Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 107 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
2

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng được cải
thiện. Các nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng tăng theo, yêu cầu về cơ sở vật
chất, hạ tầng cũng luôn được nâng cao. Tạo nên một số vấn đề nhất là suy thoái
môi trường.
Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng,
vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều. Mặc dù môi trường chúng ta đang
sống ngày càng bò suy thoái trầm trọng. Các kênh rạch trên đòa bàn Thành phố
hiện nay hầu hết đều ô nhiễm nặng nề. Theo kết quả quan trắc nửa đầu năm
2004 của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho thấy chỉ số ô nhiễm tại các
kênh rạch tăng đột biến, trong đó chỉ số ô nhiễm vi sinh cao gấp 100 lần so với
năm 2003. Đây là dạng ô nhiễm rất quan trọng, gây hại trực tiếp đến con người
và hệ động thực vật sống quanh nó. Nguyên nhân sinh ra ô nhiễm vi sinh chính là
do tiếp nhận nguồn chất thải không được xử lý. Nguồn chất thải này rất đa dạng.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ khá
cao, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch trên đòa bàn Thành phố đã và
đang là sự quan tâm của cộng đồng dân cư và các cấp quản lý. Một trong số đó là
kênh Nhiêu Lộc- Thò Nghè (NL-TN). Ngày nay, ít ai biết được kênh NL-TN từng
một thời là con kênh đẹp nhất nhì của Thành phố. Người Pháp, ấn tượng trước vẻ
đẹp và sự trong sạch của kênh, đã đặt cho nó cái tên “Arroyo de l’Avalanche-
Kênh Tuyết đổ”. Trong quá trình phát triển của đô thò Sài Gòn-TP.Hồ Chí Minh,
kênh NL-TN luôn đóng vai trò quan trọng hình thành nên bộ mặt cảnh quan của


Thành phố. Tuy nhiên, hiện nay kênh NL-TN là nơi hứng chòu tất cả chất thải
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
3

trên lưu vực của con người trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), hoạt động xây dựng, buôn bán… gây ô
nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
của người dân. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thò hóa và gia tăng dân số
quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa hoàn thiện, cộâng thêm ý
thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, cũng như cơ chế, chính
sách quản lý môi trường của Thành phố còn lỏng lẻo.
Để góp phần bảo vệ nguồn nước kênh Nhiêu Lộc-Thò Nghè chúng tôi tiến
hành đề tài: “Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp
nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc- Thò Nghè” nhằm cung cấp cho các
nhà quản lý một số các giải pháp cải thiện chất lượng nước kênh.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
¾ Nghiên cứu hiện trạng kênh Nhiêu Lộc-Thò Nghè.
¾ Đánh giá các nguồn thải tác động lên chất lượng nước kênh.
¾ Xây dựng các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh.











ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
4

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI
- CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN LƯU VỰC KÊNH NHIÊU LỘC-
THỊ NGHÈ
2.1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH NL-TN
2.1.1. Vò trí đòa lý và lưu vực
Kênh NL-TN nằm trong khu trung tâm của nội thành TP.HCM, chảy qua
đòa bàn 5 quận: Tân Bình, Phú Nhuận, Quận 1, Quận 3 và Bình Thạnh.
Kênh NL-TN bắt đầu từ Quận Tân Bình chảy đến Quận Phú Nhuận (bờ
Bắc), Quận 3 (bờ Nam và một phần bờ Bắc), Quận 1 (bờ Nam), Q.Bình Thạnh
(bờ Bắc) và kết thúc ở sông Sài Gòn (cạnh xưởng sửa chữa tàu Ba-son).
Lưu vực kênh NL-TN có diện tích 3.324 ha nằm trên đòa bàn 7 Quận nội
thành (Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Gò
Vấp và Quận Tân Bình) tập trung dân cư với mật độ cao vì bao gồm 2 khu vực
chính: khu Thành phố cũ (Quận 1, Quận 3 và 1 phần Quận Phú Nhuận, Quận Tân
Bình, Quận Bình Thạnh sát dọc kênh) có dáng dấp đô thò với các đặc trưng: mật
độ đường giao thông cao, tương đối có quy hoạch và khu Thành phố mới phát
triển được hình thành do làn sóng dân cư từ nông thôn đổ về, do có tính chất tự
phát nên hạ tầng kỹ thuật rất kém, không đáp ứng các tiêu chuẩn đô thò. Quá
trình phát triển của Thành phố đã mở rộng trung tâm ra đến gần như toàn bộ lưu

vực kênh. Vai trò của lưu vực kênh vì thế ngày càng trở nên nghiêm trọng đối với
bộ mặt Thành phố.
2.1.2. Phạm vi hành chính và quản lý hành chính trong lưu vực
Ranh giới lưu vực được giới hạn bởi các tuyến đường:
¾ Phía Bắc: đường băng giữa sân bay Tân Sơn Nhất, ngã năm Gò Vấp.
¾ Phía Đông: đường Nơ Trang Long, Lê Quang Đònh, Xô Viết Nghệ Tónh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
5

