Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình vietgap tại hợp tác xã kim thành, xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 71 trang )

i

AI HOĩC HU
TRặèN G AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T VAè PHAẽT TRIỉN
--------

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

AẽNH GIAẽ HIU QUA KINH T SAN XUT RAU
AN TOAèN
THEO QUY TRầNH VIETGAP TAI HĩP TAẽC XAẻ KIM
THAèNH,
XAẻ QUANG THAèNH, HUYN QUANG IệN,
TẩNH THặèA THIN HU

NG THậ CỉM TUẽ

Khoùa hoỹc : 2009-2013


i

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌN G ÂẢI HC KINH TÃÚ
KHOA KINH TÃÚ V PHẠT TRIÃØN
--------

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂẢI HC
ÂẠNH GIẠ HIÃÛU QU KINH TÃÚ SN XÚT RAU
AN TON


THEO QUY TRÇNH VIETGAP TẢI HÅÜP TẠC X KIM
THNH,
X QUNG THNH, HUÛN QUNG ÂIÃƯN,
TÈNH THỈÌA THIÃN HÚ

Sinh viãn thỉûc hiãûn :
Giạo viãn hỉåïn g dáùn :
Ngä Thë Cáøm Tụ
ThS. Nguùn Vàn Vỉåün g
Låïp : K43B KTNN
Niãn khọa : 2009-2013

Hú, thạn g 05 nàm 2013


ii

Sau quá trình thực tập tại HTX Kim
Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã hoàn thành đề
tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau
an toàn theo quy trình VietGap tại Hợp tác
xã Kim thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Để hoàn thành
tốt đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy cô trong trường cùng các chú các bác
trong đơn vị cơ quan.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đến :

Các thầy cô giáo trong trường Đại học
Kinh Tế Huế đã tận tình dạy cho tôi trong
suốt quá trình học tại trường, trang bị cho
tôi những kiến thức cần thiết để tôi hoàn
thành khóa luận này cũng như cho nghề nghiệp
tương lai, đặc biệt là ThS. Nguyễn Văn Vượng
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực tập.
Xin được gửi đến toàn thể các chú, các
bác tại HTX Kim Thành lời cảm ơn trân trọng
nhất, bởi họ đã góp phần rất lớn vào thành
công của bài khóa luận này.
Xin được gửi lời cám ơn đến toàn thể bạn
bè và gia đình đã luôn là nguồn động viên,
khích lệ cho tôi trong quá trình học cũng như
trong thời gian thực tập để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình.


iii

Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực tập
Ngô Thị Cẩm Tú


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...........................................................vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI........................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...........................................................................................ix
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................................4
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................................................5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................5
1.1. Cơ sở lí luận.................................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm,phương pháp xác định hiệu quả kinh tế...............................................................5
1.1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................................5
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế........................................................................6
1.1.2. Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với sự phát triển kinh tế xã hội............7
1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau.............................................................................................7
1.1.2.2. Giá trị kinh tế của rau.....................................................................................................8
1.1.2.3. Đặc điểm ngành sản xuất rau và xu hướng của nó trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu
cây trồng hiện nay......................................................................................................................8
1.1.2.3.1. Đặc điểm của ngành sản xuất rau...........................................................................8
1.1.2.3.2. Vị trí và vai trò của ngành sản xuất rau...................................................................9
1.1.3. Rau an toàn và những vấn đề phát triển rau an toàn.........................................................11


v
1.1.3.1. Định nghĩa rau an toàn (RAT).......................................................................................11

1.1.3.2. Những quy định chung cho sản xuất RAT....................................................................12
1.1.3.3. Tiêu chuẩn xác định vùng RAT.....................................................................................13
1.1.3.3.1. Điều kiện về sản xuất:...........................................................................................13
1.1.3.3.2. Điều kiện kỹ thuật.................................................................................................13
1.1.3.3.3. Điều kiện tổ chức..................................................................................................14
1.1.3.3.4. Quyền lợi của người trồng RAT.............................................................................14
1.1.4. Hiệu quả kinh tế xã hội môi trường từ việc phát triển rau an toàn....................................14
1.1.4.1. Hiệu quả kinh tế...........................................................................................................15
1.1.4.2. Hiệu quả xã hội............................................................................................................15
1.1.4.3. Hiệu quả môi trường....................................................................................................15
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................................................16
1.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại Việt Nam.................................16
1.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn tại Thừa Thiên Huế............................................................18
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HTX NN KIM THÀNH..............................................................................21
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu..................................................................................21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................................21
2.1.1.1. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng......................................................................................21
2.1.1.2. Khí hậu thời tiết...........................................................................................................22
2.1.1.3. Nguồn nước và thủy văn..............................................................................................23
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................................................23
2.1.2.1. Tình hình đất đai..........................................................................................................23
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động.......................................................................................25
2.1.2.3. Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng..................................................................................26


