Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.67 KB, 71 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành công to
lớn trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân không
ngừng cải thiện về mọi mặt. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về lương
thực, thực phẩm của người dân, nhất là các thực phẩm chất lương cao ngày
càng gia tăng, thịt bò là một trong những loại thực phẩm đó.
Thịt bò là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt thích hợp với
những người giảm béo, và người cao huyết áp vì thịt bò chữa rất ít mỡ. Đây là
một loại thực phẩm cấp cao, được đa phần người tiêu dùng ưa chuộng [3]. Thị
trường thịt bò đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng ở cả thị
trường trong và ngoài nước. Trước cơ hội đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính
sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò. Vì vậy, người dân nhiều vùng
trong nước ta đã tận dụng những điều kiện thuận lợi của mình để phát triển
đàn bò theo hướng nuôi thịt và nuôi kết hợp cày kéo với giết thịt, mang lại
nguồn thu nhập cao cho gia đình và xã hội [6].
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có đàn bò lớn của nước ta, trong
những năm vừa qua, được sự hỗ trợ của Nhà Nước, Quảng Ngãi đã triển khai
nhiều chương trình, dự án nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển
chăn nuôi bò như: Chương trình cải tạo đàn bò của Trung ương (1994-1999)
[24], dự án hỗ trợ kỹ thuật cải tạo đàn bò tỉnh Quảng Ngãi (2002-2006), đồng
thời tăng cường các hoạt động khuyến nông khuyến khích phát triển chăn
nuôi bò đặc biệt là bò lai Sind như: Xây dựng mô hình thử nghiệm chăn nuôi
bò cái sinh sản, mô hình nuôi bò thịt bán thâm canh, mô hình nuôi vỗ béo bò
thịt…Nhờ đó, đàn bò của tỉnh đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và
chất lượng [14].
Cũng như nhiều vùng khác trong cả nước, cùng với sự phát triển của nền
kinh, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh và sự gia tăng dân số gây sức ép
lên tài nguyên đất. Diện tích đất nông nghiệp nói chung và bãi chăn thả nói
riêng ngày càng bị thu hẹp. Chăn nuôi bò theo phương thức chăn thả truyền


1
thống ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chăn nuôi bò theo phương thức
nuôi nhốt, nuôi bán thâm canh kết hợp với trồng cỏ nuôi bò đã phát triển khá
mạnh ở Quảng Ngãi và nhiều vùng trong cả nước. Đây là một phương thức
chăn nuôi mới, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất
hàng hóa trong cơ chế thị trường hiện nay [16].
Vấn đề ở đây là hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của
hoạt động chăn nuôi bò bán thâm canh. Một loạt các câu hỏi đặt ra như: Nuôi
bò như thế nào cho có hiệu quả cao nhất? làm thế nào để người dân có thể
mua, bán bò theo đúng kế hoạch, giá cả hợp lý và thuận lợi nhất, mang lại
hiệu quả chăn nuôi cao nhất? Góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triển
mang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn. Trước
những vấn đề đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn
nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở Quảng Ngãi” làm đề tài thực
tập của mình.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Hiện trạng chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở Quảng
Ngãi như thế nào? Họ mua bò vào như thế náo? Nuôi bò ra sao? bán bò như
thế nào?
Hiệu quả kinh tế của các phương thức, cách thức chăn nuôi bò thịt khác
nhau mà các nông hộ đạt được trong hoạt động chăn nuôi bò thịt bán thâm
canh?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng phương thức chăn nuôi bò thịt bán thâm
khác nhau của nông hộ nuôi bò thịt.
2
PHẦN II
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh chất lượng
các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử dụng các
nguồn lực của các nhà quản lý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về
hiệu quả kinh tế. Theo giáo sư Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế của
một hiện tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác
định” [10].
Hồ Vĩnh Đào lại nói rằng: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế
là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao
động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được” [7].
Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) thì cho rằng:
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…) [10].
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổ
chức, quản lý kinh tế. Chất lượng khai thác các nguồn lực trong quá trình tái
sản xuất để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Mặc dù các nhà kinh tế học đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả kinh tế, song họ đều thống nhất về bản chất của hiệu quả kinh tế. Rằng
người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, đó
là: nhân lực, vật lực, tài lực và tiến hành so sánh kết quả đạt được sau quá
trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ rra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự
chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và kết quả tu được càng cao thì hiệu quả kinh tế
càng lớn và ngược lại.
3
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo ra được là tổng hợp
của nhiều yếu tố đầu vào và môi trường ngoại cảnh. Có nhiều cách khác nhau

để đạt được cùng một kết quả, và do tính mâu thuẫn giữa khả năng hạn hẹp về
các nguồn lực với nhu cầu vô hạn của con người mà ta cần đánh giá kết quả
của quá trình sản xuất kinh doanh. Để đạt được kết quả đó cần có các hoạt
động gì [10]? Chi phí bao nhiêu? Vấn đề đặt ra ở đây là để đạt được kết quả
đó thì hoạt động thế nào để chi phí thấp nhất? Hay với khoản chi phí đó
(nguồn lực đó) thì làm như thế nào để cho kết quả là cao nhất? Đó là vấn đề
và bản chất của hiệu quả kinh tế.
2.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Trên cơ sở kết quả đạt được và chi phí bỏ ra ta có thể xác đinh được
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được tính toán, thể hiện qua nhiều
tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và kết quả tính toán.
Chẳng hạn với mục tiêu là sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội
thì dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất. Hay với doanh nghiệp, trang trại phải thuê
nhân công thì phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận, còn đối với nông hộ thì dùng chỉ
tiêu giá trị gia tăng hay thu nhập hỗn hợp.
Tùy vào hoàn cảnh, mục tiêu mà hiệu quả kinh tế có thể được tính toán,
phân tích theo các phương pháp khác nhau [10], nhưng phải tuân theo các
nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về sự thống nhất giữa mục tiêu và chỉ tiêu hiệu quả. Theo
nguyên tắc này thì chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải thống nhất với mục tiêu,
chỉ tiêu được đưa ra dựa trên cơ sở mục tiêu đánh giá hiệu quả.
- Nguyên tắc về sự thống nhất giữa các lợi ích. Một phương án được xem là
có hiệu quả nhất khi nó kết hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi
trường.
- Nguyên tắc về tính chính xác khoa học. Đây là nguyên tắc cơ bản, then chốt
trong phân tích hiệu quả kinh tế. Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tính
toán hiệu quả kinh tế phải được xác định một cách chính xác, khoa học, tránh
chủ quan, tùy tiện.
4
- Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi việc

