Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã triệu đại huyện triệu phong tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.03 KB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
----------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

uế

Đề tài:

H

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI

tế

XÃ TRIỆU ĐẠI HUYỆN TRIỆU PHONG

Đ
ại

họ

cK

in

h

TỈNH QUẢNG TRỊ


Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Hồ Viết Mễ

PGS.TS Hoàng Hữu Hòa

K45 KTNN & PTNN

HUẾ, 5/2015


LỜI CẢM ƠN
Thành công nào cũng gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay
nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác, trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô trong Khoa
Kinh Tế & Phát Triển, trường Đại Học Kinh Tế Huế đã mang tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt

uế

thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức

H

cho chúng em được tiếp cận với các môn học kèm theo những kiến thức thực tế
mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành KTNN&PTNT để sau này


tế

góp sức mình vào sự nghiệp CNH&HĐH nông thôn theo định hướng của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay.

h

Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa đã tận tâm hướng

in

dẫn cho em. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ

cK

bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin
chân thành cảm ơn thầy.

Bài thu hoạch được thực hiện sau quá trình thực tế tại đơn vị thực tập và

họ

khi bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu thực tế trong nghiên cứu khoa học, kiến
thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nhưng nhờ có sự giúp đỡ tận tình

Đ
ại

của bà con nông dân, các anh chị cán bộ địa phương và Ban Khuyến Nông Xã

Triệu Đại, đặc biệt là các anh chị tại HTX SXNNDV Đại Hào đã tận tình chỉ
bảo.

Cho đến giờ phút này cơ bản em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu cuả

mình và đang hoàn thiện để chuẩn bị báo cáo. Em hứa sẻ cố gắng học tập,
nghiên cứu để không phụ lòng mong đợi của gia đình, thầy cô, bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!!!

Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hồ Viết Mễ


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3

uế

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3

H

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................3
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................3


tế

1.4.2. Phương pháp tổng hợp xử lý tài liệu ....................................................5

h

1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................5

in

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ HIỆU QUẢ SẢN

1.1.

cK

XUẤT RAU AN TOÀN ....................................................................................7
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN .....................7

họ

1.1.1. Khái niệm rau an toàn (RAT) ...............................................................7
1.1.2. Vai trò của sản xuất rau và rau an toàn ...............................................8

Đ
ại

1.1.3. Đặc điểm của sản xuất rau an toàn .....................................................10
1.1.4. Tiêu chuẩn rau an toàn: .......................................................................12

1.2. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế rau an toàn ...................................13
1.2.1.

Khái niệm về hiệu quả kinh tế .........................................................13

1.2.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ........................13
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn .....14
1.2.3.1. Chi phí đầu tư sản xuất rau an toàn ................................................14
1.2.3.2. Kết quả sản xuất rau an toàn ...........................................................15


1.2.3.3. Hiệu quả sản xuất rau an toàn .........................................................16
1.3. Tình hình sản xuất rau an toàn thế giới và Việt Nam. .........................17
1.3.1. Tình hình sản xuất rau an toàn thế giới .............................................17
1.3.2. Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam ......................................19
1.2.3. Tình hình sản xuất rau an toàn ở quảng Trị .....................................20
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ TRIỆU
ĐẠI, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ .................................22

uế

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................22

H

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................22
2.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................22

tế


2.1.1.2. Khí hậu - thời tiết ..............................................................................22

h

2.1.1.3. Điều kiện địa hìnhvà thổ nhưỡng .....................................................23

in

2.1.1.4. Điều kiện đất đai ................................................................................24

cK

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ......................................................................26
2.1.2.1. Dân số và lao động .............................................................................26

họ

2.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng .....................................................................28
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU CỦA XÃ TRIỆU ĐẠI ........................28

Đ
ại

2.2.1. Kết quả sản xuất nông nghiệp xã Triệu Đại năm 2014 .....................28
2.2.2. Tình hình sản xuất rau của xã Triệu Đại từ năm 2012 – 2014 ........31
2.2.3. Năng suất của một số loại rau an toàn chủ yếu ở Triệu Đại ............ 33
2.2.4. Tình hình áp dụng quy trình sản xuất rau tại Xã Triệu Đại ............34
2.2.4.1. Quy trình xen canh sản xuất rau tại Xã Triệu Đại ........................34
2.2.4.2. Tình hình áp dụng quy trình sản xuất RAT ...................................36
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CỦA CÁC

NÔNG HỘ ĐIỀU TRA ..................................................................................37
2.3.1 Điều kiện sản xuất của hộ ....................................................................37


2.3.1.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ................................................37
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra ......................................39
2.3.2 Tình hình sản xuất của các hộ điều tra ...............................................41
2.3.2.1. Kết quả sản xuất chung của các nông hộ ........................................41
2.3.2.2. Cơ cấu gieo trồng các loại rau của các hộ điều tra .........................42
2.3.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng các hộ điều tra ..............................44

uế

2.3.2.4 Tình hình đầu tư sản xuất rau của các hộ điều tra .........................46
2.3.3: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra ......................50

