Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá tác động của nước thải nhà máy đường sông lam nghệ an tới chất lượng môi trường ở xã đỉnh sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế
H

--------------------

uế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÔNG LAM TỚI CHẤT LƯỢNG
TỈNH NGHỆ AN

Tr
ư

ờn


g

Đ

ại

MÔI TRƯỜNG Ở XÃ ĐỈNH SƠN, HUYỆN ANH SƠN

NGUYỄN THỊ NHUNG

Niên khóa: 2009 - 2013


ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế
H

--------------------

uế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÔNG LAM TỚI CHẤT LƯỢNG
TỈNH NGHỆ AN

ờn
g

Đ

ại

MÔI TRƯỜNG Ở XÃ ĐỈNH SƠN, HUYỆN ANH SƠN

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Trần Văn Giải Phóng

Tr
ư

Nguyễn Thị Nhung
Lớp: K43 KT TN-MT
Niên khóa: 2009 – 201


Huế, tháng 05/2013


uế

tế
H

Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của 4 năm học tập, nghiên cứu tại

trường Đại Học Kinh Tế- Đại học Huế và hơn 2 tháng thực tập tại Nhà máy Mía đường
Sông Lam Nghệ An. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân

in

h

thành nhất.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể cán bộ, giảng

cK

viên Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Huế - Những người đã cho tôi hành trang bước
vào đời. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Văn Giải Phóng, đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp để tôi hoàn

họ


thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang làm việc

ại

tại Nhà máy Mía đường Sông Lam Nghệ An, UBND xã Đỉnh Sơn, trân trọng cảm ơn bà

Đ

con nông dân thôn 1, thôn 2 , thôn 3 và thôn 6 đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi
hoàn thành được đề tài khóa luận này.

ờn
g

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập cũng như hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.

Tr
ư

Do kiến thức còn nhiều hạn chế cho nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu

sót, tôi mong muốn tiếp nhận những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhung


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………….i

uế

MỤC LỤC……………………………………………………………………….…….ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………….iii

tế
H

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ……………………………………………….iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU…………………………………………….……….v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU…………………………………………...………..…….vi
PHẦN I .......................................................................................................................... ii

h

ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................10

in


1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................10

cK

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu............................................................................11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................11
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................11

họ

3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................11
4. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................12
PHẦN II........................................................................................................................13

ại

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................13

Đ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................13
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................13

ờn
g

1.1 Tình hình nước thải công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp ở trên thế giới và
Việt Nam .......................................................................................................................13
1.1.1 Tình hình nước thải công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp ở trên thế giới13


Tr
ư

1.1.2 Tình hình nước thải công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam ..14
1.2 Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường......................................................16
1.2.1 Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường............................................16
1.2.2 Khái niệm.............................................................................................................17
1.2.3 Mục đích của đánh giá tác động môi trường .......................................................18
1.2.4 Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường .........................................................18
1.2.5 Các phương pháp dùng để đánh giá tác động......................................................19
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT
ii

Trang: 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

1.3 Những vấn đề chung về tài nguyên và môi trường ................................................19
1.3.1 Khái niệm tài nguyên...........................................................................................19
1.3.2 Những vấn đề về môi trường...............................................................................20
1.3.2.1 Khái niệm môi trường ......................................................................................20

uế

1.3.2.2. Ô nhiễm môi trường ........................................................................................21
1.3.2.3. Các dạng ô nhiễm môi trường. ........................................................................22


tế
H

1.4. Khái niệm về nước tự nhiên và nước thải. ............................................................25
1.4.1 Nước tự nhiên ......................................................................................................25
1.4.2 Nước thải và phân loại nước thải ........................................................................25
1.4.3 Quan điểm phát triển bền vững. ..........................................................................26

h

1.4.4 Tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường của Việt Nam...........................................27

in

1.4.4.1 Khái niệm tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường. ..............................27

cK

1.4.4.2 Một số quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp. ..................................29
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. ...............................................................................................30
2.1 Tình hình sản xuất mía đường và xử lý nước thải của ngành sản xuất nông sản trên

họ

thế giới. .........................................................................................................................30
2.2 Tình hình sản xuất mía đường ở Việt Nam ............................................................32
2.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất mía đường ở Việt Nam. ....................................32