tính toán hiệu quả kinh tế phải dựa trên những số liệu thực tế, đơn giản, dễ
tính toán, dễ hiểu.
Thông thường, các nhà kinh tế học tính toán hiệu quả kinh tế theo hai
phương pháp sau:
Phương pháp xem xét tổng thể: Hiệu quả so sánh về mặt lượng giữa giá
trị sản xuất và chi phí sản xuất. Phương pháp này có hai dạng là dạng thuận
và dạng nghịch.
Dạng thuận: H = Q/C. Dạng nghịch: H = C/Q.
Trong đó: Q là tổng giá trị sản xuất, C là tổng chi phí sản xuất.
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các
nguồn lực. Xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu
kết quả, hay để sản xuất một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực.
Vì vậy phương pháp này giúp ta so sánh ở các quy mô khác nhau cho ta hiệu
quả khác nhau như thế nào.
Phương pháp xem xét hiệu quả cận biên. Đây là phương pháp so sánh
phần sản phẩm tăng thêm với chi phí tăng thêm. Phương pháp này cũng gồm
hai dạng là:
Dạng thuận: H
b
= ΔQ/ΔC. Dạng nghịch: H
b
= ΔC/ΔQ
Phương pháp này nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư thâm canh,
đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó xác định kết quả thu thêm một đơn vị cần
tăng thêm bao nhiêu đơn vị nguồn lực, hay khi tăng thêm một đơn vị nguồn
lực thì thu được thêm bao nhiêu đơn vị kết quả.
Tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích mà ta chọn phương pháp phân
tích hiệu quả kinh tế cho phù hợp. Thông thường ta nên dùng cả hai phương
pháp để việc xem xét đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn.
2.1.2. Nông hộ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nông hộ

2.1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của nông hộ
Hộ hay còn gọi là hộ gia đình là khái niệm dùng để chỉ hình thức tồn tại
của một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một
tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý (Phạm Đại Loãn, 1996).
5
Trong nông thôn, gia đình và hộ gia đình có mối quan hệ hữu cơ với
nhau, nhưng chúng không phải là một. Hộ gia đình là một nhóm các cá nhân,
chủ yếu chung nhau về kinh tế, cùng nhau lao động sản xuất, Cùng sinh sống
trong một mái nhà, họ có thể cùng hoặc không cùng huyết thống. Có trường
hợp là hộ nhưng chưa phải là gia đình (hộ độc thân), cũng có khi là gia đình
nhưng chưa phải là một hộ (chưa hoặc không tách hộ khẩu khỏi gia đình lớn).
Ngày nay, trong cơ chế thị trường, tùy vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà
hộ gia đình ở nông thôn được phân loại thành hộ thuần nông, hộ hỗn hợp (kết
hợp nông nghiệp và phi nông nghiệp), hộ phi nông nghiệp [8].
Nông hộ là hộ gia đình sống ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp, là
đơn vị kinh tế xã hội chủ yếu ở nông thôn nước ta hiện nay. Về cơ bản, nông
hộ có các đặc trưng sau [7]:
Hộ là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, hộ có quyền tự quyết định tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, cũng như quyết đinh việc quản lý, khai thác sử dụng các nguồn lực
của hộ như: Lao động, đất đai, vốn, tài nguyên khác…
Quyền sử dụng đất là một đặc trưng nổi bật của nông hộ, là đặc điểm
cơ bản để phân biệt nông hộ với những người lao động không có đất, hay với
dân cư thành thị. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông hộ, là nguồn tài
nguyên bảo đảm cho cuộc sống lâu dài của hộ và là một bộ phận hình thành
nên vị thế và ảnh hướng của hộ trong cộng đồng làng xã.
Lao động trong nông hộ chủ yếu là lao động thuộc sở hữu của hộ (lao
động gia đình). Đa phần người lao động trong nông hộ là lao động phổ thông,
chưa qua đào tạo nghề, và lao động mang tính chất mùa vụ. Tình trạng thiếu
việc làm, nhất là vào các thời điêm nông nhàn đang là vấn đề nổi cộm ở nông

thôn nước ta hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, đào tạo tay nghề, đa
dạng hóa sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn là một đòi hỏi
cấp bách hiện nay.
Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Đây là đặc tính chung
của nông thôn Việt Nam, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn…Hoạt động sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp, nếu có sản xuất hàng
6
hóa thì cũng rất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, khả năng cạnh tranh kém, hiệu quả
kinh tế thấp.
Đặc trưng về vốn và tiêu dùng. Trong nông hộ, không có sự phân biệt
giữa lợi nhuận với tiền công lao động. Bởi lao động trong nông hộ là lao động
cho chính họ, họ vừa là chủ sở hữu, vừu là người lao động. Cũng do đó mà
hoạt động tiêu dùng trong nông hộ không được tách bạch, ghi chép rõ ràng.
Điều này nhiều khi gây nên sự thâm hụt về nguồn vốn tái sản xuất của hộ, làm
cản trở sự phát triển của nông hộ nói riêng và nông thông nói chung.
Qua đó có thể nói rằng, nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội chủ yếu ở
nông thôn. Là tập hợp một nhóm người cùng chung một cơ sở ngân quỹ, cùng
nhau lao động sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp), cùng ăn ở sinh hoạt với
nhau trong một mái nhà. Nông hộ có những đặc trưng khác với các thành
phần kinh tế khác, do dó khi xem xét, nghiên cứu về nông hộ cần nắm rõ các
đặc trưng này để đánh giá về nông hộ một cách khách quan, chính xác.
2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ
Hiệu quả trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi bò thịt nói riêng
là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực trong
chăn nuôi bò của nông hộ. Dựa vào các đặc trưng cơ bản của nông hộ mà việc
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ sử dụng các
tiêu chí sau:
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ mà
hoạt động chăn nuôi tạo ra được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1
năm). Giá trị sản xuất bò thịt trong một năm là toàn bộ sản phẩm từ chăn nuôi

