Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lóc trên đất cát tại xã ngư thủy nam huyện lệ thủy tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.65 KB, 82 trang )

I HC HU
TRNG I HC KINH T HU
KHOA KINH T V PHT TRIN
----------

KHểA LUN TT NGHIP I HC
AẽNH GIAẽ HIU QUA KINH T HOAT
ĩNG NUI CAẽ LOẽC TRN T CAẽT
TAI XAẻ NGặ THUY NAM HUYN L
THUY TẩNH QUANG BầNH

Sinh viờn thc hin:

Giỏo viờn hng dn:

Lờ Th Diu

ThS. Tụn N Hi u

Lp: K43A - KTNN
Niờn khúa: 2009 2013


Huế, 05/2013


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự giúp đỡ,
động viên của gia đình, bạn bè và nỗ lực của bản thân trong suốt
quá trình làm đề tài, em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, toàn thể
các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển đã tận tình


giảng dạy, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn nhà
trường, cán bộ UBND huyện Lệ Thủy, UBND xã Ngư Thủy Nam đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo Th.S Tôn Nữ Hải Âu – Người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Cô đã tận tình
động viên hướng dẫn em từ định hướng đến cụ thể, chi tiết để tháo
gỡ những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, từ việc tìm tài liệu,
lựa chọn đề tài, cách viết, cách trình bày, cách thu thập, phân tích
và xử lý số liệu.

i


Mặc dù đã cố gắng, song với kiến thức và năng lực còn hạn
chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo của quý thầy cô và ý kiến đóng góp của bạn bè để
khóa luận của em được hoàn hiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 09 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Lê Thị Diệu

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................v
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................x
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................4

ii


CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................4
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế.............................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế..................................................................4
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế...................................................................5
1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................6
1.1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế. ..................................7
1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá lóc ........................................................................9
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học ....................................................................................9
1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá lóc. ..............................................9
1.1.2.3. Các hình thức nuôi cá lóc. ......................................................................11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................12
1.2.1. Tình hình NTTS ở Việt Nam hiện nay. ........................................................12
1.2.2. Tình hình NTTS ở Quảng Bình hiện nay. ....................................................14
1.2.3. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở huyện Lệ Thủy hiện nay .............................16
1.2.4. Tình hình NTTS nước ngọt ở xã Ngư Thủy Nam qua 3 năm.......................17
CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ LÓC TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ NGƯ THỦY .................................................................................................19
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ NGƯ THỦY..................................................19

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................19
2.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................19
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ...................................................................................19
2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu .....................................................................19
2.1.1.4. Thủy văn nguồn nước.............................................................................20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ............................................................................20
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Ngư Thủy Nam. ...........................20
2.1.2.2. Tình hình đất đai của xã Ngư Thủy Nam...............................................22
2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động .................................................................23
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................24
2.1.3.1. Thuận lợi ................................................................................................24

iii


2.1.2.3. Khó khăn ................................................................................................25
2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ LÓC.....................................25
2.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra tại địa bàn xã....................................25
2.2.1.1. Tình hình nhân khẩu lao động và vốn vay. ............................................25
2.2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai.......................................................................28
2.2.1.3. Tình hình đầu tư của các hộ điều tra. .....................................................29
2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra......................................30
2.2.3. Chi phí đầu tư nuôi cá lóc của các hộ điều tra..............................................32
2.2.3.1. Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2012........................32
2.2.3.2. So sánh chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hai kiểu ao nuôi
cơ bản tại địa bàn xã............................................................................................37
2.2.4. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lóc của các hộ điều tra.....................................38
2.2.5. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả và kết quả của các hộ
nuôi cá lóc ...............................................................................................................41
2.2.5.1. Phân tích mối quan hệ giữa một số nhân tố và năng suất cá Lóc của các

