Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


U

Ế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

́H

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI



TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN



H

GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Hồ Thị Thùy Linh

Th.S Trần Hạnh Lợi

Lớp: K45B KHĐT
Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, tháng 5 năm 2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

Lời Cảm Ơn
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này , ngoài sự
nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ quý thầy cô trong trường

Ế

Đại học Kinh Tế Huế, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển.


U

Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu

́H

Trường Đại Học Kinh Tế Huế, các thầy cô giáo trong trường, trong khoa .Đặc



biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s Trần Hạnh Lợi - người

H

đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và

IN

kinh nghiệm cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

K

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông

O

dân trên địa bàn huyện.

̣C


thôn, các phòng ban khác của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và người

̣I H

Tuy có nhiều cố gắng song do còn nhiều hạn chế về trình độ năng lực cũng như

Đ
A

kinh nghiệm của bản thân nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý cơ quan và bạn đọc để
khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày

tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Thùy Linh

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi


Kinh tế - xã hội

2.UBND:

Ủy Ban nhân dân

3.NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

4.ODA:(Official Development Assistance)

Nguồn vốn hỗ trợ chính thức

5.FDI: (Foreign Direct Investment)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

6.ICOR: (Incermental capital output ratio)

Hệ số gia tăng vốn - đầu ra

7.GDP: (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội

8.ADB: (Asian Development Bank)

Ngân hàng phát triển Chân Á


9.CNH- HĐH:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

10.TSCĐ:

́H

U

Ế

1.KT-XH:



DANH MỤC CÁC CHỮ VẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Tài sản cố định
Xây dựng

H

11.XD:

Trách nhiệm hữu hạn nhà nước

IN

12.TNHHNN:

13.MTV:

K

14.TTCN:

̣C

15.STT:

O

16. TB:

Tiểu thủ công nghiệp
Số thứ tự
Trạm Bơm
Nuôi trồng thủy sản

Đ
A

̣I H

17. NTTS:

Một thành viên

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT


ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Phú Vang qua 3 năm (2012 - 2014). 26
Bảng 2. Thống kê các công trình thủy lợi trên huyện Phú Vang ................................. 31
Bảng 3. Phân cấp quản lý công trình .......................................................................... 32
Bảng 4. Tình hình thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp tại huyện

Ế

Phú Vang. .................................................................................................................. 34

U

Bảng 5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi giai đọan 2010 -

́H

2014........................................................................................................................... 37



Bảng 6. Tổng hợp thông tin về hộ điều tra ................................................................. 39


H

Bảng 7. Ý kiến của người dân về hình thức đầu tư phát triển thủy lợi ........................ 40

IN

Bảng 8. Đóng góp của người dân cho đầu tư phát triển thủy lợi ................................. 40

K

Bảng 9. Mức độ hài lòng của người dân ..................................................................... 41

̣C

Bảng 10. Ý kiến của người dân về quá trình đầu tư phát triển thủy lợi ....................... 41

O

Bảng 11. Cơ cấu đầu tư cho các hạng mục công trình ................................................ 42

̣I H

Bảng 12. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thủy lợi................................................ 44
Bảng 13. Số lượng các công trình xây dựng mới tăng lên nhờ hoạt động đầu tư phát

Đ
A

triển giai đoạn 2010- 2014 ......................................................................................... 45
Bảng 14. Diện tích lúa được tưới, tiêu tăng lên trong giai đoạn 2010-2014 ................ 45

Bảng 15. Năng lực các trạm bơm điện hiện có năm 2014 ........................................... 46
Bảng 16. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng lên nhờ sự phát triển của thủy lợi .. 47
Bảng 17. Nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2020.................................................. 53

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
 BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.................. 22
 BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Đặc điểm kinh tế hộ (nguồn số liệu điều tra năm 2015) ............................ 39

Ế

 SƠ ĐỒ

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Sơ đồ 1: Khái niệm hoạt động đầu tư ........................................................................... 5

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ........................................................................... ii
Danh mục bảng biểu ...................................................................................................iii
Danh mục các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ .......................................................................... iv

Mục lục ...................................................................................................................... v
Tóm tắt nghiên cứu ................................................................................................... viii

Ế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1

U

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2



2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

H

3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3

IN

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3

K


5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 3

̣C

5.2. Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................... 3

O

5.3. Phương pháp phân tích, xử lí số liệu ............................................................... 4

̣I H

5.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ........................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 5

Đ
A

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5
1.1. Cơ sở lí luận chung của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 5
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển .......................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư .............................................................................. 5
1.1.1.2. Khái niệm đầu tư phát triển ................................................................... 6
1.1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển ........................................................ 7
1.1.2.1. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế............................................................. 7
1.1.2.2. Đối với ngành nông nghiệp ................................................................... 9
1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về thủy lợi ............................................................... 10
1.1.3.1. Khái niệm về thủy lợi .......................................................................... 10
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT


v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

1.1.3.2. Các giai đoạn đầu tư của hệ thống thủy lợi .......................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiển về đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi. ..................................... 13
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống thủy lợi của một số nước. ....................... 13
1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên
Huế ..................................................................................................................... 14
1.2.3. Vai trò của thủy lợi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. ........ 16
1.2.3.1. Những ảnh hưởng tích cực .................................................................. 16

