Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê của các hộ trên địa bàn xã dun, huyện chư sê, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.68 KB, 84 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Bình quân

2. BQC

: Bình quân chung

3. ĐVT

: Đơn vị tính

4. LĐ

: Lao động

5. SL

: Số lượng

6. TLSX

: Tư liệu sản xuất

7. SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

8. UBND

: Ủy ban nhân dân


tế
H

uế

1. BQ

: Hợp tác xã

11. KTCB

: Kiến thiết cơ bản

12. TKKD

: Thời kỳ kinh doanh

13. TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Đ
ại

họ

cK

in


10. HTX

ng
ườ
Tr

h

9. NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


MỤC LỤC
PHẦN I – MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................2

uế

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................4

tế
H

PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................5
1.1.1. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................5

h


1.1.2.Đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê

in

...........................................................................................................................7

cK

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê ..................................12
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê...................................................15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................17

họ

1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới.........................................................17
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam .........................................................18

Đ
ại

1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Gia Lai .............................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở XÃ DUN, HUYỆN CHƯ
SÊ, TỈNH GIA LAI. ....................................................................................................25

ng

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ DUN .............................................................25
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .........................................................................25


ườ

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..............................................................................26
2.1.3. Kết cấu hạ tầng giao thông ...........................................................................28

Tr

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA XÃ ...................................................28
2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê .............................................................................28
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn ..................................................................................31

2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .....................................32
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ..........................................................32
2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của 1 ha cà phê ...................................................39


2.3.3. Tình hình tiêu thụ..........................................................................................52
2.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA HỘ ...................53
2.4.1. Tác động tích cực..........................................................................................53
2.4.2. Tác động tiêu cực..........................................................................................54

uế

2.4.3. Ảnh hưởng của quy mô đất đai.....................................................................57
2.4.4. Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV ...................................................59

tế
H

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN

TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA NÔNG HỘ .....................................................62
3.1. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................62
3.2. GIẢI PHÁP THÂM CANH CÂY CÀ PHÊ .................................................63

in

h

3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI ...........................................................................63
3.4. GIẢI PHÁP VỀ VỐN...................................................................................64

cK

3.5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT .................................................65
3.6. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ............65
3.7. GIẢI PHÁP VỀ YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG ...................................................66

họ

3.8. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.................................................66
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................68

Đ
ại

1. KẾT LUẬN ........................................................................................................68
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71

Tr


ườ

ng

PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012............. 19

uế

Bảng 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo niên vụ (từ tháng 10 – đến tháng 9)........... 21
Bảng 3: Biến động dân số và lao động của xã giai đoạn 2010 – 2012......................... 26

tế
H

Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã giai đoạn 2010 - 2012.....................................27
Bảng 5: Tình hình phát triển sản xuất cà phê của xã niên vụ 2010/2012......................30
Bảng 6: Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra...............................................................34

h

Bảng 7: Công cụ sản xuất cà phê của hộ được điều tra.................................................37

in


Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.........................................38
Bảng 9: Đầu tư hiện vật cho 1 ha cà phê thời kỳ KTCB...............................................41

cK

Bảng 10: Chi phí đầu tư cà phê cho 1 ha thời kỳ KTCB...............................................43
Bảng 11: Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê TKKD...........................................................45
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ được điều tra......................48

họ

Bảng 13: Hiệu quả đầu tư cho cả chu kỳ 30 năm từ hoạt động sản xuất cà phê ...........51
Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ

Đ
ại

điều tra ...........................................................................................................................58
Bảng 15: Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả sản xuất

Tr

ườ

ng

cà phê của các hộ điều tra..............................................................................................60


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ: Các tỉnh, khu vực trồng cà phê tại Việt Nam năm 2012.................................22

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Biểu đồ: Sản lượng cà phê Việt Nam theo tỉnh thành ...................................................23


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I – MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khí hậu nhiệt đới gió ẩm, tương đối mát mẻ và mưa nhiều là thời tiết rất đặc

uế

trưng của vùng Tây Nguyên, đây là một môi trường thuận lợi cho nhiều cây trồng có
giá trị kinh tế cao phát triển, trong đó phải kể đến cà phê, một loại cây trồng mang lại

tế
H

nguồn ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu. Được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng mãi
đến sau năm 1975 cây cà phê mới thật sự có những bước phát triển vượt bậc. Cho đến
giai đoạn hiện nay, cà phê Việt Nam không ngừng tăng nhanh về sản lượng, diện tích

h

cũng như chất lượng và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế,

in

cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của đất nước.

cK

Tây Nguyên là vùng chuyên canh tập trung có qui mô lớn về sản xuất cà phê của
Việt Nam, ngay từ những năm cuối của thập niên 90, sản lượng cà phê nhân của vùng
Tây Nguyên chiếm trên dưới 70% sản lượng của cả nước, bởi Tây Nguyên với đặc


họ

điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, là
vùng đất rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm

Đ
ại

phát triển. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở
cao nguyên và miền núi, tạo việc làm, và là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu nông
dân ở đây.