H

2.3.3.1. Kết quả sản xuất rau của các hộ điều tra. .......................................50

tế

2.3.3.2 Kết quả sản xuất theo từng công thức luân canh ............................52
2.3.3.3 Hiệu quả sản xuất rau của các hộ sản xuất ......................................54

h

2.3.3.4 Hiệu quả sản xuất rau theo từng công thức luân canh ...................55

in


2.3.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

cK

RAT ..................................................................................................................57
2.3.4.1. Ảnh hưởng của chi phí giống ............................................................57

họ

2.3.4.2 Ảnh hưởng của chi phí lao động .......................................................58
2.3.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến kết quả và hiệu quả

Đ
ại

sản xuất rau của các hộ điều tra thông qua hàm Cobb_Douglas. .............60
2.3.5.1. Xây dựng mô hình hồi quy ...............................................................60
2.3.5.3. Phân tích kết quả thu được khi gộp cả 2 mô hình RAT và RT .....62
2.4. Tình hình tiêu thụ rau an toàn của xã Triệu Đại .................................64
2.4.1. Giá của một số loại rau chủ yếu trên địa bàn xã Triệu Đại ..............64
2.4.2. Tình hình tiêu thụ RATcuả xa Triệu Đại........................................... 65
2.5.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN

TOÀN TẠI XÃ TRIỆU ĐẠI ..........................................................................69
2.5.1.

Kết quả sản xuất rau an toàn của xã Triệu Đại .............................69



2.5.2.

Những khó khăn, hạn chế trong quá trình sản xuất RAT ............70

2.5.3.Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất RAT ở xã Triệu Đại73
2.5.4.Nguyên nhân của những vướng mắc trong quá trình sản xuất RAT 75
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ TRIỆU ĐẠI, HUYỆN TRIỆU
PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ....................................................................... 77
3.1.

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU

Định hướng vùng sản xuất RAT Triệu Đại ....................................77

H

3.1.1.

uế

QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ...............................................................77

3.2.1. Giải pháp qui hoạch vùng sản xuất ....................................................78

tế

3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ...........................................................................79


h

3.2.3. Chính sách thị trường ..........................................................................80

in

3.2.4. Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau an toàn ......................80

cK

3.2.5. Giải pháp về vốn, đầu tư cho sản xuất rau an toàn ...........................81
3.3.6.Giải pháp về cơ chế, chính sách đối với việc phát triển rau an toàn 81
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................83

họ

1. KẾT LUẬN ...............................................................................................83
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................84

Đ
ại

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................86


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

UBND


Ủy Ban Nhân dân

RT

Rau thường

RAT

Rau an toàn

KHCN

Khoa Học Công Nghệ

KT- XH

Kinh tế - xã hội

BVTV

Bảo vệ thực vật

TB

Trung bình

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

HTX SXDVNN

Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp

tr.đ

Triệu. Đồng

H

tế

h

cK

TSCĐ

in

CLĐ

uế

NN&PTNT


Công lao động
Tài sản cố định
Giá trị gia tăng

SX

Sản xuất

BCĐ

Ban chỉ đạo

NXB

Nhà xuất bản

BQ

Bình quân

Đ
ại

họ

GTGT

BQC


Bình quân cộng


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.
Hình1: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 20002012
Hình 2.1: Sơđồ kênh tiêu thụ RAT
Hình 2.2: Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động sản
xuât rau

uế

Hình 2.3: Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiếu đất đến hoạt động sản
xuât RAT

H

Hình 2.4: Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiếu vốn đến hoạt động
sản xuất RAT

tế

Hình 2.5: Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá bán đến hoạt động sản

Đ
ại

họ

cK


in

h

xuất RAT


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Số lượng mẫu điều tra
Bảng 2.1 : Bảng thống kê sử dụng đất tự nhiên của xã Triệu Đại
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của xã Triệu Đại
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm của xã Triệu Đại
Bảng 2.4: Diện tích, doanh thu rau của xã Triệu Đại năm 2012- 2014
Bảng 2.5: Năng suất các loại rau an toàn chủ yếu của xa Triệu Đại
Bảng 2.6: Sơ đồ lịch thời vụ và các công thức luân canh cơ bản
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra

uế

Bảng 2.7: Đặc điểm lao động và nhân khẩu của hộ điều tra

H

Bảng 2.9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Bảng 2.10. Bảng cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

tế

Bảng 2.11. Cơ cấu gieo trồng một số loại rau chủ yếu ởi các hộ điều tra
Bảng 2.12: Năng suất sản lượng rau của các hộ điều tra


h

Bảng 2.13: Tình hình đầu tư các khoản chi phí sản xuất rau của các hộ điều tra

in

Bảng 2.14: Kết quả sản xuất rau của các hộ sản xuất

cK

Bảng 2.15: Kết quả sản xuất theo từng công thức luân canh của các hộ điều tra
Bảng 2.16: Hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra
Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả theo từng cong thức luân canh

họ

của các hộ điều tra

Bảng 2.18: Ảnh hưởng của chi phí giống đến kết quả và hiệu quả sản xuất
củamô hình RAT

Đ
ại

Bảng 2.19: Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất của mô
hình RAT

Bảng 2.20: Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas của mô hình trồng RAT
Bảng 2.21. Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas của mô hình trồng RAT và

RT
Bảng 2.22. Giá một số loại rau chủ yếu trên địa bàn xã Triệu Đại
Bảng 2.23:Các hình thức tiêu thụ chính của các hộ trồng rau địa phương
Bảng 2.24. So sánh hiệu quả sản xuất rau an toàn với rau thường và cây lúa tại
địa phương tính trên 1 sào
Bảng 2.25. Thống kê mức độ ảnh hưởng cuả những khó khăn, vướng mắc của
các hộ trồng RAT


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Dân gian ta có câu “ Cơm không rau như đau không thuốc” , đúng như
vậy rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con
người, rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược lý
cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Rau được sử dụng hàng
ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm bảo dinh dưỡng, tránh các vụ

uế

ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại.