Ế

1.2.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực .................................................................. 18

U

1.2.4. Sự cần thết phải đầu tư vào hệ thống thủy lợi ............................................ 18

́H

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ... 19
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả .................................................................... 19




1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả .................................................................. 20
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI

H

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG .................................................................. 22

IN

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ......................................................... 22

K

2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 22
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 23

O

̣C

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................. 24

̣I H

2.1.4. Đánh giá tình hình chung của huyện .......................................................... 28
2.2. Thực trạng hệ thống thủy lợi của huyện Phú Vang ........................................... 29

Đ
A


2.2.1. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi ..................................................... 29
2.2.2. Thực trạng quản lí sử dụng các công trình ................................................. 31

2.3. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi giai đoạn 2010 - 2014 ................ 33
2.3.1. Tình hình đầu tư vào hệ thống thủy lợi ...................................................... 33
2.3.2. Tình hình thực hiện đầu tư giữa các vùng. ................................................. 36
2.3.2.1 Tình hình thực hiện đầu tư phát triển thủy lợi tại các vùng ................... 36
2.3.2.2. Ý kiến của người dân về hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi trên
địa bàn huyện.................................................................................................. 39
2.3.3. Cơ cấu đầu tư cho các hạng mục công trình ............................................... 42
2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ........................................................................... 43
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

2.4. Những kết quả và hiệu quả đạt được trong đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ...... 44
2.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................. 44
2.4.2. Hiệu quả đạt được trong đầu tư phát riển thủy lợi. ..................................... 46
2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên địa
bàn huyện Phú Vang............................................................................................... 48
2.5.1. Thuận lợi ................................................................................................... 48
2.5.2. Khó khăn ................................................................................................... 50

Ế


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP...................................................... 51

U

3.1.Định hướng chung về phát triển hệ thống thủy lợi ............................................ 51

́H

3.1.1. Cấp nước ................................................................................................... 51
3.1.2. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ........................................................... 52



3.1.3. Định hướng đầu tư phát triển thủy lợi giai đoạn 2015-2020. ...................... 52
3.2. Giải pháp nhằm đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi. ......................................... 53

H

3.2.1 Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch . ................................................ 53

IN

3.2.2. Giải pháp huy động vốn ............................................................................. 54

K

3.2.3. Giải pháp tập trung quản lý công trình thủy lợi .......................................... 55
3.2.4. Giải pháp đầu tư phát triển công nghệ........................................................ 56


O

̣C

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 57

̣I H

1. Kết luận .............................................................................................................. 57
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 57

Đ
A

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 60
PHỤ LỤC

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2010 – 2014. Xác định các thuận lợi cũng như khó khăn, tồn tại và yếu tố ảnh hưởng

đến quá trình phát triển hệ thống thủy lợi ở địa phương. Từ đó đề xuất các giải pháp
chủ yếu để đẩy mạnh đầu tư phát triển thủy lợi ơ huyện Phú Vang trong thời gian tới.
Để nghiên cứu đề tài được sâu sắc hơn, tôi đã tiến hành sử dụng các phương

U

Ế

pháp xử lý số liệu như: phương pháp điều tra và thu thập tài liệu bao gồm: tổng hợp tài

́H

liệu thứ cấp; tổng hợp tài liệu sơ cấp- phương pháp điều tra chọn mẫu; tính toán, phân
tích và so sánh các chỉ tiêu bằng chương trình Excel; phân tích thống kê trong phần



mềm SPSS; …

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận ra rằng: hệ thống thủy lợi trên đia bàn huyện

H

Phú Vang đã có bước phát triển vượt bật, hệ thống các công trình được đồng bộ hóa và

IN

hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của toàn huyện, đánh giá của người dân

K


về chất lượng công trình cũng như quá trình đầu tư phát triển của chính quyền địa

̣C

phương là hài lòng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số mặt khó khăn trong quá

O

trình đầu tư như nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước, sự tham gia của

̣I H

nguồn lực doanh nghiệp, hộ nông dân và các tổ chức khác trên địa bàn trong công
cuộc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế….

Đ
A

Để khắc phục những tồn tại và phát huy điểm mạnh, tận dụng được nguồn lực sãn

có của địa bàn huyện Phú Vang, tôi đề xuất một số biện pháp cũng như mạnh dạn đưa
ra một vài kiến nghị đối vơi các cấp lãnh đạo và nhân dân để nâng cao hiệu quả đầu tư
phát triển hệ thống thủy lợi trong thời gian tới.

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

viii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với việc tăng trưởng và phát triển mọi mặt trong nông nghiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm thì ở nhiều nước trên thế giới sự phát triển thủy
lợi đã trở thành quy mô quốc gia .Tất cả các nước Đông Nam Á đều rất quan tâm đến
sự nghiệp phát triển thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về lương thực thực phẩm

Ế

do sức ép của sự gia tăng dân số.Những nước này đưa ra chiến lược phát triển thủy lợi

U

là đầu tư vào chiều sâu để phát huy hiệu quả các công trình hiện có.