ng

Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, thị trường
cà phê cũng bị ảnh hưởng mạnh, giá cả bấp bênh, có những giai đoạn giá cà phê tuột

ườ

dốc tới mức thấp chưa từng có trong vài chục năm gần đây khiến nhiều hộ dân trông
cà phê phải chuyển sang trồng các cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, … Giá bán cà

Tr

phê thấp nên doanh thu không đủ chi phí sản xuất và người nông dân đã ngừng mua
phân bón, nước tưới và không chăm sóc cho cây cà phê. Nhiều hộ nông dân ở Tây
Nguyên đã lâm vào cảnh nghèo đói. Từ những thực tế trên, việc phân tích hiệu quả sản
xuất cà phê trên các hộ để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây
cà phê giúp người dân nâng cao thu nhập yên tâm sản xuất là rất cần thiết.


Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

1


Khóa luận tốt nghiệp

Xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai với diện tích trồng cà phê khoảng 805,92%
ha chiếm khoảng 6,72% diện tích cà phê của cả huyện. Người dân sống trên địa bàn xã
Dun phần lớn đều sồng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà nguồn thu
từ cây cà phê cũng là một trong những nguồn thu nhập cao cho người dân. Cũng như

uế

hầu hết các địa bàn khác, xã Dun cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển
cây cà phê, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu

tế
H

cầu, công tác thu hoạch bảo quản sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả

mang lại chưa cao, bên cạnh đó diễn biến thời tiết thất thường gây thiếu nước vào mùa
khô, giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao đã làm giảm năng suất, sản lượng của
các hộ. Vì vậy, một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế của xã đó là tìm

in

h


các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê.
Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Dun,

cK

huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê
của các hộ trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” để làm khoá luận tốt
nghiệp của mình.

họ

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển sản xuất cà phê của các hộ nông

Đ
ại

dân tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê của các hộ nông dân tại xã Dun,
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

ng

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà
phê trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

ườ

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Tr

3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên các hộ nông dân bắt đầu trồng cà phê năm 1995 ở hai thôn: thôn

Bình Minh, tham gia HTX cà phê Tân Nông Nguyên, và Greo Sék, không tham gia
HTX trên địa bàn xã Dun.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

2


Khóa luận tốt nghiệp

3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.2.1. Số liệu thứ cấp
Là những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiển của đề tài, thông
qua báo cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, các kết quả nghiên cứu

uế

trước đây, trong các thư viện, internet, tư liệu khoa.

tế
H

Các báo cáo của ủy ban nhân dân xã Dun, số liệu thu thập từ các bảng báo cáo


tổng kết, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch và các tài liệu liên quan của ủy ban xã và
các số liệu chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội qua ba năm 2010, 2011, 2012.
3.2.2. Số liệu sơ cấp

h

Bao gồm những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn hộ sản xuất cà phê

in

trên địa bàn xã Dun. Các thông tin này được thu thập từ phỏng vấn bằng phiếu điều tra

cK

nông hộ.

Tổng số hộ điều tra: 40 hộ, trong đó 20 hộ thuộc thôn Bình Minh, tham gia HTX

họ

cà phê và 20 hộ thuộc Greo Sék, không tham gia HTX cà phê.
3.3. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin

Đ
ại

Số liệu được xử lý bằng công cụ máy tính (phần mềm Microsoft Excel) dùng để
tính toán các chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân các dữ liệu thứ cấp. Số liệu được
thể hiện thông qua có thể dưới dạng bảng biểu.


ng

3.4. Phương pháp phân tích

ườ

3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng số bình quân để phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của xã cũng như

Tr

tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trong xã.
3.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tổng hợp, phân

tích, so sánh các số liệu và hiện tượng, khi phân tích thường sử dụng các cách phân tổ,
hệ thống các chỉ tiêu để tìm ra tính quy luật và rút ra những kết luận cần thiết.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

3


Khóa luận tốt nghiệp

3.4.3. Phương pháp so sánh
- So sánh theo thời gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh qua từng năm.
- So sánh theo không gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh giữa các
hộ trong xã.


uế

- So sánh với mức trung bình: các thông tin khi thu thập và được so sánh với mức

tế
H

trung bình chung.

Dùng phương pháp so sánh để thấy xu hướng vận động, nhịp độ hoạt động và
làm rõ thực trạng. Có hai loại so sánh đó là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

h

4.1. Đối tượng nghiên cứu

cK

4.2. Phạm vi nghiên cứu

in

Các nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

- Về không gian: Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ
tập trung phản ánh tình hình sản xuất cà phê tại hai thôn đại diện cho 2 hình thức sản

họ


xuất khác nhau: tham gia HTX và không tham gia HTX, đồng thời là hai thôn có diện
tích cà phê lớn nhất tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Tr

ườ

ng

năm 2012.