vi
2.1.2.3.1. Tình hình tư liệu lao động.....................................................................................26

2.1.2.3.2. Tình hình giao thông thủy lợi................................................................................26
2.1.2.3.3. Hệ thống điện và thông tin liên lạc.......................................................................27
2.1.2.3.4. Y tế và giáo dục.....................................................................................................27
2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của HTX Kim Thành........................................27
2.1.3.1. Thuận lợi......................................................................................................................27
2.1.3.2. Khó khăn......................................................................................................................28
2.2. Thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất RAT và rau thường tại HTX Kim Thành.......28
2.2.1. Tình hình chung về sản xuất RAT và rau thường tại HTX Kim Thành...................................28
2.2.1.1. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng RAT và rau thường nói chung tại HTX Kim
Thành........................................................................................................................................28
2.2.2. Tình hình sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra................................................30
2.2.2.1. Năng lực sản xuất RAT và rau thường của các hộ tại HTX Kim Thành..........................30
2.2.2.2. Thời vụ.........................................................................................................................32
2.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh trong sản xuất........................................................................32
2.2.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra....................35
2.2.4.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng rau của các hộ điều tra.....................................................35
2.2.4.2. Tổng chi phí trong sản xuất..........................................................................................36
2.2.4.3. Kết quả sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra.............................................37
2.2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT và rau thường........................................39
2.2.5.1. Hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất......................................................................39
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất.............................................................43
2.3.1. Ảnh hưởng bởi quy mô đất đai...........................................................................................43
2.3.2. Ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất..........................................................................................45
2.3.4. Ảnh hưởng bởi các nhân tố khác........................................................................................46
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN RAT
TẠI HỢP TÁC XÃ KIM THÀNH................................................................................................................49


vii

3.1. Định hướng phát triển RAT ở HTX Kim Thành............................................................................49
3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển RAT..............................................................................50
3.2.1. Đối với nhà nước................................................................................................................50
3.2.2. Đối với hợp tác xã và người trồng rau................................................................................51
3.2.2.1. Quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất.................................51
3.2.2.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật....................................................................................52
3.2.2.3. Liên kết các hộ trồng rau theo VietGAP thành một tổ chức xin đăng ký tư cách pháp
nhân..........................................................................................................................................53
3.2.2.4. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm........................................................................................53
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................55
1. Kết Luận........................................................................................................................................55
2. Kiến nghị.......................................................................................................................................56
2.1. Về cơ chế chính sách..............................................................................................................56
2.2. Về tổ chức quản lí..................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................58


viii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
HTX

Hợp tác xã

RAT

Rau an toàn

NN & PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

IPM

Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp

BVTV

Bảo vệ thực vật

VSV

Vi sinh vật

UBND

Ủy ban nhân dân

SX

Sản xuất


NN

Nông nghiệp

BQ

Bình quân



Lao động

NK

Nhân khẩu

TTLL

Thông tin liên lạc

THCS

Trung học cơ sở

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVC


Cơ sở vật chất

DTGT

Diện tích gieo trồng

TLSX

Tư liệu sản xuất


ix

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các mô hình áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè....................................................17
Bảng 2: Các đơn vị sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................................19
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của HTX qua 3 năm 2010-2012.......................................................24
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của HTX qua 3 năm 2010-2012..................................................25
Bảng 5: Tình hình sản xuất RAT theo hướng VietGap
và rau thường ở HTX Kim Thành qua 2 năm 2010-2011.......................................................................29
Bảng 6: Năng lực sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra năm 2012......................................31
Bảng 7: Mức đầu tư thâm canh các yếu tố đầu vào cho sản xuất RAT
và rau thường năm 2012......................................................................................................................33

