao trong hai tháng tuổi đầu, đó chính là sức sản

IH

xuất thịt của gà. Gà con hướng thịt ở một ngày tuổi nặng 40g, sau 6-7 tuần nuôi trọng
lượng cơ thể có thể đạt 1,8-2,3kg. Tốc độ tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn cho




chúng ta khả năng rút ngắn thời gian nuôi, tăng vòng quay của vốn. Mọi sai sót hầu

Đ

như không có thời gian để khắc phục.
3.1.6.Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

G

Ngành chăn nuôi gà cung cấp hai sản phẩm chính là thịt và trứng , đó là hai thực

N

phẩm có giá trị dinh dưỡng cao của loài người. Thịt gà nói chung đều có hàm lượng



protein cao, hàm lượng chất béo thấp, dễ chế biến nên được ưa chuộng. Trứng gà là

Ư

thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và đặc biệt rất tốt cho các cơ thể đang

TR

phát triển, hồi phục sau bệnh, cơ thể lao động căng thẳng về trí ốc. Lông gà cũng được
sử dụng làm len mền vì tính năng nhẹ và giữ nhiệt tốt. Lông thô làm bột làm phân bón
và là môi trường tốt để nuôi cấy vi sinh vật.
3.1.7.Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa

Trong chăn nuôi gà công nghiệp 95% thao tác trong chăn nuôi đã được cơ giới
hóa và tự động hóa như cho ăn, cho uống, thu lượm trứng và dọn phân. Khả năng cơ
SVTH: Hoàng Thị Luyến

15


×