Đ
ại

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được tập hợp từ năm 2010 – 2012, số liệu sơ cấp

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Hiệu quả kinh tế

uế


Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục

tế
H

hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều

kiện nhất định. Nói cách khác, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu
trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì có lời bấy nhiêu.
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá các phương án hành động và được

h

hiểu theo nhiều góc độ khác nhau.

in

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ

cK

thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư
thêm đạt được chỉ khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa, có nghĩa là cả
yếu tố giá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông

thuật và hiệu quả phân bổ.

họ

nghiệp. Vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt đồng thời cả hiệu quả kỹ


Đ
ại

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công

ng

thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (1)

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết

ườ

quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được
kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất

Tr

lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

5



Khóa luận tốt nghiệp

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt
động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.

uế

Từ những định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản

tế
H

ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và
tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.

Xét ở phạm vi tổng quát, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế

in

h

hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả
kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là

cK


cực kỳ quan trọng.

Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo
những mục tiêu nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất

họ

lượng của những sản phẩm dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể
so sánh trực tiếp với nhau nên những chi phí, lợi ích cần được tính ra giá trị tương

kinh tế.

Đ
ại

đương. Muốn vậy phải thông qua giá cả, là nhân tố quyết định trong tính toán hiệu quả

Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối

ng

giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Vì thế, việc xác định các yếu tố
đầu vào trong đánh giá hiệu quả kinh tế là gặp phải những khó khăn bởi nhưng yếu tố

ườ

tư liệu sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất và những yếu tố phi vật chất như
chính sách môi trường, công nghệ, nó đòi hỏi phải toàn diện.

Tr


Do đó có thể nói trên bình diện xã hội, thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa

hoá trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Chỉ khi nào việc sử dụng các yếu
tố nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới đạt được
hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

6


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê
1.1.2.1. Trồng mới
+ Thời vụ trồng: Bắt đầu vào đầu mùa mưa và kết thúc trước khi bắt đầu mùa khô

uế

1,5 – 2 tháng.
+ Kỹ thuật trồng: Ngay trước khi trồng, tiến hành đào một hố nhỏ ở giữa hố trồng

tế
H

với độ sâu 30 – 35 cm và rộng hơn bầu đất để có thể điều chỉnh cho các cây trồng

được thẳng hàng. Dùng dao cắt một lát đất cách đáy bầu 1 – 2 cm để loại bỏ phần rễ
cọc bị cong ở đáy bầu, xé bầu cẩn thận để tránh làm vỡ bầu đất, đặt bầu xuống hố sao


h

cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 10 – 15 cm, lấp đất và nén chặt xung quanh bầu.

in

Trồng dặm kịp thời những cây bị chết, khi đất đủ ẩm. Việc trồng dặm phải kết

cK

thúc trước khi kết thúc mùa mưa từ 1,5 – 2 tháng.

+ Tạo bồn: Việc tạo bồn được tiến hành trước khi mùa mưa chấm dứt từ 1 – 2
tháng. Trong năm đầu, kích thước bồn rộng 1m và sâu 0,15 – 0,20 m. Các năm sau bồn

họ

được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 2,0 –
2,5 m và sâu 0,15 – 0,20 m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa sự tổn thương cho

Đ
ại

rễ cà phê. Đối với đất dốc, việc làm bồn có thể tiến hành hàng năm.
+ Ép xanh, tủ gốc: Vào cuối mùa mưa, tiến hành tủ gốc, ép xanh bằng các vật liệu
hữu cơ như rơm rạ, cây phân xanh, cây đậu đỗ, … Vật liệu tủ phải cách gốc cà phê 10

ng


– 15 cm. Hố ép xanh đào ở vị trí mép tán cà phê.

ườ

1.1.2.2. Cây che bóng và trồng xen
+ Cây che bóng lâu dài: Cây che bóng thích hợp trồng trong vườn cà phê vối có

Tr

thể dùng muồng đen với khoảng cách trồng 24 x 24 m. Cây che bóng được sản xuất
trong vườn ươm và chăm sóc khi đạt độ cao từ 25 – 35 cm mới đem trồng. Trong mùa
mưa cần tỉa bớt cành ngang. Tán cây che bóng ổn định phải cách tán cà phê tối thiểu
4m. Khi vườn cà phê đã ổn định (năm thứ 4, thứ 5 sau khi trồng) tại các vùng có điều
kiện khí hậu thích hợp và có khả năng thâm canh có thể giảm dần từ 30 – 50% số
lượng cây che bóng.
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

7


Khóa luận tốt nghiệp

+ Cây che bóng tạm thời: Sử dụng cây muồng hoa vàng gieo giữa hàng cà phê để
che bóng tạm thời và tăng cường chất hữu cơ cho vườn cà phê. Hạt cây che bóng được
gieo từ đầu mùa mưa vào giữa 2 hàng cà phê (cách 2 – 3 hàng cà phê có 1 hàng cây
che bóng) cho cà phê KTCB.