H

Hơn nữa ngành sản xuất rau ở Việt Nam, tạo nhiều việc làm và thu nhập
cao cho người sản xuất so với một số cây trồng hàng năm khác. Cùng với nhu

tế

cầu tiêu dùng về các sản phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau
trong những năm vừa qua tăng lên cả về số lượng, chất lượng và vệ sinh an


h

toàn thực phẩm.

in

Xã Triệu Đại là địa phương có điều kiện khá thuận lợi để phát triển một
vùng trồng rau xanh chất lượng cao như điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới, công

cK

thức luân canh cây trồng và trình độ thâm canh của nông dân cho phép tiếp tục
mở rộng diện tích rau an toàn. Bên cạnh đó Xã Triệu Đại ở vị trí khá thuận lợi

họ

nằm trên tỉnh lộ 64, và nằm giữu 2 thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn của tỉnh là
chợ Đông Hà và chợ Quảng Trị cùng với các chợ địa phương như chợ Thuận,
chợ Mới. Nắm bắt tđược nhu cầu thị trường nông dân Xã Triệu Đại đã mạnh

Đ
ại

dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng tập trung sản xuất rau an toàn chất lượng cao
và đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, góp phần thay đổi đời sống nhân dân và
bộ mặt nông thôn xã Triệu Đại.
Chính vì lí do trên tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất rau an toàn tại

xã Triệu Đại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp

của mình.
1.

Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của các hộ điều tra
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là kết

quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó. Trong tất cả mọi ngành


nghề thì người sản xuất luôn muốn chi phí sản xuất thấp, thu lời cao và đạt lợi
nhuận tối đa.
Từ bảng 2.12 có thể thấy, năng suất RT cao hơn RAT, bình quân chung
các giá trị trung bình các loại rau của nhóm hộ RAT là 423.63kg/sào còn giá trị
trung bình các loại rau của nhóm hộ RT là 454.81 kg / sào. Nhìn chung tất cả
các loại rau cảu nhóm hộ trồng RAT đều có năng suất thấp hơn các hộ trồng
rau thường nhưng chênh lệch không đáng kể. Nguyên nhân là do đặc điểm sản
xuất RAT chỉ sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục là chủ yếu, ít sử dụng phân

uế

bón hóa học, hạn chế tối đa thuốc BVTV nên cây rau không tốt bằng rau
thường, hơn nữa đa số rau là rau ăn lá, sâu bệnh phá hoại nhiều mà không sử

H

dụng thuốc BVTV cũng là một yếu tố làm cho năng suất rau giảm đáng kể.
Bảng 2.12: Diện tích, năng suất sản lượng rau của các hộ điều tra

Năng suất


(sào)

(Kg)

Năng suất

Sản lượng

(kg)

(kg)

(kg)

383,8

456,72

-1,87

-40,79

417,6

446,83

-24,4

-101,25


0,99

174,1

172,36

-24,4

-59,89

1,1

1165,4

1281,94

52,07

-9,52

1,19

Xà lách

1,07

Ném

họ


Ớt

cK

Cải

Sản lượng

h

Diện tích

in

Loại rau

Chênh lệch với rau thường

tế

RAT

1,16

353,7

410,29

0,2


-13,91

Tần ô

1,03

331,9

341,86

-51,1

-102,42

Rau thơm

1,09

414,6

451,91

-29,07

-151,48

Rau dền

1,14


174

198,36

-6,33

7,21

Đ
ại

Ngò

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Do đặc điểm sinh học và khả năng thích ứng khác nhau nên năng suất các
loại rau cũng có sự khác nhau. Nhìn chung các loại rau đều chưa đạt được
năng suất tối đa, năng suất các loại RAT còn thấp hơn so với các loại rau trồng
theo phương pháp truyền thống,sự chênh lệch năng suất 2 loại rau này trung
bình khoảng 10,61 kg / sào.
Do cả diện tích và năng suất đều ít hơn RT nên sản lượng RAT cũng ít
hơn so vơi RT. Bình quân chung/ hộ/ năm về sản lượng RAT là 470,03 kg mức


chênh lệch khoảng 59,01 kg. Xét về từng loại rau quả thì ớt có sản lượng cao
nhất, sản lượng ớt của những hộ trồng RAT là 1281,94kg.
Như vậy xét trên cả 3 khía cạnh diện tích, năng suất, sản lượng thì RAT
đều thấp hơn RT . Tuy nhiên nếu xét về lâu dài, việc lạm dụng phân hóa học,
thuốc BVTV sẻ làm cho đất bị thoái hóa và về lâu dai sẻ giảm năng suât cây
trồng và chất lượng rau, gây nguy hại cho sức khỏe con người.

2. Hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra
2.1. Hiệu quả sản xuất rau của các hộ sản xuất

ĐVT

RAT

GO/IC

lần

23,06

VA/GO

lần

0,96

VA/IC

lần

22,06

GO/SÀO

1000đ

3321,2


VA/SÀO

1000đ

LN/SÀO

1000đ

so sánh với rau thường
+/-

%

H

Chỉ tiêu

uế

Bảng 2.16: Hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra

23,05

20,9

0,01

1,05


0,96

4,32

24,35

19,9

251,2

8,18

3195,6

3177,21

271,04

9,33

3041,69

1615,26

41,23

2,62

1594,65


cK

in

h

tế

4,32

BQC

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

họ

Qua bảng số liệu về hiệu quả sản xuất của 2 nhóm hộ ta thấy bình quân 1 đồng
chi phí trung gian tạo ra 20,9 đồng giá trị sản xuất và bình quân 1 đồng chi phí
trung gian tạo ra 19,9 đồng giá trị gia tăng và trong một đồng thu nhập thì có

Đ
ại

0.96 đồng giá trị tăng thêm, tổng thu nhập bình quân /sào là 3,1956 triệu đồng
là thu lợi nhuận 1,594 triệu đồng/sào. So sánh giữa 2 phương thức sản xuất ta
thấy chỉ tiêu này của RAT cao hơn RT. Các hộ sản xuất RAT thì GO/IC là
23.06 cao hơn RT 4.32 và VA/IC là 22.06 cao hơn RT khoảng 4.32 lần. Chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất là thu nhập bình quân trên sào
GO/sào,và Lợi nhuận/sào. 2 chỉ tiêu nay của hộ sản xuất RAT như sau:GO/sào
=3,3212 triệu đồng, và LN/sào =1,61526 triệu đồng. Tóm lại hoạt động trồng

rau của các nông hộ năm 2014 đã mang lại hiệu quả khá cao, đem lại nguồn
thu nhập khá lớn cho các nông hộ, và hiệu quả sản xuất rau của các loại rau
khác nhau có sự khác nhau về hiệu quả. Qua việc đánh giá hiệu quả sản xuất


rau của cả 2 nhóm hộ trồng RAT và RT ta thấy việc lựa chọn các loại rau thích
hợp với từng loại đất, từng vụ mùa là rất quan trọng, nó có thể mang lại cho
người dân hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, các hộ cần xác định đúng mùa vụ để
trồng các loại rau thích hợp và nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất, cũng như
nâng cao thêm thu nhập và chất lượng cuộc sống .
2.2 Hiệu quả sản xuất rau theo từng công thức luân canh
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sản xuất của cây rau, ta phải đánh giá
hiệu quả sản xuất theo từng công thức luân canh. Ta vẫn dùng các chỉ tiêu

uế

GO/IC, VA/IC, VA/GO để đánh giá hiệu quả, ta sử dụng thêm chỉ tiêu lợi nhận
bình quân/sào (Pr), tổng thu nhập trên sào (GO/Sào), giá trị gia tăng trên

H

sào(VA/Sào).

Trong số 3 công thức luân canh thì công thức số 1 mang lại hiệu quả cao

tế

nhất. công thức này là sự luân canh và xen canh của các loại cây trồng theo các

h


vụ như sau: Vụ 1 trồng cây ớt xen canh cây ngò rí, Vụ 2 trồng luân canh và

in

trồng xen các cây xà lách, rau dền, rau thơm, vụ 3 trồng ném, xen canh cây
cải. Theo như bảng số liệu thì 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu lại được

cK

24.31 đồng thu nhập, và 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 23.31 đồng giá trị gia
tăng, và trong 1 đồng thu nhập cảu hộ có 0.96 đồng giá trị gia tăng. Doanh thu
từ 1 sào rau của công thức này là 3,4829 triệu đồng, giá trị gia tăng mang lại

họ

trên một sào rau là 3,33965 triệu đồng, cho lợi nhuận 1,78577 triệu đồng/sào.
Công thức luân canh thứ 2 mang lại hiệu quả đối với các hộ trồng RAT là công

Đ
ại

thức 3 với các chỉ tiêu hiệu quả có được như sau: GO/IC = 23,36,VA/IC
=22,36, VA/GO = 0.96, GO/SÀO=3,3726 triệu đồng, VA/sào=3,22823 triệu
đồng, LN/Sào= 1,6622 triệu đồng. Công thức luân canh mang lại hiệu quả thứ
3 đối với các hộ trồng RAT là công thức 2 với các chỉ tiêu hiệu quả có được
như sau: GO/IC = 21,52,VA/IC =20,52, VA/GO = 0.95, GO/SÀO=3,10684
triệu đồng, VA/sào=2,96284 triệu đồng, LN/Sào= 1,39621 triệu đồng, sự



chênh lệch về LN/sào giữa các công thức như sau: CT1-CT2 =389,32 ngìn đồng, CT2-CT3= -265,76 ngìn đồng, CT3-CT1= 123,56 ngìn đồng. Như vậy công thức luân canh 1 mang lại hiệu quả cao nhất cho bà con nông dân, nếu có điều kiện thì bà con có
thể áp dụng theo công thức này. Nhưng cũng cần chú ý đến nhu cầu của thị trường, nếu thị trường khong có nhu cầu mà sản xuất

uế

thì dẫn tới dư thừa làm tổn thất thu nhập cho nông dân.