¾ Phía Nam: Nguyễn Thò Minh Khai, Cao Thắng, 3 Tháng 2, Nguyễn Tri
Phương, Tô Hiến Thành.
¾ Phía Tây: Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Cách Mạng Tháng 8.
Phường nằm dọc theo tuyến kênh chính:
¾ Q.Tân Bình: P.1, P.2, P.3, P.5, P14
¾ Q.Phú Nhuận: P.2, P.12, P.17
¾ Q.3: P.6, P.7, P.8, P.9, P.10, P.11, P.12
¾ Q.1: P.Đa Kao, P.Tân Đònh
¾ Q.Bình Thạnh: P.3, P.15, P.17, P.19
Ranh giới hành chính lưu vực kênh NL-TN được thể hiện trong hình 2.1.
2.1.3. Vò trí, vai trò của tuyến kênh và lưu vực trong tổng thể Thành phố hiệân
nay
Với nhiệm vụ thoát nước cho một diện tích 3.324 ha, lại nằm trong khu vực
tập trung cao dân cư, đây là lưu vực quan trọng bậc nhất về mặt thoát nước của
Thành phố ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chính yếu của Thành phố.
Là 1 trong 5 lưu vực thoát nước của nội thành TP.HCM nhưng lưu vực này
chiếm đến 18,1% diện tích (3.324/18.372ha) và 30,7% dân số
(1.200.000/3.913.000 dân) của cả Thành phố và có mật độ dân số rất cao 361

người/ha.
Tình trạng ô nhiễm và bồi lấp của kênh hiện nay đã gây ảnh hưởng trầm
trọng đến việc thoát nước của lưu vực, cụ thể các lưu vực dọc kênh từ đường
Phạm Văn Hai kéo dài xuống cầu Lê Văn Sỹ thường xuyên bò ngập khi mưa, các
khu vực ngã tư Bảy Hiền, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, 3 Tháng 2, khu rạch
Miếu Nổi-Quận Bình Thạnh cũng thường ngập lụt và rút rất chậm sau khi mưa do
các chi lưu của kênh bò lấn chiếm, bồi lấp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
7

Bảng 2.1: Diện tích và dân số các lưu vực thoát nước của TP.HCM
Lưu vực Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số
(người/ha)
Nhiêu Lộc-Thò Nghè 3.324 1.200.000 361
Tàu Hủ-Bến Nghé-Đôi-
Tẻ
3.065 1.500.000 489
Tân Hóa-Lò Gốm 2.447 540.000 221
Tây Sài Gòn I và II 1.315 100.000 76
Tham Lương- Bến Cát 1.500 190.000 127

Bắc Sài Gòn I 2.324 170.000 73
Bắc Sài Gòn II 1.152 63.000 55
Đông Sài Gòn 1.690 70.000 41
Nam Sài Gòn 1.555 80.000 52
Tổng 18.372 3.913.000

Nguồn: Công ty thoát nước Đô thò

2.2. ĐẶC ĐIỂM- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TUYẾN KÊNH VÀ LƯU VỰC
2.2.1. Đặc điểm khí hậu
Lưu vực kênh NL-TN nằm trong TP.HCM vì vậy khí hậu tại lưu vực kênh
mang đặc điểm khí hậu TP.HCM. TP.HCM bò ảnh hưởng bởi khí hậu vùng nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo nên có nhiệt độ cao, độ ẩm cao, có nhiều mây, có tính
ổn đònh cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ, không có thiên tai, hầu như
không có bão lụt, chỉ bò ảnh hưởng nhẹ nhưng không đáng kể. Các mùa tương tự
với khí hậu của miền Nam và có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10. Mùa hè chòu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và vào mùa đông chòu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Bắc. Gió mùa vào mùa hè thường diễn ra từ tháng 5 đến
tháng 12, 90% lượng nước mưa bình quân đều diễn ra vào mùa này với mức trung
bình là 300mm/m
2
tháng, mưa hầu như ngày nào cũng có. Nhiệt độ và độ ẩm cao
(nhiệt độ trung bình 32
0
C, độ ẩm 79,7%). Gió mùa vào mùa đông diễn ra từ tháng
1 đến tháng 3, nhiệt độ thấp (21
0
C vào tháng 1), độ ẩm thấp hơn và có mưa nhỏ.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI



GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
8

2.2.1.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ít thay đổi giữa các tháng trong năm, biên độ dao động
trong khoảng 5-7
0
C, nhiệt độ trung bình năm là 27
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa
ban ngày và ban đêm lại tương đối lớn (khoảng 7-10
0
C vào mùa khô và 5-9
0
C
vào mùa mưa).
Bảng 2.2: Thống kê về nhiệt độ tại TP.HCM
Mô tả Nhiệt độ,
0
C
Nhiệt độ trung bình năm 27,0
Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận (vào năm
1912)
40,0
Nhiệt độ thấp nhất đã từng được ghi nhận (vào năm
1937)
13,8
Dao động nhiệt độ trong tháng nóng nhất (tháng 4) 24-35

Dao động nhiệt độ trong tháng lạnh nhất (tháng 11) 22-31
Nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất 28,8
Nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh nhất 25,7
Nguồn: số liệu do Viện Môi trường và Tài nguyên (CEFINEA) tổng hợp
2.2.1.2. Lượng mưa
Lượng mưa về mùa mưa chiếm 95% cả năm, lượng mưa trong mùa khô chỉ
chiếm 5% cả năm.
Bảng 2.3: Lượng mưa bình quân
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Tân
Sơn
Nhất
13 4 11 48 208 313 296 371 327 274 118 46 1929
Nhà

7 0 6 21 167 267 229 220 255 181 65 15 1433
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên (CEFINEA) tổng hợp
Mưa thường xảy ra 120-140 ngày một năm, trung bình 10-12 ngày mỗi
tháng. Những trận mưa lớn gây ngập úng rộng thường xảy ra từ cuối tháng 9 đến
đầu tháng 10. Mùa mưa bắt đầu với gió mùa Tây-Nam vào khoảng ngày10/5 và
kết thúc vào khoảng 30/10, lượng mưa trong tháng lớn nhất là 308mm vào tháng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
9