́H

Việt Nam đã và đang là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sinh



sống ở vùng nông thôn và gắn liền với với nghề nông. Sự phát triển hệ thống thủy lợi
không chỉ là vấn đề kinh tế kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng

H


nhằm tạo tiền đề cho ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.Do vậy, trong

IN

đường lối và chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như
từng địa phương nước ta, việc xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi luôn là một

K

trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền chú trọng và luôn

̣C

được gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

O

Hiện nay trước yêu cầu của tình hình mới, hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống

̣I H

thủy lợi vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn cần được khắc phúc và tiếp tục hoàn thiện cả
về quy mô, cấu trúc hệ thống và chất lượng phục vụ, chưa tương thích và chưa đáp

Đ
A

ứng kịp yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
nước nhà.Từ thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải nổ lực hơn nữa để nhanh chóng khắc
phục những mặt còn tồn tại của hệ thống thủy lợi góp phần vào công cuộc xây dựng

nông thôn mới trên phạm vi cả nước.
Huyện Phú Vang là một huyện thuần nông, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế .Đời sống
nhân dân ở đây phần lớn phụ thuộc vào nông nghiệp nên còn gặp nhiều khó khăn và
thiếu thốn, sự xuống cấp của các công trình thủy lợi là thách thức và cản trở lớn đối
với sự nghiệp cải thiện nâng cao đời sống của nông dân ở điện bàn huyện nói riêng và
toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Do phát triển mạnh của nền kinh tế và yêu cầu

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

phục vụ đa mục tiêu của thủy lợi cho nền kinh tế quốc dân, để công tác đầu tư xây
dựng công trình thuỷ lợi phù hợp trước mắt cũng như lâu dài và tạo thuận lợi cho việc
xác định kế hoạch đầu tư và kêu gọi các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình
thuỷ lợi phục vụ các ngành kinh tế cần phải quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi
làm tiền đề phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên tiến tới công nghiệp hóa, hiện
đại nông nghiệp và nông thôn góp phần vào việc phát triên kinh tế chung của Huyện
một cách ổn định và bền vững..Tuy nhiên trong quá trình đầu tư vào thủy lợi ở huyện

Ế

còn một số vấn đề hạn chế do thiếu vốn đầu tư, khoa học công nghệ còn thấp.Để làm

U


rõ hơn tình hình đầu tư phát triển vào thủy lợi tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Đầu tư

́H

phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế



giai đoạn 2010 - 2014”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

H

2.1. Mục tiêu tổng quát

IN

Trên cơ sở phân tích thực trạng hệ thống thủy lợi và đầu tư phát triển hệ thống
thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Vang thời gian qua,xác định các khó khăn, tồn tại và

K

các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thống thủy lợi ở địa phương .Từ đó,

̣C

đề xuất các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên địa

O


bàn huyện trong thời gian tới.

̣I H

2.2. Mục tiêu cụ thể

-Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi,

Đ
A

đồng thời xác định và làm rõ vai trò của hệ thống thủy lợi đối với kinh tế xã hội của
đất nước nói chung và đối với ngành nông nghiệp nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Vang

và tác động của nó đối với phát triển kinh tế xã hội của toàn huyên, những khó khăn
trở ngại cũng như những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển
hệ thống thủy lợi trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn
huyện Phú Vang.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển hệ thống
thủy lợi trên địa bàn huyện.
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi


3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi
phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các công trình thuộc hệ thống thủy lợi
chủ yếu: các trạm bơm, kênh tưới nội đồng, đê điều.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các xã thuộc huyên Phú Vang, tỉnh Thừa

Ế

Thiên Huế.

U

-Về thời gian:Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận qua

́H

3 năm(2012-2014).



5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài , tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:

H

5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu


IN

- Điều tra 6 xã thuộc huyện Phú Vang về tình hình của hệ thống thủy lợi và đầu
tư phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện.

K

-Mỗi xã chọn 10 hộ để điều tra thu thập thông tin về thưc trạng hệ thống thủy lợi

̣C

và sự tham gia của người dân nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên

O

địa bàn huyện Phú Vang , được xây dựng theo bảng hỏi (phụ lục đính kèm).

̣I H

5.2. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu tập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn

Đ
A

đề nghiên cứu tại UBND huyện, các phòng ban, Website của Bộ NN&PTNT, các tài
liệu, báo cáo của các cơ quan trung ương và các cấp chính quyền ở địa phương nơi
nghiên cứu đề tài.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của
người dân thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ dân bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn ,

từ đó thống nhất các số liệu đã được thu thập.
- Điều tra, khảo sát thực địa để nắm được địa hình, địa thế, hiện trạng hệ thống
thủy lợi.