ại


2.2.2 Kinh nghiệm xử lý nước thải nhà máy đường của một số nhà máy ở Việt Nam.33

Đ

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY TỚI CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA BÀN XÃ ĐỈNH SƠN HUYỆN ANH SƠN TỈNH

ờn
g

NGHỆ AN ....................................................................................................................35
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................35
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................35

Tr
ư

2.1.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................35
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo .............................................................................................36
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu..............................................................................................36
2.1.1.4 Đặc điểm thủy văn...........................................................................................37
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên ......................................................................................38
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội .....................................................................................39
2.1.2.1 Dân số, lao động và mức sống dân cư..............................................................39
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT
ii

Trang: 2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

2.1.2.2 Đặc điểm môi trường nông nghiệp...................................................................40
2.1.2.3. Đặc điểm môi trường công nghiệp – dịch vụ ...................................................41
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................42
2.2.Hoạt động của nhà máy đường Sông Lam Nghệ An...............................................43

uế

2.2.1 Quy trình sản xuất của nhà máy đường ................................................................44
2.2.2 Đặc điểm nước thải của nhà máy đường Sông Lam Nghệ An.............................45

tế
H

2.2.2.2. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy đường sông Lam Nghệ An ................47
2.3 Tác động của nước thải tới chất lượng môi trường ở địa bàn xã Đỉnh Sơn.................49
2.3.1 Môi trường không khí...........................................................................................49
2.4 Đánh giá ý kiến của người dân về ảnh hưởng nước thải tới sản xuất. ....................51

h

2.4.1 Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên .....................................................................51

in

2.4.2 Ảnh hưởng tới đời sống người dân.......................................................................53


cK

2.4.3 Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh................................................................55
2.5 Ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm nguồn nước gây ra......................................56
2.5.1. Thiệt hại đối với giá trị sử dụng của tài nguyên nước.........................................56

họ

2.5.2 Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng của tài nguyên nước....................................57
2.5.3 Bài toán kinh tế về giá trị của tài nguyên nước ....................................................58
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI

ại

TRƯỜNG XÃ ĐỈNH SƠN. .........................................................................................60

Đ

3.1 Định hướng bảo vệ môi trường của xã Đỉnh Sơn....................................................60
3.2 Một số giải pháp để nâng cao chất lượng môi trường ở xã Đỉnh Sơn.....................60

ờn
g

3.2.1 Áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý chất lượng môi trường. .........................60
3.2.2 Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường .......................................61
3.2.3 Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường ...................62

Tr
ư


3.2.4 Giải pháp để xử lý nước thải nhà máy..................................................................62
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................65
1. Kết luận ......................................................................................................................65
2. Kiến nghị ....................................................................................................................65
2.1. Đối với chính quyền địa phương ..............................................................................65
2.2. Đối với Nhà máy Mía đường Sông Lam Nghệ An ...................................................66
2.3. Đối với các hộ dân..................................................................................................66
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
:Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

:Tiêu chuẩn Việt Nam

KCN

: Khu công nghiệp

UBND


: Uỷ ban nhân dân

WB

: Ngân hàng Thế giới

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

TS

: Tổng hàm lượng chất rắn

tế
H

h

in

cK

: Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
: Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan


ại

DS

họ

SS

uế

QCVN

Tr
ư

ờn
g

Đ

VS

: Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi

DO

: Hàm lượng oxy hòa tan

COD


: Nhu cầu oxy hóa học

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường

QĐ–CP

: Quy định – Chính phủ

TT–BTNMT : Thông tư – Bộ Tài nguyên môi trường

iii
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình xử lý nước thải của các nhà máy được áp dụng trên thế giới ....... 32
Sơ đồ 2: Quy trình chế biến đường kính trắng………………………………………..45
Sơ đồ 3: Quy trình xử lý nước thải của nhà máy mía đường Sông Lam Nghệ An…...48


Tr
ư

ờn
g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Bản đồ 1: Vị trí địa lý của xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An……………35