Bảng 8: Cơ cấu DTGT các loại rau trong sản xuất RAT
và rau thường ở các hộ điều tra...........................................................................................................35
Bảng 9: Tổng chi phí trong sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra........................................36
Bảng 10: Tổng doanh thu trong sản xuất RAT.......................................................................................37
Bảng 11: Hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất RAT và rau thường.................................................39
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng lao động trong sản xuất RAT và rau thường.............................................41
Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô diện tích sản xuất tới kết quả và hiệu quả sản xuất RAT theo quy
trình VietGap của các hộ ......................................................................................................................43
Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất tới kết quả và hiệu quả sản xuất RAT theo quy trình VietGap
của các hộ điều tra...............................................................................................................................45


xi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Rau cung cấp nhiều vitamin và các enzim rất quý giá mà các thực phẩm khác
không thể thay thế được.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học rất phổ biến trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân mà nhất là trong ngành sản xuất rau
quả. Việc sử dụng như vậy sẽ tăng năng suất cây trồng,tăng thu nhập nhưng hậu quả
để lại rất lớn. Ngoài việc tăng chi phí sản xuất nó còn làm ô nhiễm môi trường,suy
thoái đất mà nguy hại nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Với tình trạng ngộ độc thực phẩm do ăn rau có dư lượng thuốc trừ sâu ngày
càng gia tăng. Điều này đòi hỏi ngành sản xuất rau phải phất triển theo hướng sạch, an
toàn để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Từ những lí do trên mà em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả
kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại hợp tác xã Kim Thành,
xã Quảng Thành, huyện Quảng điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
• Với mục tiêu nghiên cứu sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn
 Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã

 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau
 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau
 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất rau cho địa phương.
• Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng tài liệu từ các
nguồn sau:
 Số liệu tổng quát cho phần cơ sở nghiên cứu được thu thập từ niên giám
thống kê địa phương, niêm giám thống kê của cả nước và các sách báo tạp chí.
 Số liệu từ HTX Kim Thành và xã Quảng Thành.
 Thu thập số liệu qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất.
• Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp duy vật biện chứng


xii
 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua điều tra bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn
trực tiếp 50 hộ trồng rau trong đó 25 hộ trồng RAT theo hướng VietGap và 25 hộ
trồng rau thường trên địa bàn HTX Kim Thành.
 Phương pháp phân tích và sử lí số liệu
• Kết quả nghiên cứu đạt được
Kết quả khả quan mà sản xuất rau mang lại là mở ra hướng phát triển mới cho
sản xuất nông nghiệp ở HTX Kim Thành, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết một
bộ phận không nhỏ lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
mức sống cho người dân.
Tuy nhiên sản xuất rau vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Giá cả phụ thuộc vào năng lực tiêu thụ trên thị trường, tiêu thụ sản phẩm còn
gập nhiêug khó khăn.

- Việc áp dụng cơ giới hóa vào đất đai chưa cao.
- Hiện tượng sâu bệnh là một khó khăn lớn cho các hộ.
- Việc trồng rau phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết
Tóm lại: Quá trình nghiên cứu đề tài, sự phong phú của thực tiễn sản xuất và
đời sống đã bổ sung kiến thức cho bản thân tôi. Kết quả lớn nhất là kinh nghiệm sản
xuất, kiến thức về thị trường và khóa luận tốt nghiệp này.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thách thức của thị trường nông sản là rất khó xác định được tác nhân sản xuất,
nguồn gốc sản phẩm và kiểm soát chất lượng nông sản trong toàn chuỗi cung ứng.
Thực hành nông nghiệp tốt (viết tắt là GAP) đã được chứng minh là một công cụ hiệu
quả để vượt qua các thách thức trên. Hiện nay, thực hành nông nghiệp tốt được thừa
nhận và thực hiện ở cả cấp độ toàn cầu (EUREPGAP/ GlobalGAP), cấp độ khu vực
(AseanGAP) và cấp độ quốc gia (ThaiGAP, ChinaGAP, JGAP,...).
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Khu
vực mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hòa cùng với mối quan tâm
ngày càng tăng đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, nước ta phải
cam kết thực hiện Hiệp định SPS về kiểm dịch thực vật và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Đây là một cơ hội lớn cho nông sản nước ta thâm nhập thị trường thế giới. Đồng thời,
đây cũng là rào cản kỹ thuật cho nông sản của chúng ta nếu muốn xuất khẩu sang các
nước khác là phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu, phải truy
được xuất xứ hàng hóa nông sản, phải đủ về lượng, thường xuyên và liên tục. Hiện
nay, người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm đến chất lượng và an toàn thực