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

5.3. Phương pháp phân tích, xử lí số liệu
Sau khi có đầy đủ những thông tin thứ cấp và sơ cấp cần thiết tôi tiến hành tổng
hợp kiểm tra lập thành các bảng biểu, đồ thị. Từ đó tính toán, phân tích và so sánh các
chỉ tiêu bằng chương trình Excel, phần mềm SPSS để nhằm tính toán những số liệu
thống kê nhằm phản ánh điển hình hiện trạng các nội dung nghiên cứu, những số liệu
này làm cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá số liệu sau này được dễ dàng hơn.
5.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Ế

Để có những thông tin mang tính chất tham khảo có tính chất bao quát và tầm

U

nhìn chiến lược cũng như phân tích chuyên sâu về vấn đề đầu tư phát triển hệ thống

́H


thủy lợi các kết quả sẽ được nghiên cứu tập hợp, phân tích.Ngoài ra, ý kiến của các

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



nhà quản lí cấp xã, huyện, tỉnh sẽ được thu thập phục vụ cho nghiên cứu.

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận chung của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư

Ế

*Hoạt động đầu tư

U

“Hoạt động đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành

́H

các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương



lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”. Nguồn lực bỏ ra đó
là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác.Biểu hiện bằng tiền

H

tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốn đầu tư.Những kết quả đó có thể

IN


là sự tăng thêm các tài sản tài chính(tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá,..),
tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,…) và nguồn nhân lực.

K

Sơ đồ 1: Khái niệm hoạt động đầu tư
Kết quả:

Mục tiêu:

-Tài chính

Sự gia tăng

-Kinh tế

- Sửa chữa,

tương lai vê:

- Xã hội

xây dựng

-Tài sản tài

- Chính trị

- Kỹ thuật


mới, mua

chính

- Văn hóa

công nghệ

sắm, lắp đặt

- Tài sản vật

- Môi trường

- TNTN

- Đào tạo

chất

- Sức lao

nguồn nhân

-Tài sản trí

động và trí

lực


tuệ

Đ
A

chất

̣I H

-Cuả cải vật

O

-Tiền

̣C

Hoạt động:

Nguồn lưc:

tuệ.

Nguồn: Th.s Hồ Tú Linh, Bài giảng Kinh tế đầu tư, trường Đại Học Kinh tế Huế

SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

1.1.1.2. Khái niệm đầu tư phát triển
*Đầu tư phát triển: là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra nhũng tài
sản mới cho nền kinh tế (tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ), gia tăng sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
*Đặc điểm của đầu tư phát triển
-Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn, nằm khê đọng trong suốt

Ế

quá trình thực hiện đầu tư.

U

Vốn lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư nên ảnh hưởng lớn đến chi phí

́H

sử dụng, quản lí vốn (thời gian, chi phí, kết quả, chất lượng) và khả năng cạnh tranh
trên thị trường nếu vốn nằm khê đọng quá dài thì sẽ bỏ lỡ thời cơ và cơ hội cạnh tranh.



Vì vậy chúng ta cần đầu tư theo dự án


- Hoạt động đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài.

H

Thời gian kể từ khi bắt đầu tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các

IN

thành quả của công cuộc đầu tư đó phát huy tác dụng đem lại lợi ít kinh tế xã hội

K

thường kéo dài.

- Hoạt động đầu tư thường chịu mức độ rủi ro cao vì đặc điểm vốn lớn, thòi gian

O

̣C

thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư dài, lao động nhiều.

̣I H

- Với tính chất như vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng
của các yếu tố không ổn định theo thời gian và các điều kiện địa lý của không gian.

Đ
A


Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường khi đầu tư từ quá khứ đến hiện tại
và tương lai.

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ

hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên
Vì thế phải đúng đắn và theo quy hoạch, kế hoạch, cần phải có cơ sở khoa học để
lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phù hợp.Tức là phải phân tích tính kinh tế của địa
điểm đầu tư trước khi đầu tư.
Tóm Lại: Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội
cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc
soan thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư) có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

án được soạn thảo với chất lượng tốt. Đó là quá trình thực hiện đầu tư và quá trình vận
hành khai thác.
*Nguồn vốn đầu tư phát triển
“Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối
vốn cho đầu tư phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã
hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư
nước ngoài .”

Ế


-Nguồn vốn trong nước: bao gồm vốn tích lũy từ ngân sách, vốn tích lũy của các

U

doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư. Xét về lâu dài thì nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng
phụ thuộc phải là nguồn vốn đầu tư trong nước.

́H

trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh chắc chắn và không



-Nguồn vốn nước ngoài: bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
+Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân nước ngoài đầu

IN

lý sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.

H

tư sang nước khác và trực tiếp quản lý, tham gia quản lý hoặc tham gia quá trình quản
+Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi

K

chính phủ được thực hiện dưới hình thức không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài


̣C

và lãi suất thấp, vốn viện trợ chính thức(ODA) của các nước công nghiệp phát triển.

O

Vốn huy động từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế

̣I H

quốc dân.