ĐVT

RAT
CT1

CT2

CT1/CT2
CT3

+/-

lần

24,31

21,52

23,36

VA/GO

lần


0,96

0,95

0,96

VA/IC

lần

23,31

20,52

GO/SÀO

1000đ

3482,9

3106,84

VA/SÀO

1000đ

3339,65

LN/SÀO


1000đ

1785,77

%

2,79

CT2/CT3
+/-

CT3/CT1

%

+/-

%

11,48

-1,84

-8,55

-0,95

-3,91


0,01

1,04

-0,01

-1,05

0

0

22,36

2,79

11,97

-1,84

-8,97

-0,95

-4,08

3372,6

376,06


10,8

-265,76

-8,55

-110,3

-3,17

2962,48

3228,23

377,17

11,29

-265,75

-8,97

-111,42

-3,34

1396,45

1662,21


389,32

21,8

-265,76

-19,03

-123,56

-6,92

họ

cK

in

h

GO/IC

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Kết quả sản xuất rau an toàn của xã Triệu Đại

ại

2.3.


tế

Chỉ tiêu

H

Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quảtheo từng công thức luân canh RAT

Đ

Nhìn vào bảng số liệu trên thì ta cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì doanh thu thu vào của RAT thu vào 23,06 đồng, RT
thu vào 18,76 đồng và lúa chỉ thu vào 6,71 đồng


Như vậy RAT có doanh thu cao hơn so vơi RT4,32 đồng và cao hơn so với
trồng lúa là 16,35 đồng , và doanh thu bình quân trên sào của RAT là 3,3212
triệu đồng, RT là 3,070 triệu đồng, lúa là 3,43856 triệu đồng. và chỉ tiêu thể
hiện rõ nhất hiệu quả sản xuất của sản xuất đó chính là lợi nhuận bình
quân/sào, chỉ tiêu này của RAT là 1,61526 triệu đồng, của RT là 1,57403 triệu
đồng và của lúa là 1, 45794 triệu đồng.
Bảng 2.24. So sánh hiệu quả sản xuất rau an toàn với rau thường và cây
lúa tại địa phương tính trên 1 sào
RAT

RT

GO/IC

lần


23,06

18,74

VA/GO

lần

0,96

0,95

VA/IC

lần

22,06

17,74

GO/SÀO

1000đ

3321,2

3070

VA/SÀO


1000đ

3177,21

LN/SÀO

1000đ

1615,26

Lúa

so sánh

uế

ĐVT

RAT-RT

H

Chỉ tiêu

RAT-lúa

4,32

16,35


0,82

0,01

0,14

5,71

4,32

16,35

3438,56

251,2

-117,36

2906,17

2880,19

271,04

297,02

1574,03

1457,94


41,23

157,32

cK

in

h

tế

6,71

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

3. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản

họ

xuất rau của các hộ điều tra thông qua hàm Cobb_Douglas.
3.1. Xây dựng mô hình hồi quy

Đ
ại

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả
trồng rau của các hộ điều tra ta sẻ xây dựng hàm Cobb_Douglas. Mô hình có
dạng:


Y=A0X1α1. X2α2. X3α3. X4α4.eβD(1)

Trong đó:
Y: Giá trị gia tăng đạt được trên 1 sào rau(1000đ)
X1: chi phí giống (1000đ)
X2: chi phí phân bón (1000đ)
X3: chi phí lao động(ngày công)
X4: kinh nghiệm trồng rau(năm)

Ngoài các nhân tố trên thì khi gộp chung cả 2 nhóm hộ RAT và RT còn
có thêm biến giả (D)


D = 0: rau thường (có sử dụng thuốc BVTV)
D = 1: rau an toàn(không sử dụng thuốc BVTV)
A:là hằng số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài mô hình
đến năng suất rau thu được trên 1 sào.
αi: hệ số co giản, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Xi đến
năng suất rau thu được trên 1 sào rau.
β1: hệ số ảnh hưởng của biến giả định D1 đến năng suất rau thu được
trên 1 sào

uế

Logarit hóa 2 vế của (1) ta được:

LnY = lnA + α1lnX1 + α2lnX2 + α3lnX3 + α4lnX4 + βD

H


3.2 Phân tích kết quả thu được khi gộp cả 2 mô hình RAT và RT

tế

Hệ số xác định R2 trong mô hình dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng
của các biến độc lập (Xi) đến sự biến động của biến phụ thuộc (Y). Dự vào kết

h

quả ước lượng ta có R2 = 0,76619 là các biến đưa vào mô hình giải thích được

in

76,619% sự biến động của biến phụ thuộc là GTGT tính cho một sào/năm.
 β = - 0,20399 .Chứng tỏ rằng, khi tăng chi phí thuốc BVTV lên 1%sẻ

cK

làm cho giá trị gia tăng giảm 0,20399 % .
Ta có: YRAT = YRT.eβ1 (*)

họ

Thay β = -0,20399 vào (*) ta được YRAT = YRT.e-0,20399. Như vậy khi
mức đầu tư của 2 nhóm hộ trồng RAT và RT là như nhau và ở mức trung bình
của của các hộ điều tra thì GTGT/sào của RAT cao gấp e-0,20399 lần so với RT