bò thịt tạo ra trong năm đó.
Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động chăn
nuôi trong một thời kỳ (1 năm): VA = GO - IC.
Trong đó IC là chi phí trung gian, bao gồm:
- Chi phí vật chất: Gồm chi phí nguyên vật liệu chính, công cụ rẻ tiền
hàng năm, sửa chữa tài sản cố định thường xuyên, thiệt hại tài sản lưu động,
và các chi phí vật chất khác Trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ chi phí vật
chất bao gồm các khoản chi phí sau: Giống, thức ăn, phòng chữa bệnh, khấu
hao chuồng trại và máy xịt chuồng, sửa chữa chuồng hàng năm, công cụ rẻ
7
tiền (xẻng, chổi dọn chuồng, công cụ trồng và cắt cỏ…) và một số chi phí
khác.
- Chi phí dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ thú y, tập huấn kỹ thuật, nghiên
cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới…và các chi phí dịch vụ khác.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là 1 bộ phận của giá trị gia tăng sau khi đã
trừ đi thuế nông nghiệp và khấu hao tài sản cố định. Đây là thành phần thu
nhập thuần túy bao gồm công lao động của nông hộ. MI = VA - C1 - T.
Trong đó C1 là chi phí khấu hao tài sản cố định. T là thuế nông nghiệp.
Trên cơ sở so sánh các yếu tố đầu vào với đầu ra, xem xét trên khía
cạnh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ, chúng tôi áp dụng
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt như sau:
Thu nhập hỗn hợp (MI) là toàn bộ thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò
thịt trong năm nghiên cứu (2007).
Thu nhập trên nhân khẩu: Là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi nhân khẩu có
được bao nhiêu thi nhập từ chăn nuôi bò thịt trong năm nghiên cứu.
Thu nhập/nhân khẩu = MI/Số nhân khẩu của hộ.
Thu nhập trên chi phí: Là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi đồng chi phí đầu
tư cho chăn nuôi bò thịt trong một năm mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập/chi phí = MI/TC. (TC là tổng chi phí, gồm chi phí trung gian,
chi phí khấu hao tài sản cố định và thuế nông nghiệp)

Thu nhập trên tháng nuôi: Là chỉ tiêu đánh giá xem trong một tháng,
mỗi con bò chu thu nhập là bao nhiêu.
Thu nhập/tháng nuôi = (Thu nhập/con bò)/(số tháng nuôi/con bò).
Thu nhập trên công nuôi: là chỉ tiêu đánh giá xem giá trị ngày công của
hoạt động chăn nuôi bò thịt là bao nhiêu (hay còn gọi là hiệu quả sử dụng lao
động trong nông hộ).
Thu nhập/công nuôi = MI/tổng công nuôi.
Hoặc = ( Thu nhập/con bò)/(số công nuôi/con bò).
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Đặc điểm của ngành chăn nuôi Bò
Bò là loài gia súc nhai lại, có cấu tạo bộ máy tiêu hóa đặc biệt. Dạ dày
bò có bốn túi, đặc biệt nhờ sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có
8
thể tiêu hóa xenlulose trong các thưc ăn thô như: Rơm, cỏ, phế phụ phẩm
nông nghiệp…Là những thứ thức ăn ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng đối
với gia súc có dạ dày đơn hay gia cầm. Chính vì vậy, phát triển chăn nuôi Bò
ít gây nên sự canh tranh lương thực đối với con người như một số loài gia súc,
gia cầm khác (Lợn, Gà, Vịt…) [13]. Hơn nữa, nếu xét về khía cạnh môi
trường thì chăn nuôi bò còn góp phần bảo vệ môi trường, vì những loại thức
ăn như phụ phế phẩm nông, công nghiệp nếu không được sử dụng làm thức
ăn cho bò thì phần lớn sẽ trở thành rác thải gây ô nhiêm môi trường.
Ngành chăn nuôi bò trên thế giới đã ra đời và phát triển từ lâu đời.
Ngày nay, bò có mặt ở hầu khắp các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Chăn nuôi bò đã và đang là nguồn thu nhập chính của một bộ phận không nhỏ
người nông dân các nước. Một số nước có nghành chăn nuôi bò phát triển
hiện nay như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ…Ngành chăn nuôi bò ở
các nước này rất phát triển với nhiều kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và hiện đại,
sản xuất ra thịt sữa…không chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn
là mặt hàng xuất khẩu mạng lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước [18].
Tùy vào điệu kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi

nước mà ngành chăn nuôi bò phát triển ở mức độ khác nhau, với các phương
thức chăn nuôi khác nhau. Về cơ bản, hiện nay có các phương thức chăn nuôi
bò như sau [18]:
Phương thức thả rông: Đây là phương thức chăn nuôi sơ khai nhất, đơn
giản và có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao. Bò được thả tự do trên đồng
cỏ, tự tìm kiếm thức ăn và nơi cư trú. Phương thức này phát triển ở những
vùng có bãi chăn thả rộng, kinh tế kém phát triển.
Phương thức chăn dắt hoàn toàn: Đây là phương thức nuôi bò khá phổ
biến hiện nay ở các vùng nông thôn đất chật, người đông. Người dân đầu tư
thời gian chăn dắt bò ở các bãi chăn thả nhỏ, bờ đê, kè…có thể có cắt cỏ tự
nhiên cho bò nhưng không có bổ sung thức ăn tại chuồng. Phương thức này
cho tỷ suất lợi nhuận cao nhưng tốn công chăn dắt, khó mở rộng quy mô.
Phương thức chăn dắt có bổ sung thức ăn tại chuồng: Đây là phương
thức nuôi kết hợp giữa tận dụng thức ăn tự nhiên (chăn dắt) với thức ăn bổ
sung (cỏ trồng, phụ phế phẩm nông nghiệp…). Phương thức này có tiến bộ
9
hơn hai phương thức trên, tốc độ tăng trọng của bò nhanh hơn, chất lượng
giống được quan tâm đầu tư nên tầm vóc và chất lượng thịt xuất chuồng cũng
được nâng lên. Đây là phương thức nuôi bò phổ biến hiện nay, khi mà diện
tích các bãi chăn thả ngày càng hạn chế do sự phát triển dân số.
Phương thức chăn nuôi bán thâm canh: Là phương thức nuôi khá tiến
bộ, đang dần thay thế các phương thức trên. Bò được nuôi nhốt hoàn toàn và
cung cấp thức ăn tại chuồng. Thức ăn cho bò chủ yếu gồm cỏ trồng, phụ
phẩm nông nghiệp, công nghiệp và bổ sung thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp.
Người chăn nuôi đã chú trọng nhiều đến công tác giống, thú y, chăm sóc nuôi
dưỡng…Nhờ vậy, chất lượng đàn bò được cải thiện, nâng cao năng suất, hiệu
quả chăn nuôi Bò. Tuy tỷ suất lợi nhuận có thể không cao do vốn đầu tư lớn,
nhưng phương thức chăn nuôi này ít rủi ro, cho thu nhập ổn định và có khả
năng mở rộng quy mô tùy theo khả năng.
Phương thức chăn nuôi công nghiệp: đây là phương thức nuôi tiên tiến