8. Những cơn mưa lớn thường xảy ra trong thời gian ngắn. Lượng mưa giảm dần
từ thượng nguồn đến hạ nguồn các con sông trong khu vực.
Vào mùa khô, TP.HCM chòu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc, trong đó

tháng 2 là tháng khô nhất. Cường độ mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được
ước tính lần lượt là 80 và 91mm/giờ. Lượng mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm
được ước tính lần lượt là 114 và 128mm.
Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các vùng:
¾ Vùng Bắc và Đông Bắc: 1900-2000mm/năm
¾ Vùng trung tâm Thành phố: 1600-1900mm/năm
¾ Vùng Nam và Đông Nam: 1200-1300mm/năm
Bảng 2.4: Các đặc trưng chế độ mưa (Trạm đo mưa Tân Sơn Nhất)
Các yếu tố đặc trưng chế độ mưa Trò số
Lượng mưa trung bình năm 1.979 (mm)
Lượng mưa lớn nhất năm 2.718 (mm)
Lượng mưa nhỏ nhất năm 1.553 (mm)
Số ngày mưa trung bình năm 154 (ngày)
Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338 (mm) (tháng 9)
Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất 22 (ngày) (tháng 9)
Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất 3 (mm)
Lượng mưa cực đại 177 (mm)
Lượng mưa tháng cực đại 603 (mm)
Nguồn: Công ty thoát nước đô thò
2.2.1.3. Lượng nắng - mây
Lượng nắng hàng năm trung bình 6,2 giờ mỗi ngày, với lượng nắng tối đa
là 8 giờ trong tháng 2 và 3 tối thiểu là 5 giờ vào tháng 10. Lượng mây thay đổi
trung bình từ 65-80% vào tháng 7, 8, 9 và 40% vào tháng 2. Sấm sét, giông gió
thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng 6, 7 ngày/tháng nhưng hiếm xảy ra trong
những tháng còn lại.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI



GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
10

2.2.1.4. Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm là 78%, vào mùa mưa là 85%, mùa khô là 75%. Độ
ẩm tối đa có thể lên đến 99%, tối thiểu là 30%. Vào các tháng mùa khô, độ ẩm
giảm, độ ẩm không khí tương đối cho bởi bảng 2.5
2.2.1.5. Độ bay hơi
Độ bay hơi trung bình hàng năm ghi nhận bằng ống Piche ước tính khoảng
1.300mm. Độ bay hơi hàng tháng có thể lên đến 130-160mm/tháng vào mùa khô,
70-90mm/tháng vào mùa mưa. Sự bay hơi dưới ánh nắng cao hơn 1,3 lần so với
giá trò đo bằng ống Piche (1600-1800mm). Sự bay hơi từ mặt nước theo ước tính
vào khoảng 600mm ở vùng ven biển và 500mm sâu trong đất liền.
Bảng 2.5: Độ ẩm tương đối trong các tháng tại TP.HCM (Trạm khí tượng thủy văn)
Độ ẩm tương đối (%)
Tháng
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất
1 77 99 23
2 74 99 22
3 74 98 20
4 76 99 21
5 83 99 33
6 86 100 30
7 87 100 40
8 86 99 44
9 87 100 43
10 87 100 40
11 84 100 33
12 81 100 29
Nguồn: Công ty Thoát nước Đô thò







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
11

2.2.1.6. Tốc độ gió
Bảng 2.6: Tốc độ gió (m/s) trung binh tháng (Trạm đo Tân Sơn Nhất)
Tháng trong năm
Đặc
trưng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Tốc
độ TB
(m/s)
2,5 2,8 3,2 3,2 2,7 3,1 3,2 3,3 2,9 2,5 2,3 2,3 2,8
Hướng
gió
chính
ĐB ĐN ĐN ĐN N TN TN TTN T T B B
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TP.HCM
Nhìn chung, gió trong khu vực cũng có quy luật tuân theo hai mùa chính là

mùa mưa và mùa khô.
Vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chủ yếu là gió Tây Nam,
Tây-Tây Nam với vận tốc trung bình khoảng 15m/s, mang theo nhiều hơi nước và
gây mưa nhiều. Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt 25-30m/s.
Gió Đông, Đông Bắc xuất hiện chủ yếu trong các tháng mùa khô (tháng 11
đến tháng 4) với vận tốc trung bình khoảng 10-12,/s, mang ít hơi nước.
Hướng gió chuyển tiếp giữa 2 mùa là hướng Đông- Đông Nam.
2.2.2. Đặc điểm đòa hình
Về đòa hình, lưu vực kênh NL-TN có hai phần chính ở hai bên bờ kênh.
Nhìn chung, cao trình của mỗi vùng từ 10m ở phía ngoài (Quận Tân Bình, Gò Vấp
và Quận 1) xuống đến 1.5m ở trung tâm (dọc theo hai bờ kênh). Điều kiện đòa
hình này rất thích hợp cho việc tập trung nước mưa xuống kênh.
Nhìn chung, lưu vực kênh NL-TN nằm trên hai vùng đòa hình đã phân chia
bên trên: vùng đồi và vùng thấp. Vùng đồi có cao độ đòa hình lớn hơn +2,500m,
bao gồm các khu vực:
¾ Quận 1, Quận 3 từ đường Nguyễn Thò Minh Khai đến đường Lý Chính
Thắng (khu vực phía Nam lưu vực) cao độ giảm từ 9,7m-3,0m, độ dốc đòa
hình lớn, thoát nước khá tốt.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
12

¾ Quận 10, một phần Quận Tân Bình (khu vựa phía Tây Bắc đến đường
Hoàng Văn Thụ; Tây và Tây Nam lưu vực đến đường Cách Mạng Tháng
8), cao độ đòa hình từ 5,0m đến 3,0m. Tuy nhiên khu vực Quận Tân Bình
thuộc thượng lưu kênh và khoảng cách đến nguồn thoát khá xa nên độ dốc
cống không thể đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
¾ Vùng phía Đông Bắc lưu vực, thuộc Quận Gò Vấp và một phần Quận Phú