Đ
ại


 Kiểm định F để kiểm tra mức độ tin cậy của các biến đưa vào mô hình.
Gọi: H0 : các biến đưa vào mô hình không có ý nghĩa thống kê
H1 : các biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê

Kiểm định H0 ta thấy:

Fc = 48,4989
Fα/2= 5,37075

Fc > Fα/2

Bác bỏ H0

Kết luận: sau khi kiểm định H0 : các biến đưa vào mô hình không có ý
nghĩa thống kê và H1 : các biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê thì
ta thấy Fc > Fα/2


Như vậy ta có thể bác bỏ H0, chấp nhận H1, các biến đưa vào mô hình
là có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2.21: Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas khi gộp cả RAT và RT
tStat
P-value
1,488290904
0,140923494
5,560612772
4,05656E-07
2,726744453
0,007981764
2,851011003

0,00564401
5,205165888
1,67542E-06
-2,71953049
0,008141473
(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

H

uế

hệ số
1,188554896
0,674653835
0,238343462
0,577611036
0,388970801
-0,20398838
0,766188699
0,750390638
48,4989079
5,37075E-22

tế

Các biến tự do
Hệ số tự do
Giống
Phân bón
Lao động

Kinh nghiệm
Biến giả D
R2
R điều chỉnh
Fc


4. Tình hình tiêu thụ rau an toàn của xã Triệu Đại

24,24%

18,18%

họ

Người
sản
xuất

cK

2

in

kênh phân phối chủ yếu:

h

Qua điều tra thị trường cho thấy rau an toàn xã triệu đại được tiêu thụ qua


Người bán
buôn

Đ
ại

16,67%

Người bán lẻ

18,18%

22,73%

Thương lái

Siêu thị

Hình 2.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

Người
tiêu
dùng


5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất RAT
- Cần phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển chiến lược trong các năm
tới để phát triển rau an toàn tại điạ bàn.
- Thiết lập chương trình tài trợ, hỗ trợ cho sự phát triển sản xuất rau an

toàn.
- Sử dụng các loại giống phù hợp với từng vụ sản xuất đồng thời xây
dựng quy trình canh tác hợp lý để đạt năng suất cây trồng cao nhất mà chất
lượng vẫn được đảm bảo.

uế

- Cần coi trọng việc đầu tư vốn cho việc xây dựng, mua sắm các phương
tiện cần thiết sản xuất. Đảm bảo tuân thủ tốt các yêu cầu kỹ thuật trong quá

H

trình sản xuất và kinh doanh.

tế

Kết thúc khâu sản xuất phải là sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn... đây
vừa là trách nhiệm của người sản xuất vừa là bắt đầu khâu quản lý lưu thông.

h

- Thực hiện tốt mối liên kết hợp tác với các bên liên quan. Đồng thời

in

trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong sản xuất, kinh doanh và quy
định tiêu chuẩn chất lượng rau... từ đó phát triển sản xuất, trao đổi nhằm tăng

cK


thu nhập và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Giảm thiểu các khâu trung gian không cần thiết.

họ

- Thực hiện tốt các nhóm giải pháp và tập trung vào hướng phát triển sản
xuất rau an toàn trong thời gian tới.
Hi vọng với những định hướng trên sẻ góp phần vào mục tiêu xóa đói

Đ
ại

giảm nghèo nâng cao thu nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã Triệu Đại.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dân gian ta có câu “ Cơm không rau như đau không thuốc” , đúng như
vậy rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con
người, rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược lý
cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Rau được sử dụng hàng

uế

ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực

phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm bảo dinh dưỡng, tránh các vụ

H

ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại.

tế

Hơn nữa ngành sản xuất rau ở Việt Nam, tạo nhiều việc làm và thu nhập
cao cho người sản xuất so với một số cây trồng hàng năm khác. Cùng với nhu

h

cầu tiêu dùng về các sản phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau

in

trong những năm vừa qua tăng lên cả về số lượng, chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm.

cK

Rau xanh cũng như các cây trồng khác, để có giá trị kinh tế cao, ngoài
yêu cầu về giống tốt, chủng loại đa dạng, thì kĩ thuật canh tác góp phần không

họ

nhỏ vào việc nâng cao năng suất, sản lượng rau. Người trồng rau không ngừng
cải tiến kĩ thuật canh tác, năng cao đầu tư các yếu tố đầu vào nhằm nâng cao
năng suất. Tuy nhiên hiện nay xu hướng sản xuất rau hàng hóa ngày càng tăng,