phẩm. Chính vì vậy, người sản xuất muốn bán được sản phẩm, thì phải sản xuất theo
tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, khi đó GAP giải quyết rất tốt vấn đề này. Trong
bối cảnh toàn cầu đó, để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói
chung và rau, quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu,
ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ
NN&PTNT) đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN: “Quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGap)”. Quy
trình này được xây dựng dựa theo AseanGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định
điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point; HACCP), các
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EUREPGAP/
GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

thực phẩm. Đây là một quy trình có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao
chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đa
những nguy cơ tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình
sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và chế biến nông sản. Chính vì những lợi
ích trước mắt và lâu dài nói trên mà quy trình VietGAP được Bộ NN & PTNT khuyến
khích ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng đơn vị và diện tích áp dụng sản xuất quy trình còn
rất hạn chế. Tính đến tháng 1/2010 cả nước mới chỉ có 15 mô hình sản xuất áp dụng
VietGAP được cấp chứng nhận, trong đó, trên địa bàn Hà Nội có 1 giấy chứng nhận

dành cho sản xuất rau an toàn (Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT). Thực trạng này
xuất phát từ: (1) việc áp dụng quy trình VietGAP đòi hỏi người nông dân phải tăng
vốn đầu tư để cải thiện điều kiện sản xuất, ngoài ra còn đầu tư thêm chi phí quản lý
chất lượng, giấy chứng nhận và một số khoản chi phí phát sinh khác. Đây là rào cản
lớn cho nông dân, đặc biệt là các hộ có quy mô sản xuất nhỏ; (2) lợi nhuận từ RAT
VietGAP chưa đáp ứng được nguyện vọng của người sản xuất bởi người tiêu dùng
chưa có được thông tin đầy đủ để tin tưởng vào sự khác biệt giữa RAT VietGAP và
rau thường. Dẫn đến, giá bán của nó chưa tương xứng với lợi ích mang lại cho người
tiêu dùng cũng như công sức và chi phí mà người sản xuất đã bỏ ra. Vậy bài toán đặt
ra là làm thế nào để cải thiện tình trạng đó? Làm thế nào để sản xuất rau theo quy trình
VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân?
Hợp tác xã nông nghiệp Kim Thành thuộc xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế là HTX có tiềm năng rất lớn về đất đai,lao động với tổng diện
tích tự nhiên 723,8 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 451,4 ha. Bên cạnh việc
sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản (NTTS) thì người đân nơi đây có nghề trồng rau
truyền thống. Hiện nay do nhu cầu thị trường với mục đích nâng cao hiệu quả trồng
rau thì HTX cùng bà con nơi đây áp dụng mô hình trồng rau theo quy trình sản xuất
rau an toàn (RAT). Đây là mô hình sản xuất mới dựa trên kỹ thuật trồng cũ nên nó còn
gặp nhiều khó khăn trong việc vấn đề sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm RAT trên
thị trường.

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng


Xuất phát từ những lí do trên, qua điều tra thực tế, nghiên cứu đề tài cùng với
sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ ở HTX tôi đã quyết định nghiên cứu
đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại
hợp tác xã Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế”
2. Mục đích nghiên cứu
• Hệ thống hóa cơ sở lí luận về kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất RAT và rau thường.
• Đánh giá thực trạng về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế RAT tại HTX
Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất RAT
• Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất RAT trên địa bàn nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp duy vật biện chứng
Là phương pháp xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, là cơ sở lí luận để
nghiên cứu. việc nghiên cứu một vấn đề luôn đặt trong sự tác động của các yếu tố môi
trường xung quanh.
• Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp: các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn
về hoạt động sản xuất RAT và rau thường, báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và thực trạng sản xuất RAT và rau thường của các cấp chính quyền, các loại sách
báo, Internet…
 Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua bảng hỏi điều tra, tiến hành phỏng vấn
trực tiếp 25 hộ trồng RAT và 25 hộ trồng rau thường trên địa bàn HTX Kim Thành.
• Phương pháp sử lí và phân tích số liệu
Tổng hợp và phân tích các số liệu thu được, tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả và tiến hành phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất.