uế

+ Cây trồng xen: Một số cây lâu năm, cây ăn quả có tán thưa có thể trồng xen


tế
H

(như sầu riêng khoảng cách cây trồng thích hợp 12 – 15 m x 12 – 15 m), cây ca cao

trồng theo băng thay cây che bóng lâu dài trong vườn cà phê. Trồng xen các loại cây
đậu đỗ, lạc vào giữa 2 hàng cà phê KTCB, băng cây ngắn ngày cách hàng cà phê tối
thiểu 0,7 m. Trên đất dốc > 80, trồng cây lạc dại để chắn xói mòn, che phủ, cải tạo đất.

in

h

1.1.2.3. Chăm sóc

Đối với cà phê KTCB, phải làm sạch cỏ theo băng dọc theo hàng cà phê với

cK

chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5 – 6 lần. Đối với
cà phê TKKD, làm sạch cỏ 3 – 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Đối với đất dốc,

họ

làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích. Hàng năm vào đầu mùa khô,
phải tiến hành diệt cỏ dại xung quanh vườn cà phê để chống cháy.

Đ
ại


1.1.2.4. Bón phân

+ Phân hữu cơ: Phân chuồng ủ hoai mục được bón định kỳ 2 – 3 năm một lần với
lượng 10 – 15 kg/cây. Nếu không có phân chuồng, bón 2 – 3 kg phân hữu cơ sinh học

ng

hoặc phân vi sinh/cây/năm.

ườ

Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc

theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25 – 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân.

Tr

Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

8


Khóa luận tốt nghiệp

+ Phân hóa học
Định lượng phân bón cho 1 ha cà phê vối (kg/ha/năm)
Phân hỗn hợp


Urê

Sunphat (SA)

Lân

Kali

- Trồng mới

130

-

550

50

- Năm 2

200

100

550

- Năm 3

250


150

550

Có lượng

tế
H

KTCB

NPK

uế

Lượng phân bón thương phẩm

Năm

150

dinh dưỡng

200

tương đương

với phân đơn


TKKD
400 – 450

200 – 250

350 - 400

cK

in

(3 tấn/ha)

450 – 550

h

Đất bazan

Định lượng phân bón trên được chia làm 4 lần trong năm
- Lần 1 (giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2): Bón 100% phân SA.

họ

- Lần 2 (đầu mùa mưa): 30% phân urê, 30% phân kali, 100% phân lân.
- Lần 3 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali.

Đ
ại


- Lần 4 (trước khi hết mùa mưa 1 tháng): 30% phân urê, 40% phân kali.
- Riêng năm thứ nhất (trồng mới): toàn bộ phân lân được bón lót. Phân urê và
phân kali được chia đều và bón 2 lần trong mùa mưa.
- Trong TKKD, nếu năng suất cao hơn mức bình quân nói trên thì cần bón lượng

ng

phân tăng cường. Cứ 1 tấn cà phê nhân tăng thêm/ha cần bón thêm 150 kg urê + 100
kg lân + 120 kg kali/ha.

ườ

Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm. Phân lân rải đều trên mặt cách gốc 30 – 40

cm, không nên trộn phân lân với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón

Tr

ngay. Vào thời kỳ KTCB hoặc vườn cà phê trồng trên đất dốc phải đào rãnh để bón
phân. Ở vườn cà phê kinh doanh khép tán, phân được rải theo tán cà phê, xăm xới để
lấp phân vào đất.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

9


Khóa luận tốt nghiệp

Phân bón lá: Có thể sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng các chất trung vi

lượng như S, Mg, Zn, B cao. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá vào lúc trời mát và
không có mưa, khi đất đủ ẩm. Phun 2 – 3 lần/năm.
1.1.2.5. Tưới nước

tế
H

tưới cho cà phê hay tưới phun mưa. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn.

uế

Có thể áp dụng kỹ thuật tưới trực tiếp (tưới dí) vào gốc nơi có tạo bồn chứa nước

Thời điểm tưới lần đầu được xác định khi mầm hoa đã phát triển đầu đủ ở các đốt
ngoài cùng của cành, thông thường xảy ra sau khi kết thúc mùa mưa 2 – 2,5 tháng.
Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới

in

h

(lượng mưa 35 – 40 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).

+ Tạo hình cơ bản

cK

1.1.2.6. Tạo hình

họ


Nuôi thân: Nếu trồng 1 cây/hố phải tiến hành nuôi thêm 1 thân phụ ngay từ năm
đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Trồng 2 cây/hố không được nuôi thêm thân

Đ
ại

phụ trừ trường hợp cây bị khuyết tán.

Hãm ngọn: Lần đầu, đối với cà phê thực sinh, hãm ngọn ở độ cao 1,2 – 1,3 m.
Đối với cà phê ghép, hãm ngọn ở độ cao 1 – 1,1 m. Lần thứ 2, khi có 50 – 70% cành
cấp 1 phát sinh cành cấp 2, tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán. Mỗi thân nuôi 1

ng

chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,6 – 1,7 m.