Nhuận, cao độ đòa hình từ 10,0m-2,5m, độ dốc đòa hình lớn, nguồn thoát là
đoạn giữa kênh nên có thể xây dựng các tuyến thoát nước với độ dốc lớn,
thoát nước tốt.
¾ Vùng thấp nằm dọc theo tuyến kênh, có cao độ đòa hình nhỏ hơn 2,5m, các
tuyến kênh thoát nước chòu ảnh hưởng nặng của thủy triều, gần như là
vùng chứa của toàn bộ lưu vực khi mưa do kênh thoát nước không kòp. Vì
vậy, thường bò ngập và 1 thời gian dài sau mưa vẫn trong tình trạng rút
chậm.
(Nguồn: Công ty Thoát nước Đô thò)
2.2.3. Đặc điểm về đòa chất công trình
Lưu vực kênh NL-TN được phủ bởi lớp trầm tích Pleitoxen có nguồn gốc
sông, thành phần cấu tạo chủ yếu là cát và sét… Ở những vùng thấp dọc kênh, do
quá trình đô thò hóa một cách tự phát, trên bề mặt có thêm các lớp phủ rất đa
dạng bao gồm: cát, rác, xà bần hoặc đất, đất đỏ đắp thêm nhằm mục đích tôn
nền.
Có nhiều hố khoan thăm dò đòa chất trên toàn lưu vực cũng như dọc kênh ở
các độ sâu khác nhau vào mùa khô cũng như mùa mưa cho thấy phân bố đòa tầng
từ trên xuống dưới như sau:
¾ Lớp đất đắp có độ dày từ 1,0-2,0m gồm: đất sét, cát, đất bột lẫn nhiều đá
vụn, rác và xác thực vật. Nguồn gốc hình thành lớp đất này do quá trình
dân cư lấn kênh tạo thành, chỉ xuất hiện ở các vùng thấp, trũng dọc kênh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
13

¾ Lớp đất sét lẫn cát bột, nhiều cát, màu xám, ở trạng thái mềm, dẻo (CL)
bề dày trung bình từ 2-3m, ở độ sâu từ 2-7m. Cường độ chòu tải R
CT

=0,7-
1,0 kg/cm
2
.
¾ Lớp cát có độ lớn hạt từ trung bình đến nhuyễn lẫn đất sét màu xám trạng
thái bở rời (SC) có bề dày trung bình 2m, ở độ sâu từ 5-37m. Cường độ
chòu tải R
CT
=3,4 kg/cm
2
(các cống xả, thiết bò tách dòng thường nằm trên
lớp (CL) hoặc lớp này).
¾ Lớp cát hạt to đến nhuyễn, lẫn đất bột ở trạng thái chặt vừa, có khả năng
chòu tải cao (SM) phân bố từ lớp (SC) đến hết đáy lỗ khoan (các tuyến
thoát nước thải, hầm bơm được đặt ở độ sâu của lớp (SC) hay lớp này).
2.2.4. Đặc điểm thủy văn và sông rạch nguồn tiếp nhận của kênh NL-TN
2.2.4.1. Hệ thống sông, rạch
Hệ thống kênh rạch của Thành phố có 2 hệ thống chính. Hệ thống các
kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh
NL-TN. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và Kênh Đôi- Kênh Tẻ
như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa- Lò Gốm… Đặc điểm của các
kênh rạch này là chúng đều độc lập, có một phần chảy trọng lực và bắt nguồn từ
vùng đất cao Gò Vấp. TP.HCM có hai sông chính tiếp nhận nước mưa và nước
thải.
¾ Sông Đồng Nai: lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, cung cấp và tiêu thoát nước
cho một lưu vực rộng lớn của Đông Nam Bộ vào khoảng 23.000 km
2
, trong
đó có TP.HCM, lưu lượng vào mùa kiệt từ 75m
3

/s đến 200m
3
/s.
¾ Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng đồi núi phía Tây
Bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ở cao độ 200-250m. Sông Sài Gòn dài
256km, diện tích lưu vực 5.560km
2
. Đoạn chảy qua đòa bàn tỉnh từ Dầu
Tiếng đến Lái Thiêu dài 143km. Ở thượng lưu sông hẹp, nhưng đến Dầu
Tiếng, sông mở rộng 100m và đến thò xã Thủ Dầu Một là 200m. Đoạn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
14

chảy qua Thành phố có bề rộng từ 225-370m, chiều sâu đến 20m. Sông
này hợp lưu với sông Đồng Nai ở cửa Cát Lái, đoạn sông hợp lưu này gọi
là sông Nhà Bè chảy thẳng ra biển. Lưu lượng bình quân 85m
3
/s, độ dốc
của sông nhỏ chỉ 0,7%. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và
có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m
3
/s. Sông Sài Gòn là sông có độ
dốc nhỏ, lòng vẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa do vậy thủy triều truyền vào
rất sâu và mạnh. Vào mùa khô, triều lan truyền lên trên cầu Bưng Bàn (khi
chưa có hồ Dầu Tiếng). Do vậy, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch
trong Thành phố chòu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn.
Kênh NL-TN có chiều dài rạch chính là 9.470m và các chi lưu:


Tên
Chiều dài (m)
Rạch cống Bà Xếp 300
Rạch Bùng Binh 652
Rạch Miễu 1.116
Rạch ng Tiêu 740
Rạch Miếu Nổi (P.3-Q.Bình Thạnh) 640
Rạch Bùi Hữu Nghóa 620
Rạch Cầu Bông 1.480
Rạch Cầu Sơn 960
Rạch Phan Văn Hân (P.17-Q.Bình Thạnh) 1.020
Rạch Văn Thánh 1.465
Kênh NL-TN bao gồm hai phần chính: kênh Nhiêu Lộc (đoạn thượng
nguồn) và kênh Thò Nghè (đoạn hạ nguồn), và một số các kênh nhỏ khác, trong
đó rạch Cầu Bông và rạch Văn Thánh là lớn nhất. Lưu vực kênh NL-TN có diện
tích khoảng 33km
2
nằm trong 7 quận của TP.HCM và đổ vào sông Sài Gòn gần
cầu Ba Son.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
15

