1.Tên đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp
2. Lời mở đầu:
2.1 Lý do:
Từ ngày vào ngành làm công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn
có quan điểm và đề cao “Công tác chủ nhiệm lớp” luôn gắn liền với hoạt động
dạy và học. Bởi vì mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo các em trở thành con người
phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi người giáo viên không ngừng phấn đấu
học tập, là người có kiến thức năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững
vàng. Vì vậy “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” không những nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức mà còn hình thành được những kỹ năng sống cho học sinh, góp
phần làm giàu trí thức một hành trang cần thiết cho cuộc đời của các em.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, đứng trước thềm thế thế kỷ XXI
phải tự mình vươn lên cùng với sự chuyển mình của đất nước, của toàn thế giới.
Muốn vậy, phải tự nâng cao trình độ chuyên môn để gặt hái những sản phẩm tối
ưu, đưa thế hệ tương lai cùng hoà với nhịp đập của toàn cầu.
Với kiến thức được tạo cùng kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và học
hỏi ở thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho
riêng mình là “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” Không thể thiếu đối với giáo viên
Tiểu học, vì những việc làm góp phần nâng cao chất lương giáo dục và đào tạo.
Các em trở thành con người có đức, có tài là hạt nhân tương lai của đất nước.
Đó là nguyện vọng của bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo
dục.
2.1.1 Cơ sở lý luận :
Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục, là cấp học tạo những cơ
sở ban đầu cơ bản là bền vững cho các em học các bậc học trên. Chính vì vậy mà
Trang 1
đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sư phạm cao đặc biệt là “công tác chủ
nhiệm lớp” mới nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, trình độ từng đối tượng học
sinh trong lớp để có hướng giảng dạy và giáo dục đạt kết quả phù hợp với yêu cầu
đổi mới của đất nước, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Vì thế, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn.
* Thuận lợi:
- Giáo viên nhiều năm liền giảng dạy và chủ nhiêm nên có kinh nghiệm trong
việc giảng dạy và chủ nhiệm. Nhận thức được giáo dục học sinh Tiểu Học phát
triển toàn diện là việc làm cần thiết.Giáo viên chủ nhiệm nhà gần trường an tâm ổn
định công tác trên địa bàn.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu và công đoàn nhà trường, lãnh đạo địa
phương, của đồng chí và đồng nghiệp.
* Khó khăn: Các em học sinh trông lớp đều là dân tộc Vân Kiều Phụ huynh
chưa quan tâm đến việc học của các em nên đồ dùng học tập còn thiếu thốn, các em
chưa có ý thức học tậo, rèn luyện tu dưỡng đạo đức nên giáo viên phải tốn nhiều
công sức để dạy bảo các em.
- Nhà ở các xa trường nên rất vất vả trong công việc.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo chúng ta cần phải đề ra những biện
pháp là “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
2.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm nắm bắt thực trạng chất lượng dạy và
học, phân tích nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng dạy và học. Đồng thời
tìm ra những biện pháp thích hợp để thực hịên tốt công tác dạy và học, nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất.
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu: học sinh lớp 5A trường tiểu học Hướng Phùng
2.4 Đối tượng khảo sát –thực nghiệm
Học sinh lớp 5A trường tiểu học Hướng Phùng
Trang 2
Có vận dụng những kiến thức thực tế trong thời gian công tác của bản thân,
kiến thức giáo dục phổ thông trên báo chí, tập san, các phương tiện thông tin đại
chúng, theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục
và đào tạo.
2.5. Phương pháp nghiên cứu:
Đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế học sinh trong lớp về đặc điểm tâm sinh
lý học sinh, độ tuổi, học sinh năng khiếu, học sinh cá biệt. Tìm hiểu về kinh tế gia
đình học sinh phối hợp chặt chẽ công tác kết hợp giũa gia đình nhà trường và xã
hội để có biện pháp giáo dục cho từng em.
Điều tra kết quả học tập ở những năm học ở những năm học trước phân thành
nhóm các đối tượng học sinh . Ở mỗi nhóm đối tượng học sinh giáo viên điều gần
gũi trò chuyện để biết được những mặt hạn chế hay yếu tố năng động ở từng học
sinh. Từ đó, định hướng cho các em cách học tập và rèn luyện có khoa học đem lại
chất lượng cao. Qua đó người giáo viên có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác
chủ nhiệm lớp.
2.6.Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu:Năm học 2015-2016.Thời gian bắt đầu là tháng 8 năm
2015.Thời gian kết thúc là tháng 5 năm 2016
3.Nội dung:
3.1. Thực trạng:
* Về phía giáo viên:
- Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chưa chú ý
phân loại các đối tượng.
- Trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên chưa quan tâm đến điều kiện gia
đình của từng em.
Trang 3
- Chưa đầu tư vào việc soạn giảng ít gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội
chưa được chú trọng đúng mức nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng
cao chất lượng học tập.
* Về phía học sinh
- Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm
học.
- Chưa năm được phương pháp học tập và mất căn bản kiến thức ở lớp dưới.
- Điều kiện học tập như: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập, góc học tập ở
nhà….
- Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng
cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
- Do bị chi phối việc học thêm và thời gian dành cho các em tự học ở nhà quá
ít nên không đảm bảo việc hoàn thành các bài tập, bài học ở lớp.
Bên cạnh đó các trò chơi vô bổ như: bi da, điện tử…cũng như những phim
ảnh không lành mạnh, đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học
tập của các em.
- .Lớp có số lượng học sinh đông 30 em.Số lượng các em không tập trung mà
rải rác ra các thôn,khoảng cách giữa các thôn lại xa nhau.Cụ thể được phân ra
như sau:
+ Thôn Doa Nhỗi: 6 em
+ Thôn Xa Ry: 10 em
+ Thôn Doa Cũ: 3 em
+ Thôn Bụt Việt: 11 em
Trang 4
-Chất lượng học sinh trong lớp không đồng đều.Đối tượng học sinh là dân tộc
Vân Kiều có rất nhiều gia đình điều kiện kinh tế khó khăn,vất vả nên chưa
chăm lo đến việc học tập của các em
Cụ thể:
- Học sinh tiếp thu khá tốt,chữ viết đẹp,hăng say phát biểu xây dựng bài cần
chú trọng bồi dưỡng chiếm số lượng rất ít như: Hà, Thảo Hinh, Hoa
- Học sinh tiếp thu còn chậm chữ viết còn cẩu thả giáo viên cần quan tâm
nhiều
trong
việc
rèn
đọc,
viết
và
làm
toán:Dũng,Thành,Giáp,Khên,
mới
biết
đọc
,Lước,Ví,Tình,Liễu,Mãi,Cười…
-Ngoài
ra
còn
nhiều
em
và
đang
đánh
vần
như:Xúc,Dương,Lước,Kiệt,Thiếu…
-Một
số
em
học
yếu
và
hay
nghĩ
học:Ví,Ra,Khên,Kiệt,Dũng,Giáp,Lước,Thiếu,Mãi…
Với những đặc điểm tình hình của lớp như vậy, tôi có những giải pháp sau.
3.2. Giải pháp:
Ngoài những mội quy quy định của trường, ngành thì tôi thực hiện một số
bước như sau:
Sau khi khảo sát điều tra phân loại từng đối tượng học sinh, thông qua cuộc
họp phụ huynh đầu năm. Tôi đã trực tiếp trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng
học sinh và đồng thời nhân được những thông tin từ phía phụ huynh.Nhận thông tin
bàn giao bằng văn bản và bằng trao đổi miệng từ giáo viên chủ nhiệm củ. Từ đó kịp
thời có những kế hoạch cụ thể để tập trung cho từng học sinh.
* Đối với học sinh - Học sinh tiếp thu còn chậm chữ viết còn cẩu thả giáo
viên cần quan tâm nhiều trong việc rèn đọc, viết và làm toán:
Trang 5
Trước hết cần biết các em tiếp thu còn chậm. mức độ đọc - viết ra sao?
Nguyên nhân nào dẫn đến việc học tiếp thu chậm. Để giúp các em tiến bộ trong
học, tôi luôn suy nghĩ tìm ra những cách dạy, luôn học hỏi đồng nghiệp đi trước để
có những phương pháp để giúp đỡ, chỉ dẫn cho các học sinh. Bên cạnh đó, tôi
thường xuyên kiểm tra và theo dõi việc học bài và làm bài tập nhà của học
sinh.Thường xuyên khen ngợi các em khi các em có tiến bộ.
* Đối với học sinh tiếp khá thu tốt:
Đối với những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu
hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn nhất là Toán và Tiếng Việt làm cho các em
không nhàm chán và hứng thú học tập.
* Đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn:
Tôi luôn quan tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như phát
động phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng phụ
huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho com em học
tập.
* Đối với học sinh nghịch ngợm trong lớp:
Việc giúp các đối tượng này, chấp hành tốt nội quy của lớp đòi hỏi phải tốn
nhiều thời gian. Đối với những học sinh này, tôi luôn tạo sự gần gũi thân thiện,
luôn phát huy và khen thưởng kịp thời phát hiện những điều tốt, có tiến bộ để dần
giúp các em có những thái đội đúng đắn hơn trong học tập. Mặt khác tôi thường
xuyên liên lạc, thông báo với phụ huynh của những học sinh này để cùng theo dõi,
nhắc nhở và tạo môi trường giáo dục chặt chẽ hơn giữa nhà trường và gia đình, bên
cạnh việc quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đội ngũ công tác đắc lực nhất giúp
tôi hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp là ban cán sự lớp. Đây là lực lượng đóng
vai trò quan trọng với chất lượng học tập cũng như nề nếp lớp học
Trang 6
Hàng ngày, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em luyện viết từng bài rõ ràng.
những em viết chữ đẹp tôi yêu cầu các em luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau.
Với những học sinh vẽ đẹp, hàng tuần tôi cho các em tìm hiều chọn các đề tài,
từ đó các em hình dung và vẽ theo ý thích…
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Hằng tháng tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ sách, vở, viết, quần áo cũ
để các em có điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.