1.1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển

Đ
A

1.1.2.1. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế
- Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Sự tác động không đông thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và

tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm
điều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của
nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kết quả nghiên cứu của nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình
thì tỉ lệ đầu tư phải đạt từ 15-20% so với GDP và tùy thuôc vào ICOR của mỗi nước.
Nếu ICOR không đổi mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT


7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

Ở các nước phát triển ICOR thường đạt giá trị từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động,
vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có
giá trị cao. Còn ở các nước đang phát triển ICOR thường thấp từ 2-3 do thiếu vốn thùa
lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động thay thế cho vốn, do sử dụng công
nghệ kém hiện đại giá rẻ. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được
coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản
phẩm quốc dân dự kiến.

Ế

Thực vậy, ở nhiều nước đầu tư đóng vai trò như một “cú hích ban đầu” tạo đà

U

cho sự cất cánh của nền kinh tế.Mô hình phát triển kinh tế do các nhà kinh tế Roy-

́H

Harrod người Anh và Evssey-Domar người Hoa Kỳ nêu ra từ những năm 40 đã chỉ ra

Mức tăng GDP=




mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư như sau:
Vốn đầu tư
ICOR

H

- Trong đó: ICOR là hệ số tăng trưởng vốn đầu ra, biểu thị hiệu quả của việc sử

IN



dụng vốn đầu tư. ICOR= (∆ là sự thay đổi của tổng quy mô vốn sản xuất và ∆ là
sự thay đổi của tổng đầu ra )

K



̣C

Như vậy tốc độ tăng trưởng của mỗi quốc gia tỉ lệ nghịch với hệ số ICOR và tỉ lệ

O

thuận với đầu tư. Môt nền kinh tế muôn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thiết

̣I H


phải được đầu tư thảo đáng.

-Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đ
A

Khi tăng đầu tư vào một ngành, một thành phần kinh tế hay một vùng nào đó sẽ

làm sản lượng của ngành này, thành phần kinh tế này hay vùng này tăng lên và thay
đổi mối tương quang giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, từ đó làm cơ cấu
kinh tế thay đổi theo. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất
yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9-10%) là tăng cường đầu tư
nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
- Đầu tư góp phần tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa. Đầu tư là sự tiên quyết của sự phát
triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ Việt Nam lạc
hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực.Việt Nam là 1 trong 90 nước kém nhất về
công nghệ.Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát

triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Muốn có công nghệ thì có hai con đường cơ bản đó là: tự nghiên cứu phát minh
ra công nghệ và nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi

Ế

phương án đổi mới công nghệ không gắn liền với nguồn vốn đầu tư sẽ là những

U

phương án không khả thi.

́H

1.1.2.2. Đối với ngành nông nghiệp

Đầu tư phát triển đóng một vai trò quan trong đối với sản xuất nông nghiệp và



được thể hiện ở các mặt:

- Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu: Đầu tư làm tăng tổng sản phẩm

H

nông nghiệp, ngành nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia

IN


mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Mặt

K

khác phần lớn nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến và
công nghiệp nhẹ khác là do nông nghiệp cung cấp. Vì vậy đầu tư cho nông nghiệp

O

̣C

cũng sẽ làm tăng nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất các sản phẩm tiêu dùng

̣I H

này và tạo điều kiện để các ngành này phát triển.
- Đầu tư đóng góp ngoại tệ cho ngân sách quốc gia: cũng như một số các ngành

Đ
A

khác, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế sẽ được xuất
khẩu thu ngoại hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp
và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân.
- Góp phần thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn: Việt Nam là một nươc
đang phát triển và đang trong giai đoạn tiến hành CNH-HĐH đất nước. Quá trình này
đòi hỏi một sự đầu tư lớn về vốn mà một phần đáng kể là do nông nghiệp cung cấp. Vì
vậy đầu tư cho nông nghiệp nông thôn sẽ góp phần tạo vốn cho các ngành kinh tế
khác, và cho công cuộc CNH-HĐH đất nước nói chung.
- Đầu tư phát triển tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế nông thôn: Đầu

tư tác động đến sự chuyển dich cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH đưa những
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ đó làm tăng năng
suất, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết vấn đề việc làm, thực hiện xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.
- Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong việc nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ
tầng nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Việc đầu tư xây dựng hệ
thống thủy lợi, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc đồng bộ sẽ góp phần tích cực
trong vấn đề cung cấp đầu vào, tiêu thụ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp .

Ế

1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về thủy lợi

U

1.1.3.1. Khái niệm về thủy lợi

́H

Thủy lợi là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật rộng lớn gồm nhiều hoạt động đấu tranh với tự
nhiên để khai thác mặt có lợi của nguồn nước trên và dưới mặt đất phục vụ sản xuất và




đời sống đồng thời hạn chế những tác hại của nước gây ra đối với sản xuất và đời sống.
1.1.3.2. Các giai đoạn đầu tư của hệ thống thủy lợi

IN

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

H

Trình tự đầu tư hệ thống thủy lợi gồm 3 giai đoạn:

K

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Giai đoan kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác, sử dụng

O

̣C

* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

̣I H

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho đến khi có
quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.