ườ

+ Cắt tỉa cành: cà phê TKKD được cắt tỉa cành 2 lần/năm.
Lần thứ nhất: Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc là cắt bỏ các cành vô

Tr

hiệu (cành khô, bị sâu bệnh, nhỏ yếu, …) chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh
tán. Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi
cành tứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm. Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN


10


Khóa luận tốt nghiệp

Lần thứ hai: Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị
trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhiều cành
thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng.

uế

+ Cắt chồi vượt: Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm.
+ Thay thế cây kém hiệu quả: Cây sinh trưởng kém cần đào bỏ để trồng lại bằng

tế
H

cây mới. Cây sinh trưởng tốt nhưng quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt, … cưa và ghép thay thế
bằng những giống chọn lọc.
1.1.2.7. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

h

+ Rệp vảy xanh, vảy nâu, rệp sáp hại quả: Cần làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các

in

cành sát mặt đất để hạn chế sự phát tán của rệp thông qua kiến. Sau khi thu hoạch cắt tỉa

cK


cành thông thoàng, vệ sinh đồng ruộng. Phun thuốc trừ rệp nhưng chỉ phun những cây bị
rệp và phu khi mật độ rệp cao, không phun định kỳ, không phun toàn bộ diện tích.

họ

+ Mọt đục cành: Cắt bỏ các cành bị mọt tấn công, cắt phía trong lỗ đục khoảng
2 cm và đốt các cành bị mọt để ngăn chặn lây lan. Mọt đục quả: Bảo quản cà phê quả
khô hay cà phê nhân ở độ ẩm dưới 13%. Thu hoạch kịp thời quả chín vào bất kể thời

Đ
ại

điểm nào trong năm cũng như nhặt hết quả khô dưới đất, trên cây sau khi thu hoạch để
cắt đứt sự lan truyền của mọt. Phun thuốc trừ mọt, chỉ phun trên những cây có mọt và
tập trung phun vào các chùm quả.

ng

+ Bệnh vàng lá, thối rễ: Tuân thủ yêu cầu về đất đai, lựa chọn cây giống sinh

ườ

trưởng khỏe, không bị bệnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ luân canh cây trồng.
Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời, đào, đốt cây bị bệnh. Bón phân đầy đủ,

Tr

cân đối đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ, phân bón lá nhất là đối với các vườn
liên tục cho năng suất cao. Hạn chế xới xáo trong vườn cây bị bệnh để tránh làm tổn

thương bộ rễ.
+ Bệnh gỉ sắt: Sử dụng dòng cà phê kháng bệnh đã được công nhận. Ghép chồi
để thay thế các cây bị nặng. Phun thuốc phòng trừ, phải phun ướt đều các lá trên cây,
khi phun phải ngửa vòi để phun từ dưới lên. Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10% lá
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

11


Khóa luận tốt nghiệp

bị bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2 – 3 tháng), phun 2 – 3 lần, mỗi lần
cách nhau 1 tháng. Chỉ phun cho những cây bị bệnh nặng.
+ Bệnh khô cành, khô quả và thối cuống quả: Trồng cây che bóng hợp lý và
bón phân đầy đủ để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều. Cắt bỏ cành

uế

bị bệnh. Phun thuốc vào đầu mùa (sau khi có mưa 1 – 2 tháng), phun 2 – 3 lần, mỗi lần

tế
H

cách nhau 15 – 20 ngày.

+ Bệnh nấm hồng: Cắt bỏ các cành bị bệnh, nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể
dùng thuốc trừ, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

h


1.1.2.8. Thu hoạch

in

+ Kỹ thuật thu hoạch: Quả cà phê được thu hoạch bằng tay và được thực hiện làm

cK

nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây.
Không hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành. Phải ngừng

họ

thu hái trước và sau khi nở hoa 3 ngày.

+ Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch: Có tỷ lệ quả chín đạt từ 95% trở lên
(bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Đợt tận thu

Đ
ại

cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 80%.
+ Bảo quản cà phê: Cà phê quả sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời
về cơ sở chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24h. Nếu chế biến khô phơi trên sân

ng

bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt, độ dày không quán 30 cm và thường xuyên cào đảo,

ườ


phải có phương tiện che mưa.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê

Tr

1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên
1.1.3.1.1. Đất đai
Tại các vùng địa lý khác nhau thì năng suất và chất lượng cà phê cũng có sự khác

biệt tương đối rõ rệt. Sự khác biệt này có thể do thành phần đất, chất dinh dưỡng, quy
mô đất khác nhau giữa các vùng. Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể
phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám,
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

12


Khóa luận tốt nghiệp

…. Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ
bản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi
nặng (đất thịt nhẹ- sét).
1.1.3.1.2. Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ

uế

-


Mỗi loại cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong từng ngưỡng nhiệt độ

tế
H

nhất định. Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 –
26oC. Cây cà phê chè ưa nóng ẩm với nhiệt độ 24-26oC là thích hợp và nhiệt độ tới
thấp không dưới 7 oC. Cà phê mít thích hợp với nhiết độ 23-25 oC, nó nhạy cảm với
lạnh hơn là khô. Nói chung là cây cà phê cần nhiệt độ từ 20-25oC, biên độ nhiệt là 15-

h

30oC ngoại trừ cây cà phê vối có khả năng thích nghi ở nơi có biên độ nhiệt lớn hơn từ

Ánh sáng

cK

-

in

5-32oC.

Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để

-

Lượng mưa


họ

điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản.

Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm

mầm hoa.

Đ
ại

1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa

Độ ẩm không khí thích hợp với cây cà phê là từ 70% trở lên. Độ ẩm không khí

ng

càng cao càng tốt đối với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn cây cà phê ra hoa. Cây cà
phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.
Gió

ườ

-

Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây

Tr

cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê. Tốc độ gió

thích hợp là 2 - 3 m/giây trong lô trồng.
Tóm lại: Cây cà phê có những yêu cầu sinh thái riêng, đòi hỏi điều kiện về đất đai

và thời tiết khí hậu thích hợp. Khi đáp ứng được những yêu cầu này cây cà phê sẽ sinh
trưởng và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trên thế giới, ở Brazil và Colombia điều
kiện tự nhiên rất thích hợp với cây cà phê. Nếu cây cà phê được trồng ở những nơi
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

13


Khóa luận tốt nghiệp

không đáp ứng được các điều kiện trên thì cần phải khắc phục bằng các biện pháp kỹ
thuật như: tưới nước, trồng cây che bóng…Tuy nhiên thiên nhiên thường diễn biến rất
phức tạp. Thiên tai như sương muối, gió nóng…cùng với sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn
đến việc sản xuất cà phê.

uế

1.1.3.2. Nhân tố kỹ thuật sản xuất cà phê

Nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cà phê. Hiện nay,

tế
H

hàng loại những tiến bộ kỹ thuật mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất
cà phê. Những nhân tố kỹ thuật tác động lớn nhất đến sản xuất cà phê bao gồm:


+ Giống: Chất lượng giống ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quá trình sản xuất

h

cà phê. Các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các giống cây có năng suất, chất lượng

in

cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường và thích ứng được điều kiện
ngoại cảnh trên diện rộng.

cK

+ Nhân tố lao động: Ảnh hưởng mạnh nhất là của yếu tố lao động tăng 1% công
lao động tăng năng suất 2.65%, tiếp đó. Vì sản xuất cà phê đòi hỏi người sản xuất phải

họ

có được những hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý sản xuất cây công nghiệp
này. Vì vậy trình độ học vấn của chủ hộ sản suất cà phê là cơ sở để nắm bắt được
những kiến thức.

Đ
ại

+ Phân bón và thuốc BVTV: Trong các khoản chi phí mà các hộ dân phải đầu tư
cho quá trình sản xuất của mình, thí yếu tố về phân bón và thuốc BVTV là không kém
phần quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hoạch của hộ. Cách thức đầu tư và

ng


quy trình bón phân và phun thuốc BVTV cũa mỗi hộ sẽ quyết định đến năng suất từ
vườn cây đem lại. Tùy từng điều kiện đất đai, khí hậu mà liều lượng bón và phun

ườ

thuốc cho hợp lý.

Những biện pháp kỹ thuật mới có ý nghĩa rất lớn với ngành cà phê. Cây cà phê

Tr

không những cho sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, mà còn hạn chế
được những tác hại, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Chính những tiến bộ kỹ thuật
này đã hợp thành nhóm các nhân tố kỹ thuật sản xuất mà chúng ta cần quan tâm để
việc sản xuất cà phê cho hiệu quả cao nhất.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

14


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.3.3. Nhân tố kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê
Nhóm nhân tố này rất phức tạp vì nó là tổng hợp của những tác động của các vấn
đề kinh tế. Nhóm các nhân tố này cũng rất quan trọng vì nó cho có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm nhóm các nhân tố tự nhiên và nhân tố kỹ thuật. Điều kiện tự nhiên dù có

uế


thuận lợi tới đâu nhưng nếu không có các biện pháp kinh tế- tổ chức sản xuất cà phê
hợp lý thì hiệu quả đạt được cũng không cao. Các nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố

-

Quy hoạch, bố trí sản xuất cà phê

-

Chính sách kinh tế với sản xuất cà phê

-

Đầu tư xây dựng cơ bản và thâm canh

h

Thị trường, giá cả cà phê quốc tế

in

-

tế
H

khác nhau như:

Tóm lại, khi sản xuất cà phê thì mỗi nhân tố trên đều có ảnh hưởng theo chiều


cK

hướng, mức độ khác nhau nên cần phải được chú trọng kết hợp cả ba nhóm nhân tố đó
để mang lại kết quả sản xuất cao nhất.

1.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê

họ

1.1.4.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất cà phê thông
qua các chỉ tiêu phân tích: GO, TC, IC, VA, MI, LN
Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu

Đ
ại

-

được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định.

ng

GO = Q * P

ườ

Trong đó:

Q: Là khối lượng sản phẩm

P: Là giá trị đơn vị sản phẩm

Tr

- Tổng chi phí sản xuất (TC): Là toàn bộ những chi phí bằng tiền hoặc vật chất

của hộ.
- Chí phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm:

chi phí vật chất và chi phí dịch vụ (thuê, mua ngoài).