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT
iv

Trang: 5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các chỉ tiêu đánh giá tác động của nước thải đối với môi trường ..................30

uế

Bảng 2: Quy mô, cơ cấu diện tích đất của xã Đỉnh Sơn từ năm 2010 - 2012 ..............40
Bảng 3: Giá trị sản xuất theo ngành của xã Đỉnh Sơn………………………………...41

tế
H

Bảng 4: Các thông số trong nước thải hèm cồn ...........................................................46
Bảng 5: Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí ........................................49
Bảng 6: Vị trí lấy mẫu không khí ...................................................................................49
Bảng 7: Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước. ...............................................................50

in

h

Bảng 8: Ý kiến người dân về sự thay đổi năng suất cây trồng và cá nuôi trên sông ...52
Bảng 9: Ý kiến người dân về ảnh hưởng của mùi hôi từ nước thải tới đời sống .........53

cK


Bảng 10: Những bệnh thường gặp do ảnh hưởng của nước thải nhà máy đường........54

Tr
ư

ờn
g

Đ

ại

họ

Bảng 11: Tác động của nước thải nhà máy đường đến môi trường…………………55

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tại miền Trung, cây mía là một trong số những sản phẩm nông nghiệp có giá trị


uế

kinh tế lớn và nó phát triển khá phù hợp với điều kiện đất đai, thủy văn và khí hậu của
khu vực. Ngành công nghiệp chế biến mía đường phát triển mạnh với sự ra đời của

tế
H

nhiều nhà máy dọc theo miền Trung như Nhà máy Mía đường Sông Con (huyện Tân

Kỳ, tỉnh Nghệ An); công ty TNHH Mía đường Nghệ An Tate & Lyle (huyện Quỳ
Hợp, Tỉnh Nghệ An); nhà máy Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa)…. Bên cạnh đó,
điều đáng quan tâm là những bức xúc của người dân sống xung quanh nhà máy về môi

in

h

trường sống của họ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là những ngày nắng nóng mùi
hôi từ nhà máy bốc lên nồng nặc và gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân

cK

nơi đây.

Qua quá trình thực tập, tôi đã chọn đề tài :” Đánh giá tác động của nước thải
nhà máy đường Sông Lam Nghệ An tới chất lượng môi trường ở xã Đỉnh Sơn,

họ


huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục tiêu nghiên cứu
của đề tài nhằm:

Đ

môi trường.

ại

- Hệ thống hóa được các vấn đề liên quan đến môi trường và đánh giá tác động

- Thực trạng nước thải nhà máy đang ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và

ờn
g

hoạt động sản xuất của người dân địa phương.
- Định giá những thiệt hại tới môi trường do hoạt động sản xuất của nhà máy

gây ra.

Tr
ư

- Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của nước thải nhà máy tới

môi trường và đời sống người dân của địa phương.
Dữ liệu thu thập: số liệu sơ cấp được điều tra ở 4 thôn của xã Đỉnh Sơn, số liệu

thứ cấp được cung cấp bởi phòng địa chính – xây dựng, phòng thống kê của UBND xã

Đỉnh Sơn và các phòng chức năng của Nhà máy Mía đường Sông Lam Nghệ An.
Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, các trang web liên quan.

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT
vi

Trang: 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: điều tra 60 hộ theo phương pháp điều
tra ngẫu nhiên.

uế

- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp chuyên gia

tế
H

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Nội dung nghiên cứu:

Đề tài “ Đánh giá tác động của nước thải nhà máy đường Sông Lam Nghệ
An tới chất lượng môi trường ở xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”, tổng


in

h

hợp lại cơ sở lý luận về các vấn đề môi trường, cơ sở thực tiễn về vấn đề nước thải
công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp trên thế giới, Việt Nam nói chung và tại

cK

nhà máy Mía đường Sông Lam Nghệ An nói riêng.

Trọng tâm của đề tài tập trung phân tích tác động và thiệt hại do vấn đề ô nhiễm
môi trường do nước thải nhà máy gây ra đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống

họ

và sức khỏe của các hộ dân ở địa phương. Dựa trên những ảnh hưởng của nước thải
nhà máy tới chất lượng môi trường và sức khỏe người dân nơi đây, đề tài đã đưa ra

ại

một số giải pháp cho công tác xử lý nước thải của nhà máy. Đồng thời, đề tài cũng đã

Đ

đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương, đối với nhà máy cũng như
đối với từng hộ dân nhằm nâng cao năng lực cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ

ờn

g

môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải gây ra, hướng đến phát triển kinh tế