hộ điều tra. ...........................................................................................................42
2.2.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất cá Lóc của các hộ điều
tra.........................................................................................................................46
2.2.6. Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng thủy sản giá trị thấp làm thức ăn
cho cá lóc ................................................................................................................49
2.2.7. Những khó khăn và thuận lợi của người dân trong nuôi cá lóc....................52
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ NGƯ THỦY.........................................................................................53
3.1. Định hướng phát triển chung của xã Ngư Thủy Nam.........................................53
3.2. Định hướng cụ thể để phát triển NTTS nói chung và nuôi cá Lóc nói riêng tại
địa phương..................................................................................................................54
3.3. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................54
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KẾT NGHỊ ...................................................................59
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................59

iv


2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

TS


: Thủy sản

ĐVT

: Đơn vị tính

Trđ/hộ; trđ/1000m2

: Triệu đồng /hộ; triệu đồng/1000m2

BQ/hộ; BQ/ha

: Bình quân/hộ; bình quân/ha

BQC

: Bình quân chung

KHTSCĐ

: Khấu hao tài sản cố định

DT

: Diện tích

GO

: Giá trị sản xuất


IC

: Chi phí trung gian

TC

: Tổng chi phí

VA

: Giá trị gia tăng

MI

: Thu nhập hỗn hợp

v


Pr

: Lợi nhuận

vi


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1. Mối quan hệ giữa mật độ thả cá và năng suất cá Lóc ....................................42
Đồ thị 2. Mối quan hệ giữa số lượng thức ăn và năng suất cá Lóc ...............................43
Đồ thị 3. Mối quan hệ giữa số công lao động và năng suất cá Lóc...............................44

Đồ thị 4. Mối quan hệ giữa chi phí phòng bệnh cho cá và năng suất cá Lóc................45
Đồ thị 5. Mối quan hệ giữa hình thức ao nuôi và năng suất cá Lóc..............................46

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tình hình ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2012..............................14
Bảng 2. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình qua 3 năm .......15
Bảng 3. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở huyện Lệ Thủy qua 3 năm..............................16
Bảng 4. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Ngư Thủy Nam qua 3 năm .............................17
Bảng 5. Cơ cấu kinh tế của xã Ngư Thủy Nam năm 2012............................................21
Bảng 6. Tình hình cơ cấu đất đai của xã Ngư Thủy Nam năm 2012 ............................22
Bảng 7. Tình hình dân số, lao động xã Ngư Thủy Nam năm 2012...............................24
Bảng 8. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra năm 2012 ...........................26
Bảng 9. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012 ................................28
Bảng 10. Tình hình đầu tư của các hộ điều tra tại xã Ngư Thủy Nam..........................29
Bảng 11. Tổng diện tích, năng suất sản lượng của các hộ điều tra năm 2012 .............31
Bảng 12. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất ..................................................36
Bảng 13. Kết quả sản xuất của các hộ điều tra tại địa bàn xã .......................................39
Bảng 14. Hiệu quả nuôi cá Lóc của các hộ điều tra năm 2012 .....................................41
Bảng 15. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá Lóc .......................................47
Bảng 16. Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng thủy sản giá trị thấp làm thức ăn
cho nuôi cá Lóc..............................................................................................................51