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

15


Khóa luận tốt nghiệp

- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí
trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh.
VA = GO – IC

của gia đình tham gia sản xuất.

tế
H

MI = VA – khấu hao TSCĐ – thuế

uế


- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao động

- Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi các khoản

h

chi phí lao động của gia đình và chi phí hiện vật của hộ.

cK

thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

in

- Chỉ tiêu (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra

- Chỉ tiêu (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chí phí trung gian bỏ ra
thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

họ

- Chỉ tiêu (LN/IC): Chi tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì

Đ
ại

thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận .

- Chỉ tiêu (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được

bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ng

1.1.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê qua chỉ tiêu NPV, IRR
Để đánh giá đầy đủ qui mô lãi của cả thời kì kinh tế cho cây cà phê là 30 năm

ườ

trong phân tích tài chính thường sử dụng chi tiêu thu nhập thuần, được tính chuyển về

Tr

mặt bằng hiện tại kí hiệu là NPV (Net Present Value ).
- Giá trị hiện tại thu nhập thuần (NPV) phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng

hiện tại.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

16


Khóa luận tốt nghiệp

Công thức được xác định như sau :
n

NPV  
i 0


B  C
1 r  1 r 
n

i

i

i

i

i 0

uế

Trong đó : Bi: Doanh thu năm i

tế
H

Ci: Chi phí năm i
n : Chu kỳ kinh tế của cây cà phê
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn

h

- Thời gian thu hồi vốn đầu tư (PP): Là thời gian cần thiết để có thể thu hồi lại


in

toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra.

cK

- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR): Phản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được.
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà tại đó có giá trị NPV= 0. Công thức tính:

họ

IRR  r1 

NPV1 (r2  r1 )
NPV1  NPV2

Đ
ại

Trong đó: r1 là tỷ suất hoàn vốn thấp hơn được sử dụng
r2 là tỷ suất hoàn vốn cao hơn được sử dụng

NPV2 = NPV có được khi sử dụng tỉ suất r2

ườ

ng

NPV1 = NPV có được khi sử dụng tỉ suất r1


1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Tr

1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Cách đây hàng nghìn năm, cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi ngẫu

nhiên tìm thấy ở làng Cápfa, gần thủ đô Ethiopi. Đến thế kỷ thứ 6, cây cà phê lan dần
sang các nước và châu lục khác. Nhưng không phải ngay từ đầu cà phê đã được thừa
nhận là hấp dẫn và hữu ích mặc dù cho đến ngày nay không ai còn phủ nhận công

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

17


Khóa luận tốt nghiệp

dụng và sự nổi tiếng của loại đồ uống này. Cà phê giúp con người tỉnh táo và minh
mẫn hơn trong mọi hoạt động và được coi như một món tráng miệng, một bữa ăn phụ
của nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30

uế

nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là : Bắc và Trung Mỹ, Nam
Mỹ, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương. Cũng theo thống kê của tổ chức này, tổng

tế
H


sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2011/12 ước đạt 128,5 triệu bao, giảm 4,3% so với
niên vụ trước. Trong đó sản lượng cà phê Arabica đạt 80,8 triệu bao, giảm 4,3% so với

niên vụ trước và sản lượng cà phê Robusta đạt 47,7 triệu bao, giảm 2,6% so với niên
vụ trước. Nguyên nhân là do cây cà phê Arabica của Braxin bước vào chu kỳ cho sản

in

h

lượng thấp làm sản lượng của quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này giảm
12%, góp phần làm giảm sản lượng của cả thế giới trong niên vụ này.

cK

Ngoại trừ khu vực châu Phi, nơi mà sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng 10% so với
niên vụ trước lên mức 17,8 triệu bao, sản lượng được dự báo giảm tại hầu hết các khu
vực sản xuất cà phê khác trên thế giới. Sản lượng của khu vực châu Á - Thái Bình

họ

Dương trong niên vụ 2011/12 được dự báo đạt 34,7 triệu bao, giảm nhẹ 3,7% so với
niên vụ trước. Nguyên nhân là do lượng mưa lớn đã làm giảm sản lượng cà phê của

Đ
ại

Việt Nam và Ấn Độ. Điều kiện thời tiết bất lợi cũng diễn ra tại nhiều nước thuộc khu
vực Trung Mỹ, làm sản lượng cà phê của khu vực này trong niên vụ 2011/12 giảm

6,2% so với niên vụ trước, đạt mức 18,1 triệu bao. Chỉ có sản lượng của Nicaragua và

ng

Costa Rica được kỳ vọng có sự tăng trưởng nhẹ. Tại khu vực Nam Mỹ, sản lượng niên
vụ 2011/12 được dự báo giảm 7,6% so với niên vụ trước, xuống mức 58 triệu bao. Sản

ườ

lượng tại Colombia được dự báo sẽ không thể phục hồi sau 3 năm liên tiếp do lượng
mưa quá mức, tình trạng sâu, dịch bệnh trên cây cà phê và hoạt động tái canh.