* Đối với những học sinh hay nghĩ học.
-Hằng ngày trên Giáo viên thường xuyên chú ý ,quan sát động viên những em
này.Thường xuyên tạo ra những phòng trào thi đua trong lớp gây hứng thú cho các
em,kích thích sự ham học cho các em.
Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng
các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh gỏi kèm học sinh yếu. Bên cạnh đó
còn yêu cầu học sinh cần tập trung học việc học tập của mình ở nhà.
Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại
khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học tập
của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm bớt đi
sự căng thẳng.
Hằng ngày,hằng tuần tôi thường xuyên cập nhật nhật kí chủ nhiệm để theo dỏi
tình hình học tập và mọi hoạt động của học sinh
Trên đây là những biện pháp cụ thể cần áp dụng trong giảng dạy và trong
công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng để đạt những hiều quả như mong muốn cần phối
hợp chặt chẽ, linh hoạt các biện pháp trên.
3.3.Kết quả thực hiện.
Trang 7
Với những kinh nghiệm làm tốt công tác “chủ nhiệm lớp” ở lớp 5A này tôi
đã vạch ra kế hoạch và áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, cụ thể năm
2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A, là một lớp có số
lương học đông.Nhưng với những biện pháp trên và bản tôi thân còn luôn quan tâm
đến việc dạy và học nên kết quả như sau:
Với tình hình cuối năm thì các em có nhiều tiến bộ trong học tập cũng như
các hoạt động.Các em tự giác hơn trong học tập có nhiều cách làm bài sáng tạo như
em:Hà,Thảo,Hoa,Hinh,Luyện…Một số em đầu năm viết ,đọc còn chậm thì cuối
năm các em có tiến bộ như em:Kiệt,Xúc,Ra,Thiếu,Lước…
-Đạt giải nhất giao lưu tiếng Việt cấp trường
-Đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường.
Đạt giải khuyến khích trong phong trào trang hoàng lớp.
-Có 1 em thi giải thưởng mĩ thuật cấp huyện
-Có 2 em thi hội khỏe phù đổng cấp huyện
-Trong các tiết sinh đổi mới chào cờ cũng như các phòng trào hoạt đông của
Đội,nhà trường đều được đánh giá cao
4 Kiến nghị- kết luận
Để thực hiện tốt đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ” người giáo viên cần
phải:
Có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình sẵn
sàng tất vả vì học sinh thân yêu.
- Nắm vững tâm sinh lý học sinh
- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và xã hội.
- Lập kế hoạch bài học rõ ràng, phù hợp với những đối tượng học sinh.
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý,
sử dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng.
Trang 8
- Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt
động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ.
- Giáo viên cần chấp hành và tuân thủ mọi điều hành giúp đỡ của ban giám
hiệu nhà trường, ngành Giáo dục.
Việc làm tốt công tác chỉ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học là vấn đề hết sức quan
trọng, giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện về:
đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở các lớp trên. Vì
vậy người giáo viên phải có cách nhìn nhận mới, truyền thụ kiến thức cho học sinh
một cách chính xác, có hệ thống, có chọn lọc, để thế hệ trẻ trở thành chủ nhân
tương lai của đất nước.
Là người giáo viên Tiểu học ai cũng có một tấm lòng yêu nghề mến trẻ và
mong học sinh của mình trở thàng con ngoan trò giỏi . Muốn đạt được đều đó cần
phải áp dụng đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ”.
Trên đây là những ý kiến riêng của bản thân tôi, lần đầu tiên viết lên những
suy nghĩ của mình để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học.
Rất mong sự đóng góp giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để
cho công tác giáo dục ngày một phát triển.Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hướng Phùng , ngày 28 tháng 3 năm2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Đoàn Thị Kim Liên
Trang 9
MỤC LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Tên đề tài…………………………………………………………….Trang 1
2. Lời mở đầu…………………………………………………………..Trang 1
2.1.Lí do………………………………………………………………..Trang 1
2.1.1Cơ sở lí luận
………………….. ……………………………… Trang 1
2.1.2 Cơ sở thực tiễn…………………………………………………...Trang 2
2.2.Mục đích nghiên cứu……………………………………………….Trang 2
2.3.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………Trang 3
2.4.Đối tượng khảo sát- nghiên cứu………………………................... Trang 3
2.5.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...Trang 3
Trang 10
2.6.Phạm vi nghiên cứu………………………………………..............Trang 3
3.Nội dung………………………………………………......................Trang 3
3.1.Thực trạng……………………………………………….................Trang 3
3.2.Giải pháp……………………………………………......................Trang 6
3.3.Kết quả thực hiện……………………………………………….....Trang 8
4.Kiến nghị-kết luận……………………………………………….......Trang 9
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1. Khái niệm liên quan………………………………………………..
2. Cơ sở lý luận……………………………………………………….
Trang 11
3. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………..
CHƯƠNG II
I. NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Nguyên nhân………………………………………………………
2. Thực trạng ………………………………………………………..
3. Giải pháp…………………………………………………………..
II. KẾT LUẬN ……………………………………………………….
Trang 12
Trang 13