Tr
ư

bền vững hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT
vi

Trang: 8


GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

Tr
ư

ờn
g

Đ

ại

họ

cK


in

h

tế
H

uế

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

uế

1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, dọc suốt

tế

H

đất nước từ Bắc vào Nam có tới hàng trăm KCN, khu chế xuất, nhà máy, công ty hay
các làng nghề đang hàng ngày, hàng giờ thải vào môi trường hàng triệu tấn rác thải
gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sức khỏe của con người và gây ô nhiễm môi
trường. Điều này đã được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập tới trong thời

h

gian qua. Hòa chung không khí với cả nước trong quá trình hội nhập và phát triển,

in

dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây, một số khu công

cK

nghiệp, nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao về kinh tế.
Tại miền Trung, cây mía là một trong số những sản phẩm nông nghiệp có giá trị
kinh tế lớn bởi vì nó phát triển khá phù hợp với điều kiện đất đai, thủy văn, khí hậu

họ

của khu vực. Với việc nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và khai thác lợi thế đất
đai, UBND huyện Anh Sơn đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi những diện tích

ại

trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng mía. Thực tế sản xuất cho thấy cây trồng này
đã giúp nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác trên cùng


Đ

đơn vị diện tích. Nhà máy Mía đường Sông Lam được đặt tại địa bàn xã Đỉnh Sơn,
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã đi vào hoạt động từ năm 2000. Sự ra đời của nhà

ờn
g

máy trên địa bàn đã phần nào giải quyết được mối lo ngại về đầu ra của sản phẩm cây
trồng. Đầu ra của sản phẩm luôn được đảm bảo, không mất chi phí vận chuyển đi xa,

Tr
ư

chất lượng cây mía vì thế mà không bị giảm xuống. Điều này đã góp phần tạo điều
kiện cho bà con yên tâm sản xuất. Nhà máy Mía đường Sông Lam cũng tạo thêm
nhiều việc làm cho nhân dân trong xã vào các vụ ép chính, giải quyết được phần nào
thời gian nhàn rỗi của người dân.
Bên cạnh những mặt mạnh của nhà máy, điều chúng ta đáng quan tâm ở đây là
những vấn đề gây ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động sản xuất của nhà máy gây
ra. Cụ thể ở đây chính là những bức xúc của người dân về môi trường sống của họ
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng


đang bị ô nhiễm. Mùi hôi bốc lên từ nước thải nhà máy đã trở thành nỗi ám ảnh với
người dân nơi đây. Hơn thế nữa, nguồn nước mặt xung quanh nhà máy bị ô nhiễm gây
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của người dân. Việc đánh giá tác động
của nước thải nhà máy tới chất lượng môi trường ở xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh

uế

Nghệ An là cơ sở cho việc định hướng phát triển và khắc phục kịp thời các sự cố môi
trường trong thời gian tới. Qua thời gian thực tập, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tác

tế
H

động của nước thải nhà máy đường Sông Lam Nghệ An tới chất lượng môi trường
ở xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

in

h

- Hệ thống hóa được các vấn đề liên quan đến môi trường và đánh giá tác động
môi trường.

cK

- Thực trạng nước thải nhà máy đang ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và
hoạt động sản xuất của người dân địa phương.


- Định giá những thiệt hại về kinh tế tới tài nguyên nước của địa phương do ô

họ

nhiễm từ nước thải của nhà máy gây ra.

- Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của nước thải nhà máy tới

ại

môi trường và đời sống người dân của địa phương.

Đ

2.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ dân ở xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

ờn
g

3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Đề tài sử dụng hai phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và phương pháp thu

Tr
ư

thập số liệu thứ cấp.

+ Số liệu thứ cấp: căn cứ vào những số liệu được cung cấp bởi các phòng chức

năng của nhà máy đường Sông Lam Nghệ An, UBND xã Đỉnh Sơn….
+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc tiến hành điều tra nghiên cứu

thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu. Với quy mô mẫu là 60 mẫu được đều tra tại 4
thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3 và thôn 6. Trong đó thôn 1 là 16 mẫu, thôn 2 là 16 mẫu,
thôn 3 là 17 mẫu và thôn 6 là 11 mẫu.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

 Chọn mẫu điều tra
Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên không lặp.
 Nội dung điều tra: được phản ánh qua phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn.