viii


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha = 10000m2

1 sào = 500m2
1 tấn = 1000 kg
1 tạ = 100 kg

ix


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Từ bao đời nay xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình được biết
đến là một xã ven biển hoạt động chủ yếu là nghề đánh bắt hải sản, nhưng trong
những năm gần đây với chính sách giúp người dân biển làm giàu trên cạn của huyện ta
nên các mô hình nuôi cá Lóc đã diễn ra hầu hết ở tất cả các hộ trên địa bàn xã. Hoạt
động nuôi cá Lóc đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân nơi đây, không chỉ giải
quyết công ăn việc làm trên cạn cho người dân biển mà còn đưa lại khoản thu nhập
lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của xã. Trong những năm qua,
hoạt động đã có những khởi sắc rõ rệt, đặc biệt có sự chỉ đạo của xã, huyện về hình
thức nuôi và phương pháp nuôi. Tuy nhiên, sự mở rộng diện tích nuôi còn mang tính
tự phát, mức độ đầu tư chưa cao và là địa phương đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá
Lóc trên cát nên còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã đề xuất đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc trên đất cát tại xã Ngư Thủy Nam
huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình”
Mục đích của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá Lóc trên địa bàn
toàn tỉnh Quảng Bình nói chung và xã Ngư Thủy Nam nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc
tại địa phương; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại xã.
- Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển
nghề nuôi cá nước ngọt của xã Ngư Thủy Nam nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp toán kinh tế
- Phương pháp thống kê mô tả
Nguồn dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài:
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua việc điều tra phỏng vấn 60 hộ nuôi cá Lóc
trên địa bàn ba thôn Liêm Bắc, Nam Tiến và thôn Liêm Tiến.

x


- Số liệu thứ cấp được cung cấp từ ủy ban xã Ngư Thủy Nam, phòng nông nhiệp
huyện Lệ Thủy như: Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của xã Ngư Thủy Nam,
huyện Lệ Thủy năm 2010, 2011, 2012. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã
hội xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy...
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo liên
quan, từ nguồn internet...
Kết quả đạt được của đề tài:
- Đề tài đã hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong
mô hình nuôi cá Lóc tại địa bàn xã Ngư Thủy Nam.
- Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả nuôi cá Lóc trên địa bàn xã Ngư
Thủy Nam qua 3 năm 2010, 2011, 2012. Trong đó chú trọng nghiên cứu 2012. Kết quả
cho thấy các mô hình nuôi cá Lóc của nông hộ trên địa bàn xã đã thu được những kết
quả rất khả quan. Đặc biệt đối với những hộ nuôi theo hai kiểu ao khác nhau thì kết
quả, hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể đối với những hộ nuôi bằng ao xây đã
mang lại kết quả cao hơn. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với mô hình
nuôi đang được áp dụng thì việc đầu tư các yếu tố đầu vào sẽ mang lại kết quả và hiệu
quả cao hơn. Trong đó quan trọng nhất là giống, thức ăn, công lao động và các chi phí
phòng trị bệnh, xử lý ao hồ, xây dựng công trình ao hồ cũng không kém phần quan
trọng ảnh hưởng tới năng suất cá. Tuy nhiên người nuôi còn gặp một số vấn đề khó
khăn về vốn, trình độ, cơ sở hạ tầng nên mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào chưa hợp

lý. Vì vậy luận văn đã đưa ra một số giải pháp giúp bà con khắc phục khó khăn, đồng
thời khắc phục hơn nữa những tiềm năng, lợi thế sẵn có trong hoạt động nuôi cá Lóc
nói riêng và NTTS nói chung trên địa bàn.

xi


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đóng vai
trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành
thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn là nguồn hàng xuất khẩu sang
nhiều nước và ngày càng chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Hằng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cả
nước, ngành thủy sản đã đạt dược những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể tốc độ tăng
trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản là cao nhất thế giới, đạt 18% năm giai
đoạn 1998-2008. Bước sang năm 2012, tình hình thế giới có nhiều khó khăn nên xuất
khẩu thủy sản giảm, trong 11 tháng đầu xuất khẩu thủy sản đạt gần 532 triệu USD
giảm 8,7% so với 2011 nhưng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước tăng 2,1% so với
2011. Theo dự kiến năm 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ có những khởi sắc
mới. Theo đó chúng ta càng có cơ sở để nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho việc
mở rộng và phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản trong cả nước.
NTTS đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và địa bàn các huyện xã nói riêng
cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nó đã thực sự bùng
nổ và mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2012 diện tích nuôi trồng của toàn
tỉnh trên 5.000 ha, Trong đó diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha (tôm sú 283 ha và tôm thẻ
chân trắng 899 ha) và còn diện tích nuôi nước ngọt 3.468 ha . Tuy nhiên, các sản phẩm
nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng chỉ mới phục vụ cho thị trường tiêu dùng trong nước
còn hướng tới xuất khẩu vẫn đang là một vấn đề khó khăn.
Xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là địa phương nằm dọc
bờ biển nên ngành nghề chủ yếu của người dân ở đây là nghề ngư. Đánh bắt thủy, hải