Đ
A

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư
-Điều tra khảo sát: mỗi công trình để đi vào khởi công xây dựng thì việc làm

trước tiên là phải quy hoạch khảo sát, thiết kế công trình. Đây là nhiệm vụ quan trọng
không thể thiếu được đối với mỗi công trình, nó quyết định sự thành công hay thất bại
của mỗi công trình khi đi vào hoạt động.
- Đối với công tác thủy lợi muốn công trình xây dựng đem lại hiệu quả thì công
tác quy hoạch khảo sát thiết kế phải căn cứ các điều kiện sau:
+Điều kiện khí hậu thời tiết.
+Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng…
+Điều kiện xã hội và dân sinh kinh tế.
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

- Sau khi điều tra khảo sát tình hình tự nhiên thì tiến hành lập dự án khả thi và
thiết kế kỹ thuật công trình: khi lập dự án có thể sử dụng thiết kế định hình để sơ bộ
tính giá thành trong các phương án, nhưng cần thiết phải chú ý đến tình hình địa chất,
vật liệu tại địa phương để chọn hình thức kết cấu hợp lý.
Như vậy, giai đoạn chuẩn bị đầu tư là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếp theo
của quá trình thực hiện đầu tư, và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

*Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình được ghi

U

Ế

vào trong kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng xong toàn bộ
Nội dung này bao gồm:



- Xin giao đất theo quy định của Nhà nước

́H

công trình.

- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám định kỹ thuật chất

H

lượng công trình

IN

- Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình: Tất cả các dự án đầu tư xây dựng
thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm

K


định thiết kế trước khi xây dựng.

̣C

- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp

O

- Xin giấy phép xây dựng

̣I H

- Kí kết hợp đồng với các nhà thầu
- Thi công xây lắp công trình:

Đ
A

+ Khi tiến hành xây dựng công trình phải tiến hành theo trình tư dựa trên bản thiết
kế kỹ thuật. Trong quá trình thi công cũng phải ứng phó kịp thời với điều kiện tự nhiên.
+ Về thiết kế phải dảm bảo hệ thống công trình hoàn chỉnh đồng bộ và hợp lý.
Công tác thủy lợi chỉ có thể đạt hiệu quả kinh tế cao khi có một hệ thống thủy lợi
hoàn chỉnh đồng bộ và hợp lý. Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, đồng bộ là một mạng
lưới bao gồm các công trình đầu mối, các hệ thống kênh mương gắn liền hữu cơ với
nhau, có đầy đủ mọi bộ phận và trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc tưới tiêu
thông suốt dễ dàng. Hệ thống công trình hợp lý là hệ thống kết hợp địa phương và toàn
cục, kết hợp tưới tiêu và phát điện, nuôi cá, giao thông, cơ giới hóa,…và sát với
phương hướng sản xuất của từng vùng, tùng địa phương.
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

+ Trong công tác thi công cần đảm bảo chất lượng công trình vừa tiết kiệm vật tư
và lao động theo đúng thòi hạn quy địnhvà phấn đấu rút ngắn thời hạn, sớm đưa công
trình vào sử dụng.
- Theo dõi kiểm tra thực hiện hợp đồng
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác
sử dụng.
* Giai đoạn kết thúc xây dựng, nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác,

Ế

sử dụng

U

-Sau khi công trình hoàn thành thì nhanh chóng nghiệm thu bàn giao công trình

́H

để có kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng công trình nhằm đưa công trình vào hoạt




động phát huy tác dụng.

- Từ khi nhận bàn giao quản lý hệ thống thủy lợi, công ty quản lý có trách nhiệm

IN

dung quản lý công trình bao gồm:

H

bảo quản sử dụng các công trình trong hệ thống một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.Nội

K

+ Quản lý sử dụng công trình: Đây là một khâu quan trọng có tính căn bản.Để
quản lý được công trình thì người quản lý phải hiểu được:

O

̣C

 Đặc điểm, tính năng, tác dụng của công trình.

̣I H

 Điều kiện mức độ sử dụng công trình
 Các tác nhân gây bất lợi và phá hoại công trình.

Đ
A


 Lập thao tác, quy trình vận hành công trình, hệ thống công trình trong các
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là trong điều kiện mưa bão.
 Nắm bắt, hạn chế được những tác động bất lợi đối với công trình. Lập công

trình, nội quy, quy chế bảo vệ công trình. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, động
viên, giác ngộ nhân dân để tăng cường sự hiểu biết và tham gia vào công tác bảo vệ
công trình.
 Thường xuyên đánh giá chất lượng, tình trạng kỹ thuật để từ đó xây dựng các
phương án quản lý công trình.
-Bảo dưỡng, tu sữa, chống xuống cấp công trình.
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

1.2. Cơ sở thực tiển về đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi.
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống thủy lợi của một số nước.
Các nước xung quanh Việt Nam như Malaixia, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,
Đài Loan… đều có chính sách đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản
xuất phát triển. Đặc biệt là đầu tư cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi, hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp của nông dân các vùng nông thôn, tạo mối quan hệ phát triển hài hoà về kinh tế
- xã hội giữa nông thôn với thành thị.