nhất, chủ yếu ở các nước phát triển, ven các thành phố lớn…Chăn nuôi bò
theo phương thức này đòi hỏi đầu tư cao về cơ sở vật chất (chuồng trại) cũng
như kỹ thuật, thức ăn, thú y….Quy mô của phương thức chăn nuôi này
thường là lớn, các trang trại hàng ngàn con, với đội ngũ công nhân chăm sóc
nuôi dưỡng phần lớn đều đã qua đào tạo.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi Bò ở Việt Nam
Ngành chăn nuôi bò Việt Nam đã có từ lâu đời. Từ xa xưa, con trâu,
con bò đã gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Trâu, bò
được nuôi chủ yếu nhằm mục đích cày kéo. Đối với người nông dân, con trâu,
con bò là tài sản quý nhất của gia đình, là “đầu cơ nghiệp” của nhà nông [13].
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nông nghiệp, vai trò
cày kéo của trâu, bò dần được thay thế. Thay vào đó là vai trò cung cấp thịt,
sữa cho con người. đặc bệt, thịt bò lại là loại thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng
và ít mỡ nên được đa phần người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, phát triền gành
chăn nuôi bò là một trong những hướng đi quan trọng góp phần phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn hiện nay.
Nhận thấy vai trò và tiềm năng to lớn của ngành chăn nuôi bò, Đảng và
Nhà Nước đã và đang có nhiều chương trình dự án nhằm thúc đầy ngành chăn
10
nuôi bò phát triển. Nổi bật như, chương trình “Sind hóa đàn Bò” với hàng loạt
các hoạt đọng như: cung cấp đực giống, tinh đông lạnh Bò Sind, lai Sind. Đào
tạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ dẫn tinh viên. Hỗ trợ vốn cho
người dân, tập huấn, hưỡng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò lai Sind. Đồng thời tiến
hành nhiều nghiên cứu lai tạo, nuôi thử nghiệm các thế hệ con lai giữa Bò nội
với các giống Bò ngoại nhập…Kết quả là ngành chăn nuôi bò nước ta không
ngừng tăng lên về mặt số lượng và cả chất lượng đàn bò trong những năm
qua. Nhiều vùng chăn nuôi bò tập trung đã được hình thành ở TP Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương…[6]. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi bò đã được đưa và ứng dụng rộng rãi như thụ tinh nhân tạo, chế
biến, bảo quản thức ăn cho bò….

Về phương thức chăn nuôi bò, ở nông thôn nước ta hiện nay đang tồn
tại bốn phương thức chăn nuôi chính là:
- Thả rông: phương thức này chủ yếu phát triển ở trung du, miền núi.
Nhưng quy mô đang dàn thu hẹp do quá trình giao đất giao rừng làm giảm
diện tích các bãi chăn thả.
- Chăn dắt hoàn toàn: Đây là phương thức chăn nuôi khá phổ biến ở
hầu khắp các vùng nông thôn nước ta hiện nay. Tuy vậy, do sự gia tăng dân
số, sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa…làm cho các bãi chăn thả ngày
càng thu hẹp nên phương thức này đang dần được thay thế bởi các phương
thức chăn nuôi tiến bộ hơn.
- Phương thức chăn dắt kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng phát triển ở
vùng đồng bằng đất chật người đông.
- Phương thức chăn nuôi bán thâm canh: Bò được nuôi nhốt hoàn toàn
và cung cấp thức ăn tại chuồng. Thức ăn cho bò chủ yếu gồm cỏ trồng, phụ
phẩm nông nghiệp, công nghiệp và bổ sung thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp.
Đây là phương thức chăn nuôi Bò tiến bộ nhất ở nông thôn hiện nay. Phương
thức chăn nuôi này chủ yếu phát triển ở các vùng ven các đô thi, thành phố.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành chăn nuôi bò nước ta
hiện nay đang gặp phải một số khó khăn thách thức đó là: Tập quán chăn nuôi
lạc hậu, nhỏ lẻ. Công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh chưa đảm bảo. Chất
lượng phẩm giống đàn bò thấp, sức sản xuất kém. Khâu vận chuyển, chế
11
biến, bảo quản kém…nên hiệu quả kinh tế thấp, khả năng cạnh tranh kém.
Đây là những thách thức không nhỏ khi mà nước ta đang trong quá trình gia
nhập WTO, và toàn cầu hóa.
2.2.3. Tình hình chăn nuôi Bò ở Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện nhiên
cho ngành chăn nuôi bò phát triển. Với hơn 2/3 diện tích là đồi núi, bãi chăn
thả rộng. Quảng Ngãi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi
cho nhiều loài cây thực vật phát triển, tạo nguồn thức ăn đa dạng và phong

phú cho động vật nhai lại nói chung và bò nói riêng. Tận dụng những ưu thế
đó Quảng Ngãi đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò và trở thành một trong
những tỉnh có đàn bò lớn ở nước ta, có tốc độ phát triển đàn Bò nhanh trong
những năm gần đây (bảng 1).
Bảng 1: Diễn biến đàn bò cả nước và Quảng Ngãi trong những năm
qua
Năm
Quảng Ngãi Cả nước
Tổng đàn
(con)
Tăng
trưởng (%)
Tỷ lệ bò
lai (%)
Tổng đàn
(con)
Tăng
trưởng (%)
Tỷ lệ
bò lai
(%)
2003 194,234 12.3 26.8 4,394,400 8.2 17.5
2004 219,550 13.0 29.1 4,907,700 11.7 19.4
2005 243,714 11.0 32.2
5,540,70
0 12.9 22.1
2006 284,564 16.8 35.0 5,935,519 7.1 23.7
2007 287,796 1.1 36.0 6,783,450 12.5 25.5
[2],[19],[15]
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, trong thời gian vừa