sản là hoạt động chủ yếu và đưa lại nguồn thu nhập chính cho người dân . Tuy nhiên,
nghề ngư phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu nên thu nhập thường không
ổn định, thất thường làm cho đời sống của người dân bấp bênh. Mặt khác, khi điều
kiện thời tiết thuận lợi người dân được mùa biển thì lượng cá nhỏ, giá trị thấp không
thể tiêu thụ hết và bị ép giá.

1


Từ những khó khăn mà người dân biển đang phải đối mặt và để cải thiện thu
nhập, tận dụng lượng cá nhỏ dư thừa lúc được mùa đi biển để làm thức ăn cho việc
nuôi cá nước ngọt từ đó họ đã phát triển các mô hình nuôi cá Lóc.
Tuy nhiên, Ngư Thủy Nam là địa phương đầu tiên ở huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình thực hiện hình thức nuôi cá lóc trên địa hình đất cát nên gặp không ít khó
khăn. Để hiểu rõ hơn những khó khăn cũng như những kết quả và hiệu quả hoạt động
nuôi cá lóc mang lại cho người dân nơi đây, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc trên đất cát tại xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ
Thủy tỉnh Quảng Bình”
1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá Lóc trên địa bàn
toàn tỉnh Quảng Bình nói chung và xã Ngư Thủy Nam nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc
tại địa phương; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại xã.
- Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển
nghề nuôi cá nước ngọt của xã Ngư Thủy Nam nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: Hoạt động nuôi cá Lóc trên địa bàn xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động của hoạt động nuôi cá

Lóc ở địa phương giai đoạn 2010 – 2012, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2012.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở địa bàn xã Ngư Thủy Nam
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế
sẵn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo mẫu được thiết kế sẵn, tiến hành phỏng vấn
trực tiếp 60 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên không lặp lại theo ba thôn ở xã Ngư
ThủyNam.

2


Số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu của phòng thống kê huyện Lệ Thủy, phòng
nông nghiệp Huyện Lệ Thủy, ủy ban xã Ngư Thủy Nam, số liệu từ niên giám thống
kê, sách, báo, internet....
- Phương pháp toán kinh tế: Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh
hưởng tới năng suất nuôi cá lóc tôi sử dụng hàm Cobb-Douglas để đo lường mức độ
ảnh hưởng đó.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng:
Y=AX11X22X23X34X44X55eD
Các biến sử dụng đưa vào mô hình bao gồm:
Y: Năng suất cá Lóc (tạ/1000m2)
X1: Mật độ (1000con/1000m2)
X2: Số lượng thức ăn (tạ/1000m2)
X3: Công lao động (công/1000m2)
X4: Chi phí phòng bệnh (trđ/1000m2)
D: Kiểu ao nuôi. ( D=1 ao xi măng lót bạt, D = 0; ao đất) , i (i = 1 – 5): hệ số
của các biến độc lập từ Xi – Yi
: hệ số của biến giả.

- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế:
Dựa vào số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ
thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân
tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp
hạch toán kinh tế để phân tích so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa
phương và các hộ nuôi cá Lóc.
- Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp điều tra học hỏi kinh nghiệm
của nhân dân, các chuyên gia với tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, cán bộ kỹ
thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý.