Đ
ại

chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng rau bị ô nhiễm do vi sinh vật và các hóa
chất độc hại, dư lượng kim loại nặng và thuốc BVTV… ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm đối với sản
phẩm nông sản đang được xã hội quan tâm. Sản xuất rau an toàn, bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp
hiện nay mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa
trong điều kiện Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, khuyến khích
phát triển sản xuất.
Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến thủ đô Hà Nội và
SVTH: Hồ Viết Mễ - K45KTNN & PTNT

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa

thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996, 1997, sau đó chương trình rau an toàn
được mở rộng ra một số tỉnh khác như: Vĩnh phúc, Hải Phòng, Đồng Nai…
Hiện nay, đã có trên 30 quy trình trồng rau an toàn được ban hành dễ hiểu, dễ
áp dụng. So với những năm đầu 1996 -1997 thì hiện nay chủng loại rau cao cấp
được sản xuất theo quy trình trên gia tăng như Ớt ngọt, cải bắp trái vụ, dưa
chuột bao tử, súp lơ xanh, măng tây, cà chua.
Triệu Phong là một huyện chủ yếu gồm đồng bằng ven biển, với một ít gò

đồi thấp thuộc các xã Triệu Thượng và Triệu Ái ở phía Tây, địa hình phía

uế

Đông huyện là cồn cát, đụn cát trắng. Diện tích tự nhiên của Triệu Phong là

H

354,9 km². Vốn là một huyện nông nghiệp, hiện tại toàn huyện Triệu Phong có
trên 1.790 ha đất chuyên canh rau, tập trung chủ yếu ở HTX Nại Cửu (Triệu

tế

Đông), An Lợi (Triệu Độ), Đại Hào (Triệu Đại), An Trú (Triệu Tài), Đạo Đầu
(Triệu Trung)... Nhờ ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học vào sản xuất nên nghề

h

trồng rau mang lại cho người dân nguồn thu nhập từ 50 – 80 triệu đồng/ha,

in

từng bước làm giàu cho hội viên nông dân

Xã Triệu Đại là địa phương có điều kiện khá thuận lợi để phát triển một

cK

vùng trồng rau xanh chất lượng cao như điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới, công
thức luân canh cây trồng và trình độ thâm canh của nông dân cho phép tiếp tục


họ

mở rộng diện tích rau an toàn. Bên cạnh đó Xã Triệu Đại ở vị trí khá thuận lợi
nằm trên tỉnh lộ 64, và nằm giữu 2 thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn của tỉnh là
chợ Đông Hà và chợ Quảng Trị cùng với các chợ địa phương như chợ Thuận,

Đ
ại

chợ Mới. Nắm bắt tđược nhu cầu thị trường nông dân Xã Triệu Đại đã mạnh
dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng tập trung sản xuất rau an toàn chất lượng cao
và đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, góp phần thay đổi đời sống nhân dân và
bộ mặt nông thôn xã Triệu Đại.
Chính vì lí do trên tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất rau an toàn tại
xã Triệu Đại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
* Mục tiêu chung

SVTH: Hồ Viết Mễ - K45KTNN & PTNT

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa

- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Triệu Đại Triệu Phong đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản

xuất rau an toàn tại địa phương.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiển về hiệu quả sản xuất rau an toàn;
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả sản xuất rau an toàn tại địa
phương từ 2012 – 2014;
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao

H

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

uế

hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Triệu Đại -Triệu Phong

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

tế

- Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất rau an toàn

- Đối tượng khảo sát: các hộ trồng rau an toàn và rau thường

h

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

in

Về không gian: xã Triệu Đại – huyện Triệu Phong

Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2012 -

cK

2014 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

họ

1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố bao gồm
các thông tin về tình hình sản xuất rau trên thế giới và tình hình sản xuất rau ở

Đ
ại

Việt Nam được thu thập từ các báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang
website của chính phủ và các bộ ngành.... Các số liệu phản ánh tình hình sản
xuất rau an toàn bao gồm diện tích, năng suất, sản lượng do Phòng NN&
PTNN cung cấp. Các số liệu về tình hình sử dụng đất đai, lao động, tình hình
kinh tế xã hội xã Triệu Đại được thu thập từ tài liệu do ban thống kê xã cung
cấp.
- Số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến tình hình sản
xuất, tiêu thụ rau an toàn rau thường của hộ nông dân. Phương pháp dùng để
thu thập các số liệu này là:
- Thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 80 hộ sản xuât RAT và RT
SVTH: Hồ Viết Mễ - K45KTNN & PTNT

Trang 3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa

- Hình thức điều tra: Phỏng vấn thông qua thống kê bảng hỏi
* Chọn hộ điều tra: Hộ sản xuất rau an toàn và rau thường tại xã Triệu
Đại, xã Triệu Đại
Tiêu chí chọn hộ điều tra rau:
+ Phải là những hộ trồng rau an toàn, rau thường.
+ Có diện tích trồng từ 500 m2 trở lên (1sào trung bộ)
+ Có các vụ sản xuất đa dạng các loại rau,
* Cách chọn mẫu điều tra:

uế

- Cách chọn mẫu điều tra: cách chọn hộ nông dân điều tra trên địa bàn xã

H

Triệu Đại dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Cụ thể, dựa
trên danh sách các hộ nông dân tham gia trồng RAT các hộ trồng rau thường

tế

đã được đánh số thứ tự để có thể chọn mẫu ngẫu nhiên, làm sao đảm bảo các
hộ có cơ hội được lựa chọn là bằng nhau, đủ số lượng mẫu và đảm bảo có tính

h


đại diện cho tổng thể.