qua, cùng với sự đầu tư của trung ương, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chương
trình dự án nhằm khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi bò trong tỉnh. Đó
là chương trình cải tạo đàn Bò của Trung ương (năm 1994-1999), dự án hỗ trợ
kỹ thuật cải tạo đàn bò tỉnh Quảng Ngãi (năm 2002-2006)….với những hoạt
động chủ yếu là: Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ vốn, kỹ thuật để người dân
phát triển chăn nuôi bò lai (lai Sind, lai Brarmand, lai bò sữa…). Cung cấp
12
giống bò đực lai, tinh viên, tinh động lạnh về các địa phương, đào tạo đội ngũ
dẫn tinh viên, tập huấn kỹ thuật nuôi bò, trồng cỏ, chế biến thức ăn cho người
dân…[2],[15]. Công tác khuyến nông trong chăn nuôi Bò được chú trọng, các
nhóm sở thích chăn nuôi bò được thành lập ở nhiều nơi. Trung tâm khuyến
nông tỉnh phối hợp với trạm khuyến nông các huyện tiến hành thử nghiệm và
nhân rộng nhiều mô hình nuôi bò thịt bán thâm canh, mô hình vỗ béo bò thịt
cho thu nhập cao… Nhờ vậy, phong trào nuôi bò nhất là nuôi bò lai trong
nhân dân phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng đàn hàng năm luôn trên
10%, cao hơn trung bình cả nước (bảng 1), ngoại trừ năm 2006 do tác động
của dịch lở mồn long móng nên tôc độ tăng đàn chậm lại. Tỷ lệ bò lai trong
tổng đàn cũng ngày một tăng, từ trước năm 1994 tỷ lệ bò lai gần như không
đáng kể, đến sau chương trình cải tạo đàn bò (1999) tỷ lệ này là trên 20%
[16]. Và hiện nay tỷ lệ bò lai đã chiếm khoảng 36% tổng đàn (bảng 2). Hình
thành nên một số vùng chuyên chăn nuôi bò cái sinh sản (huyện Mộ Đức,
Đức Phổ), vùng chuyên chăn nuôi bò thịt ở Thành phố Quảng Ngãi, huyện
Sơn Tịnh, Tư Nghĩa…
2.2.4. Đặc điểm vùng nghiên cứu
2.2.4.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′
Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh
Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía
đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách
thủ đô Hà Nội 883 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km

về phía bắc. Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung, đã
và đang được Đảng và Nhà Nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu
tư phát triển kinh tế xã hội…với hàng loạt dự án lớn nhỏ như: Nhà máy lọc
dầu Dung Quất, Cụm cảng nước sâu Dung Quất…Quảng Ngãi cũng là ngã ba
nối liền Bắc Nam và tây Nguyên qua Quốc lộ 24, là huyết mạch giao thông
quan trọng, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Quảng Ngãi với các
vùng khác trong nước, và nước bạn Lào, Campuchia…Với vị trí địa lý Như
trên, Quảng Ngãi có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế văn hóa nói chung và
ngành chăn nuôi bò nói riêng.
13
Địa hình, khí hậu: Quảng Ngãi có trên 2/3 diện tích là đồi núi, địa hình
dốc từ Tây sang Đông và bị chi cắt thành nhiều tiểu vùng khác nhau bởi các
con sông và dãy núi.
- Vùng núi phía tây, đây là một bộ phận của dãy Trường Sơn. Vùng có
diện tích 363453 ha, chiếm 62.1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhưng đất
nông nghiệp lại chỉ chiếm 10,7% đất nông nghiệp của tỉnh.
- Vùng trung du có diện tích 84125 ha, là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi
và đồng bằng. Vùng có 13215 ha đất nông nghiệp, chiếm 15.5% đất nông
nghiệp.
- Vùng đồng bằng ven biển có diện tích 138048 ha, trong đó có 67682 ha
đất nông nghiệp. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh, với sự đa
dạng về cây trồng và vật nuôi.
Về thời tiết khí hậu: Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng của gió mù đông bắc vào mùa đông, gió mùa đông nam, tây
nam vào mùa hạ. Đây là vùng có nhiệt độ trung bình năm khá cao (25.7
0
C),
max 30C, min 22.5C. Tổng lượng bức xạ trong năm khoản 14-15 kcal/cm
2
,

với khoảng 2000-3000 giờ nắng mỗi năm. Đây là điều kiện bức xạ và nhiệt độ
thuận lợi cho nhiều loài cây trồng vật nuôi phát triển tốt. Lượng mưa trung
bình năm 2200-3000mm, phân làm hai mùa mưa khô khá rõ. Mùa mưa từ
tháng 8 đến thánh 1 năm sau với lượng mưa khoảng 80% tổng lượng mưa
trong năm, tháng mưa lớn nhất là tháng 10, 11. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng
7 hàng năm, mùa này lượng mưa thấp, nhưng nền nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh
nên thường gây ra tình trạng hạn hãn vào mùa này. Do sự phân bố không đều
về lượng mưa mà tình trạng lũ lụt vào mùa mưa, hạn hãn vào mùa khô vẫn
xảy ra thường xuyên, gây không ít khó khăn và thiệt hại cho đời sống, sản
xuất của người dân, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh có hệ thống sông ngòi tương đối giày đặc, phân bố trên toàn tỉnh.
Có bốn con sông lớn là sông Trà Khúc (120km), sông vệ (80 km), sông Trà
Bồng (55 km), và sông Trà Câu (40 km). Ngoài ra còn có một số con sông
nhỏ , kênh mương và hồ thủy lợi lớn nhỏ… đảm bảo tười tiêu cho trên 7200
ha đất nông nghiệp của tỉnh, do vậy hiện tại nguồn nước cho sản xuất nông
nghiệp và đời sống cơ bản được đáp ứng.
14
2.2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên quý báu của con người. Đất là nơi diễn ra
mọi hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của loài người. Đối với sản xuất
nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Đất có sự hạn
chế về quy mô nhưng khả năng sản xuất không bị hạn chế nếu biết khai thác
sử dụng và bảo vệ đất hợp lý. Quảng Ngãi có nguồn tài nguyên đất tương đối
phong phú và đa dạng tuy nhiên việc quản lý khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên này vẫn chưa thực sự hiệu quả và bền vững.
Bảng 2 cho thấy, Quảng Ngãi có 215597.3 ha diện tích đất lâm nghiệp
trong đó có tới 129504.6 ha rừng tự nhiên có nhiếu loài thực vật có thể làm
thức ăn cho gia súc nhai lại, là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò
chăn thả và bán chăn thả.

Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 [2]
TT Loại đất Diện tích Cơ cấu
Tổng 513,530 100
1. Đất NN 12,1579.3 23.7
1.1. Đất cây hàng năm 98,311.3 80.9
1.1.1. Đất lúa 4,980.9 5.1
1.1.2. Đất trồng cỏ 245.1 0.2
1.1.3. Đất cây khác 93,085.3 94.7
1.2. Đất cây lâu năm 23,268 19.1
2. Đất lâm nghiệp 169,394 33.0
3. Đất sử dụng khác 24,167.5 4.7
4. Đất chưa sử dụng 198,389.2 38.6
4.1 Vùng đồng bằng 48,137.6 24.3
4.2. Vùng đồi núi 132,326.5 66.7
4.3. Mặt nước 17,925.1 9.0
Tỉnh có 121579.3 ha đất nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu vào trồng
các cây trồng ngắn ngày (80.9%), với các cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, sắn
(mỳ), mía… (bảng 5). Đây là những cây trồng tạo ra nguồn thức ăn chính
15
phẩm và phụ phế phẩm phong phú cho chăn nuôi bò phát triển. Hiện tại, còn
có một bộ phận diện tích đât không nhỏ ở cả đồng bằng (48,137.6 ha) và miền
núi (132,326.5 ha) vẫn chưa được sử dụng, cùng với những diện tích đất nông
nghiệp bất lợi, cho năng suất thấp là quỹ đất dồi dào có thể chuyển sang trồng
cỏ phụ vụ chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chan nuôi bò nói riêng.
b) Tình hình dân số và lao động
Quảng Ngãi có tổng dân số là 1295608 người, dân số sống chủ yếu ở
vùng nông thôn (85.63%), đồng bằng ven biển (83.63%), gây nên sức ép lớn
lên đất đai và việc làm (bảng 3).
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động tỉnh Quảng Ngãi năm 2006
[2]

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%)
Tổng dân số Người 1,295,608 100.00
Nam Người 628,860 48.54
Nữ Người 666,748 51.46
Nông thôn Người 1,109,451 85.63
Thành thị Người 186,157 14.37
Đồng bằng Người 1,083,467 83.63
Miền núi Người 191,964 14.82
Hải đảo Người 20,195 1.56
Lao động Người 697,488 53.83
Nam Người 341,418 48.95
Nữ Người 356,070 51.05
Lao động NN Người 499,192 71.57
Lao động phi NN Người 198,296 28.43
Tăng dân số % 1.007
Mật độ dân số Người/km
2
252
Toàn tỉnh hiện có 697488 lao động, trong đó 71.57% lao động sống ở
vùng nông thôn, đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế nói
chung và chăn nuôi bò nói riêng. Phần lớn những lao động này chưa qua đào
tạo, lao động theo mùa vụ nên tình trạng thất nghiệp và nửa thất nghiệp xảy ra
16
phổ biến. Vì vậy việc triển chăn nuôi bò cũng là một trong những hướng tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn hiện nay.
c) Đặc điểm kinh tế
Quảng Ngãi là một tỉnh thuần nông, với hơn 70% dân cư nông thôn
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lao động nông nghiệp. Tỷ trọng ngành
nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây mặc dù
đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao (bảng 5).

Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi trong những năm
qua.
Năm Tiêu chí Tổng số
Nông
Nghiệp
Trong Nông Nghiệp
Chăn
nuôi
Trồng
trọt Khác
200
2
Giá trị
(triệu đồng) 7.621.982
1.788.54
5 491.492 1.211.918 85.135
Cơ cấu (%) 100 23,47 27,48 67,76 4,76
200
3
Giá trị
(triệu đồng) 8.647.030
1.853.79
0
538.89
7
1.230.73
1 84.162
Cơ cấu (%) 100 21,44 29,07 66,39 4,54
200
4

Giá trị
(triệu đồng)
10.387.49
2 2.187.956
628.81
9
1.468.55
6 90.581
Cơ cấu (%) 100 21,06 28,74 67,12 4,14
200
5
Giá trị
(triệu đồng) 13.306.913 2.545.091 767.345 1.649.982 127.764
Cơ cấu (%) 100 19,13 30,15 64,83 5,02
200
6
Giá trị
(triệu đồng) 16.938.723
2.832.51
4 727.956 1.967.464 137.094
Cơ cấu (%) 100,00 16,72 25,7 69,46 4,84
[2],[15]
Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm ưu thế chủ đạo với tỷ trọng
đóng góp khoảng 60-70%, mốt số cây trồng chính đó là lúa, ngô, mía, sắn…
và một số cây cây công nghiệp ngắn ngày, câu ăn quả khác như lạc, cau,
chuối…nhưng diện tích không đáng kể. Ngành chăn nuôi mặc dù đã và đang
17
được quan tâm đầu tư nhiều nhưng do khởi điểm thấp, lại gặp phải một số khó
khăn về vốn, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nên tốc độ tăng trưởng còn chậm,
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng đối với ngành này (bảng

4).
* Tình hình trồng trọt
Tỉnh Quảng Ngãi có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, là điều
kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Là cơ sở
cung cấp thức ăn cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng.
Bảng 5: Diện tích, năng suất một số cây trồng của tỉnh Quảng Ngãi
Loại
cây
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
2004 2005 2006 2007 2004 2005 2006 2007
Lúa 80,277 75,201 74,327 74,072 45.5 48.2 49.4 51.6
Ngô 8,515 9,496 9,526 10,487 42.5 44.5 46.9 50.3
Sắn 15,747 16,297 17,901 18,833 127.5 150.8 149.8 164.5
Lạc 5,198 5,630 5,878 5,684 16.8 17.3 19.1 19.5
Mía 9,210 8,257 7,014 7,310 492.6 528.3 503.8 529.7
Khoa
i
Lang 1,978 1,142 1,257 43.4 46.6 47.1
Rau 8,605 9,974 10,355 10,882 124.6 148.9 150.0 155.2
[17],[18]
Lúa là cây trồng chính ở Quảng ngãi, diện tích trồng lúa trong mấy năm
qua có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một diện tích rất lớn (74,072 ha), đây
là nguồn cung cấp lương thực chính cho đại bộ phận người dân trong tỉnh và
thức ăn cho chăn nuôi. Ngoài lúa, ngô và sắn là hai loại cây lượng thực chính
của tỉnh, có diện tích gieo trồng hàng năm khá lớn (10,487 ha và 18,833 ha).
Cùng với một số các loại cây trồng khác như: Mía, rau đậu các loại cũng có
diện tích gieo trồng khá lớn.
Sản phẩm chính và phụ phẩm của các loại cây trồng phần lớn đều có
thể làm thức ăn cho bò, do đó đây cũng là một nguồn thức ăn quan trọng cho
chăn nuôi bò phát triển.

18
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Những hộ gia đình chăn nuôi Bò thịt bán thâm canh ở xã Nghĩa Dũng-
TP Quảng Ngãi, xã Tịnh An-Sơn Tịnh và xã Nghĩa Thuận-Tư Nghĩa
thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Những con bò thịt được nuôi ở các nông hộ điều tra trong năm 2007.
3.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về hoạt động mua Bò giống vào nuôi thịt của người chăn nuôi
bò bán thâm canh ở Quảng Ngãi. Gồm các tiêu chí như thời điểm mua
bò trong năm, thể trạng, tuổi, khối lượng, giá tiền bò mua vào nuôi.
Hình thức mua bán, nơi mua bò, nguồn cung cấp bò giống…
- Tìm hiểu về hoạt động nuôi Bò của các nông hộ, với các tiêu chí là: Thời
gian nuôi, biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng trừ dịch
bệnh cho bò…
- Tìm hiểu về cách thức bán bò thịt củ người chăn nuôi gồm các tiêu chí
như thời điểm bán bò trong năm, thể trạng, tuổi, khối lượng, giá tiền
bò bán. Hình thức bán, nơi bán bò…
- Tìm hiểu về chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động chăn nuôi bò bán
thâm canh của người chăn nuôi. Gồm các tiêu chí là: Doanh thu, thu
nhập, các khoản chi phí, lợi nhuận…
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu:
+ Điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu cả về
mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và cả tình hình hoạt động chăn
nuôi bò thịt bán thâm canh ở Quảng Ngãi.