Ế


* Ở Trung Quốc: trong những năm cải cách và mở cửa, Nhà nước rất chú trọng

U

phát triển cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã tăng

́H

vượt số vốn kể từ ngày đất nước được giải phóng (1949 - 1990), trong đó tập trung lớn



vào lĩnh vực thuỷ lợi. Nhờ công tác thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu Trung Quốc đã biến một
vùng đất hoang hoá thành đất trồng trọt màu mỡ cho năng suất cao: khi chưa có nước

H

tưới năng suất lúa mì đạt 1,1 tấn/ha lên 5 tấn/ha khi có tưới tiêu chủ động. Đã góp

IN

phần giúp Trung Quốc giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực.
* Ở Thái Lan: là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chính phủ Thái Lan cho

K

rằng: muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay và giữ vững vị trí số một về xuất

̣C


khẩu gạo của thế giới thì vấn đề thuỷ lợi phải được đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn

O

1956 - 1985 Thái Lan đã tiến hành 482 dự án thuỷ lợi với tổng kinh phí là 5.371 tỉ bạt,

̣I H

chỉ riêng năm 1988 đã có tới 604 dự án thuỷ lợi quy mô vừa và lớn, 4988 dự án quy
mô nhỏ được thực hiện. Theo đánh giá của các nhà kinh tế nước này, thuỷ lợi đã làm

Đ
A

tăng năng suất lao động lên 0,25%. Riêng vùng đồng bằng trung tâm năng suất lúa gạo
đã tăng gấp 4 lần. Là một nước sản xuất lúa gạo với mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu,
nên việc đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi của Thái Lan chủ yếu tập trung
vào vùng sản xuất hàng hoá lớn, đó là vùng Đồng bằng trung tâm. Chính phủ Thái Lan
đã đứng ra trực tiếp quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi mà nông dân
không phải đóng góp và trả bất kì một khoản chi phí nào cho tưới tiêu nước. Hiện nay
xu thế chung của cả nước này là thực hiện chính sách đầu tư phát triển dự án thuỷ lợi
có quy mô nhỏ và vừa, giảm đầu tư các công trình thuỷ lợi có quy mô lớn, nhằm phát
triển nguồn nước tại chỗ và giải quyết kịp thời các nhu cầu về nước của nông dân.
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

13


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

* Ở Malaixia:để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, chính phủ nước này đã
đầu tư toàn bộ các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà
nông dân không phải trả bất cứ khoản thuỷ lợi phí nào.
Như vậy xu hướng chung của các nước hiện nay đối với chính sách đầu tư phát
triển thuỷ lợi là giảm dần xây dựng các công trình có quy mô lớn thay vào đó chính
phủ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án có quy mô nhỏ nhằm phát
huy nguồn nước tại chỗ, giải quyết nhu cầu về nước cho nhân dân.. Đối với các công

Ế

trình thuỷ lợi lớn nhiều nhà kinh tế cho rằng duy trì mức thu đảm bảo kinh phí cho

U

khai thác, vận hành công trình là hợp lý hơn cả, còn chi phí sữa chữa nâng cấp công

́H

trình thì do Chính phủ cấp. Theo họ thì nước là hàng hoá công cộng do đó cần có đầu
tư Nhà nước và đầu tư của các dự án quốc tế. Đây là một số kinh nghiệm của các



nước, đã có tác dụng và đạt được những hiệu quả nhất định mà chúng ta có thể xem
xét, đánh giá, học tập, vận dụng đúng vào hoàn cảnh của nước mình, hoặc có thể rút ra

H


những kinh nghiệm cần thiết từ đó có hướng đầu tư và phát triển thủy lợi phù hợp để

IN

đem lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là đầu tư thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông

K

nghiệp nước ta, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phù hợp.

O

̣C

1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ở Việt Nam và tỉnh Thừa

̣I H

Thiên Huế

* Ở Việt Nam

Đ
A

Báo cáo ghi lại những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược phát triển hệ
thống thủy lợi hiện tại của Việt Nam, việc chú trọng đầu tư vào công tác thủy lợi đã
đưa lại cho đất nước là rất to lớn, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và phòng
chống thiên tai, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và cải tạo

môi trường.
- Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp: Đến năm 2009, cả nước đã xây
được trên 500 hồ đập thủy nông loại lớn và vừa, trong đó có những đập cao như: Cấm
Sơn cao 40,5 m chứa 338 triệu m3, Kẽ Gỗ cao 40 m chứa 425 triệu m3,…Các hồ đập
cúng các biện pháp công trình thủy lợi khác như trạm bơm, cống, kênh đã đảm bảo
cho trên 7 triệu ha đất lúa được tưới, trong đó: vụ đông xuân 2,94 triệu ha, hè thu 2,3
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

triệu ha, vụ mùa 2,51 triệu ha. Các công trình thủy lợi cũng đã tạo nguồn nước tưới
cho 1,15 triệu ha; tiêu úng cho 1,8 triệu ha (trong đó 1,45 triệu ha đất ruộng trũng);
ngăn mặn cho trên 800 nghìn ha ở Đồng bằng Sông Cửu Long; cải tạo chua phèn cho
1,6 triệu ha.
Thành quả trên đã góp phần tăng sản lượng lúa từ 32,5 triệu tấn năm 2000 lên
38,7 triệu tấn năm 2008, cùng với lúa, sản xuất ngô và các loại hoa màu cây công
nghiệp cũng phát triển nhanh chóng góp phần phát triển chăn nuôi gia súc từ đó tạo

Ế

vành đai thực phẩm ổn định cho các đô thị.