uế

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình điều tra nhằm thu thập thông

tế
H


tin, trao đổi ý kiến, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn tại nhà

máy cũng như ý kiến của các hộ dân xung quanh nhà máy nhằm hoàn thiện và kiểm
chứng các kết quả nghiên cứu.

h

 Phương pháp phân tích thống kê

in

Dùng phần mềm Excel để tổng hợp, so sánh các thông số trong nước thải nhà

người dân xã Đỉnh Sơn.
4. Phạm vi nghiên cứu:

cK

máy đường với TCMT để biết được mức độ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của

họ

 Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu dựa trên các thông tin, số liệu
điều tra từ 60 hộ dân ở 4 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3 và thôn 6 của xã Đỉnh Sơn. Đây
là những thôn nằm lân cận với nhà máy và bị ảnh hưởng nhiều từ nước thải nhà máy.

ại

 Phạm vi thời gian: các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập chủ yếu


Tr
ư

ờn
g

Đ

trong 3 năm từ 2010 – 2012.

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

uế

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

tế

H

1.1 Tình hình nước thải công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp ở trên thế
giới và Việt Nam

h

1.1.1 Tình hình nước thải công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp ở
trên thế giới
Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế

in

nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế,

cK

song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc –
quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường
là một ví dụ. Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô

họ

thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung
quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện than đá thải

ại

ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và xói mòn mọi
công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Sông Dương Tử và


Đ

sông Hoàng Hà là hai nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô

ờn
g

nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua
xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất
nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại

Tr
ư

nước cống thải. Báo cáo tiên đoán lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực
chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông
Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050 (Thời
báo Kinh tế Sài Gòn, số 39, ngày 29-9-2007, trang 58-59).
Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp
đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng
thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng


Tại nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp... các hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ lâu,
đặc biệt các thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực tự động hoá cũng đã được áp dụng và
đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng to lớn.

uế

Phát triển kinh tế mù quáng sẽ huỷ hoại môi trường. Song, phát triển một nền
kinh tế với phương châm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, sáng suốt,

tế
H

có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của toàn thể xã hội thì việc bảo vệ môi trường

sẽ được đảm bảo. Đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường chính
là thực hiện sự phát triển bền vững về tăng trưởng kinh tế và về bảo vệ môi trường.

h

1.1.2 Tình hình nước thải công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp ở
Việt Nam

in

Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi

cK


trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một
trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo đánh giá của các
chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua rất

họ

ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam rằng,
chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà bất chấp tình trạng môi

ại

trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh. Nói cách khác, môi trường bị hủy diệt chính

Đ

là mặt trái của tăng trưởng ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới cho thấy:

ờn
g

thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điều tra có tỉ lệ ô
nhiễm môi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công nghiệp trọng điểm. WB nhận
định rằng: “ô nhiễm môi trường chính là thách thức chính đối với tiến trình đô thị hóa,

Tr
ư

công nghiệp hóa ở Việt Nam”.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 do Bộ tài nguyên và môi trường


công bố ngày 1/6/2010, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô
nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp, nếu không được giải
quyết tốt sẽ gây ra thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng
đến đời sống, sức khỏe con người hiện tại và tương lai. Có đến 57% số KCN đang hoạt
động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đây là những con số báo động về
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

thực trạng môi trường tại các KCN Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, các KCN có vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố
chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng, công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và

uế

thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình
phát triển các KCN ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm

tế
H

môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Ô nhiễm môi trường từ các


KCN ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải
không qua xử lý của các KCN xả thải trực tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ
tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.

in

h

Theo các chuyên gia môi trường, sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm
gần đây là rất lớn. Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông

cK

Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây
Nguyên là 2%. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải
tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung

họ

nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn rất thấp. Thực trạng trên đã
dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả ra môi trường đều có có các

ại

thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy định.