Tr

1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Theo Vicofa (Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam) Việt Nam được chia thành hai

vùng khí hậu phù hợp cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất
đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù hợp
(khoảng 600-800m) phù hợp với cà phê chè. Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

18


Khóa luận tốt nghiệp

phê vối và cà phê chè, trong đó diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích
gieo trồng.

Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện
tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk

uế

Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Cà phê chè trồng chủ
yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn, nhưng

tế
H

với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La
và Điện Biên.

Bảng 1: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012
Năng

diện tích

thiết cơ

doanh

suất

(ha)

bản (ha)

(ha)


h

Kinh

Sản lượng

(tạ/ha)

9.832

190.329

25,12

487.748

5.704

140.030

24,90

343.375

2.060

75.567

20,20


151.771

116.350

35.331

81.019

22,20

179.658

12.158

1.353

10.805

25,26

26.281

20.000

3.000

17.000

17,8


30.300

Bình Phước

14.938

3.431

11.507

19,50

19.593

BR-VT

7.071

152

6.919

19,50

13.485

phương
Đắk Lắk


200.161

2

Lâm Đồng

145.734

3

Gia Lai

77.627

4

Đắc Nông

5

Kon Tum

6

Đồng Nai

7
8

ng


Đ
ại

họ

1

(1.000 tấn)

Quảng Trị

5.050

-

5.050

15,00

5.968

10

Sơn La

6.371

2.635


3.736

16,10

6.014

Điện Biên

3.385

1.917

1.468

24,70

3.619

5.700

-

5.700

10,00

5.200

614.545


65.415

549.130

23,20

1.273.012

ườ

9

11

Tr

Kiến

cK

STT

Tổng

in

Địa

12


Các tỉnh
còn lại

Tổng

Nguồn của Sở NN & PTNT năm 2012

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

19


Khóa luận tốt nghiệp

Với sự tăng trưởng mạnh về diện tích cũng như sản lượng, chất lượng, Việt Nam
đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu trên thế giới với diện tích cà phê lên tới
xấp xỉ 615.000 ha đạt mức sản lượng trên 1.000.000 tấn (theo bộ NN & PTNT 2012).
Năm 2012 là năm thứ 5 liên tục diện tích thu hoạch cà phê của Việt Nam vượt qua

uế

mốc 500.000 ha, sản lượng vượt qua mốc 1 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu vượt qua mốc

tế
H

1 triệu tấn. Tính theo niên vụ cà phê (từ 1/10/2011 đến 30/9/2012), Bộ NN & PTNT ước
tính khối lượng xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, với kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD.

Cà phê nằm trong nhóm 12 mặt hàng đạt kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Cà phê cũng là

mặt hàng có tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước khá cao (lượng tăng 34,6%, kim ngạch

h

tăng 29,5%, cao gấp gần 1,6 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).

in

Như vậy, xuất khẩu cà phê năm 2012 của Việt Nam cả về khối lượng, cả về kim ngạch đã
đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay và lần đầu tiên đã vượt qua Brazil lên đứng đầu thế giới.

cK

Về thị trường, trong 8 tháng đầu năm, có 18 thị trường đạt mức nhập khẩu trên
10.000 tấn cà phê của Việt Nam, trong đó, có 15 thị trường đạt từ 20.000 tấn trở lên.

họ

Nhập cà phê nhiều nhất từ Việt Nam là Đức (159.500 tấn), Mỹ (141.900 tấn), Italia
(76.900 tấn), Tây Ban Nha (71.300 tấn), Nhật Bản (58.900 tấn), Bỉ (43.600 tấn),
Indonesia (41.200 tấn), Mexico (34.300 tấn), Trung Quốc (30.100 tấn), Phillipines

Đ
ại

(28.100 tấn), Pháp (24.500 tấn), Nga (23.400 tấn), Thái Lan (22.600 tấn)…
Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân, mà trước hết do diện tích thu hoạch
cà phê của nước ta tăng liên tục qua các năm: nếu năm 2000 mới đạt 477.000 ha, thì

ng


năm 2005 đạt 484.000 ha, năm 2010 đạt 512.000 ha, năm 2011 đạt 534.000 ha.
Điều kiện tự nhiên phù hợp với cây cà phê cộng với triển vọng xuất khẩu của cà

ườ

phê đã có sức hấp dẫn đối với người dân mở rộng diện tích, chuyển dịch cơ cấu giống
cà phê có giá trị cao, tích cực chăm sóc để có năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tr

Bên cạnh đó, từ 2 năm nay người trồng cà phê đã tương đối chủ động tham gia điều

tiết thị trường, không còn tình trạng khi thu hoạch rộ thì ồ ạt bán ra làm cho giá cả bị
xuống thấp; khi giá xuống thấp thì lại càng bán ra vì sợ giá xuống thấp nữa. Đồng thời,
sự cạnh tranh thu mua cà phê giữa các công ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài
bước đầu đã tạo ra thị trường có lợi cho người trồng cà phê.

Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN

20


×