Kênh NL-TN và các lưu chi (rạch Miễu, rạch Ông Buông, rạch Văn
Thánh…) có chiều dài rạch chính: 9.470m, các chi lưu 8.716m tổng chiều dài
18.186m, chảy xuyên suốt Thành phố là nơi tiếp nhận nước thải của một lưu vực
lớn bao gồm toàn bộ Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận Tân Bình, Quận 10, Quận

1, Quận Bình Thạnh và một phần Quận Gò Vấp với diện tích khoảng 3.324 ha,
dân số khoảng 1.200.000 người. Cao độ mặt đất thay đổi như sau: cao nhất là
Quận Gò Vấp, Quận 1, Quận 3: 6-9m đến thấp nhất ở ven kênh từ 1,5-2m, chiều
dài kênh khoảng hơn 10km, chiều rộng thay đổi từ Nhiêu Lộc đến Thò Nghè là
10-20-30m, độ sâu từ 2-3-4m. Diện tích mặt nước khoảng 10ha. Khối lượng nước
về mùa cạn lúc chân triều khoảng 700.000m
3
. Rạch cũng chòu ảnh hưởng chế độ
thủy triều sông Sài Gòn truyền vào nên trong ngày chiều nước chảy cũng thay đổi
hai lần. Nhưng do kênh ngắn, nông, nhỏ hẹp, uốn khúc, lòng rạch lại bò lấn chiếm
nhiều bởi nhà dân nên ảnh hưởng của thủy triều bò suy giảm nhanh dọc theo kênh
rạch. Nước từ sông Sài Gòn trong quá trình triều lên chỉ vào được tới cầu Kiệu
cách sông 4,5m. Khi triều đã rút hết ở sông Sài Gòn thì mực nước ở đầu nguồn
Nhiêu Lộc vẫn cao hơn mức bình thường.
2.2.4.2. Thủy văn
Chế độ thủy văn của sông Sài Gòn chòu ảnh hưởng rõ rệt của thủy triều
đến tận Bến Than, cách hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai 60km. Lưu
lượng thủy triều của sông Sài Gòn ở vàm kênh NL-TN (15km thượng nguồn của
hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai), vào khoảng ± 3.000m
3
/s. Ở Phú Cường
(45km thượng nguồn vàm kênh NL-TN), lưu lượng thủy triều khoảng ± 1.500m
3
/s.
Lưu lượng thủy triều của kênh NL-TN ở vàm kênh vào khoảng ±75m
3
/s.
Ở lưu vực thấp của hệ thống sông Đồng Nai, dòng chảy thường xuyên bò
ảnh hưởng bởi thủy triều từ cửa sông và các dòng chảy từ thượng nguồn, được
điều tiết bởi các công trình thủy lợi.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
16

¾ Các dòng chảy vào sông Sài Gòn
Dòng chảy sông Thò Tính ước tínhvào khoảng 5m
3
/s. Lưu lượng của lưu vực
NL-TN ước tính khoảng 1,16m
3
/s.
¾ Dòng chảy ra khỏi sông Sài Gòn
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các
khu công nghiệp và dân cư trong TP.HCM, Biên Hòa và Thủ Dầu Một đang sử
dụng lượng nước khoảng 13,5m
3
/s từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đặc biệt là
các nhà máy nước Bến Than, Bình An, Thiên Tân, và Nhà máy Quốc lộ 1 đang sử
dụng 21,0m
3
/s. Lượng nước lấy từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai dùng cho thủy
nông ước tính khoảng 20m
3
/s.
Các loại nguồn nước từ mưa, từ nước thải, từ thủy triều hình thành nguồn
nước kênh NL-TN. Nguồn nước kênh gắn liền với các điều kiện cụ thể của lưu
vực, phụ thuộc chặt chẽ vào thời điểm xuất hiện của từng quá trình. Mỗi loại sẽ

có những tính chất, những đặc trưng riêng về độ lớn và cường suất biến đổi hàm
lượng vật chất gây mức độ độc và nó sẽ quyết đònh nên tính chất cơ bản về nguồn
nước của kênh NL-TN.

Hình 2.2: Mô hình sự hình thành dòng chảy trên kênh NL-TN
Ghi chú: Nguồn nước từ nước mưa
Thủy triều và dòng triều
Nguồn nước từ nước thải
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
17

Vào mùa mưa, nhờ lượng nước mưa lớn, kênh bớt ô nhiễm hơn do nước
thải được pha loãng và đưa ngay ra sông Sài Gòn. Kênh bò thu hẹp và bồi lấp nên
khi mưa lớn, lượng nước mưa không thoát ngay ra sông mà kéo dài trong nhiều
giờ, nhờ đó lưu lượng dòng kênh vẫn lớn hơn mùa khô giảm bớt ô nhiễm. Tuy
nhiên, bùn lắng đọng trên kênh vẫn phân hủy tạo mùi hôi. Kết quả đo đạc lưu
lượng trên kênh cho thấy:
¾ Lưu lượng mùa khô: tỉ lệ với biên độ triều (thay đổi theo ngày, tháng và vò
trí mặt cắt đo đạc). Càng xa cửa rạch mực nước đỉnh triều và biên độ mực
nước càng giảm. Do đó, nước từ cầu Kiệu đến vàm tiêu thoát nước dễ dàng
hơn đoạn bên trên.
¾ Lưu lượng mùa mưa: khu vực phía Bắc của lưu vực, mạng lưới thoát nước
còn thưa thớt, phần lớn nước thấm giúp điều hòa một phần lưu lượng.
Lượng nước mưa rất lớn so với nước thải (gấp hơn 20 lần) tạo dòng chảy
mạnh trong kênh. Tuy nhiên, dòng chảy này không đủ sức cuốn theo toán
bộ lượng cặn lắng đọng trên kênh, vẫn có sự phân hủy chất hữu cơ ngay
trên kênh gây ô nhiễm với mức độ nhẹ hơn mùa khô.