3


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
yêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế, kinh tế phát triển thì kéo theo xã
hội phát triển, môi trường được đảm bảo.Vậy hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan
tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng
đầu của toàn xã hội.
 Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế khác nhau, trong phạm vi doanh
nghiệp thì hiệu quả kinh tế có thể được khái quát như sau.
 Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ
so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Như vậy, muốn có hiệu quả kinh tế tối ưu thì phải tối đa hóa được kết quả và làm
thế nào để tối thiểu hóa chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

 Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa dơn vị kết quả đạt dược với chi
phí bỏ ra, nó biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập tính
trên một đơn vị chi phí bỏ ra.
 Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối (chỉ tiêu
hiệu quả tính được là chỉ tiêu tương đối) và tuyệt đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là chỉ
tiêu tuyệt đối). Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tác dụng khác nhau
trong đánh giá và phân tích kinh tế.
 Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổ
chức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để tạo ra
kết quả lớn nhất.
 Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà
trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.

4


+ Hiệu quả kỹ thuật : Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ
áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ : Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả về giá.
Xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên tối đa
hóa lợi nhuận, điều này có ý nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên
của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
 Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ.Tức cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng
các nguồn lực đạt được.

 Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất về bản
chất của nó. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được
với chi phí bỏ ra. Có nghĩa là người sản xuất muốn đạt được kết quả thì phải bỏ ra một
khoản chi phí nhất định như chi phí lao động, vốn, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ,
trình độ quản lý… và kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ cho
biết hiệu quả của quá trình sản xuất.
 Hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà phải bao
gồm hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường. Một doanh nghiệp được coi là
kinh doanh hiệu quả khi các hoạt động sản xuất của nó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của toàn vùng, nâng cao đời sống vật chất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, quá trình phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, là tiền đề
của nhau, mục tiêu để phát triển kinh tế là xã hội và ngược lại. Vì thế, khi nói đến hiệu
quả kinh tế chúng ta cần phải đặt trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
chi phí xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sản xuất ở

5


mức tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc là đạt được một kết quả nhất định với
chi phí là tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả chi phí
đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu tư sử dụng nguồn lực.
Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiến lược
phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Tuy
nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất là lợi
nhuận. Cho tới nay các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơ bản
để phân tích hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng
của mọi nỗ lực sản xuất kinh doanh. Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủ thể
kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh

tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng
và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng và tiết kiệm
những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy nhanh công
nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần truyền
thống để đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.
1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giửa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra:
H= Q/C
Trong đó:

H: là hiệu quả kinh tế.

Q: là kết quả thu được.
C: là chi phí bỏ ra.
Theo phương pháp này hiệu quả kinh tế được đánh giá cho các đơn vị sản xuất
khác nhau, các ngành sản xuất khác nhau qua các thời kỳ khác nhau. Nó phản ánh rõ
nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại
bao nhiêu kết quả, giúp ta so sánh được hiệu quả ở các quy mô khác nhau.
- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được tính bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm
và chi phí để đạt được kết quả tăng thêm đó:
H=∆Q/∆C
Trong đó:

H: Là hiệu quả kinh tế.

6


∆Q: Là kết quả tăng thêm.

∆C: Là phần chi phí bỏ ra để có kết quả tăng thêm.
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu chiều sâu, nó xác định lượng
kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một đơn vị chi
phí tăng thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả thu thêm.
Như vậy hiệu quả kinh tế có nhiều cách tính khác nhau, mỗi cách tính phản ánh
một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó, tùy theo từng điều kiện của dơn vị
sản xuất kinh doanh mà lựa chọn cách tính phù hợp.
1.1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế.
 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất.
 Vốn xây dựng ao cơ bản là vốn hộ bỏ ra để xây dựng ao nuôi, cơ sở đầu tiên
để bắt đầu nghề nuôi trồng thủy sản.
 Vốn máy móc thiết bị là chi phí bỏ ra để trang bị các loại máy móc thiết bị
phục vụ cho quá trình nuôi. Chi phí này được tính khấu hao theo phương pháp khấu
hao đều mỗi vụ nuôi.
 Chi phí tu bổ ao hằng năm. Mỗi năm khi bắt đầu một vụ nuôi mới hộ nông
dân phải bỏ ra một khoản chi phí để tu bổ lại ao nuôi của mình.
 Chi phí xử lý ao là khoản chi phí dùng để diệt tạp, làm sạch ao để chuẩn bị
cho một vụ nuôi mới.
 Chi phí giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư
về con giống trong sản xuất. Đây là một nhân tố hàng đầu quyết định đến kết quả và
hiệu quả của hoạt động nuôi trồng.
 Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư
lao động sống phục vụ cho NTTS.
 Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tư
trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên
 Hệ thống chỉ tiêu kết quả.
 Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôi
cá được tạo ra trong một kỳ nhất định. (thường là một vụ hay một năm).
GO = Qi * Pi (i = 1,2,...,n)