Đ

Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải


ờn
g

khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước
thải công nghiệp khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của

Tr
ư

công nghệ…… Nước thải công nghiệp có loại được sản sinh từ nước nhưng không
được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuẩ nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc
các khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Nhưng có loại được sản sinh
ngay trong quá trình sản xuất, do đó chúng có thể chứa nguyên liệu, hóa chất hay chất
phụ gia của quá trình. Vì vậy, loại nước thải này thường có đặc trưng là là nồng độ
chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tùy vào bản thân
quá trình công nghệ và phương thức xử lý nước thải.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại

bệnh có thể là do dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô

uế

nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ
nuôi trồng thủy sản.

tế
H

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi

trường nước như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường.

in

h

Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ
bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường

cK

nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời
sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
1.2 Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường

họ


1.2.1 Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường
Việc xem xét vấn đề môi trường trong các dự án và các chương trình phát triển

ại

nhằm làm cho hoạt động đầu tư bền vững hơn và tạo ra lợi ích lớn hơn cho đất nước

Đ

nói chung. Làm tốt công tác môi trường ngày từ đầu thường đem lại hiệu quả trong
việc tiết kiệm chi phí từ kinh phí cho việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động đối với

ờn
g

môi trường. Vì vậy để quản lý môi trường được thắt chặt hơn, đánh giá tác động môi
trường đã được đưa vào trong khuôn khổ Luật Chính Sách Môi Trường Quốc gia đầu
tiên ở nước Mỹ và sau đó lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Tr
ư

Đánh giá tác động môi trường là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong quản

lý môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nó không chỉ là công cụ được sử
dụng rộng rãi trong các nhà quản lý môi trường mà còn là công cụ cần thiết của các
nhà quản lý nói chung. Đối với các nhà quản lý môi trường thì điều này không cần
phải đề cập nhiều. Bởi việc đánh giá, phân tích những ảnh hưởng, tác động của môi
trường sẽ giúp họ có biện pháp cụ thể để quản lý môi trường một cách chặt chẽ hơn.


SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

Còn đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì đây sẽ là căn cứ để họ nhìn thấy được trách
nhiệm của doanh nghiệp mình đối với môi trường và cộng đồng.
Đối với các nhà quản lý đất nước, việc đánh giác tác động môi trường càng trở
nên cấp thiết. Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

uế

Hiện tượng thời thiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh…đó là hậu quả của ô nhiễm môi
trường. Trước thực trạng đó, các nhà quản lý đất nước cần phải có những báo cáo,

tế
H

nghiên cứu, phân tích của công tác đánh giá tác động môi trường để đưa ra các biện
pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực ấy đến đời sống của người dân và
sự phát triển của đất nước mình. Trong dài hạn các báo cáo, phân tích, đánh giá của
công tác đánh giá tác động môi trường sẽ là cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch,

in


h

quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Tóm lại, đánh giá tác động môi trường mang tính phòng ngừa hơn là xử lý, nó

cK

đóng góp vào sự phát triển bền vững trên cơ sở tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã
hội và môi trường. Ở nước ta đánh giá tác động môi trường đã được đưa vào Luật Bảo
vệ môi trường và xem đây là một trong những nội dung cần thiết phải có trong việc

họ

xem xét phê duyệt cho phép dự án thực thi. Nó không những là công cụ quản lý môi
trường mà còn là một nội dung quan trọng giúp quy hoạch dự án thân thiện hơn với

ại

môi trường và là một phần của chu trình thực hiện một dự án.

Đ

1.2.2 Khái niệm

Theo Luật Bảo vệ môi trường (1993) đã định nghĩa: “ Đánh giá tác động môi

ờn
g

trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự

án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công
trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công

Tr
ư

trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường”.
Luật Bảo vệ môi trường (2005) đã đưa ra định nghĩa về đánh giá tác động môi

trường như sau: “ Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động
đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi
triển khai dự án đó”.
Tác động đến môi trường có thể là tác động tích cực hoặc cũng có thể là tác
động tiêu cực nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà quản lý
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất
cứ một kế hoạch phát triển kinh tế nào.
Vào khoảng cuối những năm 60 của thế kỷ 20, khái niệm đánh giá tác động môi
trường được hình thành rõ nét và được thực hiện ở Mỹ. Sang những năm 70 của thế kỷ

uế


20, đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng ở nhiều quốc gia như Anh, Đức,
Canada, Singapore, Nhật Bản… Ở Việt Nam, những vấn đề môi trường bức xúc bắt

tế
H

đầu xuất hiện khá rõ từ năm 1990, vì vậy khái niệm đánh giá tác động môi trường
không còn là khái niệm riêng trong đội ngũ các nhà khoa học nữa mà nó đã chuyển
vào đội ngũ các nhà quản lý và khoa học- kỹ thuật rộng hơn đồng thời đã được đưa
vào Luật Bảo vệ môi trường năm 1994.

in

h

1.2.3 Mục đích của đánh giá tác động môi trường

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là để phòng ngừa và kiểm soát các

cK

tác động môi trường do việc phát triển kinh tế - xã hội tạo ra.