19
+ Dựa vào báo cáo tổng kết kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, những thông
tin cơ bản của các xã trực thuộc huyện, những thông tin từ trung tâm
KN&PTNT Quảng Ngãi để chọn ra địa bàn nghiên cứu.
+ Dựa theo những tiêu chí trên, được sự tư vấn của cán bộ trung tâm
KN&PTNT tỉnh chúng tôi đã chọn ra ba xã đại diện cho vùng nghiên cứu đó
là: Xã Nghĩa Dũng – TP Quảng Ngãi, xã Tịnh An – huyện Sơn Tịnh và xã
Nghĩa Thuận – huyện Tư Nghĩa. Đây là những nơi có chăn nuôi bò thịt bán
thâm canh phát triển mạnh. Mỗi xã đại diện cho một vùng chăn nuôi bò thịt
bán thâm canh chủ yếu ở Quảng Ngãi đó là: Vùng ven thành phố (xã Nghĩa
Dũng), vùng đồng bằng nơi sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng bãi chăn
thả hạn chế gồm 2 tiểu vùng, một vùng chịu ảnh hưởng mạnh của lũ lụt (xã
Tịnh An) và vùng chịu ảnh hưởng ít của lũ lụt (xã Nghĩa Thuận). Sau đây là
một số thông tin cơ bản về các xã điều tra.
Bảng 6: Một số thông tin cơ bản về các xã điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị Nghĩa Dũng Tịnh An Nghĩa Thuận
S tự nhiên Ha 662.2 938.5 1,632.20
S nông nghiệp Ha 368.4 436.5 1,108.50
S cây hàng năm Ha 237.5 295.7 667.5
S sử dụng khác Ha 151.3 238.5 309.2
S chưa sử dụng Ha 142.5 263.5 214.5
Dân số Người 9,125 7,628 10,265
Nam Người 4,535 3,745 5014
Nữ Người 4,590 3,883 5,251
Lao động Người 4,738 3,962 5,374
Đàn bò Con 2,600 3,780 2,900
Đàn lợn Con 3,300 3,620 2,950
Đàn gia cầm Con 23,350 13,479 24,300
Vùng sinh thái Vùng ĐB ĐB ĐB
Vùng kinh tế Vùng Ven đô Nông thôn Nông thôn

[Nguồn: Điều tra 2008]
- Chọn hộ nghiên cứu:
+ Hộ nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
20
Là hộ đã và đang có hoạt động nuôi Bò thịt bán thâm canh.
Hộ đại diện cho các nhóm hộ (phân theo giàu nghèo, phân theo quy mô
nuôi vỗ béo, theo phương thức vỗ béo…).
+ Dựa vào những thông tin thu thập được từ các số liệu thống kê của xã
và theo các tiêu chí trên để tiến hành chọn hộ nghiên cứu một cách ngẫu nhiên
theo nhóm.
Dựa vào phương pháp trên, chúng tôi đã phối hợp với cán bộ địa
phương để chọn ra mỗi xã 25 hộ đại diện cho đối tượng nghiên cứu của đề tài
là Nông hộ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh.
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài có hai nguồn thông tin
chính đó là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
Thông tin thứ cấp: Bao gồm các thông tin cở bản về đặc điểm tự nhiên,
kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Thông tin về tình hình chăn nuôi bò nói
chung và chăn nuôi bò thịt bán thâm canh nói riêng ở Quảng Ngãi. Nguồn
thông tin này được chúng tôi thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm, hàng
quỹ. Các dự thảo, báo cáo về các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi bò
(dự án cải tạo đàn bò, dự án hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi bò….). Nơi thu thập
thông tin là Sở NN&PTNT, Trung Tâm Khuyến Nông, Chi Cục Thú Y của
tỉnh Quảng Ngãi và ở các xã điều tra.
Thông tin sơ cấp: Bao gồm những thông tin về hoạt động mua bán bò,
chăn nuôi bò ở các nông hộ. Những khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá
trình chăn nuôi bò, định hướng và giải pháp phát triển ngành…
Những thông tin về hoạt động mua bán bò, hình thức nuôi dưỡng, kết
quả chăn nuôi bò, một số khó khăn gặp phải được thu thập bằng phương
pháp phỏng vấn bán cấu trúc những hộ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh

(phiếu phỏng vấn hộ kèm theo).
Để thu thập những thông tin về những khó khăn thuận lợi trong quá trình
chăn nuôi bò, những định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi bò trong
tương lai chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm các hộ chăn nuôi bò, phỏng vấn
sâu cán bộ các cấp (Đại diện lãnh dạo xã, cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện,
21
xã…) và một số nông dân điển hình, có kết quả chăn nuôi bò tốt tại địa
phương.
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu
• Tổng hợp thông tin
Thông tin thu thập được sẽ đươc tổng hợp hàng ngày theo các nhóm
thông tin khác nhau, theo nội dung nghiên cứu.
• Xử lý thông tin (số liệu)
Với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi bò thịt
bán thâm canh nói chung và hiệu quả từng hình thức, cách thức nuôi khác
nhau, chúng tôi phân nhóm hộ theo chủng loại thức ăn mà họ sử dụng làm
thức ăn cho bò, và theo thời gian nuôi khác nhau, đó là:
Phân theo loại thức ăn sử dụng: Thức ăn là yếu tố đầu vào cơ bản, là
nguyên liệu chính để tạo nên các sản phẩm chính yếu của ngành chăn nuôi,
với ngành chăn nuôi bò thịt đó là thịt bò. Mỗi loại thức ăn khác nhau, có
thành phần dinh dưỡng khác nhau, và có tác dụng khác nhau đối với sự sinh
trưởng và phát triển của vật nuôi.Thực tiễn điều tra cho thấy, thành phần thức
ăn sử dụng cho bò ở các hộ là rất đa dạng. Nguồn thức ăn thô xanh của các hộ
là tương đối giống nhau bao gồm cỏ, rơm lúa và một số phụ phế phẩm nông
nghiệp, nhưng có sự khác nhau khá rõ về chủng loại thức ăn tinh sử dụng, vì
vậy chúng tôi đã phân chia các hộ thành 4 nhóm theo chủng loại thức ăn tinh
sử dụng như sau:
Nhóm chỉ sử dụng thức ăn tinh thông thường (T): Đây là những hộ chỉ
sử dụng các loại thức ăn tinh thông thường như Cám gạo, bột Ngô, bột Sắn,
bột lúa, gạo…để chăn nuôi Bò.