U

- Cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản


́H

Các hệ thống thủy lợi được xây dựng trong thời gian qua liên tục được phân bổ



rộng khắp trên mọi vùng của đất nước sinh hoạt cho dân cư xung quanh công trình,
nhiều hồ còn cấp nước sinh hoạt cho các điểm công nghiệp và đô thị như hồ Song Ray

H

(Bà Rịa- Vũng Tàu), hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), cụm hồ Thủy Yên- Thủy Cam (Thừa

IN

Thiên Huế),…Nỗi bật nhất là đã xây dựng được các công trình cấp nước cho 30 vạn
đồng bào vùng cao đặc biệt là những vùng núi đá vôi như Trà Lĩnh, Hà Quảng, Lục

K

Khu (Cao Bằng), Yên Ninh, Quảng Bạ, Đồng Van(Hà Giang),..nhiều huyện vùng cao

̣C

ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La,…

O

Thủy lợi cũng cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, hàng vạn mặt nước của các ao


̣I H

hồ nuôi trồng thủy sản đều dựa chủ yếu vào nguồn nước ngọt từ các hệ thống thủy lợi;
đối với các vùng ven biển, phần lớn các công trình thủy lợi đều ít nhiều góp phần vào

Đ
A

việc tạo ra môi trường nước lợ, nước mặn để nuôi tôm và một số loại thủy sản quý
hiếm, tao điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong nước và xuất khẩu.
- Về công tác đê điều - phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và gần một trong 5 trung tâm bão lớn nhất của
thế giới, hàng năm Việt Nam phải chịu hàng chục cơn bão lớn, thông thường bão đều
kèm theo mưa lớn gấy thiệt hại lớn về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp. Ở đồng
bằng sông Cửu Long nơi thường xuyên bị ngập từ 1,2- 1,6 triệu ha về mùa lũ và có
đến 700 nghìn ha bị mặn xâm nhập. Từ sau năm 1975 đã đắp hệ thống bờ bao ngăn lũ,
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

hệ thống đê biển cũng từng bước được xây dựng ở nhiều đại phương, nhờ vậy đã bảo
vệ được hầu hết diện tích gieo trồng lúa hè thu ở vùng lũ và lúa đông xuân ở vùng
trũng không bị lũ sớm đe dọa và nước biển xâm nhập.

* Ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua , hệ thống thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế được phát triển
mạnh mẽ, đồng bộ. Các công trình đê bao, đê kè, các trạm bơm, cống tiêu,..không
ngừng phát triển và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất cho quá trình sản xuất của người

Ế

dân trên địa bàn tỉnh.

U

Tính đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.148 công trình thủy lợi loại vừa và nhỏ,

́H

bao gồm: 55 hồ chứa, 321 đâp dâng, 715 trạm bơm (điện, dầu), 4 đập ngăn mặn, 6



cống ngăn mặn, 181km đê biển, đê sông, đê phá và 174 cống dưới đê. Toàn tỉnh có
trên 2.000 km kênh mương chính, trong đó có 1.022 km kênh mương có diện tưới từ
20 đến 300 ha gồm khoảng 60% là kênh chính, kênh cấp 1 và cấp 2, và có trên 1.000

H

Km kênh mương nội đồng mặt ruộng. Theo báo cáo rà soát Quy hoạch thủy lợi tỉnh

IN

Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, tại thời điểm tháng 1 năm 2013


K

toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 847,4 km kênh các loại.

̣C

Diện tích tưới đảm bảo hiện nay đạt 46.670 ha trên tổng diện tích theo quy hoạch

O

đề ra là 49.920 ha, đạt 94% tổng diện tích. Phần diện tích còn lại khoảng 3.300ha chưa

̣I H

chủ động nguồn nước, những năm hạn nặng thì thời gian thiếu nước thường tập trung
vào giữa vụ đến cuối vụ Hè - Thu.

Đ
A

1.2.3. Vai trò của thủy lợi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2.3.1. Những ảnh hưởng tích cực
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, độc canh lúa nước.Vì vậy nền

kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thiết thuận lợi thì đó là
môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển. Do đó, hệ thống thủy lợi có vai trò tác
động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước ta như:
-Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về
nước, góp phần tích cực cho công tác cãi tạo đất.

Nhờ có hệ thống thủy lợi cũng mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị
hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi
SVTH: Hồ Thị Thùy Linh - Lớp: K45B KHĐT

16


×