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN


3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Ngiên cứu tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả sản xuất rau của các hộ ở
HTX Kim Thành
• Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả sản xuất RAT và rau
thường trên địa bàn HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
 Thời gian: số liệu thứ cấp sử dụng 2 năm 2010,2012, số liệu điều tra năm 2012.

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I


CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm,phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Tất cả mọi hoạt động sản xuất của con người đều hướng tới một mục đích là đạt
hiệu quả cao. Đó chính là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được từ đó.
Trong SXNN cũng vậy, mọi nỗ lực sản xuất của một doanh nghiệp, ngành kinh tế hay
cả của một nền kinh tế quốc dân đều nhằm mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả cao.
Hiệu quả được xem xét trên mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội hay môi
trường. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế vẫn là mục tiêu hang đàu đóng vai trò quyết định
của một phương án kinh doanh.
Vì vậy, hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chính là cơ sở lý thuyết
cho thước đo sự tồn tại và phát triển của một hoạt động sản xuất hay một nền kinh tế.
Có nhiều quan điển khác nhau về hiệu quả kinh tế, theo Schultz (1964), Rizzo
(1979) “ Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh kết quả đạt được và kết quả
bỏ ra ( nguồn lực đầu vào sản xuất) để đạt được kết quả đó. Bản chất của hiệu quả
kinh tế là mối quan hệ giữa một bên là kết quả kinh tế với một bên là chi phí sản xuất
bỏ ra. Kết quả đó có thể là doanh thu, là lợi nhuận thu được sau sản xuất. Còn chi phí
là nhân lực, vật lực, vốn… đầu tư vào sản xuất. Như vậy, tiêu chuẩn đê đánh giá hiệu
quả là sự tiết kiệm yếu tố đầu vào hay sự gia tăng giá trị thu được trên một đơn vị chi
phí bỏ ra”
Trong quá trình nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần
phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả khĩ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả
phân phối.
Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

nghệ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh
trong mối quan hệ về hàm sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vật
chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dung vào sản xuất đem lại
thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kĩ thuật của việc sử dụng nguồn lực được
thể hiện thông qua mối quan hệ giữ đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và
giữa các sản phẩm khi nông dân đưa ra sản xuất.
Hiệu quả kĩ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụng
vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã
hội khác nhau mà trong đó kĩ thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân bố là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố sản phẩm và giá đầu vào
được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu
vào và đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giồng như xác điịnh các điều kiện về lý
thuyết biên để tối đa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải
bắng gí trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩ
thuật và hiệu quả phân phối.Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lưch trong công nghiệp. Nếu đạt
được hoặc yếu tố hiệu quả kĩ thuật hoặc hiệu quả yếu tố phân phối thì mới chỉ là điều
kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc
sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kĩ thuật và phân phối thì sản xuất mới đạt
hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
• Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số kết quả thu được
với chi phí bỏ ra.

H=Q/C
Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra

Phương pháp này cho chúng ta xác định được kết quả thu được từ một đơn vị chi
phí. Nó cũng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của quá trình sản xuất kinhn doanh.
Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

• Phươnh pháp 2: Hiệu quả kinh tế bằng tỉ số giữa kết quả tăng thêm với chi
phí tăng thêm để đạt điều đó
H=∆Q/∆H
Trong đó:

H là kết quả kinh tế
∆Q là kết quả tăng thêm
∆H là chi phí tăng thêm

Phương pháp này cho ta xác định hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm
mang lại. Nó thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh.
Với 2 phương pháp trên, việc xác định hiệu quả kinh tế chưa phản ánh được