7


Qi: số lượng sản phẩm loại i
Pi: giá bán sản phẩm loại i
 Chi phí trung gian (IC): Là biểu hiện bằng tiền mà hộ nông dân bỏ ra trả cho
dịch vụ. Chi phí trung gian bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí tài chính,
chi phí xử lý ao trước vụ nuôi, chi phí phòng trừ dịch bệnh, chi phí nhiên liệu.
 Tổng chi phí (TC) bao gồm: Chi phí trung gian, công lao động gia đình và
chi phí khấu hao tài sản cố định.
 Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của
hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). Đây là chỉ tiêu phản
ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi, là cơ sở để
thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi
VA = GO – IC
 Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập (gồm cả công lao động và lãi)
nằm trong giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định,
thuế (nếu có)
MI = GO – IC – A – T = VA – A – T
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định
T: Thuế
 Lợi nhuận (Pr): Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
Pr = GO – TC
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
 Năng suất nuôi (N): N = Q/S
Trong đó: N là năng suất, Q là sản lượng, S là diện tích
Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích.
 Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vị
chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ
nhất định.

 Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng cho các hộ nuôi.
 Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích (MI/IC): cho biết một đồng chi
phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi.

8


1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá lóc
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học
Hiện nay, có 3 loài cá lóc được nuôi phổ biến: Cá lóc đen (Ophiocephalus
striatus), các lóc bông (Ophiocephalus striatus), cá lóc môi trề (Ophiocephalus sp).
Về môi trường sống: Ngoài tự nhiên cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước
ngọt, lợ, chúng có mặt ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa...Cá thích sống nơi
có thực vực thủy sinh (rong, cỏ, bèo...) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.
Về khả năng thích nghi: cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 –
12 %), độ pH thích hợp 6,3 – 7,5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25 – 30 độ
C. Đặc biệt nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan
hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng lấy
oxy trực tiếp từ ngoài không khí. Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều
kiện dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi
thâm canh trong bè, trong ao.
Về đặc tính dinh dưỡng: Cá lóc mới nở tự dưởng bằng noãn hoàn trong 3 ngày,
có thể ăn các động vật rất nhỏ trong nước (luân trùng) hay lòng đỏ trứng, sau 5 – 7
ngày có thể ăn trùn chỉ, thức ăn tổng hợp dạng bột. Khi trưởng thành cá ăn động vật là
chủ yếu, khả năng rình bắt mồi rất tốt, trong thủy vực chúng ăn nhiều nhất là các loại
cá có kích thước nhỏ tôm, tép. Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại thức ăn cá
biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến thủy hải sản, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia
cầm, cám viên tổng hợp.
Về tăng trưởng: nếu nuôi cá lóc từ cở 5 – 7 cm sau 12 tháng nuôi cá đạt trọng

lượng từ 500 – 700g/con. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt được
100g/con) lúc này các ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào
mùa Xuân – Hè. Và đây cũng lag giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh
sản vào đầu màu mưa.
1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá lóc.
 Chuẩn bị
Ao nuôi cá lóc có diện tích 50 – 500m vuông là phù hợp.
Độ sâu nước ao từ 1,5 – 2m.