Mục đích của việc đánh giá này để chắc chắn rằng các nhà ra quyết định quan

họ

tâm đến các tác động của dự án đến môi trường khi quyết định thực hiện dự án đó hay
không. ĐTM sẽ là cách xem xét bao quát toàn diện và đánh giá những ảnh hưởng môi
trường tiềm năng của những dự án công cộng hay cá nhân đã được đề xuất trong lựa


ại

chọn ưu tiên thực hiện.

Đ

ĐTM cần phải được xem xét tất cả những ảnh hưởng mong đợi đối với sức
khỏe con người, hệ sinh thái (bao gồm thực vật và động vật), khí hậu và khí quyển.

ờn
g

Một ĐTM cần phải đảm bảo rằng tất cả những hậu quả cần phải được xem xét trong
suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành của dự án.
ĐTM mang tính dự báo, độ tin cậy của kết quả dự báo tùy thuộc nhiều yếu tố,

Tr
ư

do đó việc thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của tình hình môi trường bằng đo
đạt, quan trắc và dựa vào kết quả thực đo để tiếp tục điều chỉnh dự báo là điều hết sức
cần thiết.
1.2.4 Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường không chỉ là công cụ của các nhà quản lý môi
trường mà còn là công cụ cần thiết của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đối với người

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 18



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

quản lý doanh nghiệp đánh giá tác động của môi trường là một hoạt động đi liền với
vai trò, trách nhiệm và lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, với một nhà quản
lý doanh nghiệp, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cũng là vấn đề sống còn
trong kinh doanh. Ngày nay thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được khách

uế

hàng, người tiêu dùng đón nhận khi doanh nghiệp quan tâm đến việc bảo vệ môi
trường. Một doanh nghiệp chỉ phát triển bền vững khi quan tâm đến vấn đề môi

tế
H

trường, thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Đánh giá tác động môi trường còn là cơ sở vững chắc nhất giúp các nhà đầu tư
đưa ra quyết định có nên đầu tư vào một dự án nào đó hay không. Đánh giá tác động
môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ

in

h

thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó và xem đây là

một trong những nội dung cần thiết phải có trong xem xét phê duyệt cho phép dự án

cK

thực thi. Nó không những là công cụ quản lý môi trường mà còn là một nội dung giúp
quy hoạch dự án thân thiện với môi trường và là một phần của chu trình dự án.

họ

1.2.5 Các phương pháp dùng để đánh giá tác động.
+ Phương pháp danh mục câu hỏi : là phương pháp sử dụng các câu hỏi liên
quan tới khía cạnh môi trường cần được đánh giác và là phương pháp được sử dụng

ại

rộng rãi trong ĐTM.

Đ

+ Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) : là
phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức được thực hiện

ờn
g

trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đề môi trường liên
quan và phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng.
+ Phương pháp ma trận môi trường: là phương pháp phối kết hợp liệt kê các

Tr

ư

hành động hay tác nhân của các hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi
trường bị tác động vào một ma trận.
1.3 Những vấn đề chung về tài nguyên và môi trường
1.3.1 Khái niệm tài nguyên
Theo nghĩa rộng tài nguyên môi trường bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái Đất. Đó là những nguyên liệu, vật liệu do

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

tự nhiên tạo ra mà con người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống, là
những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của loài người.
Với nhận thức mới về tài nguyên hiện nay, con người đã định nghĩa tài nguyên
như sau: “Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng

uế

để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người’.
Tài nguyên không chỉ cung cấp hệ thống hỗ trợ sự sống cho con người mà còn

tế
H


cung cấp yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất của hệ thống kinh tế. Như vậy
theo quan niệm này thì tài nguyên chính là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội
loài người càng phát triển thì số loại hình tài nguyên cũng như số lượng mỗi loại tài
nguyên được con người khai thác ngày càng tăng lên. Tuy vậy, tài nguyên thiên nhiên

và hiệu quả.

cK

1.3.2 Những vấn đề về môi trường.

in

h

là có hạn do đó vấn đề đặt ra là chúng ta phải sử dụng tài nguyên sao cho thật hợp lý

1.3.2.1 Khái niệm môi trường

Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) định nghĩa: “Môi trường bao

họ

gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.