quy mô sản xuất. Do vậy, người ta thường sử dụng thêm chỉ tiêu về lợi nhuận hay thu
nhập đẻ xác định hiệu quả kinh tế. Sự tổng hợp các con số sẽ cho ta một cái nhìn bao
quát hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh tế đạt được
1.1.2. Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với sự phát triển kinh tế
xã hội
1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì
trong khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500 calo năng lương hằng
ngày để sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực thì rau
xanh góp phần đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể con người. Do đó rau xanh từ
lâu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày, rau cung cấp phần lớn các nguyên
tố A,B,C,D,E… chưa kể đến các nguyên tố muối khoáng và đường. Những loại rau
càng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm càng có giá trị dinh dưỡng cao.
Từ những đánh giá của viện nghiên cứu dinh dưỡng Trung Ương thì rau cung
cấp khoảng 6-8% lượng chất khô có trong cơ thể, từ 1,4-2,5% protein theo từng loại,
khoảng 4,5-7% hydrocacbon (đường tổng số), vitamin B1 là 0,06mg/100g, vitamin là
30-80mg/100g. Như vậy rau đã cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể con người, giá trị dinh dưỡng sẽ tăng lên nếu đó là sản phẩm sạch. Tuy nhiên
nếu trong quá trình tiêu dung mà gặp phải những sản phẩm không sạch không đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thì hậu quả không lường trước được.

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng


1.1.2.2. Giá trị kinh tế của rau
Ngày nay xu thế phát triển của xã hội cùng với sự tăng dần của dân cư phi nông
nghiệp tại các thành phố đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm. Sự
thay đổi cơ cấu khẩu phần trong bữa ăn theo hướng giảm dần về số lượng và tăng đàn
về chất lượng, giảm dần tỷ trọng dinh dưỡng có nguồn gốc từ động vật và tăng dần
hàm lượng dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật. Vì thế rau xanh ngày càng có tầm
quan trọng trong các bữa ăn hang ngày của người dân. Và việc cung cấp rau cho các
nhu cầu đó ngày càng được chú trọng, sản xuất rau đã đem lại giá trị kinh tế cao cho
người trồng rau. Rau là nguồn nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mùa đông có ở các vùng miền bắc rất thích hợp cho
nhiều laoị rau có nguồn gốc ôn đới. Nếu chúng ta biết phát huy lợi thế các loại rau vụ
đông xuân thì chúng ta sẽ có một lượng lớn rau để xuất khẩu. Năm 2012, xuất khẩu
rau quả tăng trưởng chậm lại do vướng các quy định về chất lượng của các nước nhập
khẩu nhập khẩu, ước đạt 770 triệu USD, tăng 30% so với năm 2011. Các loại rau được
xuất khẩu chủ yếu là ớt khô, hạt mùi, tỏi khô và một số loại rau tươi là cà tím, dưa
chuột, bắp cải, súp lơ,….
Rau là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: công
nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô bao tử, măng tây, đậu bắp), công nghệ bánh kẹo
(bí xanh, cà rốt, khoai tây), công nghệ giải khát (cà chua, cà rốt, bí đao), công nghệ chế
biến dược liệu (tỏi, hành), làm hương liệu (hạt mùi, ớt, cà chua,nghệ).
1.1.2.3. Đặc điểm ngành sản xuất rau và xu hướng của nó trong xu hướng chuyển
dịch cơ cấu cây trồng hiện nay
1.1.2.3.1. Đặc điểm của ngành sản xuất rau
Hầu hết các loại rau xanh đều qua thời kì vườn ươm sau đó mới đem trồng
ngoài ruộng sản xuất. Bởi vì hạt giống của các loại rau rất nhỏ, rễ ăn nông nên cần
gieo trên diện tích nhỏ ở vườn ươm để có điều kiện chăm sóc cho cây có bộ rễ khỏe,
ăn sâu, than lá phát triển để thích nghi với điều kiện ngoài đồng ruộng sản xuất . Phần
lớn các loại rau có than lá non, mềm, bộ rễ yếu nên cần được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ.
Mặc khác, thời gian sinh trưởng của các loại rau tương đối ngắn từ 30-120 ngày, do


Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

vậy một năm có thể trồng 2-3 vụ, có nơi từ 4-5 vụ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và
loại rau trồng.
Rau là loại cây yêu cầu sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên của con người,
việc đầu tư lao động trong sản xuất góp phần tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm.
Rau có hàm lượng dinh dưỡng cao nên cần nhiều phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ.
Rau là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh phá hoại và nhu cầu dinh dưỡng của nó
là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển. Vì vậy, một trong những khâu quan trọng
quyết định năng suất cũng như chất lượng rau là cần dự báo chính xác và phòng ngừa
bệnh kịp thời.
Rau là loại cây thích hợp trồng xen, trồng gối hay gieo lẫn với nhau. Đây là
biện pháp kỹ thuật rất thích hợp với cây rau và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Rau là loại cây trồng rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh nhất là sự thay đổi
thời tiết. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng là những yếu tố gây ra sự thay đổi
trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rau. Do vậy đòi hỏi thời vụ rất nghiêm
ngặt và khẩn trương.
Ngành sản xuất rau là ngành sản xuaát hàng hóa. Sau khi thu hoạch các loại rau
sẽ trở thành hàng hóa được trao đổi trên thị trường. Sự kết hợp chặt chẽ giữa người sản
xuất, thu mua, vận chuyển,… và người tiêu dùng là điều kiện đảm bảo hiệu quả sản
xuất, thúc đẩy sự phát triển một cách ổn định, bền vững.
1.1.2.3.2. Vị trí và vai trò của ngành sản xuất rau
• Giá trị dinh dưỡng: Tuy không phải là nguồn cung cấp calo chính cho các

hoạt động sống của con người, nhưng rau xanh được biết đến như một yếu tố đóng vai
trò cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ khi nhu cầu về các loại lương thực, thực
phẩm giàu Protein đã được đảm bảo. Các loại rau cung cấp một lượng lớn Vitamin (C,
B1-B6, E, K,… ) và nhiều Provitamin A, D… Ngoài ra, rau còn cung cấp các nguyên
tố khoáng đa lượng, vi lượng cần thiết cho cấu tạo của tế bào, cấu tạo các Enzim, tác
nhân xúc tác và điều hoà các quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể người. Đồng thời,
rau xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ có khả năng làm tăng hoạt động của nhu
mô ruột và hệ tiêu hoá.

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, một số loại rau xanh như: hành, tỏi, nghệ, tía tô,
mướp đắng,… còn được coi như những vị thuốc rất có giá trị đối với sức khoẻ con
người. Chính vì thế, trong cuộc sống con người, rau xanh đóng một vai trò hết sức
quan trọng và là sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ với số lượng lớn. Các kết quả
nghiên cứu và số liệu thống kê cho thấy, mức độ tiêu thụ rau xanh trên thế giới tính
theo đầu người ngày càng có chiều hướng tăng cao. So với những nước đang phát triển
thì các nước phát triển thường có mức tiêu thụ rau bình quân đầu người cao hơn.
Đối với sản xuất nông nghiệp, rau là loại cây trồng quan trọng và không thể
thiếu trong hệ thống trồng trọt. Với lợi thế có thời gian sinh trưởng ngắn, kích thước
các loại rau thường nhỏ nên cây rau rất phù hợp trong cơ cấu trồng xen hay trồng gối
với những loại cây trồng khác, cho phép nâng cao hiệu suất sử dụng đất. Chính vì thế,
thu nhập từ sản xuất rau cũng cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất lúa cũng như

một số cây trồng khác. Trong đó, các loại rau ăn lá thường có thời gian sinh trưởng
ngắn và dễ chăm sóc, khả năng khai thác năng suất/đơn vị diện tích/đơn vị thời gian
nhanh hơn và mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn.
Như vậy, có thể nói, rau là loại thực phẩm rất cần thiết đối với con người và là
sản phẩm không thể thay thế bởi rau xanh cung cấp rất nhiều các chất quan trọng cho
sự phát triển của con người như các loại vitamin, các loại chất khoáng, chất xơ… trong
đó có 2 thành phần chủ yếu đó là: các loại vitamin và chất khoáng. Các chất này có tác
dụng điều hòa, cân bằng kiềm toan trong máu, là những chất cần thiết cấu tạo máu và
xương. Ngoài ra trong rau còn có một khối lượng lớn các loại chất xơ có tác dụng tốt
cho tiêu hóa. Qua thực tế sản xuất cho thấy giá trị sản xuất trên 1 ha rau màu thường
cao hơn gấp 2 - 3 lần so với 1 ha lúa nên rau được xem là cây trồng đem lại hiệu quả
kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra rau còn có nhiều ý nghĩa kinh tế khác
như là loại cây lương thực, là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao và là nguồn
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
• Về y học: Một số loại rau được coi là loại dược liệu quý và chữa được nhiều bệnh.
• Về mặt xã hội: Khi ngành sản xuất rau phát triển thì sẽ có nhiều mặt tác động
tích cực đối với đời sống của con người như: góp phần tăng thu nhập cho người lao
động, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội; khi sản xuất rau được phát
Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

triển với quy mô lớn sẽ là điều kiện cho việc sắp xếp lao động nông nhàn một cách
hợp lý; hơn nữa phát triển sản xuất rau còn tạo điều kiện để hỗ trợ cho các ngành kinh
tế khác phát triển.