9


 Chuẩn bị ao:
Vét sạch lớp bùn đáy càng sạch càng tốt. Tuy nhiên cũng cần chú ý tính chất đất
ở nền đáy và tầng sinh phèn. Có những vùng càng vét sâu phèn càng cao.
Bón vôi 10 – 20 kg/100 mét vuông ao, phơi đáy ao 3 – 5 ngày, lấy nước vào ao
60 – 80 cm, tiến hành diệt tạp. Sau khi diệt tạp 5 – 7 ngày, bón 20 – 30 kg phân
chuồng đã ủ hoai cho 100 m2 ao hoặc phân vô cơ DAP 300g/100 mét vuông ao. Sau 4
– 6 ngày thấy nước có màu xanh và có nhiều động vật nhỏ (phiêu sinh động) ở quanh
bờ vào buổi sáng là có thể thả cá lóc con vào nuôi.
Đối với ao nuôi cá lóc cần chú ý: Cá lóc trưởng thành có khả năng phóng cao hơn
1m khỏi mặt nước. Vì thế để đề phòng mất mát, bờ ao phải cao, chắc chắn và được bao
lưới quanh bờ (dùng lưới khổ 1.6 – 1.8 m), nhất là đoạn bờ gần cống cấp nước vào. Trên
mặt ao nên thả lục bình, rong, bèo chiếm 30 – 50% diện tích mặt nước ao nuôi. Chủ yếu
là bố trí quanh ao, dọc theo chiều dài bờ, để vừa hạn chế ô nhiễm nước ao, vừa che mát
cho cá, vừa là chỗ cho cá trú ẩn, cũng vừa hạn chế cá phóng ra ngoài.
 Thả giống
 Chọn giống:
Chọn cỡ giống 8 – 10 cm (giống càng lớn, cá càng lớn nhanh và ít hao hụt), giống
đồng đều, không bị bông vẫy, trầy sướt ở đầu, mình, màu sắc sáng bóng đặc trưng.

 Mật độ thả nuôi: cá lóc có thể nuôi ở mật độ 30 con/mét vuông. Tuy nhiên,
khi tính toán đến mật độ thả cần tính đến khả năng cung cấp thức ăn cho cá trong thời
gian nuôi dài. Cá lóc có thể nuôi ghép với một số loài cá khác.
 Cách thả giống: thả vào lúc trời mát, bao giống được ngâm trong ao 20 – 30
phút, khi thả mở miệng bao để cá lội nhẹ nhàng ra ao, thả giữa ao hoặc cách bờ ít nhất
5m ( đối với ao lớn)
 Chăm sóc
 Cho cá ăn
Chuẩn bị thức ăn cho cá với nhiều loại thức ăn như:
Thức ăn tận dụng từ những loại cá rẻ tiền, các phụ phế phẩm từ nhà máy chế
biến thủy sản, lò mổ gia súc, gia cầm, cần rửa sạch cắt nhỏ nấu chín rồi mới cho ăn.
Thức ăn tự chế biến cho cá có thể áp dụng theo công thức: 75% đầu tôm, cá xay
+ 25% cám gạo, xay nhuyễn, nấu chín, trộng vitamine, khoáng, vò viên cho cá ăn.

10


 Cách cho ăn: Nên bố trí nhiều sàn ăn trong ao để cho cá ăn. Cho ăn trên sàn vừa
tiết kiệm chi phí thức ăn vừa quản lý được sức ăn của cá vừa tránh ô nhiễm nguồn nước.
 Chú ý: Không nên cho ăn quá thừa hay thiếu. Sau 20 phút cho ăn, thấy thức ăn
trong ao vẫn còn tức thức ăn đã bị nhiều, cần vớt bỏ và giảm lượng thức ăn vào lần sau.
1.1.2.3. Các hình thức nuôi cá lóc.
Việc lựa chọn hình thức NTTS có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và
hiệu quả NTTS. Những hộ khác nhau có điều kiện tài chính khác nhau, sống trong
những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau và họ sẽ tự lựa chọn cho
mình những hình thức NTTS phù hợp. Hiện nay, ở nước ta có 5 hình thức NTTS nói
chung và cũng như nuôi cá lóc sau đây:
a. Nuôi quảng canh:
Là hình thức nuôi sơ khai đơn giản và ít tốn kém nhất. Đây là hình thức nuôi mà
người nông dân hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nguồn giống và thức ăn từ tự nhiên trong