2.2.4.3. Chế độ thủy triều
Thủy triều ở TP.HCM theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh triều (một cao
một thấp) và 2 đáy triều (một cao một thấp). Khác biệt giữa mực nước triều
cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7-3,3m ở gần TP.HCM và
2,5-4,0m tại các cửa sông. Do cao trình thấp (dưới 2,5m), hầu hết các sông và
kênh ở TP.HCM đều bò ảnh hưởng của thủy triều.
Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 12-15 ngày, gồm 5-7 ngày
triều cường và 3-5 ngày triều ròng.
Thời gian triều lên thường vào khoảng 15-20 giờ, trong khi đó thời gian
triều xuống chỉ vào khoảng 4-8 giờ. Điều này không có lợi cho hệ thống thoát
nước mưa.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
18

Có ba chu kỳ thủy triều mỗi năm:
¾ Chu kỳ triều cao: tháng 9, 10, 11, 12.
¾ Chu kỳ triều thấp: tháng 4, 5, 6, 7, 8.
¾ Chu kỳ triều trung bình: tháng 1, 2, 3.
Hàng tháng lại có 2 kỳ triều cường theo chu kỳ mặt trăng vào các ngày 1,
2, 3, 4, 14, 15, 16, 17 (âm lòch) và 2 kỳ triều kém vào giữa các ngày nói trên.
Biên độ triều khá lớn và ít biến động qua nhiều năm, tại trạm đo Phú An,
biên độ triều trung bình khoảng từ 1,7-2,5m, cao nhất là 3,95m. Độ chênh biên độ
triều ở các tần suất khác nhau nhỏ vào khoảng 20-30cm.
Mức độ ảnh hưởng của thủy triều phụ thuộc vào đòa hình lòng sông, kênh,
rạch (độ sâu, chiều rộng, quá trình truyền triều) đối với cửa sông. Ở đây cần lưu ý
là tốc độ chảy ra phần lớn đều lớn hơn tốc độ chảy vào, chỉ có một vài nơi tốc độ
chảy ra bằng tốc độ chảy vào đặc biệt là thời gian nước chảy ra bằng thời gian

nước chảy vao. Cho nên ở một số kênh rạch thì khối lượng nước bẩn chưa chảy ra
khỏi cửa kênh thì đã bò nước đẩy trở vào làm cho tình hình ô nhiễm càng trầm
trọng thêm (vì tính chất bán nhật triều- hai lần nước lớn và hai lần nước ròng).
Thời gian quá ngắn chỉ 6 giờ nên lượng nước không kòp chảy ra ngoài sông chính
và trên kênh rạch còn tồn tại vùng giáp nước. Chính vì vậy nơi đây thường bò ô
nhiễm rất nặng.
Ảnh hưởng của thủy triều lên khá xa trên 2 sông: sông Đồng Nai lên đến
Trò An cách biển 150km; sông Sài Gòn lên đến Dầu Tiếng cách biển 180km.
Cùng với thủy triều là sự xâm nhập mặn, vào mùa mưa ảnh hưởng của thủy triều
đối với độ mặn trên sông thấp nhưng về mùa khô, do lưu lượng sông giảm nhiều,
ảnh hưởng rất lớn.
Trên kênh NL-TN, do lòng rạch nhỏ hẹp, nông, bò bồi lấp, lấn chiếm bởi
nhà dân và chất thải, bò cản trở bởi rau, bèo và do cao độ đòa hình thay đổi nhanh,
ảnh hưởng của thủy triều suy giảm mạnh, nước từ sông Sài Gòn theo triều lên chỉ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
19

đến được cầu Kiệu (cách sông 2,5km), phần còn lại của kênh bò dồn ứ bởi nước
thải gây ô nhiễm lòng kênh.
2.2.4.4. Vùng ngập úng
Tình trạng của hệ thống bò hư hỏng nhiều năm qua là do kết quả của việc
thiếu duy tu. Hơn 50 vùng bò ngập cục bộ kéo dài từ 1-2 ngày vào mùa mưa trong
toàn Thành phố. Kiểm tra sơ bộ có 8 khu vực lớn (gồm nhiều vùng ngập nhỏ bên
trong) nằm trong lưu vực kênh NL-TN.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tương ngập úng tại lưu vực kênh:
¾ Do nước triều cường: mức triều cường làm nước sông tràn ngập các vùng
đòa hình thấp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ngập. Hệ thống đường

cống thoát thường có các cửa ra tại các kênh rạch đặt dưới mức “0” nên
vào mùa triều cường các cửa cống này bò ngập sâu đã ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng tháo nước của các vùng cao. Hơn nữa khi phát triển các khu
dân cư mới, chủ đầu tư đã không quan tâm đúng mức đến việc thoát nước
cho khu dân cư, cao độ san lấp mặt bằng thấp hơn cao độ mức nước triều
cường do đó rất nhiều khu dân cư thường xuyên bò ngập ngay cả trong mùa
nắng.
¾ Do mưa: Trong các trận mưa cường độ cao, đỉnh mưa xuất hiện khá sớm,
cường độ mưa thời đoạn ngắn thường khá cao, điều này dễ dàng gây nên
các trận ngập kéo dài.
¾ Đòa hình thấp: các vùng trũng đòa hình thấp ngập do triều và tình hình ngập
càng nghiêm trọng hơn khi có sự kết hợp giữa triều với mưa có cường độ
cao như khu vực đường Ung Văn Khiêm, đường Đinh Bộ Lónh, chợ Tân
Bình… khi đó hầu hết các cửa xả đều ngập do triều.
¾ Do kênh rạch bò bồi lấp: một số chi lưu được xem là hệ thống cấp 1 trong
tiêu thoát nước như rạch Văn Thánh, rạch Cầu Bông, rạch Cầu Sơn… nhưng
chưa được chú trọng đúng mức trong đầu tư, chưa được nạo vét, gia cố đònh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
20