Địa điểm
Đại Hòa

Đơn vị: hộ

Số hộ điều tra

Hộ trồngRAT

Hộ trồng rau thường

17

14

3

22

18

4

họ

Đại Hào

cK


in

Bảng 1: Số lượng mẫu điều tra

4

Quảng Điền

11

Đ
ại

Quảng Lượng

Hiền Lương

3

Phú Tài

18

Phan Xá

5

Tổng


80

4
6

5
3

12

6
5

50

30

* Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi hỏi phỏng vấn trực tiếp hộ
nông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng
biểu từ đó đưa ra những nhận định về mô hình sản xuất rau an toàn.
+ Đối tượng phỏng vấn:
SVTH: Hồ Viết Mễ - K45KTNN & PTNT

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa


Những hộ nông dân tham gia trồng rau an toàn, và trồng rau thường tại xã
Triệu Đại
Cán bộ địa phương (cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm HTX, trưởng thôn)
* Chọn địa điểm điều tra
- Điều tra tại xã Triệu Đại – Triệu Phong
* Phương pháp PRA
PRA là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Participatory Rural Appraisal Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách

uế

tiếp cận giao lưu và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham

H

gia điều tra, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi
của cộng đồng những kiến thức kinh nghiệm trong đời sống và điều kiện trong

tế

nông thôn để họ xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hiện tại và tương lai
Đề tài này sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn chính thức nông dân

h

trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thu thập thông tin.

in

* Tham vấn chuyên gia: Tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Cán bộ kỹ thuật viện


cK

nghiên cứu rau quả, Trung tâm Khuyến Nông, Khuyến Ngư Tỉnh và các cán bộ
chỉ đạo sản xuất nông nghiệp giàu kinh nghiệm tại địa bàn nghiên cứu... từ đó

cứu.

họ

góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên

1.4.2. Phương pháp tổng hợp xử lý tài liệu

Đ
ại

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa

tài liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu
-Việc xử lí, tính toán số liệu được tiến hành trên máy tính với phần mềm

thống kê thông dụng như Excel.
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
 Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh (thời gian, loại rau trồng…)
để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích,
phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài
liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân

SVTH: Hồ Viết Mễ - K45KTNN & PTNT


Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa

tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung
cần nghiên cứu.
 Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số
tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển
sản xuất, kinh doanh của sản xuất rau an toàn cùng với những thuận lợi
và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu
thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát
triển sản xuất rau an toàn của xã Triệu Đại trong những năm qua.

uế

 Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để

H

phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác
nhau.

tế

 Phương pháp phân tích hồi quy : sử dụng mô hình Cobb-Douglas để


Đ
ại

họ

cK

in

h

xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất.

SVTH: Hồ Viết Mễ - K45KTNN & PTNT

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.1.1. Khái niệm rau an toàn (RAT)
Khái niệm của BNN&PTNT: “ RAT là những sản phẩm rau tươi bao gồm

uế


tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính
giống của chúng, hàm lượng các hóa chất độc và mức đọ nhiễm các vi sinh vật

H

gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi
trường”. ( theo quy định của BNN&PTNT số 04/2007 QĐBNN ngày 19 tháng 1

tế

năm 2007)

Khái niệm của nông dân: người nông dân thường hiểu khái niệm RAT là

h

rau phải được phun thuốc đúng cách, người dân được tập huấn về cách trồng

in

RAT, phải có nguồn nước sạch để tưới tiêu, phải có nhà lưới, phải có nhãn

cK

mác, xuất xứ rõ ràng,.. Nhưng cũng theo một số người dân thì khó phân biệt
RAT với rau thường bằng mắt thường, chủ yếu là căn cứ vào nhãn mác và xuất
xứ rõ ràng. ( theo ý kiến của người dân được phỏng vấn)

họ


Khái niệm của người tiêu dùng: nhìn chung , một số người chưa nhận
thức được thế nào là rau an toàn, mà thường mua rau qua cảm nhận hình thức

Đ
ại

bên ngoài của rau.

Khái niệm do WHO/FAO đưa ra được nhiều nước công nhận và trong đó

có Việt Nam như sau:
- Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất. thu hoạch đúng

độ chín, chất lượng cao nhất, không có sâu bệnh, bao bì hợp vệ sinh
- Sạch, an toàn về chất lượng: Các sản phẩm rau không chứa các dư
lượng vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế bao gồm:
- Dư lượng thuốc hóa học ( thuốc sâu, thuốc trừ cỏ..)
- Số lương vi sinh vật, kí sinh trùng
- Dư lượng đạm Nitrat ( NO3)
- Dư lượng các kim loại nặng ( chì, thủy ngân, kém, đồng)
SVTH: Hồ Viết Mễ - K45KTNN & PTNT

Trang 7


×