các ao hồ đầm ở nông thôn và các vùng ven biển với diện tích nuôi từ 2 đến vài chục
ha, cải tạo ao và đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như không có. Chính vì thế năng suất chỉ
đạt từ 0,03 đến 0,3 tấn/ha, sản phẩm thu được đa dạng về kích cỡ, chủng loại.
Hình thức nuôi này phù hợp với những hộ dân nghèo, nguồn vốn đầu tư ít. Khi
sử dụng hình thức này còn có ưu điểm là tận dụng được nguồn mặt nước tựu nhiên,
nguồn cá tự nhiên và bảo vệ được môi trường sinh thái.
b. Quảng canh cải tiến
Hình thức nuôi quảng canh cải tiến cũng giống như hình thức nuôi quảng canh,
tuy nhiên giống, thức ăn, trang thiết bị cũng như kỹ thuật nuôi được đầu tư tốt hơn. Cụ
thể hình thức nuôi này cũng chủ yếu bằng giống và thức ăn tự nhiên nhưng có bổ sung
giống nhân tạo ở một mức độ nhất định (1 – 4 con/m2), đồng thời có đầu tư cải tạo
thủy vực, diện tích nuôi từ 1 đến 10 ha, năng suất đạt từ 0,3 đến 0,8 tấn/ha.
c. Bán thâm canh
Là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo nhưng kết hợp với
nguồn thức ăn tự nhiên trong trong thủy vực. Ngoài ra hệ thống ao hồ được đầu tư cơ
sở hạ tầng, chủ động nguồn nước cung cấp, diện tích nuôi từ 0,5 đến 5 ha và năng suất
đạt được từ 1 đến 3 tấn/ha.

11


d. Thâm canh
Là hình thức nuôi công nghiệp, với mức độ đầu tư và kỹ thuật cao. Khi áp dụng
hình thức nuôi này, đòi hỏi giống phải hoàn toàn nhân tạo, chất lượng tốt, thức ăn công
nghiệp, mật độ thả giống dày (25-60 con/m2), đồng thời phải đầu tư cơ sở hạ tầng đầy
đủ và diện tích nuôi ít chỉ từ 0,5 đến 2 ha và đạt năng suất rất cao (>=3 tấn/ha).
e. Siêu thâm canh
Là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất
cao, đồng thời sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường
sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời

tiết và mùa vụ, đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất , năng
suất đạt được từ 10 tấn/ha trở lên.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình NTTS ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là đất nước có bờ biển dài trên 3000 km và nhiều hệ thống sông ngòi
dày đặc. Với điều kiện tự thuận lợi như vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển
NTTS với những loài có giá trị kinh tế cao như: cá ba sa, cá chẽm,...tôm sú, tôm thẻ,
tôm hùm...vì thế trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm khuyến
khích thế mạnh này nhằm tạo nguồn đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến thủy
sản để xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, nâng cao đời sống cho
người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả NTTS là
điều được người dân sản xuất rất quan tâm, trong đó vấn đề lựa chọn đối tượng nuôi
mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn được đặt lên hàng đầu.
Ngành thủy sản nước ta phát triển rất năng động. Bắt đầu thâm nhập từ năm
1960 nhưng trong vòng 10 năm đã có sự phát triển nhanh chóng. Năm 2009 thủy sản
nước ngọt nước ta đứng trong top 10 nước có sản lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất
thế giới, với tổng kim ngạch đạt hơn 4,3 tỷ USD, Việt Nam được coi là “cường quốc”
trong lĩnh vực thuỷ sản. Đóng góp đáng kể vào thành quả đó phải kể đến cá tra, basa
với kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều
loài thuỷ sản nước ngọt có giá trị xuất khẩu nhưng vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

12


×