kỳ, và đã bò dân cư hai bên rạch lấn chiếm nghiêm trọng nên thường xảy ra
hiện tượng sạt lỡ, bồi lấp làm giảm khả năng thoát nước của hệ thống cho
dù hệ thống cống hoạt động tốt. Một số đáy kênh cao hơn cửa xả làm cho
hệ thống cống bò ngậm nước tạo điều kiện lắng đọng đất rác như rạch Văn
Thánh,…
¾ Do hệ thống thoát nước bò hư hỏng: cống bò sụp do đã quá cũ và hư hỏng
do xe tải lưu thông nhất là đối vơi các tuyến cống vòm được xây dựng đã

lâu năm và chỉ phù hợp với lưu lượng tải trọng giao thông thấp.
¾ Do hệ thống cống hiện hữu bò quá tải và thiếu cống thoát nước: hệ thống
thoát nước chưa hoàn chỉnh, trong khi một số đường thoát nước quá tải, bò
hư hỏng. Một số hầm ga, đường cống thoát, kênh rạch bò tắt nghẽn bởi rác,
đất cát nên ngập úng xảy ra bất cứ khi nào có mưa lớn.




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
22

Bảng 2.7: Một số tuyến đường chính chòu ảnh hưởng thường xuyên của việc ngập
úng (tháng 5-tháng 9- 2007)
Đánh giá mức độ
STT Tên đường Quận Số lần
ngập
Nhẹ Vừa Nặng
1 Cao thắng 3 1 1
2 3 tháng 2 10 3 3

3 3 tháng 2- Lê Hồng Phong 10 9 9
4 Bạch Đằng BT 3 3
5 Đường D1 BT 12 12
6 Đinh Tiên Hoàng BT 8 8
7 Vạn Kiếp BT 1 1
8 Vũ Tùng BT 3 3
9 Xô Viết Nghệ Tónh BT 8 8
10 Nguyễn Hữu Cảnh BT 14 14
11 Bùi Đình Túy BT 6 6
12 Phan Đình Phùng PN 6 6
13 Khu công viên Hoàng Văn Thụ TB 11 11
14 Lý Thường Kiệt TB 3 3
15 Trường Chinh TB 6 6
16 Phạm Văn Hai TB 1 1
17 Bạch Đằng TB 10 10
18 Nguyễn Kiệm GV 12 12
19 Lê Lai- Lê Lợi GV 8 8
20 Trần Khánh Dư 1 1 1
21 Nguyễn Hữu Cảnh 1 1
22 Trần Khắc Chân 1 1 1
23 Trần Nhật Duật 1 1 1
24 CMT 8 10 2 2
25 Nguyễn Thái Sơn GV 11 11
26 Tô Hiến Thành 10 8 3 5
Nguồn: Công ty Thoát nước Đô thò




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI



GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
23

2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TRÊN LƯU
VỰC KÊNH NL-TN
2.3.1. Hiện trạng về dân số và phân bố dân cư trên lưu vực
Theo số liệu thống kê, trong lưu vực kênh NL-TN có 1.200.000 nhân khẩu
cư trú (không kể số khách vãng lai và cư trú bất hợp pháp), chiếm 30,7% dân số
nội thành. Mật độ dân số toàn khu bình quân là 361 người/ha, phân bố không
đồng đều trên các Quận và Phường. Tập trung đông dân cư nhất là các khu nhà ở
thấp tầng thuộc Quận 3, Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Phú Nhuận với mật độ
lên đến 500-1000người/ha (cao nhất là phường 12-Quận Phú Nhuận với mật độ
1.016người/ha); ở mức thấp với mật độ từ 90-200người/ha (thấp nhất là phường 8-
Quận Phú Nhuận với 91người/ha) là các khu vực biệt thự trung tâm Quận 3 và
các khu quân sự đang chuyển đổi thành khu dân cư hoặc các khu bán nông thôn
thuộc Quận Tân Bình; mức trung bình là các khu còn lại của lưu vực với mật độ
khoảng 200-500người/ha. (Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thò)
Số người sống trên và ven kênh chủ yếu là tạm cư, không có hộ khẩu chính
thức, có nguồn gốc là dân hồi cư từ các vùng kinh tế mới, dân từ các đòa phương
khác do điều kiện kinh tế khó khăn đổ về Thành phố. Số dân này thường có thu
nhập thấp và không ổn đònh từ các công việc lao động giản đơn không cần tay
nghề. Đây là một khía cạnh cần quan tâm khi tổ chức tái đònh cư.
2.3.2. Hiện trạng CN-TTCN tại lưu vực kênh NL-TN
Một trong những nguyên nhân làm cho lưu vực kênh NL-TN bò ô nhiễm là
do sự tập trung của các cơ sở CN-TTCN xung quanh kênh. Các cơ sở này phân
tán rộng khắp trên lưu vực với quy mô vừa và nhỏ, thay đổi rất linh hoạt (về số
lượng và mặt hàng sản xuất) theo nhu cầu thò trường, chủ yếu là các ngành sản
xuất TTCN trong lónh vực tiêu dùng và thực phẩm. Các cơ sở sản xuất hầu hết

không có công trình xử lý. Tổng lượng nước thải từ các nhà máy lớn trong lưu vực
NL-TN được ước tính là 3.400m
3
/ngày, hay 3,6% của tổng lượng nước thải, nên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
24