Chính vì rau có những vị trí và vai trò quan trọng như vậy mà hiện nay ngành
sản xuất này đang được chú trọng để phát triển, năng suất, sản lượng rau không ngừng
tăng lên qua các thời kỳ với nhiều chủng loại phong phú đa dạng và tạo ra nguồn thu
nhập không nhỏ cho những người sản xuất. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thì
việc sản xuất rau cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm như tình trạng ngộ
độc thực phẩm, môi trường sống bị ô nhiễm.
1.1.3. Rau an toàn và những vấn đề phát triển rau an toàn
1.1.3.1. Định nghĩa rau an toàn (RAT)
Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì rau an toàn là loại rau được sản xuất
trong điều kiện bình thường, có thể sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu nhưng
phải đảm bảo thời gian cách ly để tránh gây độc khi sử dụng.
• Theo quyết định số 67/ 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/04/1998 về các quy
định tạm thời về sản xuất rau an toàn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì:
“Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,
quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và
mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, gọi tắt là: Rau an toàn”.
• Theo Trần Khắc Thi, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đủ các
yêu cầu sau:
 Sạch hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất. Thu hoạch đúng độ
chín khi chất lượng cao nhất, không có sâu bệnh. Bao bì hợp vệ sinh.
 Sạch an toàn về chất lượng: Các sản phẩm rau không chứa các dư lượng vượt
quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế bao gồm:
- Dư lượng thuốc hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ)
- Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng
- Dư lượng đạm nitơrat (NO3)
- Dư lượng các kim loại nặng ( Chì, Thủy ngân, Kẻm , Đồng ).
Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD.ThS. Nguyễn Văn Vượng

Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NN&PTNT ), thì tiêu chuẩn
chung của rau sạch theo quy định an toàn thực phẩm như sau:
- Rau quả thương phẩm phải đảm bảo phẩm chất, không dập nát, héo sản
phẩm, hư hại, sạch đất cát
- Hàm lượng nitơrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây hại
trong ngưỡng cho phép
1.1.3.2. Những quy định chung cho sản xuất RAT
Khi sản xuất RAT cần có những quy định chung, khi thực hiện cần phải vận
dụng cụ thể cho từng loại rau và từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nếu thực
hiện đầy đủ nghiêm túc những quy định sau thì đảm bảo các yêu cầu về RAT.
• Đất trồng: Đất trực tiếp sản xuất RAT không chịu ảnh hưởng trực tiếp của
chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang…
không bị nhiễm các hóa chất độc hại cho con người và môi trường.
• Phân bón: Chỉ dung phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng ủ hoại, tuyệt
đối không dung các loại phân hữu cơ tươi như phân bắc, phân chuồng, phân rác…Sử
dụng hợp lý cân đối giữa các loại phân hữu cơ và vô cơ. Số lượng phân bón phải dựa
trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau. Đặc biệt đối với
RAT cần kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15-20 ngày. Hạn chế tối đa các
chất kích thích, điều hòa sinh trưởng cây trồng.
• Nước tưới: Chỉ dung nước giếng khoan, nước từ các sông hồ, suối…mà
không bị ô nhiễm các hóa chất độc hại. tuyệt đối không dung nước thải từ các khu
công nghiệp, tahnhf phố, khu dân cư, bệnh viện, nước ao mương tù đọng,…
• Phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp

(IPM) trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Do đó cần chú ý
các biện pháp sau:
 Giống: Phải chọn những giống tốt, các cây giống cần phải xử lí sạch sâu bệnh
trước khi đưa ra khỏi vườn ươm.
 Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác nhằm hạn
chế mức thấp nhất nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau.
Chú ý thực hiện các chế độ luân canh, xen canh giữa các loại rau khác nhau nhằm
giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác cho rau.

Ngô Thị Cẩm Tú – K43BKTNN

12


×