Nhóm có sử dụng thêm thức ăn giàu protein (P): Đây là những hộ ngoài
các thức ăn tinh thông thường nói trên, họ còn sử dụng một số lợi thức ăn
giàu protein tự nhiên (bột Cá, bột Đậu, Khô dầu Lạc…) và thức ăn công
nghiệp (thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc) để nuôi Bò thịt.
Nhóm hộ bổ sung Ure (U): Những hộ này ngoài các loại thức ăn tinh
thường, trong qua trình nuôi bò họ có bổ sung thêm Ure vào khẩu phần ăn cho
Bò.
22
Nhóm bổ sung cả thức ăn giàu protein và Ure (P&U): Đây là những hộ
có sử dụng tất cả các loại thức ăn kể trên.
Phân theo thời gian nuôi: Bên cạnh sự khác nhau về chủng loại thức ăn
tinh sử dụng, có một sự biến động lớn về thời gian nuôi. Với thời gian nuôi
khác nhau bò được nuôi dưỡng với những chế độ khác nhau, mạng lại kết quả
khác nhau. Vì vậy, để tìm hiểu xem với thời gian nuôi khác nhau thì kết quả
và hiệu quả mạng lại như thế nào chúng tôi tiến hành phân nhóm theo thời
gian nuôi khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy, cùng trong một hộ, một nhóm
hộ, các con bò khác nhau có thể được nuôi với thời gian dài ngắn rất khác
nhau, cho nên để tăng tính chính xác, chúng tôi đã điều tra và phân nhóm theo
thời gian nuôi với đơn vị nghiên cứu là con bò thay vì đơn vị hộ như khi phân
theo loại thức ăn sử dụng. Thời gian nuôi bò được phân thành ba nhóm là:
Nhóm nuôi với thời gian ngắn (ngắn): Đây Là những con bò được nuôi
trong khoảng thời gian từ 2.5-5.5 tháng.
Nhóm nuôi với thời gian trung bình (TB): Đây là những con bò được
nuôi trong khoảng thời gian từ 6-9.5 tháng.
Nhóm nuôi với thời gian dài (dài): Đây là những con bò được nuôi
trong khoảng thời gian trên 9.5 tháng (10-14 tháng).
Số liệu điều tra thu thập được đã được tổng hợp, phân tích, thống kê
trên phần mền Excel.
Dùng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả, để mô tả lại đặc điểm của vùng nghiên

cứu, đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích thống kê so sánh để so sánh đặc điểm các nhóm hộ, cách
thức thức nuôi bò cũng như kết qủa, hiệu quả nuôi bò của các nhóm hộ,các
hình thức nuôi khác nhau.
23
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm nông hộ điều tra
4.1.1. Những thông tin cơ bản về các hóm hộ điều tra
Trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu Nông Thôn nói
riêng, việc tìm hiểu đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là hết sức cần thiết.
Bởi chỉ khi nắm bắt được các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thì nhà
nghiên cứu mới có thể tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo phương pháp đúng
đắn và phù hợp nhất. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là “nông hộ chăn
nuôi bò thịt bán thâm canh ở Quảng Ngãi”. Đó là những hộ gia đình nông dân
ở Quảng Ngãi đã và đang tham gia vào hoạt động chăn nuôi bò thịt bán thâm
canh.
Để tìm hiểu đặc điểm của những nông hộ này, chúng tôi tiến hành tìm
hiểu và đánh giá nông hộ qua một số tiêu chí về tuổi chủ hộ, trình độ học vấn,
loại hộ, số nhân khẩu, lao động trong hộ, trình độ kỹ thuật người nuôi bò
chính trong hộ và số năm kinh nghiệm nuôi bò thịt bán thâm canh. Kết quả
điều tra được thể hiện ở bảng 7.
24
Bảng 7: Thông tin cơ bản về hộ phân nhóm theo loại thức ăn tinh
sử dụng
Tiêu chí
Đơn
vị
T
N= 11

P
N= 26
U
N= 11
P&U
N= 27
Tính chung
N= 75
TB S TB S TB S TB S TB S
Tuổi chủ
hộ Tuổi 49 11 52 10 58 12 55 13 53 13
Trình độ Lớp 7 2 7 2 7 2 8 2 8 2
Số khẩu Người 5 1 5 1 5 1 5 1 5 1
Số lao
động Người 3 1 2 1 2 1 3 1 3 1
Không TH Hộ 7 16 5 7 35
Được TH Hộ 4 10 6 20 40
Hộ khá Hộ 5 13 9 14 41
Hộ TB Hộ 6 13 2 13 34
Số năm KN Năm 7 2 6 3 8 3 6 3 7 3
[Nguồn: Điều tra năm 2008]
Ghi chú: TB: Trung Bình, S: Độ lệch chuẩn, Không TH: Không tập huấn,
Được TH: Được tập huấn, Hộ TB: Hộ trung bình.
Qua bảng 7 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu và số
lao động trong các nhóm hộ là không mấy khác biệt. Với trình độ học vấn
trung bình từ lớp 7 đến lớp 8, có thể nói trình độ học vấn của các chủ hộ so
với mặt bằng chung là tương đối cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc học
tập và tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò. Về số năm kinh
nghiệm nuôi bò là từ 6 đến 8 năm, chúng có mối quan hệ khá chặt với tuổi
của chủ hộ, ở nhóm bổ sung Ure có độ tuổi trung bình cao nhất thì cũng có số

năm kinh nghiệm là cao nhất. Điều đó nói lên rằng người phụ trách chăn nuôi
bò chính trong hộ thường là đàn ông và là chủ hộ. Thực tế tìm hiểu thì người
đàn ông trong gia đình thường là người quyết định gia đình họ sẽ nuôi bò ra
sao và mua bán như thế nào, bởi họ chính là những người có những hiểu biết
về con bò nhiều nhất ở trong hộ. Họ có kinh nghiệm trong việc lựa chọn con
bò phù hợp để mua về nuôi, về theo dõi tình trạng của bò, đồng thời họ
25

×