ại

Môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng


Đ

tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể hoặc sự kiện nào cũng tồn tại và
diễn biến trong một môi trường. Thực chất, khí quyển, thủy quyển, thạch quyển tồn tại

ờn
g

trước khi sự sống xuất hiện trên hành tinh chúng ta. Nhưng chỉ khi các cơ thể sống
xuất hiện trong mối tương tác với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành môi trường.
Điều đó có nghĩa là chỉ có các cơ thể sống mới có môi trường. Môi trường không chỉ

Tr
ư

bao gồm các điều kiện vật lý mà còn bao gồm cả các sinh vật cùng sống. Do đó, đối
với các cơ thể sống thì môi trường sống là tập hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới đời sống và sự phát triển của các cơ thể sống.
Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện vật lý, hóa học,

sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng
cá nhân và của từng cộng đồng con người. Trong khái niệm về môi trường ngoài yếu

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 20


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

tố tự nhiên, phải luôn luôn coi trọng các yếu tố văn hoá, xã hội, kinh tế... bởi vì chúng
là thành phần hết sức quan trọng tạo ra môi trường sống.
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có năm
chức năng cơ bản sau:

uế

 Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
Chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi

tế
H

con người.

 Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về nguồn tài nguyên cần thiết cho
đời sống và sản xuất của con người. Vì tất cả các tài nguyên này đều do môi trường

h

cung cấp cho nên đòi hỏi môi trường phải có nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin cần

ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng.

in

thiết cho hoạt động sống, sản xuất và quản lý của con người. Các đòi hỏi này không


cK

 Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và sản xuất. Chức năng này ngày càng quan trọng do sự gia tăng dân
số và quá trình công nghiệp hóa.

tới con người và sinh vật.

họ

 Môi trường còn có chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên

ại

 Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Đ

1.3.2.2. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất môi trường, có hại

ờn
g

cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Thông thường, sự an
toàn của môi trường được quy định bởi các ngưỡng hay giá trị giới hạn trong tiêu
chuẩn môi trường nên có thể nói: “Ô nhiễm môi trường là sự giảm tính chất môi

Tr

ư

trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Ô nhiễm môi trường là sự

biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Ô nhiễm môi trường không phải là một hiện tượng mới, từ xa xưa con người đã
có những hoạt động gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa đáng kể vì dân số ít và khoa
học kĩ thuật chưa phát triển. Dần dần, cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển của
SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

khoa học kĩ thuật, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh…những tác động của con người làm ô
nhiễm môi trường càng được thể hiện rõ rệt và tăng lên đáng kể.
Tùy phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm môi trường địa phương, ô nhiễm môi
trường khu vực hay ô nhiễm môi trường toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng

uế

xấu đến điều kiện tự nhiên, nhất là tới sinh vật và đời sống của con người. Để hạn chế
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường thì cần áp dụng các công nghệ không chất thải

tế

H

hoặc phải làm sạch các chất thải trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
1.3.2.3. Các dạng ô nhiễm môi trường.
a. Ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt

in

h

động sống bình thường của con người và sinh vật, do có sự có mặt của các tác nhân
quá ngưỡng cho phép.

cK

Hiến chương Châu Âu định nghĩa: “Sự ô nhiễm nước là một sự biến đổi nói
chung do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy
hại đối với việc sử dụng của con người cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ

họ

ngơi - giải trí cũng như các động vật nuôi, các loài hoang dại”.
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo:

ại

- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão,


Đ

lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, khu công nghiệp….kéo theo
các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi

ờn
g

sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm không xác định
được nguồn.

- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công

Tr
ư

nghiệp, thuốc trừ sâu và các phân bón trong nông nghiệp, hoạt động giao thông vận tải
nhất là các phương tiện giao thông vận tải đường biển.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt ô nhiễm vô cơ, ô

nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm phóng xạ.
Theo vị trí mà người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô
nhiễm nước ngầm. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là

SVTH: Nguyễn Thị Nhung – Lớp: K43 KT TN-MT

Trang: 22



×