nước thải công nghiệp không phải là vấn đề lớn trong lưu vực NL-TN. Tuy nhiên
nước thải của các ngành sản xuất CN-TTCN vẫn là một trong những nguyên nhân
gây ô nhiễm kênh.
Trên toàn lưu vực có 108 nhà máy, xí nghiệp CN và trên 2000 cơ sở TTCN
với đại đa số có quy mô vừa và nhỏ, thuộc các ngành:
¾ Cơ khí sửa chữa thiết bò máy móc
¾ Kỹ thuật điện và điện tử
¾ Hóa chất, cao su, nhựa
¾ Chế biến lương thực, thực phẩm
¾ Dệt da, may mặc
¾ Sành sứ, thủy tinh
Đa số các cơ sở TTCN được tận dụng từ mặt bằng nhà ở và phân bố rải
rác, xen lẫn khu dân cư, diện tích dành cho sản xuất rất thiếu và hầu như không
có khoảng trống dành cho các công trình xử lý chất thải cần thiết.
Tính chất nước thải của các cơ sở CN-TTCN rất khác nhau. Mức độ ô
nhiễm phụ thuộc theo từng ngành và các yếu tố chính sau đây:
¾ Lượng nước cấp cần dùng cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công
nhân.
¾ Tính chất và công nghệ sản xuất.
¾ Nguyên liệu và sản phẩm sử dụng trong sản xuất.

¾ Tình trạng vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong sản xuất.
2.3.2.1. Hiện trạng sản xuất TTCN tại khu vực
TTCN là một thế mạnh sản xuất của khu vực đang xét. Đặc điểm của quá
trình sản xuất như quy trình công nghệ, nguyên liệu, sản phẩm,… đều mang tính
đặc trưng của mỗi nền sản xuất vừa và nhỏ, quy mô gia đình và mang tính thủ
công cao. Hầu hết các loại hình TTCN đều có mặt trong khu vực này và tạo nên
một bức tranh khá đa dạng của nền sản xuất TTCN của TP.HCM. Hầu hết các cơ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
25

sở sản xuất đều đã tồn tại từ lâu. Đây cũng là nguồn sống chính của nhiều người
dân trong khu vực, trong số này có một số ngành sản xuất mang tính chất cha
truyền con nối.
Quy mô và doanh thu trong các cơ sở sản xuất ngày càng được nâng cao và
song song với điều này là việc đổi mới dần công nghệ đặt ra cho hầu hết các
ngành sản xuất, trước tiên là các ngành như dệt nhuộm, nhựa… Tuy vậy, nhìn
chung nền sản xuất TTCN ở khu vực vẫn còn đang ở trong tình trạng lạc hậu và
không đồng bộ. Phần lớn các hoạt động sản xuất vẫn còn là thủ công, sử dụng
nhiều sức lao động của người dân trong khu vực. Các cơ sở sản xuất TTCN trong
khu vực vẫn còn là nguồn giải quyết công ăn việc làm chính cho phần lớn nhân
dân tại đây. Máy móc thiết bò đã lạc hậu, cũ kỹ. Nhiều nơi sản xuất ra các sản
phẩm kém chất lượng. Cùng với sự phát triển chung, nhiều cơ sở sản xuất TTCN
đã bắt đầu hình thành nên các xí nghiệp tư nhân vừa và nhỏ dưới dạng các công
ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có khả
năng cạnh tranh với các xí nghiệp lớn của quốc doanh. Tiêu biểu trong số này là
một số cơ sở xí nghiệp như: xí nghiệp may Hòa Phú, công ty dệt may Gia Đònh,
công ty TNHH song mây Đức Thành, DNTN Hiệp Lực, công ty TNHH Sơn Kha,

công ty TNHH Đại Quang Nam…
2.3.2.2. Hiện trạng sản xuất CN tại khu vực
Các xí nghiệp CN trong khu vực cũng đã hình thành một khu sản xuất CN
tập trung với nhiều loại hình sản xuất đa dạng và phong phú với các đặc trưng:
¾ Các loại hình công nghiệp ở khu vực rất đa dạng, có mặt đầy đủ các loại
hình công nghiệp ở TP.HCM và cả nước ở nơi đây, tuy vậy các ngành sản
xuất không mang tính tập trung cao.
¾ Nguyên liệu, sản phẩm khá đa dạng và thay đổi theo tình hình và thò
trường, thích ứng với cơ chế mới. Các nhà máy xí nghiệp đã năng động
hoạch đònh hướng sản xuất của đơn vò mình.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI


GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH
26

¾ Trình độ công nghệ và máy móc thiết bò cũng khá đa dạng: từ rất thô sơ
đến hiện đại.
¾ Các nhà máy xí nghiệp có nhiều nơi nằm xen kẽ vào khu dân cư tạo ra
những ảnh hưởng đến môi trường (Khu công nghiệp mang tính chất tập
trung nhất là khu công nghiệp Tân Bình).
Sự phân loại các xí nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, tuy vậy tùy thuộc vào
điều kiện nước ta và theo khía cạnh ô nhiễm môi trường, các loại hình công
nghiệp trong khu vực có thể phân ra các ngành như sau:
Ngành dệt nhuộm:

Các nhà máy xí nghiệp lớn trong vùng là:
 Công ty TNHH sợi ASF (lô III 21 cụm 4, đường 19/5A nhóm CNIII- KCN
Tân Bình)
 Công ty TNHH dệt may xuất khẩu An Linh ( lô II, đường số 1- KCN Tân

Bình)
 Công ty dệt may Gia Đònh (189 Phan Văn Trò, Phường 11- Quận Bình
Thạnh)
 Nhà máy dệt chăn len Bình Lợi (438 Nơ Trang Long, Phường 13- Quận
Bình Thạnh)
 Công ty Đồng Tấn Phát (131 Lê Lợi- Quận Gò Vấp)
 Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nhật Nam (12/18C Phan Huy Ích,
Phường 12- Quận Gò Vấp)
Ngành công nghiệp thực phẩm

Các nhà máy, xí nghiệp tiêu biểu trong khu vực là:
 Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An (85/5 Phan Huy Ích- Quận Tân
Bình)
 Công ty Cổ phần Việt Phong (Lô II, cụm 1 đường số 1, nhóm CNII- KCN
Tân Bình)

×